Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

CHUYÊN ĐỀ: BÀI 37 – MỘT SỐ LOẠI VACXIN VÀ THUỐC THƯỜNG DÙNG ĐỂ PHÒNG VÀ CHỮA BỆNH CHO VẬT NUÔI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.11 KB, 20 trang )

MỤC LỤC
PHẦN I. GIỚI THIỆU CHUYÊN ĐỀ:..................................................................1
1. Lý do chọn chuyên đề.......................................................................................1
2. Mục tiêu của chuyên đề:...................................................................................1
3. Đối tượng:..........................................................................................................2
4. Ý nghĩa của chuyên đề:.....................................................................................2
5. Thiết bị dạy học/học liệu:.................................................................................2
6. Nội dung chuyên đề:.........................................................................................2
PHẦN II. TỔ CHỨC DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ...................................................2
1. Thời lượng:........................................................................................................2
2. Kế hoạch dạy học:.............................................................................................3
2.1. Kế hoạch dạy học tiết 1: Vacxin................................................................3
2.2. Kế hoạch dạy học tiết 2: Thuốc Kháng sinh...........................................10
PHẦN III: TỔ CHỨC KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP...........16


CHUYÊN ĐỀ: BÀI 37 – MỘT SỐ LOẠI VACXIN VÀ THUỐC THƯỜNG
DÙNG ĐỂ PHÒNG VÀ CHỮA BỆNH CHO VẬT NUÔI
PHẦN I. GIỚI THIỆU CHUYÊN ĐỀ:
1. Lý do chọn chuyên đề
Vacxin và thuốc kháng sinh là những chế phẩm sinh học rất quan trọng, co
vai trò to lớn trong việc phòng, chống bệnh. Vac xin là một công cụ rất hiệu quả
trong dự phòng các bệnh nhiễm trùng, giúp giảm tỷ lệ mắc bệnh và tử vong, nâng
cao sức khỏe cho cả con người và vật nuôi. Thuốc kháng sinh là các loại thuốc co
khả năng giết chết vi khuẩn gây bệnh viêm nhiễm co hại cho cơ thể vật nuôi. Tuy
nhiên, hiện nay việc lạm dụng thuốc kháng sinh trong xã hội noi chung đã gây ra
tình trạng kháng kháng sinh - vấn nạn toàn cầu ảnh hưởng tới sức khỏe mọi người
dân và đe dọa sự phát triển bền vững của tất cả các quốc gia. Việt Nam nằm trong
top các quốc gia phổ biến nhất về kháng kháng sinh. Vì vậy việc hiểu rõ về đặc
điểm, vai trò, tác dụng, cách bảo quản, sử dụng vacxin và thuốc kháng sinh để co
cách sử dụng phù hợp là rất cần thiết.


Xuất phát từ cơ sở trên, tôi đã chọn chuyên đề “ Một số loại Vacxin va
thuốc thường dùng để phòng va chữa bệnh cho vật nuôi”.
2. Mục tiêu của chuyên đề:
2.1. Về kiến thức:
- Nêu được khái niệm, vai trò và đặc điểm của vacxin.
- Nêu và giải thích một số điểm khi sử dụng và bảo quản vacxin.
- Nêu được khái niệm, đặc điểm và nguyên tắc sử dụng thuốc kháng sinh.
- Phân biệt được vai trò của vacxin và thuốc kháng sinh trong phòng, chống bệnh
cho vật nuôi.
- Biết được một số loại kháng sinh thường dùng trong chăn nuôi và một số loại
kháng sinh từ thảo mộc.
2.2. Về kĩ năng:
- Phát triển kĩ năng tư duy logic.
- Phát triển kĩ năng tư duy kĩ thuật.
2.3. Về thái độ:
- Co ý thức vận dụng kiến thức về vacxin và thuốc kháng sinh để sử dụng đúng
cách trong chăn nuôi.
- Co thái độ không đồng tình với cách sử dụng, bảo quản vacxin, thuốc kháng sinh
sai lầm, không đúng cách.
- Vận động gia đình và những người xung quanh tuân thủ nghiêm túc các chú ý khi
sử dụng và bảo quản vacxin, tuân thủ nghiêm túc các nguyên tắc sử dụng thuốc


kháng sinh trong chăn nuôi cũng như trong xã hội loài người nhằm hạn chế tình
trạng kháng kháng sinh hiện nay ngày càng nhiều ở nước ta.
2.4. Định hướng các năng lực co thể hình thành và phát triển cho học sinh:
- Năng lực tự học.
- Năng lực hợp tác.
- Năng lực khám phá và giải quyết vấn đề.
- Năng lực vận dụng kiến thức đã học vào việc sử dụng và bảo quản vacxin đúng

cách, vào việc sử dụng thuốc kháng sinh đúng nguyên tắc.
3. Đối tượng:
Học sinh khối 10 trường THPT Nguyễn Thái Học - Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc
4. Ý nghĩa của chuyên đề:
- Thông qua việc dạy học chuyên đề “ Một số loại Vacxin va thuốc thường
dùng để phòng va chữa bệnh cho vật nuôi” từ đo phát triển một số năng lực cho
học sinh: Năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực khám phá và giải quyết vấn
đề, năng lực vận dụng kiến thức.
- Qua việc tìm hiểu về vai trò, đặc điểm, cơ chế tác dụng của vacxin và thuốc
kháng sinh mà học sinh co kiến thức và co ý thức sử dụng vacxin, thuốc kháng sinh
hợp lý gop phần hạn chế tình trạng kháng kháng sinh trong xã hội hiện nay.
5. Thiết bị dạy học/học liệu:
- Kế hoạch bài học.
- Video clip về cơ chế tác dụng của vacxin, co thể sử dụng video trên:
/>- Video clip về khái niệm, bản chất của thuốc kháng sinh co thể sử dụng video:
/>- Máy tính + máy chiếu+ màn hình.
- Sách giáo khoa và Sách giáo viên Công nghệ 10.
- Ngoài ra, co thể sử dụng một số tranh ảnh giới thiệu về một số loại vacxin phòng
bệnh ở vật nuôi, một số loại vacxin phòng bệnh ở người.
- Co thể sử dụng một số tranh ảnh về một số bệnh ở vật nuôi co thể dùng kháng
sinh để điều trị như Tụ huyết trùng ở Gà, Dịch Tả ở Lợn, một số bệnh ở người cần
dùng kháng sinh để điều trị: Viêm phổi, Viêm ruột, Viêm kết mạc Mắt…
6. Nội dung chuyên đề:
Cấu trúc nội dung bài 37: chia làm 2 tiết
1. Tiết 1: - Khái niệm về Vacxin.
- Đặc điểm một số loại Vacxin thường dùng trong chăn nuôi.
- Chú ý khi sử dụng và bảo quản Vacxin.
2. Tiết 2: - Khái niệm về thuốc Kháng sinh.
- Một số đặc điểm và nguyên tắc sử dụng thuốc Kháng sinh.



- Một số loại thuốc Kháng sinh thường dùng trong chăn nuôi và thủy sản.
PHẦN II. TỔ CHỨC DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ
1. Thời lượng: 2 tiết
Tiết
Tiết 1

Tiết 2

Yêu cầu cần đạt
- Hiểu được khái niệm, bản chất của vacxin.
- Hiểu được đặc điểm của một số loại vacxin thường dùng
trong chăn nuôi.
- Nắm được một số chú ý khi sử dụng và bảo quản vacxin.
- Hiểu được khái niệm, bản chất của thuốc kháng sinh.
- Nắm được đặc điểm cơ bản của thuốc kháng sinh.
- Nắm được nguyên tắc sử dụng thuốc kháng sinh.
- Biết được một số loại kháng sinh thường dùng trong chăn
nuôi và thủy sản.

2. Kế hoạch dạy học:
2.1. Kế hoạch dạy học tiết 1: Vacxin
I. Mục tiêu:
1. Về kiến thức:
- Hiểu được khái niệm, vai trò của vacxin.
- Nêu được đặc điểm của một số loại vacxin thường dùng.
- Nêu và giải thích được một số điểm khi sử dụng và bảo quản vacxin.
2. Về kĩ năng:
- Phát triển kĩ năng tư duy logic.
- Phát triển kĩ năng tư duy kĩ thuật.

3. Về thái độ:
- Co ý thức vận dụng kiến thức về vacxin để sử dụng đúng cách trong chăn nuôi.
- Co thái độ không đồng tình với cách sử dụng, bảo quản vacxin sai lầm, không
đúng cách.
4. Định hướng năng lực phát triển:
- Phát triển năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực khám phá và giải quyết vấn
đề, năng lực vận dụng kiến thức.
II. Chuẩn bị của giáo viên va học sinh:
1. Giáo viên:
- Kế hoạch bài học.
- Sách giáo khoa và sách giáo viên Công nghệ 10.
- Video clip về cơ chế tác dụng của vacxin, co thể sử dụng Video trên:


/>- Máy tính + máy chiếu+ màn hình.
- Ngoài ra, co thể sử dụng một số tranh ảnh giới thiệu về một số loại vacxin phòng
bệnh ở vật nuôi, một số loại vacxin phòng bệnh ở người.
2. Học sinh:
- Nghiên cứu trước nội dung bài 37.
- Sách giáo khoa Công nghệ 10.
- Tìm hiểu các tài liệu, tra cứu trên Internet các thông tin về vacxin, đặc điểm, cách
sử dụng, chú ý khi bảo quản, các loại vacxin thế hệ mới hiện nay…
- Giáo viên co thể giao nhiệm vụ cho học sinh sưu tập hình ảnh về tên các loại
vacxin được dùng phổ biến hiện nay đối với con người và đối với vật nuôi.
3. Lựa chọn phương pháp dạy học chủ yếu:
Sử dụng tổng hợp các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực trong đo chú trọng
tới hoạt động tự học của học sinh như: học cá nhân, học nhom, sử dụng kĩ thuật
khăn trải bàn.
III. Tiến trình lên lớp:
* Hoạt động 1: Khởi động

1. Mục đích: Học sinh nêu, hiểu được khái niệm, cơ chế tác dụng của vacxin, từ đo
biết được thời điểm dùng vacxin thích hợp nhất dựa trên những điều quan sát +
nghe được từ video clip, thực tế và kiến thức kinh nghiệm đã co của bản thân về
vacxin.
2. Nội dung:
- Tìm hiểu khái niệm về vacxin qua video clip dưới đây:
/>- Tìm hiểu về một số loại vacxin dành cho vật nuôi để phòng một số bệnh phổ biến
và một số loại vacxin dùng để phòng bệnh ở người.
3. Kĩ thuật tổ chức hoạt động:
* Chuyển giao nhiệm vụ:
- Giáo viên định hướng quan sát, tìm hiểu khái niệm của vacxin cho học sinh bằng
cách giao nhiệm vụ và yêu cầu học sinh ghi vào vở các câu hỏi sau:
+ Vacxin được chế tạo từ gì?
+ Vacxin được sử dụng để làm gì?
+ Cơ chế tác dụng của vacxin?
+ Vì sao không dùng vacxin để chữa bệnh?
+ Nên sử dụng vacxin vào thời điểm nào?
- Giáo viên chiếu đoạn video dưới đây:
/>(Chiếu từ 0 phút 12 giây đến hết)


* Thực hiện nhiệm vụ:
- Học sinh xem video clip và ghi chép vào vở những nội dung quan sát được.
- Dựa vào những điều đã quan sát, ghi chép được qua xem video clip và qua tìm
hiểu thực tế sử dụng vacxin, học sinh làm việc cá nhân để hoàn thành báo cáo
nhiệm vụ được chuyển giao.
- Trao đổi trong nhom (trao đổi cặp) kết quả thực hiện nhiệm vụ. Đề xuất ý kiến
thắc mắc.
* Báo cáo trình bày kết quả thực hiện nhiệm vụ:
- Giáo viên gọi 1-2 đại diện học sinh trình bày kết quả thực hiện nhiệm vụ.

- Nhận xét và chỉ ra những kiến thức học sinh cần tiếp tục tìm hiểu để hiểu rõ hơn
về bản chất của vacxin, các loại vacxin cần thiết phòng bệnh ở người.
- “Chốt” kiến thức:
Vacxin là chế phẩm sinh học được chế tạo từ vi sinh vật ( Vi khuẩn hoặc Virus),
được đưa vào cơ thể nhằm kích thích cơ thể tiết ra kháng thể để chống lại chính
loại mầm bệnh đó.
 Lưu ý: Khi vật nuôi đã nhiễm bệnh không tiêm vacxin. Nên tiêm vacxin cho
vật nuôi trước mùa phát bệnh.
4. Sản phẩm học tập:
- Báo cáo của từng nhom (2 bạn) và kết quả quan sát, tìm hiểu khái niệm, bản chất
của vacxin.
- Vấn đề/ câu hỏi đặt ra tiếp theo cần giải quyết:
+ Dựa theo cách xử lí mầm bệnh người ta chia vacxin làm mấy loại? Là những loại
nào?
+ Đặc điểm của từng loại vacxin đo là gì? Phân biệt rõ đặc điểm của 2 loại vacxin
đo?
* Hoạt động 2: Tiếp nhận kiến thức mới về đặc điểm của các loại vacxin
thường dùng:
1. Mục đích: Tiếp thu kiến thức mới về đặc điểm 2 loại vacxin thường dùng để:
- Hiểu được về: + Cách xử lí mầm bệnh.
+ Khả năng tạo miễn dịch.
+ Tính an toàn.
+ Điều kiện bảo quản.
+ Mức độ miễn dịch.
+ Thời gian miễn dịch.
- Vận dụng kiến thức về vacxin: Khái niệm và đặc điểm (SGK) để giải quyết vấn
đề tiếp theo: Khi sử dụng và bảo quản vacxin cần chú ý điều gì?
2.Nội dung
- Đặc điểm của vacxin Vô hoạt.
- Đặc điểm của vacxin Nhược độc.



- Chú ý khi sử dụng và bảo quản vacxin.
3. Kĩ thuật tổ chức hoạt động:
* Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên yêu cầu và hướng dẫn học sinh thực hiện các
nhiệm vụ sau: Tự nghiên cứu lí thuyết ở bảng 37 (SGK T111) để trả lời 2 câu hỏi
dưới đây:
+ Phân biệt đặc điểm của vacxin Vô hoạt và vacxin Nhược độc?
+ Chú ý gì khi sử dụng và bảo quản vacxin?
* Thực hiện nhiệm vụ:
- Làm việc nhom: Chia lớp thành nhiều nhom, mỗi nhom 4 bạn nghiên cứu mục I.2
thảo luận theo phương pháp khăn trải bàn, từng thành viên trong nhom viết ý kiến
của mình rồi tổng hợp lại, sau đo trao đổi và thống nhất trong nhom kết quả thực
hiện 2 nhiệm vụ, ghi vào vở kết quả thực hiện nhiệm vụ.
* Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: Làm việc cả lớp
- Đại diện 1- 2 nhom trình bày kết quả thực hiện nhiệm vụ.
- Học sinh các nhom khác lắng nghe, nhận xét, phản biện và bổ sung ý kiến.
- “Chốt” kiến thức mới: Có 2 loại vacxin sản xuất theo phương pháp truyền thống:
vacxin Vô hoạt và vacxin Nhược độc.
Đặc điểm
Vacxin Vô hoạt
Vacxin Nhược độc
Cách xử lí mầm bệnh
Mầm bệnh đã bị giết chết Mầm bệnh bị làm yếu đi,
bằng các tác nhân lí học, vẫn còn sống nhưng
hóa học: tia cực tím…
không còn khả năng gây
bệnh.
Tạo miễn dịch
Chậm ( tạo miễn dịch sau Nhanh ( tạo miễn dịch

15 – 20 ngày).
sau 5 -7 ngày).
Tính an toàn
An toàn (vì mầm bệnh đã Không an toàn (vì mầm
bị giết chết).
bệnh tuy đã bị làm giảm
độc lực nhưng khi ra
ngoài tự nhiên có thể thay
đổi độc lực và gây bệnh).
Điều kiện bảo quản
Dễ bảo quản, không cần Nhất thiết phải bảo quản
điều kiện quá nghiêm trong tủ lạnh (tốt nhất là
ngặt.
20C – 80C).
Mức độ và thời gian miễn Tạo miễn dịch yếu, thời Tạo miễn dịch mạnh, thời
dịch
gian miễn dịch ngắn gian miễn dịch dài (1-2
(thường phải tiêm them năm).
chất bổ trợ).
* Chú ý khi sử dụng và bảo quản vacxin:
- Nên tiêm vacxin trước mùa phát bệnh, tiêm vacxin cho vật nuôi khi còn khỏe
mạnh.
- Không tiêm vacxin cùng lúc với sử dụng thuốc kháng sinh.


- Dù là phòng cùng một loại bệnh nhưng vacxin của loài nào thì phải dùng đúng
cho loài đó.
- Sử dụng vacxin đúng liều lượng theo chỉ dẫn của bác sĩ.
- Bảo quản vacxin đúng qui trình kĩ thuật, tránh ánh nắng trực tiếp của mặt trời.
- Không dùng hóa chất để vô trùng dụng cụ tiêm và chỗ tiêm.

* Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động 2:
Học sinh đối chiếu kết quả thực hiện nhiệm vụ hoạt động 2 của cá nhân với nhận
xét, gop ý của giáo viên, các bạn và nội dung chốt để tự đánh giá và đánh giá đồng
đẳng. Ghi kết quả đánh giá vào vở.
4. Sản phẩm học tập:
- Kết quả trả lời 2 câu hỏi trong nhiệm vụ 1 được ghi vào vở, co ghi ý kiến bổ sung
sau khi thảo luận nhom và làm việc cả lớp.
- Báo cáo của hoạt động 1 đã được bổ sung, hoàn thiện.
* Hoạt động 3: Luyện tập
1. Mục đích
Học sinh tổng hợp các kiến thức mới được hình thành để phân tích, đánh giá về bản
chất, đặc điểm, chú ý khi sử dụng vacxin. Qua đo củng cố kiểm nghiệm các kiến
thức mới lĩnh hội được.
2. Nội dung: Làm bài tập tình huống về sử dụng vacxin.
3. Kĩ thuật tổ chức hoạt động:
* Chuyển giao nhiệm vụ:
Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài tập tình huống sau:
Bài tập 1: Mẹ bạn định đi mua vacxin phòng dịch Tả cho Trâu nhưng bố bạn bảo
không cần mua nữa mà sẽ tận dụng vacxin phòng dịch Tả của Lợn hôm trước tiêm
còn thừa. Bằng những hiểu biết về vacxin, em hãy cho biết:
- Dùng vacxin như vậy co tác dụng không?
- Em sẽ giải thích với bố mẹ như thế nào để bố mẹ sử dụng vacxin đúng cách và co
hiệu quả?
Bài tập 2: Nhà chú em co nuôi 1 đàn Gà khoảng 100 con, 30 con trong số 100 con
Gà ấy đã mắc Tụ huyết trùng, sau khi cách li những con Gà bị bệnh, chú ấy sợ
những con Gà còn lại co thể bị lây nên đã dùng vacxin phòng bệnh Tụ huyết trùng
tiêm cho cả những con Gà chưa mắc bệnh. Bằng những hiểu biết về vacxin, em hãy
cho biết:
- Chú em tiêm vacxin như vậy co đúng không?
- Tiêm vacxin vào thời điểm này co thể dẫn đến hậu quả gì?

- Em sẽ giải thích như thế nào để chú em hiểu và biết cách sử dụng vacxin cho hiệu
quả?


Bài tập 3: Nhà em nuôi 1 đàn Gà đẻ thương phẩm, khi đàn Gà được 2 tháng bố em
đã tiêm Vacxin phòng Newcastle cho đàn Gà, 6 tháng sau cần phải tiêm nhắc lại
mũi Newcastle nhưng thời điểm này đàn Gà nhà em co một số con bị viêm phổi
đang phải điều trị bằng kháng sinh. Bố em dùng vacxin phòng Newcastle tiêm
phòng bệnh cho cả đàn Gà.
Bằng những hiểu biết về vacxin, em hãy cho biết:
- Bố em tiêm vacxin Newcastle cho cả đàn (kể cả những con đang bị viêm phổi) co
đúng hay không?
- Đối với những con Gà bị viêm phổi đang điều trị bằng kháng sinh tiêm vacxin
Newcastle co thể sẽ xảy ra hiện tượng gì?
* Thực hiện nhiệm vụ:
- Làm việc nhom: mỗi nhom 2 bạn trao đổi cặp với nhau, sau đo trao đổi và thống
nhất trong nhom kết quả hoàn thành bài tập tình huống, ghi vào vở kết quả thực
hiện nhiệm vụ.
* Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:
Làm việc cả lớp.
- Đại diện 1- 2 nhom trình bày kết quả thực hiện nhiệm vụ.
- Học sinh các nhom khác lắng nghe, nhận xét, phản biện và bổ sung ý kiến.
* Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động 3:
Học sinh đối chiếu kết quả làm bài tập của cá nhân với đáp án chung để tự đánh giá
và đánh giá đồng đẳng.
Ghi kết quả đánh giá vào vở.
4. Sản phẩm học tập:
Ghi chép kết quả làm 3 bài tập tình huống, co bổ sung, chỉnh sửa sau khi thảo luận
nhom và làm việc cả lớp.
Đáp án 3 bai tập tình huống:

Bài tập 1:
- Dùng vacxin như vậy sẽ không co tác dụng.
- Em sẽ giải thích rằng: Dù là phòng cùng một loại bệnh nhưng vacxin của loài nào
thì phải dùng đúng cho loài đo mới co tác dụng. Vacxin phòng dịch Tả của Lợn thì
chỉ dùng được cho Lợn không dùng được cho Trâu.
Bài tập 2:
- Chú ấy tiêm vacxin cho tất cả đàn Gà khi đã co những con bị Tụ huyết trùng là
không đúng.
- Tiêm vacxin như vậy co thể làm cả đàn Gà bị chết vì đối với những con Gà đã
mắc bệnh thì tiêm vacxin không co tác dụng chữa bệnh, còn đối với những con Gà
chưa mắc bệnh thì khi tiêm vacxin cũng phải mất 8- 10 ngày mới co thể hình thành
miễn dịch, trong khoảng thời gian đo Gà co khả năng cao là đã mắc bệnh.
- Em sẽ giải thích: Vacxin chỉ co tác dụng phòng bệnh, không co tác dụng chữa
bệnh, vì vậy chỉ nên tiêm vacxin cho vật nuôi khi chưa mắc bệnh, còn khi vật nuôi
đã mắc bệnh cụ thể trong trường hợp đàn Gà của chú đã co một số con mắc Tụ


huyết trùng thì cần dùng kháng sinh để điều trị, với những con Gà đã mắc bệnh cần
cách li để điều trị riêng bằng kháng sinh, với những con Gà chưa mắc bệnh cần
dùng kháng sinh với liều lượng thấp trong thời gian nhất định để phòng bệnh.
Bài tập 3:
- Bố em tiêm vacxin Newcastle cho cả đàn Gà (kể cả những con Gà bị viêm phổi
đang điều trị bằng kháng sinh) là không đúng.
- Đối với những con Gà bị viêm phổi đang điều trị bằng kháng sinh mà tiêm vacxin
Newcastle co thể bệnh sẽ nặng hơn, thậm chí co thể nhiễm cả virus Newcastle vì
vacxin không nên dùng cùng lúc với thuốc kháng sinh, bản chất của vacxin là mầm
bệnh, bản chất của thuốc kháng sinh là tiêu diệt mầm bệnh, dùng vacxin cùng lúc
với thuốc kháng sinh sẽ làm giảm tác dụng của vacxin.
* Hoạt động 4: Vận dụng
1. Mục đích: Học sinh co thể vận dụng các kiến thức mới về Vacxin vừa học vào

việc sử dụng vacxin ở gia đình và địa phương. Qua đo củng cố kiểm nghiệm các
kiến thức đã lĩnh hội được.
2. Nội dung: Cùng thảo luận bài tập tình huống về Vacxin.
3. Kĩ thuật tổ chức hoạt động:
* Chuyển giao nhiệm vụ:
Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài tập tình huống sau:
Bài tập 4: Nhà bác Tam co nuôi một đàn Gà, khi dịch bệnh xảy ra được 1 tuần, bác
thấy Gà nhà mình chưa mắc bệnh nên vội vàng tiêm vacxin cho Gà. Theo em đàn
Gà đo co phòng được bệnh không? Vì sao?
* Thực hiện nhiệm vụ:
- Làm việc cá nhân: Học sinh vận dụng kiến thức mới tiếp nhận được để giải quyết
bài tập tình huống được giao. Ghi vào vở kết quả thực hiện nhiệm vụ.
* Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:
Làm việc cả lớp.
- Đại diện 1- 2 bạn học sinh trình bày kết quả thực hiện nhiệm vụ.
- Các học sinh khác lắng nghe, nhận xét, phản biện và bổ sung ý kiến.
* Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động 4:
Học sinh đối chiếu kết quả làm bài tập của cá nhân với đáp án chung để tự đánh giá
và đánh giá đồng đẳng.
Ghi kết quả đánh giá vào vở.
4. Sản phẩm học tập:
Ghi chép kết quả thực hiện hoạt động vận dụng.
Đáp án bai tập tình huống:


Bài tập 4: Đàn Gà của bác Tam vẫn sẽ mắc bệnh vì khi co dịch bệnh xảy ra tức là
đàn Gà đo đã tiếp xúc với mầm bệnh (trong thời gian ủ bệnh), mà vacxin là chế
phẩm sinh học từ chính mầm bệnh do vậy tiêm vacxin sẽ làm tăng cường dịch bệnh
trong cơ thể vật nuôi làm cho đàn Gà bị phát bệnh.
* Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng

Không bắt buộc tất cả học sinh thực hiện và cũng không bắt buộc tất cả học sinh
thực hiện giống nhau.
1. Mục đích: Học sinh mở rộng hiểu biết về vacxin sử dụng trên người.
2. Nội dung và kĩ thuật thực hiện:
Giáo viên hướng dẫn học sinh về nhà tìm hiểu việc sử dụng vacxin ở gia đình, ở địa
phương theo các câu hỏi gợi ý sau:
- Nêu và nhận xét việc sử dụng vacxin của những người em biết.
- Đề xuất biện pháp phù hợp với điều kiện thực tế ở địa phương nhằm hạn chế sử
dụng vacxin bừa bãi, không đúng cách.
- Học sinh tra cứu trên mạng Internet, tìm đọc sách liên quan đến nội dung bài học
để tìm hiểu thêm về vacxin ở người, các loại vacxin thế hệ mới được sản xuất tại
Việt Nam.
Ghi chép và lưu lại thông tin về vacxin mà học sinh tìm hiểu được.
2.2. Kế hoạch dạy học tiết 2: Thuốc Kháng sinh
I. Mục tiêu:
1. Về kiến thức:
- Nêu được khái niệm, bản chất thuốc kháng sinh.
- Phân biệt được vai trò của vacxin và thuốc kháng sinh trong việc phòng, chống
bệnh cho vật nuôi.
- Nắm được đặc điểm của thuốc kháng sinh, từ đo rút ra được nguyên tắc sử dụng
thuốc kháng sinh.
- Biết được một số loại kháng sinh thường dùng trong chăn nuôi và thủy sản.
2. Về kĩ năng:
- Phát triển kĩ năng tư duy logic.
- Phát triển kĩ năng tư duy kĩ thuật.
3. Về thái độ:
- Co ý thức vận dụng kiến thức về thuốc kháng sinh để sử dụng đúng cách, không
lạm dụng, hạn chế tình trạng kháng kháng sinh trong xã hội.
- Co thái độ không đồng tình với lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi và sử dụng
kháng sinh bừa bãi ở con người.

4. Định hướng năng lực phát triển:
- Phát triển năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực khám phá và giải quyết vấn
đề, năng lực vận dụng kiến thức.
II. Chuẩn bị của giáo viên va học sinh:


1. Giáo viên:
- Kế hoạch bài học.
- Sách giáo khoa và sách giáo viên Công nghệ 10.
- Video clip về khái niệm, bản chất của thuốc Kháng sinh co thể sử dụng Video:
/>- Máy tính + máy chiếu+ màn hình.
- Co thể sử dụng một số tranh ảnh về một số bệnh ở vật nuôi co thể dùng kháng
sinh để điều trị như Tụ huyết trùng ở Gà, Dịch Tả ở Lợn, một số bệnh ở người cần
dùng kháng sinh để điều trị: Viêm phổi, Viêm ruột, Viêm kết mạc Mắt…
2. Học sinh:
- Nghiên cứu trước nội dung bài 37.
- Sách giáo khoa Công nghệ 10.
- Tra cứu trên Internet các thông tin về các loại kháng sinh mới, đặc điểm thuốc
kháng sinh, nguyên tắc sử dụng thuốc kháng sinh như thế nào là đúng? Tình trạng
kháng kháng sinh hiện nay ở nước ta như thế nào? Sử dụng kháng sinh bừa bãi đối
với con người và vật nuôi ra sao? Một số loại kháng sinh từ thảo mộc co vai trò với
con người như thế nào?
- Giáo viên co thể giao nhiệm vụ cho học sinh sưu tập hình ảnh về tên các loại
thuốc kháng sinh được dùng phổ biến hiện nay đối với con người và đối với vật
nuôi.
3. Lựa chọn phương pháp dạy học chủ yếu:
Sử dụng tổng hợp các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực trong đo chú trọng
tới hoạt động tự học của học sinh như: học cá nhân, học nhom, sử dụng kĩ thuật
khăn trải bàn.
III. Tiến trình lên lớp:

* Hoạt động 1: Khởi động
1. Mục đích: Học sinh nêu, hiểu được khái niệm, đối tượng tiêu diệt của thuốc
kháng sinh, từ đo biết được tác dụng của thuốc kháng sinh dựa trên những điều
quan sát + nghe được từ video clip, thực tế và kiến thức kinh nghiệm đã co của bản
thân về thuốc kháng sinh.
2. Nội dung:
- Tìm hiểu khái niệm về thuốc kháng sinh qua video clip dưới đây:
/>- Tìm hiểu về một số loại thuốc kháng sinh thường dùng để chữa một số bệnh ở vật
nuôi, một số loại thuốc kháng sinh thường dùng để chữa một số bệnh ở người.
3. Kĩ thuật tổ chức hoạt động:
* Chuyển giao nhiệm vụ:
- Giáo viên định hướng quan sát, tìm hiểu khái niệm của thuốc kháng sinh cho học
sinh bằng cách giao nhiệm vụ và yêu cầu học sinh ghi vào vở các câu hỏi sau:
+ Thuốc kháng sinh co tác dụng gì?


+ Đối tượng tiêu diệt chính của thuốc kháng sinh là đối tượng nào?
+ Thuốc kháng sinh co thể tiêu diệt được Virus không?
- Giáo viên chiếu đoạn video dưới đây:
/>( Chiếu từ 1 phút 42 giây đến hết)
* Thực hiện nhiệm vụ:
- Học sinh xem video clip và ghi chép vào vở những nội dung quan sát được.
- Dựa vào những điều đã quan sát, ghi chép được qua xem video clip và qua tìm
hiểu thực tế sử dụng thuốc kháng sinh, học sinh làm việc cá nhân để hoàn thành
báo cáo nhiệm vụ được chuyển giao.
- Trao đổi trong nhom kết quả thực hiện nhiệm vụ. Đề xuất ý kiến thắc mắc.
* Báo cáo trình bày kết quả thực hiện nhiệm vụ:
- Giáo viên gọi 1-2 đại diện học sinh trình bày kết quả thực hiện nhiệm vụ.
- Nhận xét và chỉ ra những kiến thức học sinh cần tiếp tục tìm hiểu để hiểu rõ hơn
về bản chất của thuốc kháng sinh, một số loại kháng sinh thường dùng trong chăn

nuôi, một số loại kháng sinh dùng cho người.
- “Chốt” kiến thức:
Thuốc kháng sinh là những loại thuốc được đưa vào cơ thể nhằm tiêu diệt vi
khuẩn, nguyên sinh động vật và nấm độc gây bệnh gây bệnh cho cơ thể.
 Lưu ý: Những bệnh do virus gây ra không dùng kháng sinh để điều trị được.
4. Sản phẩm học tập:
- Báo cáo của cá nhân và kết quả quan sát, tìm hiểu khái niệm, bản chất của thuốc
kháng sinh.
- Vấn đề/ câu hỏi đặt ra tiếp theo cần giải quyết:
+ Thuốc kháng sinh co những đặc điểm cơ bản nào?
+ Cần áp dụng nguyên tắc sử dụng kháng sinh như thế nào để hạn chế hiện tượng
kháng kháng sinh hiện nay?
+ Hiện nay trong chăn nuôi và thủy sản thường dùng những loại kháng sinh nào?
* Hoạt động 2: Tiếp nhận kiến thức mới về đặc điểm va nguyên tắc sử dụng
của thuốc kháng sinh, một số loại kháng sinh thường dùng trong chăn nuôi:
1. Mục đích: Tiếp thu kiến thức mới về đặc điểm và nguyên tắc sử dụng của thuốc
kháng sinh để:
- Hiểu được về: + Đặc điểm của thuốc kháng sinh
+ Nguyên tắc sử dụng thuốc kháng sinh
+ Một số loại kháng sinh thường dùng trong chăn nuôi
- Vận dụng kiến thức về thuốc kháng sinh: Đặc điểm và tác dụng (SGK) để giải
quyết vấn đề tiếp theo: Sử dụng kháng sinh như thế nào để hạn chế hiện tượng
kháng kháng sinh?
2. Nội dung:
- Đặc điểm của thuốc kháng sinh
- Nguyên tắc sử dụng thuốc kháng sinh
- Một số loại kháng sinh thường dùng trong chăn nuôi


3. Kĩ thuật tổ chức hoạt động:

* Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên yêu cầu và hướng dẫn học sinh thực hiện các
nhiệm vụ sau:
- NV1: Tự nghiên cứu lí thuyết ở bài học để trả lời 4 câu hỏi dưới đây:
+ Thuốc kháng sinh co những đặc điểm gì?
+ Sử dụng kháng sinh cần tuân thủ những nguyên tắc nào?
+ Trong chăn nuôi và thủy sản thường sử dụng những loại kháng sinh nào?
+ Cho ví dụ về các loại kháng sinh từ thảo mộc mà con người hay sử dụng trong
thực tế?
- NV2: Vận dụng các kiến thức lí thuyết đã nghiên cứu được để chỉnh sửa báo cáo
đã viết ở hoạt động 1.
* Thực hiện nhiệm vụ:
- Làm việc cá nhân: Học sinh tự nghiên cứu nội dung mục II.1, II.2, II.3 trong
SGK, vận dụng kiến thức mới đã tiếp thu được để viết vào vở kết quả thực hiện 2
nhiệm vụ được giao.
- Làm việc nhom: Chia lớp thành nhiều nhom, từng thành viên trong nhom trình
bày, sau đo trao đổi và thống nhất trong nhom kết quả thực hiện 2 nhiệm vụ.
* Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: Làm việc cả lớp
- Đại diện 1- 2 nhom trình bày kết quả thực hiện nhiệm vụ.
- Học sinh các nhom khác lắng nghe, nhận xét, phản biện và bổ sung ý kiến.
- “Chốt” kiến thức mới:
II.2.a. Đặc điểm của thuốc kháng sinh:
- Mỗi loại kháng sinh chỉ có tác dụng với một số loại mầm bệnh nhất định nên
kháng sinh chỉ có hiệu quả khi điều trị đúng bệnh.
- Thuốc kháng sinh tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh nhưng đồng thời cũng phá hoại
sự cân bằng sinh học của tập đoàn vi sinh vật trong đường tiêu hóa, tạo điều kiện
phát sinh các bệnh khác: rối loạn tiêu hóa.
- Sử dụng kháng sinh không đủ liều lượng trong thời gian dài dễ làm cho vi khuẩn
biến đổi, trở nên kháng thuốc, nhờn thuốc và rất khó điều trị.
II.2.b. Nguyên tắc sử dụng thuốc kháng sinh:
- Dùng đúng liều, đúng lượng.

- Dùng đúng thuốc, đúng bệnh.
- Phối hợp với các loại thuốc khác để đem lại hiệu quả cao
- Nên ngừng sử dụng kháng sinh cho vật nuôi từ 7- 10 ngày trước khi giết thịt.
II.3. Một số thuốc kháng sinh thường dùng trong chăn nuôi và thủy sản:
- Penixilin: có tác dụng tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh Nhiệt thán, Lợn đóng dấu,
Uốn ván, Viêm phổi…Loại thuốc này thường sử dụng để tiêm bắp, không dùng theo
đường uống do dễ bị phá hủy bởi dịch vị.
- Streptomyxin: thường dùng để điều trị các bệnh: Viêm phổi, viêm phế quản, viêm
nhiễm trùng đường ruột, thuốc này ít bị phá hủy trong đường tiêu hóa nên có thể
sử dụng theo đường uống.


- Một số loại kháng sinh từ thảo mộc: phytocin từ Hành, Alicin từ Tỏi, Tomatin từ
Cà chua, Berberin từ cây Hoàng đằng…một số cây khác như: Sài đất, Bồ công
anh, Tía tô, lá Mơ, Trầu không, Vòi voi…
* Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động 2:
Học sinh đối chiếu kết quả thực hiện nhiệm vụ hoạt động 2 của cá nhân với nhận
xét, gop ý của giáo viên, các bạn và nội dung chốt để tự đánh giá và đánh giá đồng
đẳng. Ghi kết quả đánh giá vào vở.
4. Sản phẩm học tập:
- Kết quả trả lời 4 câu hỏi trong nhiệm vụ 1 được ghi vào vở, co ghi ý kiến bổ sung
sau khi thảo luận nhom và làm việc cả lớp.
- Báo cáo của hoạt động 1 đã được bổ sung, hoàn thiện.
* Hoạt động 3: Luyện tập
1. Mục đích:
Học sinh vận dụng tổng hợp các kiến thức mới được hình thành vào hoạt động
luyện tập. Qua đo củng cố kiểm nghiệm các kiến thức mới lĩnh hội được.
2. Nội dung: Làm bài tập tình huống về sử dụng thuốc kháng sinh.
3. Kĩ thuật tổ chức hoạt động:
* Chuyển giao nhiệm vụ:

Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài tập tình huống sau:
Bài tập 1: Trong chăn nuôi thường dùng 2 loại kháng sinh: Penixinlin và
Streptomyxin. Penixilin chuyên điều trị bệnh Nhiệt Thán do Vi khuẩn Gram (+) gây
ra, Streptomyxin chuyên điều trị bệnh Tụ huyết trùng do Vi khuẩn Gram (-) gây ra.
Bằng những hiểu biết về thuốc kháng sinh, em hãy cho biết:
- Co thể dùng Penixilin để điều trị bệnh Tụ huyết trùng không?
- Co thể dùng Streptomyxin để điều trị bệnh Nhiệt thán không?
- Từ ví dụ này em co thể rút ra đặc điểm nào của thuốc kháng sinh?
Bài tập 2: Đối với con người, khi sử dụng kháng sinh dài ngày hoặc dùng kháng
sinh liều cao co thể xảy ra hiện tượng bị rối loạn tiêu hoa. Bằng những hiểu biết về
thuốc kháng sinh, em hãy cho biết:
- Hiện tượng này thường xảy ra ở đối tượng nào?
- Biểu hiện cụ thể của hiện tượng rối loạn tiêu hoa đo là gì?
- Tại sao lại xảy ra hiện tượng rối loạn tiêu hoa khi dùng kháng sinh như vậy?
- Từ ví dụ này em co thể rút ra thuốc kháng sinh co đặc điểm gì?
Bài tập 3: Bác sĩ kê đơn thuốc cho em uống kháng sinh trong 5 ngày nhưng khi
uống được 2 ngày em thấy bệnh tình đã gần như khỏi rồi, em liền dừng không uống
thuốc nữa vì cho rằng uống nhiều thuốc vào người không tốt.
Bằng những hiểu biết về thuốc kháng sinh, em hãy cho biết:
- Làm như vậy co nên không?
- Nếu dừng thuốc ở thời điểm đo sẽ co hiện tượng gì?
- Tại sao lại xảy ra hiện tượng đo?
- Từ ví dụ này em co thể rút ra thuốc kháng sinh co đặc điểm gì?


- Vậy để hạn chế tình trạng kháng kháng sinh hiện nay cần sử dụng thuốc kháng
sinh như thế nào?
* Thực hiện nhiệm vụ:
- Làm việc cá nhân: Học sinh vận dụng kiến thức mới tiếp nhận được để giải quyết
các bài tập tình huống được giao. Ghi vào vở kết quả thực hiện nhiệm vụ.

- Làm việc nhom: Từng thành viên trong nhom trình bày, sau đo trao đổi và thống
nhất trong nhom kết quả hoàn thành bài tập tình huống.
* Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:
Làm việc cả lớp.
- Đại diện 1- 2 nhom trình bày kết quả thực hiện nhiệm vụ.
- Học sinh các nhom khác lắng nghe, nhận xét, phản biện và bổ sung ý kiến.
* Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động 3:
Học sinh đối chiếu kết quả làm bài tập của cá nhân với đáp án chung để tự đánh giá
và đánh giá đồng đẳng.
Ghi kết quả đánh giá vào vở.
4. Sản phẩm học tập:
Ghi chép kết quả làm 3 bài tập tình huống, co bổ sung, chỉnh sửa sau khi thảo luận
nhom và làm việc cả lớp.
Đáp án 3 bai tập tình huống:
Bài tập 1:
- Không thể dùng Penixilin để điều trị bệnh Tụ huyết trùng.
- Không thể dùng Streptomyxin để điều trị bệnh Nhiệt thán.
=> Đặc điểm của thuốc kháng sinh: Mỗi loại kháng sinh chỉ có tác dụng với một số
loại mầm bệnh nhất định nên kháng sinh chỉ có hiệu quả khi điều trị đúng bệnh.
Bài tập 2:
- Hiện tượng này thường xảy ra ở trẻ em.
- Biểu hiện cụ thể của hiện tượng rối loạn tiêu hoa đo là: tiêu chảy hoặc táo bon.
- Xảy ra hiện tượng rối loạn tiêu hoa là do: kháng sinh tiêu diệt mầm bệnh đồng
thời tiêu diệt luôn cả các vi sinh vật co lợi trong đường ruột gây mất cân bằng hệ vi
sinh vật đường tiêu hoa.
=> Đặc điểm của thuốc kháng sinh: Thuốc kháng sinh tiêu diệt các vi khuẩn gây
bệnh nhưng đồng thời cũng phá hoại sự cân bằng sinh học của tập đoàn vi sinh vật
trong đường tiêu hóa, tạo điều kiện phát sinh các bệnh khác: rối loạn tiêu hóa.
Bài tập 3:
- Làm như vậy là không nên.

- Nếu dừng thuốc ở thời điểm đo co thể sẽ xảy ra hiện tượng bệnh tái phát lại và
nặng hơn.
- Xảy ra hiện tượng bệnh tái lại và nặng hơn là do vi khuẩn bị kháng thuốc, nhờn
thuốc, rất kho điều trị.
=> Đặc điểm của thuốc kháng sinh: Sử dụng kháng sinh không đủ liều lượng trong
thời gian dài dễ làm cho vi khuẩn biến đổi, trở nên kháng thuốc, nhờn thuốc và rất
khó điều trị.


- Để hạn chế tình trạng kháng kháng sinh hiện nay cần sử dụng kháng sinh tuân thủ
theo đúng các nguyên tắc:
+ Dùng đúng liều, đúng lượng.
+ Dùng đúng thuốc, đúng bệnh.
+ Phối hợp với các loại thuốc khác để đem lại hiệu quả cao
+ Nên ngừng sử dụng kháng sinh cho vật nuôi từ 7- 10 ngày trước khi giết thịt.
* Hoạt động 4: Vận dụng
Hoạt động này được thực hiện ngoài giờ lên lớp.
1. Mục đích: Học sinh vận dụng các kiến thức mới đã học ở lớp để phân tích, đánh
giá về bản chất của thuốc kháng sinh, từ đo nắm được các đặc điểm và nguyên tắc
sử dụng thuốc kháng sinh ở gia đình và địa phương. Qua đo củng cố kiểm nghiệm
các kiến thức đã lĩnh hội được.
2. Nội dung:
- Tìm hiểu, phân tích, đánh giá về việc sử dụng thuốc kháng sinh ở gia đình, địa
phương.
- Nắm chắc được đặc điểm và nguyên tắc sử dụng để không lạm dụng, không sử
dụng bừa bãi thuốc kháng sinh.
3. Kĩ thuật tổ chức hoạt động:
Giáo viên hướng dẫn học sinh về nhà tìm hiểu việc sử dụng thuốc kháng sinh ở gia
đình, ở địa phương theo các câu hỏi gợi ý sau:
- Nêu và nhận xét việc sử dụng thuốc kháng sinh của gia đình em và những người

em biết.
- Đề xuất biện pháp phù hợp với điều kiện thực tế ở địa phương nhằm hạn chế sử
dụng thuốc kháng sinh bừa bãi, không đúng cách.
4. Sản phẩm học tập:
Ghi chép kết quả thực hiện hoạt động vận dụng.
* Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng
Không bắt buộc tất cả học sinh thực hiện và cũng không bắt buộc tất cả học sinh
thực hiện giống nhau.
1. Mục đích: Học sinh mở rộng hiểu biết về thuốc kháng sinh.
2. Nội dung và kĩ thuật thực hiện:
Học sinh tra cứu trên mạng Internet, tìm đọc sách liên quan đến nội dung bài học để
tìm hiểu thêm về thuốc kháng sinh, các loại thuốc kháng sinh thế hệ mới được sản
xuất tại Việt Nam.
3. Sản phẩm học tập: Ghi chép và lưu lại thông tin về thuốc kháng sinh mà học sinh
tìm hiểu được.
PHẦN III: TỔ CHỨC KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP
Cách thức kiểm tra đánh giá: kiểm tra cá nhân qua bài test 7 phút.
Bai test kiểm tra từng học sinh (7 phút):


Câu 1: Vacxin là loại chế phẩm sinh học được chế tạo từ:
A. Vi khuẩn.
B. Vi rút.
C. Nấm.
D. Nguyên sinh động vật.
E. Vi khuẩn hoặc Vi rút.
Câu 2: Chọn 1 phát biểu đúng khi noi về Vacxin:
A. Vacxin dùng để phòng bệnh sau khi bị các tác nhân gây bệnh xâm nhập.
B. Vacxin chỉ dùng để phòng bệnh cho những vật nuôi chưa bị nhiễm bệnh.
C. Vacxin chỉ dùng để phòng bệnh cho những vật nuôi đã bị nhiễm bệnh.

D. Tất cả đều sai.
Câu 3: Vacxin Nhược độc là loại vacxin:
A. Mầm bệnh đã bị giết chết.
B. Mầm bệnh đã bị làm yếu đi.
C. Mầm bệnh vẫn khỏe mạnh.
Câu 4: Vacxin Vô hoạt là loại vacxin:
A. Mầm bệnh đã bị giết chết.
B. Mầm bệnh đã bị làm yếu đi.
C. Mầm bệnh vẫn khỏe mạnh.
Câu 5: Loại Vacxin nào thường được sử dụng trong chăn nuôi?
A. Vacxin pho thương hàn.
B. Vacxin Tụ huyết trùng Trâu, Bò.
C. Vacxin dịch Tả.
D. Tất cả đều đúng.
Câu 6: Chọn 1 phát biểu không đúng khi noi về cách sử dụng vacxin:
A. Vacxin không sử dụng cùng một lúc với thuốc kháng sinh.
B. Vacxin của loài nào thì chỉ được dùng cho đúng loài đo.
C. Vật nuôi đã bị nhiễm bệnh cần tiêm vacxin sớm nhất co thể.
D. Dùng vacxin là để phòng bệnh bằng cách tạo cho cơ thể khả năng chủ động
chống lại tác nhân gây bệnh.
Câu 7: Đối tượng tiêu diệt của thuốc kháng sinh là:
A. Nguyên sinh động vật.
B. Vi khuẩn và Nấm.
C. Vi khuẩn, Vi rút và Nấm.
D. Vi khuẩn, nguyên sinh động vật và Nấm.
E. Vi khuẩn, Vi rút, nguyên sinh động vật và Nấm.
Câu 8: Chọn 1 phát biểu không đúng về thuốc kháng sinh:
A. Kháng sinh chỉ co tác dụng khi điều trị đúng bệnh.
B. Kháng sinh không dùng để điều trị những bệnh do Vi rút gây ra.
C. Cần phối hợp kháng sinh với tiêm vacxin để tăng hiệu quả điều trị.

D. Sử dụng kháng sinh không đủ liều lượng trong thời gian dài dễ làm cho vi khuẩn


biến đổi.
Câu 9: Muốn trị bệnh tốt, hiệu quả cần:
A. Dùng kháng sinh sớm và liên tục.
B. Kháng sinh phải co hoạt lực với vi khuẩn đã xác định.
C. Phải dùng kháng sinh đúng liều chỉ định.
D. Tất cả đều đúng.
Câu 10: Vai trò của thuốc kháng sinh là:
A. Ngăn cản sự sống và phát triển của Vi khuẩn.
B. Kìm hãm sự sinh sản của vi khuẩn.
C. Tạo điều kiện cho các cơ chế đề kháng của cơ thể.
D. Cả 3 đáp án trên.
Câu 11: Như thế nào là dùng thuốc kháng sinh đúng chỉ dẫn?
A. Phối hợp với các loại thuốc khác để tăng hiệu quả trị bệnh.
B. Dùng kháng sinh dài ngày và tồn lưu trong sản phẩm.
C. Sử dụng kháng sinh không đủ liều lượng.
D. Sử dụng kháng sinh vượt quá liều lượng.
Câu 12: Loại thuốc kháng sinh nào thường được sử dụng trong chăn nuôi?
A. Penixilin.
B. Streptomyxin, Penixilin.
C. Amicin.
D. Amoxilin.
E. Streptomyxin.





×