LỜI MỞ ĐẦU
Xã hội loài người đã phát triển trải qua nhiều hình thái kinh tế xã hội
nối tiếp nhau.Theo Các Mác : “ Sự phát triển của hình thái kinh tế xã hội là
một quá trình phát triển lịch sử tự nhiên. Nguồn gốc sâu xa của sự vận động
phát triển của xã hội là ở sự phát triển của lực lượng sản xuất”. Lực lượng sản
xuất luôn đóng vai trò to lớn trong đời sống xã hội. Sự phát triển của nó dẫn
đến sự thay đổi quan hệ sản xuất do đó kiến trúc thượng tầng thay đổi theo
dẫn đến hình thái kinh tế xã hội cũ được thay thế, hình thái kinh tế mới cao
hơn, tiến bộ hơn.
Đất nước Việt Nam ta đang trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội,
gặp rất nhiều thách thức, vấn đề cấp bách hiện nay là phải tranh thủ cơ hội
vượt qua thách thức tiếp tục đổi mới toàn diện, đồng bộ phát triển nhanh và
bền vững nền kinh tế. Muốn có một xã hội định, một nền kinh tế phát triển thì
nhiệm vụ hàng đầu là phải phát triển xây dựng lực lượng sản xuất.
Bản thân là một sinh viên trường đại học Kinh tế Quốc dân,với những
kiến thức đã được trang bị em nhận thấy tính cấp thiết cần phải nghiên cứu đề
tài “Vai trò của lực lượng sản xuất trong đời sống xã hội và vận dụng trong
quá trình phát triển lực lượng sản xuất ở Việt Nam hiện nay”. Việc nghiên
cứu không những giúp em rèn luyện kỹ năng thực hiện nghiên cứu một đề tài
khoa học mà còn trang bị, xây dựng những kiến thức nền tảng để từ đó vận
dụng trong quá trình học tập các bộ môn khác của trường đại học cũng như
trong đời sống xã hội một cách đúng đắn và chính xác hơn.
1
NỘI DUNG
I. LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT VÀ VAI TRÒ CỦA LỰC LƯỢNG
SẢN XUẤT TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI.
1. Một số vấn đề chung về lực lượng sản xuất.
1.1 Khái niệm
Theo truyền thống, lực lượng sản xuất biểu hiện mối quan hệ giữa
con người với tự nhiên trong quá trình sản xuất.
Lực lượng sản xuất là năng lực thực tiễn cải biến thế giới tự nhiên
của con người nhằm đáp ứng nhu cầu đời sống của mình.
1.2 Kết cấu
Lực lượng sản xuất là sự kết hợp của người lao động và tư liệu sản
xuất.
Trong đó, “ lực lượng sản xuất hàng đầu của toàn thể nhân loại là
công nhân, là người lao động ”
1
. Con người vừa là một phần trong kết cấu
của lực lượng sản xuất, vừa là một tác động đến quá trình phát triển của
lực lượng sản xuất. Sự tác động này thể hiện ở chỗ con người có thể đẩy
nhanh hoặc kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất thông qua những
hoạt động phù hợp hoặc không phù hợp với quy luật nội tại của lực lượng
sản xuất, với quy luật sự phù hợp của quan hệ sản xuất với tính chất và
trình độ của lực lượng sản xuất. Mặc dù tư liệu sản xuất, tiền vốn, khoa
học và kỹ thuật đều là những yếu tố cần thiết để thực hiện sản xuất song
tất cả đều phải thông qua hoạt động của con người mới đem lại hiệu quả
kinh tế, những giá trị mới. Những yếu tố trên sẽ tồn tại ở dạng tiềm năng,
1
V.I .Lênin : Toàn tập, Nxb Tiến bộ, Mátcơva, 1977.
2
sẽ trở thành vô hiệu hóa khi nó không được đặt trong mối quan hệ giữa tư
liệu sản xuất và sức lao động. Con người tham gia vào quá trình sản xuất
với tư cách là sức lao động, vừa với tư cách là con người có ý thức, chủ
thể của những quan hệ kinh tế. Trình độ văn hóa, trình độ kỹ thuật chuyên
môn, ý thức và thái độ của người lao động đối với sản xuất và sản phẩm là
những yếu tố quan trọng để sử dụng, khai thác kỹ thuật và tư liệu sản xuất
vốn có để sáng tạo ra trong quá trình sản xuất. Ph. Ăngghen đã nhấn mạnh
“ Muốn nâng sản xuất công nghiệp và nông nghiệp lên mức độ cao… mà
chỉ có phương tiện cơ giới và hóa học phù trợ thì không đủ. Còn cần phải
phát triển một cách tương ứng năng lực của con người sử dụng những
phương tiện đó nữa”.
Cùng với người lao động, công cụ lao động cũng là một yếu tố cơ
bản của lực lượng sản xuất, đóng vai trò quyết định trong tư liệu sản xuất.
Công cụ lao động do con người sáng tạo ra, là “ sức mạnh của tri thức đã
được vật thể hóa”, nó “nhân” sức mạnh của con người trong quá trình lao
động là yếu tố động lực của sản xuất. Cùng với quá trình tích lũy kinh
nghiệm với những phát minh và sáng chế kỹ thuật, công cụ lao động
không ngừng được cải tiến và hoàn thiện. Sự biến đổi công cụ lao động là
nguyên nhân suy đến cùng của mọi sự biến đổi của xã hội.
1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của lực lượng sản xuất.
Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là hai mặt của quá trình sản
xuất, chúng tồn tại không tách rời nhau, tác động qua lại với nhau một
cách biện chứng tạo thành quy luật sự phù hợp của quan hệ sản xuất với
trình độ phát triển của lực lượng sản xuất – quy luật cơ bản nhất của sự
vận động phát triển xã hội.
Sự vận động, phát triển của lực lượng sản xuất quy định và làm thay
đổi quan hệ sản xuất cho phù hợp với nó. Khi một phương thức sản xuất
mới ra đời, khi đó quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực
lượng sản xuất . Sự phù hợp của quan hệ sản xuất là một trạng thái mà
trong đó quan hệ sản xuất là “ hình thức phát triển ” của lực lượng sản
xuất. Trong trạng thái đó, tất cả các mặt của quan hệ sản xuất đều “ tạo địa
3
bàn đầy đủ ” cho lực lượng sản xuất phát triển. Điều đó có nghĩa là nó tạo
điều kiện sử dụng và kết hợp một cách tối ưu giữa người lao động với tư
liệu sản xuất và do đó lực lượng sản xuất có cơ sở để phát triển hết khả
năng của nó. Lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất nhưng quan
hệ sản xuất cũng có tính độc lập tương đối và tác động trở lại sự phát triển
của lực lượng sản xuất. Quan hệ sản xuất quy định mục đích của sản xuất,
tác động đến thái độ của con người trong lao động xã hội, đến tổ chức
phân công lao động xã hội, đến phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ
và do đó tác động đến sự phát triển của lực lượng sản xuất. Quan hệ sản
xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là động lực
thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. Ngược lại quan hệ sản xuất lỗi thời,
lạc hậu hoặc “ tiên tiến ” hơn một cách giả tạo so với trình độ phát triển
của lực lượng sản xuất sẽ kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất.
Theo quy luật chung, khi đó quan hệ sản xuất cũ sẽ được thay thế bằng
quan hệ sản xuất mới phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản
xuất để thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. Điều này có thể thẩy rõ qua
thực trạng của Việt Nam, thời kỳ bao cấp nền kinh tế tồn tại hình thức sở
hữu công hữu về tư liệu sản xuất, tất cả các tư liệu sản xuất đều là của
chung, người lao động được phân phối theo tem phiếu nên năng suất lao
động không cao do không tạo được động lực sản xuất. Nguyên nhân là do
quan hệ sản xuất phát triển tiên tiến là sở hữu công cộng song lại kìm hãm
sự phát triển của lực lượng sản xuất. Trong giai đoạn hiện nay, nền kinh tế
cũng tồn tại hình thức sở hữu công hữu về tư liệu sản xuất nhưng nền kinh
tế của nước ta hiện nay đã phát triển do có sự phù hợp giữa quan hệ sản
xuất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất thúc đẩy nền kinh tế
ngày càng phát triển.
Sự phát triển của lực lượng sản xuất không chỉ chịu sự tác động của
quan hệ sản xuất mà còn nhiều yếu tố khác như: điều kiện tự nhiên, dân số,
thời đại, dân tộc, thể chế chính trị…
Dân số của một nước quyết định số lượng của lực lượng lao động.
Nước càng đông dân thì nguồn lao động càng dồi dào.
4
Thời đại : Xã hội loài người đã phát triển trải qua nhiều hình thái
kinh tế xã hội nối tiếp nhau. Mỗi một hình thái kinh tế xã hội lại ứng với
sự phát triển phù hợp của lực lượng sản xuất. Trong xã hội công xã nguyên
thuỷ con người tìm ra lửa để nấu chín thức ăn và đuổi thú dữ. Trong xã hôi
chiếm hữu nô lệ, con người đã chế tạo và sử dụng các công cụ đồ thủ công
bằng đá để làm vũ khí, săn bắt....Dưới chủ nghĩa tư bản, máy hơi nước ra
đời năng suất lao động tăng cao...
2. Vai trò của lực lượng sản xuất trong đời sống xã hội
Nói một cách khái quát : Vai trò của lực lượng sản xuất trong đời
sống xã hội là vô cùng quan trọng, quyết định về lượng và chất của đời
sống xã hội.
Về lượng:
Lực lượng sản xuất tạo ra của cải vật chất cho xã hội, đáp ứng nhu
cầu của xã hội
Trong quá trình sản xuất con người đã sử dụng công cụ lao động tác
động vào tự nhiên, cải biến, các dạng vật chất của giới tự nhiên nhằm
tạo ra của cải vật chất thỏa mãn nhu cầu và phát triển của con người.
Về chất:
Theo quy luật chung của sự phát triển xã hội, khi lực lượng sản xuất
không ngừng phát triển mâu thuẫn với quan hệ sản xuất đã lỗi thời, kìm
hãm nó, tất yếu phải thay thế quan hệ sản xuất lỗi thời bằng một quan
hệ sản xuất mới tiên tiến hơn. C.Mác và Ph. Ăngghen đã chỉ rõ “Từ chỗ
là những hình thức phát triển của các lực lượng sản xuất, những quan
hệ ấy trở thành những xiềng xích của các lực lượng sản xuất. Khi đó
bắt đầu thời đại một cuộc cách mạng xã hội”
1
. Dưới chủ nghĩa tư bản,
nhất là từ khi máy hơi nước ra đời, lực lượng sản xuất mang tính chất
tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu xã hội. C.Mác đã viết: “Sự tập trung
tư liệu sản xuất và xã hội hoá lao động đạt đến cái điểm mà chúng
không còn thích hợp với cái vỏ tư bản chủ nghĩa của chúng nữa... nền
1
C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1993.
5
sản xuất tư bản chủ nghĩa lại đẻ ra sự phủ định bản thân nó, với tính tất
yếu của một quá trình tự nhiên”. Sự phát triển của lực lượng sản xuất
dẫn đến sự biến đổi quan hệ sản xuất, do đó mà phương thức sản xuất
mới ra đời. Phương thức sản xuất mới nhất định tiến bộ hơn phương
thức sản xuất trước đó. Phương thức sản xuất là sự thống nhất giữa lực
lượng sản xuất ở một trình độ nhất định và quan hệ sản xuất tương ứng.
Trình độ phát triển của một xã hội thể hiện ở chính phương thức sản
xuất của xã hội hay cụ thể là ở lực lượng sản xuất tồn tại trong xã hội
đó. Các Mác đã chứng minh: “ Cái rìu đá cho ta xã hội công xã nguyên
thủy. Cái cối xay gió cho ta xã hội phong kiến. Cái máy hơi nước cho
ta xã hội tư bản”.
Trong quá trình đấu tranh cho sự phát triển xã hội, Lênin đã nói: “
Suy cho cùng phương thức sản xuất này thắng phương thức sản xuất
kia chính là ở chỗ tạo ra năng suất lao động xã hội cao hơn”.
3. Vai trò của lực lượng sản xuất đối với sự phát triển của Nhật Bản
trong thời kỳ “ phát triển thần kỳ ” (1952 – 1973)
Trong khoảng hai mươi năm sau chiến tranh (1952 – 1973), nền
kinh tế Nhật Bản phát triển với nhịp độ rất nhanh chóng. Nhiều nhà kinh tế
thế giới coi đây là giai đoạn phát triển thần kỳ của nền kinh tế Nhật Bản.
Từ một nước đứng dậy sau tro tàn của chiến tranh, Nhật Bản đã trở thành
cường quốc kinh tế thứ hai thế giới sau Mỹ. Từ 1952 đến 1973, tốc độ tăng
tổng sản phẩm quốc dân thực tế của Nhật Bản thường ở mức cao nhất
trong các nước tư bản. Đến năm 1968, tổng sản phẩm trong nước của Nhật
Bản đã vượt các nước Đức, Anh, Pháp, Italia.
Sự phát triển thần kỳ của nền kinh tế Nhật Bản trong giai đoạn 1952
– 1973 bắt nguồn từ một số nguyên nhân cơ bản song yếu tố đầu tiên phải
nhắc đến đó là sự phát huy vai trò nhân tố con người – một trong những
yếu tố cấu thành nên lực lượng sản xuất.
Người Nhật Bản không những làm việc chăm chỉ, làm việc có chất
lượng nhờ trình độ giáo dục cao mà còn căn cơ, tiết kiệm. Đạo đức làm
6
việc tốt của người Nhật đã đã được cả thế giới thừa nhận. Trước hết người
Nhật rất ham làm việc, rất say mê với công việc đến mức người phương
Tây đã mỉa mai là người Nhật Bản mắc bệnh “ nghiện làm việc”. Trong
chiến tranh thế giới thứ hai, bình thường công nhân làm việc mỗi ngày từ
12 giờ trở lên, mỗi tháng nghỉ không quá 1 đến 2 ngày. Cho đến những
năm 60, người công nhân bình thường vẫn không được nghỉ ngày chủ nhật
và giờ làm việc bình thường hằng ngày mới chỉ giảm xuống 8 giờ. Hơn hai
mươi năm sau chiến tranh, cuộc cách mạng kỹ thuật do Nhật Bản tiến hành
đã phát triển nhảy vọt, đã tác động mạnh mẽ tới các yếu tố chủ yếu của sản
xuất : công cụ lao động, đối tượng lao động, người lao động, cũng như một
số kỹ thuật học và tổ chức sản xuất. Đến đầu những năm 70, Nhật Bản đã
phát triển ở trình độ cao về tự động hóa, về trình độ sử dụng máy tính điện
tử trong một số ngành, đã sản xuất và sử dụng được nhiều loại vật liệu
tổng hợp đã đạt đến trình độ khá cao về hợp lý hóa sản xuất, áp dụng các
phương pháp khác của kỹ thuật học vào sản xuất.
Một số nguyên nhân chủ yếu Nhật Bản có thề rút ngắn được thời
gian không cần nhiều vốn mà vẫn có được kỹ thuật hiện đại chính là nhờ
biện pháp nhập kỹ thuật hiện đại và phương pháp sản xuất tiên tiến ở nước
ngoài. Việc nhập khẩu kỹ thuật giúp Nhật nhanh chóng tăng năng suất lao
động bình quân hàng năm từ 1955 đến 1966 ở Nhật Bản đã là 9.4% trong
đó do hiện đại hóa thiết bị là 5.2% và do áp dụng phương pháp sản xuất là
4.1%.
Có thể nói việc vươn lên nắm lấy thành tựu kỹ thuật hiện đại bằng
cách nhập bằng phát minh là con đường phát triển hiệu quả nhưng con
đường ấy sẽ không tốt nhất nếu như Nhật Bản không có một đội ngũ công
nhân lành nghề, trình độ văn hóa, kỹ thuật cao, có khả năng tiếp thu kiến
thức khoa học hiện đại. Nhờ đó nước này không những có thể vận dụng
mà còn hoàn thiện, nâng cao hiệu quả thực tế của các bằng phát minh nhập
khẩu. Trong thực tế, rất nhiều nhà máy, thiết bị xây dựng theo bằng phát
minh của nước ngoài đã đạt hiệu quả cao hơn mức lý thuyết. Thí dụ : đồ án
kỹ thuật lò cao trong ngành sắt thép đã được Nhật cải tiến, nâng cao số
7