Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Giáo án Tiếng Việt 2 tuần 32 bài: Tập đọc Tiếng chổi tre

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (60.76 KB, 5 trang )

Giáo án Tiếng việt lớp 2
MÔN: TẬP ĐỌC
Tiết: TIẾNG CHỔI TRE
I. Mục tiêu
1Kiến thức:
-

Đọc trơn được cả bài, đọc đúng các từ khó, dễ lẫn do ảnh hưởng của
phương ngữ.

-

Ngắt, nghỉ hơi sau dấu chấm, sau mỗi dòng, mỗi ý của thể thơ tự do.

-

Biết cách đọc vắt dòng để thể hiện ý thơ.

-

Giọng chậm rãi, nhẹ nhàng, tình cảm.

2Kỹ năng:
-

Hiểu ý nghĩa các từ mới: xao xác, lao công.

-

Hiểu ý nghĩa của bài chị lao công vất vả để giữ sạch, đẹp đường phố.


-

Chúng ta cần phải quý trọng, biết ơn chị lao công và có ý thức giữ vệ
sinh chung.

3Thái độ: Ham thích môn học.
II. Chuẩn bị
- GV: Tranh minh hoạ bài tập đọc. Bảng ghi sẵn bài thơ.
- HS: SGK.
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
1. Khởi động (1’)

Hoạt động của Trò
- Hát.

2. Bài cũ (3’) Quyển sổ liên lạc.
- Gọi 3 HS lên bảng đọc và trả lời câu
hỏi theo nội dung bài tập đọc Quyển
sổ liên lạc.
- Nhận xét, cho điểm HS.

- 3 HS lên bảng thực hiện
yêu cầu của GV. Cả lớp
theo dõi và nhận xét.


3. Bài mới
Giới thiệu: (1’)
- Treo bức tranh và hỏi: Bức tranh vẽ

ai? Họ đang làm gì?

- Bức tranh vẽ chị lao
công đang quét rác trên
đường phố.

- Trong giờ Tập đọc này, các con sẽ
được làm quen với những ngày đêm
vất vả để giữ gìn vẻ đẹp cho thành
phố qua bài thơ Tiếng chổi tre.
Phát triển các hoạt động (27’)
 Hoạt động 1: Luyện đọc
a) Đọc mẫu
- GV đọc mẫu toàn bài.

- Theo dõi GV đọc bài và
đọc thầm theo.

Giọng chậm, nhẹ nhàng, tình cảm.
Nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi
cảm.
b) Luyện phát âm
- Tổ chức cho HS luyện phát âm các
từ sau:

- HS đọc cá nhân, đọc
theo nhóm đọc đồng
thanh các từ bên…

+ MB: lắng nghe, chổi tre, xao xác, quét

rác, lặng ngắt, sạch lề…
+ MN: ve ve, lặng ngắt, như sắt, như đồng,
gió rét, đi về…
- Yêu cầu mỗi HS đọc 1 dòng thơ.
c) Luyện đọc bài theo đoạn
- Yêu cầu HS luyện ngắt giọng.

- Mỗi HS đọc 1 dòng theo
hình thức tiếp nối.
- Chú ý luyện ngắt giọng
các câu sau:
Những đêm hè/
Khi ve ve/
Đã ngủ//
Tôi lắng nghe/
Trên đường Trần Phú//


Tiếng chổi tre/
Xao xác/
Hàng me//
Tiếng chổi tre/
Đêm hè
Quét rác …//
Những đêm đông/
Khi cơn giông/
Vừa tắt//
Tôi đứng trông/
Trên đường lạnh ngắt/
Chi lao công

Như sắt
Như đồng//
Chị lao công/
Đêm đông/
Quét rác …//
- Yêu cầu HS đọc tiếp nối theo đoạn
trước lớp, GV và cả lớp theo dõi để
nhận xét.
- Chia nhóm HS và theo dõi HS đọc
theo nhóm.

d) Thi đọc
- Tổ chức cho các nhóm thi đọc đồng
thanh, đọc cá nhân.

- Tiếp nối nhau đọc các
đoạn 1, 2, 3. (Đọc 2
vòng)
- Lần lượt từng HS đọc
trước nhóm của mình,
các bạn trong nhóm
chỉnh sửa lỗi cho nhau.
- Các nhóm cử cá nhân thi
đọc cá nhân, các nhóm
thi đọc tiếp nối, đọc
đồng thanh một đoạn
trong bài.


- Nhận xét, cho điểm.

e) Cả lớp đọc đồng thanh
 Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
-

Yêu cầu 1 HS đọc toàn bài
thơ, 1 HS đọc phần chú giải.

- Đọc, theo dõi.

-

Nhà thơ nghe thấy tiếng chổi
tre vào những lúc nào?

- Vào những đêm hè rất
muộn và những đêm
đông lạnh giá.

-

Những hình ảnh nào cho em
thấy công việc của chị lao công rất
vất vả?

- Khi ve ve đã ngủ; khi
cơn giông vừa tắt, đường
lạnh ngắt.

-


Tìm những câu thơ ca ngợi
chị lao công.

- Chị lao công/ như sắt/
như đồng.

-

Như sắt, như đồng, ý tả vẻ đẹp
khoẻ khoắn, mạnh mẽ của chị lao
công.

-

Nhà thơ muốn nói với con
điều gì qua bài thơ?

- Chị lao công làm việc rất
vất vả, công việc của chị
rất có ích, chúng ta phải
biết ơn chị.
- Chúng ta phải luôn giữ
gìn vệ sinh chung.

-

Biết ơn chị lao công chúng ta
phải làm gì?

 Hoạt động 3: Học thuộc lòng

- GV cho HS học thuộc lòng từng
đoạn.
- GV xố dần chỉ để lại những chữ cái
đầu dòng thơ và yêu cầu HS đọc
thuộc lòng.
- Gọi HS đọc thuộc lòng.
- Nhận xét, cho điểm HS.
4. Củng cố – Dặn dò (3’)

- HS đọc cá nhân, nhóm,
đồng thanh, thuộc lòng
từng đoạn.
- HS học thuộc lòng.
- 5 HS đọc.


- Gọi 2 HS đọc thuộc lòng cả bài thơ.
- Em hiểu qua bài thơ tác giả muốn
nói lên điều gì?
- Nhận xét, cho điểm HS.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học thuộc lòng.
- Chuẩn bị: Bóp nát quả cam.



×