Bài tập nhóm
Học phần : Tổ chức học
Nhóm 2
Tên thành viên
1. Nguyễn Thị Hà ( Nhóm trưởng)
2. Lương Thị Ngà
3. Ngô Thị Ngọc
4. Phạm Hải Anh
5. Đinh Yến Lan
6. Nguyễn Thanh Thùy
7. Vũ Thị Thảo
8. Trịnh Bích Phương
9. Giang Tố Uyên
10.Lê Thị Hiền
11.Nguyễn Thị Hiền
12.Bùi Thị Thanh Huyền
13.Nguyễn Ngọc Mai
Phân công công việc
Tên thành viên
Phân công công việc
Ngô Thị Ngọc
Quy luật hệ thống
Đinh Yến Lan
Nguyễn Ngọc Mai
Nguyễn Thị Hiền
Lê Thị Hiền
Quy luật vận động
không ngừng và vận
động theo quy trình
Bùi Thị Thanh Huyền
Giang Tố Uyên
Trịnh Bích Phương
Quy luật đồng nhất và
tính đặc thù của tổ chức
Vũ Thị Thảo
Phạm Hải Anh
Thuyết trình
Nguyễn Thanh Thùy
Làm slide, góp ý tổng
hợp bài
Tổng hợp bài, đánh bản
word
Phân công công việc,
tổng hợp bài
Lương Thị Ngà
Nguyễn Thị Hà
Bố cục bài thuyết trình: 3 phần
Đánh giá
Phần I. Quy luật hệ thống
Phần II. Quy luật vận động không ngừng và vận động theo quy trình
Phần III. Quy luật cấu trúc đồng nhất và đặc thù của tổ chức
I. QUY LUẬT HỆ THỐNG
1.1.Khái niệm .
Hệ thống là một tập hợp gồm các phần tử liên kết với nhau trong những mối liên
hệ nhất định với những tính chất nhất định.
VD : Bệnh viện.
-Mục tiêu : khám bệnh và chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho người bệnh một cách
tốt nhất.
-Kết hợp các nỗ lực của thành viên : bệnh viện thiết lập chính sách , nội quy, quy
chế cho bệnh viện. Các y , bác sĩ khi tham gia vào tổ chức này đều phải tuân theo.
-Hệ thống thứ bậc quyền lực: Giám đốc bệnh viện là người có quyền lực cao nhất,
chỉ đạo và điều hành tất cả các hoạt động của bệnh viện.
-Phân công lao động: để đạt được mục tiêu của bệnh viện, mỗi khoa của bệnh viện
sẽ có chức năng, nhiệm vụ riêng. Bệnh viện thiết lập mục tiêu và chính sách sau đó
cụ thể hóa mục tiêu thành những mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể cho từng khoa. Ví dụ:
Khoa sản có nhiệm vụ là chăm sóc, khám chữa bệnh cho sản phụ và các bệnh phụ
khoa. Khoa nhi có nhiệm vụ chăm óc, khám chữa bệnh cho trẻ nhỏ,…
1.2.Một số tính chất cơ bản của hệ thống
- Tính nhất thể : làm cho hệ thống thành một hệ thong nhất .
- Tính tổ chức có thứ bậc : hệ thống nào cũng đặt trong hệ thống lớn hơn và trong
chính nó lại có hệ thống con diều này tạo ra tính thứ bậc của hệ thống .
- Tính cấu trúc được xác định bởi :
+ Số lượng, chất lượng các phần tử và cách thức sắp xếp chúng.
+ Có mối liên hệ giữa chúng , cấu trúc có các mức khác nhau
1.3.Nội dung quy luật hệ thống
- “ Cốt lõi” của quan điển hệ thống khi xem xét một tổ chức là phát hiện và phân
tích các mối quan hệ, tính chất của các mối quan hệ đó giữa các yếu tố hay chức
năng của đối tượng tổ chức.
- Các mối quan hệ này buộc các yếu tố, các bộ phận còn lại với nhau trong một cấu
trúc tạo nên sự thống nhất giữa các bộ phận và toàn thể của tổ chức hay hệ thống.
- Quy luật của hệ thống chi phối các mối quan hệ cơ bản của hệ thống tổ chức:
Quan hệ vào - ra
Quan hệ đẳng cấp
Quan hệ mạng lưới
Tính điều khiển được của hệ thống
1.3.1.Quan hệ vào – ra.
- Là quan hệ cơ bản nhất, xác định hoạt động của hệ thống tổ chức. Đầu vào là tác
động của môi trường lên hệ thống còn đầu ra là tác động ngược trở lại của hệ thống
đến môi trường.
- Tổ chức được thiết kế cấu trúc cơ học là hệ thống tĩnh nên quan hệ vào – ra là ổn
định và người ta không cần xem xét trạng thái của hệ thống trong quá trình vận
hành.
- Trong môi trường biến động hệ thống tổ chức được thiết kế theo hệ thống động
nghĩa là có thể thay đổi theo không gian và thời gian và trong trường hợp này
quan hệ vào –ra được quyết định bởi trạng thái của hệ thống.
Tóm lại, nghiên cứu trạng thái của hệ thống nhằm điều khiển quan hệ vào – ra của
hệ thống làm cho hệ thống luôn thích nghi được với môi trường.
VD: Với một công ty thời trang , đầu vào chính là nhu cầu, mong muốn của thị
trường, của người tiêu dùng, đầu ra chính là những sản phẩm đáp ứng được nhu
cầu thị trường. Công ty luôn phải khảo sát, tìm kiếm những nhu cầu mới của khách
hàng từ đó có chiến lược để sản xuất những sản phần làm hài lòng thị trường.
1.3.2.Quan hệ đẳng cấp.
Trong hệ thống tổ chức cần quy định rõ quyền hạn trách nhiệm và mối quan
hệ của các tổ chức cùng cấp và các cấp trong hệ thống. Trong hệ thống tổ chức
thường bắt đầu từ tổ chức cơ sở, dù nhỏ thì tổ chức cơ sở cũng mang đầy đủ tính
chất của một tổ chức. Khi tính điều khiển được của tổ chức vượt quá khả năng
quản lý thì phải phân cấp và thành lập bộ phận trung gian.
- Tính thứ bậc xác định mối quan hệ đẳng cấp trong tổ chức.
- Để hệ thống vận hành thuận lợi thì ngay từ khi thiết kế hệ thống đã phải phân rõ
đẳng cấp trong hệ thống, quyền hạn và trách nhiệm của từng cấp phải được phân
định rõ ràng.
- Cần quy định quan hệ giữa các tổ chức đồng cấp với nhau để phát huy sức mạnh
tổng thể của tổ chức, hệ thống này ví như dây truyền sản xuất trong công nghiệp.
Trong hệ thống quản lý, phân công trong hệ thống đồng cấp càng rõ ràng thì hiệu
quả quản lý càng cao
VD: Trong một công ty, cấp trên luôn là người nắm nhiều quyền hành, lợi thế hơn .
Vì thế các thành viên trong công tý luôn cố gắng phấn đấu để đạt được thứ bậc cao
nhất có thể. Tuy nhiên, để đạt được mục đích thì nhiều người đã dùng nhiều thủ
đoạn, tạo nên những xung đột quyền lực trong tổ chức.
1.3.3.Quan hệ mạng lưới
- Quan hệ mạng lưới hình thành do chính cấu trúc của hệ thống quyết định. Quan
hệ giữa các tổ chức đồng cấp gọi là quan hệ mạng lưới.
- Trong quan hệ mạng lưới thì quan hệ chức năng luôn là xung đột tiềm ẩn trong hệ
thống. Do vậy, để đề phòng và giải quyết xung đột chức năng cần hết sức chú trọng
đến kiểm soát ranh giới
- Xử lý tốt chức năng nhiệm vụ của các tổ chức đồng cấp trong mạng lưới mới đảm
bảo được tính cấu trúc của hệ thống, bên cạnh đó cần quy định mối quan hệ giữa
các bộ phận tùy theo yêu cầu cấu trúc hệ thống có thể quy định chặt chẽ hay lỏng
lẽo.
VD: Trong một công ty các phòng ban luôn có mối quan hệ chặt chẽ, liên kết với
nhau. Tuy nhiên trong một vài trường hợp, những phòng có chức năng gần với
nhau( như phòng kinh doanh với phòng dịch vụ-xúc tiến thương mại) sẽ dẫn đến
việc chồng chéo, xung đột, từ đó ảnh hưởng đến công ty.
1.3.4.Tính điều khiển được của hệ thống.
- Là sự tác động liên tục lên hệ thống để hướng hành vi của hệ thống theo một quỹ
đạo đã định hoặc duy trì trạng thái của nó trong các trạng thái mong muốn nhằm
đặt mục tiêu đã định trong môi trường đầy biến động.
- Quá trình điều khiển một hệ thống là các quá trình thu nhận, xử lý và truyền các
thông tin từ bộ phận này đến bộ phận khác của hệ thống, bao gồm các thông tin
điều khiển và thông tin báo cáo về kết quả hoạt động của các bộ phận dưới ảnh
hưởng của tác động đó.
1.4.Những tác động của quy luật hệ thống lên tổ chức
1.4.1. Tác động tích cực
- Trạng thái vào- ra của hệ thống giúp cho hệ thống luôn thích nghi với môi trường
đầy biến động . Từ đó giúp cho tổ chức phát triển phù hợp mới thực tiễn môi
trường.
- Việc phân chia đẳng cấp trong hệ thống, quyền hạn và trách nhiệm của từng cấp
được phân định rõ ràng làm cho hệ thống vận hành thuận lợi khi hoạt động.
- Tạo động cơ thúc đẩy con người nỗ lực thăng tiến trong bậc thang quyền lực.
động cơ thúc đẩy đó là quan hệ đẳng cấp
- Sự độc lập trong giải quyết các thông tin của mỗi cấp điều khiển khiến cho lượng
thông tin được xử lí càng hiệu quả hơn.
- Việc phân cấp trong quản lý hệ thống tổ chức là động lực quan trọng thúc đẩy tổ
chức phát triển.
1.4.2. Tác động tiêu cực
- Khi môi trường có quá nhiều biến động, việc tổ chức chạy theo đáp ứng nhu cầu
thị trường sẽ dẫn đến việc tổ chức sẽ bị xáo trộn, kém ổn định, mất cân bằng.
- Quan hệ đẳng cấp tiềm ẩn nhiều nguy cơ xung đột quyền lực, đấu đá lẫn nhau
trong tổ chức.
- Đôi khi, chức năng của các bộ phận hay cá nhân bị chồng chéo, dẫn đến việc ỉ lại
cho nhau, công việc bị trì trệ.
II. QUY LUẬT VẬN ĐỘNG KHÔNG NGỪNG VÀ VẬN ĐỘNG THEO QUY
TRÌNH CỦA TỔ CHỨC
2.1. Quy luật vận động không ngừng của tổ chức
2.1.1. Khái niệm.
Vận động không ngừng của tổ chức là quá trình thực hiện mục tiêu mà tổ chức
đã lập ra, tiếp nhận các yếu tố đầu vào, chế biến ra thành phẩm để đưa ra môi
trường, xã hội. Quá trình này phải diễn ra liên tục không ngừng nghỉ để đảm bảo tổ
chức được hoạt động và phát triển.
2.1.2.Nội dung
Bất kỳ tổ chức nào được lập ra cũng cần phải có mục tiêu và quá trình thực
hiện mục tiêu chính là quá trình vận động của tổ chức.
Vận động của tổ chức bao gồm những hoạt động: xác lập mục tiêu, tổ chức
thực hiện kế hoạch, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch và những hoạt động điều
chỉnh khác.
Vận động của tổ chức là tiếp nhận các yếu tố đầu vào, chế biến ra thành
phẩm để đưa ra môi trường, xã hội.
Trong điều kiện môi trường biến động, sự vận động không ngừng của tổ
chức cũng là việc người quản lý đưa ra những quyết định thay đổi chính xác kịp
thời để duy trì bộ máy tổ chức hoạt động và phát triển, có thể cạnh tranh được với
các tổ chức khác
2.1.3.Tác động của quy luật vận động không ngừng đối với tổ chức
Tổ chức như một cơ thể sống, sự vận động là lẽ sống của nó. Vận động là điều kiện
tồn tại của tổ chức.
Vận động giúp tổ chức phát triển.
Trong bối cảnh môi trường có nhiều biến động, quy luật vận động giúp tổ chức
thích ứng với sự biến đổi, tạo nền tảng cho sự phát triển của tổ chức.
2.1.4.Liên hệ thực tế
Sự vận động cơ bản trong quá trình sản xuất của công ty cổ phần Sữa Việt
Nam Vinamilk là quá trình lấy nguồn sữa từ các nông trại chăn nuôi bò sữa để vận
chuyển về nơi sản xuất. Qua nhiều giai đoạn chế biến, các thành phẩm từ sữa được
đưa ra tiêu thụ trên thị trường. Đây chính là quy luật vận động sống còn của công
ty vì đây chính là mục tiêu kinh doanh mà công ty đề ra từ khi thành lập. Nếu
ngừng sự vận động này cũng đồng nghĩa là công ty không thể hoạt động. Vì vậy,
bắt buộc công ty phải vận động không ngừng.
2.2.Quy luật vận động theo quy trình
2.2.1.Khái niệm vận động theo quy trình của tổ chức
Vận động theo quy trình là cỗ máy tổ chức được thiết kế và chế tạo ra đã
kèm theo nó một bản điều lệ trong đó quy định nó vận động như thế nào, tức là bắt
nó vận động theo quy trình của người lập ra nó
2.2.2.Nội dung của quy luật vận động theo quy trình
Hệ thống như một thể thống nhất thì vận động cũng phải thống nhất mới tạo
ra sự nhịp nhàng của các bộ phận với tổ chức, với hệ thống. Một bộ phận trục trặc
vận động trở nên chậm chạp sẽ làm ảnh hưởng đến bộ phận khác nếu là liên hệ
chặt chẽ, nếu là liên kết lỏng thì khoảng cách giữa nó với các bộ phận khác càng
lớn. Như vậy dù liên kết kiểu gì cũng đưa đến thay đổi cấu trúc và làm cả hệ thống
rơi vào sự trì trệ. Nếu bộ phận nào đó vận động nhanh hơn bình thường có thể kích
thích cả hệ thống vận động nhanh hơn cũng phá vỡ cấu trúc cũ, sinh thành ra cấu
trúc mới có thể là xự phát triển, cũng có thể là sự hủy hoại và kìm hãm. Vì vậy,
người ta mới cần đến vận động theo quy trình của tổ chức.
2.2.3.Tác động của quy luật vận động theo quy trình đối với tổ chức
- Việc xác lập vận động theo quy trình là điều kiện thực thi kiểm soát vận
động của tổ chức nhằm điều chỉnh cho tổ chức hoạt động nhịp nhàng và hiệu
quả.
- Việc xây dựng điều lệ chuẩn xác, chặt chẽ là điều kiện quyết định cho điều
hành tổ chức.
- Quy luật vận động theo quy trình là tiêu chuẩn quan trọng đánh giá chính
xác đúng đắn và dự báo sự phát triển của tổ chức.
2.2.4.Liên hệ thực tế
Sự vận động cơ bản theo quy trình của công ty giày da Hải Dương. Mỗi bộ
phận đảm nhận một công việc riêng biệt, từ đó theo dây chuyền sản xuất sẽ được
đưa đến từng bộ phận. Bộ phận này làm đế giày, bộ phận kia đảm nhiệm công việc
làm phần thân giày và bộ phận thì sản xuất ra đế giày. Sau đó sẽ có bộ phận hoàn
thiện công đoạn cuối cùng là liên kết cả ba bộ phận lại để hoàn chỉnh thành chiếc
giày. Cứ thế theo dây chuyền của sự vận động đó là cả một quá trình sản xuất ra
những chiếc giày.
III. QUY LUẬT CẤU TRÚC ĐỒNG NHẤT VÀ ĐẶC THÙ CỦA TỔ CHỨC.
3.1. Quy luật cấu trúc đồng nhất.
3.1.1.Khái niệm.
Cấu trúc đồng nhất là phép cộng đơn giản các phần tử cấu thành tổ chức mà nó đòi
hỏi những phần tử này có cấu trúc phù hợp để có thể sắp xếp theo một trật tự nào
đó và tương quan chặt chẽ. Nó là hệ thống của các tổ chức hợp thành và lại là tổ
chức của hệ thống lớn hơn.
3.1.2. Nội dung
Sự đồng nhất là điều kiện hình thành một hệ thống. Một hệ thống đa chức năng có
thể có tổ chức, chức năng khác nhau nhưng cần mang tính đồng nhất.
Khi thiết kế tổ chức xác lập quan hệ mạng lưới, để duy trì trạng thái phát triển của
tổ chức cần có tính tương đồng giữa các phần tử.
Việc thiết kế tổ chức phải tuân theo quy luật khách quan, còn cố áp tư duy chủ
quan và ý định chủ quan để hình thành tổ chức theo ý mình thì vẫn có cái “xác” tổ
chức mà thiếu cái hồn của nó. Tính đồng nhất tạo khả năng giữ cho tổ chức ổn
định, để đưa tổ chức vào trạng thái phát triển cần tạo ra đột phá, cấu trúc đặc thù sẽ
góp phần tạo ra sự đột phá đó.
3.2.Quy luật đặc thù của tổ chức
3.2.1.Khái niệm.
Tính đặc thù của tổ chức là xác lập tính bản sắc của tổ chức, tạo sự khác biệt với
các tổ chức khác trong hệ thống và cả ngoài hệ thống.
3.2.2. Nội dung
Mỗi tổ chức có bản sắc sẽ tạo ra đa dạng tổ chức của hệ thống, sự đa dạng ấy vừa
làm cho hệ thống ổn định vừa tạo ra được những phát triển mới trong việc phát huy
tính Trội của cá thể. Tính đặc thù tạo ra lợi thế cạnh tranh khi xây dựng nó mang
tính truyền thống nữa thì sẽ tạo nên “thương hiệu” của tổ chức. Cũng do tính đặc
thù mà cấu trúc nó khác với loại hình tổ chức khác.
Ví dụ : việc tách nhập quá nhiều và việc thường xuyên đổi tên làm cho các tổ chức
mất đi truyền thống của mình, một tổ chức khoa học nằm ở vùng giao thoa của
nhiều môn khoa học khác nhau không thể ghép vào một tổ chức nào mà phải lập ra
một tổ chức riêng mang tính đặc thù của ngành khoa học đó. Đây là quy luật hết
sức khắc nghiệt.
3.3. Tác động của quy luật đồng nhất và tính đặc thù của tổ chức.
Quy luật đồng nhất và đặc thù là một cặp phạm trù đối lập nhưng thường cộng sinh
với nhau trong hệ thống như cặp phạm trù cạnh tranh và hợp tác. Khi môi trường
ổn định thì tính đồng nhất trội hơn, nhưng khi môi trường biến động từ đồng nhất
xuất hiện những nét mới mang tính đặc thù thích nghi với môi trường để phát triển
và sau đó lại chuyển cấu trúc đồng nhất sang trạng thái mới phát triển hơn để rồi
lại xuất hiện những đặc thù mới. Quy luật cấu trúc đồng nhất và tính đặc thù tác
động đến tổ chức khá mạnh mẽ, nó có quy định khắc nghiệt không thể không coi
trọng tính đồng nhất và không thể xem nhẹ tính đặc thù. Hệ thống tổ chức là hệ
thống hợp tác và cạnh tranh.
3.4. Liên hệ
Tính đồng nhất
Đây là yếu tố quan trọng nhất để thương hiệu phát triển. Một thương hiệu không
ngại phải quảng cáo lặp đi lặp lại thông điệp của họ mất cả trăm năm nếu điều đó
giúp cho khách hàng của họ nhớ đến thương hiệu một cách dễ dàng. Những công
ty thành công họ hiểu rằng để lưu được hình ảnh của mình trong đầu khách hàng
họ cần tới sự nhất quán, kiên trì và lặp lại. Họ sử dụng những thông điệp và tín
hiệu giống nhau ở khắp mọi nơi- từ quảng cáo trên truyền thông tới thùng đóng gói
hay quầy tính tiền. Họ không thay đổi thông điệp, logo hay âm nhạc những yếu tố
có thể khiến bộ nhớ bị tẩy xóa và họ không ngừng lặp lại. Điều duy nhất để một
thương hiệu phát triển là làm sao cho càng nhiều người mua càng tốt. Và để có
nhiều người tin dùng thì việc xây dựng một bộ nhớ thương hiệu trong tâm trí người
tiêu dùng là cần thiết. Tính đồng nhất là điều quan trọng nhất của quảng cáo.
Chúng ta đã gặp quá nhiều những thương hiệu được qua tay bởi nhiều nhà quản lý
tiếp thị khác nhau và cứ sau lần “qua tay” đó thì nó lại được “làm mới” và khiến
người tiêu dùng không còn nhận ra nữa.
Tôi thích quảng cáo của mì Kokomi vì nó tạo ra được sự độc đáo “ con cá cắn sợi
mì”.
Tôi thích thương hiệu Romano vì lúc nào cũng có một câu chuyện đồng nhất “anh
hùng cứu mỹ nhân”, Họ chỉ làm mới nó với nhiều hình thức khác nhau chứ chưa
bao giờ từ bỏ nó.
Tôi thích Vinamilk vì lúc nào Vinamilk cũng là con bò.
Tôi thích TH Truemilk vì lúc nào cũng là nền trời xanh thiên nhiên.
Tính đồng nhất cho chúng ta một lợi thế tuyệt dối đó chính là chỉ cần khoảng một
giây xem quảng cáo người dùng cũng biết là quản cáo của chúng ta Tính đồng nhất
nếu ấn tượng sẽ giúp thương hiệu dễ nhớ và tồn tại lâu dài trong tâm trí người dùng
và đối thủ chúng ta không dám taand công.
Tính đặc thù
Tại công ty Apple những sản phẩm của họ đã có sự khác biệt với sản phẩm của các
hãng khác như:
Về mặt điều hành trên Mac với hệ điều hành trên PC. Các “fau” của Mac đều trở
nên tôn sùng, trở thành tín đồ khó chuyển sang hệ điều hành khác. Hệ điều hành
của quả táo gây ấn tượng đầu tiên là sự tao nhã, dễ sử dụng, ổn định, tất cả hòa hợp
trọng một thiết kế đỉnh cao. Năm nét tạo nên sự khác biệt của Mac so với
Windown đó là hệ điều hành của Mac an toàn hơn, dễ sử dụng hơn PC, Mac tuyệt
vời hơn cho sinh viên và nghệ sỹ, Mac ổn định hơn và Mac chạy nhay hơn
Windown.
Về IOS của ipad, iphone với android của Google viết cho các sản phẩm cạnh tranh:
Đầu tiên phải kể đến lợi thế lớn của Apple khi vừa là nhà thiết kế phần cứng vừa là
công ty phát triển hệ điều hành. Nhờ đó Ios viết cho Ipa sử dụng phần cứng nhất là
RAM rất hiệu quả khiến cho người dùng cảm thấy các ứng dụng chạy rất mượt mà.
Trong số các đối thủ chính của Apple hầu hết đều sử dụng hệ điều hành của các
hãng khác. Thông thường phần mềm có thể phát triển dựa trên những gì phần cứng
có thể đạt được. Tuy nhiên, trong trường hợp này thì ngược lại các công ty như
Samsung, Asus, HTC,…phải “gò” thiết kế cuả mình theo Android của Google.
Apple rất quan tâm đến thiết kế sản phẩm, trong tất cả các sản phẩm của Apple đều
có điểm đặc biệt so với đối thủ cạnh tranh. Apple là hãng công nghệ đi đầu về thiết
kế. Các mẫu thiết kế của Apple đã trở thành biểu tượng đem đến những trải nghiệm
tuyệt vời cho người dùng. Các mẫu thiết kế của họ đều có những đường nét đơn
giản, hiện đại nhưng lại rất tinh tế.
Kết luận
Tóm lại các quy luật nêu trên là những yếu tố khách quan tác động đến tổ
chức, chi phối đến sự hình thành và phát triển của tổ chức. Cần phải áp dụng linh
hoạt những quy luật này góp phần đưa tổ chức phát triển vững mạnh.
Bài làm của nhóm còn nhiều thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ý của thầy và
các nhóm khác để bài làm được hoàn thiện hơn.