Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

LUẬN VĂN nghiệp vụ kiểm sát: Hoạt động của Kiểm sát viên khi kiểm sát việc giải quyết vụ án hành chính theo thủ tục rút gọn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (170.72 KB, 18 trang )

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Cụm từ viết tắt
KSV
TAND
TTHC
VKS
VKSND

Cụm từ đầy đủ
Kiểm sát viên
Toà án nhân dân
Tố tụng hành chính
Viện kiểm sát
Viện kiểm sát nhân dân

1


LỜI MỞ ĐẦU
Thủ tục rút gọn trong tố tụng hành chính là một điểm mới đáng chú ý
trong Luật TTHC năm 2015, thể hiện sự thể chế hoá đường lối cải cách tư pháp
của Đảng và Nhà nước và cụ thể hoá các quy định tại Hiến pháp trong giải quyết
các vụ án đơn giản. Thủ tục rút gọn có ý nghĩa pháp lý đặc biệt quan trọng ở chỗ
tạo điều kiện cho việc giải quyết vụ án hành chính được kịp thời, nhanh chóng
khi đạt được những điều kiện nhất định, đồng thời tiết kiệm thời gian, chi phí,
công sức của các cơ quan có thẩm quyền. Chính vì vậy, các cơ quan, người có
thẩm quyền tiến hành tố tụng phải hết sức thận trọng và cân nhắc trong quá trình
áp dụng thủ tục rút gọn để giải quyết vụ án hành chính trên thực tế. Do đó, đòi
hỏi phải có sự kiểm tra, giám sát nghiêm ngặt việc tuân theo pháp luật trong quá


trình giải quyết vụ án hành chính theo thủ tục rút gọn. Cơ quan được Quốc hội
giao nhiệm vụ thực hiện chức năng này chính là VKSND vì kiểm sát giải quyết
vụ án hành chính là một trong những khâu công tác thực hiện chức năng kiểm
sát hoạt động tư pháp của VKSND theo quy định tại Luật tổ chức VKSND năm
2014. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, em quyết định chọn vấn
đề “Hoạt động của Kiểm sát viên khi kiểm sát việc giải quyết vụ án hành
chính theo thủ tục rút gọn” để làm tiểu luận.
Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục các từ viết tắt và danh mục tài liệu
tham khảo, bài tiểu luận được kết cấu thành các phần như sau:
1. Một số vấn đề KSV cần lưu ý khi kiểm sát giải quyết vụ án hành chính
theo thủ tục rút gọn.
2. Hoạt động của Kiểm sát viên khi kiểm sát việc giải quyết vụ án hành
chính theo thủ tục rút gọn.
3. Thực tiễn và một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của KSV khi
kiểm sát việc giải quyết vụ án hành chính theo thủ tục rút gọn.

2


NỘI DUNG
1. Một số vấn đề KSV cần lưu ý khi kiểm sát giải quyết vụ án hành
chính theo thủ tục rút gọn
Thủ tục rút gọn trong tố tụng hành chính là thủ tục giải quyết vụ án hành
chính khi có các điều kiện theo quy định của Luật này nhằm rút ngắn về thời
gian và thủ tục so với thủ tục giải quyết vụ án hành chính thông thường nhưng
vẫn bảo đảm giải quyết vụ án đúng pháp luật.1 Vì vậy, việc giải quyết vụ án hành
chính theo thủ tục rút gọn chỉ do một Thẩm phán thực hiện. Đây có thể được coi
là một ngoại lệ của nguyên tắc Toà án xét xử tập thể trong tố tụng hành chính.
Ngoài ra, trong quá trình áp dụng pháp luật để giải quyết vụ án hành chính
theo thủ tục rút gọn, Toà án phải áp dụng những quy định tại Chương XIV Luật

TTHC năm 2015 trước, sau đó áp dụng những quy định khác của Luật TTHC
không trái với những quy định của Chương XIV đề giải quyết vụ án theo thủ tục
rút gọn.
Do đó, khi KSV kiểm sát việc giải quyết vụ án hành chính thì áp dụng những
nội dung được đề cập ở mục 2 Tiểu luận này; trường hợp những nội dung dưới
đây không đề cập thì áp dụng những quy định khác tương ứng như kiểm sát vụ
án hành chính theo thủ tục thông thường.
2. Hoạt động của Kiểm sát viên khi kiểm sát việc giải quyết hành chính
theo thủ tục rút gọn
2.1. Kiểm sát quyết định đưa vụ án ra giải quyếttheo thủ tục rút gọn
Khi nhận được quyết định đưa vụ án ra giải quyết theo thủ tục rút gọn của
Toà án kèm theo hồ sơ vụ án, KSV được phân công cần lưu ý những vấn đề sau:
Thứ nhất, điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn
KSV phải kiểm tra, đối chiếu các điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn theo quy
định tại Điều 246 Luật TTHC năm 2015. Theo đó, Toà án áp dụng thủ tục rút
gọn để giải quyết vụ án hành chính khi có đủ các điều kiện sau:
1 Khoản 1 Điều 245 Luật TTHC năm 2015.

3


b. Giai đoạn phúc thẩm
- Hoạt động kháng nghị của Viện kiểm sát đối với bản án, quyết định sơ
thẩm của Toà án theo thủ tục rút gọn về căn cứ, thẩm quyền kháng nghị
tương tự như kháng nghị đối với bản án, quyết định của Toà án theo thủ
tục thông thường. Tuy nhiên, cần lưu ý, thời hạn kháng nghị đối với bản
án, quyết định của Toà án cấp sơ thẩm theo thủ tục rút gọn của VKS cùng
cấp là 07 ngày, của VKS cấp trên trực tiếp là 10 ngày kể từ ngày nhận
được bản án, quyết định theo quy định tại Khoản 2 Điều 251 Luật TTHC
năm 2015.

Như vậy, thời hạn kháng nghị phúc thẩm của VKS ở thủ tục rút gọn ngắn hơn
so với thủ tục thông thường. Do đó, KSV phải chủ động, tích cực tiếp cận hồ sơ,
thông tin có liên quan đến vụ án, nhất là những vụ án mà KSV cùng cấp không
tham gia phiên toà để nghiên cứu, phát hiện vi phạm và đề xuất nội dung và căn
cứ kháng nghị phúc thẩm đúng thời hạn. Trường hợp không thể hoàn thành công
việc trong thời hạn kháng nghị cho phép, VKS cấp dưới chủ động báo cáo, đề
xuất với VKS cấp trên để thực hiện quyền kháng nghị phúc thẩm.
- Khi kiểm sát việc giải quyết vụ án hành chính theo thủ tục rút gọn ở giai
đoạn phúc thẩm, KSV phải đặc biệt lưu ý đến thời hạn tố tụng của Toà án
vì được quy định cụ thể và được rút ngắn so với thủ tục thông thường. Cụ
thể: Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thụ lý vụ án, tùy từng trường hợp,
Tòa án cấp phúc thẩm ra một trong các quyết định sau đây: Tạm đình chị
xét xử phúc thẩm vụ án; Đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án Hoặc Đưa vụ án
ra xét xử.4 Trường hợp Toà án cấp phúc ra quyết định đưa vụ án ra xét xử
phúc thẩm kèm theo hồ sơ vụ án cho VKS thì VKS phải nghiên cứu và trả
lại hồ sơ vụ án cho Toà án trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày
nhận được hồ sơ vụ án.
- Việc xét xử phúc thẩm vụ án hành chính theo thủ tục rút gọn do một
Thẩm phán thực hiện. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có quyết định
đưa vụ án ra xét xử, Thẩm phán phải mở phiên tòa phúc thẩm. Phiên toà
4 Khoản 1 Điều 252 Luật TTHC năm 2015.

8


có mặt các đương sự, KSV VKS cùng cấp. Tuy nhiên, nếu KSV vắng mặt
thì Hội đồng xét xử vẫn tiến hành xét xử, trừ trường hợp VKS có kháng
nghị phúc thẩm. Trường hợp KSV tham gia phiên toà xét xử phúc thẩm vụ
án hành chính theo thủ tục rút gọn thì KSV kiểm sát việc tuân theo pháp
luật tại phiên toà của các chủ thể liên quan theo quy định tai Điều 253

Luật TTHC năm 2015 và phát biểu ý kiến của VKS về việc tuân theo
pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án hành chính ở giai đoạn phúc
thẩm sau khi kết thúc việc tranh luận và đối đáp.
- Các hoạt động kiểm sát khác trước khi mở phiên tòa, tại phiên tòa và sau
phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án theo thủ tục rút gọn được thực hiện như
qui định kiểm sát xét xử sơ thẩm vụ án theo thủ tục thông thường.
- Bản án, quyết định phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày ra bản án,
quyết định và có thể bị xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái
thẩm.
3. Thực tiễn và một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của KSV
khi kiểm sát việc giải quyết vụ án hành chính theo thủ tục rút gọn
3.1. Thực tiễn kết quả hoạt động của Kiểm sát viên khi kiểm sát việc
giải quyết vụ án hành chính theo thủ tục rút gọn
a. Những kết quả Kiểm sát viên đạt được khi kiểm sát giải quyết vụ án
hành chính theo thủ tục rút gọn
Kể từ khi Luật TTHC năm 2015 được ban hành, hoạt động của KSV khi
kiểm sát giải quyết vụ án hành chính theo thủ tục rút gọn đã được được những
thành tựu nổi bật sau:
Thứ nhất, về phía VKSND tối cao
Tuy thủ tục rút gọn là quy định mới trong Hiếp pháp năm 2013 và được cụ
thể tại Luật TTHC năm 2015 nhưng VKSND tối cao đã kịp thời có những hoạt
động mang tính hướng dẫn, chỉ đạo VKS các cấp thực hiện nhiệm vụ kiểm sát
giải quyết hành chính theo thủ tục rút gọn như tổ chức các lớp đào tạo chuyên
môn nghiệp vụ, ban hành các văn bản hướng dẫn công tác kiểm sát giải quyết
hành chính thủ tục rút gọn, từ đó tổng kết và rút kinh nghiệm nhằm nâng cao
hiệu quả hoạt động kiểm sát giải quyết vụ án hành chính theo thủ tục rút gọn. Cụ
9


thể: VKSND tối cao đã kịp thời ban hành một số văn bản pháp luật, chỉ thị

hướng dẫn như Chỉ thị số 04/CT-VKSTC ngày 22/3/2018 của VKSND tối cao
về Công tác ngành Kiểm sát nhân dân năm 2018 trong đó có nhấn mạnh: “Tiếp
tục quán triệt và yêu cầu Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, công chức làm công tác
kiểm sát việc giải quyết vụ án hành chính, vụ việc dân sự tại đơn vị, Viện kiểm
sát cấp mình phải nắm chắc các quy định pháp luật có liên quan, nhất là các
nội dung quy định mới về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát
nhân dân; quy định và quy chế nghiệp vụ của Ngành để áp dụng, thực hiện đúng
quy định pháp luật, nâng cao chất lượng công tác này” và “Khi thực hiện nhiệm
vụ, Viện kiểm sát nhân dân các cấp phải tuân thủ nghiêm túc, đầy đủ, đúng Quy
chế công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính (được ban hành kèm
theo Quyết định số 282/QĐ-VKSTC ngày 01/8/2017 của Viện trưởng Viện kiểm
sát nhân dân tối cao)”;5 Quy chế số 282/2017 công tác kiểm sát việc giải quyết
các vụ án hành chính, tại Điều 11 và Điều 36 hướng dẫn kiểm sát việc giải quyết
vụ án theo thủ tục rút gọn của Toà án. Ngoài ra, VKSND tối cao còn phối hợp
với TAND tối cao ban hành Thông tư liên tịch số 03/2016 quy định việc phối
hợp giữa VKSND và TAND trong việc thi hành một số quy định của Luật
TTHC,…
Đồng thời, cứ 6 tháng một lần, Vụ kiểm sát giải quyết các vụ án hành chính,
vụ việc kinh doanh, thương mại, lao động và những việc khác theo quy định của
pháp luật (Vụ 10) – VKSND tối cao lại tổ chức Hội nghị sơ kết công tác. Gần
đây nhất, tại Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2018 của Vụ 10 –
VKSND tối cao, đồng chí Phương Hữu Oanh – Vụ trưởng Vụ 10 chỉ đạo toàn
thể đơn vị tập trung thực hiện hiệu quả một số nội dung, trong đó có nói rằng:
“Sớm hoàn thành “Quy trình, kỹ năng kiểm sát việc giải quyết vụ án hành
chính, vụ việc kinh doanh thương mại, lao động và những việc khác theo quy
định của pháp luật”; “Hướng dẫn lập hồ sơ kiểm sát việc giải quyết vụ án hành
5 Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2018), Chỉ thị số 04/CT-VKSTC về tăng cường các biện pháp nâng cao chất
lượng, hiệu quả công tác kiểm sát việc giải quyết vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh
doanh, thương mại, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật, />
10



chính, vụ việc kinh doanh thương mại, lao động và những việc khác theo quy
định của pháp luật”; “Hướng dẫn phát hiện vi phạm và thực hiện quyền kháng
nghị đối với những vi phạm trong việc giải quyết vụ án hành chính, kinh doanh
thương mại, lao động, phá sản và xem xét áp dụng các biện pháp xử lý hành
chính tại Tòa án nhân dân”. Tiếp tục thực hiện công tác kiểm tra, đôn đốc Viện
kiểm sát địa phương thực hiện công tác đột phá năm 2018.”6
Tất cả những điều trên góp phần tạo điều kiện để KSV thực hiện công tác
kiểm sát giải quyết vụ án hành chính nói chung và công tác kiểm sát giải quyết
vụ án hành chính theo thủ tục rút gọn được nhanh chóng, hiệu quả.
Thứ hai, về phía VKS các cấp
Trên cơ sở nhận thức được quy định mới của pháp luật về thủ tục rút gọn, số
lượng các vụ án hành chính được giải quyết theo thủ tục rút gọn còn ít nhưng
VKS các cấp cũng chủ động cập nhật, bám sát các văn bản pháp luật hướng dẫn
vấn đề này, từ đó mỗi VKS tự mình đề ra kế hoạch, chương trình cụ thể để triển
khai công tác kiểm sát giải quyết vụ án hành chính theo thủ tục rút gọn. Khi gặp
khó khăn, vướng mắc ở đâu thì KSV cũng chủ động báo cáo lãnh đạo Viện để đề
xuất, xin chỉ thị của VKS cấp trên nhằm kịp thời khắc phục những hạn chế,
vướng mắc, từ đó góp phần nâng cao chất lượng công tác kiểm sát vụ án hành
chính theo thủ tục rút gọn.
b. Những khó khăn, vướng mắc của KSV khi kiểm sát giải quyết vụ án
hành chính theo thủ tục rút gọn
Bên cạnh những kết quả đạt được nêu trên, khi giải quyết vụ án hành chính
theo thủ tục rút gọn, KSV vẫn còn gặp một số khó khăn, vướng mắc sau:
Thứ nhất, một số quy định của pháp luật còn chưa được hoàn thiện, chưa hợp lý
gây khó khăn lúng túng cho KSV khi kiểm sát việc giải quyết vụ án hành chính
theo thủ tục rút gọn. Cụ thể:

6 Quốc Hưng (2018), “Vụ 10 Viện kiểm sát nhân dân tối cao sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2018”,

/>
11


Tại phiên toà sơ thẩm giải quyết vụ án hành chính theo thủ tục rút gọn,
KSV phát biểu ý kiến về việc tuân theo pháp luật và quan điểm về việc giải
quyết vụ án theo quy định tại Khoản 3 Điều 249 Luật TTHC năm 2015. Tuy
nhiên, theo quy định tại Khoản 5 Điều 253 Luật TTHC năm 2015, tại phiên toà
phúc thẩm, KSV chỉ phát biểu ý kiến về việc tuân theo pháp luật trong quá trình
giải quyết vụ án (về mặt tố tụng) mà không được phát biểu ý kiến về kháng cáo,
kháng nghị cũng như quan điểm giải quyết vụ án (về mặt nội dung). Đây là quy
định chưa phù hợp vì tại phiên toà phúc thẩm việc phát biểu của KSV về nội
dung vụ án là quan trọng, đặc biệt là khi VKS có kháng nghị đối với bản án,
quyết định của Toà án sơ thẩm. Do đó, hy vọng thời gian tới VKSND tối cao và
TAND tối cao sẽ sớm ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể về vấn đề này.
Ngoài ra, thời hạn nghiên cứu hồ sơ vụ án, thời hạn xem xét thực hiện các
quyền của VKS đều được rút quá ngắn so với thời hạn giải quyết vụ án theo thủ
tục thông thường. Cụ thể: thời hạn để KSV nghiên cứu hồ sơ tham gia phiên toà
sơ thẩm giải quyết vụ án hành chính theo thủ tục rút gọn là 03 ngày làm việc,
đối với phiên toà phúc thẩm là 05 ngày làm việc, kể từ ngày được nhận được
quyết định đưa vụ ra xét xử và hồ sơ vụ án từ Toà án chuyển đến. Thời hạn
kháng nghị đối với bản án, quyết định của Toà án sơ thẩm của VKS cùng cấp là
07 ngày, của VKS cấp trên trực tiếp là 10 ngày, kể từ ngày nhận được bản án,
quyết định. Trong khi những năm gần đây, số lượng khiếu kiện hành chính ngày
càng tăng, chẳng hạn: Báo cáo kết quả công tác 6 tháng đầu năm 2017 của Vụ
10 do đồng chí Vương Văn Bép, Phó Vụ trưởng trình bày tại hội nghị đánh giá:
“Sáu tháng đầu năm 2017, khiếu kiện trong lĩnh vực hành chính mở một số địa
phương có xu hướng tăng, chủ yếu phát sinh từ quan hệ quản lý Nhà nước về
đất đai, có những việc phức tạp, khiếu kiện đông người. Các loại tranh chấp
kinh doanh thương mại phát sinh đa dạng, phức tạp, chủ yếu phát sinh từ các

hợp đồng tín dụng có thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở
và các tài sản khác có giá trị.” 7 Bên cạnh đó, số lượng KSV có trình độ chuyên
7 Trường Giang (2017), Vụ 10 Viện kiểm sát nhân dân tối cao sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2017,
/>
12


môn nghiệp vụ cũng như nắm chắc pháp luật hành chính còn khá khiếm tốn, thì
dù là một vụ án đơn giản cũng khó để các KSV có thể tiến hành nghiên cứu
trong thời gian ngắn như vậy. Điều này chưa kể các KSV còn phải thực hiện các
nhiệm vụ, khâu công tác khác chứ không phải chỉ riêng công tác kiểm sát việc
giải quyết vụ án hành chính.
Thứ ba, đội ngũ KSV, Kiểm tra viên được giao nhiệm vụ kiểm sát giải quyết
vụ án hành chính chưa thực sự hoàn thiện về cả số lượng và chất lượng. Phần đa
các KSV vẫn chưa nhận thức đúng và đầy đủ về mục đích, ý nghĩa của việc áp
dụng thủ tục rút gọn trong quá trình giải quyết hành chính nên nhiều KSV vẫn
chưa thực sự lưu tâm đến công tác kiểm sát giải quyết vụ hành chính theo thủ
tục rút gọn. Điều này có thể dẫn đến tình trạng nhiều vụ án hành chính mặc dù
đủ điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn để giải quyết nhưng Toà án lại không áp
dụng thủ tục này để giải quyết và VKS cũng không có kiến nghị gì về vấn đề
này, dẫn đến việc số lượng án hành chính tồn đọng, kéo dài có thể ảnh hưởng
đến quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể có liên quan.
3.2.

Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Kiểm sát viên khi
kiểm sát việc giải quyết vụ án hành chính theo thủ tục rút gọn

Trên cơ sở nghiên cứu vấn đề này và những khó khăn, vướng mắc nêu
trên, em xin đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Kiểm
sát viên khi kiểm sát việc giải quyết vụ án hành chính theo thủ tục rút gọn

như sau:
Thứ nhất, các cơ quan có thẩm quyền cần tiếp tục nghiên cứu và hoàn
thiện các quy định của pháp luật về giải quyết vụ án hành chính theo thủ tục
rút gọn. Cụ thể: Kiểm sát viên cũng cần phát phát biểu quan điểm về kháng
cáo, kháng nghị và quan điểm giải quyết vụ án tại phiên toà phúc thẩm. Đồng
thời, xem xét sửa đổi thời hạn nghiên cứ hồ sơ của VKS trước khi tham gia
phiên toà giải quyết vụ án hành chính theo thủ tục rút gọn một cách hợp lý.
Thứ hai, VKSND các cấp cần tiếp tục kiện toàn bộ máy và có sự bố trí,
sắp xếp phù hợp đội ngữ KSV, Kiểm tra viên có trình độ, năng lực đảm bảo
13


thực hiện khâu công tác kiểm sát việc giải quyết vụ án hành chính nói chung
và kiểm sát việc giải quyết vụ án hành chính theo thủ tục rút gọn nói riêng
đạt được hiệu quả. Đồng thời, thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo, các lớp
bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho KSV về khâu công tác này và kịp thời
hướng dẫn, giải đáp thắc mắc của các KSV, Kiểm tra viên khi kiểm sát việc
giải quyết vụ án hành chính theo thủ tục rút họn. Qua đó, tổng kết thực tiễn
và rút kinh nghiệm theo từng tháng, từng quý, từng năm đối với khâu công
tác này. Nếu các VKSND các cấp có thể làm tốt những điều này thì chắc
chắn hoạt động của KSV khi kiểm sát việc giải quyết vụ án hành chính nói
chung và theo thủ tục rút gọn nói riêng đã đạt hiệu quả cao trên thực tế.

KẾT LUẬN
Qua bài tiểu luận, em hy vọng đã cung cấp cho mọi người những kiến thức
cơ bản về hoạt động của KSV khi kiểm sát việc giải quyết vụ án hành chính theo
thủ tục rút gọn. Trên cơ sở đó, có cơ hội đưa ra một số bình luận và kiến nghị
hoàn thiện pháp luật riêng của bản thân về vấn đề này. Hy vọng những kiến nghị
này sẽ có giá trị tham khảo trong quá trình hoàn thiện pháp luật tố tụng hành
chính của nước ta. Bên cạnh đó, em cũng rất mong nhận được những ý kiến,

phản hồi từ quý thầy cô cho những bình luận và kiến nghị của mình để từ đó
tổng hợp và hoàn thiện kiến thức của mình về vấn đề này.
Em xin chân thành cảm ơn!

14


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hội đồng Thẩm phấn Toà án nhân dân tối cao (2017), Nghị quyết số
02/2017/NQ-HĐTP ngày 13/01/2017 về Một số biểu mẫu trong tố tụng
hành

chính,

/>
quyet-02-2017-NQ-HDTP-bieu-mau-trong-to-tung-hanh-chinh319362.aspx.
2. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2015), Luật tố tụng
hành chính, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
3. Quốc Hưng (2018), “Vụ 10 Viện kiểm sát nhân dân tối cao sơ kết công tác
6 tháng đầu năm 2018”, />4. Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội (2018), Tập bải giảng “Kiểm sát việc
giải quyết vụ án hành chính”.
5. Trường Giang (2017), “Vụ 10 Viện kiểm sát nhân dân tối cao sơ kết công
tác 6 tháng đầu năm 2017”, />6. Viện kiểm sát nhân dân tối cao – Toà án nhân dân tối cao (2016), Thông
tư số 03/2016/TTLT-VKSNDTC-TANDTC quy định về phối hợp giữa Viện
kiểm sát nhân dân và Toà án nhân dân trong việc thi hành một số quy
định của Luật tố tụng hành chính, />

hop-Vien-kiem-sat-Toa-an-thi-hanh-Luat-to-tung-hanh-chinh324700.aspx.
7. Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2018), Chỉ thị số 04/CT-VKSTC về tăng
cường các biện pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm sát

việc giải quyết vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình,
kinh doanh, thương mại, lao động và những việc khác theo quy định của
pháp luật, />8. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2017), Quy chế công tác
kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính (Ban hành kèm theo Quyết
số 282/QĐ-VKSTC ngày 01 tháng 08 năm 2017 của Viện trưởng Viện
kiểm sát nhân dân tối cao), />*Các trang điện tử:
1.
2.

16


17



×