Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

CHUYÊN ĐỀ MÔI TRƯỜNG SỐNG CỦA VẬT NUÔI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.26 MB, 21 trang )

SỞ GD – ĐT VĨNH PHÚC
TRƯỜNG THPT ……………….

CHUYÊN ĐỀ
MÔI TRƯỜNG SỐNG CỦA VẬT NUÔI

Người báo cáo: ………………..
Môn

: Công nghệ 10

Số tiết

:2

Tổ

: Hóa – Sinh - CN

Năm học: 2018 – 2019
1


CHUYÊN ĐỀ: MÔI TRƯỜNG SỐNG CỦA VẬT NUÔI
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
- Môi trường sống có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh vật: sức khỏe, sự
sinh trưởng, phát triển và sinh lí.
- Môi trường sống của vật nuôi là một trong những yếu tố quan trọng trong quá
trình phát triển của vật nuôi. Khi nghiên cứu về môi trường sống của vật nuôi giúp ta
có những tác động đúng về phương pháp chăm sóc vật nuôi. Hiểu đúng hơn về cách
chăm sóc cho vật nuôi, từ đó kết hợp tốt các yếu tố như: chế độ dinh dưỡng, giống


vật nuôi, môi trường sống…để chăn nuôi đạt hiệu quả tốt nhất mang lại lợi ích kinh
tế.
- Chất thải của vật nuôi cũng là yếu tố ảnh hưởng khá lớn đời sống vật nuôi và
con người. Nhiều năm gần đây quy mô trang trại chăn nuôi rất phát triển, chăn nuôi
hộ gia đình cũng được bà con chú trọng.Nhưng việc xử lí chất thải chăn nuôi còn
chưa đúng quy trình nên gây ô nhiễm cho môi trường sống ở nông thôn.
Vậy nên kiến thức: “ Môi trường sống của vật nuôi” giúp các em hiểu sâu và
rộng hơn về vấn đề tạo môi trường sống cho vật nuôi, đồng thời có ý thức bảo vệ môi
trường sống ở địa phương mình sinh sống, tuyên truyền trong cộng đồng dân cư về
vấn đề bảo vệ môi trường sống.
B. NỘI DUNG CHÍNH CỦA CHUYÊN ĐỀ
Chuyên đề: “ Môi trường sống của vật nuôi” được chia làm 2 tiết.
+ Tiết 1: Xây dựng chuồng trại chăn nuôi: gồm 2 nội dung chính:
Nội dung 1: Một số yêu cầu kĩ thuật của chuồng trại chăn nuôi.
Nội dung 2: Xử lí chất thải, chống ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi.
+ Tiết 2: Chuẩn bị ao nuôi cá: gồm 2 nội dung chính:
Nội dung 1: Tiêu chuẩn ao nuôi cá.
Nội dung 2: Quy trình chuẩn bị ao nuôi cá.
C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
C1. MỤC TIÊU
* Kiến thức:
- Hiểu được một số yêu cầu kĩ thuật của chuồng trại chăn nuôi.
- Hiểu được tầm quan trọng, lợi ích và biết được phương pháp xử lí chất thải
chăn nuôi để bảo vệ môi trường sống.
- Hiểu được tiêu chuẩn của ao nuôi cá và quy trình chuẩn bị ao nuôi cá.
- Ý thức được tầm quan trọng của việc tạo môi trường sống cho vật nuôi và giữ
gìn bảo vệ môi trường sống của con người.
* Kĩ năng:
- Phát triển kĩ năng làm việc nhóm, giao tiếp, quan sát, phân tích, tổng hợp,
phát hiện vấn đề, ý thức bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

2


* Thái độ:
- Yêu thích và tìm hiểu tri thức.
- Có ý thức tuyên truyền trong cộng đồng về tác hại ô nhiễm môi trường do
chất thải chăn nuôi, đồng thời thấy được lợi ích to lớn về công tác xử lí chất thải
trong chăn nuôi.
* Năng lực:
- Rèn luyện phát triển năng lực giải quyết vấn đề.
- Hình thành và rèn luyện năng lực sáng tạo.
- Hình thành và phát triển năng lực tự học.
- Hình thành và rèn luyện năng lực hợp tác.
C2. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- GV chuẩn bị:
+ Giáo án.
+ Màn ảnh, máy chiếu, máy vi tính.
+ Phiếu học tập.
- HS chuẩn bị:
+ Hình ảnh: chuồng trại chăn nuôi, chất thải chăn nuôi, mô hình xử lí chất
thải, mô hình trồng cây ăn quả, trồng rau sạch, ao nuôi cá…
+ Giấy A0, bút dạ, nam châm, keo dán…
Phiếu học tâp số 1
Yêu cầu kĩ thuật xây dựng chuồng trại
Địa điểm
Hướng chuồng
Nền chuồng
Kiến trúc
Đáp án phiếu học tập số 1
Yêu cầu kĩ thuật

Địa điểm

- Yên tĩnh, hạn chế stress cho vật nuôi
- Không gây ô nhiễm khu dân cư
- Thuận tiện chuyên trở thức ăn và xuất bán sp

Hướng chuồng

- Mùa đông ấm áp, mùa hè mát mẻ
- Đủ ánh sáng nhưng tránh nắng gắt

Nền chuồng

- Có độ dốc vừa phải, không đọng nước
3


- Bền chắc, không trơn, khô ráo và ấm áp
Kiến trúc

- Thuận tiện chăm sóc, quản lí
- Phù hợp với đặc điểm sinh lí để vật nuôi sinh trưởng và
phát dục tốt
- Có hệ thống xử lí chất thải hợp vệ sinh

Phiếu học tập số 2
Nội dung kiến thức
Tầm quan trọng xử
lí chất thải chăn
nuôi

Phương pháp bioga
Lợi ích việc xử lí
chất thải
Đáp án phiếu học tập số 2
Nội dung kiến thức
Tầm quan trọng xử - Các chất thải chăn nuôi gây ô nhiễm môi trường, gây hại sức
lí chất thải chăn
khỏe cho con người và tạo điều kiện bệnh lây lan thành dịch
nuôi
Phương pháp bioga - Công nghệ bioga dùng chất thải chăn nuôi sinh khí ga làm
nhiên liệu
Lợi ích việc xử lí
chất thải

- Giảm ô nhiễm môi trường
- Tạo nguồn nhiên liệu cho nhu cầu sinh hoạt
- Tăng hiệu quả nguồn phân bón cho trồng trọt và nuôi cá.

Phiếu học tập số 3
Tiêu chuẩn

Đặc điểm

Diện tích, độ sâu và
chất đáy
Nguồn nước và
chất lượng của
nước

Đáp án phiếu học tập số 3

4


Tiêu chuẩn

Đặc điểm

Diện tích, độ sâu và - Diện tích: từ 0,5 đến 1ha. Ao càng rộng cá càng chóng lớn
chất đáy
- Độ sâu: tốt nhất từ 1,8 đến 2m
- Chất đáy: đáy ao bằng phẳng, có lớp bùn dày từ 20đến 30m
Nguồn nước và
- Nguồn nước: có thể chủ động bổ sung, tháo nước khi cần
chất lượng của
- Chất lượng: nước không nhiễm bẩn, không có độc tố, pH
nước
Phiếu học tập số 4
Quy trình

Nội dung

Tu bổ ao
Diệt tạp, khử
chua
Bón phân gây
màu nước
Lấy nước vào ao
Kiểm tra nước và
thả cá
Đáp án phiếu số 4

Quy trình

Nội dung

Tu bổ ao

Tháo cạn nước, tu sửa hệ thống lấy và thoát nước
Tu sửa bờ ao, lấp hang hốc quanh bờ ao, chống rò rỉ
Diệt tạp, khử
Cải tạo đáy ao: vét bớt bùn, rắc vôi bột, phơi đáy ao, làm cho
chua
bùn đáy xốp, thoáng khí, diệt vi khuẩn, kí sinh trùng gây bệnh,
tiêu diệt địch hại, cá tạp
Bón phân gây
Bón phân chuồng ( rải đều khắp ao)
màu nước
Bón phân xanh ( bó thành từng bó đặt rải rác trong ao)
Lấy nước vào ao Lần 1: mực nước từ 30 đến 40cm, ngâm từ 5 đến 7 ngày ( để
phân chuồng, phân xanh phân hủy nhanh)
Lần 2: mực nước từ 1,5 đến 2m
Kiểm tra nước
Kiểm tra nước nếu có màu xanh nõn chuối thì thả cá vào ao
và thả cá
Nếu chưa có màu xanh nõn chuối thì bón them phân vô cơ rồi
mới thả cá

C3. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC
Tiết 1: TẠO MÔI TRƯỜNG SỐNG CHO VẬT NUÔI
5



HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
1. Mục đích
- Tạo tâm thế vui vẻ, thoải mái cho học sinh.
- Làm lộ những hiểu biết, quan niệm sẵn có của học sinh, tạo mối liên tưởng
giữa kiến thức đã có với kiến thức mới cần lĩnh hội trong bài học mới.
- Giúp học sinh huy động những kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm của bản thân
có liên quan đến bài học mới, kích thích sự tò mò, mong muốn tìm hiểu bài học mới.
- Giúp giáo viên tìm hiểu xem học sinh có hiểu biết như thế nào về những vấn
đề trong cuộc sống có liên quan đến nội dung bài học.
2. Nội dung:
- GV cho HS quan sát một số hình ảnh liên quan đến chăn nuôi.
* Học sinh quan sát hình ảnh: một số kiến trúc chuồng trại chăn nuôi, môi
trường chất thải vật nuôi, bệnh ở vật nuôi do ô nhiễm môi trường.
- Quan sát một số môi trường sống của vật nuôi

- Quan sát chất thải chăn nuôi

6


- Quan sát một số bệnh ở vật nuôi
Bệnh lở mồm long móng ở lợn và tụ cầu trùng ở gà

Bệnh tụ huyết trùng và bệnh đóng dấu ở lợn

7


- Sau khi học sinh quan sát các hình ảnh liên quan đến chăn nuôi, GV đặt câu

hỏi:
Trong chăn nuôi muốn tạo môi trường sống tốt cho vật nuôi ta cần quan tâm
đến những vấn đề gì?
- GV đặt vấn đề vào bài: hôm nay chúng ta cùng nhau nghiên cứu bài “ Tạo
môi trường sống cho vật nuôi”.
3. Dự kiến sản phẩm học tập của học sinh
- Để vật nuôi có môi trường sống tốt ta cần quan tâm những vấn đề sau đây:
+ Chuồng trại: Yêu cầu xây dựng đúng kĩ thuật tùy vào từng đối tượng vật
nuôi.
+ Xử lí các chất thải, chống ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi.
4. Kỹ thuật tổ chức
- GV cho học sinh quan sát hình ảnh chuồng trại chăn nuôi, môi trường chất
thải của vật nuôi, bệnh của vật nuôi do ô nhiễm môi trường gây ra.
- GV đặt câu hỏi: Trong chăn nuôi muốn tạo môi trường sống tốt cho vật nuôi
ta cần quan tâm đến những vấn đề gì?
- HS trả lời câu hỏi GV đưa ra.
Cô giáo dẫn vào bài mới: Vậy để vật nuôi sinh trưởng phát triển tốt, cho ra sản
phẩm chất lượng nhất ta cần phải làm gì?
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
1. Mục đích:
- Học sinh trình bày được 4 yêu cầu kĩ thuật của chuồng trại chăn nuôi.
- Trình bày được tầm quan trọng của việc sử lí chất thải, phương pháp xử lí
chất thải, lợi ích của việc xử lí chất thải.
- Tuyên truyền sâu rộng ở địa phương để cho các hộ chăn nuôi thấy được tác
hại của ô nhiễm môi trường do chất thải chăn nuôi, lợi ích của việc xử lí chất thải
đúng kĩ thuật.
2. Nội dung:
I. Xây dựng chuồng trại chăn nuôi
1. Một số yêu cầu kĩ thuật chuồng trại chăn nuôi
a. Địa điểm xây dựng:

- Chuồng trại phải được xây ở nơi yên tĩnh, hạn chế stress cho vật nuôi.
- Có hệ thống vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, không gây ô nhiễm khu dân cư, giảm
thiểu các chất gây ô nhiễm môi trường sống. Hạn chế được các bệnh do ô nhiễm môi
trường gây ra trong chăn nuôi gây ra như: bệnh vi rút gây dịch tả, lở mồm long móng,

- Địa điểm xây dựng chuồng trại phải ở những nơi thuận tiện chuyên trở thức
ăn và xuất bán sản phẩm.
8


Khu xây dựng chuồng trại chăn nuô
b. Hướng chuồng:
- Trong chăn nuôi hướng chuồng làm theo hướng đông – nam để đảm bảo mùa
đông ấm áp, mùa hè thoáng mát. Giúp tăng cường sức đề kháng cho vật nuôi.
- Chuồng có đủ ánh sáng tránh ánh nắng quá gắt.

Chuồng trại đảm bảo đủ ánh sáng
c. Nền chuồng:
- Có độ dốc vừa phải, không đọng nước. Như vậy chuồng luôn khô ráo, tránh
ẩm ướt gây ra một số bệnh do nấm như: nấm phổi.
- Bền chắc, không trơn, khô ráo và ấm áp.

Nền chuồng trong chăn nuôi lợn
9


d. Kiến trúc xây dựng:
- Thuận tiện chăm sóc, quản lí: chuồng có hệ thống chăm sóc tự động như: vòi
phun nước, máng ăn tự động, lối đi lại phải dễ dàng chăm sóc.


Chuồng với hệ thống chăm sóc tự động
- Phù hợp với đặc điểm sinh lí để vật nuôi sinh trưởng và phát dục tốt: tùy từng
giai đoạn phát triển của vật nuôi mà có kiến trúc phù hợp.
Ví dụ: trong chăn nuôi lợn nái giai đoạn nuôi con ngoài phần chuồng chính còn
phải có sân thoáng để lợn con tắm nắng và chạy nhảy.

- Có hệ thống xử lí chất thải hợp vệ sinh: xây dựng hệ thống vườn – ao –
chuồng hoặc có hệ thống xử lí chất thải như công nghệ bioga.

Hệ thống vườn – ao – chuồng.
10


2: Xử lí chất thải, chống ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi.
a. Tầm quan trọng của việc xử lí chất thải.
- Các khu vực chăn nuôi thường bị các chất thải như phân, nước tiểu làm ô
nhiễm môi trường, nguồn nước, không khí, có hại cho sức khỏe con người và tạo điều
kiện để bệnh lây lan thành dịch.

Ô nhiễm nguồn nước do chất thải chăn nuôi
- Hiện nay, vấn đề giữ gìn và bảo vệ môi trường đang là mối quan tâm lớn của
toàn xã hội và cũng là một yêu cầu không thể thiếu khi xây dựng chuồng trại chăn
nuôi.
b. Phương pháp xử lí chất thải
- Có rất nhiều phương pháp xử lí chất thải chăn nuôi , nhưng phương pháp xử
lí chất thải tốt nhất hiện nay là dùng bể lên men vi sinh vật yếm khí sinh ga ( hay
công nghệ bioga). Khí ga sinh ra khi xử lia chất thải có thể xử dụng làm nhiên liệu.

c. Lợi ích của việc xử lí chất thải bằng công nghệ bioga.
- Giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

- Tạo nguồn nhiên liệu cho nhu cầu sinh hoạt.
- Tăng hiệu quả nguồn phân bón cho cây trồng.
11


3. Dự kiến sản phẩm học tập của học sinh
- Học sinh hoạt động cá nhân và theo nhóm để hoàn thành phiếu học tập số 1,2.
- Sản phẩm của học sinh có thể chưa chính xác thì sẽ được các bạn và cô giáo
chỉnh sửa.
4. Kỹ thuật tổ chức
4.1. Nội dung 1: Một số yêu cầu kĩ thuật của chuồng trại chăn nuôi
- Chia lớp học thành 4 nhóm, mỗi nhóm hoàn thành một tiêu chí theo phiếu
học tập số 1.
Nhóm 1: Địa điểm xây dựng
Nhóm 2: Hướng chuồng
Nhóm 3: Nền chuồng
Nhóm 4: Kiến trúc xây dựng
- Thời gian hoàn thành phiếu học tập là 5 phút, báo cáo 2 phút.
- Mỗi nhóm cử một đại diện lên báo cáo.
- Các nhóm khác đóng góp ý kiến và giáo viên tổng kết kiến thức chuẩn thời
gian là 5 phút.
( HS hoàn thành sản phẩm vào tờ Ao rồi treo lên bảng. Sản phẩm bao gồm cả
phần kiến thức và hình ảnh minh họa tương ứng với nội dung)
4.2: Nội dung 2: Xử lí chất thải, chống ô nhiễm môi trường chăn nuôi
- Chia lớp thành 4 nhóm như trên và hoàn thành phiếu học tập số 2.
- Nội dung này gồm 3 mảng kiến thức:
* Tầm quan trọng của việc xử lí chất thải.
GV cho học sinh chơi trò chơi giải ô chữ.
- Ô chữ có 4 hàng ngang, cụ thể như sau:
N

K
H
D

Ư
H




Ô
I
C

C
N G K H Í
S Ứ C K H Ỏ E
H B Ệ N H

- Để giải các ô chữ GV đặt câu hỏi: mỗi hàng tương ứng một câu hỏi
+ Hàng thứ 1: Đây là ô chữ gồm 4 chữ cái: Chất thải trong chăn nuôi ảnh
hưởng rất lớn đến môi trường này?
+ Hàng thứ 2: Đây là ô chữ gồm 8 chữ cái: Đây là một trong những môi
trường bị ô nhiễm do chất thải chăn nuôi?
+ Hàng thứ 3: Đây là ô chữ gồm 10 chữ cái: Con người bị ảnh hưởng như thế
nào khi môi trường bị ô nhiễm?
+ Hàng thứ 4: Đây là ô chữ gồm 8 chữ cái: Khi môi trường bị ô nhiễm do chất
thải chăn nuôi thì các bệnh lây lan sẽ phát triển như thế nào?
12



* Phương pháp xử lí chất thải.
- GV cho HS xem video hoặc mô hình công nghệ bioga. Sau đó đặt câu hỏi:
Đây là phương pháp xử lí chất thải bằng công nghệ nào?Em hiểu gì về phương
pháp xử lí chất thải bằng công nghệ này?
* Lợi ích của việc xử lí chất thải bằng công nghệ bioga.
- GV cho HS chơi trò chơi: Ai là triệu phú bằng việc trả lời hệ thống câu hỏi
sau:
+ Câu 1: Việc xử lí chất thải bằng công nghệ bioga tác động đến môi trường
sống như thế nào?
A. Gây hại sức khỏe cho con người
B. Ô nhiễm môi không khí
C. Ô nhiễm môi trường nước
D. Giảm ô nhiễm môi trường
+ Câu 2: Lợi ích kinh tế trong xử lí chất thải bằng công nghệ bioga?
A. Sản phẩm chăn nuôi tăng
B. Giảm chi phí chăn nuôi
C. Tạo nguồn nhiên liệu cho nhu cầu sinh hoạt
D. Không gây ô nhiễm môi trường
+ Câu 3: Trong trồng trọt thì xử lí chất thải bằng công nghệ bioga có lợi gì?
A. Tăng hiệu quả nguồn phân bón cho cây trồng
B. Tăng năng suất cây trồng
C. Tạo nguồn nông sản sạch
D. Thu được nông sản trái vụ
(Các nhóm trả lời câu hỏi bằng cách đưa ra tín hiệu xin trả lời nhanh nhất trong thời
gian cho phép- 1 phút vừa chuẩn bị và trả lời)
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
1. Mục tiêu:
Học sinh thực hành vận dụng trực tiếp những kiến thức vừa học để giả quyết
câu hỏi liên quan đến thực tiễn về xây dựng chuồng trại chăn nuôi và xử lí chất thải

chăn nuôi.
2. Nội dung:
Đặt câu hỏi:
- Chăn nuôi lợn nái sinh con và nuôi con thì chuồng trại cần đảm bảo yêu cầu
gì về kĩ thuật?
3. Dự kiến sản phẩm thu được:
- Địa điểm xây dựng.
- Hướng chuồng.
- Nền chuồng.
13


- Kiến trúc xây dựng: đặc biệt trong kiến trúc xây dựng có thêm sân chơi cho
vật nuôi con để chúng được tắm nắng và chạy nhảy.
4. Kĩ thuật tổ chức:
- GV đặt câu hỏi.
- HS làm việc cá nhân , GV gọi từng học sinh trả lời.
- Hs trả lời câu hỏi.
- GV phân tích và kết luận.
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG VÀ MỞ RỘNG
1. Mục đích:
- Nhằm khuyến khích học sinh hình thành ý thức và năng lức thường xuyên
vận dụng những điều đã học về môi trường sống cho vật nuôi để giải quyết các vấn
đề trong cuộc sống.
2. Nội dung:
- Theo em, chúng ta nên có hành động gì để tạo môi trường sống tốt cho vật
nuôi và mang lại hiệu quả kinh tế?
3. Dự kiến sản phẩm
- Xây dựng hệ thống chuồng trại đúng kĩ thuật.
- Chọn phương pháp xử lí chất thải phù hợp với môi trường chăn nuôi.

- Tuyên truyền sâu rộng cho bà con về kiến thức chăn nuôi và các biện pháp
bảo vệ môi trường sống. Thấy được tác hại của vấn đề ô nhiễm môi trường chăn nuôi
và lợi ích to lớn của chăn nuôi đúng kĩ thuật.
4. Kỹ thuật tổ chức
- GV đưa ra câu hỏi vào cuối giờ học.
- HS làm việc cá nhân, ở nhà và trình bày vào vở bài tập.
- GV sẽ kiểm tra vở bài tập và bài làm của học sinh vào buổi học hôm sau.

14


TIẾT 2: TẠO MÔI TRƯỜNG SỐNG CHO THỦY SẢN
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
1. Mục đích
- Tạo tâm thế vui vẻ, thoải mái cho học sinh.
- Làm lộ những hiểu biết, quan niệm sẵn có của học sinh, tạo mối liên tưởng
giữa kiến thức đã có với kiến thức mới cần lĩnh hội trong bài học mới.
- Giúp học sinh huy động những kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm của bản thân
có lien quan đến bài học mới, kích thích sự tò mò, mong muốn tìm hiểu bài học mới.
- Giúp giáo viên tìm hiểu xem học sinh có hiểu biết như thế nào về những vấn
đề trong cuộc sống có liên quan đến nội dung bài học.
2. Nội dung
- GV cho HS quan sát các hình ảnh một số ao nuôi cá và một số quy trình
chuẩn bị cho ao nuôi cá.

Ao nuôi cá

Chuẩn bị ao nuôi cá
Sau đó GV đặt câu hỏi:
Ở vùng trung du miền núi như chúng ta thì môi trường nuôi cá chủ yếu là các

hệ thống ao.Vậy muốn cá trong ao có một môi trường sống tốt chúng ta cần chuẩn bị
ao nuôi cá như thế nào?
- HS trả lời câu hỏi của GV.
15


- GV đặt vấn đề để vào bài: Hôm nay cô cùng các em sẽ nghiên cứu kiến thức
chuẩn bị ao nuôi cá.
3. Dự kiến sản phẩm học tập của học sinh
- Học sinh hình dung ra nội dung cần tìm hiểu trong bài học để tìm ra kiến thức
mới.
+ Tiêu chuẩn ao nuôi cá: Diện tích, độ sâu, chất đáy, nguồn nước và chất
lượng nước.
+ Quy trình chuẩn bị ao nuôi: Tu bổ ao  Diệt tạp, khử chua  Bón phân gây
màu nước  Lấy nước vào ao  Kiểm tra nước và thả cá.
4. Kỹ thuật tổ chức
- GV cho học sinh quan sát hình ảnh ao nuôi cá và ao cá đang tu bổ để chuản bị
thả cá.
- GV đặt câu hỏi: Vậy muốn cá trong ao có một môi trường sống tốt chúng ta
cần chuẩn bị ao nuôi cá như thế nào?
- Học sinh trả lời câu hỏi mà giáo viên đưa ra.
Cô giáo dẫn vào bài mới: Vậy để vật nuôi sinh trưởng phát triển tốt, cho ra sản
phẩm chất lượng nhất ta cần phải làm gì?
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
1. Mục đích
- Học sinh trình bày được tiêu chuẩn của ao nuôi cá: diện tích, độ sâu, chất đáy,
nguồn nước và chất lượng của nước.
- Trình bày được quy trình chuẩn bị ao nuôi cá: Tu bổ ao  diệt tạp, khử chua
 bón phân gây màu nước  lấy nước vào ao  kiểm tra nước và thả cá.
- Đề xuất ý tưởng trong việc bảo vệ nguồn nước cho ao nuôi cá.

2. Nội dung:
I. Chuẩn bị ao nuôi cá.
I.1. Tiêu chuẩn ao nuôi cá
- Diện tích: Từ 0,5 đến 1 ha, ao càng rộng cá càng nhanh lớn.
- Độ sâu và đáy ao: + Tốt nhất từ 1,8 đến 2m nước.
+ đáy ao bằng phẳng, có lớp bùn dày từ 20 đến 30 cm.
- Nguồn nước và chất lượng của nước:
+ Có thể chủ động bổ sung, tháo nước khi cần.
+ Nước không nhiễm bẩn, không có độc tố, pH và lượng oxi hòa tan thích hợp.

16


I.2. Quy trình chuẩn bị ao nuôi cá
a. Tu bổ ao
- Trước khi thả cá vụ tiếp theo ta phải có khâu tu bổ ao nhằm diệt các mầm
bệnh gây hại cho cá sau này.
- Tháo nước cạn, tu sửa hệ thống lấy và thoát nước.
- Tu sửa bờ ao, lấp hang hốc quanh bờ ao, chống rò rỉ.

b. Diệt tạp, khử chua
- Cải tạo đáy ao: vét bớt bùn, răc vôi bột, phơi đáy ao, làm cho bùn đáy xốp,
thoáng khí, diệt vi khuẩn, kí sinh trùng gây bệnh, tiêu diệt dịch hại, cá tạp.
- Khâu này giúp cần bằng độ pH trong ao và độ thoáng khí trong ao.
- Ngoài ra, còn tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh cho cá.

c. Bón phân gây màu nước
- Bón phân chuồng ( rải đều khắp ao).
- Bón phân xanh( bó thành từng bó đặt rải rác trong ao).
- Khâu này giúp tạo độ mùn đáy, tốt cho sự phát triển các sinh vật phù du( đây

là một trong các nguồn thức ăn cho cá), đồng thời mùn đáy là thức ăn cho các loại cá
sống ở tầng đáy.
17


d. Lấy nước vào ao
- Lần 1: Mực nước từ 30 đến 40 cm, ngâm từ 5 đến 7 ngày để phân chuồng và
phân xanh phân hủy nhanh.
- Lần 2: Mực nước từ 1,5 đến 2m.
e. Kiểm tra nước và thả cá
- Kiểm tra nước nếu có màu xanh nõn chuối thì thả cá vào ao.
- Nếu chưa có màu xanh nõn chuối thì bón thêm phân vô cơ rồi mới thả cá.

I.3. Dự kiến sản phẩm học tập củ học sinh
- Học sinh hoạt động cá nhân, hoạt động theo nhóm để hoàn thành phiếu học
tập số 3- 4.
- Sản phẩm của học sinh có thể chưa hoàn thiện sẽ được bạn và giáo viên chỉnh
sửa, bổ sung cho hoàn thiện.
I.4. Kỹ thuật tổ chức
4. 1. Nội dung 1:Tiêu chuẩn ao nuôi cá
- Chia lớp thành 4 nhóm.
- GV cho HS chơi trò chơi: Ai là triệu phú bằng việc trả lời các câu hỏi sau:
+ Câu 1: Diện tích ao cá tối thiểu là:
A. 0,3  0,5ha
B. 0,5  1 ha
C. 1  2 ha
D. 2  3 ha
18



+ Câu 2: Độ sâu tốt nhất của ao là:
A. Từ 0,5  1m nước
B. Từ 1m  1,5 m
C. Từ 1,8m  2m
D. Từ 2m  3m
+ Câu 3: Tiêu chuẩn của đáy ao:
A. Bằng phẳng, lớp bùn đáy dày 20 đến 30cm
B. Đáy dốc, bùn đáy dày 10cm
C. Đáy lòng trảo, bùn dày
D. Bằng phẳng, không có lớp bùn đáy
+ Câu 4: Nguồn nước trong ao được bổ sung và thay đổi:
A. Không thay đổi
B. Chủ động bổ sung và tháo nước khi cần
C. Thay nước theo mùa
D. Thay 1 lần/ 1 năm
+ Câu 5: Chất lượng nước đạt tiêu chuẩn của ao cá:
A. Tùy vào môi trường xung quanh ao
B. Nước không bẩn
C. Nước không có độc tố
D. Nước không nhiễm bẩn, không có độc tố, pH và lượng oxi hòa tan thích
hợp
(Học sinh các nhóm đưa ra tín hiệu xin trả lời nhanh nhất trong phạm vi thời
gian cho phép – 1 phút vừa chuẩn bị vừa trả lời)
II. Quy trình chuẩn bị ao nuôi cá
- Chia làm thành 4 nhóm
Nhóm 1: Tìm hiểu về tu bổ ao
Nhóm 2: Tìm hiểu về diệt tạp, khử chua
Nhóm 3: Tìm hiểu về bón phân gây màu nước
Nhóm 4: Tìm hiểu về Lấy nước vào ao, kiểm tra nước và thả cá
- Thời gian chuẩn bị mỗi nhóm là 5 phút, báo cáo 2 phút.

- Mỗi nhóm cử một đại diện báo cáo.
- Thời gian các nhóm đóng góp ý kiến và giáo viên tổng hợp kiến thức
chuẩn là 5 phút.
( Học sinh viết sản phẩm vào tờ Ao, dán lên bảng và trình bày sản phẩm)
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
1. Mục đích
Học sinh thực hành vận dụng trực tiếp kiến thức vừa học để giải quyết câu hỏi
liên quan đến chuẩn bị ao nuôi cá.

19


2. Nội dung
GV đặt câu hỏi:
- Để chuẩn bị ao nuôi cá có diện tích 0,5 ha và thả 3 loại cá: Chép, Chắm cỏ,
Rô phi, ta phải làm gì?
3. Dự kiến sản phẩm học tập của học sinh
- 3 loại cá này có tầng sống môi trường nước khác nhau: Rô phi sống ở các
tầng và ăn tạp, Chắm cỏ tầng mặt và giữa, Chép tầng giữa và đáy. Nên có thể nuôi
chung một ao.
- Trước khi thả cá cần phải chuẩn bị ao nuôi theo đúng quy trình: Tu bổ ao 
diệt tap, khử chua  Bón phân gây màu nước  Lấy nước vào ao Kiểm tra nước
và thả cá.
- Nguồn nước và chất lượng nước đảm bảo yêu cầu.
4. Kỹ thuật tổ chức
- GV đưa ra câu hỏi thực tế.
- HS làm việc cá nhân, GV gọi 1 học sinh trả lời.
- HS trả lời câu hỏi.
- GV phân tích và kết luận.
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG VÀ MỞ RỘNG

1. Mục đích
Nhằm giúp học sinh hình thành ý thức và năng lực thường xuyên vận dụng
những điều đã học để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống.
2. Nội dung
GV đặt câu hỏi:
- Để tận dụng nguồn thức ăn trong ao cá và diện tích ao chúng kết hợp thả các
loài cá cùng một ao như thế nào?
- Môi trường sống của cá nguồn nước rất quan trọng. Do vậy để có chất lượng
nguồn nước tốt ta phải làm gì?
3. Dự kiến sản phẩm học tập của học sinh
- Thả các loài cá có môi trường sống các tầng khác nhau: mặt, giữa và đáy.
- Các loài không cùng nguồn thức ăn, đồng thừi có loài ăn các thức ăn thừa của
loài khác như: Rô phi.
- Không để thức ăn dư thừa trong ao quá mức cho phép vì các chất phân hủy
gây ô nhiễm môi trường nước ao.
- Nên thường xuyên thay nước cho ao, như vậy lượng oxi trong ao luôn được
đảm bảo, đồng thời loại bỏ các chất gây ô nhiễm môi trường ao.
4. Kỹ thuật tổ chức
- GV đưa ra câu hỏi vào cuối giờ học.
- HS làm việc cá nhân, ở nhà và trình bày vào vở bài tập.
- GV sẽ kiểm tra vở bài tập và bài làm của học sinh vào buổi học hôm sau.
20


D. KẾT LUẬN
Trên đây là chuyên đề tôi viết về chủ đề môi trường sống của vật nuôi theo
hướng xây dựng kế hoach dạy học thiết kế thành các chuỗi hoạt động học của học
sinh. Chuyên đề nhằm đưa ra phương pháp dạy học mới là phát triển năng lực của
học sinh. Ở đây giáo viên sẽ là người tổ chức, định hướng và đưa ra phương án giải
quyết vấn đề. Học sinh là người tìm ra kiến thức mới theo định hướng của giáo viên

và dựa vào những hiểu biết của mình kết hợp với tài liệu như: SGK, mạng Internet,
…Đặc biệt của phương pháp dạy và học mới là: kiến thức mới mà học sinh hình
thành không phải độc lập cá nhân của một ai mà là kết hợp, hợp tác của mỗi người
trong nhóm rồi cùng đi đến kết luận chung về nguồn kiến thức mới.
Mặc dù rất tâm huyết để viết ra chuyên đề này, nhưng không tránh khỏi những
thiếu xót.Tôi kính mong các thầy cô đọc và có ý kiến đóng góp, chia sẻ để chuyên đề
hoàn thiện hơn.Tôi xin chân thành cảm ơn.

21



×