Tải bản đầy đủ (.doc) (56 trang)

BÁO CÁO RÀ SOÁT, PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ VÀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN CHUỖI GIÁ TRỊ NGÀNH HÀNG BÒ SINH SẢN Ở TỈNH TRÀ VINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (481.17 KB, 56 trang )

BÁO CÁO

RÀ SOÁT, PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ VÀ
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN
CHUỖI GIÁ TRỊ NGÀNH HÀNG BÒ SINH SẢN
Ở TỈNH TRÀ VINH

Nhóm Tư vấn:
PGsS.TSs. Nguyễn Phú Son (Tư vấn trưởng)
TSs. Huỳnh Trường Huy
Ths. Nguyễn Thị Thu An
Ths. Lê Văn Gia Nhỏ
Cn. Lê Bửu Minh Quân

Tháng 2/2016


MỤC LỤC
Danh mục bảng......................................................................................................iii
Danh mục sơ đồ và hình........................................................................................iii
1. Giới thiệu............................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................1
2.1. Mục tiêu chung.............................................................................................1
2.2. Mục tiêu cụ thể.............................................................................................2
3. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................2
3.1. Cách tiếp cận nghiên cứu..............................................................................2
3.2. Thu thập thông tin.........................................................................................3
3.2.1. Số liệu thứ cấp.......................................................................................3
3.2.2. Số liệu sơ cấp........................................................................................3
3.3. Giới thiệu vùng nghiên cứu và thực trạng chăn nuôi bò sinh sản..................5
3.3.1. Điều kiện tự nhiên.................................................................................5


3.3.2. Tài nguyên thiên nhiên..........................................................................5
3.3.3. Tình hình kinh tế...................................................................................6
3.3.4. Tình hình xã hội....................................................................................9
4. Thực trạng chăn nuôi bò......................................................................................9
4.1. Mô tả sơ đồ chuỗi giá trị.............................................................................11
4.2. Mô tả chức năng thị trường của các tác nhân tham gia chuỗi......................12
4.2.1. Người nuôi bò......................................................................................12
4.2.2. Thuơng lái/Thu gom/Trại bò................................................................15
4.3. Phân tích kinh tế chuỗi................................................................................17
4.3.1. Phân tích hiệu quả tài chính của hộ nuôi bò sinh sản...........................17
4.3.2. Phân tích giá trị gia tăng và giá trị gia tăng thuần................................18
4.3.3. Phân phối giá trị gia tăng và lợi nhuận giữa các tác nhân tham gia chuỗi
giá trị.............................................................................................................22
4.4. Thuận lợi và khó khăn của các tác nhân tham gia chuỗi giá trị...................27
4.4.1. Thuận lợi.............................................................................................27
4.4.2. Khó khăn.............................................................................................29

i


5. Đề xuất chiến lược và giải pháp nâng cấp chuỗi giá trị bò sinh sản..................33
5.1. Các chiến lược nâng cấp chuỗi giá trị.........................................................34
5.1.1. Chiến lược công kích: phát triển chăn nuôi bò sinh sản.......................34
5.1.2. Chiến lược thích nghi: phát triển vùng nguyên liệu thức ăn................34
5.1.3. Chiến lược điều chỉnh: nâng cao năng lực chăn nuôi và tiếp cận thị
trường............................................................................................................34
5.1.4. Chiến lược phòng thủ: hoàn thiện chính sách phòng chống dịch bệnh 34
5.2. Các nhóm giải pháp nâng cấp chuỗi giá trị.................................................36
5.2.1. Giải pháp nâng cao năng lực chăn nuôi và kinh doanh........................36
5.2.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả chăn nuôi...............................................37

5.2.3. Tăng cường khả năng liên kết và tiếp cận thị trường...........................37
5.2.4. Hoàn thiện chính sách phát triển ngành chăn nuôi bò..........................38
6. Kế hoạch nâng cấp chuỗi giá trị bò sinh sản......................................................39
7. Kết luận.............................................................................................................51
Tài liệu tham khảo.................................................................................................52

ii


Danh mục bảng
Bảng 1: Khung phân tích ma trận SWOT...............................................................3
Bảng 2: Kết quả sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Trà Vinh, 2013-2015.......7
Bảng 3: Số lượng đàn gia súc – gia cầm của tỉnh Trà Vinh.....................................8
Bảng 4: Tình hình chăn nuôi bò tỉnh Trà Vinh (giai đoạn 2010-2014)..................10
Bảng 5: Thông tin chung về người nuôi...............................................................13
Bảng 6: Cơ cấu giống bò sinh sản........................................................................14
Bảng 7: Chi phí sản xuất của người nuôi bò.........................................................18
Bảng 8: Giá trị gia tăng và giá trị gia tăng thuần của kênh thị trường trong tỉnh. .19
Bảng 9: Giá trị gia tăng và giá trị gia tăng thuần của kênh thị trường ngoài tỉnh..20
Bảng 10: Phân phối lợi nhuận giữa các tác nhân tham gia chuỗi giá trị bò sinh sản
.............................................................................................................................. 24
Bảng 11: Phân tích SWOT ngành hàng bò sinh sản tỉnh Trà Vinh........................35
Bảng 12: Khung kế hoạch nâng cấp chuỗi giá trị bò sinh sản tỉnh Trà Vinh.........40

Danh mục sơ đồ và hình
Sơ đồ 1: Khung phân tích CGT để xây dựng kế hoạch nâng cấp chuỗi..................2
Hình 1: Sơ đồ chuỗi giá trị bò sinh sản tỉnh Trà Vinh...........................................11
Hình 2: Biểu đồ phân phối tổng lợi nhuận CGT BSS tỉnh Trà Vinh.....................26

iii



1. Giới thiệu
Dự án Thích ứng biến đổi khí hậu vùng đĐồng bằng sông Cửu Long tại tỉnh
Trà Vinh (Dự án AMD Trà Vinh) do Quỹ Phát triển Nông nghiệp Quốc tế tài trợ
(IFAD). Mục tiêu tổng thể của dự án là xây dựng sinh kế bền vững cho người
nghèo nông thôn trong điều kiện biến đổi khí hậu. Mục tiêu cụ thể là nâng cao
năng lực thích ứng của cộng đồng để tăng cường khả năng ứng phó biến đổi khí
hậu. Đối tượng của dự án là hộ nghèo và cận nghèo, hộ do phụ nữ làm chủ và hộ
người dân tộc Khmer sẽ được ưu tiên.
Dự án có 3 hợp phần chính: Hợp phần 1 “Nâng cao kiến thức về biến đổi khí
hậu”; Hợp phần 2 “Đầu tư cho sinh kế bền vững” và Hợp phần 3 “Quản lý dự án”.
Hoạt động tư vấn này thuộc khuôn khổ của hợp phần 2. Mục tiêu của hợp phần là
nâng cấp tính bền vững và hiệu quả của các khoản đầu tư thích ứng với BĐKH.
Hợp phần này có 2 tiểu hợp phần:
- Tài chính nông thôn để cải thiện sinh kế; gồm các hoạt động: (a) thành lập
các tTổ tiết kiệm và tín dụng mới (SCG), (b) chuyển đổi các mạng lưới tín dụng
thành các tTổ chức tài chính vi mô (MFI), (c) hỗ trợ vốn cho đầu tư vào thích ứng
biến đổi khí hậu và chuỗi giá trị;
- Đầu tư thích ứng BĐKH: gồm các hoạt động (a) Xây dựng cơ sở hạ tầng
cho cộng đồng nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu, (b) Đồng tài trợ cho hoạt
động thích ứng với biến đổi khí hậu, (c) Quỹ Hợp tác Công - Tư (PPP).
Hoạt động “Rà soát, pPhân tích, Đđánh giá và xXây dựng kKế hoạch pPhát
triển cChuỗi giá trị ngành hàng bò sinh sản ở Trà Vinh” được thực hiện trong
khuôn khổ của hợp phầân 1, nhằm làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch nâng cấp
chuỗi giá trị (CGT) giúp cho các hộ chăn nuôi bò sinh sản thích ứng tốt hơn với
tác động của BĐKH.

2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung

Nghiên cứu CGT bBò sinh sản được thực hiện nhằm phát hiện các lỗ hổng
trong các khâu của CGT, từ đó đề xuất các giải pháp để nâng cấp CGT nhằm để
cải thiện thu nhập cho các tác nhân tham gia trong CGT, đặc biệt là các hộ chăn
nuôi nghèo chịu ảnh hưởng của BĐKH.

1


2.2. Mục tiêu cụ thể
˗

Mô tả sơ đồ CGT bò sinh sản và chức năng thị trường của các tác nhân
tham gia trong CGT bò sinh sản.

˗

Phân tích kinh tế CGT bò sinh sản.
˗ Phân tích thuận lợi và khó khăn của các tác nhân tham gia chuỗi.

˗

Đề xuất giải pháp và xây dựng kế hoạch nâng cấp CGT bò sinh sản ở Trà
Vinh.

3. Phương pháp nghiên cứu
3.1. Cách tiếp cận nghiên cứu
Nghiên cứu này được thực hiện dựa vào khung phân tích chuỗi giá trị bò sinh
sản được trình bày ở Sơ đồ 1.

Sơ đồ 1: Khung phân tích CGT để xây dựng kế hoạch nâng cấp chuỗi

Công cụ chính được sử dụng trong nghiên cứu này là pPhân tích ma trận
SWOT - như đã được trình bày trong Bảng 1. Phân tích ma trận SWOT được sử
dụng để đưa ra các đề xuất giải pháp nâng cấp, dựa vào sự kết hợp giữa các điểm
mạnh (S) và cơ hội (O) để hình thành nhóm giải pháp công kích (SO); giữa các
điểm mạnh (S) với thách thức (T) để hình thành nhóm giải pháp thích ứng (ST);
giữa các điểm yếu với cơ hội để hình thành nhóm giải pháp điều chỉnh (WO) và

2


giữa các điểm yếu (W) với thách thức (T) để hình thành nhóm giải pháp phòng thủ
(WT).
Bảng 1: Khung phân tích ma trận SWOT

SWOT

S: Điểm mạnh

O: Cơ hội

T: Thách thức

O1

T1

O2

T2


……….

……

Ok
SmOk : Giải pháp công kíich

Tl
SmTl: Giải pháp thích ứng

S1
S2

Tận dụng điểm mạnh để đeo Tận dụng điểm mạnh để hạn

……

đuổi cơ hội

chế những rủi ro bên ngoài có

WnOk: Giải pháp điều chỉnh

thể xảy ra
WnTl: Giải pháp phòng thủ

Sm
W: Điểm yếu
W1
W2


Tận dụng cơ hội để khắc phục Giải pháp vừa khắc phục

…….

những điểm yếu

những điểm yếu, vừa hạn chế

Wn

những rủi ro có thể xảy ra

3.2. Thu thập thông tin
3.2.1. Số liệu thứ cấp
Những thông tin thứ cấp được thu thập trong quá trình khảo sát bao gồm các
báo cáo về tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm bò sinh sản tại các huyện dự án
thuộc tỉnh Trà Vinh; những chương trình, dự án, chính sách hỗ trợ cho ngành hàng
nông nghiệp cũng như hỗ trợ cho sản phẩm bò sinh sản trên địa bàn tỉnh và những
nghiên cứu có liên quan về sản phẩm bò sinh sản từ nhiều nguồn khác.
3.2.2. Số liệu sơ cấp
3.2.2.1. Cỡ mẫu và cơ cấu mẫu
Tổng quan sát mẫu điều tra cho tất cả các tác nhân là 108 quan sát. Trong đó,
nhóm tư vấn cùng với nhóm cộng tác viên đã thực hiện phỏng vấn điều tra trực

3


tiếp 89 hộ nông dân nuôi bò sinh sản, 12 thương lái thu gom và bán giống bò sinh
sản và 7 đối tượng dẫn tinh viên dựa vào bảng câu hỏi cấu trúc được chuẩn bị

trước. Ngoài ra, nhóm tư vấn cũng đã tiến hành phỏng vấn phi chính thức một số
cán bộ địa phương trong các huyện dự án và cán bộ tại tỉnh có chuyên môn về sản
phẩm bò sinh sản này.
3.2.2.2. Phương pháp lấy mẫu
Phương pháp chọn mẫu được áp dụng ở đây khi khảo sát các tác nhân là
phương pháp chọn mẫu phi ngẫu nhiên – chọn mẫu thuận tiện, do vậy có hạn chế
về độ tin cậy của thông tin. Thu thập thông tin sơ cấp được thực hiện bởi nhóm tư
vấn và các cộng tác viên với sự hỗ trợ của các cán bộ dự án AMD cấp huyện và
cấp xã.
Những tác nhân tham gia chuỗi được chọn điều tra theo tính chất liên kết
chuỗi và xuất phát từ người nuôi bò sinh sản.
3.3. Phương pháp phân tích số liệu
Mục tiêu 1: Phương pháp thống kê mô tả được sử dụng nhằm mô tả tình hình
chăn nuôi và tiêu thụ bò sinh sản của các tác nhân tham gia chuỗi. Thống kê mô tả
là tổng hợp các phương pháp đo lường, mô tả, trình bày số liệu thô và lập bảng
phân phối tần số. Tần số là số lần xuất hiện của một quan sát. Bảng thống kê là
hình thức trình bày số liệu thống kê và thông tin đã thu thập làm cơ sở để phân tích
và kết luận.
Mục tiêu 2: Sử dụng các công cụ thống kê mô tả, tần suất xuất hiện, phân
tích chi phí lợi ích, phân tích kinh tế chuỗi.
Giá trị gia tăng (VA - Value Added): Giá trị gia tăng (GTGT) là thước đo về
giá trị được tạo ra trong nền kinh tế. Giá trị gia tăng là hiệu số giữa giá mà người
vận hành chuỗi bán được trừ đi chi phí trung gian đó là những chi phí để mua
những nguyên liệu đầu vào mà những người vận hành chuỗi ở công đoạn trước
cung cấp
Giá trị gia tăng = (Số lượng x Giá bán) – Chi phí trung gian
GTGT thuần (NVA - Net Value Added) được xác định như sau:
Giá trị gia tăng thuần = Giá trị gia tăng – chi phí tăng thêm
Trong đó:


4


Chi phí trung gian của nông dân là chi phí đầu vào (giống, phân, thuốc).; Chi
phí trung gian của các tác nhân theo sau nông dân là giá bán của tác nhân đi trước
trong sơ đồ chuỗi.
Chi phí tăng thêm là những chi phí phát sinh trong giá thành ngoài chi phí
trung gian như chi phí thuê lao động, chi phí vận chuyển, liên lạc, chi phí bán
hàng, thuế, lãi vay ngân hàng.
Mục tiêu 3: Sử dụng phân tích mô hình PEST và mô hình 5 lực lượng cạnh
tranh của Porter để xác định những điểm thuận lợi (bên trong và bên ngoài) và
những điểm khó khăn (bên trong và bên ngoài).
Mục tTiêu 4: Từ những kết quả phân tích ở ba mục tiêu trên, phương pháp
phân tích ma trận SWOT được sử dụng để xây dựng những giải pháp và kế hoạch
nâng cấp CGT.
3.3. Giới thiệu vùng nghiên cứu và thực trạng chăn nuôi bò sinh sản
3.3.1. Điều kiện tự nhiên
Tỉnh Trà Vinh nằm trong tọa độ địa lý từ 9 o31’5’’ đến 10o04’5’’ vĩ độ Bắc và
105o57’16’’ đến 106o36’04’’ kinh độ Đông. Vị trí hành chính của tỉnh Trà Vinh
như sau:
+ Phía Bắc và Tây Bắc giáp tỉnh Vĩnh Long
+ Phía Nam và Đông Nam giáp biển Đông
+ Phía Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Bến Tre
+ Phía Tây và Tây Nam giáp tỉnh Sóc Trăng.
Trà Vinh có 9 đơn vị hành chính trực thuộc bao gồm: TP. Trà Vinh, TX.
Duyên Hải và 7 huyện: Cầu Kè, Tiểu Cần, Càng Long, Trà Cú, Châu Thành, Cầu
Ngang và Duyên Hải. Diện tích tự nhiên 234.116 ha, dân số 1.028.000 người,
chiếm 5,8% diện tích và 6,0% dân số toàn vùng ĐBSCL.
3.3.2. Tài nguyên thiên nhiên
Tỉnh Trà Vinh có khoảng 24.000 ha diện tích rừng và đất rừng, chủ yếu nằm

dọc bờ biển tại các huyện Duyên Hải, Cầu Ngang và Trà Cú với các loại cây như
bần, đước, mắm, dừa nước, chà là,… đất bãi bồi có diện tích 1.138 ha. Tổng diện
tích đất 229.200 ha, trong đó đất nông nghiệp chiếm 186.170 ha, đất lâm nghiệp

5


chiếm 6.922 ha, đất chuyên dùng chỉ có 9.936 ha, còn lại là đất ở nông thôn chiếm
3.108 ha, đất ở thành thị chiếm 586 ha, đất chưa sử dụng chiếm 85 ha.
Trà Vinh có 3 nhóm đất chính trong đó đất cát giồng chiếm 6,65%, đất phù sa
chiếm 58,29% và đất phèn chiếm 24,44%. Diện tích nuôi trồng thủy sản chiếm
62.000 ha trong đó diện tích nuôi tôm sú 25.000 ha. Hiện nay sản lượng nuôi trồng
và đánh bắt thủy hải sản của tỉnh có bước phát triển, nên nhu cầu về đầu tư nhà
máy chế biến thủy hải sản xuất khẩu rất cần thiết.
Khoáng sản chủ yếu của tỉnh Trà Vinh là những loại cát dùng trong công
nghiệp và xây dựng. Trong đó, trữ lượng cát sông đạt 151.574.000 m33. Đất sSét
gạch ngói được Phân viện nghiên cứu địa chất công nhận là đạt yêu cầu dùng
trong xây dựng, phục vụ cho công nghiệp chế biến vật liệu xây dựng. Ngoài ra
trên địa bàn tỉnh còn có mMỏ nước khoáng đạt tiêu chuẩn khoáng cấp quốc gia,
nhiệt độ 38,5OC, khả năng khai thác cấp trữ lượng 211 đạt sản lượng 240
m33/ngày, cấp tài nguyên 333 đạt 19.119 m33/ngày phân bổ tại thị trấn Long Toàn,
huyện Duyên Hải.
3.3.3. Tình hình kinh tế
3.3.3.1. Tình hình sản xuất nông nghiệp
a) Trồng trọt
Sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh đã được Sở Nông nghiệp xây dựng
những kế hoạch cụ thể cho từng thời điểm nhằm tạo được những thuận lợi cơ bản
trong sản xuất, bên cạnh đó nhận thức của người nông dân cũng nâng cao cụ thể
như thực hiện đồng loạt và theo sát lịch thời vụ cũng như áp dụng tiến bộ khoa học
kỹ thuật vào sản xuất. Tuy nhiên, trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn vẫn gặp

phải những khó khăn nhất định như ảnh hưởng của biến đổi thời tiết, dịch bệnh
tiềm ẩn trên cây trồng và vật nuôi…
Mặt hàng nông sản của tỉnh bao gồm lúa, hoa màu và cây công nghiệp. Bảng
2 trình bày kết quả sản xuất nông nghiệp của tỉnh trong năm 2013, 2014 và năm
2015. Cây lúa có tổng diện tích gieo trồng 3 vụ trong năm 2013 đạt 235,5 nghìn ha
với sản lượng 1.275 nghìn tấn. Diện tích lúa trong năm 2014 và 2015 đều tăng, cụ
thể năm 2014, diện tích gieo trồng lúa là 235,9 nghìn ha với tổng sản lượng lúa
vào khoảng 1.327 nghìn tấn, tăng 4,08% so với năm 2013. Trong năm 2015, sản
lượng là 1.354 nghìn tấn, tăng 2,08% so với năm 2014.

6


Bảng 2: Kết quả sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Trà Vinh, 2013-2015
Diện tích
Tiêu chí

(nghìn
ha)

Cây
lúa
Cây
màu
Cây
công

2013
2014
2015

2013
2014
2015
2013
2014

235,5
235,9
237,0
55
55,2
14,9
15,5

Sản
lượng
(nghìn
tấn)
1.275
1.327
1.354
724
754
721
213
223

Chênh lệch

Chênh lệch


2014/2013
DT
SL (%)

2015/2014
DT
SL (%)

(%)

(%)

0,16

4,08

0,46

2,03

-

4,14

0,36

-4,38

4,03


4,69

6,45

9,87

2015
16,5
245
nghiệp
Nguồn: Báo cáo Kinh tế - Xã hội tỉnh Trà Vinh, 2013-2015.
Đối với cây hoa màu, trong năm 2014 toàn tỉnh gieo trồng 55 nghìn ha với
sản lượng là 754 nghìn tấn. Trong năm 2015 diện tích gieo trồng hoa màu là 55,2
nghìn ha, tăng 0,36% diện tích gieo trồng cả năm 2014, sản lượng đạt được 721
nghìn tấn, giảm so với năm 2014 là 4,38%.
Diện tích gieo trồng cây công nghiệp trên địa bàn tỉnh năm 2013 là 14,9
nghìn ha, mức sản lượng đạt được là 213 nghìn tấn. Trong năm 2014, diện tích
xuống giống 15,5 nghìn ha, đạt sản lượng 223 nghìn tấn, tăng 4,69% so với năm
2013. Tương tự, năm 2015 diện tích gieo trồng khoảng 16,5 nghìn ha, tăng 6,45%
so với năm 2014 và mức sản lượng đạt được 245 nghìn tấn, tăng 9,87% so với
năm trước.
b) Chăn nuôi
Số lượng đàn gia súc và gia cầm của huyện năm 2013, 2014 và năm 2015
tăng, giảm không đều. Như Bảng 3 cho thấy chỉ có đàn bò là tăng đều qua các
năm, trong khi đó đàn trâu và gia cầm thì có xu hướng giảm nhiều nhất. Nguyên
nhân là do chi phí đầu vào tăng cao nhưng giá thịt tăng giảm không ổn định, hơn
nữa ảnh hưởng của thời tiết nên các hộ chăn nuôi không mạnh dạn đầu tư phát
triển đàn. Theo bảng trên cho thấy đàn trâu giảm chủ yếu do hiện nay việc sử dụng
trâu trong sản xuất nông nghiệp rất ít, phần lớn chỉ được nông dân sử dụng để lưu

giống. Chăn nuôi gia cầm cũng giảm do thời tiết diễn biến phức tạp nắng
7


mưa thất thường đã làm cho gà bị dịch bệnh chết khá nhiều; môi trường chăn nuôi
đặc biệt là đàn vịt chạy đồng ngày càng thu hẹp; lượng thức ăn tận dụng như cua,
ốc ngày càng ít, người nuôi phải bổ sung thức ăn tổng hợp nên giá thành chăn nuôi
cao, trong khi đó giá thịt vịt hơi rẻ nên đã ảnh hưởng đến việc chăn nuôi gia cầm
trên địa bàn tỉnh. Ngược lại, đàn bò của tỉnh tăng lên do giá bò hơi tăng khá cao,
hơn nữa nông dân tận dụng bờ ao, vườn cây lâu năm trồng cỏ tạo nguồn thức ăn
để đầu tư nuôi bò vỗ béo để tăng thu nhập cho gia đình. Bên cạnh đó, có một số xã
đầu tư chăn nuôi bò cho các lao động nhàn rỗi tại địa phương. Đàn heo của tỉnh
giảm qua từng năm do chi phí đầu vào tăng cao nhất là giá thức ăn, giá bán heo
hơi lại tăng giảm thất thường làm cho người nuôi không có lãi dẫn đến những hộ
nuôi heo với qui mô lớn giảm. Vấn đề đô thị hoá mạnh cũng làm ảnh hưởng đến
tình hình chăn nuôi heo của tỉnh vì nông dân sợ ảnh hưởng đến vệ sinh môi
trường.
Bảng 3: Số lượng đàn gia súc – gia cầm của tỉnh Trà Vinh
Số lượng (nghìn con)
2013
2014
Heo
376,71
328,73

131,42
150,12
Trâu
1,33
1,13

Gia cầm
5.300,00
4.800,00
Nguồn: Báo cáo Kinh tế - Xã hội tỉnh Trà Vinh, 2013-2015
Tiêu chí

2015
342,17
176,00
0,97
4.500,00

3.3.3.2. Sản xuất công nghiệp
Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh tháng 12/2015 tăng
21,49% so với tháng trước và tăng 31,82% so với tháng cùng kỳ năm trước.
Mức tăng này chủ yếu tập trung ngành sản xuất và phân phối điên, khí đốt, nước
nóng, hơi nước và điều hòa không khí gấp 3,3 lần so với tháng trước.
Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp năm 2015 ước tính tăng 12,85% so
với năm 2014 do một số công ty có quy mô lớn đi vào sản xuất như: Công ty Cổ
phần COSINCO Cửu Long,… một số công ty mở rộng thêm ngành nghề sản xuất
và Nhà máy Nhiệt điện Duyên Hải 1 đang trong quá trình vận hành chạy thử.
Trong mức tăng chung cả năm: ngành công nghiệp khai khoáng tăng 6,2%; ngành
chế biến, chế tạo tăng 2,92%; ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt gấp gần
3,9 lần; ngành cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải tăng 3,63%.

8


3.3.4. Tình hình xã hội
3.3.4.1. Giáo dục

Tình hình xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giảng dạy và học
được quan tâm tiếp tục đầu tư, hệ thống mạng lưới trường lớp được hoàn thiện và
phát triển; trong năm học 2015-2016 có 464 trường, trong đó có 82 trường đạt
chuẩn quốc gia. Toàn tỉnh có 195.719 học sinh, tăng 3,2% so với năm học trước.
Bên cạnh cơ sở vật chất được đầu tư thì chất lượng giáo viên cũng được nâng cao.
Chất lượng giáo viên được nâng lên cả về trình độ chính trị lẫn chuyên môn, tiếp
cận nhanh với yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học.
3.3.4.2. Công tác giảm nghèo
Thực hiện tốt các chương trình dự án giảm nghèo như: chương trình giảm
nghèo nhanh và bền vững giai đoạn 2011-2015, các chương trình dự án hỗ trợ
đồng bào dân tộc vùng khó khăn. Qua điều tra, rà soát hộ nghèo và cận nghèo năm
2014, tỷ lệ hộ nghèo từ 13,96% xuống còn 10,66% riêng hộ nghèo vùng đồng bào
dân tộc Khmer chiếm 19,21% so với tổng số hộ Khmer.
Phối hợp với Bảo hiểm xã hội in và cấp 360.654 thẻ BHYT cho hộ nghèo,
người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt
khó khăn với tổng số tiền là 93 tỷ đồng.

4. Thực trạng chăn nuôi bò
Chăn nuôi giữ vai trò, vị trí quan trọng trong sản xuất nông nghiệp của Trà
Vinh. Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội tương đối thuận lợi nên đã giúp tỉnh
phát triển đàn gia súc, gia cầm đứng thứ 3 trong vùng ĐBSCL. Tuy nhiên, trong
những năm gần đây ngành chăn nuôi của tỉnh vẫn chưa phát triển mạnh, GTSX
ngành này chỉ tăng 0,46%/năm, tỷ trọng giá trị chăn nuôi trong cơ cấu ngành nông
nghiệp có chiều hướng giảm từ 15% năm 2011 xuống còn 13,14% vào năm 2014.
Bên cạnh đó, thị trường tiêu thụ bấp bênh, tình hình dịch bệnh xảy ra thường
xuyên, giá cả đầu ra không ổn định nên người chăn nuôi không mạnh dạn đầu tư
phát triển, dẫn đến đàn gia súc và gia cầm có xu hướng giảm, trong đó, đàn bò có
xu hướng giảm mạnh.
Bảng 4: Tình hình chăn nuôi bò tỉnh Trà Vinh (giai đoạn 2010-2014)
Chỉ tiêu


5 năm thực hiện QH chuyển đổi

9


2010
Quy mô
(con)
Sản
lượng
(tấn)

BQ 5
năm
20102014

Tăng BQ
20102014
(%/năm)

2011

2012

2013

2014

152.430


150.110

122.200

131.390

150.120

141.250

-0,38

7.266

7.085

7.137

6.257

6.660

6.881

-2,15

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Trà Vinh, 2014.

Bảng 4 cho thấy quy mô đàn bò tăng giảm không đều qua các năm. Năm

2010, đàn bò có quy mô là 152.430 con, các năm sau đó, quy mô đàn giảm và tăng
trở lại vào năm 2014 (150.120 con) nhưng vẫn thấp hơn quy mô đàn năm 2010.
Sản lượng bò cũng giảm qua các năm, từ 7.266 tấn năm 2010 còn 6.660 tấn năm
2014. Sự sụt giảm này xuất phát từu nhiều nguyên nhân, đã được trình bày ở phần
trên.
Nhu cầu thịt bò chất lượng cao đang ngày càng tăng mạnh do mức sống của
người dân đang dần cải thiện, do đó, từ khi Nghị quyết 09 năm 2000 của Chính
phủ được triển khai thì mỗi địa phương đều xây dựng các dự án phát triển chăn
nuôi bò với những biện pháp, chính sách cụ thể. Nhờ áp dụng những chính sách cụ
thể, chỉ trong một thời gian ngắn, đàn bò của tỉnh đã phát triển nhanh chóng, nhiều
trang trại chăn nuôi bò với quy mô vừa và lớn đã được hình thành. Việc lai tạo và
chọn giống đã nâng cao được tầm vóc và chất lượng cho bò cái nền địa phương.
Cơ cấu đàn bò giống nội khoảng 12% bò thịt, 4% bò đực, 46% bò cái; đàn bò lai
7% bò thịt, 16% bò đực và 36% bò cái.
So với chăn nuôi các loại gia súc hay vật nuôi khác, chăn nuôi bò ổn định
hơn do có thị trường tiêu thụ sản phẩm và chất lượng đàn bò luôn được cải thiện
nhờ công tác giống được quan tâm. Các chương trình gieo tinh nhân tạo hoặc cung
cấp con giống tốt đã giúp nâng cao chất lượng con giống. Sản phẩm tiêu thụ chủ
yếu thông qua hệ thống thương lái, thông thường xuất bán ngoài tỉnh chiếm
khoảng 80% tổng sản lượng xuất chuồng hàng năm.

10


4.1. Mô tả sơ đồ chuỗi giá trị
Thông qua phỏng vấn trực tiếp các tác nhân trong chuỗi giá trị ngành hàng
bò sinh sản và thông qua các buổi thảo luận trao đổi với các cán bộ phụ trách nông
nghiệp tại địa phương chuỗi giá trị của ngành hàng bò sữa được miêu tả trong
Hình 1.


Hình 1: Sơ đồ chuỗi giá trị bò sinh sản tỉnh Trà Vinh
Hình 1 trên cho thấy chuỗi giá trị sản phẩm bò sinh sản tỉnh Trà Vinh có 6
kênh phân phối chính có thể chia làm 2 nhóm như sau.
Các kênh trong tỉnh: Các kênh thị trường này chiếm đến 78% sản lượng của
chuỗi giá trị bò sinh sản của tỉnh Trà Vinh, gồm có:
Kênh 1: Hộ nuôi bò sinh sản → Hộ nuôi bò sinh sản/bò thịt trong tỉnh.
Kênh 2: Hộ nuôi bò sinh sản → Thương lái/thu gom/trại nhỏ trong tỉnh →
Hộ nuôi bò sinh sản/bò thịt trong tỉnh.
Kênh 3: Hộ nuôi bò sinh sản → Thương lái/thu gom/trại nhỏ trong tỉnh →
Thương lái/thu gom/trại lớn trong tỉnh → Hộ nuôi bò sinh sản/bò thịt trong tỉnh.

11


Các kênh ngoài tỉnh: Các kênh thị trường này chiếm đến 22% sản lượng của
chuỗi giá trị bò sinh sản của tỉnh Trà Vinh, gồm có:
Kênh 4: Hộ nuôi bò sinh sản → Thương lái/thu gom/trại nhỏ trong tỉnh →
Thương lái/thu gom/trại ngoài tỉnh.
Kênh 5: Hộ nuôi bò sinh sản → Thương lái/thu gom/trại nhỏ trong tỉnh →
Thương lái/thu gom/trại lớn trong tỉnh → Thương lái/thu gom/trại ngoài tỉnh.
Kênh 6: Hộ nuôi bò sinh sản → Thương lái/thu gom/trại lớn trong tỉnh →
Thương lái/thu gom/trại ngoài tỉnh.
Trong đó kênh 3 là kênh chính chiếm 47% sản lượng bê trong chuỗi trong đó
phải kể đến sự phân phối ngược đàn bò sinh sản, theo đó đàn bò được tập trung về
đến thương lái/thu gom/trại lớn sau đó sẽ được phân phối trở lại cho nông dân địa
phương có nhu cầu thông qua lực lượng cò/thương lái nhỏ địa phương. Kế đến là
kênh 1 chiếm 27% sản lượng, thứ ba là kênh 5 chiếm 12% sản lượng bê trong
chuỗi, kênh còn lại chiếm tỷ trọng khá thấp. Nhìn chung hầu hết 6 kênh này đều
ngắn nên khả năng tạo và phân phối giá trị gia tăng và lợi nhuận cho mỗi tác nhân
là khá cao. Mặt khác sơ đồ chuỗi trên cũng cho thấy đàn bò nền tại địa phương chủ

yếu có được do tự gầy giống hoặc buôn bán, trao đổi từ các hộ nuôi lân cận hoặc
thông qua các thuơng lái địa phương. Nếu việc này vẫn tiếp tục diễn ra trong
tương lai, về lâu dài có thể gây hiện tượng cận huyết làm suy thoái đàn bò nền tại
địa phương.
Chuỗi giá trị ngành hàng bò sinh sản được cCán bộ thú y tại xã hỗ trợ thường
xuyên về kỹ thuật chăm sóc cho các hộ nuôi. Bên cạnh đó, Chính quyền địa
phương cũng là tổ chức hỗ trợ cho tất cả các tác nhân trong chuỗi trong quá trình
sản xuất, kinh doanh. Cuối cùng, Ngân hàng Nông nghiệp hỗ trợ cho các hộ nuôi
và lực lượng thu gom về tín dụng trong quá trình chăn nuôi và mua bán.
4.2. Mô tả chức năng thị trường của các tác nhân tham gia chuỗi
4.2.1. Người nuôi bò
Thông tin chung về người nuôi bò sinh sản: Kết quả khảo sát cho thấy có
81% chủ hộ là nam và 19% chủ hộ là nữ với độ tuổi trung bình của người nuôi
chính trong gia đình là 48 tuổi (thấp nhất là 27 tuổi và cao nhất là 73 tuổi) và có
trung bình 8 năm kinh nghiệm trong việc chăn nuôi bò sinh sản (thấp nhất là 1
năm và cao nhất là 42 năm kinh nghiệm). Người nuôi bò có trình độ trung bình tập
trung ở cấp I (39 người tương đương 44% tổng số hộ khảo sát) và có 36% số
12


người nuôi được khảo sát có trình độ từ cấp II trở lên. Trung bình mỗi hộ nuôi
trong khảo sát có 3 người trong độ tuổi lao động, trong đó sẽ có 2 lao động tham
gia vào việc nuôi bò sinh sản của hộ.
Bảng 5: Thông tin chung về người nuôi
Đơn vị
tính

Số quan
sát


Nhỏ
nhất

Lớn
nhất

Trung
bình

Tuổi người nuôi chính

Năm

89

27

73

48

Kinh nghiệm của người nuôi
chính

Năm

89

1


42

8

Số nhân khẩu

Người

89

2

8

4

Số lao động

Người

89

1

7

3

Số lao động nuôi bò


Người

89

1

5

2

Chỉ tiêu

Giới tính chủ hộ
Thành phần dân tộc

Nữ

72

17

Kinh

Khmer

11

78

Nghèo


Cận nghèo

Khác

36

15

38

Hộ thuộc diện nghèo

Học vấn của chủ hộ

Nam

Mù chữ

Cấp I

Cấp II

Cấp III

Trên cấp
III

14


39

19

8

5

Bên cạnh đó việc chọn mẫu trong khảo sát, nhóm tư vấn cũng lưu ý đến việc
tiếp cận với các hộ nghèo, hộ dân tộc và hộ có chủ hộ là phụ nữ có tham gia vào
chuỗi giá trị sản phẩm bò sinh sản. Cụ thể trong 89 hộ nông dân được khảo sát có
36 hộ thuộc diện nghèo, 15 hộ thuộc diện cận nghèo; 78 trong số 89 hộ được khảo
sát là hộ người dân tộc Khmer và có 17 hộ có phụ nữ là chủ hộ.

13


Hoạt động sản xuất: Qua kết quả khảo sát cho thấy trung bình mỗi nông hộ
trong khảo sát đang nuôi 2 con bò sinh sản, với cơ cấu giống bò nuôi được trình
bày trong Bảng 6 sau.
Bảng 6: Cơ cấu giống bò sinh sản
Giống

Số trường hợp

Tỷ lệ

Không rõ

7


8

Bò ta vàng

15

17

Sind

62

70

Angus

4

4

Charolais (Pháp)

10

11

Ý

1


1

Các giống bò lai khác

1

1

Kết quả trên cho thấy trên địa bàn tỉnh đa số các hộ đều chuộng nuôi giống
bò ta lai sind với 62 trường hợp hộ có nuôi (tương đương 70% trong tổng số hộ
khảo sát); kế đến là bò ta lai Pháp với 10 trường hợp và 15 trường hợp nuôi bò cỏ
(bò ta vàng); các giống bò còn lạ ít được ưa chuộng hơn. Bên cạnh đó cũng có 7
hộ không biết rõ giống bò đang nuôi là gì, nguyên nhân chủ yếu là do trong việc
lựa chọn chỉ nhìn vóc dáng mà không để ý hoặc không quan tâm đến giống bò
trong khâu lựa chọn con giống.
Trong khảo sát cũng chỉ ra rằng có 19 hộ (tương đương 21%) tự gầy con
giống để nuôi, 59 hộ (tương đương 66%) sẽ mua con giống và 11 trường hợp là
vừa mua kết hợp với tự gầy giống. Trong đó có đến 43 trong tổng số 89 hộ (tương
đuơng 48%) là mua từ hàng xóm láng giềng hoặc người thân quen trên địa bàn ấp
hoặc xã nơi họ sinh sống, 23 hộ còn lại mua trực tiếp từ thương lái mà chủ yếu là
thương lái trong huyện. Qua đó cho thấy chất lượng con giống tại địa phương chưa
được đảm bảo, việc trao đổi buôn bán bò sinh sản trong phạm vi gần thì hiện
tượng cận huyết hoàn toàn có thể xảy ra làm suy thoái đàn bò nền tại địa phương.
Vì thế để nâng cao chất lượng đàn bò nền tại địa phương thì có thể bắt đầu từ khâu
cung cấp/đổi con giống có chất lượng cho người nuôi tại địa phương.
Về phương thức nuôi thì có đến 75% số hộ (67 hộ) nuôi nhốt hoàn toàn; 22%
số hộ (20 hộ) kết hợp 2 phương thức nuôi nhốt và chăn thả; chỉ có 3% số hộ là còn
nuôi thả lang tận dụng thức ăn tự nhiên. Bên cạnh đó, việc có đàn bò lớn cộng với
14



lượng cỏ tự nhiên bị phụ thuộc vào thời tiết thì thức ăn cho bò hiện tại chủ yếu của
nông hộ tại địa phương là cỏ và rơm. Trong đó có 89% số hộ nuôi bò sinh sản là
có diện tích trồng cỏ với mức trung bình là 0,16 ha mỗi hộ, song song đó rơm
cũng là loại thức ăn quan trọng được cho ăn độn kèm với cỏ và có đến 52% số hộ
sử dụng loại thức ăn này. Rơm có được từ nhiều nguồn khác nhau bao gồm lấy từ
ruộng nhà, mua theo hình thức rơm thô tại đồng với giá từ 100.000 đồng đến
200.000 đồng mỗi công chưa tính chi phí vận chuyển, hoặc mua theo cuộn với giá
20.000 đồng – 30.000 đồng mỗi cuộn tùy vùng (lượng rơm trung bình mỗi công
ruộng tương đương bó được 12 đến 15 cuộn rơm).
Hoạt động bán: Trung bình mỗi bê con lúc hộ bán đi vào khoảng 7 tháng
tuổi đối với bò đực và 8 tháng tuổi đối với bò cái; với giá trị trung bình của bò đực
là 12,6 triệu đồng/con và 15,4 triệu đồng/con đối với bò cái. Trong đó người nuôi
chủ yếu bán cho thương lái với 71% trường hợp (tương đương 71% sản lượng
chuỗi), 27% số hộ bán cho các hộ nuôi khác có nhu cầu (tương đương 27% sản
lượng chuỗi), còn lại rất ít người nuôi bán trực tiếp cho các trại bò lớn vào khoảng
2% (tương đương 2% sản lượng chuỗi).
4.2.2. Thưuơng lái/Thu gom/Trại bò
Thông tin chung về tác nhân thu gom: Qua kết quả khảo sát 12 thương lái
cho thấy hầu hết đều thu mua cả hai loại là bò thịt và bò sinh sản, mỗi thương lái
có thâm niên hành nghề trung bình 12,5 năm (ít nhất là 2 năm, cao nhất là 35 năm
trong nghề). Thương lái cần từ 1-2 lao động gia đình tham gia vào việc mua bán
bò, các tác nhân này có tuổi đời trung bình là 46 (nhỏ nhất là 37 tuổi và lớn nhất là
65 tuổi), các tác nhân được phỏng vấn đều có học vấn từ cấp 2 và cao nhất là lớp
12.
Hoạt động mua và bán: Trung bình mỗi tác nhân mua đi bán lại vào khoảng
351 bò sinh sản mỗi năm, trong đó người ít nhất mua đi bán lại 20 con mỗi năm
còn cao nhất là 1000 bò sinh sản mỗi năm. Về vùng hoạt động thu mua thì 100%
các tác nhân đều có nơi thu mua chính là các huyện có nuôi bò nhiều trong tỉnh

Trà Vinh (như Tiểu Cần, Trà Cú, Cầu Ngang, Duyên Hải, Châu Thành và Càng
Long). Ngoài ra, cũng có khoảng 17% số thương lái/trại có lấy nguồn bò từ các
tỉnh khác ở vùng lân cận nhằm đáp ứng cho nhu cầu về số lượng bò sinh sản của
mình. Về hình thức định giá cho bò thì có đến 92% người được phỏng vấn cho
rằng họ định giá bằng kinh nghiệm bản thân tức là dựa vào một số nhận định trực
quan như vóc dáng, màu sắc, xoáy, móng, xương… qua đó định giá cho nguyên bò

15


thay vì 8% người mua còn lại sẽ cân ký. Với cách mua này đã tạo ra cảm giác
thiếu công bằng, minh bạch đối với người bán tuy nhiên các thương lái đã lý giải
“với một con bò to khỏe cân nặng trên 300 kg thì việc trang bị một loại cân đủ để
đáp ứng là rất tốn kém, còn muốn buộc chân rồi cân như cân heo thì dường như
không thể làm được”, vì thế cách định giá này vẫn được chấp nhận từ phía người
bán. Tất cả các thương lái được phỏng vấn đều có một lực lượng cò (người giới
thiệu) rất đông đảo và rải đều ở các huyện trong tỉnh Trà Vinh, bằng chứng là khi
được hỏi thì 100% thuơng lái đều cho biết họ có mua thông qua những người giới
thiệu, ngoài ra cũng có gần 42% số trường hợp là người nông dân chủ động liên hệ
bán bò và 8% là người mua tự tìm kiếm.
Hiện tại hầu hết các thương lái đều được trang bị đủ lượng vốn cho việc làm
ăn của mình, chỉ có 25% số thưuơng lái được phỏng vấn là có vay vốn để kinh
doanh với mức vốn vay trung bình là 60 triệu đồng/người, cũng qua đó 100%
thương lái đều chi trả tiền mặt ngay sau khi chở bò từ người bán.
Tiêu chí đặt ra để lựa chọn bò sinh sản khi mua của thương lái là dựa vào
hình dáng (83% số ý kiến); dựa vào cả hình dáng và số tuổi bò (17% số ý kiến);
dựa vào loại giống (58% số ý kiến) và có 92% là chỉ mua theo kinh nghiệm của
bản thân. Một số loại giống được lưu ý đến rằng sẽ có giá cao khi mua là
Brahman, Pháp Kem, Angus Mỹ, Drough, Lai Sind và bò lai khác.
Kết quả khảo sát cũng cho thấy song song với việc lấy nguồn bò sinh sản từ

trong và ngoài tỉnh thì hoạt động bán bò của những thương lái này cũng diễn ra
theo hướng tương tự. Theo đó, có 100% thương lái trả lời phỏng vấn cho biết bò
sinh sản sẽ được bán đến các huyện có nuôi bò trong địa bàn tỉnh Trà Vinh với sản
lượng vào khoảng 51% sản lượng của chuỗi giá trị bò sinh sản. Bên cạnh đó cũng
có 58% các thương lái được phỏng vấn cho biết lượng bò sinh sản còn được bán ra
cho các thương lái/thu gom/trại ở các tỉnh lân cận (như Bến Tre, Vĩnh Long, Đồng
Tháp, Hậu Giang…) với số lượng vào khoảng 22% tổng sản lượng chuỗi giá trị bò
sinh sản của tỉnh Trà Vinh.

16


4.3. Phân tích kinh tế chuỗi
4.3.1. Phân tích hiệu quả tài chính của hộ nuôi bò sinh sản
Tổng chi phí đầu tư ban đầu của hộ nuôi bò sinh sản bao gồm khoản mục xây
dựng chuồng trại với mức trung bình vào khoảng 3,1 triệu đồng mỗi hộ (chiếm
14% tổng chi phí cần cho đầu tư ban đầu), kèm với các chi phí nuôi dưỡng trong
thời gian đầu tư ban đầu, trong đó lớn nhất phải kể đến chi phí đầu tư vào con
giống với mức trung bình vào khoảng 14,1 triệu cho mỗi bò sinh sản giống (chiếm
65% tổng chi phí cần cho đầu tư ban đầu). Thời gian đầu tư được tính toán từ lúc
mua bò giống đến lúc bò giống cấn thai lần đầu tiên trung bình mỗi hộ cần đầu tư
thời gian nuôi là 10 tháng để đến lúc bắt đầu chu kỳ sản xuất đầu tiên của bò
giống, thời gian này cũng có sự dao động giữa các hộ với nhau khá lớn với hộ thấp
nhất là thời gian nuôi ban đầu mất 6 tháng, nhiều nhất là hộ mất 24 tháng cho thời
gian nuôi ban đầu. Những chi phí đầu tư ban đầu này sẽ được tính khấu hao trong
quá trình tính toán chi phí sản xuất của người nuôi bò.
Chu kỳ sản xuất của mỗi hộ cũng rất khác nhau bao gồm thời gian mang
thang (9 tháng 10 ngày) cộng với thời gian nuôi bê con đến khi bán sẽ được tính là
một chu kỳ sản xuất kinh doanh, mỗi sản phẩm của chu kỳ sản xuất kinh doanh
được tính toán dựa trên sản phẩm là một bò con. Qua kết quả khảo sát cho thấy

thời gian của một chu kỳ sản xuất có thể dao động từ 10,8 tháng đến 39,3 tháng
tùy điều kiện cũng như nhu cầu về kinh tế của mỗi nông hộ, trung bình mẫu khảo
sát là 17 tháng cho mỗi chu kỳ. Trong thời gian nuôi như trên có những khoản chi
phí được phân thành 2 nhóm chi phí bao gồm:
Chi phí trung gian: Bao gồm các chi phí dùng mua các sản phẩm trung gian
dùng cho sản xuất hao tốn khoảng 10,214,108 đồng cho mỗi bò con (chiếm 84%
tổng chi phí). Trong đó cao nhất là chi phí cho ăn chiếm khoảng 61,6% tổng chi
phí bao gồm rơm, cỏ và cám (tương ứng chiếm 34,9%; 10,2% và 16,6% trong tổng
chi phí); chi phí con giống được tính bằng cách khấu hao chi phí này cho số chu
kỳ sản xuất dự kiến của mỗi bò giống (qua khảo sát cho biết mỗi bò giống có thể
sản xuất từ 4 đến 7 chu kỳ tùy theo thể trạng của bò giống), chi phí này sau khi
được khấu hao chiếm khoảng 17,6% trong tổng chi phí. Các chi phí trung gian còn
lại gồm có chi phí sử dụng dịch vụ thụ tinh và chi phí thuốc thú y.
Chi phí tăng thêm: Đây là những chi phí liên quan đến hoạt động nuôi và
bán bò ngoài những chi phí trung gian đã được nêu. Tổng chi phí tăng thêm của
người nuôi bò trong một chu kỳ sản xuất kinh doanh trung bình vào khoảng

17


1,942,270 đồng cho mỗi bò con (chiếm khoảng 16% tổng chi phí), bao gồm các
chi phí như: chi phí khấu hao và chi phí lãi vay.
Bảng 7: Chi phí sản xuất của người nuôi bò
Khoản mục

Số tiền

Tỷ trọng

(đồng/bò con)

10.214.108

(%)
84,0

2.138.116

17,6

308.448

2,5

Cỏ

1.240.301

10,2

Rơm

4.240.772

34,9

Cám

2.012.575

16,6


Thuốc thú y

273.896

2,3

Chi phí tăng thêm

1.942.270

16,0

618.824

5,1

1.323.446

10,9

Tổng chi phí

12.156.378

100,0

Chi phí cơ hội của lao động gia đình

25.450.935


Chi phí trung gian
Phân bổ chi phí con giống
Thụ tinh

Chi phí khấu hao
Lãi vay

Như vậy, trong năm 2015, tổng chi phí sản xuất của người nuôi bò sinh sản
trung bình là 12,156 triệu đồng để có một bò con. Chi phí này đã bao gồm tất cả
chi phí trung gian và chi phí tăng thêm cần có cho việc chăn nuôi bò sinh sản
nhưng chưa tính đến chi phí cơ hội của lao động gia đình cho chăm sóc bò trong
quá trình chăn nuôi.
4.3.2. Phân tích giá trị gia tăng và giá trị gia tăng thuần
Trong nghiên cứu này sẽ tiến hành phân tích kinh tế của chuỗi giá trị bò sinh
sản trên tất cả 6 kênh của thị trường, qua đó sẽ xác định được giá trị gia tăng cũng
như giá trị gia tăng thuần mà mỗi tác nhân nhận được trong quá trình sản xuất của
các tác nhân khi tham gia chuỗi. Bảng 7 và bảng 8 cho thấy được sự khác nhau về
giá bán của sản phẩm bò sinh sản của các tác nhân trên các kênh thị trường khác
nhau, qua đó tạo sự khác nhau về giá trị gia tăng và giá trị gia tăng thuần của sản

18


phẩm. Bảng 8 và bBảng 9 cũng thể hiện sự khác biệt về giá bán, giá trị gia tăng và
giá trị gia tăng thuần của các kênh thị trường trong và ngoài tỉnh.
Bảng 8: Giá trị gia tăng và giá trị gia tăng thuần của kênh thị trường trong tỉnh
Kênh 1: Hộ nuôi bò sinh sản → Hộ nuôi bò sinh sản/bò thịt trong tỉnh.
Hộ nuôi bò
Ghi chú

Giá bán (đ/con)
13.384.615
CP trung gian (đ/con)
10.214.108
GTGT (đ/con)
3.170.507
CP tăng thêm (đ/con)
1.942.270
GTGT thuần (đ/con)
1.228.237
Lợi nhuận/chi phí (%)
10,1
Kênh 2: Hộ nuôi bò sinh sản → Thương lái/thu gom/trại nhỏ trong tỉnh → Hộ nuôi bò sinh
sản/bò thịt trong tỉnh.
Thương lái/thu
Hộ nuôi bò
gom/trại nhỏ
Ghi chú
trong tỉnh
Giá bán (đ/con)
14.100.000
18.908.406
CP trung gian (đ/con)
10.214.108
14.100.000 Chi phí vốn mua bò
GTGT (đ/con)
3.885.892
4.808.406
CP tăng thêm (đ/con)
1.942.270

104.156 Chi phí thức ăn, khấu hao chuồng
trại, thuê LĐ, lãi vay, chuyên chở…

GTGT thuần (đ/con)
1.943.622
4.704.250
Lợi nhuận/chi phí (%)
16,0
33,1
Kênh 3: Hộ nuôi bò sinh sản → Thương lái/thu gom/trại nhỏ trong tỉnh → Thương lái/thu
gom/trại lớn trong tỉnh → Hộ nuôi bò sinh sản/bò thịt trong tỉnh.
Thương lái/thu Thương lái/thu
Hộ nuôi bò
gom/trại nhỏ
gom/trại lớn
Ghi chú
trong tỉnh
trong tỉnh
Giá bán (đ/con)
14.100.000
18.130.631
19.214.558
CP trung gian (đ/con)
10.214.108
14.100.000
18.130.631 Chi phí vốn
mua bò

GTGT (đ/con)


3.885.892

4.030.631

CP tăng thêm (đ/con)

1.942.270

104.156

GTGT thuần (đ/con)
Lợi nhuận/chi phí (%)

1.943.622
16,0

3.926.475
27,6

19

1.083.927
Chi phí thức
ăn, khấu hao
chuồng
trại,
156.314
thuê LĐ, lãi
vay,
chuyên

chở…

927.613
5,0


Bảng 9: Giá trị gia tăng và giá trị gia tăng thuần của kênh thị trường ngoài tỉnh
Kênh 4: Hộ nuôi bò sinh sản → Thương lái/thu gom/trại nhỏ trong tỉnh → Thương lái/thu gom/trại
ngoài tỉnh.
Thương lái/thu
Hộ nuôi bò
gom/trại nhỏ trong tỉnh
Giá bán (đ/con)
14.100000
18.494.624
CP trung gian (đ/con)
10.214.108
14.100.000 Chi phí vốn mua bò
GTGT (đ/con)
3.885.892
5.684.946
CP tăng thêm (đ/con)
1.942.270
254.156 Chi phí thức ăn, khấu hao chuồng
trại, thuê LĐ, lãi vay, chuyên chở…

GTGT thuần (đ/con)
1.943.622
5.430.790
Lợi nhuận/chi phí (%)

16,0
37,8
Kênh 5: Hộ nuôi bò sinh sản → Thương lái/thu gom/trại nhỏ trong tỉnh → Thương lái/thu gom/trại lớn
trong tỉnh → Thương lái/thu gom/trại ngoài tỉnh.
Thương
Thương
lái/thu
lái/thu
Hộ nuôi bò
Ghi chú
gom/trại nhỏ
gom/trại lớn
trong tỉnh
trong tỉnh
Giá bán (đ/con)
14.100.000
18.130.631
20.932.162
CP trung gian (đ/con)
10.214.108
14.100.000
18.130.631 Chi phí vốn mua bò
GTGT (đ/con)
3.885.892
4.030.631
2.801.531
Chi phí thức ăn, khấu hao
CP tăng thêm (đ/con)
1.942.270
104.156

186.314 chuồng trại, thuê LĐ, lãi
vay, chuyên chở…
GTGT thuần (đ/con)
1.943.622
3.926.475
2.615.217
Lợi nhuận/chi phí (%)
16,0
27,6
14,3
Kênh 6: Hộ nuôi bò sinh sản → Thương lái/thu gom/trại lớn trong tỉnh → Thương lái/thu gom/trại
ngoài tỉnh.
Thương lái/thu
Hộ nuôi bò
gom/trại lớn
Ghi chú
trong tỉnh
Giá bán (đ/con)
15.512.195
20.932.162
CP trung gian (đ/con)
10.214.108
15.512.195 Chi phí vốn mua bò
GTGT (đ/con)
5.298.087
5.419.967
Chi phí thức ăn, khấu hao chuồng
CP tăng thêm (đ/con)
1.942.270
186.314

trại, thuê LĐ, lãi vay, chuyên chở…
GTGT thuần (đ/con)
3.355.817
5.233.653
Lợi nhuận/chi phí (%)
27,6
33,3

Giá bán: Có thể thấy được sự khác nhau trong giá bán bò sinh sản của người
nông dân đến các tác nhân khác nhau trong chuỗi. Khi sản phẩm bò sinh sản được
bán cho người nông dân nuôi bò sinh sản/bò thịt tại địa phương có nhu cầu nuôi sẽ
có giá trung bình gần 13,4 triệu đồng/con, mức giá này thấp hơn khá nhiều so với
20


khi bán cho các đối tượng thu mua khác tại địa phương. Khi bán cho người nuôi
khác trung bình sẽ thấp hơn khoảng 0,7 triệu đồng khi bán cho các đối tượng thu
gom nhỏ lẻ tại địa phương và sẽ thấp hơn khoảng 2,1 triệu đồng khi bán trực tiếp
cho các trại bò lớn trong và ngoài huyện.
Giá trị gia tăng: Có tất cả 6 kênh thị trường được đưa vào phân tích với
tổng giá trị gia tăng tạo ra được từ các kênh như sau: Kênh 1 là 3,170,507 đồng,
Kênh 2 là 8,694,298 đồng, Kênh 3 là 9,000,450 đồng, Kênh 4 là 9,570,838 đồng,
Kênh 5 là 10,718,054 đồng, Kênh 6 là 10,718,054 đồng. Có thể thấy các kênh
ngoài tỉnh tạo giá trị gia tăng cao hơn các kênh trong tỉnh với mức thấp nhất là trên
0,5 triệu đồng trên mỗi bò sinh sản. Trong đó người nuôi bò sẽ tạo được GTGT
trong khoảng 2,3 triệu đồng (kênh 1) đến khoảng 5,3 triệu đồng (kênh 6) trên mỗi
sản phẩm bò sinh sản, ở kênh 6 này người nuôi sẽ bán trực tiếp cho các trại lớn tại
địa phương. Thương lái/thu gom/trại nhỏ trong tỉnh là tác nhân tạo được GTGT
lớn nhất trong chuỗi, tác nhân này có sự tham gia vào chuỗi ở 4 kênh là kênh 2, 3,
4 và 5; với mức thấp nhất là vào khoảng 4 triệu đồng (kênh 3 và kênh 5) và cao

nhất là vào khoảng 5,7 triệu đồng (kênh 4) cho mỗi sản phẩm bò sinh sản bởi kênh
này khá ngắn và có chiều hướng có lợi cho tác nhân này khi họ là người xuất trực
tiếp cho người mua ngoài tỉnh mà không cần thông qua hay phụ thuộc vào các trại
lớn. Còn lại là tác nhân thương lái/người thu gom/trại lớn tại địa phương cũng tạo
ra GTGT khá lớn, ở kênh vừa có sự tham gia của thương lái nhỏ và cả thương lái
lớn thì GTGT của tác nhân ở mức gần 1,1 triệu (kênh 3) đến khoảng 2,8 triệu đồng
(kênh 5) trên mỗi sản phẩm bò sinh sản, còn ở kênh ngắn hơn (kênh 6) thì tác nhân
này có thể tạo ra GTGT trung bình lên đến 5,4 triệu đồng cho mỗi sản phẩm bò
sinh sản. Như vậy, có thể thấy người nuôi bò sinh sản là tác nhân tạo được GTGT
trung bình thấp nhất chuỗi.
Giá trị gia tăng thuần: Ttổng giá trị gia tăng thuần tích lũy tạo ra được từ
các kênh thị trường như sau: Kênh 1 là 1,228,237 đồng, Kênh 2 là 6,647,872 đồng,
Kênh 3 là 6,797,710 đồng, Kênh 4 là 7,374,412 đồng, Kênh 5 là 8,485,314 đồng,
Kênh 6 là 8,589,470 đồng. Trong đó, kênh thị trường rút ngắn (kênh 6) là người
nuôi bán trực tiếp cho các trại lớn sẽ tạo lợi nhuận cao nhất cho người nông dân,
trung bình lên đến 3,35 triệu đồng trên mỗi bò sinh sản; theo đó trong kênh này thì
lợi nhuận của tác nhân thương lái/thu gom/trại lớn cũng là cao nhất trong tất cả các
kênh, trung bình vào khoảng 5,2 triệu đồng trên mỗi bò sinh sản, cao hơn rất nhiều
lần so với các kênh có sự tham gia của tác nhân thương lái/thu gom nhỏ.

21


×