Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (61.36 KB, 2 trang )
CHUYỆN THI CỬ NHỐ NHĂNG Ở NGHÀNH GIÁO DỤC
BẮC NINH, GIÁO VIÊN CÓ NÊN CAM CHỤI KHÔNG ?
Thưa quý giáo viên, độc giả gần xa!
Từ xưa tới nay, trong mọi thời đại phát triển của xã hội loài người, con người luôn
luôn coi tri thức là một nhân tố quan trọng quyết định sự phồn thịnh hay suy đồi của một
xã hội. Nhà bác học LÊ QUÝ ĐÔN thế kỷ 18 đã khẳng định “...phi trí bất hưng”, không
có một con người thành danh lớn hay nhỏ nào mà bất học, bất trí... Đảng, Nhà Nước và
Bác Hồ đã nhiều lần khẳng định ý nghĩa to lớn của giáo dục với sự phát triển xã hội,
ngay từ khi khai sinh nước việt nam dân chủ cộng hoà trong ngày khai trường đầu tiên
bác đã viết thư giửi các cháu học sinh: “...Non sông việt nam có trở nên tươi đẹp hay
không, dân tộc việt nam có bước tới đài vinh quang sánh vai với các cường quốc năm
châu được hay không là nhờ phần lớn công lao học tập của các cháu”. Ngày nay chính
sách đối với giáo dục vẫn luôn luôn được chú trọng và phát triển, hàng năm nhà nước ta
đã đầu tư hàng chục ngàn tỷ đồng để phát triển giáo dục đầu tư cơ sở vật chất trường lớp
học, trang bị phương tiện dạy học, đội ngũ giáo viên được học tập để nâng cao trình độ
kiến thức và chuyên môn nghiệp vụ, ưu tiên giáo dục vùng sâu, vùng xa, .....Những năm
gần đây là chống bệnh thành tích trong giáo dục, chống tiêu cực trong thi cử, xây dựng
trường học thân thiện, học sinh tích cực, năm học ứng dụng công nghệ thông tin... Tất cả
những chính sách trên của đảng và nhà nước rất phù hợp với thực tế, phù hợp với giáo
viên chúng tôi, giáo viên chúng tôi rất hoan nghênh.
Việc thi giáo viên giỏi, học sinh giỏi nhằm phát hiện nhân tài, khơi dậy phong trào
dạy tốt, học tốt, đẩy mạnh thi đua nhằm nâng cao chất lượng giáo dục một cách toàn
diện.... đây là một chủ chương hết sức đúng đắn của nghành giáo dục được giáo viên
chúng tôi nhiệt liệt hưởng ứng.
Tuy nhiên ở tỉnh Bắc Ninh chúng tôi thì đã từ nhiều năm nay đội ngũ giáo viên hết
sức bức xúc vì những cuộc thi này không còn là thi đua nữa mà nó đã trở thành ganh đua
hết sức quyết liệt và tiêu cực, nhiều giáo viên không ngại ngần bán rẻ danh dự, nhân
phẩm và đạo đức của nhà giáo để “kiếm” được “danh hiệu” đó bằng mọi giá. Họ cúi
luồn dùng vật chất để mua chuộc, moi móc đề thi trước khi cuộc thi bắt đầu. Họ vờ làm
người thân với đội ngũ “cầm cân, nảy mực”, thật rùng mình kinh tởm khi quý vị biết
rằng còn có cô lại lợi dụng thân xác của mình để làm thú vui cho “kẻ bề trên”.