Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

tiểu luận luật hành chính: quyết định hành chính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (63.95 KB, 10 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
Xã hội ngày càng phát triển, vai trò của các cơ quan hành chính trong
quản lý hành chính nhà nước ngày càng trở nên quan trọng.
Quản lý hành chính nhà nước là sự tác động chủ yếu của cơ quan hành
chính nhà nước lên đối tượng là con người hoặc các mối quan hệ xã hội để đạt
được các mục tiêu của Nhà nước.Bằng việc ban hành các quyết định hành chính,
các cơ quan hành chính nhà nước đã gián tiếp tác động lên các mối quan hệ mà
luật hành chính điều chỉnh khi mà quản lý hành chính diễn ra trên phạm vi rộng
lớn và trong phạm vi cả nước, đòi hỏi phải có một hệ thống cơ quan đủ thực
hiện những nhiệm vụ thuộc tầm vĩ mô, một lực lượng nhân sự đông đảo, có đủ
năng lực đảm đương các chức năng đa dạng của quản lý hành chính nhà nước.

1


PHẦN NỘI DUNG
Quyết định hành chính nhà nước

I-

Hiệu quả hành chính nhà nước phụ thuộc rất nhiều vào hoạt động ban
hành các quyết định hành chính. Việc ban hành quyết định hành chính cũng là
hình thức quản lý chủ yếu và thể hiện rõ nét nhất tính quyền lực nhà nước trong
lĩnh vực hành pháp.
Khái niệm và đặc điểm
Hiện nay, có nhiều quan niệm khác nhau về quyết định hành chính được

1.1.

thể hiện trong các sách báo về pháp luật, trong giáo trình luật hành chính của các
cơ sở đào tạo luật, nhưng nhìn chung về bản chất các khái niệm là giống nhau


khi cho rằng quyết định hành chính là một loại quyết định pháp luật, thể hiện
quyền lực nhà nước trong lĩnh vực hành pháp, do chủ thể quản lý hành chính
nhà nước ban hành.
Theo giáo trình luật hành chính Việt Nam – Đại học kiểm sát Hà Nội:
“Quyết định hành chính là quyết định pháp luật do các chủ thể quản lý hành
chính nhà nước ban hành theo trình tự do pháp luật quy định, nhằm đưa ra
những chủ trương, biện pháp quản lý hoặc đặt ra các quy tắc xử sự, các mệnh
lệnh pháp luật cụ thể để giải quyết công việc phát sinh trong quản lý hành chính
nhà nước”
Quyết định hành chính nhà nước ngoài các đặc điểm chung của quyết
định nhà nước như đó là kết quả của sự lựa chọn khi lựa chọn vấn đề cần thiết
để ban hành các quyết định, tính ý chí nhà nước mong muốn tác động đến các
đối tượng, lĩnh vực nhất định và tính quyền lực nhà nước, thì quyết định hành
-

chính nhà nước còn gồm 3 đặc điểm cơ bản:
Quyết định hành chính có tính dưới luật: cơ quan thực hiện chức năng quyền
hành pháp không thể ban hành các quy định trái với các văn bản quy phạm pháp
luật của cơ quan quyền lực nhà nước, phải phù hợp với các văn bản quy phạm
pháp luật do cơ quan lập pháp ban hành, bảo đảm tổ chức thực thi pháp luật theo
thủ tục, trình tự luật định.
2


-

Chủ thể ban hành quyết định hành chính là chủ thể quản lý hành chính nhà
nước, trong đó chủ yếu là hệ thống cơ quan hành chính nhà nước và những
người có thẩm quyền trong các cơ quan hành chính. Ngoài ra, các cơ quan hoặc
một số cá nhân, tổ chức không thuộc bộ máy hành chính cũng có thể ban hành

quyết định hành chính khi họ thực hiện những hoạt động quản lý hành chính do
pháp luật quy định, đặc biệt là hoạt động quản lý hành chính nội bộ (quyết định
khen thưởng, quyết định kỷ luật, quyết định bổ nhiệm…). Việc xác định chủ thể
ban hành quyết định hành chính là một trong những dấu hiệu để xác định một

-

quyết định pháp luật là quyết định hành chính.
Quyết định hành chính là phương thức quản lý hành chính nhà nước: hoạt động
quản lý hành chính nhà nước được thực hiện chủ yếu thông qua ban hành các
quyết định hành chính, với nội dung đưa ra các chính sách quản lý hoặc đặt ra
các quy phạm pháp luật hay các mệnh lệnh pháp luật cá biệt. Mỗi chủ thể quản
lý, tùy thuộc vào vị trí pháp lý của mình trong bộ máy hành chính dược quyền
ban hành các quyết định hành chính cụ thể phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của

-

mình.
Các quyết định hành chính phần lớn mang tính mệnh lệnh.
Phân loại quyết định hành chính

1.2.

Việc phân loại quyết định quản lý hành chính nhà nước giúp ích cho việc
nghiên cứu và giúp cho việc ban hành cũng như tổ chức thực nhiện quyết định
quản lý hành chính nhà nước có hiệu quả hơn.
Các tiêu chí phân loại có thể gồm: nội dung quyết định hành chính, ,
hình thức thể hiện quyết định hành chính và lĩnh vực quản lý…

-


Căn cứ vào nội dụng quyết định hành chính:
Quyết định hành chính chủ đạo: xác định những nguyên tắc cơ bản, chủ trương
chính sách lớn có tính định hướng cho hoạt động quản lý hành chính nhà nước,
đưa ra giải pháp phát triển của từng vùng lãnh thổ trong giai đoạn nhất định thúc
đẩy sự phát triển của xã hội.
3


-

Quyết định hành chính quy phạm: là sự điều chỉnh tiếp tục của quyết định lập
pháp, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và để thực hiện chúng; tạo
hành lang pháp lý trong tổ chức và hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước

-

bảo đảm trật tự xã hội, kỷ luật quản lý.
Quyết định hành chính cá biệt: chứa đựng các mệnh lệnh cụ thể được ban hành
thường xuyên giải quyết các trường hợp phát sinh trong quản lý hành chính nhà


-

nước.
Căn cứ theo hình thức thể hiện quyết định hành chính:
Quyết định quản lý hành chính nhà nước thể hiện dưới dạng văn bản.
Quyết định quản lý hành chính nhà nước thể hiện dưới dạng lời nói: được sử
dụng để điều hành hoạt động nội bộ của cơ quan hành chính nhà nước hoặc để


-

giải quuêyết những công việc cụ thể, gấp rút...
Quyết định quản lý hành chính nhà nước được thể hiên dưới hình thức biển báo,


-

tín hiệu, ký hiệu
Căn cứ theo lĩnh vực quản lý
Quyết định quản lý hành chính nhà nước về lĩnh vực kinh tế.
Quyết định quản lý hành chính nhà nước về lĩnh vực văn hoá.
Quyết định quản lý hành chính nhà nước về lĩnh vực giáo dục.

II- Vai trò quyết định hành chính trong quản lý hành chính
Quyết định hành chính là phương thức thực hiện quản lý hành chính nhà
nước. Do đó, quyết định hành chính là phương tiện không thể thiếu trong quản
lý hành chính nhà nước mà các chủ thể sử dụng để thực hiện hầu hết các chức
năng quản lý như tổ chức lãnh đạo, kiểm tra… Quyết định hành chính như một
công cụ cơ bản để thực hiện nhiệm vụ, chức năng quản lý hành chính nhà nước.
2.1. Quyết định hành chính đề ra những chủ trương chính sách lớn
trong quản lý hành chính
Thông qua các quyết định hành chính, cơ quan nhà nước đề ra những chủ
trương, đường lối, nhiệm vụ, biện pháp lớn trong lĩnh vực và giai đoạn nhất định
của quá trình phát triển xã hội cho hoạt động quản lý hành chính nhà nước, phù
hợp với quá trình phát triển chung của nước nhà. Việc đề ra các chủ trương, biện
4


pháp chính sách lớn tuy không trực tiếp điều chỉnh các quan hệ xã hội nhưng có

giá trị định hướng cho hoạt động quản lý về vấn đề lớn, những vấn đề mang tính
quan trọng và cấp thiết hàng đầu trong hệ thống hành chính. Các quyết định
hành chính chủ đạo mang tính định hướng cao là cơ sở ban hành các quyết định
quy phạm.
Cụ thể như việc Chính phủ ban hành Nghị quyết 30c/NQ-CP về ban hành
chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020 ngày 8
tháng 11 năm 2011. Với trọng tâm là cải cách thể chế; xây dựng, nâng cao chất
lượng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức, chú trọng cải cách chính sách tiền
lương nhằm tạo động lực thực sự để cán bộ công chức, viên chức thực thi công
vụ có chất lượng và hiệu quả cao; nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính và
chất lượng dịch vụ công. Với vai trò cơ quan thường trực về cải cách hành chính
của Chính phủ, Bộ Nội vụ đã xây dựng văn bản hướng dẫn, tổ chức triển khai
thực hiện. Để tăng cường công tác theo dõi, đánh giá cải cách hành chính, Bộ
trưởng Bộ Nội vụ đã ban hành Quyết định số 1294/QĐ-BNV ngày 03/12/2012
phê duyệt Đề án xác định Chỉ số cải cách hành chính của các bộ, cơ quan ngang
bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Đây là công cụ
quản lý mới, nhằm đánh giá chính xác, khách quan, lượng hóa kết quả cải cách
hành chính hàng năm của các bộ, các tỉnh. Cùng với đó, Bộ trưởng Bộ Nội vụ đã
ban hành Quyết định số 1383/QĐ-BNV ngày 28/12/2012 phê duyệt Đề án
phương pháp đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ
của cơ quan hành chính nhà nước.
2.2. Quyết định hành chính hướng dẫn thi hành Luật, cụ thể hóa, chi
tiết hóa Luật, thể chế đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng
Là bộ phận của quyết định pháp luật nói chung, quyết định hành chính
chiếm vị trí trung tâm trong hoạt động quản lý nhà nước và luật chính là cơ sở
pháp lý hàng đầu để cơ quan hành chính nhà nước thực hiện chức năng nhiệm
vụ của mình thông qua việc ban hành các quyết định hành chính khi luật là sự
thể chế hóa quan điểm, chính sách của Nhà nước. Quyết định hành chính được
5



ban hành để thực hiện nhiệm vụ thực thi pháp luật, truyền tải luật vào cuộc sống
thực tiễn, góp phần tạo nên giá trị thực tiễn của luật.
Ngoài ra trong thực tiễn, nhiều Luật, Pháp lệnh và các văn bản quy phạm
pháp luật (QPPL) khác mới chỉ dừng lại ở việc quy định các vấn đề còn khá
chung chung, không thể thực hiện được ngay mà đòi hỏi phải được chi tiết hóa,
cụ thể hóa. Mặt khác, về mặt khách quan, văn bản QPPL của cơ quan nhà nước
cao nhất thường điều chỉnh những quan hệ xã hội cơ bản nhất, quan trọng nhất
sau Hiến pháp đối với những quan hệ xã hội nhất định. Các văn bản đó dù có cụ
thể đến đâu cũng không thể điều chỉnh một cách chi tiết và đầy đủ tất cả các
quan hệ xã hội, do đó thì cũng đã gây ra nhiều tranh chấp trong đời sống khi đưa
luật vào đời sống. Việc ban hành quyết định hành chính để quy định chi tiết việc
thi hành là cần thiết.Ví dụ như Nghị định số 181/2004/NĐ-CP của Chính Phủ
ngày 29/10/2004 về thi hành luật đất đai trên cơ sở luật đất đai 2003; Quyết định
số 325/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính Phủ về ban hành kế hoạch triển khai thi
hành luật tố tụng hành chính ngày 1/3/2016…
2.3. Quyết định hành chính có vai trò trong việc tổ chức và điều hành
hoạt động của bộ máy hành chính
Cơ quan hành chính nhà nước là một tập thể người, có tính độc lập tương
đối về cơ cấu tổ chức, được thể hiện trong tổ chức, nhân sư của cơ quan hành
chinh nhà nước và mối quan hệ với cơ quan nhà nước khác trong hệ thống và
bên ngoài hệ thống hành chính nhà nước. Cũng như các cơ quan khác, với hệ
thống bộ máy từ trung ương đến địa phương, việc tổ chức điều hành không chỉ
được thực hiện bằng các biện pháp tổ chức trực tiếp mà còn bằng việc ban hành
các quyết định hành chính ấn định chức năng nhiệm vụ quyền hạn cơ chế phối
hợp hoạt động của cơ quan trong bộ máy đó. Thông qua các quyết định hành
chính đã tạo hành lang pháp lý làm cơ sở cho các cơ quan hành chính nhà nước,
cán bộ công chức trong bộ máy hành chính nhà nước trong việc thực hiện chức
năng nhiệm vụ quyền hạn được giao.Cụ thể như hàng loạt các quyết định được
ban hành như: Quyết định số 213/2006/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ về

6


viêc ban hành quy chế quản lý công sở các cơ quan hành chính nhà nước; Nghị
định số 37/2014/NĐ-CP về quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc ủy
ban nhân dân huyện, quận, thị xã thành phố thuộc tỉnh ban hành ngày 5/5/2014.
2.4. Quyết định hành chính dùng để giải quyết một công việc cụ thể
trong đời sống xã hội nhằm thực hiện hoạt động quản lý hành chính nhà
nước
Quyết định quản lý hành chính là phương tiện quản lý quan trọng được
các chủ thể quản lý sử dụng để tác động tới các tổ chức, cá nhân khi họ hoạt
động hoặc tham gia vào các quan hệ trong các lĩnh vực xã hội khác nhau. Bằng
việc các chủ thể quản lý hành chính ban hành ra các văn bản quy phạm pháp luật
để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình. Các quyết định hành chính đã trực
tiếp thể hiện ý chí của chủ thể quản lý hành chính. Đó cũng là ý chí của nhà
nước được cơ quan hành chính cụ thể hóa bằng các quyết định hành chính.
Không chỉ vậy, các quyết định hành chính còn mang tính quyền lực nhà nước.
Quyền lực nhà nước sẽ phát huy sức mạnh đến mức tối đa nếu được sử dụng
đúng lúc đúng chỗ đúng mức độ và ngược lại , khả năng gây hậu quả bất lợi cho
xxa hội của việc sử dụng quyền lực không đúng đắn là chắc chắn và khó có thể
dự tính được. Chính vì vậy, nó được coi là phương tiện quản lý hiệu qủa nhất.
Vì thông qua các quyết định hành chính các chủ thể có thể áp đặt ý chí của
mình, của nhà nước lên các đối tượng quản lý, bắt các đối tượng chụi sự quản lý
phải làm theo những gì mà chủ thể quản lý đặt ra. Nếu chủ thể chịu sự quản lý
không chấp hành thì sẽ có những biện pháp mang tính chất cưỡng chế buộc họ
phải thực hiện. Ví dụ như quyết định 187/QĐ-UBND về phê duyệt kế hoạch
công tác cải cách hành chính tỉnh Thái Bình năm 2011.
III- Thực tiễn quyết định hành chính trong quản lý hành chính nhà
nước
Ban hành quyết định hành chính là phương thức không thể thiếu trong

hoạt động quản lý hành chính nhà nước. Việc ban hành trải qua nhiều giai đoạn
7


đã có những tiến bộ rõ rệt. Đã kịp thời ban hành để thể chế hóa đường lối, chủ
trương, chính sách của Đảng, Nhà nước với chất lượng được nâng cao, góp phần
giải quyết một cách nhanh chóng các quan hệ pháp luật cụ thể nảy sinh trong
quá trình quản lý hành chính nhà nước.
Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hạn chế, những khiếu nại hành chính xuất hiện.
Nguyên nhân phát sinh khiếu nại hành chính thường là do quyết định hành chính
của cơ quan hành chính nhà nước trái với quy định của pháp luật (không có tính
hợp pháp và tính hợp lý). Chính vì vậy, tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XI, Uỷ
ban Pháp luật của Quốc hội đã đánh giá: Nhiều quyết định hành chính của cơ
quan hành chính nhà nước, hành vi hành chính của người có thẩm quyền trong
cơ quan hành chính nhà nước không tuân thủ các quy định của pháp luật đã gây
phản ứng, bức xúc của người dân, xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của
công dân, tổ chức.Các quyết định hành chính trái pháp luật thường thể hiện chủ
yếu ở các dạng sau: vi phạm về thẩm quyền ban hành (ban hành trái thẩm
quyền); vi phạm nội dung, phạm vi điều chỉnh (có nội dung trái pháp luật); vi
phạm về hình thức, thủ tục ban hành (ban hành không đúng hình thức, thủ tục do
pháp luật quy định). Ngoài ra việc ban hành các quyết định hành chính còn tràn
lan, thiếu thống nhất dẫn đến tình trạng các quyết định hành chính không được
thi hành trong thực tiễn.
Chỉ cần có một trong những sai sót trên đã làm cho quyết định hành chính
trái pháp luật, đây là nguyên nhân gây nên khiếu nại đối với quyết định hành
chính. Để đáp ứng yêu cầu của quản lý hành chính nhà nước, quyết định hành
chính ban hành phải có tính hợp pháp và hợp lý. Với việc ra đời và sửa đổi, bổ
sung các văn bản pháp luật gần đây như: Luật ban hành văn ban hành quy phạm
pháp luật 2015 có hiệu lực ngày 1/7/2016, Luật tổ chức Chính phủ 2015, Luật tổ
chức chính quyền địa phương có hiệu lực ngày 1/1/2016 cùng các văn bản khác,

việc ban hành các quyết định hành chính trong thời gian tới sẽ có những bước
cải thiện tốt hơn nữa.
8


PHẦN KẾT LUẬN
Nghị quyết 30c/NQ-CP của Chính phủ về ban hành chương trình tổng thể
cải cách hành chính với 5 nội dung chính: cải cách thể chế hành chính; cải cách
thủ tục hành chính; cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước; xây dựng và
nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; cải cách tài chính
công và hiện đại hóa hành chính. Trong đó, việc cải cách thủ tục hành chính
được coi là việc gần gũi và thiết thực nhất đối với cuộc sống thực tiễn người dân
khi mà thực trạng hiện nay các quyết định hành chính vẫn còn chồng chéo nhau
gây nên sự khó khăn tiếp cận thông tin của người dân. Do đó, việc ban hành
quyết định hành chính hợp pháp, hợp lý có vai trò quan trọng trong “xây dựng
hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước từ trung ương tới cơ sở thông suốt,
trong sạch, vững mạnh, hiện đại, hiệu lực, hiệu quả, tăng tính dân chủ và pháp
quyền trong hoạt động điều hành của Chính phủ và của các cơ quan hành chính
9


nhà nước; bảo đảm thực hiện trên thực tế quyền dân chủ của nhân dân, bảo vệ
quyền con người, gắn quyền con người với quyền và lợi ích của dân tộc, của đất
nước…"

10




×