Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Ba kịch bản kinh tế Việt Nam 2009.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (75.59 KB, 3 trang )

Dự báo 2009
Kich bản 1:
Sáng nay 31/3, ADB đã công bố báo cáo Triển vọng Phát triển châu Á 2009 (ADO)
- báo cáo thường niên của ADB dự báo về các xu hướng kinh tế ở châu Á.
GDP Việt Nam 2009 vẫn có thể đạt mức 4,5%
Lạm phát dự kiến tương đối thấp trong cả hai năm 2009 - 2010, còn thâm hụt tài
khoản vãng lai sẽ tăng trong năm 2009 và thu hẹp trong năm 2010. Tiêu dùng cá nhân
tiếp tục giảm do hoạt động kinh tế suy yếu, tỉ lệ thất nghiệp gia tăng, giá chứng khoán và
giá đất đai giảm. Sự suy giảm của dòng vốn FDI được dự đoán sẽ dẫn tới sự suy giảm đầu
tư từ các nguồn vốn nước ngoài. Với những tiền đề cho sự hồi phục, tăng trưởng dự kiến
của Việt Nam có thể phục hồi ở mức 6,5% trong năm 2010. Lạm phát bình quân theo
hàng năm được dự đoán sẽ giảm xuống mức 4% trong năm 2009, nhưng đến năm 2010,
con số này sẽ lên mức 5%. Tương tự, thâm hụt tài khóa được dự đoán sẽ tăng lên 9,8%
GDP và giảm xuống còn 5,3% GDP vào năm 2010.
• Thứ nhất, khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu nhiều khả năng làm
giảm dòng vốn FDI và lượng kiều hối chuyển về, đồng thời làm giảm xuất khẩu và
dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài. Khủng hoảng toàn cầu cũng sẽ ảnh hưởng
tới giá cả hàng hóa và giảm áp lực lạm phát. Cường độ và thời gian của các tác
động này phụ thuộc vào việc tình hình tài chính toàn cầu sẽ giảm sút trong bao lâu
và suy thoái toàn cầu nặng nề và kéo dài như thế nào.
• Thứ hai, theo ông Bahodir Ganiev, chuyên gia kinh tế của ADB, hiện chưa có
thêm thông tin về các biện pháp kích thích tài chính bổ sung mà Chính phủ có thể
áp dụng (ngoài các biện pháp đã được thông qua trong tháng 1 và 2/2009). “Các
biện pháp kích thích có thể hỗ trợ tăng trưởng, tuy nhiên các biện pháp này cũng sẽ
làm tăng thâm hụt tài khoản vãng lai và thâm thụt tài chính cũng như có thể làm
tăng lạm phát”, ông Bahodir Ganiev nói.
Các phải pháp:
• Trong ngắn hạn, Chính phủ có thể thúc đẩy mức tăng trưởng đang trùng xuống
thông qua các chính sách kinh tế vĩ mô mở rộng. Tuy nhiên, chính sách tài khóa
mở rộng nhiều khả năng sẽ làm tăng thâm hụt ngân sách và gánh nặng nợ công.
Do đó, “điều quan trọng là Chính phủ phải duy trì sự cân bằng giữa thúc đẩy tăng


trưởng với việc giữ thâm hụt tài khoản vãng lai và thâm hụt ngân sách ở mức kiểm
soát được, khi cố gắng khắc phục những ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài
chính và suy thoái kinh tế toàn cầu”. Để đạt được sự cân bằng này, theo ông Ayumi
Konishi, Chính phủ Việt Nam phải đặc biệt cẩn trọng khi áp dụng những biện pháp
kích thích tài chính bổ sung và tránh chi tiêu vào những dự án đầu tư nhà nước có
hiệu suất thu hồi thấp. Tập trung ưu tiên hỗ trợ xã hội cho người nghèo và người
thất nghiệp, hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các ngành sản xuất có định
hướng xuất khẩu, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các dự án FDI và đẩy
nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức, tăng thêm tính linh
hoạt của tỉ giá hối đoái... cũng là những gợi ý từ phía ADB đối với Việt Nam trong
giai đoạn hiện nay. “Chúng tôi nghĩ rằng Ngân hàng nhà nước phải điều chỉnh
tỷ giá tham chiếu, nhằm tránh việc tỷ giá trên thị trường tách rời quá xa so
với tỷ giá của ngân hàng trong thời gian dài.
• Về trung hạn, thách thức với nền kinh tế Việt Nam là làm sao tăng trưởng được
mà không tăng thêm lạm phát, thâm hụt tài khoản vãng lai. Khuyến nghị của chúng
tôi là làm sao tránh được hệ quả xấu mà chúng ta đã gặp phải trong thời gian trước
khi chính sách của chúng ta chưa kịp thời”, Giám đốc quốc gia ADB tại Việt Nam
đề xuất.
Kịch bản 2:
Tại hội thảo “Đánh giá tình hình phát triển kinh tế Việt Nam năm 2008 và Quan
điểm phát triển năm 2009” do Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN phối hợp với Chương
trình KX01/06-10 tổ chức ngày 24/12/2008.
Xấu: tăng trưởng khoảng 4,5%, lạm phát trên 10%, kinh tế đình đốn.
Ở góc độ vĩ mô, theo TS Trần Du Lịch, kinh tế Việt Nam chỉ tăng trưởng về số lượng
nhưng chất lượng kinh tế ngày càng suy giảm. Hệ số đầu tư sản lượng (ICOR) – bình quân
trong 7 năm từ 2001-2008 đạt gần 5. Tỷ lệ đầu tư trên GDP đạt 38% trong khi tăng trưởng
kinh tế chỉ có 7,6%. So với năm 2005, 1 đồng chi phí chỉ đem lại 1,28 đồng GDP trong
nông nghiệp thậm chí còn thấp hơn nữa như trong công nghiệp khi 1 đồng bỏ ra chỉ đem
về 0,51 đồng GDP.Ở góc độ vi mô, lực lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa và khu vực kinh tế
tư nhân vốn được coi là động lực của nền kinh tế cũng còn nhiều vấn đề nội lực. Ông Ân

nhận định: “Ở các nước, nhà đầu tư thực sự có tiền lẫn có tài nhưng các “đại gia” của Việt
Nam nhiều trường hợp “giàu một đêm” nhờ những quan hệ hay thời cơ nào đó, đóng góp
cho nền sản xuất thật không nhiều như số lượng hiện hữu”.Về cơ chế điều hành vĩ mô,
Chính phủ cũng đã “bắt bệnh“ nền kinh tế và liên tục đưa ra các “toa thuốc đặc trị” nhưng
“toa thuốc” nào cũng có hai mặt. Các chuyên gia tại hội thảo dự báo tình trạng thiểu phát
có thể phổ biến đến quý II và quý III năm 2009 nhưng không loại trừ cuối năm lại tái xuất
nguy cơ lạm phát do các gói kích cầu gây ra. “Nguyên nhân gây ra lạm phát vẫn còn
nguyên và có thể bộc phát bất cứ lúc nào” – TS Trần Du Lịch nhận định. Đồng tình với
ông Lịch, T.S Ân cũng cảnh bảo phải “cảnh giác nguy cơ tái lạm phát” vì theo ông về cơ
bản những căn nguyên gây ra lạm phát vẫn chưa được chữa trị tận gốc.Các chuyên gia đều
thống nhất, kích cầu là “đúng thuốc” nhưng vấn đề là địa chỉ nhận được ở đâu cho hiệu
quả.
Ba kịch bản kinh tế Việt Nam 2009

Lạc quan: tăng trưởng 6,5%, lạm phát dưới 10%, kinh tế sẽ bắt đầu phục hồi từ 2010

Trung tính: tăng trưởng 5,5%, lạm phát khoảng 6-8%, kinh tế sẽ bắt đầu phục hồi từ 2011


×