Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Tác động của chi tiêu công đến việc làm khu vực kinh tế tư nhân tại các địa phương ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.62 MB, 101 trang )

Đề tài: Tác động của chi tiêu công đến việc làm khu vực kinh tế tư nhân tại các địa phương ở Việt Nam

CHƢƠNG I: PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề và lý do nghiên cứu:
Việc làm là nền tảng cở bản cho sự phát triển của nền kinh tế cũng như nâng
cao đời sống con người. Có thể nói, việc làm và hiệu quả của việc giải quyết việc
làm gắn liền với sự phát triển bền vững của mọi quốc gia. Chính vì lẽ đó Nhà nước
ta luôn đặt vấn đề dân số, lao động, việc làm vào vị trí hàng đầu trong các chính
sách phát triển kinh tế - xã hội.
Ngân hàng thế giới (2015) cho rằng, bức tranh việc làm ở Việt Nam đã có sự
chuyển đổi mạnh mẽ trong vòng 25 năm trở lại đây. Trước đây, việc làm hoàn toàn
mang tính chất nông nghiệp hộ gia đình, hợp tác xã và doanh nghiệp nhà nước, song
dần dần qua thời gian đã chuyển dịch sang các ngành công nghiệp, dịch vụ, hộ kinh
doanh, doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Theo số liệu báo cáo điều tra việc làm của Tổng Cục Thống kê, tính đến cuối
năm 2015, cả nước có gần 54 triệu người trong độ tuổi lao động. Trong đó, 52,8 triệu
lao động có việc làm và hơn 1,14 triệu lao động thất nghiệp.
Nguyễn Thị Lan Hương (2014) cho rằng, do tác động của khủng hoảng kinh
tế nên mức tăng việc làm giảm rất nhanh trong các năm gần đây, cụ thể: trước năm
2010, việc làm tăng lên 1,1-1,2 triệu người mỗi năm, từ 2010 đến nay, mỗi năm tăng
khoảng 800 ngàn người. Còn đối với việc làm trong khu vực kinh tế tư nhân, từ năm
2012 trở về trước, hàng năm khu vực này tạo việc làm cho khoảng 900 ngàn người,
tuy nhiên từ năm 2012 đến nay mỗi năm khu vực này chỉ tăng khoảng 400 ngàn lao
động.
Vậy, Chính phủ Việt Nam đã sử dụng chính sách gì nhằm ổn định kinh tế vĩ
mô, tạo công ăn việc làm, phát triển kinh tế - xã hội? Đặc biệt là giai đoạn biến động
kinh tế toàn cầu, khủng hoảng kinh tế thế giới 2007-2009, trong đó Việt Nam cũng
có dấu hiệu suy thoái. Nguyễn Việt Hùng và Nguyễn Ngọc Tuyên (2014), chính sách
tài khóa của Chính phủ Việt Nam trong thời gian qua đã góp phần không nhỏ trong
việc điều tiết tăng trưởng kinh tế, lạm phát, tuy nhiên bên cạnh đó cũng phát sinh
một số những bất ổn nhất định.


Theo Keynes (1936), chính sách tài khóa mở rộng tác động đến sản lượng và
việc làm. Ngoài ra, có một số quan điểm khác về hiệu ứng chi tiêu chính phủ, nếu chi
tiêu chính phủ đóng vai trò hiệu ứng cho đầu tư tư nhân qua đó làm giảm thất nghiệp,
Lê Việt Hoàng – ME07B

Trang 1


Đề tài: Tác động của chi tiêu công đến việc làm khu vực kinh tế tư nhân tại các địa phương ở Việt Nam

với kỳ vọng sự gia tăng chi tiêu chính phủ sẽ mở rộng quy mô sản xuất và tăng việc
làm. Vậy, tại Việt Nam chi tiêu công có thực sự tác động đến việc làm hay không?
Từ lý do này tác giả nghiên cứu đề tài: “Tác động của chi tiêu công đến việc
làm khu vực kinh tế tư nhân tại các địa phương ở Việt Nam” nhằm mục đích
nghiên cứu, phân tích để làm rõ vấn đề trên.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu:
Để trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu trên, đề tài tập trung giải quyết các mục
tiêu nghiên cứu sau:
- Xác định tác động của chi tiêu công đến việc làm khu vực kinh tế tư nhân tại
các địa phương ở Việt Nam.
- Đo lường mức độ ảnh hưởng của chi tiêu công đến việc làm khu vực kinh tế
tư nhân tại các địa phương ở Việt Nam.
- Đề xuất giải pháp, chính sách để chi công có tác động tích cực đến việc làm
khu vực kinh tế tư nhân tại các địa phương ở Việt Nam.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu:
Để giải quyết vấn đề nghiên cứu trên, đề tài tập trung vào các câu hỏi nghiên
cứu sau:
- Chi tiêu công tác động đến việc làm khu vực kinh tế tư nhân tại các địa
phương ở Việt Nam như thế nào?
- Mức độ ảnh hưởng của chi tiêu công đến việc làm khu vực kinh tế tư nhân

tại các địa phương ở Việt Nam như thế nào?
- Giải pháp nào để chi tiêu công có tác động đến gia tăng việc làm khu vực
kinh tế tư nhân tại các địa phương ở Việt Nam?
1.4. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu:
1.4.1 Giới hạn nghiên cứu:
Đề tài tập trung nghiên cứu chi ngân sách địa phương và các thành phần chi
ngân sách địa phương gồm chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên tác động như thế
nào và mức độ tác động của chúng đến việc làm khu vực kinh tế tư nhân tại các địa
phương ở Việt Nam.

Lê Việt Hoàng – ME07B

Trang 2


Đề tài: Tác động của chi tiêu công đến việc làm khu vực kinh tế tư nhân tại các địa phương ở Việt Nam

Bên cạnh đó, đề tài cũng nghiên cứu các yếu tố vĩ mô khác mà tác giả cho
rằng có ảnh hưởng đến việc làm khu vực kinh tế tư nhân như: vốn hoạt động sản xuất
bình quân của DNTN, vốn hoạt động của doanh nghiệp FDI, lực lượng lao động có
trình độ chuyên môn kỷ thuật, lực lượng lao động chưa qua đào tạo nghề và giá trị
hàng hóa xuất khẩu tại các địa phương, .
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu:
- Về không gian: 63 tỉnh, thành phố của Việt Nam
- Về thời gian: Giai đoạn năm 2010-2015.
1.5. Phƣơng pháp nghiên cứu và số liệu nghiên cứu:
Để thực hiện nghiên cứu, đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và
định lượng.
1.5.1 Nghiên cứu định tính:
Căn cứ các lý thuyết kinh tế, các chế độ chính sách, thảo luận và tham khảo ý

kiến chuyên gia, tham khảo các nghiên cứu trước có liên quan để xác định các yếu tố
có tác động đến việc làm khu vực kinh tế tư nhân tại các địa phương tại Việt Nam.
1.5.2 Nghiên cứu định lượng:
Thực hiện nghiên cứu định lượng để giải quyết các vấn đề về câu hỏi nghiên
cứu của luận văn, sử dụng phần mềm Stata phân tích định lượng để đo lường và đánh
giá tác động của các yếu tố đến sự gia tăng việc làm khu vực kinh tế tư nhân tại các
địa phương.
1.5.3 Dữ liệu nghiên cứu:
Dữ liệu đề tài nghiên cứu được thu thập từ Niên giám thống kê hàng năm của
63 tỉnh, thành phố giai đoạn 2010-2015 và kết quả điều tra doanh nghiệp hàng năm,
giai đoạn 2010-2015, Tổng Cục Thống kê.
1.6. Ý nghĩa của nghiên cứu:
Tại Việt Nam, vai trò của chi tiêu công đối với tăng trưởng kinh tế, đầu tư tư
nhân, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tư nhân phát triển nhằm tạo việc
làm và giải quyết việc làm cho người lao động. Vấn đề này được Chính phủ, các học
giả, các nhà kinh tế khẳng định là rất quan trọng. Có nhiều nghiên cứu phân tích định
Lê Việt Hoàng – ME07B

Trang 3


Đề tài: Tác động của chi tiêu công đến việc làm khu vực kinh tế tư nhân tại các địa phương ở Việt Nam

lượng về tác động của chi tiêu công đến tăng trưởng kinh tế, tác động của chi tiêu
công đến doanh nghiệp sản xuất tư nhân, tác động của đầu tư công đối với đầu tư tư
nhân,…Do vậy, đề tài vận dụng các kiến thức về kinh tế học và những nghiên cứu
trước có liên quan một cách phù hợp nhất, bằng phương pháp nghiên cứu định lượng
nhằm tìm ra tác động của chi tiêu công đến việc làm trong khu vực kinh tế tư nhân
tại các địa phương ở Việt Nam. Qua kết quả nghiên cứu này sẽ là cơ sở để các địa
phương có góc nhìn chi tiết hơn về giải quyết việc làm tại các địa phương.

1.7. Kết cấu luận văn nghiên cứu
Kết cấu của luận văn được chia thành 5 chương như sau:
Chương 1: Phần mở đầu
Chương này sẽ trình bày đặt vấn đề và lý do nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu,
câu hỏi nghiên cứu, giới hạn và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và số
liệu, những điểm khác biệt căn bản so với các nghiên cứu trước và kết cấu luận văn.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và nghiên cứu trước
Chương này trình bày tóm lược các khái niệm về chi tiêu công, việc làm, khu
vực kinh tế tư nhân. Đồng thời, giới thiệu tổng quan sơ sở lý thuyết và sơ lược một
số nghiên cứu trước có liên quan đến đề tài và đặt giả thuyết nghiên cứu.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương này dựa trên cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước đề xuất mô hình
nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, thu thập dữ liệu nghiên cứu, mô tả và đo lường
các biến sử dụng trong mô hình nghiên cứu.
Chương 4: Phân tích kết quả
Chương này nêu thực trạng của chi tiêu công và việc làm khu vực kinh tế tư
nhân tại các địa phương giai đoạn 2010-2015. Đồng thời, dựa vào số liệu thu thập
của Tông cục Thống kê, ý kiến của các chuyên gia, qua phương pháp phân tích định
tính nhằm phân tích đánh giá thực trạng của chi tiêu công và việc làm khu vực kinh
tế tư nhân.
Đặc biệt, đi sâu phân tích và làm rõ ý nghĩa của kết quả thu được qua phương
pháp nghiên cứu định lượng.
Lê Việt Hoàng – ME07B

Trang 4


Đề tài: Tác động của chi tiêu công đến việc làm khu vực kinh tế tư nhân tại các địa phương ở Việt Nam

Chương 5: Kết luận và khuyến nghị

Trong chương này tóm lược kết quả nghiên cứu chính và đề xuất một số kiến
nghị chính sách.
Cuối cùng đưa ra những hạn chế của đề tài và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp
theo.

Lê Việt Hoàng – ME07B

Trang 5


Đề tài: Tác động của chi tiêu công đến việc làm khu vực kinh tế tư nhân tại các địa phương ở Việt Nam

CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƢỚC
2.1. Các khái niệm của đề tài:
2.1.1 Khái niệm ngân sách Nhà nước:
Theo Owen E.Hughes (2012), Ngân sách Nhà nước là một tài liệu phản ánh số
thuế thu được và các khoản chi tiêu công của Chính phủ trong một năm. NSNN có
nhiều chức năng, xét về góc độ tài chính NSNN đóng một vai trò quan trọng trong
việc xác định sự lành mạnh của toàn bộ nền kinh tế.
Theo Luật NSNN (2002), “Ngân sách Nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi
của Nhà nước đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực
hiện trong một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước”.
Samuelson & Nordhaus (1997), ngân sách của chính phủ có ba chức năng
chính: i) ngân sách là một công cụ mà theo đó sản lượng quốc gia được phân chia
giữa tiêu dùng và đầu tư tư nhân và công cộng; ii) thông qua chi tiêu trực tiếp và các
khuyến khích gián tiếp về thuế, ngân sách của chính phủ tác động đến cung các đầu
vào như lao động, vốn và tác động đến đầu ra của các khu vực; iii) chính sách tài
khóa của chính phủ hay ngân sách có vai trò trong việc tác động đến những mục tiêu
kinh tế vĩ mô then chốt như hạn chế những dao động của chu kỳ kinh doanh và góp
phần duy trì một nền kinh tế tăng trưởng, có mức hữu nghiệp cao, tránh được lạm

phát lớn hay lạm phát không ổn định (Kiều Ngọc Tài trích dẫn, 2015)
- Chi tiêu công (chi ngân sách Nhà nước):
“Chi tiêu công là các khoản chi tiêu của các cấp chính quyền, các đơn vị quản
lý hành chính, các đơn vị sự nghiệp được sự kiểm soát và tài trợ bởi chính phủ.Chi
tiêu công phản ánh giá trị của các loại hàng hóa mà chính phủ mua vào để qua đó
cung cấp các loại hàng hóa công cho xã hội nhằm thực hiện các chức năng của nhà
nước”, Sử Đình Thành & Bùi Thị Mai Hoài (2009, trang 82).
Theo Dwight H.Perkins và ctg (2010, p. 532-533), tất cả mọi xã hội đều cần
có một khu vực công, bởi vì ngay cả trong điều kiện tốt nhất thì cơ chế thị trường
cũng không thể thực hiện mọi chức năng kinh tế mà hộ gia đình cần, thị trường
không thể tự mình đáp ứng mọi nhu cầu của người tiêu dùng. Để khắc phục những
khuyết tật của thị trường cần có một khu vực công nhằm thực hiện chức năng cung
cấp hàng hóa công cho xã hội.
Lê Việt Hoàng – ME07B

Trang 6


Đề tài: Tác động của chi tiêu công đến việc làm khu vực kinh tế tư nhân tại các địa phương ở Việt Nam

2.1.2 Chi ngân sách địa phương:
Tại Việt Nam, Ngân sách Nhà nước gồm ngân sách Trung ương và ngân sách
địa phương. Ngân sách địa phương bao gồm 3 cấp ngân sách là ngân sách cấp tỉnh,
ngân sách cấp huyện và ngân sách cấp xã, Điều 5, Nghị định số 60/2003/NĐ-CP
(2003).
Theo Nghị định 60/2003/NĐ- CP (2003), chi ngân sách địa phương gồm các
khoản chi sau:
Chi đầu tƣ phát triển: Chi đầu tư phát triển là những khoản chi: a) Đầu tư
xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội không có khả năng thu hồi
vốn; b) Đầu tư và hỗ trợ cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, các tổ chức tài

chính của Nhà nước; góp vốn cổ phần, liên doanh vào các doanh nghiệp thuộc lĩnh
vực cần thiết có sự tham gia của Nhà nước theo quy định của pháp luật; c) Chi bổ
sung dự trữ Nhà nước; d) Chi đầu tư phát triển thuộc các chương trình mục tiêu quốc
gia, dự án Nhà nước; đ) Các khoản chi đầu tư phát triển khác theo quy định của pháp
luật.
Chi thƣờng xuyên: Chi thường xuyên là những khoản chi: a) Các hoạt động
sự nghiệp giáo dục, đào tạo, y tế, xã hội, văn hoá thông tin văn học nghệ thuật, thể
dục thể thao, khoa học và công nghệ, các sự nghiệp xã hội khác; b) Các hoạt động sự
nghiệp kinh tế; c) Quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội; d) Hoạt động của
các cơ quan Nhà nước; đ) Hoạt động của Đảng Cộng sản Việt Nam; e) Hoạt động
của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Liên đoàn Lao động Việt Nam, Đoàn Thanh
niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ
Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam; g) Trợ giá theo chính sách của Nhà nước; h)
Phần chi thường xuyên thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia, dự án Nhà nước;
i) Hỗ trợ Quỹ Bảo hiểm xã hội; k) Trợ cấp cho các đối tượng chính sách xã hội; l) Hỗ
trợ cho các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp; m) Các khoản chi thường xuyên khác theo quy định của pháp luật.
Chi ngân sách khác: Chi ngân sách khác là những khoản chi: a) Chi trả nợ
gốc và lãi các khoản tiền do Chính phủ vay; b) Chi viện trợ của ngân sách trung
ương cho các Chính phủ và tổ chức ngoài nước; c) Chi cho vay của ngân sách trung
ương; d) Chi trả gốc và lãi các khoản huy động đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng; đ)
Chi bổ sung Quỹ dự trữ tài chính; e) Chi bổ sung ngân sách cấp trên cho ngân sách
Lê Việt Hoàng – ME07B

Trang 7


Đề tài: Tác động của chi tiêu công đến việc làm khu vực kinh tế tư nhân tại các địa phương ở Việt Nam

cấp dưới; g) Chi chuyển nguồn ngân sách từ ngân sách năm trước sang ngân sách
năm sau.

2.1.3. Chính sách tài khóa
Trần Vũ Hải (2009), Chính sách tài khóa là hệ thống các chính sách của chính
phủ về tài chính, thường được hoạch định và thực hiện trọn vẹn trong một niên khóa
tài chính, nhằm tác động đến các định hướng phát triển của nền kinh tế, thông qua
những thay đổi trong kế hoạch chi tiêu chính phủ và chính sách thu ngân sách (chủ
yếu là các khoản thu về thuế).
Chính sách tài khoá có thể tạm chia thành chính sách tài khoá cân bằng, chính
sách tài khoá mở rộng và chính sách tài khoá thắt chặt.
Chính sách tài khoá cân bằng là chính sách tài khoá mà theo đó, tổng chi tiêu
của Chính phủ cân bằng với các nguồn thu từ thuế, phí, lệ phí và các nguồn thu khác
mà không phải vay nợ.
Chính sách tài khoá mở rộng (hay còn gọi là chính sách tài khóa thâm hụt) là
chính sách nhằm tăng cường chi tiêu của chính phủ so với nguồn thu bằng cách: (i)
gia tăng mức độ chi tiêu chính phủ mà không tăng nguồn thu; hoặc (ii) giảm nguồn
thu từ thuế mà không giảm chi tiêu; hoặc (iii) vừa gia tăng mức độ chi tiêu của chính
phủ đồng thời giảm nguồn thu từ thuế.
Chính sách tài khoá mở rộng có tác dụng kích thích tăng trưởng kinh tế, tạo
thêm nhiều việc làm. Tuy nhiên, chính sách tài khoá mở rộng thường dẫn đến việc
Chính phủ phải vay nợ để bù đắp thâm hụt ngân sách.
Chính sách tài khoá thắt chặt (hay còn gọi là chính sách tài khóa thặng dư) là
chính sách hạn chế chi tiêu của chính phủ so với nguồn thu bằng cách: (i) chi tiêu
của chính phủ ít đi nhưng không tăng thu; hoặc (ii) không giảm chi tiêu nhưng tăng
thu từ thuế; hoặc (iii) vừa giảm chi tiêu vừa tăng thu từ thuế.
Chính sách tài khoá thắt chặt được áp dụng khi nền kinh tế có dấu hiệu tăng
trưởng nhanh và thiếu bền vững hoặc khi nền kinh tế gặp tình trạng lạm phát cao.
Việc này có thể làm thâm hụt ngân sách ít đi hoặc thặng dư ngân sách lớn lên so với
trước đó.

Lê Việt Hoàng – ME07B


Trang 8


Đề tài: Tác động của chi tiêu công đến việc làm khu vực kinh tế tư nhân tại các địa phương ở Việt Nam

2.1.4 Khái niệm về việc làm:
Tổ chức lao động quốc tế (ILO) quan niệm việc làm là một phạm trù kinh tế,
nó xác định hệ thống quan hệ giữa con người về việc đảm bảo cho họ một chỗ làm
việc và tham gia vào hoạt động sản xuất. Vì vậy, việc làm có thể được định nghĩa
như một tình trạng trong đó có sự trả công bằng tiền hoặc hiện vật, do đó có sự tham
gia tích cực, có tính chất cá nhân và trực tiếp vào nỗ lực sản xuất. Khái niệm này đã
được chính thức thông qua tại Hội nghị quốc tế của ILO lần thứ 13 (1993) và đã
được nhiều nước trên thế giới áp dụng (Nguyễn Thị Huệ trích dẫn, 2014).
Trần Xuân Cầu (2013), “việc làm là quá trình tạo điều kiện kinh tế xã hội cần
thiết để người lao động có thể kết hợp giữa sức lao động và tư liệu sản xuất, nhằm
tiến hành quá trình lao động, tạo ra hàng hóa và dịch vụ theo yêu cầu thị trường”
(11,trang 377).
Theo Tổng Cục Thống kê (2010), dân số có việc làm/làm việc bao gồm những
người từ 15 tuổi trở lên trong khoảng thời gian tham chiếu (một tuần), thuộc một
trong các loại sau đây:
(1) Làm việc được trả lương/trả công:
- Làm việc: những người trong thời gian tham chiếu đã làm một số công việc
để được trả lương hoặc trả công bằng tiền hay hiện vật;
- Có việc làm nhưng không làm việc: những người hiện đang có việc làm,
nhưng trong khoảng thời gian tham chiếu đang tạm thời nghỉ việc nhưng vẫn có
những dấu hiệu còn gắn bó với việc làm của họ (vẫn được trả lương/trả công, được
bảo đảm sẽ trở lại làm việc, có thoả thuận trở lại làm việc sau khi nghỉ tạm thời,
v.v...).
(2) Tự làm hoặc làm chủ:
- Tự làm: những người trong thời gian tham chiếu đã tự làm một số công việc

để có lợi nhuận hoặc thu nhập cho gia đình, dưới hình thức bằng tiền hay hiện vật;
- Có doanh nghiệp nhưng không làm việc: những người hiện đang làm chủ
doanh nghiệp, có thể là doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, một trang trại hoặc một
cơ sở dịch vụ, nhưng trong thời kỳ tham chiếu họ đang nghỉ việc tạm thời vì một số
lý do cụ thể.

Lê Việt Hoàng – ME07B

Trang 9


Đề tài: Tác động của chi tiêu công đến việc làm khu vực kinh tế tư nhân tại các địa phương ở Việt Nam

2.1.5 Vai trò của việc làm:
Ngân hàng thế giới (2013) cho rằng, việc làm là nền tảng căn bản cho phát
triển, mang lại nhiều lợi ích to lớn hơn nhiều so với thu nhập đơn thuần. Việc làm có
vai trò quan trọng trong quá trình giảm nghèo, giúp các thành phố vận hành và giúp
lớp trẻ tránh được bạo lực.
Theo Nguyễn Thúy Hà (2013), việc làm có vai trò quan trọng trong đời sống
xã hội, nó không thể thiếu đối với từng cá nhân và toàn bộ nền kinh tế, là vấn đề cốt
lõi và xuyên suốt trong các hoạt động kinh tế, có mối quan hệ mật thiết với kinh tế và
xã hội, nó chi phối toàn bộ mọi hoạt động của cá nhân và xã hội.
2.1.6 Khái niệm khu vực kinh tế tư nhân:
Hiện nay có nhiều cách lý giải khác nhau về khu vực kinh tế tư nhân, có thể
tóm lược một số quan điểm như sau:
Vũ Hồng Cường (2001) cho rằng, khu vực kinh tế tư nhân bao gồm khu vực
kinh tế tư nhân trong nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài; khu vực kinh tế tư
nhân trong nước gồm các doanh nghiệp vốn trong nước mà nguồn vốn thuộc sở hữu
tập thể, sở hữu tư nhân một người hoặc một nhóm người hoặc có sở hữu nhà nước
nhưng chiếm từ 50% vốn điều lệ trở xuống, kinh tế cá thể (khu vực này bao gồm:

công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ
phần tư nhân và công ty cổ phần có vốn nhà nước từ 50% vốn điều lệ trở xuống, hộ
gia đình); khu vực có vốn đầu tư nước ngoài là các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực
tiếp của nước ngoài, không phân biệt tỷ lệ vốn bên nước ngoài đóng góp là bao
nhiêu, gồm doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài và doanh nghiệp liên doanh giữa
nước ngoài với các đối tác trong nước (Trần Thị Bình trích dẫn, 2015).
Theo Hồ Văn Vĩnh (2003), kinh tế tư nhân gồm kinh tế tư bản tư nhân và kinh
tế cá thể, tiểu chủ. Kinh tế cá thể, tiểu chủ (của nông dân, thợ thủ công, người làm
thương nghiệp và dịch vụ cá thể) bao gồm những đơn vị kinh tế dựa trên sở hữu tư
nhân nhỏ về tư liệu sản xuất và hoạt động dựa chủ yếu vào sức lao động của chính
họ. Kinh tế tư bản tư nhân là những đơn vị kinh tế mà vốn do một hoặc một số nhà tư
bản góp lại để sản xuất – kinh doanh. Mai Tết và Nguyễn Văn Tuất (2006) cho rằng,
“KTTN là một loại hình kinh tế phát triển dựa trên sở hữu tư nhân và toàn bộ các yếu
tố sản xuất kinh doanh. Nó hoàn toàn tự chủ, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt
Lê Việt Hoàng – ME07B

Trang 10


Đề tài: Tác động của chi tiêu công đến việc làm khu vực kinh tế tư nhân tại các địa phương ở Việt Nam

động sản xuất kinh doanh, dịch vụ, cụ thể là tự chủ về vốn, tự chủ về quản lý, tự chủ
về phân phối sản phẩm, tự chủ lựa chọn hình thức tổ chức, quy mô, phương hướng
sản xuất kinh doanh, tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
trước pháp luật của nhà nước. Khu vực KTTN là khu vực kinh tế bao gồm những
đơn vị được tổ chức dựa trên sở hữu tư nhân” (Nguyễn Thị Bình trích dẫn, 2015).
Tổng cục Thống kê (2014), dựa trên quan hệ sở hữu chia nền kinh tế thành 3 khu
vực: (i) khu vực kinh tế nhà nước; (ii) khu vực kinh tế ngoài nhà nước gồm: cá
nhân/Hộ SXKD cá thể, tập thể (hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã), tư nhân (doanh
nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần); (iii) khu vực có vốn đầu tư nước

ngoài.
Trong đề tài này, dưới góc độ là một khu vực kinh tế với hình thức tổ chức
sản xuất kinh doanh dựa trên sở hữu tư nhân, tác giả cho rằng khu vực kinh tế tư
nhân bao gồm: cá nhân/ Hộ SXKD cá thể, tập thể và kinh tế tư bản tư nhân (DNTN,
công ty TNHH, công ty cổ phần).
2.2. Khái lƣợt một số cơ sở lý thuyết tạo việc làm:
2.2.1 Lý thuyết tạo việc làm và thất nghiệp của nhà khoa học trước Mác:
- Adam Smith (1723-1790) trong tác phẩm “Nghiên cứu về bản chất và
nguyên nhân giàu có của các dân tộc”, ông khẳng định rằng, hoạt động của con
người, những khát vọng của họ được xác định bởi quyền lợi riêng, lợi ích cá nhân
của chính họ. Một trong những nội dung trong học thuyết của ông là soạn thảo lý
thuyết giá trị lao động và vận dụng nó vào phân tích kinh tế thị trường, mà trong đó
ông chứng minh rằng nguồn gốc của mọi sự giàu có là lao động, và lao động tạo ra
giá trị, xác định không chỉ lương, mà cả lợi nhận và lợi tức. Ông đặt nền móng cho
việc nghiên cứu nguồn gốc của lợi nhuận và lợi tức của phương thức sản xuất tư bản
chủ nghĩa. Ông cho rằng giá trị mà người công nhân cộng thêm vào giá trị vật chất
được tách ra trong trường hợp này gồm 2 phần, một phần từ đó chi trả lương cho
người công nhân, phần kia tính vào lợi nhuận của doanh nghiệp, Tính vào toàn bộ số
vốn mà doanh nghiệp tạm ứng dưới dạng vật chất và lương. Giới chủ sẽ không thuê
những công nhân mà nếu họ tính toán thấy không nhận được việc bán những sản
phẩm do công nhân đó làm ra cao hơn tổng số vốn mà họ đã bỏ ra. Lao động không

Lê Việt Hoàng – ME07B

Trang 11


Đề tài: Tác động của chi tiêu công đến việc làm khu vực kinh tế tư nhân tại các địa phương ở Việt Nam

chỉ xác định một phần vào lương mà cả trong một phần vào lợi nhuận và lợi tức

(Nguyễn Thị Huệ trích dẫn, 2014).
2.2.2 Lý thuyết tạo việc làm và thất nghiệp của Chủ nghĩa Mác-Lênin:
- Khi nghiên cứu về quá trình sản xuất Tư bản chủ nghĩa, Các Mác phát hiện
ra các điều kiện để sức lao động trở thành hàng hoá; các thuộc tính đặc biệt của hàng
hoá sức lao động làm căn cứ luận giải nguồn gốc giá trị thặng dư. Sự biểu hiện sản
xuất giá trị thặng dư qua các giai đoạn phát triển của CNTB. Trong đó hệ thống giản
đơn được khái quát là cách mạng về tổ chức lao động, hệ thống công trường thủ công
là cuộc cách mạng về sức lao động. Trên cơ sở đó luận giải bản chất của tiền công là
giá cả hay giá trị sức lao động được biểu hiện ra bên ngoài là giá cả hay giá trị của
lao động.
Theo Các Mác thì khi ứng dụng các thành tựu KH - CN hiện đại thường dẫn
đến tăng kết cấu hữu cơ tư bản và tăng năng suất lao động, mà: Sự tăng năng suất lao
động thể hiện ra ở việc giảm bớt khối lượng lao động sống so với khối lượng tư liệu
sản xuất mà lao động đó làm cho hoạt động, hay là thể hiện ra ở sự giảm bớt đại
lượng của nhân tố chủ quan của quá trình lao động so với nhân tố khách quan của
quá trình đó [12, tr.877]. Vì vậy, phần bất biến của tư bản vận động cùng chiều với
sự tăng lên của tích luỹ tư bản, còn bộ phận tư bản khả biến thì nói chung sẽ vận
động ngược chiều với sự tăng lên của tích luỹ. Có thể nói các quan điểm của các nhà
kinh điển Mác - Lênin về lao động, việc làm là cơ sở lý luận cốt lõi để xem xét, vận
dụng trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường và kinh tế thị trường định
hướng XHCN ở Việt Nam.
- Theo V.I. Lênin, thì sự phát triển kinh tế hàng hoá khiến một bộ phận ngày
càng đông trong dân cư tách khỏi nông nghiệp, tức là nhân khẩu công nghiệp tăng
lên làm cho nhân khẩu nông nghiệp giảm xuống, V.I.Lênin nhắc lại luận điểm của
C.Mác: Do bản chất của nó, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa không ngừng
giảm bớt nhân khẩu nông nghiệp so với nhân khẩu phi nông nghiệp, bởi vì trong
công nghiệp (theo nghĩa hẹp của danh từ này) việc tư bản bất biến tăng lên làm giảm
tư bản khả biến thường liên quan với sự tăng thêm tuyệt đối (dù là giảm bớt tương
đối) của tư bản khả biến, còn trong nông nghiệp thì ngược lại, tư bản khả biến cần
thiết để kinh doanh một khoảnh đất nhất định lại giảm bớt một cách tuyệt đối; do đó

Lê Việt Hoàng – ME07B

Trang 12


Đề tài: Tác động của chi tiêu công đến việc làm khu vực kinh tế tư nhân tại các địa phương ở Việt Nam

tư bản khả biến chỉ có thể tăng thêm khi có những đất mới được canh tác, mà điều
này lại đòi hỏi rằng nhân khẩu phi nông nghiệp phải tăng lên nhiều hơn nữa (Phạm
Thị Thủy trích dẫn, 2014).
2.2.3 Lý thuyết tạo việc làm của một số nhà kinh tế học hiện đại:
* Lý thuyết về việc làm, lãi suất và tiền tệ của J.M. Keynes:
J.M. Keynes được đánh giá là nhà kinh tế lỗi lạc nhất của nhân loại thế kỷ
XX, ông là người sáng lập ra lý thuyết việc làm và kinh tế tư bản có sự điều tiết của
nhà nước. “Lý thuyết chung về việc làm, lãi suất và tiền tệ” của ông xuất bản vào
năm 1936, nghiên cứu đề cập đến vấn đề việc làm và xác định mức độ việc làm được
quy định bởi những nhân tố nào. Cơ sở lý thuyết việc làm của J.M. Keynes được
tổng hợp từ phân tích có phê phán và so sánh với lý thuyết việc làm của trường phái
tân cổ điển về cân bằng cung cầu. Ông cho rằng, cầu có hiệu quả kết hợp với việc
làm đầy đủ là một trường hợp đặc biệt chỉ được thực hiện nếu không ngừng tăng tiêu
dùng và mong muốn đầu tư trong một tỷ lệ nhất định.
Theo ông, để tăng việc làm, giảm thất nghiệp, phải tăng tổng cầu của nền kinh
tế. Chính phủ có vai trò kích thích tiêu dùng (tiêu dùng sản xuất và phi sản xuất) để
tăng tổng cầu thông qua tăng trực tiếp các khoản chi tiêu của chính phủ, hoặc thông
qua các chính sách của Chính phủ nhằm khuyến khích đầu tư của tư nhân, của các tổ
chức kinh tế xã hội. Ông chỉ ra rằng, việc điều tiết vĩ mô nhằm giải quyết tăng việc
làm, tăng thu nhập đòi hỏi phải sử dụng các công cụ chính sách kinh tế nhằm khuyến
khích đầu tư và giảm tiết kiệm. Có như vậy mới giải quyết được tình trạng khủng
hoảng và thất nghiệp. Mở rộng lượng cầu, nhà nước sẽ góp phần làm giảm thất
nghiệp. Đây là lần đầu tiên trong khoa học kinh tế, ông đã chứng minh và xác định

được những phương hướng cơ bản của kinh tế thị trường, mà ý nghĩa về sự can thiệp
của nhà nước vào sự vận hành của nó đang được nhiều nước áp dụng.
Nghiên cứu về tác động của lãi suất, Keynes khẳn định, lãi suất có liên quan
mật thiết đến đầu tư và việc làm. Ông lý giải, khi khối lượng tiền tệ đưa vào lưu
thông càng tăng thì lãi suất càng giảm, vì vậy, để kích thích đầu tư, cần tìm biện pháp
giảm lãi suất. Việc giảm lãi suất có tác dụng kích thích đầu tư và do đó sẽ mở rộng
quy mô việc làm, hạn chế thất nghiệp.

Lê Việt Hoàng – ME07B

Trang 13


Đề tài: Tác động của chi tiêu công đến việc làm khu vực kinh tế tư nhân tại các địa phương ở Việt Nam

J.M.Keynes còn khẳng định, tình trạng thất nghiệp kéo dài do thiếu hụt một
số nhân hữu hiệu, mức cầu bảo đảm lợi nhuận cho các nhà đầu tư là do khuynh
hướng tiết kiệm ngày càng gia tăng, nó mang tính chất tâm lý, biểu hiện trong từng
cá nhân, tổ chức xã hội và ngay cả trong các doanh nghiệp.
Khuynh hướng này biểu hiện như sau: Khi sản xuất tăng thì thu nhập tăng
lên, mà thu nhập chia làm hai bộ phận nhỏ là tiêu dùng và tiết kiệm (để dự phòng
cho tương lai). Khi thu nhập tăng thì bộ phận tiêu dùng có thể tăng tuyệt đối và
giảm tương đối. Khuynh hướng tiết kiệm tiêu dùng cá nhân làm cho cầu tiêu dùng
cá nhân tăng chậm hơn cung. Để chống suy thoái và thất nghiệp, Ông đề ra giải
pháp là tăng mức cầu.
Cách tăng tổng cầu là cần có sự can thiệp của nhà nước bằng cách sử dụng
công cụ tài khóa là chủ yếu (thuế, chi ngân sách), trong đó phần chi của chính phủ
là công cụ chính, bởi vì khi tăng chi tiêu của chính phủ làm kích thích mang tính
dây chuyền để tăng tổng cầu nói chung và sự tăng tổng cầu tác động đến tổng cung
cũng theo một tác động dây chuyền.

Theo Keynes, muốn tăng thu nhập quốc dân (sản lượng quốc gia) thì phải
tăng đầu tư. Thông qua nghiên cứu mối quan hệ giữa gia tăng đầu tư và gia tăng
sản lượng quốc gia, Ông đã đưa ra khái niệm “số nhân đầu tư” Và mỗi sự gia tăng
của đầu tư đều kéo theo cầu bổ sung về nhân công và tư liệu sản xuất, có nghĩa là
việc làm gia tăng, thu nhập gia tăng.
2.2.4 Một số mô hình lý thuyết về dịch chuyển cơ cấu lao động:
* Mô hình nhị nguyên của W.Arthur Lewis:
Nguyễn Thị Tuệ Anh & Bùi Thị Phương Liên trích dẫn, 2007:
W.Arthur Lewis, nhà kinh tế được giải thưởng Nobel 1979, đã đưa ra mô
hình kinh tế hai khu vực vào năm 1955, để lý giải quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh
tế, quá trình chuyển đổi có những đặc điểm sau đây:
Về cơ cấu kinh tế: Nền kinh tế tồn tại đồng thời hai khu vực, khu vực nông
nghiệp lạc hậu và khu vực hiện đại, đặc trưng bởi ngành công nghiệp chế biến.
Về cung lao động: Không giới hạn cung về lao động giản đơn. Do dư thừa
lao động nên lao động nông nghiệp chuyển sang khu vực công nghiệp chế biến
không làm giảm giá trị tăng thêm của khu vực nông nghiệp.
Lê Việt Hoàng – ME07B

Trang 14


Đề tài: Tác động của chi tiêu công đến việc làm khu vực kinh tế tư nhân tại các địa phương ở Việt Nam

Về cầu lao động và mức tiền công: Khu vực nông nghiệp sử dụng nhiều lao
động, năng suất lao động thấp và có mức tiền công rẻ. Ngành công nghiệp chế biến
có mức tiền công cao hơn, năng suất cao hơn và nhu cầu về lao động tăng lên. Vì
vậy, mức tiền công, tiền lương của ngành công nghiệp chế biến chỉ cần nhỉnh hơn thu
nhập của lao động trong khu vực nông nghiệp đã có thể thu hút thêm lao động.
Theo mô hình Lewis, khu vực công nghiệp sản xuất có lợi nhuận, nhờ
đó tăng tích lũy đầu tư hình thành tài sản vốn dẫn đến tăng cầu về lao động. Đó chính

là động lực của quá trình di chuyển lao động nông nghiệp sang công nghiệp chế biến.
Quá trình này dẫn đến chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại và thúc đẩy
tăng trưởng. Lý giải quan trọng của mô hình Lewis cho sự di chuyển lao động nông
nghiệp sang công nghiệp chính là do lợi nhuận tăng lên của ngành công nghiệp, chứ
không phải do tăng mức tiền công, tiền lương. Một yếu tố quan trọng nữa dẫn đến
chuyển dịch cơ cấu nhờ di chuyển lao động là tồn tại sự bất đối xứng hay sự tương
phản giữa hai khu vực lạc hậu-hiện đại trong nền kinh tế. Vì vậy ở tổng thể nền kinh
tế, quá trình chuyển dịch cơ cấu tiếp tục diễn ra và năng suất lao động sẽ tăng lên
chừng nào vẫn còn lao động dư thừa trong nông nghiệp, trong khi khu vực công
nghiệp vẫn có lợi nhuận, tăng đầu tư và tăng sản lượng nhờ tăng thêm lao động. Quá
trình chuyển dịch cơ cấu sẽ chậm dần lại nếu như quá trình hình thành tài sản vốn
của khu vực công nghiệp chậm lại và/hoặc số lao động công nghiệp tăng nhanh.
Điểm dừng sẽ xảy ra chừng nào khu vực công nghiệp không mở rộng qui mô hơn
nữa, không còn chênh lệch mức tiền công giữa lao động nông nghiệp và lao động
công nghiệp.
Mô hình Lewis lý giải quá trình chuyển dịch cơ cấu và ảnh hưởng của nó tới
năng suất lao động ở các nước nghèo trong giai đoạn đầu của phát triển từ trình độ
thấp lên mức cao hơn. Mô hình cũng được vận dụng để giải thích chuyển dịch cơ cấu
cho nội bộ một ngành nếu như ở đó tồn tại sự tương phản, tức là trong nội bộ ngành
đó tồn tại đồng thời hai khu vực lạc hậu-hiện đại. Tóm lại, Lewis đã đưa ra lời giải
cho ba đặc điểm của quá trình chuyển dịch cơ cấu trong giai đoạn đầu công nghiệp
hóa ở các nước nghèo, đó là: (1) di chuyển lao động từ nông nghiệp sang công
nghiệp dẫn tới chuyển dịch cơ cấu ngành, làm tăng NSLĐ; (2) tài sản vốn của nền
kinh tế chủ yếu là do khu vực công nghiệp, trước hết là công nghiệp chế biến tạo
nên; (3) tiền công vẫn duy trì ở mức thấp. Những đặc điểm này đã thấy được ở một
Lê Việt Hoàng – ME07B

Trang 15



Đề tài: Tác động của chi tiêu công đến việc làm khu vực kinh tế tư nhân tại các địa phương ở Việt Nam

số nước ở Châu Á, Châu Phi... trong giai đoạn đầu phát triển theo hướng công nghiệp
hóa từ một nước nông nghiệp.
* Mô hình của Todaro:
Dựa trên lý thuyết nhị nguyên của W.Arthur Lewis tạo việc làm bằng chuyển
giao lao động giữa hai khu vực kinh tế, trong đó Todaro là một điển hình.
Lý thuyết của Todaro ra đời vào thập kỷ 60-70 của thế kỷ XX, nghiên cứu di
chuyển lao động trên cơ sở thực hiện điều tiết thu nhập, tiền lương giữa các khu vực
kinh tế khác nhau. Theo ông, những người lao động ở khu vực nông thôn có thu nhập
trung bình thấp. Họ lựa chọn quyết định di chuyển lao động từ vùng có thu nhập thấp
sang khu vực thành thị có thu nhập cao hơn. Như vậy, quá trình di chuyển lao động
mang tính tự phát, phụ thuộc vào sự lựa chọn, quyết định của các cá nhân. Điều này
làm cho cung cầu về lao động ở từng vùng không ổn định, gây khó khăn cho chính
phủ trong việc quản lý lao động và nhân khẩu. Mô hình này cho thấy các nước nông
nghiệp muốn đẩy mạnh tăng trưởng, cần phải tập trung vào phát triển ngành nông
nghiệp để tạo thị trường cho ngành công nghiệp và dịch vụ phát triển (Nguyễn Thị
Huệ trích dẫn, 2014).

* Mô hình Harry T. Oshima:
Theo Oshima, khi áp dụng mô hình tăng trưởng vào các nước khu vực châu Á
gió mùa, Oshima cho rằng mô hình của Lewis không có ý nghĩa thực tế với tình hình
dư thừa lao động trong nông nghiệp châu Á gió mùa, bởi vì nền nông nghiệp vẫn
thiếu lao động trong mùa vụ lúa nước và thừa lao động trong lúc nông nhàn. Từ đó
ông đưa ra mô hình hình tăng trưởng mới. Vì vậy, ông cho rằng cần giữ lại lao động
nông nghiệp và chỉ tạo thêm việc làm trong những tháng nhàn rỗi bằng cách tăng vụ,
đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi… Đồng thời, sử dụng lao động nhàn rỗi trong nông
nghiệp vào các ngành sản xuất công nghiệp cần nhiều lao động. Việc tạo thuận lợi
hơn nữa để có việc làm đầy đủ cho mọi thành viên gia đình nông dân trong những
tháng nhàn rỗi sẽ nâng cao mức thu nhập hàng năm của họ và sẽ mở rộng được thị

trường trong nước cho các ngành công nghiệp và dịch vụ. Như vậy lực lượng lao
động sẽ sử dụng hết. Từ đó ông cho rằng, sự phát triển bắt đầu từ nông nghiệp. Phải
tạo ra công ăn việc làm cho nông dân trong lúc nông nhàn bằng cách phát triển các
ngành nghề trong kinh tế nông thôn. Có như vậy mới nâng cao mức thu nhập của
Lê Việt Hoàng – ME07B

Trang 16


Đề tài: Tác động của chi tiêu công đến việc làm khu vực kinh tế tư nhân tại các địa phương ở Việt Nam

nông dân và mở rộng thị trường nội địa cho các ngành công nghiệp, dịch vụ phát
triển. Nhờ đó lao động dư thừa trong nông nghiệp mới được sử dụng hết (Nguyễn
Thị Huệ trích dẫn, 2014).
2.2.5 Vai trò của chi tiêu chính phủ đối với việc làm:
Trong lý thuyết của mình, Keynes chủ yếu lập luận với những biến tổng thể
để chỉ ra rằng trong các nền kinh tế thị trường có thể tồn tại những “cân bằng khiếm
dụng lao động”, có nghĩa là có những thời kỳ “thất nghiệp không tự nguyện” kéo dài,
dù cho các nền kinh tế này vận hành không bị bất kỳ cản trở nào. Như vậy, trong
điều kiện có khủng hoảng, thì tỷ lệ thất nghiệp chắc chắn sẽ còn tăng mạnh thêm
nữa. Keynes muốn chữa thất nghiệp kinh niên bằng chi tiêu, đầu tư và tiêu dùng
(Lương Thái Bảo trích dẫn, 2009).
Hughes (2012, trang 252-253), “chi tiêu của Chính phủ ảnh hưởng đến sự
phân bổ và phân phối nguồn lực trong khu vực kinh tế tư nhân. Khi Chính phủ quyết
định gia tăng chi đầu tư công cho các công trình xây dựng cơ bản như đường sá, cầu
cống, đê điều… sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ tới khu vực kinh tế tư nhân như đem lại lợi
ích cho các nhà thầu, các nhà sản xuất vật liệu xây dựng và công nhân của họ, cũng
như thế khi Chính phủ chi thường xuyên bằng cách mua hàng hóa tiêu dùng cho khu
vực công sẽ đem lại lợi ích cho các nhà sản xuất, thu nhập cho công nhân, kể cả tiền
lương của công chức được sử dụng để mua hàng hóa tiêu dùng cũng sẽ kích thích sự

gia tăng sản xuất của khu vực kinh tế tư nhân … qua đó kích thích nền kinh tế tăng
trưởng”.
2.2.6 Các yếu tố tác động đến việc làm khu vực kinh tế tư nhân:
* Độ mở thương mại:
Theo Dwight H.Perkins và ctg (2010, p. 888-931), khi chính sách thương mại
mở cửa hơn, các nước đang phát triển nhập khẩu nhiều hàng hóa và dịch vụ hơn so
với trước đây và cũng xuất khẩu nhiều hơn. Trao đổi thương mại giúp các nước có
thu nhập thấp và trung bình có cơ hội cải thiện sự thịnh vượng, thúc đẩy tăng trưởng
và phát triển. Các hộ gia đình và doanh nghiệp có nhiều lựa chọn hơn về chất lượng,
giá cả và chủng loại hàng hóa so với khi chỉ mua hàng nội địa. Các nhà sản xuất có
thị trường rộng lớn hơn cho sản phẩm xuất khẩu của mình. Thương mại cũng mở ra
Lê Việt Hoàng – ME07B

Trang 17


Đề tài: Tác động của chi tiêu công đến việc làm khu vực kinh tế tư nhân tại các địa phương ở Việt Nam

triển vọng chuyển giao công nghệ từ nước giàu sang nước nghèo, giúp tăng năng suất
lao động và thu nhập. Với xuất khẩu, khi lao động tiếp thu được những kỹ năng mới
và tăng năng suất lao động, cơ cấu xuất khẩu sẽ thay đổi, giảm dần hàng hóa sơ khai
tăng dần hàng công nghiệp chế tạo. Bằng chứng cho thấy khi thương mại mở cửa
hơn có lợi cho các nước đang phát triển dẫn đến tăng trưởng nhanh hơn, nhất là xuất
khẩu các sản phẩm sử dụng nhiều lao động hơn làm cho các hộ gia đình tăng thu
nhập.
* Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI):
Theo Dwight H.Perkins và ctg (2010, p. 512-524), FDI là nguồn vốn có tính
ổn định cao hơn các loại hình đầu tư nước ngoài khác. Điều đó xuất phát từ lý do
chính là FDI thường đi vào các ngành có lợi thế về nguồn lực, có lợi thế về kinh tế
lâu dài, đây là những ngành tương đối ổn định. Với việc tạo lập thêm nhiều kênh huy

động mới, các nước tiếp nhận đầu tư hy vọng rằng FDI sẽ làm tăng cầu về lao động
và tạo việc làm. Bởi vì FDI là nguồn vốn đầu tư tương đối nhỏ ở hầu hết các nước
đang phát triển nên sự đóng góp của nó vào việc giải quyết công ăn việc làm nhỏ là
điều không gây ra sự ngạc nhiên, nó chỉ chiếm chưa đến 5% tổng số công ăn việc
làm ở hầu hết các nước đang phát triển. Tuy nhiên ảnh hưởng của FDI lên tình hình
công ăn việc làm cũng khác nhau theo từng hoạt động đầu tư. FDI tập trung vào các
ngành công nghiệp khai khoáng sử dụng nhiều vốn hơn như hầm mỏ và dầu lửa chỉ
tạo ra thêm một số ít việc làm, trong khi FDI vào ngành sản xuất sử dụng nhiều lao
động hơn có thể tạo ra thêm nhiều công ăn việc làm hơn.
* Trình độ giáo dục:
Perkins và ctg (2010) cũng cho rằng, cả trình độ giáo dục nâng cao và chất
lượng giáo dục cải thiện đều tạo ra một lực lượng lao động có kỹ năng cao hơn và
năng suất tăng. Một lực lượng lao động lành nghề sẽ có thể làm việc nhanh hơn và ít
sai sót hơn, sử dụng các máy móc hiện đại một cách hữu hiệu hơn và phát minh hay
áp dụng công nghệ mới dễ dàng hơn. Lực lượng lao động có trình độ cao hơn cũng
giúp thu hút nhiều đầu tư hơn, qua đó làm gia tăng việc làm.
Theo Đồng Văn Tuấn (2011), ngày nay, khi khoa học kỹ thuật trở thành lực
lượng lao động trực tiếp, khi hàm lượng chất xám ngày càng cao trong giá trị của sản
phẩm thì trình độ văn hóa và chuyên môn của người lao động có vai trò hết sức quan
Lê Việt Hoàng – ME07B

Trang 18


Đề tài: Tác động của chi tiêu công đến việc làm khu vực kinh tế tư nhân tại các địa phương ở Việt Nam

trọng. Người lao động có trình độ chuyên môn cao mới có thể tiếp cận và áp dụng có
hiệu quả những tiến bộ của khoa học và công nghệ, từ đó sẽ tạo ra được hiệu quả cao
trong lĩnh vực hoạt động của mình. Trần Thị Minh Phương và Nguyễn Thị Minh
Hiền (2014) cho rằng người có trình độ giáo dục càng cao thì khả năng đáp ứng yêu

cầu công việc càng tốt và dễ tìm kiếm việc làm hơn.
2.3 Sơ lƣợc một số nghiên cứu trƣớc:
2.3.1 Nghiên cứu trong nước:
1) Nguyễn Thị Đông (2014), nghiên cứu “Tác động của chuyển dịch cơ cấu
kinh tế đến tạo việc làm cho người lao động ở Phú Yên”, với mục đích nghiên cứu
nhằm đo lường tác động của chuyển dịch cơ cấu kinh tế đến khả năng tạo thêm việc
làm ở tỉnh Phú Yên, giai đoạn 1995 – 2012 với bộ số liệu thu thập từ Cục thống Kê
tỉnh Phú Yên và Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Phú Yên.
Để đánh giá một cách đầy đủ về tác động của chuyển dịch cơ cấu kinh tế đến
tạo việc làm, tác giả sử dụng phương pháp hồi quy bằng mô hình kinh tế lượng, kết
quả ước lượng dựa trên phương pháp bình phương bé nhất thông thường (OLS). Kết
quả ước lượng thu được cho thấy tất cả hệ số hồi quy đều có ý nghĩa, chứng tỏ các
yếu tố của chuyển dịch cơ cấu có tác động mạnh đến khả năng tạo việc làm trên địa
bàn tỉnh Phú Yên.
2) Dương Ngọc Thành và Nguyễn Minh Hiếu (2014), nghiên cứu “Thực trạng
lao động và việc làm nông thôn Việt Nam”, dựa vào số liệu được thu thập qua mạng
internet, tạp chí khoa học, niên giám thống kê năm 2013 của tổng cục thống kê, thảo
luận chuyên gia,… Tác giả sử dụng kỹ thuật phân tích số tuyệt đối, số tương đối, số
bình quân, phương pháp so sánh và xác định các nhân tố ảnh hưởng đến việc làm của
lao động. Kết quả nghiên cứu cho thấy: tỷ lệ thiếu việc làm của lực lượng lao động
trong độ tuổi lao động của các vùng, miền đều có xu hướng giảm qua các năm.
Nhưng riêng đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ thì ngược lại
có xướng ngày càng tăng. Trong đó, đồng bằng sông Cửu Long tỷ lệ thiếu việc làm
của lực lượng lao động năm 2011 là 2,83%, đến năm 2012 tỷ lệ thiếu việc trong độ
tuổi lao động tăng lên là 3,02%.
Qua kết quả nghiên cứu nhóm tác giả cho rằng, Việt Nam là quốc gia có
nguồn lao động dồi dào. Cung cấp nguồn lao động đáng kể cho cho cả nước, đồng
Lê Việt Hoàng – ME07B

Trang 19



Đề tài: Tác động của chi tiêu công đến việc làm khu vực kinh tế tư nhân tại các địa phương ở Việt Nam

thời cung cấp nguồn lao động cho các quốc gia khác có nhu cầu về lực lượng lao
động như: Nhật, Hàn Quốc, Malaysia... Nhà nước cần tập trung tạo việc làm thông
qua các chính sách, nguồn lực hỗ trợ, thực hiện các dự án về tín dụng việc làm với lãi
suất ưu đãi, gắn dạy nghề với tạo việc làm.
3) Trần Thị Minh Phương và Nguyễn Thị Minh Hiền (2014), nghiên cứu “Các
yếu tố ảnh hưởng đến khả năng có việc làm phi nông nghiệp ở nông thôn Hà Nội”,
nhằm mục đích phân tích khả năng có việc làm phi nông nghiệp của người lao động
trước bối cảnh đô thị hóa ngày càng diễn ra mạnh mẽ.
Nhóm tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng để nghiên cứu,
phân tích yếu tố ảnh hưởng đến khả năng có việc làm phi nông nghiệp ở nông thôn
Hà Nội, số liệu tác giả sử dụng cho phân tích ở phần này được xử lý từ cuộc điều tra
mức sống hộ gia đình năm 2010 và 2012, do Tổng cục Thống kê thực hiện.
Qua kết quả của mô hình hồi quy, các tác giả đã đưa ra một số kết luận như
sau: (1) Có mối quan hệ chặt chẽ giữa trình độ giáo dục của người lao động đến khả
năng có việc làm phi nông nghiệp ở nông thôn Hà Nội, điều này ngụ ý, để giúp
người lao động tìm kiếm được việc làm phi nông nghiệp thì cần nâng cao trình độ
cho người lao động, tiếp tục nâng cao hiệu quả của các chính sách đào tạo nghề cho
lao động nông thôn. (2) Các dự án đầu tư phát triển không những đem lại hiệu quả về
kinh tế mà còn đem lại hiệu quả về mặt xã hội thông qua giải quyết việc làm, đem lại
cơ hội việc làm phi nông nghiệp cho lao động ở nông thôn Hà Nội. (3) Số doanh
nghiệp trên địa bàn khu vực nông thôn đóng vai trò quan trọng tạo ra việc làm mới
cho khu vực này, kinh tế tăng trưởng tốt, ổn định và môi trường kinh doanh lành
mạnh giúp các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả và tạo nhu cầu về lao động trong
khu vực này. (4) Tiếp tục mở rộng chương trình đào tạo nghề cho lao động nông
thôn Hà Nội, đặc biệt hướng tới lao động trẻ. Tuy nhiên cần phải khảo sát kỹ lưỡng
về nhu cầu tuyển dụng và ngành nghề cần đào tạo để có thể xây dựng nghề đào tạo

sao cho phù hợp nhu cầu lao động. Tiếp tục thay đổi nội dung, chương trình và
phương pháp dạy nghề theo hướng nâng cao khả năng thực hành cho người học. (5)
Huy động nguồn lực đầu tư tạo nhiều việc làm, phát triển doanh nghiệp và chuyển
dịch cơ cấu lao động: chú trọng phát triển những ngành, lĩnh vực có khả năng thu hút
nhiều lao động dựa trên lợi thế cạnh tranh của từng nơi và từng ngành. Tạo điều kiện,
môi trường thông thoáng cho các doanh nghiệp hoạt động thông qua bao tiêu sản
Lê Việt Hoàng – ME07B

Trang 20


Đề tài: Tác động của chi tiêu công đến việc làm khu vực kinh tế tư nhân tại các địa phương ở Việt Nam

phẩm đầu ra, hỗ trợ tín dụng ưu đãi, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc về cơ chế,
chính sách, đặc biệt là về mặt bằng, tiếp cận tín dụng chính thức, chính sách thuế,
đào tạo chủ doanh nghiệp… nhằm thực hiện thành công chương trình phát triển
doanh nghiệp tư nhân.
4) Nguyễn Thúy Hà (2013), nghiên cứu “Chính sách việc làm: thực trạng và
giải pháp”, nhằm chỉ ra những hạn chế của chính sách việc làm và đưa ra một gợi ý
về chính sách trong thời gian tới.
Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính với bộ số liệu thu thập từ
niên giám thống kê của Tổng Cục thống kê giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2013,
qua phân tích, nghiên cứu tác giả đã đưa ra một số kết quả quan trọng liên quan đến
nhu cầu về lao động như sau: (1) Trình độ lao động, tiền lương và số lượng lao động
làm việc trong các ngành kinh tế có mối quan hệ cùng chiều với nhau. Cụ thể là: Các
ngành phi nông nghiệp đang thu hút mạnh mẽ lao động nông nghiệp vào làm việc do
ở đó người lao động sẽ có thu nhập cao hơn sản xuất nông nghiệp. Do vậy, Nhà nước
phải có chính sách thu hút để phát triển mạnh khu vực dân doanh, trước hết là phát
triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ để nhanh chóng tạo ra việc làm và khả năng thu
hút lao động vào sản suất. (2) Yếu tố vốn sản xuất có tác động cùng chiều với nhu

cầu lao động. Vì vậy, nhà nước cần có chính sách cho vay ưu đãi để các doanh
nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh mở rộng quy mô, tạo thêm nhiều việc làm. (3)
Việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật tiên tiến sẽ giảm nhu cầu lao động phổ thông, lao
động chưa qua đào tạo và ngược lại. Vấn đề đặt ra là trong điều kiện hiện nay cần
giải quyết tốt mâu thuẫn giữa đổi mới công nghệ để nâng cao năng suất lao động và
sử dụng nhiều lao động để giải quyết việc làm.
5) Nguyễn Mạnh Hải và Trần Toàn Thắng (2009), nghiên cứu “Các yếu tố tác
động đến chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp, nông thôn Việt Nam”
Nhóm tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng với bộ số liệu thu
thập từ Tổng cục Thống kê năm 2004-2006 nhằm mục đích phân tích chuyển dịch cơ
cấu lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp. Qua nghiên cứu nhóm tác giả
đưa một số kết luận như sau:
Trình độ giáo dục của người lao động nông nghiệp càng cao thì khả năng dịch
chuyển sang khu vực phi nông nghiệp, công nghiệp hay dịch vụ cao hơn so với
Lê Việt Hoàng – ME07B

Trang 21


Đề tài: Tác động của chi tiêu công đến việc làm khu vực kinh tế tư nhân tại các địa phương ở Việt Nam

người lao động có trình độ thấp hơn; tuổi của người lao động cũng là yếu tố khá quan
trong trong quá trình dịch chuyển; tỷ lệ chi tiêu phi lương thực thực phẩm trên tổng
thu nhập gần như có tác động cùng chiều trong tất cả các kịch bản của các hình thái
dịch chuyển. Tỷ lệ này hầu hết đều làm tăng dịch chuyển lao động qua các khu vực
tương ứng; yếu tố vùng cũng có khả năng ảnh hưởng đến dịch chuyển lao động.
6) Nguyễn Thị Lan Hương (2014), nghiên cứu “Vấn đề thất nghiệp và việc làm:
hiện trạng và các triển vọng”, nhằm phân tích thị trường lao động qua các giai đoạn
trong nền kinh tế.
Tác giả sử dụng phương pháp nghiên tổng hợp, phân tích, dự báo với bộ số

liệu thu thập được từ Tổng Cục thống kê giai đoạn năm 2000 đến năm 2014, qua
phân tích, nghiên cứu tác giả đã đưa ra một số nhận định và dự kiến về nhu cầu lao
động như sau:
Chất lượng việc làm là một trong những thách thức, giảm tỷ lệ thiếu việc làm,
việc làm có thu nhập thấp có vai trò quan trọng. Tập trung vào nâng cao chuyên môn
nghiệp vụ của nguồn nhân lực và lực lượng lao động là rất cần thiết. Cần phải có
những chính sách khuyến khích học sinh học nghề, tập trung tăng tỷ lệ lao động qua
đào tạo, đổi mới đào tạo để có những kỹ năng mới, tiêu chuẩn mới.
Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động là một thách thức, việc giảm tỷ lệ các
chủ doanh nghiệp, tăng tỷ lệ lao động trong hộ gia đình sẽ có nguy cơ tăng việc làm
dễ bị tổn thương, do vậy cần tập trung hỗ trợ các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh
nghiệp nhỏ và vừa vượt qua khủng hoảng để tiếp tục tạo việc làm.
(7) Phạm Hồng Mạnh và ctg (2014), nghiên cứu “mối quan hệ giữa tăng
trưởng kinh tế và việc làm tại Việt Nam” Nhằm tìm ra mối quan hệ giữa tăng trưởng
kinh tế và việc làm. Để xem xét mối quan hệ giữa tăng trưởng và lao động, tác giả sử
dụng hàm cobb – douglas, với bộ dữ liệu được thu thập của Tổng cục Thống kê trong
giai đoạn 1991-2012.
Kết quả phân tích mô hình hồi quy cho thấy có mối quan hệ thật sự giữa tăng
trưởng kinh tế và việc làm tại Việt Nam.
(8) Hà Duy Hào (2010), nghiên cứu “Tạo việc làm cho thanh niên trên địa bàn
tỉnh Nam Định đến năm 2015”
Lê Việt Hoàng – ME07B

Trang 22


Đề tài: Tác động của chi tiêu công đến việc làm khu vực kinh tế tư nhân tại các địa phương ở Việt Nam

Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu tổng hợp, phân tích, so sánh, khảo
sát thực tế với số liệu thu thập từ Sở Lao động Thương binh và Xã hội ,Cục Thống

kê tỉnh Nam Định, qua nghiên cứu tác giả đưa ra kết luận sau: Các doanh nghiệp tư
nhân, FDI gia tăng nguồn vốn, mở rộng quy mô tạo điều kiện phát triển kinh tế, phát
triển sản xuất, tạo nhiều việc làm, đặc biệt là trong lĩnh vực du lịch-dịch vụ, công
nghiệp chế biến và công nghiệp sản xuất tiêu dùng. Tình độ học vấn càng cao tạo
điều kiện thuận lợi trong tiếp cận công nghệ dễ dàng hơn trong hội nhập thị trường
lao động. Người có trình độ CMKT làm tăng năng suất lao động, hiệu quả sản xuất
và ảnh hưởng tới cơ hội tìm việc làm trên thị trường lao động.
2.3.2 Nghiên cứu nước ngoài:
1) Steinar Holden và Victoria Sparrman (2016), với nghiên cứu “Có phải chi
tiêu của chính phủ ảnh hưởng đến thất nghiệp không?” (Do government purchases
affect unemployment?)
Nhóm tác giả sử dụng phương pháp VAR với bộ số liệu giai đoạn từ năm
1980-2007 ở 20 nước thuộc OECD với mục đích nghiên cứu sự gia tăng chi tiêu
chính phủ có ảnh hưởng làm giảm thất nghiệp. Kết quả nghiên cứu cho thấy sự gia
tăng trong chi tiêu của chính có tác động làm giảm thất nghiệp, đồng thời xuất khẩu
cũng có tác động rất lớn làm giảm tỷ lệ thất nghiệp.
2) Jorind (2014), nghiên cứu “Chi tiêu của chính phủ thất nghiệp và nghèo ở
Nigeria” (Government Expenditure, Unemployment and Poverty Rates in Nigeria).
Tác giả sử dụng phương pháp ước lượng OLS với bộ số liệu giai đoạn từ năm
1980 đến năm 2011 để nghiên cứu tác động của chi tiêu chính phủ về tỷ lệ thất
nghiệp và nghèo đói ở Nigeria.
Kết quả nghiên cứu cho thấy chi tiêu chính phủ có tác động tích cực làm giảm
tỷ lệ thất nghiệp ở Nigeria trong khi đó chi tiêu chính phủ có tác động tiêu cực làm
tăng tỷ lệ nghèo. Nhóm tác giả khuyến nghị cần phải xem xét lại việc chi tiêu của
chính phủ: chính sách hỗ trợ việc làm cho các sinh viên các trường đại học, tăng
cường đầu tư đường giao thông, điện, nước, an ninh nội bộ. Qua đó, sẽ khuyến khích
những người thất nghiệp phát triển kinh doanh với quy mô vừa và nhỏ; việc Chính
phủ đầu tư vào cơ sở hạ tầng, có chính sách ưu đãi nhằm thu hút các nhà đầu tư (cả
trong và ngoài nước) trong nền kinh tế. Tuy nhiên, đầu tư như vậy cần được đa dạng
Lê Việt Hoàng – ME07B


Trang 23


Đề tài: Tác động của chi tiêu công đến việc làm khu vực kinh tế tư nhân tại các địa phương ở Việt Nam

hóa nhiều lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp xây dựng và dịch vụ nhằm giải quyết
việc cho một số lượng lớn các thất nghiệp của nước này.
3) Masoome Fouladi (2010), nghiên cứu “Tác động của chi tiêu chính phủ
trên GDP, việc làm và đầu tư tư nhân” (The Impact of Government Expenditure on
GDP, Employment and Private Investment a CGE Model Approach).
Tác giả sử dụng mô hình CGE để nghiên cứu tác động của chi tiêu chính phủ
trên GDP, việc làm và đầu tư tư nhân trong năm lĩnh vực: nông nghiệp, dầu khí, công
nghiệp và khai thác mỏ, dịch vụ và xây dựng của Iran.
Kết quả nghiên cứu cho thấy từng thành phần chi tiêu của chính phủ tác động
đến nền kinh tế là khác nhau; Tăng chi tiêu dùng có tác động tiêu cực làm giảm đầu
tư tư nhân làm giảm sản xuất và giảm việc làm. Trong khi đó, chi đầu tư của chính
phủ tác động khác nhau trong các lĩnh vực nông nghiệp, dầu khí, công nghiệp và
khai thác mỏ, dịch vụ và xây dựng: Chính phủ tăng chi đầu tư vào lĩnh vực „dịch vụ”,
“dầu khí” tạo hiệu ứng tăng đầu tư tư nhân và tăng GDP, nhưng chính phủ tăng chi
đầu tư vào lĩnh vực "nông nghiệp", "xây dựng" có tác động tiêu cực đến nền kinh tế,
sự gia tăng đầu tư của chính phủ trong các lĩnh vực này dẫn đến giảm sản xuất và
đầu tư tư nhân. Trong khi đó, nếu chính phủ tăng chi đầu tư vào lĩnh vực 'công
nghiệp và khai thác mỏ' sẽ làm gia tăng việc làm.
2.3.3 Tổng hợp các nghiên cứu trước:
Bảng 2.1: Tóm tác các yếu tố tác động đến việc làm, thất nghiệp của các nghiên cứu
trước:
Tác giả

Dữ liệu


Biến nghiên cứu

Các yếu tố tác động

Nghiên cứu trong nước

Nguyễn Thị Đông
(2014)

Nguyễn Thúy Hà
(2013)
Nguyễn Mạnh Hải và

Tổng cục Thống kê và
Sở Lao động TB&XH
Phú Yên
Phƣơng pháp: OLS
Dữ liệu của Tổng cục
Thống kê giai đoạn
2007-2013
Phƣơng pháp: Tổng
hợp, phân tích
Số liệu thu thập của

Lê Việt Hoàng – ME07B

Tốc độ tăng trưởng
việc làm


Tỷ lệ vốn/sản lượng
Giá trị hàng hóa xuất
khẩu
Tốc độ tăng năng suất các
nhân tố tổng hợp
Vốn DNTN
Trình độ lao động

Việc làm
Công nghệ thông tin
Chuyển dịch lao

Trình độ giáo dục
Trang 24


Đề tài: Tác động của chi tiêu công đến việc làm khu vực kinh tế tư nhân tại các địa phương ở Việt Nam

Trần Toàn Thắng
(2009)

Tổng cục Thống kê
2004 và 2006

động

Phƣơng pháp:probi

Dương Ngọc Thành
và Nguyễn Minh

Hiếu (2014)
Trần Thị Minh
Phương và Nguyễn
Thị Minh Hiền
(2014)

Nguyễn Thị Lan
Hương (2014)
Hà Duy Hào (2010)

Phạm Hồng Mạnh và
ctg (2014)

Số liệu thu thập qua
mạng internet, niên
giám thống kê 2013
Phƣơng pháp: phân
tích số tuyệt đối,
tương đối, bình quân
Số liệu thu thập của
Tổng cục Thống kê
2010 và 2012
Phƣơng pháp:probi
Số liệu thu thập của
Tổng cục Thống kê
2000 và 2014
Phƣơng pháp: Tổng
hợp, phân tích, dự báo
Cục Thống kê, Sở Lao
động TB&XH tỉnh

Nam Định
Phương pháp: Tổng
hợp, thống kê, so sánh,
khảo sát thực tế
Số liệu thu thập của
Tổng cục Thống kê
giai đoạn 1991-2012
Phƣơng pháp: nghiên
cứu định lượng

Việc làm nông thôn
Việt Nam

Việc làm phi nông
nghiệp nông thôn
Hà Nội

Thất nghiệp và việc
làm
Tạo việc làm cho
thanh niên

Số việc làm

Tuổi người lao động
Tỷ lệ chi tiêu phi lương
thực thực phẩm/tổng thu
nhập hộ.
Thu nhập hộ
Vùng, miền

Trình độ lao động
Công nghệ thông tin
Chính sách việc làm
Dịch chuyển cơ cấu
ngành kinh tế
Trình độ giáo dục
Chương trình tạo việc làm
Tăng tưởng kinh tế
Số doanh nghiệp trên địa
bàn
Tăng tưởng kinh tế
Vốn doanh nghiệp vừa và
nhỏ
Trình độ CMKT
Công nghệ
Trình độ học vấn
Trình độ CMKT
Vốn DNTN
Vốn FDI
Sức lao động
Tăng trương kinh tế
(GDP) trong các khu vực
nông nghiệp, công nghiệp
và dịch vụ

Nghiên cứu nước ngoài
Steinar Holden và
Victoria Sparrman
(2016)


Dữ liệu của 20 quốc
gia khối OECD giai
đoạn 1980-2007
Phƣơng pháp: VAR

Tỷ lệ thất nghiệp

Masoome Fouladi
(2010)

Dữ liệu của Iran năm
2001
Phƣơng pháp: CGE

GDP, việc làm và
đầu tư

Jorind (2014)

Dữ liệu của Nigeria
năm 1990-2011
Phƣơng pháp: OLS

Tỷ lệ thất nghiệp và
nghèo

Lê Việt Hoàng – ME07B

Chi tiêu chính phủ
Xuất khẩu

Thể chế
Tăng trưởng kinh tế
Chi đầu tư công
Chi thường xuyên

Chi tiêu chính phủ
Tăng trưởng kinh tế
(GDP)
Nợ công

Trang 25


×