Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

kinh tế Việt Nam 2009

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (202.63 KB, 11 trang )

Báo cáo kinh tế Việt Nam 2009: Dự báo nghiêng về kịch
bản lạc quan
Ngày 13/5, Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương đã tổ chức họp báo công bố
Báo cáo thường niên về tình hình kinh tế Việt Nam 2009.( Báo cáo kinh tế Việt Nam
phiên bản Tiếng Việt sẽ được chính thức phát hành vào trung tuần tháng 5/2009. Báo
cáo sẽ được chuyển ngữ sang Tiếng Anh và phát hành vào trung tuần tháng 6/2009)
Dưới đây là nội dung buổi Họp báo:
1- Khái quát về Báo cáo kinh tế Việt Nam năm 2008.
Năm 2008 đã để lại nhiều bài học chính sách sâu sắc. Hội nhập sâu rộng đem lại nhiều cơ
hội nhưng cũng đồng hành với những rủi ro bất ổn kinh tế có thể gia tăng. Việc quyết định
mục tiêu chính sách và phản ứng chính sách kịp thời phải dựa trên việc bám sát, cập nhật
thông tin cũng như những dự báo, cảnh báo có phân tích. Hiệu lực, hiệu quả của chính sách
còn phụ thuộc sự phối hợp các bộ, cơ quan cũng như mối quan hệ thông tin minh bạch, có
tính giải trình cao giữa nhà nước với thị trường, công chúng. Cần sự hỗ trợ đối với người
nghèo, nhóm đối tượng xã hội dễ bị tổn thương và cả ý chí chính trị vượt qua các nhóm lợi
ích. Lựa chọn mục tiêu chính sách và cách thức thực thi hiệu lực và hiệu quả vẫn luôn có
giá trị, nhất là trong bối cảnh khủng hoảng tài chính và suy thoái lan rộng toàn cầu.
Tăng trưởng GDP 2008 đạt 6,2%
Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2008 của Việt Nam đã chậm lại còn 6,2% so với 8,5%
năm 2007. Tuy nhiên, việc đạt mức tăng trưởng này vẫn đáng được ghi nhận nhất là so với
nhiều nước đang phát triển và trong khu vực. Vốn đầu tư xã hội vẫn chiếm tỷ trọng cao,
bằng 40,8% GDP. Thương mại quốc tế có chuyển biến mới, tổng kim ngạch xuất khẩu
hàng hoá đạt 62,7 tỷ USD, tăng 29,1%; tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hoá đạt 80,7 tỷ
USD, tăng 28,6%. Nước ta trở thành nền kinh tế có độ mở cao.
Thêm vào đó là tình trạng bất ổn kinh tế vĩ mô được xem là đặc trưng trong 2008. Lạm
phát leo thang, thâm hụt thương mại hàng hoá và cán cân vãng lai lớn, rủi ro hệ thống tài
chính ngân hàng tăng. Doanh nghiệp phải thu hẹp quy mô sản xuất, cắt giảm lao động.
Thất nghiệp tăng, thu nhập giảm. Điều này đòi hỏi Chính phủ đặc biệt quan tâm tới đảm
bảo an sinh xã hội nhưng vẫn cần phải triển khai nhanh hơn, đúng và trúng đối tượng
hơn… nhằm đáp ứng hiệu quả thực sự.


2 - Kinh tế Việt Nam 2009 có thể đến “điểm xanh” sớm hơn các nước khác
Trên cơ sở Báo cáo triển vọng kinh tế thế giới do Ngân hàng thế giới (WB) công bố hồi
tháng 4/2008 và những tác động tới nền kinh tế Việt Nam cũng như dựa vào phân tích nội
tại của kinh tế Việt Nam trong 2009, tính tới cả những điều chỉnh chính sách kinh tế vĩ mô
phù hợp với các cam kết WTO, khu vực và song phương cũng như chính sách kinh tế vĩ
mô nhằm ngăn chặn đà suy giảm tăng trưởng kinh tế và giảm bớt tốc độ gia tăng của lạm
phát, ổn định nền kinh tế, Báo cáo đã đưa ra một số giả định cụ thể về kinh tế thế giới và
Việt Nam cho năm 2009.
Nhìn chung, trong năm 2009, nền kinh tế Việt Nam sẽ tăng với tốc độ thấp hơn 2008, lạm
phát cao và thâm hụt ngân sách ở mức tương đối lớn. Một số chỉ tiêu dự báo trong đó có
chỉ tiêu tăng trưởng GDP theo các kịch bản vẫn thấp so với chỉ tiêu kế hoạch đặt ra trong
năm 2009 và đòi hỏi Quốc hội, Chính phủ phải xem xét một cách thận trọng để điều chỉnh
cho phù hợp với tình hình thực tế, xét cả trong nước và quốc tế.
Tuy nhiên, theo Tiễn sỹ Đinh Văn Ân, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế
Trung Ương, Dự báo là công tác rất khó khăn bởi chịu tác động của nhiều yếu tố bên ngoài
với những thay đổi thường xuyên và biến động liên tục. Bởi thế, dù là một công tác khoa
học nhưng dự báo vẫn không tránh khỏi có rủi ro. Nhưng, xét đến thời điểm này, nền kinh
tế Việt Nam vẫn nghiêng về kịch bản lạc quan . Sở dĩ như vậy bởi có những thông tin rõ
ràng về tình hình kinh tế - xã hội nước ta 4 tháng đầu 2009 cũng như tác động của việc
Chính phủ tích cực triển khai gói kích cầu đầu tư và tiêu dùng - một trong nhiều giải pháp
giảm thiểu suy thoái kinh tế của đất nước trong bối cảnh chung. Việt Nam có đặc thù riêng
là nền kinh tế đang chuyển đổi, mới nổi, nhu cầu đầu tư và thị trường đầu tư vẫn rộng mở
và hứa hẹn phát triển. Đặc biệt, cầu có khả năng thanh toán (vấn đề thu nhập, tiền lương,
việc làm…) vẫn duy trì phát triển và đã được thực tiễn kiểm nghiệm.
Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu lần này không giống với các cuộc khủng hoảng trước
đó, khác biệt về cơ cấu và thể chế, đòi hỏi toàn thế giới phải khắc phục. Để giải quyết triệt
để và cơ bản cuộc khủng hoảng này cần 5 năm đến 10 năm. Những giải pháp hiện nay
đang được các quốc gia triển khai chỉ mang tính tình thế và giải quyết các vấn đề trước
mắt, góp phần hạn chế những tác động xấu toàn cầu. Mỹ và châu Âu bị ảnh hưởng nặng nề
nhất và họ cần thời gian lâu dài. Khu vực châu Á – Thái Bình Dương bị ảnh hưởng không

nhiều, ngoại trừ Nhật Bản và Hàn Quốc có thể bị ảnh hưởng tương tự như Mỹ và châu Âu.
Việt Nam và Trung Quốc là những nền kinh tế mới nổi, chủ yếu do thị trường hàng hoá
điều chỉnh mà không phải là thị trường tài chính, bởi thế, các nền kinh tế này có thể có
điều kiện đạt tới “điểm xanh” sớm hơn các nước khác, nghĩa là ra trước trong cuộc khủng
hoảng lần này./.
Các dự báo của các tổ chức quốc tế cho thấy khả năng tăng trưởng của kinh tế Việt Nam
2009 sẽ thấp hơn nhiều so với 2008. Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới
(WB) dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2009 tương ứng đạt 3,5% và 5,5% so
với 2008. Dự báo của Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) và Cơ quan Nghiên cứu Kinh
tế tạp chí Nhà Kinh tế -he Economist- (EIU) cho thấy trong năm 2009, Việt Nam sẽ tăng
trưởng trung bình, tương ứng đạt 4,5% và 0.3%/năm. Như vậy, khả năng đạt mục tiêu tăng
trưởng trên 5,5% năm 2009 dường như khó trở thành hiện thực.
Các dự báo của các tổ chức quốc tế cho thấy khả năng tăng trưởng của kinh tế Việt Nam
2009 sẽ thấp hơn nhiều so với 2008. Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới
(WB) dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2009 tương ứng đạt 3,5% và 5,5% so
với 2008. Dự báo của Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) và Cơ quan Nghiên cứu Kinh
tế tạp chí Nhà Kinh tế -he Economist- (EIU) cho thấy trong năm 2009, Việt Nam sẽ tăng
trưởng trung bình, tương ứng đạt 4,5% và 0.3%/năm. Như vậy, khả năng đạt mục tiêu
tăng trưởng trên 5,5% năm 2009 dường như khó trở thành hiện thực.
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI
NĂM 2008
I. BỐI CẢNH
Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2008 của nước ta được triển khai trong bối cảnh
kinh tế thế giới có nhiều biến động phức tạp, khó lường. Giá dầu thô và giá nhiều loại
nguyên liệu, hàng hoá trên thị trường thế giới 7 tháng đầu năm liên tục tăng với tốc độ cao,
sau đó đồng loạt giảm mạnh vào những tháng cuối năm. Sự lên xuống thất thường của giá
cả và khủng hoảng tài chính nhanh chóng dẫn tới suy giảm kinh tế toàn cầu. Những tác
động tiêu cực của tình hình kinh tế thế giới cùng với những khó khăn nội tại của nền kinh
tế nước ta đã ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế-xã hội trong năm 2008 và những năm tiếp theo.
Trước tình hình đó, Đảng và Nhà nước đã khẩn trương, nghiêm túc xem xét tình hình và

kịp thời ban hành nhiều văn bản chỉ đạo đồng bộ, đề ra các giải pháp kiềm chế lạm phát,
ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội và tăng trưởng bền vững. Vào những tháng
cuối năm, trước diễn biến nhanh của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới,
Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 30/2008/NQ-NĐ ngày 11/12/2008 về những giải
pháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an
sinh xã hội.
Nhờ sự tập trung chỉ đạo, điều hành của Đảng, Chính phủ và sự nỗ lực, chủ động khắc
phục khó khăn của các Bộ, Ngành, địa phương, các tập đoàn kinh tế, các doanh nghiệp và
sự đồng thuận cao độ của toàn dân nên kinh tế-xã hội nước ta từng bước vượt qua khó
khăn, thách thức, đạt mức tăng trưởng khá, lạm phát được kiềm chế và đẩy lùi, an sinh xã
hội được bảo đảm, nhiều vấn đề xã hội bức xúc đã được giải quyết. Thể hiện trên một số
lĩnh vực chủ yếu sau:
II. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
2.1. Kết quả thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế
a. Tổng sản phẩm trong nước
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2008 tăng 6,23% so với năm 2007, trong đó khu
vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 3,79%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng
6,33%; khu vực dịch vụ tăng 7,2%. Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước năm nay tuy
thấp hơn tốc độ tăng 8,48% của năm 2007 và mục tiêu kế hoạch điều chỉnh là tăng 7%,
nhưng trong bối cảnh tài chính thế giới khủng hoảng, kinh tế của nhiều nước suy giảm mà
nền kinh tế nước ta vẫn đạt tốc độ tăng tương đối cao như trên là một thành tựu lớn, tạo
điều kiện thuận lợi để giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm trật tự an toàn xã hội.
b. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản
Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản năm 2008 ước tính tăng 5,6% so với năm
2007, bao gồm giá trị sản xuất nông nghiệp tăng 5,4%; lâm nghiệp tăng 2,2%; thuỷ sản
tăng 6,7%.
Sản lượng lúa cả năm 2008 ước tính đạt 38,6 triệu tấn, tăng 2,7 triệu tấn (tăng 7,5%) so với
năm 2007. Nếu tính cả 4,5 triệu tấn ngô thì tổng sản lượng lương thực có hạt năm 2008 đạt
43,2 triệu tấn, tăng 7,5% so với năm trước.
Sản lượng một số cây công nghiệp lâu năm: Sản lượng cà phê 996,3 nghìn tấn, tăng 3,6%;

sản lượng cao su 662,9 nghìn tấn, tăng 8,7%; sản lượng chè đạt 759,8 nghìn tấn, tăng
7,5%; sản lượng hồ tiêu 104,5 nghìn tấn, tăng 17%. Chăn nuôi gia súc, gia cầm đang từng
bước được khôi phục sau những thiệt hại do thiên tai và dịch bệnh. Theo kết quả điều tra
tại thời điểm 01/10/2008, đàn lợn cả nước có 26702 nghìn con, tăng 0,5%; đàn gia cầm
247,3 triệu con, tăng 9,4%.
c. Sản xuất công nghiệp
Sản xuất công nghiệp gặp nhiều khó khăn lớn do giá cả đầu vào tăng nhanh, đặc biệt giá
dầu không ổn định và giảm thấp vào các tháng cuối năm nhưng giá trị sản xuất năm 2008
ước tính vẫn tăng 14,6% so với năm 2007, bao gồm khu vực kinh tế Nhà nước tăng 4%;
khu vực kinh tế ngoài Nhà nước tăng 18,8%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng
18,6%, trong đó dầu khí giảm 4,3%.
d. Hoạt động dịch vụ
Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá thực tế năm 2008 ước
tính tăng 31% so với năm 2007. Xét theo ngành kinh doanh, thương nghiệp tăng 31,5%;
khách sạn, nhà hàng tăng 26,2%; dịch vụ tăng 31,3% và du lịch tăng 41,8%.
Vận chuyển hành khách năm 2008 ước tính đạt 1932,3 triệu lượt hành khách với 81,7 tỷ
lượt hành khách.km, tăng 8,1% về khối lượng vận chuyển và tăng 7,6% về khối lượng luân
chuyển so với năm 2007. Vận chuyển hàng hoá năm 2008 ước tính đạt 604 triệu tấn với
174,3 tỷ tấn.km, tăng 8,9% về tấn và tăng 40,5% về tấn.km so với năm 2007.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×