Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Tác động của quy mô doanh nghiệp đến tăng trưởng kinh tế của 63 tỉnh thành việt nam giai đoạn 2009 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 79 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP.HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN ANH NGỌC

TÁC ĐỘNG CỦA QUI MÔ DOANH NGHIỆP
ĐẾN TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ CỦA 63 TỈNH THÀNH
VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2009 - 2014

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ HỌC

TP.Hồ Chí Minh, năm 2016


LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan luận văn này “Tác động của qui mô doanh nghiệp đến tăng trưởng kinh
tế của 63 tỉnh thành Việt nam giai đoạn 2009- 2014” là bài nghiên cứu của chính tôi.
Ngoại trừ những tài liệu tham khảo đƣợc trích dẫn trong luận văn này, tôi cam đoan
rằng toàn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chƣa từng đƣợc công bố hoặc
đƣợc sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác.
Không có sản phẩm nghiên cứu nào của ngƣời khác đƣợc sử dụng trong luận văn này
mà không đƣợc trích dẫn đúng qui định.
Luận văn này chƣa bao giờ đƣợc nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các trƣờng đại
học hoặc cơ sở đào tạo nào khác.
Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2016

NGUYỄN ANH NGỌC

i



LỜI CẢM ƠN
Luận văn này sẽ không bao giờ hiện hữu nếu không có sự hƣớng dẫn, góp ý
kiến của Quý Thầy, Cô trƣờng Đại Học Mở Thành Phố Hồ Chí Minh, những ngƣời
tôi đã cùng làm việc và những ngƣời tôi chƣa từng gặp nhƣng đóng góp thầm lặng.
Tôi chân thành khắc ghi, tri ơn những đóng góp của tất cả và xin đƣợc nói những
lời sâu sắc từ đáy lòng mình.
Tôi xin đƣợc tri ơn PGS.TS Trần Tiến Khai. Thầy là giảng viên đã thắp cho
tôi ngọn lửa của nghiên cứu khoa học. Bài giảng của Thầy đã khai tâm cho tôi rằng
một trong những cách có tác động lớn đến đời sống của cộng đồng là kiến thức
khoa học và nghiên cứu khoa học. Thầy tận tình hƣớng dẫn tôi hoàn thành luận văn
này.
Tôi xin đƣợc tri ơn Quý Thầy, Cô giảng huấn của trƣờng Đại Học Mở TP.Hồ
Chí Minh đã cho tôi những tri thức về Kinh tế học. Có thể tôi chƣa lĩnh hội đƣợc
trọn vẹn và chƣa thể làm gì khi có đƣợc tri thức đó, nhƣng tôi biết rằng đất nƣớc
Việt Nam chỉ cƣờng thịnh khi kinh tế phát triển bền vững, rằng tri thức khoa học sẽ
bớt đi sai lầm, tiết kiệm nguồn lực, xây nền vững chãi cho thế hệ tiếp nối.
Tôi xin cảm ơn chân thành đến Quý Thầy, Cô cán bộ công nhân viên nhà
trƣờng đã thu xếp cho tôi và bạn bè cùng khoá đƣợc tề tựu, đƣợc lĩnh hội và nhận
đƣợc sự quan tâm tốt nhất.
Tôi xin tri ơn những ngƣời tôi không quen biết nhƣng nhờ họ mà tôi có
những tƣ liệu, số liệu để hoàn thành luận văn này.
Tôi xin dâng tặng thành quả này cho Mẹ tôi và Ngƣời tôi yêu đã dành cho tôi
nhiều yêu thƣơng, chia sẽ nhọc nhằn, luôn động viên để tôi an tâm đi hết con đƣờng
học tập.
Sàigòn, ngày 14 tháng 09 năm 2016
NGUYỄN ANH NGỌC - Học viên lớp Cao học ME07A

ii



DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

GDP

Gross Domestic Product

GNP

Gross National Product

GTTS

Giá trị tài sản của doanh nghiệp

EVFTA

Hiệp định thƣơng mại tự do giữa khu vực Châu Âu và Việt nam

TPP

Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dƣơng

TCTK

Tổng cục Thống kê

OLS

Bình phƣơng nhỏ nhất thông thƣờng


OECD

Tổ chức hợp tác kinh tế Châu âu

iii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ..................................................................................... iii
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................ viii
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU ......................................................................................... 1
1.1.

Vấn đề nghiên cứu ...................................................................................... 1

1.2.

Câu hỏi nghiên cứu ..................................................................................... 3

1.3.

Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................... 3

1.4.

Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................ 3


1.5.

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .............................................................. 4

1.6.

Kết cấu luận văn ......................................................................................... 4

CHƢƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT ........................................................................... 6
2.1.

Một số khái niệm liên quan ........................................................................ 6
2.1.1. Khái niệm về tăng trƣởng .............................................................. 6
2.1.2. Khái niệm Doanh nghiệp và qui mô doanh nghiệp........................ 6

2.2.

Các mô hình tăng trƣởng: ........................................................................... 8
2.2.1. Mô hình Tân cổ điển về tăng trƣởng kinh tế:................................. 8
2.2.2. Mô hình tăng trƣởng của Keynes (1935) về tăng trƣởng kinh tế... 9
2.2.3. Mô hình Harrod – Domar (1948) ................................................. 11
2.2.4. Mô hình tăng trƣởng Solow (1956) ............................................. 12
2.2.5. Mô hình tăng trƣởng M-R-W của Mankiw, Romer và Weil (1992)17
2.2.6. Mô hình Production Possibility Frontier ...................................... 17

2.3.

Một số nghiên cứu trƣớc........................................................................... 18
iv



2.3.1. Nghiên cứu của Hopenhayn (2016) ............................................. 18
2.3.2. Nghiên cứu của Pagano và Schivardi (2003) ............................... 20
2.3.3. Nghiên cứu của Ilegbinosa và Jumbo (2015)............................... 21
2.3.4. Nghiên cứu của Đào Thị Bích Thủy (2012) ................................ 21
2.3.5. Nghiên cứu của Trịnh Thị Kim Loan (2014) ............................... 22
2.4.

Giả thuyết nghiên cứu .............................................................................. 23

CHƢƠNG 3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................... 25
3.1.

Mô hình nghiên cứu.................................................................................. 25
Nhóm biến chính phản ánh qui mô doanh nghiệp:................................... 25

3.2.

Dữ liệu nghiên cứu ................................................................................... 32

3.3.

Phƣơng pháp ƣớc lƣợng ........................................................................... 32

CHƢƠNG 4: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU........................................... 34
4.1 Mô tả dữ liệu .................................................................................................. 34
4.2 Thống kê mô tả .............................................................................................. 34
4.2.1 Thống kê mô tả biến phụ thuộc:.................................................... 34
4.2.2 Thống kê mô tả nhóm biến số quy mô doanh nghiệp ................... 36
4.2.3 Thống kê các biến số kiểm soát trong mô hình ............................ 40

4.3 Phân tích hồi quy............................................................................................ 43
4.3.1 Ma trận tƣơng quan ....................................................................... 43
4.3.2 Xác định biến công cụ ................................................................... 44
4.3.3 Kết quả hồi quy ............................................................................. 45
4.3.4 Thảo luận ý nghĩa tác động của các biến số. ................................. 50
(i). Tác động của quy mô doanh nghiệp tới tăng trƣởng .......................... 50
Biến số lao động - LnTLabour ................................................................. 50
v


Biến số doanh thu – LnTSale ................................................................... 51
(ii). Tác động của các biến số kiểm soát .................................................. 51
Biến số chi tiêu ngân sách của địa phƣơng – LnGExpen ......................... 52
Biến số Tổng giá trị đầu tƣ – LnTInvest .................................................. 52
Biến số xuất khẩu – LnExport .................................................................. 52
Biến số ngƣời lao động tốt nghiệp từ cao đẳng trở lên (LnEdu) trong lực
lƣợng lao động .......................................................................................... 53
Bảng 4.12 Tổng hợp tác động của các biến số ......................................... 54
CHƢƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................ 55
5.1 Kết luận .......................................................................................................... 55
5.2 Khuyến nghị ................................................................................................... 57
Đối với doanh nghiệp ............................................................................... 57
Đối với cơ quan quản lý địa phƣơng ........................................................ 58
5.3 Hạn chế của đề tài .......................................................................................... 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 1
Phụ lục 1:

Kết quả hồi quy tác động của LnTAsset đối với LnTSale .... 4

Phụ lục 2: Kết quả bƣớc hồi quy thứ nhất trong mô hình biến công cụ .. 5

Phụ lục 3: Kết quả hệ số quyết định riêng phần khi chƣa tính tới biến
công cụ

6

Phụ lục 4: Kết quả hồi quy mô hình biến công cụ (bƣớc 2) .................... 7
Phụ lục 5: Kiểm định biến nội sinh .......................................................... 8
Phụ lục 6: Kiểm định về sự nhận diện đúng mô hình biến công cụ ........ 9

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1 Thống kê số doanh nghiệp qua từng năm .................................................. 34
Bảng 4.2 Bảng mô tả biến số GDP Danh nghĩa địa phƣơng..................................... 35
Bảng 4.3 Thống kê mô tả các biến số thuộc nhóm quy mô doanh nghiệp ............... 37
Bảng 4.4

Thống kê mô tả các biến kiểm soát trong mô hình ............................... 42

Bảng 4.5

Ma trận tƣơng quan ............................................................................... 44

Bảng 4.6 Kết quả hồi quy tác động của LnTAsset đối với LnTSale ........................ 44
Bảng 4.7 Kết quả bƣớc hồi quy thứ nhất trong mô hình biến công cụ ..................... 46
Bảng 4.8 Kết quả hệ số quyết định riêng phần khi chƣa tính tới biến công cụ ........ 47
Bảng 4.9 Kết quả hồi quy mô hình biến công cụ (bƣớc 2) ....................................... 48
Bảng 4.10 Kiểm định biến nội sinh........................................................................... 49
Bảng 4.11 Kiểm định về sự nhận diện đúng mô hình biến công cụ ......................... 49


viii


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1 Đồ thị minh hoạ hàm sản xuất ……………………………….................14
Hình 2.2 Cân bằng tăng trƣởng tân cổ điển ……………………….……...........…15
Hình 2.3 Hàm Sản xuất bình quân đầu ngƣời dịch chuyển lên trên …………….16
Hình 2.4 Đồ thị mối liên hệ giữa quy mô và GDP trên đầu ngƣời …………….....19
Hình 3.1 Mô hình nghiên cứu ……………………………………………………26
Hình 4.1 GDP danh nghĩa của địa phƣơng theo năm……………………………..36
Hình 4.2 Thống kê tổng số lao động của doanh nghiệp trong một tỉnh …………38
Hình 4.3 Tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp trong một tỉnh phân bố…………39
Hình 4.3 Tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp trong một tỉnh phân bố…………40

ix


Chƣơng 1: Giới thiệu
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU
Trong Chƣơng 1, nghiên cứu này sẽ trình bày tóm lƣợc về vấn đề nghiên cứu,
mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu, ý nghĩa
nghiên cứu và kết cấu của nghiên cứu.

1.1.

Vấn đề nghiên cứu
Tăng trƣởng kinh tế là một trong những vấn đề trọng tâm của kinh tế học vì

tầm quan trọng của tăng trƣởng kinh tế tới các khía cạnh khác nhau của xã hội. Theo

Perkins (2001), muốn phát triển kinh tế và xã hội thì điều kiện tiên quyết là phải có
tăng trƣởng kinh tế.
Tăng trƣởng kinh tế đƣợc mô tả trong nhiều mô hình kinh tế học, điển hình nhƣ
mô hình của Cobb – Douglas (1976), Solow (1956), Keynes (2007), Harrod – Domar
(1948), Mankiw, Romer và Weil (1992). Các mô hình này đều đề cập tới nguồn gốc
của tăng trƣởng chủ yếu bao hàm các nguồn lực nhƣ vốn, lao động, vốn con ngƣời,
công nghệ … Nhìn rộng ra, các nguồn lực này thuộc về một hoặc một số thực thể
trong nền kinh tế. Các thực thể này đều có những đóng góp nhất định tới nền kinh tế
thông qua nguồn lực mà nó vận hành. Ví dụ, xét ở khía cạnh nhà nƣớc hoặc chính
quyền địa phƣơng, nhà nƣớc hoặc chính quyền địa phƣơng có thể đóng góp tới tăng
trƣởng thông qua đầu tƣ nhà nƣớc, chi tiêu chính phủ, chính sách thúc đẩy năng lực
cạnh tranh…Hoặc xét khía cạnh doanh nghiệp nƣớc ngoài, các doanh nghiệp này có
thể đóng góp tới tăng trƣởng thông qua vốn đầu tƣ hay công nghệ.
Ở góc độ doanh nghiệp nói chung trong nền kinh tế, doanh nghiệp và tăng
trƣởng kinh tế có mối quan hệ với nhau. Doanh nghiệp trong nền kinh tế là nơi hội tụ
phần lớn vốn, con ngƣời, vận dụng và sử dụng nguồn lực của quốc gia tạo ra tích luỹ,
và tạo ra tăng trƣởng kinh tế. Các nghiên cứu trƣớc đây đã chỉ ra một số cách thức mà
doanh nghiệp có thể đóng góp tới tăng trƣởng kinh tế nhƣ thông qua việc mở rộng quy
mô hay thông qua hoạt động phát triển công nghệ (Akugri và ctg, 2015). Về quy mô,
doanh nghiệp có thể đóng góp tới nền kinh tế thông qua việc gia tăng lƣợng tài sản,
gia tăng vốn chủ sở hữu, gia tăng doanh thu hay gia tăng lao động (Igberaese, 2013).

1


Chƣơng 1: Giới thiệu
Gia tăng quy mô giúp cho doanh nghiệp ít có nguy cơ bị phá sản hơn (Situm,
2014), tăng năng lực cạnh tranh (Moen, 1999), nhận đƣợc nhiều cơ hội kinh doanh và
từ đó đóng góp vào tăng trƣởng cho nền kinh tế (Opafunso và Omoseni, 2014). Quy
mô của doanh nghiệp thƣờng đƣợc xác định bởi một số tiêu chí nhƣ quy mô về tài sản,

quy mô về doanh thu, và quy mô về lao động (Cabral, 1995). Và mỗi loại hình quy mô
này có thể có những mức độ đóng góp khác nhau tới tăng trƣởng của nền kinh tế tùy
thuộc vào yếu tố loại hình doanh nghiệp, loại hình kinh doanh hay yếu tố địa bàn.
Tại Việt Nam, theo số liệu Tổng cục Thống kê về doanh nghiệp trong năm
2014 (TCTK, 2014) có một số điểm nhấn (i) Thứ nhất, về số lƣợng, có 74,842 doanh
nghiệp đăng ký thành lập mới, giảm 2.7% về số doanh nghiệp. Có 15,419 doanh
nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng 7.1% so với cùng kỳ năm 2013. (ii) Thứ hai, về
vốn, tổng số vốn đăng ký mới là 432.28 nghìn tỷ đồng tăng 8.4% về số vốn đăng ký so
với năm trƣớc; Có 595.70 nghìn tỷ đồng của doanh nghiệp thay đổi tăng vốn nâng
tổng vốn đăng ký mới và bổ sung thêm là 1,027.99 nghìn tỷ đồng. Số vốn đăng ký
bình quân một doanh nghiệp thành lập mới đạt 5.8 tỷ đồng, tăng 11.5% so với năm
2013. (iii) Thứ ba, về lao động, số lao động dự kiến đƣợc tạo việc làm của các doanh
nghiệp thành lập mới trong năm qua là 1,091 nghìn ngƣời, tăng 2.8% so với năm
trƣớc. Những báo cáo phía trên đã mô tả phần nào mức độ đóng góp của doanh nghiệp
Việt nam đối với nền kinh tế trên bình diện quy mô.
Trên thực tế, vai trò của doanh nghiệp tại Việt Nam rất đƣợc coi trọng ở bình
diện Nhà nƣớc và địa phƣơng vì những đóng góp của doanh nghiệp ở các khía cạnh
khác nhau trong đời sống xã hội. Tuy nhiên những đóng góp này thƣờng chỉ nhìn nhận
trên các chỉ tiêu đơn lẻ và trực tiếp đo lƣờng đƣợc từ chính doanh nghiệp nhƣ đóng
góp về thuế, đóng góp về công ăn việc làm...Vấn đề đặt ra là, doanh nghiệp thực sự
đóng góp bao nhiêu tới tăng trƣởng thông qua tác động của các yếu tố thuộc về quy
mô là vấn đề cần quan tâm vì doanh nghiệp nắm giữ phần lớn các nguồn lực của đất
nƣớc (thể hiện qua các yếu tố quy mô). Cần lƣợng hóa đƣợc với lƣợng nguồn lực nhƣ
thế thì doanh nghiệp tạo ra mức độ tăng trƣởng cho nền kinh tế nhƣ thế nào. Từ kết
quả này có thể kết luận về đóng góp của doanh nghiệp, của từng yếu tố thuộc về

2


Chƣơng 1: Giới thiệu

nguồn lực doanh nghiệp và từ đó đề ra một số biện phát để thúc đẩy sự đóng góp của
từng nguồn lực tới tăng trƣởng.
Từ những vấn đề vừa nêu, nghiên cứu muốn tìm hiểu tác động của một số yếu
tố thuộc về quy mô doanh nghiệp nhƣ lao động, tài sản, và doanh thu tới tăng trƣởng
của từng địa phƣơng tại Việt Nam

1.2.

Câu hỏi nghiên cứu
Qui mô doanh nghiệp (bao gồm các yếu tố nhƣ lao động, tài sản, và doanh thu)

tác động nhƣ thế nào đến tăng trƣởng kinh tế của từng địa phƣơng?

1.3.

Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá tác động của qui mô doanh nghiệp (bao gồm các yếu tố nhƣ tài sản,

doanh thu và lao động) đến tăng trƣởng kinh tế tại 63 tỉnh thành Việt nam.
Đề xuất liên quan đến đóng góp của qui mô doanh nghiệp đến tăng trƣởng tại
các tỉnh thành.

1.4.

Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng để giải quyết vấn đề

nghiên cứu.
Do dữ liệu đƣợc sử dụng là dạng dữ liệu bảng ngắn - short panel (nhiều đối
tƣợng đƣợc quan sát trong thời gian ngắn) nên đề tài sẽ sử dụng các phƣơng pháp ƣớc

lƣợng cho dữ liệu bảng ngắn. Một trong những đặc trƣng của dữ liệu bảng là muốn
tìm hiểu sự thay đổi theo thời gian của các biến số (ảnh hƣởng theo thời gian – time
effect) và những nhân tố cố định không thay đổi theo thời gian của từng đơn vị quan
sát (ảnh hƣởng cố định của đơn vị chéo – individual effect). Mô hình tổng quát nhƣ
sau:
Yit=β0+β1X1it+β2 X2it+⋯+βnXnit+ vit
Trong đó

vit:

sai số của mô hình và (vit= u)i+λt+eit
3


Chƣơng 1: Giới thiệu
ui

ảnh hƣởng của từng đơn vị đặc thù

i, λt

ảnh hƣởng của thời gian

eit

những sai số còn lại chƣa đƣa vào mô hình.

Tùy vào từng trƣờng hợp phân tích sai số mà nghiên cứu có thể lựa chọn mô
hình Fixed effect (FE), Random effect (RE) hoặc Pooled OLS. Trong trƣờng hợp xuất
hiện hiện tƣợng nội sinh trong mô hình kinh tế lƣợng thì đề tài sẽ sử dụng mô hình

biến công cụ (instrument variable) để ƣớc lƣợng.

1.5.

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu: qui mô doanh nghiệp đặc biệt trong mối liên hệ với tăng

trƣởng kinh tế tại các tỉnh thành của Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu: các doanh nghiệp tại 63 tỉnh thành Việt Nam trong thời
gian từ 2009 đến 2014.

1.6.

Kết cấu luận văn
Ngoài phần tóm tắt, phụ lục và danh mục các tài liệu tham khảo thì nghiên cứu

đƣợc chia thành năm chƣơng
Chƣơng 1: Giới thiệu chƣơng này sẽ trình bày tóm lƣợc về vấn đề nghiên cứu,
mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu, ý nghĩa
nghiên cứu và kết cấu của nghiên cứu
Chƣơng 2: Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu liên quan, trình bày về khái
niệm và những lý thuyết có liên quan tới tác động của qui mô doanh nghiệp tới tăng
trƣởng kinh tế. Đồng thời trình bày một số kết quả nghiên cứu trƣớc và đƣa ra giả
thuyết nghiên cứu của đề tài
Chƣơng 3: Phƣơng pháp nghiên cứu, trình bày mô tả mô hình nghiên cứu, đo
lƣờng các biến số trong mô hình, phƣơng pháp ƣớc lƣợng và dữ liệu nghiên cứu của
luận văn.

4



Chƣơng 1: Giới thiệu
Chƣơng 4: Phân tích kết quả nghiên cứu, tập trung vào phân tích thống kê mô
tả, phân tích tƣơng quan, phân tích mô hình hồi quy và nhận xét kết quả.
Chƣơng 5: Kết luận và kiến nghị.

5


Chƣơng 2: Cơ sở lý thuyết
CHƢƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Ở Chƣơng 2, nghiên cứu sẽ trình bày về khái niệm và những lý thuyết có liên
quan tới tác động của qui mô doanh nghiệp tới tăng trƣởng kinh tế. Đồng thời nghiên
cứu cũng trình bày một số kết quả nghiên cứu thực nghiệm trƣớc cùng giả thuyết
nghiên cứu của đề tài.

2.1.

Một số khái niệm liên quan

2.1.1. Khái niệm về tăng trƣởng
Theo Begg (2007), tăng trƣởng kinh tế là tỷ lệ thay đổi thu nhập thực tế hoặc
sản lƣợng thực tế. Hay tăng trƣởng kinh tế là phần trăm gia tăng của GNP thực tế hay
GNP thực tế trên đầu ngƣời trong dài hạn.
Theo Kuznets (1968), tăng trƣởng là sự gia tăng một cách bền vững về sản
lƣợng bình quân đầu ngƣời hay sản lƣợng trên mỗi công nhân. Tăng trƣởng kinh tế
còn là điều kiện cần để phát triển kinh tế.
International Monetary Fund [IMF] (2012) đƣa ra định nghĩa về tăng trƣởng
kinh tế mang tính toàn diện hơn, lúc này tăng trƣởng kinh tế là sự gia tăng giá trị thị
trƣờng có điều chỉnh theo lạm phát (inflation-adjusted market value) của hàng hóa và

dịch vụ đƣợc tạo ra bởi nền kinh tế theo thời gian.
Việc đo lƣờng tốc độ tăng trƣởng thƣờng sử dụng chỉ tiêu tăng trƣởng GDP
(Ocampo và ctg, 2009, và IMF, 2012) theo công thức sau:
%ΔGDP = (GDPt - GDPt-1)/GDPt-1
Đề tài này sẽ sử dụng định nghĩa của IMF (2012) và công thức tính tăng trƣởng
đã đề cập phía trên trong phân tích.

2.1.2. Khái niệm Doanh nghiệp và qui mô doanh nghiệp
Quy mô của doanh nghiệp là vấn đề phức tạp vì có nhiều tiêu chí khác nhau khi
đề cập tới quy mô (Carrizosa, 2007). Yếu tố thuộc về quy mô doanh nghiệp có thể là:
giá trị thị trƣờng của cổ phiếu, số lƣợng lao động, doanh thu, sản lƣợng đầu ra, giá trị
gia tăng của sản lƣợng, hay tổng tài sản (Ardishvili và ctg, 1998).

6


Chƣơng 2: Cơ sở lý thuyết
Trong tiêu chuẩn thực hành, OECD (2013) nỗ lực phân loại quy mô doanh
nghiệp theo hai tiêu chí cơ bản nhất là số lƣợng lao động và quy mô tài sản. Trong các
nghiên cứu thực nghiệm, quy mô của doanh nghiệp thƣờng là thang đo đa hƣớng và
đƣợc đo lƣờng bởi số lƣợng lao động, quy mô tài sản, quy mô doanh thu, và quy mô
vốn chủ sở hữu.
Đề tài sẽ sử dụng ba yếu tố cơ bản thuộc về quy mô là số lƣợng lao động, tổng
tài sản và tổng doanh thu để phân tích sự tác động của quy mô doanh nghiệp tới tăng
trƣởng.
Doanh nghiệp theo Luật doanh nghiệp đƣợc Quốc hội nƣớc Cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005,
nghĩa là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, đƣợc đăng
ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động
kinh doanh. Doanh nghiệp trong nghiên cứu này là doanh nghiệp hiểu theo Luật

doanh nghiệp 2005 đang còn tồn tại về mặt pháp lý tại trong giai đoạn nghiên cứu,
gồm (1) Doanh nghiệp Nhà nƣớc do Trung ƣơng quản lý; (2) Doanh nghiệp Nhà nƣớc
do địa phƣơng quản lý; (3) Doanh nghiệp tập thể (các hợp tác xã); (4) Doanh nghiệp
tƣ nhân; (5) Công ty hợp danh; (6) Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; (7)
Công ty trách nhiệm hữu hạn có từ hai thành viên trở lên; (8) Công ty cổ phần có vốn
nhà nƣớc; (9) Công ty cổ phần không có vốn nhà nƣớc; (10) Doanh nghiệp 100% vốn
nƣớc ngoài; (11) Doanh nghiệp nhà nƣớc liên doanh với nƣớc ngoài; (12) Doanh
nghiệp khác liên doanh với nƣớc ngoài. Và không bao gồm: (1) Các doanh nghiệp đã
đƣợc cấp giấy đăng ký kinh doanh, cấp mã số thuế, nhƣng chƣa đi vào hoạt động sản
xuất kinh doanh; (2) Các doanh nghiệp tuy đã đƣợc cấp giấy đăng ký kinh doanh, cấp
mã số thuế nhƣng đã giải thể, sáp nhập, các doanh nghiệp đã cấp đăng ký kinh doanh
nhƣng không có tại địa phƣơng (đã đƣợc xác minh thực tế); (3) Các đơn vị không phải
là doanh nghiệp hạch toán kinh tế độc lập, nhƣ chi nhánh, đơn vị phụ thuộc, các đơn
vị sự nghiệp.
Khái niệm về Lao động của doanh nghiệp đƣợc hiểu là toàn bộ số lao động do
doanh nghiệp quản lý, sử dụng và trả lƣơng, trả công. Trong nghiên cứu này Lao động

7


Chƣơng 2: Cơ sở lý thuyết
của doanh nghiệp đƣợc tính theo thời điểm hoặc lao động bình quân: (1) Lao động
thời điểm là Tổng số lao động của doanh nghiệp hiện có tại một thời điểm nào đó,
không phân biệt lao động đó đã có trong danh sách của doanh nghiệp suốt thời kỳ hay
mới đƣợc tuyển vào; (2) Số lao động bình quân là Số lao động trung bình của một thời
kỳ nhất định (tháng, quý, năm). Lao động bình quân đƣợc tính trên cơ sở lao động có
tại các thời điểm.
Khái niệm về tổng tài sản của doanh nghiệp: Tổng tài sản của doanh nghiệp
chính là lƣợng tài sản ngắn hạn và dài hạn của doanh nghiệp.
Khái niệm về doanh thu: là tổng thu nhập của doanh nghiệp do tiêu thụ sản

phẩm, hàng hoá, cung cấp các dịch vụ cho bên ngoài sau khi trừ các khoản thuế tiêu
thụ (thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế giá trị gia tăng theo phƣơng pháp trực
tiếp phải nộp) và trừ các khoản giảm trừ (chiết khấu, giảm giá hàng bán, hàng bán bị
trả lại).

2.2.

Các mô hình tăng trƣởng:

2.2.1. Mô hình Tân cổ điển về tăng trƣởng kinh tế:
Các nhà kinh tế học tân cổ điển đã cố gắng giải thích nguồn gốc của sự phát
triển thông qua hàm sản xuất.
Hàm sản xuất ở dạng chung nhất của trƣờng phái này nêu lên mối quan hệ giữa
sự tăng lên của đầu ra với sự tăng lên của các yếu tố đầu vào: Vốn, Lao động; Tài
nguyên khoa học – công nghệ
Y = f(K,L,R,T)
Trong đó:

Y:

Đầu ra (Tổng sản phẩm xã hội)

K:

Vốn sản xuất

L:

Số lƣợng lao động


R:

Tài nguyên thiên nhiên

T:

Khoa học – Công nghệ

8


Chƣơng 2: Cơ sở lý thuyết
Trong thời kỳ trƣờng phái cổ điển phát triển mạnh, nhiều nhà kinh tế và toán
học đã đề xuất ra hàm sản xuất theo dạng trên, nổi tiếng nhất là hàm Cobb – Douglas
α

β

Y = T.K .L .R

γ

Trong đó:
α, β, γ:là các lũy thừa phản ánh tác động cận biên của các yếu tố đầu
vào, (α + β + γ = 1)
Nếu lấy logarit cả hai vế, dễ dàng biến đổi phƣơng trình trên thành
g = t + αk + βl + γr
Trong đó

g:


Tốc độ tăng trƣởng của GDP

k,l,r: Tốc độ tăng trƣởng của của các yếu tố đầu vào
t:

Là phần dƣ còn lại

Nhƣ vậy, hàm Cobb – Douglas cho biết có bốn yếu tố cơ bản tác động đến
tăng trƣởng kinh tế và cách thức tác động của 4 yếu tố này là khác nhau giữa K, L,
R với yếu tố T. Họ cũng cho rằng khoa học công nghệ có vai trò quan trọng nhất
với sự phát triển kinh tế
Hạn chế của hàm sản xuất Cobb-Douglas: mặc dù các chỉ số khá sát thực tế,
nhƣng về sau đƣợc coi là thiếu hiện thực do các giả định mà họ tính toán, chẳng
hạn, họ không đề cập đến những thay đổi về chất của các yếu tố cả về lao động lẫn
vốn sản xuất. Chính vì thế, năm 1942 Tinbergen đã bổ sung thêm tham số r vào
phƣơng trình Cobb – Douglas
α

β rt

Y = A.K .L .e

2.2.2. Mô hình tăng trƣởng của Keynes (1935) về tăng trƣởng kinh tế
Keynes (2007) cho rằng không phải lúc nào nền kinh tế cũng đạt đến mức
sản lƣợng tiềm năng nhờ cơ chế tự điều chỉnh theo ý tƣởng trƣờng phái cổ điển và
tân cổ điển. Mà nền kinh tế chỉ có thể đạt tới và duy trì một sự cân bằng ở một mức
sản lƣợng nào đó, dƣới mức công ăn việc làm đầy đủ cho mọi ngƣời.

9



Chƣơng 2: Cơ sở lý thuyết
Khi mô tả nền kinh tế, cũng giống nhƣ mô hình cổ điển, ông cho rằng có hai
đƣờng tổng cung: AS – LR phản ánh mức sản lƣợng tiềm năng của nền kinh tế, và
AS – SR phản ánh khả năng thực tế. Và cân bằng của nền kinh tế không nhất thiết ở
mức sản lƣợng tiềm năng, mà thông thƣờng sản lƣợng thực tế đạt đƣợc ở mức cân
bằng nhỏ hơn sản lƣợng tiềm năng (nơi mà dƣới mức công ăn việc làm đầy đủ cho
mọi ngƣời).
Theo Keynes, khi mức thu nhập thấp hơn mức tiêu dùng cần thiết, thì có thể
xuất hiện tình trạng chi tiêu vƣợt quá thu nhập. Nhƣng khi mức thu nhập tuyệt đối
đƣợc nâng cao thì sẽ có khuynh hƣớng nới rộng sự chênh lệch giữa thu nhập và tiêu
dùng. Đặc biệt khi ngƣời ta đạt đến sự tiện nghi nào đó, thì họ sẽ trích từ phần thu
nhập tăng thêm cho tiêu dùng ít hơn, còn tiết kiệm thì nhiều hơn.
Theo Keynes, khi việc làm tăng lên thì tổng thu nhập thực tế tăng lên, do vậy
cũng làm tăng tiêu dùng. Song do quy luật tâm lý nêu trên, nên sự gia tăng tiêu
dùng nói chung chậm hơn sự gia tăng thu nhập, và khoảng cách đó ngày càng tăng
tốc theo tốc độ gia tăng thu nhập. Nói cách khác, tiết kiệm có khuynh hƣớng gia
tăng nhanh hơn. Keynes cho rằng sự giảm sút tƣơng đối cầu tiêu dùng là xu hƣớng
của mọi xã hội tiên tiến. Đây chính là nguyên nhân gây ra tình trạng trì trệ và thất
nghiệp.
Mặt khác khi nghiên cứu tiêu dùng cho đầu tƣ của các doanh nghiệp, ông
cho rằng đầu tƣ đóng vai trò quyết định đến qui mô việc làm. Mỗi sự gia tăng của
đầu tƣ đều kéo theo sự gia tăng của cầu bổ sung công nhân, cầu về tƣ liệu sản xuất.
Do vậy, làm tăng cầu tiêu dùng, tăng giá hàng, tăng việc làm cho công nhân. Tất cả
đều đó làm cho thu nhập tăng lên. Đến lƣợt nó, tăng thu nhập lại là tiền đề cho sự
gia tăng đầu tƣ mới (quá trình số nhân đầu tƣ: Tăng đầu tƣ làm tăng thu nhập; tăng
thu nhập làm tăng đầu tƣ mới; tăng đầu tƣ mới làm tăng thu nhập mới). Quá trình số
nhân phóng đại thu nhập tăng lên


10


Chƣơng 2: Cơ sở lý thuyết
Quá trình này đƣợc tính toán nhƣ sau:
K = dR/dI
Trong đó:

dR:

gia tăng thu nhập

dI:

gia tăng đầu tƣ

K:

số nhân

Vì dI = dS nên K = dR/dI = dR /( dR -dC) = 1/(1- dC / dR)
Theo Keynes, cùng với việc tăng lên của vốn đầu tƣ, thì hiệu quả giới hạn
của vốn (tƣơng quan giữa thu nhập tƣơng lai của đầu tƣ và phí tổn đầu tƣ) sẽ giảm
sút. Có hai nguyên nhận làm cho hiệu quả giới hạn của vốn giảm sút. (i): Đầu tƣ
tăng sẽ làm tăng thêm khối lƣợng hàng hóa cung ra thị trƣờng. Điều đó làm giảm
giá hàng hóa và kéo theo làm giảm thu nhập tƣơng lai. (ii): Tăng cung hàng hóa sẽ
làm giảm giá cung của tài sản tƣ bản tăng lên hay tăng phí tổn thay thế. Từ đó làm
cho thu nhập tƣơng lai giảm xuống.
Hơn nữa giữa đầu tƣ và lãi suất lại có mối quan hệ với nhau. Sự khuyến
khích đầu tƣ tùy thuộc một phần vào lãi suất. Ngƣời ta sẽ tiếp tục đầu tƣ, chừng nào

hiệu quả giới hạn của vốn lớn hơn lãi suất thị trƣờng.
Tóm lại, việc làm gia tăng thu nhập, và từ đó, sẽ làm tăng tiêu dùng. Song,
do khuynh hƣớng tiêu dùng giới hạn, nên tiêu dùng tăng chậm hơn so với tăng thu
nhập, còn tiết kiệm lại tăng nhanh hơn. Điều này làm cho tiêu dùng giảm tƣơng đối.
Việc giảm tiêu dùng tƣơng đối sẽ làm giảm cầu có hiệu quả, còn cầu lại ảnh hƣởng
tới qui mô sản xuất và khối lƣợng việc làm. Song khối lƣợng đầu tƣ lại phụ thuộc
vào ý muốn đầu tƣ cho tới khi nào hiệu quả giới hạn của vốn giảm xuống bằng mức
lãi suất.
2.2.3. Mô hình Harrod – Domar (1948)
Mô hình tăng trƣởng kinh tế dạng đơn giản là mô hình Harrod - Domar. Dựa
vào tƣ tƣởng của Keynes, vào những năm 40 với sự nghiên cứu một cách độc lập,
hai nhà kinh tế học là Roy Harrod ở Anh và Evsay Domar ở Mỹ đã cùng đƣa ra mô
hình trong đó hàm sản xuất có hệ số tƣơng quan cố định và hiệu suất không đổi theo

11


Chƣơng 2: Cơ sở lý thuyết
qui mô. Mô hình này chủ yếu nhằm giải thích mối quan hệ giữa sự tăng trƣởng và
thất nghiệp ở các nƣớc phát triển. Mô hình này chủ yếu chú trọng đến vai trò của
tích luỹ vốn trong quá trình tăng trƣởng. Mô hình cũng đƣợc sử dụng rộng rãi ở các
nƣớc đang phát triển để xét mối quan hệ giữa tăng trƣởng và các nhu cầu về vốn.
Trong mô hình, hàm sản xuất có dạng rất đặc biệt, trong đó đầu ra đƣợc giả
định là hàm tuyến tính của vốn
Hàm sản xuất : Y = 1/v * K
Trong đó:
Y:

là sản lƣợng đầu ra


K:

là Vốn

V:

là hằng số, v chính là tỷ lệ vốn – sản lƣợng

Trong mô hình này, tỷ lệ vốn – sản lƣợng là một tham số rất quan trọng, thực
chất là số đo năng suất của vốn hay đầu tƣ.
Sự thay đổi của sản lƣợng đƣợc liên hệ với sự thay đổi quỹ vốn:
∆Y = ∆K / v
Tốc độ tăng trƣởng sản lƣợng, g, là mức tăng thêm sản lƣợng chia cho tổng
giá trị sản lƣợng:
g = ∆Y / Y = ∆K / Yv
Từ sự thay đổi quỹ vốn ∆K bằng tiết kiệm trừ khấu hao vốn (∆K = sY – dK)
g = (s/v) – d
Hàm ý của phƣơng trình này là quan điểm cho rằng vốn do đầu tƣ tạo ra là
yếu tố cơ bản quyết định tăng trƣởng sản lƣợng và tiết kiệm giúp ta có thể thực hiện
đầu tƣ.
2.2.4. Mô hình tăng trƣởng Solow (1956)
Rober Solow là giáo sƣ của khoa kinh tế, Học viện công nghệ Massachusett.
Năm 1987, ông đƣợc tặng giải Nobel kinh tế về những đóng góp xuất sắc trong lý
thuyết tăng trƣởng và những nghiên cứu thực nghiệm về quá trình tăng trƣởng. Đặc
biệt, ông đƣa ra cách lý giải của nguồn gốc tăng trƣởng. Trong mô hình đầu tiên

12


Chƣơng 2: Cơ sở lý thuyết

(mô hình gốc) Solow phân tích mô hình cơ bản dựa vào mô hình Cobb – Douglas
với hai yếu tố lao động và đầu tƣ, tiết kiệm. Sau đó, ông mới trình bày mô hình tổng
quát với yếu tố công nghệ tác động tới tăng trƣởng nhƣ thế nào. Mô hình tăng
trƣởng nội sinh của ông vẫn đƣợc đánh giá là một trong những mô hình có tác động
lớn trong hệ thống lý thuyết tăng trƣởng.
Hàm sản xuất trong mô hình tăng trƣởng đƣợc xây dựng trên cơ sở một hàm
sản xuất có lợi tức không đổi theo qui mô. Vốn và lao động là những đầu vào có
khả năng thay thế cho nhau (điểm khác cơ bản so với mô hình tăng trƣởng một khu
vực), năng suất lao động cận biên giảm dần.
Q = F(K,L)
Cụ thể:
zQ = F(zk, zL)
Nếu K và L tăng gấp đôi thì sản lƣợng đầu ra cũng tăng gấp đôi.
Biến đổi hàm sản xuất, chúng ta có hàm sản xuất dạng bình quân đầu ngƣời
nhƣ sau:
q = Q/L = F(K/L,1) =f(K/L) = f(k)
Hàm sản xuất tính theo đầu ngƣời có dạng nhƣ hình bên dƣới. Năng suất lao
động cận biên dƣơng (theo sự gia tăng của tỷ lệ K/L) nhƣng giảm dần theo sự tăng
lên của k vì f ’(k)>0; f ’’(k) <0

13


Chƣơng 2: Cơ sở lý thuyết
Đồ thị minh hoạ hàm sản xuất

Hình 2.1

Y-Axis


qq

ff (k)
(k)

00

kk
Hàm sản xuất tính trên đầu ngƣời có dạng lồi đi xuống

Với giả định hàm sản xuất

q= Q/L = f(K/L) = f(k); Lt=L0.egLt



dK/dt = It =St = sQt

Trong đó

s: tỷ lệ tiết kiệm
S: Tiết kiệm thời điểm t
I: đầu tƣ thời điểm t

Mô hình Solow chỉ ra rằng tồn tại một giá trị k* cân bằng, tại đó sản lƣợng
cân bằng là q*
q* = f (k*) = gL/S k
Nền kinh tế mà duy trì toàn dụng lao động và vốn (cùng với 3 giả thiết của
mô hình) sẽ vận động về giá trị k* (giá trị tỷ lệ vốn – Lao động cân bằng) cho dù
nền kinh tế bắt đầu với bất kỳ tỷ lệ k nào.

Khi nền kinh tế đạt đến k* thì sản lƣợng trên đầu ngƣời q=q*. Do q* không
đổi, sản lƣợng tăng nhanh bằng lực lƣợng lao động, sao cho RQ=RL=gL. Mô hình
Solow đã giải thích sự hội tụ của nền kinh tế về một đƣờng tăng trƣởng ổn định,
trong đó RQ = RK.
14


Chƣơng 2: Cơ sở lý thuyết
Hình 2.2

Cân bằng tăng trƣởng tân cổ điển

qq
(gL/s)*k
(gL/s)*k
q*
q*

rrkk

k*
k*

k*
k*

kk

Cân
Cân bằng

bằng tăng
tăng trƣởng
trƣởng tân
tân cổ
cổ điển
điển

Solow đã mở rộng mô hình bằng cách xem xét mức độ nhạy cảm của RQ đối
với những thay đổi trong tiết kiệm và đầu tƣ và tốc độ tăng trƣởng của Vốn K phụ
thuộc nhƣ thế nào vào yếu tố tiến bộ kỹ thuật.
Với tiến bộ kỹ thuật trung tính, nghĩa là những cải tiến về tổ chức. Do đó,
làm dịch chuyển hàm sản xuất lên trên theo thời gian. Loại tiến bộ kỹ thuật này
đƣợc giả định là không gây ra chi phí nào cho nền kinh tế. Hàm sản xuất có dạng
Qt = At.F(Kt,Lt)

Trong đó:

F(Kt,Lt) có lợi suất không đổi

15


Chƣơng 2: Cơ sở lý thuyết
Nếu At là sự dịch chuyển lên trên tự sinh liên tục của hàm sản xuất thì nó có
dạng:
At = A0.e λt

Hình 2.3

Hàm Sản xuất bình quân đầu ngƣời dịch chuyển lên trên


Q/L
Q/L
AA22f(K/L)
f(K/L)

AA11f(K/L)
f(K/L)

AA00f(K/L)
f(K/L)

K/L
K/L

Hàm
Hàm SX
SX bình
bình quân
quân đầu
đầu ngƣời
ngƣời dịch
dịch chuyển
chuyển lên
lên
trên
theo
thời
gian
trên theo thời gian


Với tiến bộ kỹ thuật tăng cƣờng lao động, nghĩa là tiến bộ kỹ thuật phát sinh
từ cải thiện trong lực lƣợng lao động thông qua những biện pháp nhƣ nâng cao tay
nghề và mọi công nhân cùng chia sẽ cải thiện này. Hàm sản xuất có dạng
Q = F(Kt,Lt)
và lao động hiệu quả
E, Et = L.eλt
Trong đó

λ: tốc độ tăng trƣởng của năng suất lao động
RE = RL + λL = n tức là bằng tốc độ tăng trƣởng tự nhiên

Với tiến bộ kỹ thuật tăng cƣờng vốn, Solow và Nelson đã đƣa vào mô hình
tiến bộ kỹ thuật thông qua việc tăng cƣờng vốn để máy móc thiết bị cũ hiệu quả
hơn. Việc gia tăng đầu tƣ này sẽ làm giảm tuổi thọ bình quân của khối lƣợng vốn thì
16


×