Tải bản đầy đủ (.doc) (152 trang)

Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống cẩm chướng trồng chậu (dianthus chinensis l ) và nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật tới giống ideal crimson tại gia lâm hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (12.8 MB, 152 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT
NAM

NGUYỄN THỊ THANH THẢO

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN
CỦA MỘT SỐ GIỐNG CẨM CHƯỚNG TRỒNG
CHẬU (Dianthus Chinensis L.) VÀ NGHIÊN CỨU ẢNH
HƯỞNG CỦA MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT TỚI
GIỐNG
IDEAL CRIMSON TẠI GIA LÂM – HÀ
NỘI
Chuyên ngành:

Khoa học cây trồng

Mã số:

60.62.01.10

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Nguyễn Văn Phú

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, số liệu và
kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ
một học vị nào.


Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được
cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thanh Thảo

i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này tôi đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ
nhiệt tình của nhiều tập thể, cá nhân trong và ngoài nhà trường trong quá trình nghiên
cứu.
Lời đầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Văn Phú, người thầy
đã trực tếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thiện luận văn tốt nghiệp này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô trong Khoa Nông học – Học viện Nông
nghiệp Việt Nam đã tạo điều kiện cho tôi trong suốt thời gian học tập cũng như
hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo cùng toàn thể các cán bộ, kỹ sư
thuộc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Hoa cây cảnh – Viện Nghiên cứu Rau quả đã
tạo điều kiện cho tôi về vật chất và thời gian trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Để hoàn thành nghiên cứu này tôi còn nhận được sự động viên, khích lệ và
giúp đỡ của bạn bè và những người thân trong gia đình. Tôi xin chân thành cảm ơn
những tình cảm quý báu đó.

Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thanh Thảo

ii


MỤC LỤC

Lời cam đoan ................................................................................................................ i
Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii
Mục lục ...................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt.................................................................................................. vi
Danh mục bảng .......................................................................................................... vii
Danh mục hình .......................................................................................................... viii
Trích yếu luận văn ....................................................................................................... ix
Thesis
xi

abstract.............................................................................................................
Phần

1.


Mở

đầu

...........................................................................................................1
1.1.
Tính
cấp
...................................................................................1
1.2.
Mục
đích,
............................................................................1

thiết
yêu

của

cầu

của

đề

tài

đề


tài

1.2.1.

Mục đích .........................................................................................................1

1.2.2.

Yêu cầu ...........................................................................................................2

1.3.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn..........................................................................2

1.3.1.

Ý nghĩa khoa học .............................................................................................2

1.3.2.

Ý nghĩa thực tễn .............................................................................................2

Phần
2.
Tổng
quan
..........................................................................................3
2.1.
Giới thiệu
.........................................................3


chung

2.1.1.
Phân
loại,
bố......................................................................3
2.1.2.

về

cây

nguồn

tài

liệu

hoa

cẩm

chướng

gốc



phân


Giá trị sử dụng và giá trị kinh tế.......................................................................3

2.1.3.
Đặc
điểm
.....................................................................................4

thực

vật

học

2.1.4.

Yêu cầu ngoại cảnh của cây hoa cẩm chướng...................................................4

2.2.

Tình hình sản xuất hoa cẩm chướng và hoa trồng chậuError! Bookmark not defined.11

2.2.1.

Tình hình sản xuất hoa cẩm chướng ............. Error! Bookmark not defined.11

2.2.2.

Tình hình sản xuất hoa trồng chậu ............... Error! Bookmark not defined.11


3


2.3.

Tình hình nghiên cứu về hoa cẩm chướng và hoa trồng chậu .........................11

2.3.1.
Tình hình nghiên cứu về chọn tạo giống hoa cẩm chướng
..............................11
2.3.2.
Tình hình nghiên cứu về biện pháp kỹ thuật cho hoa trồng chậu
....................15
Phần
3.
Vật
liệu

............................................................
3.1.

4

phương

pháp

nghiên

cứu


Địa điểm nghiên cứu.........................................................................................


3.2.

Thời gian nghiên cứu ........................................................................................

3.3.

Đối tượng và vật liệu nghiên cứu ......................................................................

3.3.1.

Đối tượng nghiên cứu: ......................................................................................

3.3.2.

Vật liệu nghiên cứu...........................................................................................

3.4.

Nội dung nghiên cứu.........................................................................................

3.5.

Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................

3.5.1.


Thiết kế thí nghiệm ...........................................................................................

3.5.2.

Các chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp xác định.............................................

3.5.3.

Phân tích số liệu................................................................................................

3.5.4.

Quy trình kỹ thuật.............................................................................................

Phần 4. Kết quả và thảo luận
.......................................................................................
4.1.

Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển, năng suất, chất lượng của một
số giống cẩm chướng trồng chậu.......................................................................

4.1.1.

Đặc điểm hình thái............................................................................................

4.1.2.

Khả năng sinh trưởng, phát triển .......................................................................

4.1.3.


Các yếu tố cấu thành năng suất và chất lượng hoa của các giống cẩm
chướng trồng chậu
............................................................................................

4.1.4.

Tình hình sâu, bệnh hại .....................................................................................

4.2.

Ảnh hưởng của giá thể trồng đến khả năng sinh trưởng, phát triển của
giống hoa cẩm chướng Ideal Crimson ...............................................................

4.2.1.

Ảnh hưởng của giá thể trồng đến tỷ lệ sống và thời gian qua các giai
đoạn sinh trưởng của giống cẩm chướng Ideal Crimson ....................................

4.2.2.

Ảnh hưởng của giá thể trồng đến khả năng bật mầm của giống cẩm
chướng Ideal Crimson.......................................................................................

4.2.3.

Ảnh hưởng của giá thể trồng đến chiều cao cây của giống cẩm chướng
Ideal Crimson ...................................................................................................

4.2.4.


Ảnh hưởng của giá thể trồng đến các yếu tố cấu thành năng suất và chất
lượng của giống cẩm chướng Ideal Crimson .....................................................

4.3.

Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến sinh trưởng, phát triển và
khả năng ra hoa, chất lượng hoa của giống Ideal Crimson .................................

4.3.1.
4

Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến khả năng sinh trưởng, phát


triển của giống cẩm chướng Ideal Crimson .......................................................

5


4.3.2.
năng

Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến các yếu tố cấu thành
suất và chất lượng của giống Ideal Crimson ......................................................

4.4.
trưởng,

Ảnh hưởng của phân bón gốc có tỷ lệ npk khác nhau đến sinh

phát triển và chất lượng hoa của giống Ideal Crimson .......................................

4.4.1.

Ảnh hưởng phân bón qua gốc có tỷ lệ NPK khác nhau đến động thái tăng
trưởng chiều cao cây của giống cẩm chướng Ideal Crimson ..............................

4.4.2.

Ảnh hưởng phân bón qua gốc có tỷ lệ NPK khác nhau đến các yếu tố cấu
thành năng suất và chất lượng của giống Ideal Crimson
....................................

Phần
5.
Kết
luận

......................................................................................

kiến

5.1.
Kết
............................................................................................................
5.2.

nghị
luận


Kiến nghị ..........................................................................................................

Tài liệu tham khảo..........................................................................................................
Phụ
.........................................................................................................................

5

lục


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng việt

CDL

: Chiều dài lá

CT

: Công thức

CV

: Hệ số biến động

ĐC


: Đối chứng

EU

: Liên minh Châu Âu

LSD0,05

: Giới hạn nhỏ nhất sai khác có ý nghĩa khi
so sánh ở xác suất 95%

6


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1

Một số đặc điểm của các giống hoa cẩm chướng trồng chậu ........... .......... 22

Bảng 4.1

Một số đặc điểm hình thái của các giống cẩm chướng trồng chậu .............. 29

Bảng 4.2

Tỷ lệ sống và thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng của các giống
cẩm
chướng
trồng

chậu

................................................................................. Bảng 4.3

Khả năng bật mầm của

các giống cẩm chướng trồng chậu ............................. Bảng 4.4

Động thái tăng trưởng

chiều cao cây của các giống cẩm chướng trồng chậu ........... Bảng 4.5

Động thái tăng

trưởng số lá của các giống cẩm chướng trồng chậu ................ Bảng 4.6

Các yếu tố cấu

thành năng suất của các giống cẩm chướng trồng chậu.............. Bảng 4.7

Chất lượng

hoa của các giống cẩm chướng trồng chậu .................................. Bảng 4.8

Mức độ sâu,

bệnh hại chính của các giống cẩm chướng trồng chậu................ Bảng 4.9

Tỷ lệ sống và


thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng của giống cẩm
chướng Ideal Crimson trồng các loại giá thể khác nhau .................................
Bảng 4.10 Ảnh hưởng của giá thể đến khả năng bật mầm của giống cẩm chướng
Ideal Crimson................................................................................................
Bảng 4.11 Ảnh hưởng của giá thể trồng đến động thái tăng trưởng chiều cao cây
của giống cẩm chướng Ideal Crimson............................................................
Bảng 4.12 Ảnh hưởng của giá thể trồng đến các yếu tố cấu thành năng suất và
chất lượng của giống cẩm chướng Ideal Crimson ..........................................
Bảng 4.13 Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến khả năng bật mầm của
giống cẩm chướng Ideal Crimson ..................................................................
Bảng 4.14 Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến động thái tăng trưởng
chiều cao của giống cẩm chướng Ideal Crimson ............................................
Bảng 4.15 Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến động thái tăng trưởng
chiều dài lá của giống cẩm chướng Ideal Crimson .........................................
Bảng 4.16 Ảnh hưởng của các loại phân bón qua lá đến các yếu tố cấu thành năng
suất và chất lượng của giống hoa cẩm chướng trồng chậuIdeal Crimson
........................................................................................................
Bảng 4.17 Ảnh hưởng của phân bón qua gốc có tỷ lệ NPK khác nhau đến động
thái tăng trưởng chiều cao cây của giống cẩm chướng Ideal Crimson ............
Bảng 4.18 Ảnh hưởng của phân bón qua gốc có tỷ lệ NPK khác nhau đến các yếu
tố cấu thành năng suất và chất lượng của giống cẩm chướng Ideal
Crimson ........................................................................................................
vii


DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1.

Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các giốngcẩm chướng trồng


chậu.......... Hình 4.2.

Động thái tăng trưởng số lá trên cây của các giốngcẩm chướng

trồng chậu .......... Hình 4.3. Ảnh hưởng của giá thể trồng đến động thái tăng trưởng
chiều cao cây
của giống cẩm chướng Ideal Crimson............................................................
Hình 4.4. Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến động thái tăng trưởng
chiều cao cây của giống cẩm chướng Ideal Crimson......................................
Hình 4.5. Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến động thái tăng trưởng
chiều dài lá của giống cẩm chướng Ideal Crimson .........................................
Hình 4.6. Ảnh hưởng của phân bón qua gốc có tỷ lệ NPK khác nhau đến động
thái tăng trưởng chiều cao cây của giống cẩm chướng Ideal Crimson ............

8


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN

Tên tác giả: Nguyễn Thị Thanh Thảo
Tên Luận văn: “Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống cẩm chướng
trồng chậu (Dianthus Chinensis L) và nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ
thuật tới giống Ideal Crimson tại gia lâm – Hà Nội”.
Ngành: Khoa học cây trồng

Mã số: 60.62.01.10

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
- Tuyển chọn được một số giống hoa cẩm chướng chậu có triển vọng đưa

vào khảo nghiệm sản xuất tại vùng đồng bằng Bắc Bộ, góp phần làm phong phú bộ
giống hoa cẩm chướng cho sản xuất hoa tại Việt Nam.
- Xác định được một số biện pháp kỹ thuật thích hợp cho giống cẩm
chướng chậu Ideal Crimson tại Gia Lâm – Hà Nội
Phương pháp nghiên cứu
* Thí nghiệm 1: Đánh giá khả năng sinh trưởng và phát triển của 5 giống hoa
cẩm chướng trồng chậu nhập nội và so sánh với giống đối chứng Đỏ cờ (giống đang
trồng phổ biến trong sản xuất hiện nay) trong vụ thu đông 2015. Thí nghiệm gồm
6 công thức với 6 giống hoa cẩm chướng: Ideal Violet Picotee, Ideal Crimson,
Telstar Mixed, Rainbow Pink, Pink và giống Đỏ cờ (Đ/C).
* Thí nghiệm 2:Ảnh hưởng của giá thể trồng đến khả năng sinh trưởng,
phát triển của giống Ideal Crimson; nghiên cứu trên 4 loại giá thể: Đất phù sa (đối
chứng),
1/2 đất phù sa + 1/2 xơ dừa; 1/3 đất phù sa + 1/3 xơ dừa + 1/3 phân chuồng; 1/2 đất
phù sa + 1/2 phân chuồng.
* Thí nghiệm 3:Ảnh hưởng của phân bón lá đến sinh trưởng, phát triển và khả
năng ra hoa, chất lượng hoa của giống Ideal Crimson; nghiên cứu trên 4 loại phân
bón qua lá: Đầu Trâu 009; Plant soul 3; Seaweed 95%; Komix; đối chứng không phun.
* Thí nghiệm 4:Ảnh hưởng của phân bón qua gốc có tỷ lệ NPK khác nhau đến
sinh trưởng, phát triển và chất lượng hoa của giống Ideal Crimson (dùng phân

9


Đầu Trâu); nghiên cứu 3 loại phân: NPK 20-20-15; NPK 20-20-15 + Te; NPK 13-13-13
+ Te; đối chứng (không bón phân).

10



Các thí nghiệm đều được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên đầy đủ (CRB) với 3 lần
nhắc lại. Các công thức đều được bố trí trồng trong chậu. Mỗi chậu trồng 3 cây,
kích thước chậu trồng là 14 x16cm. Mỗi ô tương ứng với 1 công thức thí nghiệm/1 lần
nhắc lại. Kích thước mỗi ô thí nghiệm có chiều rộng là 1m, chiều dài 2m; mỗi ô thí
nghiệm gồm 20 chậu. Theo dõi 10 cây/công thức, định kỳ theo dõi 15 ngày/lần.
Các thí nghiệm đều được bố trí trong điều kiện tự nhiên.
Các thí nghiệm: Thí nghiệm 1, thí nghiệm 3 và thí nghiệm 4 trồng trên nền giá thể
1/3 đất phù sa + 1/3 phân chuồng + 1/3 xơ
dừa.
Thời vụ trồng: Tháng 10/2015
Yếu tố phi thí nghiệm: Các thí nghiệm được chăm sóc theo quy trình của Viện
Nghiên cứu Rau quả năm 2015.
Kết quả nghiên cứu chính và kết luận
Kết quả bước đầu đã xác định được 3 giống triển vọng gồm Ideal Crimson, Ideal
violet Picotee, Rainbow Pink. Đây là những giống có khả năng sinh trưởng, phát triển
tốt (tỷ lệ sống >87%, năng suất, chất lượng hoa cao (tỷ lệ cây đạt têu chuẩn xuất
vườn
>84%, số cành hoa/câyđạt từ 4,53-5,00 cành), đặc biệt có độ bền hoa chậu cao từ 28-31
ngày, màu sắc hoa đẹp và mới lạ được thị trường chấp nhận (màu đỏ nhung, đỏ
sẫm, hồng viền trắng).
Trồng cẩm chướng chậu trên giá thể được phối trộn 1/3 đất phù sa +1/3 xơ dừa
+
1/3 phân chuồng cây sinh trưởng phát triển tốt tỷ lệ sống tăng 1,1%, năng suất và chất
lượng hoa cao. Trong quá trình sinh trưởng phát triển của cây bón phân qua gốc NPK
20-20-15 + Te và phun bổ sung phân bón qua lá Đầu trâu 009 hoặc Plant soul 3 có tác
dụng thúc đẩy quá trình sinh trưởng phát triển của cây, tăng năng suất và chất
lượng hoa. Tỷ lệ cây đạt tiêu chuẩn xuất vườn đạt >90%, độ bền hoa chậu >32 ngày
đặc biệt chậu hoa có bộ tán đẹp, cân đối.
Từ khóa: Cẩm chướng trồng chậu, tuyển chọn giống, sinh trưởng, phát triển.


10


THESIS ABSTRACT
Author: Nguyen Thi Thanh Thao
Title of the thesis: "Evaluation of growth and development of potential potted Dianthus
cultivars (Dianthus chinensis L.) and influence of technical measures on growth and
development of Ideal Crimson cultvar in Gia Lam, Hanoi.
Sector: Crop Science

Code: 60.62.01.10

Education organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Objectives
To select potental potted Dianthus varieties to introduce into practice in the
northern delta region, contributing to the collection of Dianthus varietes for
production in Vietnam.
To identfy technical measures suitable for poted Dianthus cultivar Ideal
Crimson in Gia Lam – Hanoi
Methodology
* Experiment 1: Evaluation of growth and development of the 5 introduced
potted Dianthus cultivars,

and comparing with the control variety Do Co (which is

currently popular in practice) in the autumn and winter season in 2015. The experiment
consisted of 6 treatments with 6 cultvars of Dianthus: Violet Picotee Ideal, Ideal
Crimson, Telstar Mixed, Rainbow Pink, Pink and Do Co (Control). The experiment was
arranged


in

randomized

cultivar/variety was

block design (RBD) with three

considered a

replications.

Each

treatment; mornitoring and measurement

was conducted on 10 plants/treatment/replicaton every 15 days.
* Experiment 2: Effect of potting media on growth and development of
Crimson Ideal cultivar; 4 different media: Alluvial soil (control); 1/2 alluvium soil + 1/2
cocopeat; 1/3 alluvial soil + 1/3 cocopeat + 1/3 manure; 1/2 alluvial soil + 1/2 manure.
* Experiment 3: Effect of foliar fertilizers on growth and development and
fower quality of the Ideal Crimson cultivar; 4 types of foliar fertilizers: Dau Trau 009;
Plant soul 3; Seaweed 95%; Komix; the control treatment was applied no foliar spray
* Experiment 4: Efect of NPK fertilizers (Dau Trau fertilizers) at different
NPK proportons on growth, development and fower quality of the Ideal Crimson
11


cutvar; 4 treatments with different NPK proportions were NPK 20-20-15; NPK 20-2015 + Te; NPK 13-13-13 + Te; and the control treatment (no fertilizer application).
The experiments were arranged in completely randomized block design

(CRBD) with 3 replications. The plants were planted in pots. Each pot, sized 14 cm
x16 cm, consistng of 3 plants. Each plot was 1 m wide and 2 m long; containing 20
pots. Mornitoring and measurement was conducted on 10 plants each treatment every
15 days.
Potting medium in the experiment 1, 3 and 4 was a mixture of 1/3 alluvial soil +
1/3 manure+ 1/3 cocopeat;
Plantng season: October 2015
Non-experimental factors: The cultivation protocol of the Fruit and Vegetable
Research Insttute (2015) was employed in the study.
The main results and conclusions
The inital results suggest three potental cultvars of Crimson Ideal, Ideal
Picotee Violet, Rainbow Pink. Those were capable of growing and developing well
(survival proporton > 87% (proportion for transplanting was 84%, number of shoots
per plant ranged from 4.53 -5.00), and producing high-quality flowers with long
longevity (28-31 days), and beautiful colors (red velvet, dark red, pink and whitebordered).
Studying technical measures on the Ideal Crimson cultivar indicated that: the
pottng mixture of 1/3 alluvium + 1/3 cocopeat + 1/3 manure produced the best
growth and development, increasing the plant’s survival rate by 1.1% and high flower
quality. Application of the fertilizer of NPK (20-20-15) + Te

with additonal foliar

spray of Plant Soul 3 or Buffalo 009 promoted the plants' growth and development,
improving fower yield and quality. Percentage of the plants satsfied requirements
for marketing were over 90%, with longevity > 32 days, and partcularly beautful
and well- proportioned canopy.
Keywords: poted Dianthus, varietal selection, growth and development

xii



PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong những năm gần đây, hoa là mặt hàng nông sản đã làm thay đổi
bộ mặt của nhiều vùng quê Việt Nam. Nhiều hộ gia đình đã giàu lên, nhờ mạnh
dạn chuyển đổi cơ cấu từ các cây trồng khác sang trồng hoa. Hoa không chỉ là vẻ
đẹp của thiên nhiên, có giá trị về thẩm mỹ mà còn có giá trị kinh tế cao. Hoa đã
trở thành một sản phẩm đặc biệt, có vị trí quan trọng trong sản xuất nông
nghiệp.
Ngành sản xuất hoa hiện nay tập trung theo 2 hướng chính là sản xuất hoa
cắt cành và sản xuất hoa chậu. Sản xuất hoa chậu đang có tềm năng phát triển
rất lớn, tuy nhiên ở Việt Nam đây vẫn còn là một ngành khá mới mẻ và chưa có
sự quan tâm và đầu tư nhiều.
Trong các chủng loại hoa chậu đang được sản xuất ở Việt Nam hiện nay
thì cẩm chướng (Dianthus Chinensis L.) đang là loại hoa rất được ưa chuộng do
có khả năng thích nghi cao nên có thể trồng được nhiều vụ trong năm. Tuy nhiên,
các giống cẩm chướng chậu đang sản xuất hiện nay vẫn còn hạn chế cả về chủng
loại và màu sắc. Cùng với đó, các biện pháp kỹ thuật sử dụng trong sản xuất hoa
cẩm chướng chậu hiện nay đều dựa vào những kinh nghiệm là chủ yếu chưa
có sự quan tâm nghiên cứu dẫn đến năng suất và chất lượng không cao. Để đáp
ứng được nhu cầu của thị trường hiện nay thì đòi hỏi hoa cẩm chướng chậu
phải có bộ giống phong phú, đẹp và đa dạng hơn, các biện pháp kỹ thuật cũng
cần phải được quan tâm nghiên cứu sâu hơn để nâng cao năng suất và chất
lượng hoa. Do vậy song song với công tác nhập nội giống để tuyển chọn ra các
giống mới phục vụ cho sản xuất cũng phải nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật
phù hợp tạo điều kiện cho giống sinh trưởng phát triển tốt cho năng suất và
chất lượng hoa cao nhất. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi tiến hành đề
tài: “Đánh giá khả năng sinh trưởng phát triển của một số giống cẩm
chướng trồng chậu (Dianthus Chinensis L.) và nghiên cứu ảnh hưởng của một
số biện pháp kỹ thuật tới giống Ideal Crimson tại Gia Lâm – Hà Nội”.

1.2. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1. Mục đích

1


Đề xuất được các giống cẩm chướng trồng chậu có triển vọng phục vụ têu
dùng và trang trí cảnh quan, góp phần làm phong phú thêm bộ giống hoa cẩm
chướng trồng chậu cho Hà Nội.

2


Đề xuất được một số biện pháp kỹ thuật thích hợp cho giống cẩm chướng
chậu Ideal Crimson tại Gia Lâm – Hà Nội.
1.2.2. Yêu cầu
- Xác định một số đặc điểm hình thái của các giống hoa cẩm chướng trồng
chậu.
- Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của các giống hoa cẩm chướng
trồng chậu.
- Đánh giá khả năng chống chịu với sâu bệnh hại của các giống hoa cẩm
chướng trồng chậu.
- Đánh giá năng suất và chất lượng hoa của các giống hoa cẩm chướng
trồng chậu.
- Đánh giá ảnh hưởng của giá thể trồng đến sinh trưởng, phát triển, năng
suất và chất lượng hoa của giống Ideal Crimson.
- Đánh giá ảnh hưởng của phân bón lá tới khả năng sinh trưởng phát
triển và chất lượng hoa của giống cẩm chướngIdeal Crimson.
- Đánh giá ảnh hưởng của tỷ lệ phân bón (qua gốc) đến sinh trưởng phát
triển, năng suất và chất lượng hoa của giống Ideal Crimson.

1.3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
- Kết quả nghiên cứu của đề tài đã cung cấp các dẫn liệu khoa học có giá
trị về đặc điểm sinh trưởng, phát triển và năng suất, chất lượng của một số giống
hoa cẩm chướng trồng chậu mới nhập nội tại Gia Lâm – Hà Nội.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở để xây dựng và hoàn thiện quy
trình trồng và chăm sóc hoa cẩm chướng trồng chậu tại Hà Nội.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài đã giới thiệu được cho sản xuất giống hoa
cẩm chướng Idial Crimson trồng chậu mới đáp ứng được nhu cầu thị trường và
trang trí cảnh quan đồng thời đã xây dựng được một số biện pháp kỹ thuật
trồng và chăm sóc để nâng cao chất lượng hoa cho giống Ideal Crimson làm cơ sở
để pháp triển rộng ngoài sản xuất.

3


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÂY HOA CẨM CHƯỚNG
2.1.1. Phân loại, nguồn gốc và phân bố
Tên khoa học: Dianthus chinensis L.
Tên Việt Nam: Cẩm chướng Gấm, cẩm
chướng lùn, cẩm chướng chậu, cẩm chướng
Tàu, Thạch trúc (Trung tâm dữ liệu thực vật
Việt Nam, 2016)
Tên Tiếng Anh: Annual Pink, China Pink,
Indian Pink (Lim T.K., 2013)
Lớp: Dicotylendones (hai lá mầm)
Bộ: Caryophyllales (Cẩm chướng)
Họ: Caryophyllaceae (Cẩm chướng)

Chi: Dianthus
Cẩm chướng Gấm, hay cẩm chướng chậu, (Dianthus chinensis L.) là loại
thực vật có hoa thuộc họ Cẩm chướng (Caryophyllaceae), chi Cẩm chướng
(Dianthus). Cây có nguồn gốc ở vùng đông Á (phía bắc Trung Quốc, Hàn Quốc,
Mông Cổ), Ấn Độ, Nepal (US National plant germplasm system, 2016),
Kazahkhstan và phía đông nam nước Nga (Lim T.K., 2013). Cây có khả năng
thích nghi rộng, hiện nay được trồng rộng rãi ở các khu vực ôn đới và cận nhiệt
đới (Lim T.K., 2013). Cây cẩm chướng gấm được du nhập vào Việt Nam từ đầu
thế kỷ 20 và hiện nay được trồng nhiều ở một số địa phương như Sa Pa, Hà Nội,
Hải Phòng, Đà Lạt, thành phố Hồ Chí Minh…
2.1.2. Giá trị sử dụng và giá trị kinh tế
Hoa cẩm chướng Gấm có ưu điểm cành nhỏ, màu sắc hoa đa dạng,
bắt mắt, dễ vận chuyển nên được trồng chủ yếu được trồng trong chậu làm hoa
cảnh ở công viên và các nơi công cộng, hoặc làm hoa cắt cành (Missouri botanical
garden, 2016).
Cây cẩm chướng Gấm cũng là một trong những cây dược liệu quan trọng
được người Trung Quốc sử dụng trong suốt hơn 2000 năm. Cây có chứa
4


saponin và tnh dầu (gồm có eugenol, phenylethyl alcohol, metyl salicylat) có
tác dụng

5


lợi tểu, và chữa các bệnh về đường
ruột.
Hoa cẩm chướng gấm có vị cay mát, còn có thể được sử dụng để chế biến
món ăn như làm bánh, súp và trộn sa-lát (Lim T.K., 2013).

2.1.3. Đặc điểm thực vật học
- Rễ: Cây cẩm chướng có bộ rễ chùm phát triển mạnh, ăn sâu dưới đất từ
10-15cm. Rễ chính cùng với rễ phụ tạo thành bộ rễ khoẻ mạnh để chống đổ
và hút nước, các chất dinh dưỡng.
- Thân: Cẩm chướng gấm là loại cây thân thảo hàng năm, cao trung bình
từ 30 tới 50 cm, thường mọc thành bụi nhỏ. Thân cây mọc thẳng đứng, nhỏ và
mảnh mai, có nhiều đốt ngắn và phân nhánh nhiều (Botacchi A.C., 1986).
- Lá: cây cẩm chướng có lá đơn, màu xanh lục hoặc xanh xám, mọc đối
diện với nhau từ các đốt thân. Phiến lá dày, hình lưỡi mác, có kích thước
khoảng
3-5 cm dài và 2-4 cm rộng; mép lá trơn, mặt lá nhẵn không có độ bóng (Flora of
China, 2016). Trên mặt lá có phủ một lớp phấn trắng, mỏng và mịn, có tác dụng
làm giảm sự thoát hơi nước.
- Hoa: cẩm chướng lùn có dạng hoa đơn và hoa kép. Hoa mọc ở đầu cành,
có kích thước 2.5-4 cm. Đài hoa hình trụ, kích thước 1.5--2.5 cm × 0.4--5 mm.
Hoa có 4 lá bắc nhỏ, hình trứng; cuống hoa nhỏ, dài 1-3 cm. Cánh hoa có đường
kính 2,5-4cm, các cạnh có răng cưa, cánh hoa dính nhau. Hoa cẩm chướng
thường không có mùi (Botacchi A.C., 1986); có nhiều màu sắc từ trắng, hồng
nhạt tới đỏ sẫm; ngay cả trên một bông hoa cẩm chướng cũng có thể có 2-3 màu
khác nhau (Missouri botanical garden, 2016). Cây cẩm chướng gấm có thể trồng
và ra hoa quanh năm; tuy nhiên với khí hậu của miền Bắc Việt Nam, vụ đông là
phù hợp hơn vụ hè.
- Quả: Thuộc quả nang mở van ở đỉnh. Quả hình trụ có một đầu
nhọn, trong quả có 5 ngăn hạt. Mỗi quả thường có từ 100-200 hạt.
- Hạt: Hạt cẩm chướng nhỏ và nằm bên trong quả. Hạt thường có màu
đen hình trứng (Lim T.K., 2013).
2.1.4. Yêu cầu ngoại cảnh của cây hoa cẩm chướng
- Ánh sáng: Cẩm chướng Gấm là loại cây ưa nắng. Ánh sáng thích hợp
trong giai đoạn cây nảy mầm từ 10000-20000 Lux. Giai đoạn cây phát triển
6



mạnh yêu cầu ánh sáng cao hơn khoảng 30.000 Lux (Pan American Seed, 2003).
Trong quá trình phân hoá, nếu cường độ ánh sáng cao (>30.000 Lux) cây sẽ

7


ra hoa sớm, còn nếu cường độ ánh sáng thấp (<10.000 Lux) sẽ kéo dài
thời gian sinh trưởng, cây ra nụ và nở hoa muộn (Botacchi A.C., 1986).
- Nhiệt độ: Cẩm chướng Gấm là loại cây trồng ưa thời tết mát mẻ. Nhiệt
o

độ thích hợp cho hạt nảy mầm và cho cây sinh trưởng là 18-25 C, tối ưu là 15 ~
o

o

20 C. Cây sau ra ngôi yêu cầu nhiệt độ ban đêm khoảng 15 C và nhiệt độ ban
o

ngày cao hơn khoảng 5-7 C (Botacchi A.C., 1986). Nhiệt độ ban đêm thấp (dưới
o

15 C) có thể làm chậm quá trình ra hoa ở một số giống hoa cẩm chướng lai
(Dansereau K.et al., 2007).
- Đất: Cây cẩm chướng ưa các loại đất thịt nhẹ, tơi xốp, có nhiều mùn,
giàu dinh dưỡng, đất thoát khí, giữ ẩm tốt, và có khả năng trao đổi ion cao.
Vì vậy giá thể trồng cẩm chướng phải đảm bảo độ tơi xốp, thông thoáng và có khả
năng giữ ẩm và thoát nước tốt (Botacchi A.C., 1986).

- Độ ẩm đất và nước tưới: Cẩm chướng là cây trồng cạn, không chịu
được úng ngập, độ ẩm đất thích hợp là 40-70%, tối thích là 60-70%. Vì vậy, cần
tưới nước theo nhu cầu của cây, không tưới quá nhiều nước để tránh hiện tượng
thối rễ (Botacchi A.C., 1986), biện pháp tưới nước phù hợp nhất là tưới nhỏ giọt.
- Độ pH: độ pH từ 5,8-6,5 là thích hợp nhất với cây cẩm chướng. Giá
thể trồng quá kiềm và quá chua đều ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng, phát
triển của cây (Pan American Seed, 2003).
2.2. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT HOA CẨM CHƯỚNG VÀ HOA TRỒNG CHẬU
2.2.1. Tình hình sản xuất hoa cẩm chướng
2.2.1.1. Tình hình sản xuất hoa cẩm chướng trên thế giới.
Hoa cẩm chướng là một trong những loại hoa được ưa chuộng nhất
trên thế giới. Các nước chuyên sản xuất hạt giống hoa cẩm chướng
(Dianthus chinensis L.) trên thế giới gồm Pháp, Nhật, Mỹ (Kwong F.Y., 2005a).
Trung Quốc đứng đầu thế giới về diện tích canh tác hoa cẩm chướng với
trên 5000 ha. Trong giai đoạn 2005-2013, diện tích canh tác hoa củaTrung Quốc
tăng mạnh (68%), riêng diện tích hoa cẩm chướng tăng 125%, từ 2362 ha
năm
2005 tới 5312 ha vào năm 2013 (Gordon Hanks, 2015c).
Columbia đứng thế hai thế giới về diện tích canh tác cẩm chướng,
khoảng hơn 1000 ha (Gordon Hanks, 2015d). Sản lượng hoa cẩm chướng
Colombia xuất sang Thụy Điển trong giai đoạn 2005-2009 chiếm khoảng 65%
8


sản lượng hoa cẩm chướng được nhập vào nước này, và 98% hoa cẩm chướng
được nhập từ nước phát triển vào Thụy Điển, đạt giá trị khoảng 1,7 triệu
bảng Anh (The Swedish Chambers of Commerce, 2011). Tương tự, tại thị trường
Vương quốc Anh, quốc gia Nam Mỹ Colombia thu được hơn 14 triệu bảng Anh
từ xuất khẩu cẩm chướng (Gorden Hanks, 2015a).
Cùng với Colombia, Hà Lan là nước đứng đầu về sản lượng hoa cẩm

chướng xuất khẩu vào thị trường EU với hơn 88 triệu bảng Anh (Gordon Hanks,
2015b). Riêng ở thị trường Vương quốc Anh, Hà Lan (2013) thu về khoảng 35
triệu bảng Anh từ việc xuất khẩu hoa cẩm chướng sang thị trường Vương quốc
Anh, trở thành nước đạt doanh thu lớn nhất về xuất khẩu hoa cũng như hoa cẩm
chướng tại nước này (Gorden Hanks, 2015a).
Tây Ban Nha và Ý được biết đến là hai nước châu Âu sản xuất hoa cẩm
chướng đẹp nhất châu Âu.Tại đây, hoa cẩm chướng là một trong những loại hoa
truyền thống quan trọng nhất, cùng với hoa cúc và hoa hồng. Mặc dù Tây Ban
Nha, diện tích cẩm chướng có xu hướng giảm mạnh, từ 923 ha (2008) xuống còn
469 ha (2012); khiến sản lượng giảm một nửa, từ hơn 1324 triệu cành xuống
còn
788 triệu cành (Gordon Hanks, 2015g), tuy nhiên Tây Ban Nha vẫn là một trong
những nước thu được doanh thu lớn thông qua xuất khẩu hoa cẩm chướng.
Năm
2013, xuất khẩu cẩm chướng của Tây Ban Nha sang UK đạt khoảng 6 triệu £, trở
thành nước thứ 4 có sản lượng xuất khẩu hoa cẩm chướng lớn nhất tại thị trường
này (Gorden Hanks, 2015a). Tương tự, nước Ý với 722 ha hoa cẩm chướng
(Gordon Hanks, 2015h) đã thu về khoảng 4,4 triệu bảng Anh thông qua xuất
khẩu hoa này sang UK, xếp thứ 6 về sản lượng nhập khẩu tại Vương quốc Anh
(Gordon Hanks, 2015k).
Nhật Bản cũng là một trong những nước có thế mạnh về canh tác các loại
hoa truyền thống. Cẩm chướng có diện tích canh tác lớn thứ 5 trong số các
loại hoa được canh tác chính tại Nhật Bản. Tuy nhiên, diện tích trồng cẩm
chướng của Nhật Bản trong những năm gần đây có xu hướng giảm nhẹ, đạt
khoảng 367 ha năm 2012, giảm hơn 14% so với năm 2006; sản lượng đạt
388 triệu cành (2008), giảm hơn 20% so với năm 2006 (Gordon Hanks, 2015d).
Tại Kenya, cẩm chướng là loại hoa quan trọng thứ 2 sau hoa hồng. Trong
những năm gần đây, diện tích cẩm chướng tại Kenya có xu hướng tăng. Năm
9



×