Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Chấm dứt việc cho vay, thu hồi nợ trước hạn trong hợp đồng tín dụng (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (331.78 KB, 14 trang )

MỤC LỤC
Lời cam đoan .................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ...................................................................................................................... ii
Danh mục ký hiệu, chữ viết tắt ...................................................................................... vi
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................ 2
3. Đối tượng nghiên cứu và đối tượng khảo sát .......................................................... 3
4. Phạm vi giới hạn đề tài ............................................................................................ 3
5. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................... 3
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG VÀ CHẤM DỨT
VIỆC CHO VAY, THU HỒI NỢ TRƯỚC HẠN TRONG HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG
VÀ CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT ............................................................................ 5
1.1. TỔNG QUAN VỀ HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG VÀ CHẤM DỨT VIỆC CHO
VAY, THU HỒI NỢ TRƯỚC HẠN TRONG HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG ............. 5
1.1.1. Khái niệm hợp đồng tín dụng ........................................................................ 5
1.1.2. Đặc điểm của hợp đồng tín dụng ................................................................... 8
1.1.2.1. Đặc điểm về hình thức của hợp đồng tín dụng ....................................... 8
1.1.2.2. Đặc điểm về chủ thể của hợp đồng tín dụng ........................................... 9
1.1.2.3. Đặc điểm về đối tượng của hợp đồng tín dụng ..................................... 10
1.1.2.4. Đặc điểm về mục đích của hợp đồng tín dụng ...................................... 10
1.1.2.5. Đặc điểm về nội dung của hợp đồng tín dụng ...................................... 11
1.1.2.6. Đặc điểm về hiệu lực của hợp đồng tín dụng ....................................... 13
1.1.3. Bản chất pháp lý của hợp đồng tín dụng ..................................................... 14
1.1.4. So sánh hợp đồng tín dụng với hợp đồng vay tài sản .................................. 15
1.2. CHẤM DỨT VIỆC CHO VAY, THU HỒI NỢ TRƯỚC HẠN TRONG HỢP
ĐỒNG TÍN DỤNG .................................................................................................. 17
1.2.1. Khái niệm chấm dứt việc cho vay, thu hồi nợ trước hạn trong hợp đồng
tín dụng ................................................................................................................. 17
1.2.2. Bản chất pháp lý chấm dứt việc cho vay, thu hồi nợ trước hạn trong hợp đồng
tín dụng .................................................................................................................. 20


iii


1.2.3. Căn cứ chấm dứt việc cho vay, thu hồi nợ trước hạn trong hợp đồng tín dụng . 21
1.2.4. Hậu quả pháp lý chấm dứt việc cho vay, thu hồi nợ trước hạn trong hợp đồng
tín dụng .................................................................................................................. 22
1.2.5. So sánh chấm dứt việc cho vay, thu hồi nợ trước hạn trong hợp đồng tín dụng
với trường hợp chấm dứt hợp đồng khác ............................................................... 24
CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN ÁP DỤNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN
THIỆN PHÁP LUẬT VỀ CHẤM DỨT VIỆC CHO VAY, THU HỒI NỢ TRƯỚC
HẠN TRONG HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG................................................................... 26
2.1. THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ CHẤM DỨT VIỆC CHO VAY
ĐỂ THU HỒI NỢ TRƯỚC HẠN TRONG HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG ............... 26
2.1.1. Các trường hợp chấm dứt việc cho vay, thu hồi nợ trước hạn trong hợp đồng
tín dụng .................................................................................................................. 26
2.1.1.1. Chấm dứt việc cho vay, thu hồi nợ trước hạn do bên vay cung cấp thông
tin sai sự thật ...................................................................................................... 26
2.1.1.2. Chấm dứt việc cho vay, thu hồi nợ trước hạn do bên vay sử dụng vốn vay
không đúng mục đích vay ................................................................................... 29
2.1.1.3. Chấm dứt việc cho vay, thu hồi nợ trước hạn do bên vay vi phạm nghĩa
vụ trả nợ ............................................................................................................. 33
2.1.1.4. Chấm dứt việc cho vay, thu hồi nợ trước hạn khi thay đổi tư cách
chủ thể. .............................................................................................................. 35
2.1.1.5. Chấm dứt việc cho vay, thu hồi nợ trước hạn khi bên vay là cá nhân chết,
mất năng lực hành vi dân sự .............................................................................. 38
2.1.1.6. Chấm dứt việc cho vay, thu hồi nợ trước hạn do bên bảo lãnh lâm vào
tình trạng phá sản .............................................................................................. 40
2.1.2. Thực tiễn giải quyết tranh chấp chấm dứt việc cho vay, thu hồi nợ trước hạn
trong hợp đồng tín dụng tại Tòa án........................................................................ 43
2.1.2.1. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp chấm dứt việc cho vay, thu hồi nợ

trước hạn trong hợp đồng tín dụng tại Tòa án .................................................. 43
2.1.2.2. Thụ lý giải quyết tranh chấp về chấm dứt việc cho vay, thu hồi nợ trước
hạn trong hợp đồng tín dụng tại Tòa án ............................................................ 45
2.1.2.3. Thực tiễn giải quyết tranh chấp chấm dứt việc cho vay, thu hồi nợ trước
hạn trong hợp đồng tín dụng tại Tòa án ............................................................ 50
iv


2.1.3. Các trường hợp chấm dứt việc cho vay, thu hồi nợ trước hạn trong một số
trường hợp khác ..................................................................................................... 53
2.1.3.1. Bên vay hoặc bên bảo đảm có liên quan đến các vụ kiện mà theo nhận
định của phía ngân hàng có ảnh hưởng đến phần lớn tài sản của bên vay hoặc
bên bảo đảm ....................................................................................................... 53
2.1.3.2. Tài sản bảo đảm hư hỏng giảm giá trị hoặc bị hủy hoại ...................... 55
2.1.3.3. Một trong các khoản nợ có cùng tài sản bảo đảm đến hạn .................. 57
2.1.4. Những vướng mắc khi áp dụng pháp luật về chấm dứt việc cho vay, thu hồi
nợ trước hạn trong hợp đồng tín dụng ................................................................... 58
2.2. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ CHẤM
DỨT VIỆC CHO VAY ĐỂ THU HỒI NỢ TRƯỚC HẠN TRONG HỢP ĐỒNG
TÍN DỤNG ............................................................................................................... 61
2.2.1. Các giải pháp cho quá trình đàm phán, thực hiện các điều khoản về chấm dứt
cho vay, thu hồi nợ trước hạn trong hợp đồng tín dụng ........................................ 61
2.2.2. Các giải pháp trong quá trình thụ lý, giải quyết tranh chấp về chấm dứt cho
vay, thu hồi nợ trước hạn trong hợp đồng tín dụng tại Tòa án .............................. 62
2.2.2.1. Các giải pháp cho quá trình thụ lý về chấm dứt cho vay, thu hồi nợ trước
hạn trong hợp đồng tín dụng tại Tòa án ............................................................ 62
2.2.2.2. Các giải pháp trong quá trình giải quyết tranh chấp về chấm dứt cho
vay, thu hồi nợ trước hạn trong hợp đồng tín dụng tại Tòa án ......................... 63
2.3. KIẾN NGHỊ CỤ THỂ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ CÁC QUY ĐỊNH
LIÊN QUAN ĐẾN CHẤM DỨT CHO VAY, THU HỒI NỢ TRƯỚC HẠN

TRONG HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG ......................................................................... 65
2.3.1. Kiến nghị bổ sung quy định khái niệm về hợp đồng tín dụng ..................... 65
2.3.2. Kiến nghị bổ sung quy định cụ thể để hoàn thiện pháp luật và các quy định liên
quan đến việc chấm dứt cho vay, thu hồi nợ trước hạn trong hợp đồng tín dụng ........ 65
2.3.3. Kiến nghị bổ sung quy định hành vi vi phạm hợp đồng trước hạn thành chế
tài cụ thể trong hợp đồng tín dụng ......................................................................... 68
KẾT LUẬN .................................................................................................................. 70
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................... 72

v


DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

BLDS

Bộ luật dân sự

BLDS 2005

Bộ luật Dân sự 2005

BLDS 2015

Bộ luật Dân sự 2015

BLTTDS

Bộ luật Tố tụng dân sự


BLTTDS 2015

Bộ luật Tố tụng dân sự 2015

HĐTD

Hợp đồng tín dụng

LDN 2014

Luật Doanh nghiệp 2014

LPS 2014

Luật Phá sản 2014

LTM

Luật Thương mại

LTM 2005

Luật Thương mại 2005

NHNN

Ngân hàng Nhà nước

TCTC


Tổ chức tín dụng

vi


LỜI MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Tín dụng là tổng hợp các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình chuyển giao và
sử dụng tạm thời các nguồn vốn tiền tệ, tài sản nhất định dựa trên nguyên tắc có hoàn
trả cả vốn và lãi vay. Trong nền kinh tế thị trường, tín dụng là một yếu tố thúc đẩy nền
kinh tế phát triển, góp phần điều tiết nhu cầu về vốn trong nền kinh tế, tạo công ăn việc
làm cho người lao động. Thực tế đã chứng minh vai trò của tín dụng đối với sản xuất và
tăng trưởng kinh tế ở mọi quốc gia trên thế giới.
Việt Nam đã và đang tiến hành công cuộc đổi mới nền kinh tế đất nước theo
hướng mở cửa, hội nhập với khu vực và thế giới, phù hợp với xu thế phát triển của thời
đại. Đảng ta thực hiện chủ trương công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên cơ sở phát triển
kinh tế hàng hóa nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa. Với tính chất cạnh
tranh vốn có của nền kinh tế thị trường thì xu hướng đa dạng hóa các loại hình tín dụng
là một tất yếu khách quan, trong đó tín dụng ngân hàng là hình thức tín dụng phổ biến
nhất xuất phát từ đối tượng cấp tín dụng trong tín dụng ngân hàng chủ yếu là vốn tiền
tệ, do đó có thể thỏa mãn tối đa nhu cầu của chủ thể đi vay. Để đáp ứng nhu cầu khách
quan của nền kinh tế trong nước, đáp ứng sự tương thích với kinh tế quốc tế, việc tiếp
tục hoàn thiện và phát triển tín dụng ngân hàng là nhu cầu cấp thiết.
Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng giữa tổ chức tín dụng (bên cấp tín dụng)
với các tổ chức, cá nhân (bên đi vay); trong đó tổ chức tín dụng thực hiện việc chuyển
giao các nguồn vốn tiền tệ cho bên đi vay trong một thời hạn nhất định theo nguyên tắc
có hoàn trả cả vốn và lãi vay. Cơ sở pháp lý quan trọng nhất để xác lập quan hệ vay
mượn trong tín dụng ngân hàng là hợp đồng tín dụng. Hợp đồng tín dụng là hình thức
pháp lý thích hợp và hiệu quả để đảm bảo sự kết nối và vận hành của quan hệ cho vay
giữa ngân hàng và chủ thể vay, là loại hợp đồng mang tính chất đặc thù về quan hệ tiền

tệ, có tính rủi ro cao nên pháp luật về tín dụng đã quy định và dành cho chủ thể cho vay
trong tín dụng được quyền chấm dứt việc cho vay, thu hồi nợ trước hạn để dự liệu tình
huống bên vay vi phạm quy định trong hợp đồng cấp tín dụng.
Đến thời điểm hiện nay, trong hệ thống pháp luật Việt Nam ngoài các quy
định về hợp đồng vay tài sản tại Bộ luật dân sự 2015, các quy định về chế tài trong
thương mại và giải quyết tranh chấp trong thương mại tại Luật thương mại 2005 được
áp dụng chung đối với hợp đồng tín dụng ngân hàng thì chỉ có Luật các tổ chức tín
1


dụng năm 2010 điều chỉnh trực tiếp về chấm dứt việc cho vay, thu hồi nợ trước hạn
trong hợp đồng tín dụng. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy các quy định pháp luật trên
còn nhiều hạn chế, làm cho việc áp dụng trên thực tế không thống nhất, gây lúng
túng cho các tổ chức tín dụng cũng như cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khi giải
quyết tranh chấp. Trong quá trình làm công tác xét xử tại Tòa án, tác giả nhận thấy
rằng pháp luật thực định chưa dự liệu được hết các trường hợp chấm dứt việc cho
vay, thu hồi nợ trước hạn trong hợp đồng tín dụng có thể phát sinh trên thực tế cũng
như biết được một số khó khăn, vướng mắc gặp phải trong quá trình giải quyết tranh
chấp. Với hy vọng sẽ góp phần nhỏ vào việc bổ sung và hoàn thiện pháp luật Việt
Nam về hợp đồng tín dụng; về chấm dứt việc cho vay và thu hồi nợ trước hạn trong
hợp đồng tín dụng. Đồng thời mong muốn mang lại những lợi ích nhất định khi vận
dụng vào công tác xét xử vụ việc về tín dụng tại tòa án. Vì lẽ đó tác giả chọn đề tài
nghiên cứu “Chấm dứt việc cho vay, thu hồi nợ trước hạn trong hợp đồng tín
dụng” làm đề tài Luận văn thạc sĩ luật học của mình.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Mục tiêu chung: Thông qua hệ thống cơ sở lý luận, các quy định của pháp luật
về chấm dứt việc cho vay, thu hồi nợ trước hạn trong Luật các tổ chức tín dụng; về chấm
dứt hợp đồng trước hạn trong Bộ luật dân sự và Luật thương mại và từ thực tiễn áp dụng
luận văn hướng tới làm rõ các quy định của pháp luật hiện hành, phân tích, đánh giá
những vướng mắc trong quá trình áp dụng quy định pháp luật vào thực tiễn giải quyết

tranh chấp. Qua đó tác giả đề ra những giải pháp hoàn thiện pháp luật về các quy định
liên quan đến chấm dứt việc cho vay, thu hồi nợ trước hạn trong hợp đồng tín dụng và
tăng cường các biện pháp này trong thực tiễn áp dụng pháp luật nhằm bảo đảm quyền
lợi cho ngân hàng và khách hàng trong quan hệ tín dụng.
- Mục tiêu cụ thể: Để đạt được mục đích nêu trên, luận văn có các mục tiêu cụ
thể sau đây:
+ Nghiên cứu cơ sở lý luận của hợp đồng tín dụng ngân hàng; khái niệm, bản
chất và hệ quả pháp lý của việc chấm dứt việc cho vay, thu hồi nợ trước hạn trong hợp
đồng tín dụng.
+ Phân tích, so sánh sự khác biệt giữa chấm dứt hợp đồng tín dụng trước hạn với
các chế định khác như hủy bỏ hợp đồng; tạm ngừng thực hiện hợp đồng, đơn phương
chấm dứt hợp đồng theo quy định pháp luật hiện hành.
2


+ Đánh giá tổng quan và phân tích thực trạng việc áp dụng quy định về chấm dứt
việc cho vay, thu hồi nợ trước hạn tại các tổ chức tín dụng tại Tòa án, qua đó tìm ra
những bất cập, tồn tại về mặt pháp lý trong thực tiễn áp dụng.
+ Đề xuất giải pháp để các bên tranh chấp vận dụng đúng các quy định pháp luật
về chấm dứt việc cho vay, thu hồi nợ trước hạn trong hợp đồng tín dụng nhằm bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
+ Đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật về các quy định liên quan đến chấm dứt
việc cho vay, thu hồi nợ trước trong hợp đồng tín dụng trước hạn và áp dụng thống nhất
chế định này.
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT
Đối tượng nghiên cứu là những vấn đề lý luận về chấm dứt việc cho vay, thu hồi
nợ trước hạn trong hợp đồng tín dụng, các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành
về chấm dứt việc cho vay, thu hồi nợ trước hạn trong hợp đồng tín dụng, thực trạng áp
dụng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về chấm dứt việc cho vay, thu hồi nợ trước hạn
trong hợp đồng tín dụng.

4. PHẠM VI GIỚI HẠN ĐỀ TÀI
Trong khuôn khổ của một luận văn thạc sĩ, thông qua lý luận chung của hợp đồng
tín dụng ngân hàng, tác giả tập trung nghiên cứu và làm rõ một số vấn đề pháp lý cơ bản
về chấm dứt việc cho vay, thu hồi nợ trước hạn trong hợp đồng tín dụng. Đồng thời so
sánh sự khác biệt giữa chấm dứt hợp đồng tín dụng trước hạn với các chế định khác như
hủy bỏ hợp đồng, tạm ngừng thực hiện hợp đồng, đơn phương chấm dứt hợp đồng. Trên
cơ sở đó nêu lên những bất cập giữa quy định pháp luật dân sự, luật chuyên ngành và
văn bản dưới luật về chấm dứt việc cho vay, thu hồi nợ trước hạn và sự nhận thức không
thống nhất của các chủ thể tham gia trong hợp đồng tín dụng. Ngoài ra tác giả sẽ nghiên
cứu những hạn chế, vướng mắc tồn tại trong quá trình áp dụng pháp luật. Trên cơ sở đó
đề xuất kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định về chấm dứt việc cho vay, thu hồi nợ trước
hạn trong hợp đồng tín dụng.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Khi tiếp cận vấn đề nghiên cứu, luận văn dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa
Mác Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật, phương pháp nghiên cứu
là đi từ lý luận đến thực tiễn, dùng thực tiễn để kiểm chứng lý luận. Luận văn được thực
hiện dựa trên cơ sở áp dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ
3


nghĩa duy vật lịch sử và phương pháp phân tích để làm rõ những quy định pháp luật về
chấm dứt việc cho vay, thu hồi nợ trước hạn trong hợp đồng tín dụng. Bên cạnh đó tác
giả kết hợp sử dụng phương pháp luận giải, phương pháp hệ thống hóa, phương pháp
tổng hợp, phương pháp phân tích, phương pháp so sánh để thực hiện những vấn đề thuộc
nội dung của luận văn.

4


CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG VÀ CHẤM

DỨT VIỆC CHO VAY, THU HỒI NỢ TRƯỚC HẠN TRONG HỢP ĐỒNG
TÍN DỤNG VÀ CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT
1.1. TỔNG QUAN VỀ HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG VÀ CHẤM DỨT VIỆC
CHO VAY, THU HỒI NỢ TRƯỚC HẠN TRONG HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG
1.1.1. Khái niệm hợp đồng tín dụng
Tín dụng là một phạm trù kinh tế, tồn tại và trải qua nhiều hình thái kinh tế xã
hội. Quan hệ tín dụng thô sơ nhất xuất hiện từ thời Cộng sản nguyên thủy tan rã và phát
triển dần theo sự vận động của nền kinh tế. Trong nền kinh tế thị trường, tín dụng đóng
vai trò vô cùng quan trọng, là công cụ thúc đẩy quá trình tái sản xuất mở rộng và góp
phần điều tiết vĩ mô nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu về vốn của các chủ thể, góp phần phát
triển đời sống tạo công ăn việc làm cho người lao động.
Ngày nay do sự phát triển và hiện đại hóa nền kinh tế nên các quan hệ tín dụng
ngày càng đa dạng và phong phú về hình thức, trong đó tín dụng ngân hàng là hình thức
phổ biến nhất trong nền kinh tế thị trường, là quan hệ tín dụng giữa tổ chức tín dụng
(TCTD) với các cá nhân, tổ chức nhằm chuyển giao và sử dụng tạm thời các nguồn vốn
tiền tệ nhất định theo nguyên tắc có hoàn trả cả vốn và lãi vay. Cho vay là một trong
những hoạt động cấp tín dụng chủ yếu của các TCTD. Cơ sở pháp lý để xác lập quan hệ
vay mượn trong tín dụng ngân hàng là hợp đồng tín dụng (HĐTD). Đây là văn bản nhằm
xác lập quyền và nghĩa vụ của TCTD và bên đi vay, là bằng chứng pháp lý quan trọng
nhằm giúp các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét giải quyết khi có tranh chấp
phát sinh.
Từ trước đến nay, pháp luật Việt Nam không đưa khái niệm về HĐTD một cách
chính thống. Tuy nhiên, tại Luật các TCTD 1997 (Luật số 07/1997/QH10) ngày
12/12/1997 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các TCTD 2004 đều có quy
định việc cho vay phải được lập thành HĐTD. Theo đó: “HĐTD phải có nội dung về
điều kiện vay, mục đích sử dụng tiền vay, hình thức vay, lãi suất, thời hạn vay, hình thức
bảo đảm, giá trị tài sản bảo đảm, phương thức trả nợ và những cam kết khác được các
bên thỏa thuận”1.

1


Luật các Tổ chức tín dụng 1997 (Luật số 02/1997/QH10) ngày 12/12/1997, Điều 51

5


Tại Điều 3 Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2001 của
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam (Quyết định số 1627/2001/QĐNHNN), về việc ban hành quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng có định nghĩa
về thuật ngữ cho vay như sau: “Cho vay là một hình thức cấp tín dụng, theo đó TCTD
giao cho khách hàng sử dụng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian nhất
định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả vốn và lãi”; “Việc cho vay của TCTD
và khách hàng vay phải được lập thành HĐTD. HĐTD phải có các nội dung về điều
kiện vay, mục đích sử dụng vốn vay, phương thức cho vay, số vốn vay, lãi suất, thời hạn
cho vay, hình thức bảo đảm, giá trị tài sản bảo đảm, phương thức trả nợ và những cam
kết khác được các bên thỏa thuận”.
Kế thừa các quy định tại Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN, tại khoản 1 Điều
2 Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 của Thống đốc NHNN Việt Nam
quy định về hoạt động cho vay của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với
khách hàng (Thông tư số 39/2016/TT-NHNN) quy định “Cho vay là hình thức cấp tín
dụng, theo đó TCTD giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng
vào mục đích xác định trong thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn
trả cả gốc và lãi”.
Luật các TCTD (Luật số 47/2010/QH12) ngày 16/6/2010 (Luật các TCTD 2010)
thì khái niệm HĐTD không được đề cập đến nhưng xác định cấp tín dụng là một trong
những nghiệp vụ thường xuyên của hoạt động ngân hàng, theo đó: “Cấp tín dụng là việc
thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng
một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho
thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác”2
và khẳng định “Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc cam
kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một

thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi”3.
Do pháp luật không có quy định cụ thể về khái niệm HĐTD dẫn đến có nhiều
cách hiểu khác nhau trên thực tế. Có quan điểm cho rằng HĐTD là hợp đồng dân sự
thuộc nhóm hợp đồng vay tài sản theo quy định tại Điều 463 Bộ luật Dân sự (Luật số
91/2015/QH13) ngày 24/11/2015 (BLDS 2015): “Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận

2
3

Luật các tổ chức tín dụng 2010 (Luật số 47/2010/QH12) ngày 26/6/2010, Khoản 14 Điều 4
Luật các tổ chức tín dụng 2010 (Luật số 47/2010/QH12) ngày 26/6/2010, Khoản 16 Điều 4

6


giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay
phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ
phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định”. Đại diện cho quan điểm trên
là Phó giáo sư – Tiến sĩ Phan Thị Cúc đã đưa ra khái niệm về HĐTD tại Giáo trình lý
thuyết tài chính – tiền tệ như sau: “HĐTD là sự điều chỉnh quan hệ tín dụng giữa các
chủ thể tín dụng được định hình bằng các thỏa thuận giữa các bên hoặc bằng miệng hoặc
bằng văn bản có tên gọi là HĐTD (hợp đồng vay mượn). Những thỏa thuận ấy phải phù
hợp với thông lệ quốc gia hay thông lệ quốc tế”4. Đối chiếu với các quy định về hình
thức và đặc điểm của HĐTD được nêu trong các văn bản pháp luật về tín dụng ngân
hàng thì quan điểm trên là chưa thật sự phù hợp, bởi vì theo quy định pháp luật thì
HĐTD luôn phải thể hiện bằng hình thức văn bản chứ không thể dựa trên sự thỏa thuận
bằng miệng.
Bên cạnh đó, có quan điểm khác cho rằng: “HĐTD là sự thỏa thuận bằng văn bản
giữa một bên là TCTD (bên cho vay) với một bên là các tổ chức và cá nhân (bên đi vay)
nhằm xác lập các quyền và nghĩa vụ nhất định của các bên trong quá trình vay tiền, sử

dụng và thanh toán tiền vay”5 hay “HĐTD ngân hàng là một sự thỏa thuận bằng văn bản
giữa bên cho vay (TCTD) và bên đi vay hội đủ năng lực chủ thể theo luật định, theo đó
bên cho vay cung cấp một khoản vốn bằng tiền với điều kiện thỏa thuận trong hợp đồng,
bên vay được quyền sử dụng khoản vốn vay và có nghĩa vụ hoàn trả khoản vốn và lãi” 6.
Quan điểm trên là phù hợp với các quy định của pháp luật về tín dụng trong lĩnh vực
ngân hàng về hình thức và đặc điểm của HĐTD.
Từ những phân tích và nhận định nêu trên, đối chiếu với các quy định của pháp
luật về hợp đồng của BLDS 2015, các quy định về cho vay và cấp tín dụng theo Luật
các TCTD 2010 và các văn bản pháp luật có liên quan thì HĐTD được hiểu như sau:
“HĐTD là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa một bên là TCTD (bên cho vay) với một
bên là các tổ chức và cá nhân (bên đi vay) nhằm xác lập, thay đổi, chấm dứt các quyền
và nghĩa vụ của các bên, theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết giao cho khách hàng
một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo
thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi”.

Phan Thị Cúc (2012), Giáo trình lý thuyết tài chính – tiền tệ phần 2 tái bản lần thứ 3, Nxb Phương Đông, tr.110
Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2010), Giáo trình Luật ngân hàng, Nxb Đại học Quốc gia, tr.235
6
Nguyễn Văn Vân (2000), “Mấy suy nghĩ về hợp đồng tín dụng ngân hàng”, Tạp chí khoa học pháp lý, (3), tr.1
4
5

7


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Văn bản quy phạm pháp luật
1.

Bộ luật Dân sự 1995 (Luật số 44/1995/CTN) ngày 28/10/1995


2.

Bộ luật Dân sự 2005 (Luật số 33/2005/QH11) ngày 14/6/2005

3.

Bộ luật Dân sự 2015 (Luật số 91/2015/QH13) ngày 24/11/2015

4.

Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 (Luật số 92/2015/QH13) ngày 25/11/2015

5.

Luật các Tổ chức tín dụng 1997 (Luật số 07/1997/QH10) ngày 12/12/1997

6.

Luật các tổ chức tín dụng 2004 (Luật số 20/2004/QH11) ngày 15/6/2004

7.

Luật các Tổ chức tín dụng 2010 (Luật số 47/2010/QH10) ngày 16/6/2010

8.

Luật Doanh nghiệp 2014 (Luật số 68/2014/QH13) ngày 26/11/2014

9.


Luật giao dịch điện tử 2005 (Luật số 51/2005/QH11) ngày 29/11/2005

10. Luật Phá sản 2014 (Luật số 51/2014/QH13) ngày 19/6/2014
11. Luật Ngân hàng Nhà nước 2010 (Luật số 46/2010/QH12 ngày 16/6/2010
12. Luật Thương mại 2005 (Luật số 36/2005/QH11) ngày 14/6/2005
13. Nghị định số 10/2010/NĐ-CP ngày 12/02/2010 của Thủ tướng Chính phủ về hoạt
động thông tin tín dụng.
14. Nghị định số 01/2005/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
ngày 31/3/2005 hướng dẫn thi hành Bộ luật tố tụng dân sự
15. Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam, về việc ban hành quy chế cho vay của TCTD đối với
khách hàng
16. Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 của Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân
hàng nước ngoài đối với khách hàng
Tài liệu tham khảo
Tiếng việt
17. Bộ giáo dục và đào tạo, Trung tâm ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam (1999), Đại từ
điển tiếng Việt năm 1999, Nhà xuất bản văn hóa - Thông tin, tr.1587
18. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI”,
Nxb Chính trị quốc gia – Sự thật Hà Nội, tr.109

72


19. Đỗ Văn Đại (2007), Không thực hiện đúng hợp đồng trong pháp luật thực định Việt Nam,
Báo cáo đề tài NCKH cấp Bộ, Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh.
20. Đỗ Văn Đại (2010), Luật Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Việt Nam – Bản án
và bình luận bản án, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội

21. Đỗ Văn Đại (2010), “Hoãn do không thực hiện đúng hợp đồng trong pháp Luật Việt
Nam”, Tạp chí Tòa án nhân dân, (8), tr.2
22. Đỗ Văn Đại – Mai Hồng Quỳ (2010), Tư pháp quốc tế Việt Nam, NXB Chính trị
quốc gia, Hà Nội
23. Đỗ Văn Đại (2010), Các biện pháp xử lý việc không thực hiện đúng hợp đồng trong
pháp luật Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
24. La Hồng (2006), Giải quyết tranh chấp về lãi suất cho vay trong HĐTD của các
TCTD tại Tòa án.
25. Lê Vũ Nam (2008), “Phá sản doanh nghiệp niêm yết và một số vấn đề phát sinh”,
Tạp chí chứng khoán, (10), tr.3
26. Nguyễn Thùy Trang (2010), “Về biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong hoạt
động tín dụng của các ngân hàng thương mại, một số nhận định từ góc độ
pháp lý đến thực tiễn”, Tạp chí Ngân hàng, (23), tr.3
27. Nguyễn Văn Vân (2000), “Mấy suy nghĩ về hợp đồng tín dụng ngân hàng”, Tạp chí
khoa học pháp lý, (3), tr.1, tr.3
28. Phan Thị Cúc (2012), Giáo trình lý thuyết tài chính – tiền tệ, phần 2 tái bản lần thứ
3, Nxb Phương Đông
29. Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh (2010), Giáo trình luật ngân hàng Việt
Nam, NXB Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh
30. Từ điển Luật học (2006), Bộ Tư Pháp, NXB Bộ Tư Pháp
Trang mạng
31. Sách chính trị, truy cập ngày: 1/5/2017.
32. Mấy suy nghĩ về hợp đồng tín dụng,
/2011/10/may-suy-nghi-ve-hop-ong-tin-dung-ngan.html, truy cập ngày:
1/5/2017.
33. Thông tin khoa học, truy
cập ngày: 21/5/2017.
73



34. Vi phạm hợp đồng trong pháp luật việt nam một số bất cập và định hướng hoàn
thiện, truy cập ngày: 1/7/2017.

74



×