Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

LUẬN VĂN LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH: thực hiện và bảo vệ quyền nhân thân của vợ chồng trong thực tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.57 KB, 22 trang )

Đề tài: thực hiện và bảo vệ quyền nhân thân của vợ chồng trong thực tế


LỜI MỞ ĐẦU
Trong xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu xây dựng gia đình của con người
ngày càng trở nên quan trọng. Hôn nhân đươc hình thành do sự kiện kết hôn và
được biểu hiện là một quan hệ xã hội gắn liền với nhân thân của mỗi bên nam nữ
với tư cách là vợ chồng. Quan hệ nhân thân là quan hệ cơ bản và quan trọng đã
được xác định từ lâu. Hôn nhân dưới chế độ Xã hội chủ nghĩa nhằm xây dựng gia
đình ấm nó, tiến bộ, hạnh phúc và bền vững. Quyền nhân thân là những lợi ích về
tình cảm, không mang yếu tố kinh tế hay tài sản. Để hiểu rõ quyền nhân thân trong
quan hệ vợ chồng và việc thực hiện và bảo vệ quyền này trong thức tế như thế nào,
em xin được phân tích ở bài tiểu luận này với đề tài: “Thực hiện và bảo vệ quyền
nhân thân của vợ chồng trong thực tế”.


NỘI DUNG
I. QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN NHÂN THÂN CỦA VỢ
CHỒNG
1. Các khái niệm liên quan
Quan hệ vợ chồng là những quan hệ phát sinh do sự kiện kết hôn, được luật
hôn nhân gia và gia đình quy định gồm quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản gắn
liền với nhân thân của vợ, chông. Trong quan hệ vợ chồng, các bên bình đẵng về
quyền và nghĩa vụ
Quan hệ nhân thân: Điều 25 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “Quyền nhân
thân được quy định trong bộ luật này là quyền dân sự gắn liền với mỗi các nhân,
không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp pháp luật có quy định
khác”.
2. Đặc điểm của quan hệ nhân thân giữa vợ chồng
Thứ nhất, quyền nhân thân giữa vợ và chồng phát sinh trên cơ sở kết hôn,
gắn liền với quan hệ vợ chồng trong suốt thời kì hôn nhân. Các quyền và nghĩa vụ


này chấm dứt khi quan hệ hôn nhân chấm dứt. Tức là, quan hệ nhân thân giữa vợ
và chồng trong thời kì hôn nhân sẽ được bắt đầu bằng việc đăng kí kết hôn.Theo
đó, vợ và chồng sẽ có thêm các quyền về hôn nhân và gia đình theo quy định của
pháp luật. Còn sau khi bản án của Tòa án giải quyết ly hôn có hiệu lực hoặc một
trong hai bên bị tuyên bố mất tích hoặc khi một trong hai bên bị tuyên bố là chết thì
quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng chấm dứt
Thứ hai, quyền nhân thân là quyền gắn liền với cá nhân và không thể là đối
tượng chuyển dịch cho người khác, quyền này có tính độc lập, cá biệt hóa cá nhân
này với cá nhân khác, không thể trộn lẫn. Vì vậy, quyền nhân thân của vợ chồng
không thể chuyển giao cho người khác, không thể do người khác thực hiện thay mà
chỉ phụ thuộc giữa vợ chồng.


Thứ ba, các quyền nhân thân giữa vợ và chồng được pháp luật thừa nhận và
bảo vệ. Quyền nhân thân của cá nhân được quy định cụ thể tại Bộ luật Dân sự và
được cụ thể hóa tại luật Hôn nhân và gia đình với chủ thể là vợ, chồng. Quyền nhan
thân của vợ chồng được pháp luật quy định trong các quy phạm pháp luật nên có
thể thấy quyền này được pháp luật thừa nhận và bảo đảm thực hiện.
II.QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ NHÂN THÂN QUY ĐỊNH TRONG LUẬT HÔN
NHÂN VÀ GIA ĐÌNH 2014
1.Vợ chồng bình đẳng với nhau về mọi mặt trong gia đình
Hiến pháp năm 2013 quy định: “Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật.
Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã
hội” (Điều 16). “Hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyền, tiến bộ, một vợ một chồng,
vợ chồng bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau” (Điều 16). Trên cơ sở hiến pháp và Bộ luật
Dân sự. Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định: “vợ chồng bình đẳng với nhau,
có quyền và nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình, trong việc thực hiện
các quyền, nghĩa cụ của công dân được quy định trong Hiến pháp, Luật này và các
luật khác có liên quan” (Điều 17)
Quyền bình đẳng giữa vợ và chồng về mọi mặt trong gia đình thể hiện trong

mọi khía cạnh của đới sống xã hội.
Thứ nhất, vợ, chồng có nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình thể
hiện trong mọi khía cạnh của đời sống gia đình. Vợ chông có nghĩa vụ ngang nhau
trong việc nuôi dạy và chăm sóc con cái.
Thứ hai, vợ chồng bình đẳng với nhau trong việc phát triển kinh tế gia đình.
Vợ chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc tạo lập, quản lý, phát triển
tài sản của gia đình. Vợ chồng cùng có ý thức trách nhiệm trong việc phát triển
kinh tế gia đình, phải tham gia lao động sản xuất, kinh doanh… để có thu nhập.


Thu nhập hợp pháp của mỗi bên vợ chồng trong thời gian tồn tại hôn nhân được sử
dụng để đáp ứng các nhu cầu chung của gia đình.
Thứ ba, vợ chồng phải có trách nhiệm liên đới đối với giao dịch dân sự hợp
pháp do một trong hai bên thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của
gia đình. Về nguyên tắc, trong thời kỳ hôn nhân, mọi giao dịch liên quan đến tài
sản gia đình phải được vơ chồng thỏa thuận và cùng thực hiện. Tuy nhiên, có thể
xảy ra tình huống là chỉ một trong hai vợ chồng thực hiện giao dịch dân sự nhằm
đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình mà không có sự tham gia của bên kia thì
bên không tham gia giao dịch đó vẫn phải chịu trách nhiệm liên đới, có nghĩa là
nếu giao dịch đó phát sinh nghĩa vụ thì đó là nghĩa vụ chung của vợ chồng.
Thứ tư, vợ chồng bình đẳng với nhau trong việc thực hiện chính sách dân số
và kế hoạch hóa gia đình. Thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình là
nghĩa vụ của vợ chồng trước nhà nước và xã hội, đồng thời cũng là nghĩa vụ về
nhân thân giữa vợ và chồng. Theo khoản 12 Điều 3 Pháp lệnh của Ủy ban thường
vụ Quốc hội số 06/2003/PL/UBTVQH11 ngày 9-11-2003 về dân số và các văn bản
hướng dẫn thi hành thì mỗi cặp vợ chồng có một hoặc hai con.
Như vậy, quyền bình đẳng giữa vợ chồng về mọi mặt trong gia đình không
chỉ bảo đảm quyền lợi của chồng, của con cái và của các thành viên khác trong gia
đình mà còn bảo đảm cho gia đình tồn tại và phát triển theo đúng mục tiêu mà
Đảng và nhà nước ta đề ra là gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và bên

vững.
2. Vợ chồng có nghĩa vụ yêu thương, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm
sóc, giúp đỡ lẫn nhau.
Xuất phát từ tình yêu thương mà nam nữ xác lập quan hệ hôn nhân với nhau.
Tình yêu thương, lòng chung thủy là yếu tố có tính chất quyết định để vợ chồng
thực hiện các quyền và nghĩa vụ với nhau và là cơ sở để quan hệ hôn nhân tồn tại


bền vững. Từ tình yêu thương đó mà vợ chồng phải chung thủy với nhau, tình cảm
vợ chồng trước sau như một, gắn bó không đổi thay. Sự quý trọng lẫn nhau của vợ
chồng thể hiện là hành vi, cách xử xự và thái độ của họ đối với nhau như: tôn trọng
nhau, giữ gìn danh dự, uy tín nhân phẩm cho nhau… Vợ chồng cùng phải có ý thức
quan tâm, động viên, chăm sóc lẫn nhua cả về vật chất lẫn tinh thần. Nghĩa vụ
chăm sóc lấn nhau giữa vợ và chồng phải thể hiện bằng hành vi như quan tâm về
sức khỏe, trạng thái tình cảm, chăm lo về nhu cầu vật chất…
Vợ chồng chia sẽ với nhau những công việc gia đình như chăm sóc, dạy dỗ
con cái… Vợ chồng bàn bạc, thỏa thuận, giúp đỡ, tạo điều kiện chi nhau lựa chọn
nghề nghiệp, học tập và tham gia các hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội,
tạo điều kiện để mỗi bên có thể phát huy khả năng của bản thân và thực hiện tốt vai
trò của mình trong gia đình và các hoạt động khác.
Trong những năm gần đây, do tác đông của yếu tố xã hội, sự giao thoa của
nhiều nền văn hóa … đã dẫn đến lối sống của một bộ phận dân cư thay đổi, vì vậy
giá trị gia đình cũng thay đổi theo. Tình trạng người đang có vợ hoặc có chồng
chung sống hoặc quan hệ như vợ chồng với người khác xảy ra tương đối phổ biến.
Tình trạng bạo lực giữa vợ và chồng xảy ra trong nhiều gia đình đã vi phạm nghiêm
trọng đến nghĩa vụ và quyền nhân thân của vợ chồng là nguyên nhân chính dẫn đến
tình trạng ly hôn hiện nay. Để đảm bảo các quyền và nghĩa vụ nhân thân giữa vợ và
chồng, pháp luật quy định: Cấm người đang có vợ hoặc có chồng kết hôn hoặc
sống chông như vợ chồng với người khác. Cấm mọi hành vi ngược đãi, hành hạ,
cúc phạm danh dự nhân phẩm, uy tín giữa vợ và chồng. Vợ, chồng có nghĩa vụ tôn

trọng, giữ gìn và bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín cho nhau.
Đối với các hành vi vi phạm nghĩa vụ và quyền nhân thân của vợ, chồng có
thể xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
3. Vợ chồng tôn trọng các quyết định liên quan đến quyền nhân thân khác của
vợ, chồng.


- Quyền lựa chọn nơi cư trú
Nơi cư trú của vợ, chồng do vợ chồng lựa chọn, không bị ràng buộc bởi
phong tục, tập quán, địa giới hành chính. Thuật ngữ “nơi cư trú” được nhà làm luật
sử dụng trong bối cảnh này có thể hiểu là nơi ở của vợ chồng. Trong thời kỳ hôn
nhân, căn cứ vào hoàn cảnh thực tế, nơi làm việc, tính chất của hoạt động nghề
nghiệp… Vợ chồng có thể lựa chọn nơi cư trú chung hay riêng không ảnh hưởng
tới việc vợ chồng thực hiện các nghĩa vụ đối với nhau, vớ con cái và chăm lo xây
dựng gia đình. Luật hôn nhân và gia đình hiện hành quy định: “vợ chồng có nghĩa
vụ sống chung với nhau, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc do yêu
cầu nghề nghiệp, công tác, học tập, tham gia các hoạt động chính trị, kinh tế, văn
hóa, xã hội và lý do chính đáng khác” ( khoản 2 Điều 19). Có thể nhận định rằng,
được sống chung với nhau không chỉ là lợi ích mà nam nữ hướng tới khi kết hôn
mà còn là nghĩa vụ của họ. Vợ chồng sống chung với nhau có thể thực hiện các
nghĩa vụ nhân thân khác như chăm sóc, giúp đỡ lẫn nhau… một cách tốt nhất. Như
vậy, sống chung là quyền và nghĩa vụ của vợ chồng với nhau. Chỉ trong những
trường hợp,hoàn cảnh đặc biệt( như vợ, chồng có nơi làm việc ở các địa bàn hành
chính xa nhau) hoặc do vợ chồng thỏa thuận thì vợ chồng mới có nơi ở riêng.
Thực tế hiện nay, nhiều trường hợp vợ chồng không sống chung với nhau.
Nếu vì lý do khách quan nên vợ chồng đã thỏa thuận về nơi ở riêng của mỗi người
thì việc vợ chồng không có nơi ở chung không ảnh hưởng đến việc vợ chông thực
hiện các nghĩa vụ và quyền nhân thân với nhau và cũng không ảnh hưởng đến hạnh
phúc của vợ chồng. Trong trường hợp không có sự thỏa thuận của vợ chồng và
cũng không vì lợi ích chung của gia đình à một bên lại rời nơi ở chung đi sống ở

nơi khác thì chủ yếu là do quan hệ vợ chồng đã rơi và tình trạng trầm trọng, giữa vợ
và chồng đã có những mâu thuẫn sâu sắc hoặc người ra đi không thể chịu được
hành vi bạo lực bên kia... Khi nơi ở chung không phải là tổ ấm của vợ chồng thì có
lẽ sống riêng là cách lựa chọn phù hợp để mỗi người có thời gian và không gian


nhận lại cách sống, cách đối xử của họ đối với vợ, chồng mình. Đặc biệt, trong tình
huống người rời nơi ở chung đi ở nơi khác là do họ không thể chịu đựng được hành
vi bạo lực của người kìa thì đi ở nơi khác là để tự bảo vệ mình, là để “lánh nạn”…
lại là quyền của họ. Do vậy, có thể nhận thấy ly thân là một quyền rất quan trọng
của vợ, chồng nhằm bảo vệ chính họ. Pháp luật hiện hành không quy định quyền ly
thân của vợ chồng nhưng lại quy định “vợ chồng có nghĩa cụ sống chung với nhau”
là quá cứng nhắc. Điều này có thể dẫn đến tình trạng một bên buộc phải sống chung
với bên kia khi cuộc sống chung thực sự là “địa ngục”, mà bên bị “giam cầm”
thông thường là phụ nữ.
-

Quyền được làm việc, học tập và tham gia các hoạt động kinh tế, chính trị,
văn hóa, xã hội.

Quyền được làm việc, lựa chọn nghề nghiệp, học tập và tham gia các oạt động
kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của vợ chông thể hiện quyền tự do, dân chủ của
vợ, chồng. Hiến pháp 2013 đã khẳng định: “công dân có quyền làm việc, lựa chọn
nghề nghiệp, việc làm và nơi làm việc” (khoản 1 Điều 35). “Công dân có quyền tự
do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực
hiện các quyền này do pháp luật quy định” (Điều 25). Trên cơ sở Hiến pháp, pháp
luật hôn nhân và gia đình quy định vợ chồng có quyền được học tập, làm việc và
tham gia các hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Vợ chồng có quyền và
nghĩa cụ giúp đỡ nhau chọn nghề nghiệp. Quyền này được hiểu là vợ chồng cùng
bàn bạc, giúp đỡ và tọa điều kiện cho nhau trong việc chọn nghề nghiệp, học tập

hoặc tham gia các hoạt động khác theo nguyện vọng và khả năng của mỗi người.
Đồng thời, việc học tập nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ vừa là
quyền đồng thời cũng là nghĩa cụ của công dân. Với tư cách là công dân, vợ, chồng
cũng có đầy đủ quyền đó. Do vậy, khi vợ hoặc chồng thực hiện quyền và nghĩa vụ
của họ thì người kia không được có hành vi ngăn cản.


Quy định vợ chồng có quyền được lựa chọn nghề nghiệp, học tập, tham gia
các hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội vừa khẳng định quyền bình đẳng
của vợ, chồng, vừa đảm bảo quyền khuyến khích vợ chồng phát huy khả năng của
bản thân đê mang lại lợi ích vật chất và tinh thần cho gia đình ( tài sản và danh
tiếng), vừa góp phần cho sự nghiệp phát triển chung của đất nước, đông thời còn
xóa bỏ quan niệm bất bình đẳng trong quan hệ vợ chồng hiện còn tồn tại trong một
bộ phận dân cư. Tuy nhiên, khi thức hiện quyền lựa chọn nghề nghiệp, học tập,
tham gia các hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội thì mỗi bên vợ chồng phải
suy xét đến lợi ích chung của gia đình. Quyền của vợ, chồng chỉ được tôn trọng và
được pháp luật bảo vệ khi phù hợp với lợi ích chung của gia đình.
-

Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của vợ, chồng

Hiến pháp năm 2013 quy định: “Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo,
theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật.
Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tính ngưỡng, tôn giáo.
Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tính ngưỡng,
tôn giáo để vi phạm pháp luật” (Điều 24).
Như vậy, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo
nào của công dân đã được ghi nhận trong Hiến pháp. Với tư cách là công dân, mỗi
bên vợ chồng có quyền tự do tín ngưỡng, tự do lựa chọn tôn giáo hoặc không theo
tôn giáo nào. Khi vợ, chông thực hiện quyền công dân của mình thì bên kia có

nghĩa vụ tôn trọng, khồn được cưỡng ép, cản trở. Tuy nhiên, quyền tự do tín
ngưỡng của vợ, chồng chỉ được tôn trọng khi vợ, chồng thực hiện quyền của mình
trong phạm vi pháp luật cho phép. Vợ chồng không được lạm dụng quyền tự do tín
ngưỡng, tôn giáo làm ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống, sinh hoạt, kinh tế… của
gia đình. Quy định quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của vợ, chồng góp phần xóa
bỏ hiện tượng phát sinh trên thực tế là với danh nghĩa vợ, chồng một bên đã cấm


hoặc cản trở quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của bên kia, làm ảnh hưởng đến
quyền cơ bản của công dân, ảnh hưởng đến hạnh phúc của gia đình. Có không ít
trường hợp vợ, chồng mâu thuẫn dẫn đến việc ly hôn vi lý do bất đồng về tín
ngưỡng, tôn giáo. Để đảm bảo hạnh phúc gia đình, để góp phần làm tốt đời, đẹp
đạo thì vợ chồng phải tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhau.
4.Đại điện giữa vợ và chồng
Đại diện vợ chồng được hiểu là một bên vợ hoặc chồng( người đại diện) nhân
danh cho bên kia (người được đại diện) để xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trong
phạm vi đại diện hoặc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người được đại diện.
Trên cơ sở của Bộ luật dân sự về đại diện, Luật hôn nhân và gia đình đã quy định
quyền đại diện cho nhau giữa vợ chồng. Theo đó, vợ chồng có thể đại diện cho
nhau theo pháp luật hoặc theo ủy quyền.
4.1.Đại diện theo pháp luật
Theo quy định của pháp luật dân sự và pháp luật hôn nhân và gia đình thì đại
diện theo pháp luật giữa vợ và chồng phát sinh khi: Một bên mất năng lực hành vi
dân sự mà bên kia có đủ điều kiện làm người giám hộ; khi một bên bị Tòa án tuyên
bố hạn chế năng lực hành vi dân sự mà bên kia được Tòa án chỉ định làm người đại
diện theo pháp luật cho người đó; khi vợ chồng kinh doanh chung hoặc đưa tài sản
chung vào kinh doanh; khi tài sản chung của vợ chông mà giấy chứng nhận quyền
sở hữu, giấy chứng nhân quyền sử dụng tài sản chỉ ghi tên một bên.
- Khi một bên mất năng lực hành vi dân sự mà bên kia có đủ điều kiện làm
người giám hộ thì người đại diện có các nghĩa vụ và quyền của người giám hộ dối

với người được giám hộ. Người giám hộ có quyền và nghĩa vụ chăm sóc, bảo đảm
việc chữa trị bệnh cho người được giám hộ, đại diện cho người được giám hộ trong
việc giao dịch dân sự, quản lý tài sản của người được giám hộ và bảo vệ quyền, lợi
ích hợp pháp của người được giám hộ. Ngoài ra, với tư cách là vợ chồng nên người


đại diện theo pháp luật của người mất năng lực hành vi dân sự còn phải thực hiện
các quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng theo quy định của pháp luật. Khi vợ,
chồng đại diện cho bên kia theo pháp luật với tư cách là người giám hộ thì họ cũng
có quyền đại diện cho bên kia trong các giao dịch liên quan đến tài sản chung được
coi là giao dịch liên quan đến tài sản của người được giám hộ nên phải có sự đồng
ý của người thân thích của người được giám hộ (như cha, mẹ, con, anh, chị. Em…)
với tư cách là người giám sát việc giám hộ.
Đối với trường hợp vợ hoặc chồng đại diện cho chồng hoặc người vợ bị mất
năng lực hành vi dân mà lại có yêu cầu ly hôn thì bản thân người chồng hoặc vợ đó
không thể là người đại diện cho bên kia trong vụ ly hôn. Để bảo vệ quyền, lợi ích
hợp pháp của bên mất năng lực hành vi dân sự trong vụ ly hôn, Luật hôn nhân và
gia đình quy định Tòa án chỉ định người khác đại diện cho người bị mất năng lực
hành vi dân sự theo quy định về giám hộ trong Bộ luật dân sự để giải quyết việc ly
hôn.
- Khi một bên Tòa án tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự mà bên kia
được Tòa án chỉ định làm người đại diện theo pháp luật cho người đó thì phạm vi
đại diện do Tòa án quyết định. Giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người bị
hạn chế năng lực hành vi dân sự phải được người đại diện đồng ý, trừ những giao
dịch nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt hằng ngày.
-Khi vợ, chồng kinh doanh chung hoặc có văn bản thỏa thuận đưa tài sản
chung vào kinh doanh thì người vợ hoặc chồng trực tiếp tham gia quan hệ kinh
doanh là người đại diện hợp pháp của chồng hoặc vợ mình trong quan hệ kinh
doanh đó, trừ trường hợp trước khi tham gia kinh doanh, vợ chồng đã có thỏa thuận
khác hoặc pháp luật có quy định khác. Người trực tiếp tham gia quan hệ kinh doanh

có quyền tự mình thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản chung đã đưa vào kinh
doanh.


- Khi tài sản chung của vợ chồng mà giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy
chứng nhận quyền sử dụng tài sản chỉ ghi tên vợ hoặc chồng thì việc xác lập, thực
hiện và chấm dứt giao dịch liên quan đến tài sản đó do bên có tên trong giấy chứng
nhận quyền sử dụng tài sản thực hiện. Việc thực hiện giao dịch của một bên trong
trường hợp này phải phù hợp với quy định về đại diện vợ , chồng thì giao dịch đó là
vô hiệu, trừ trường hợp theo quy định của pháp luật mà người thứ ba ngay tình
được bảo vệ quyền lợi.
4.2 Đại diện theo ủy quyền
Đại diện theo ủy quyền là đại diện được xác lập theo sự ủy quyền giữa người
đại diện và người được đại diện. Vợ, chồng có thể ủy quyền cho nhau xác lập, thực
hiện và chấm dứt giao dịch mà theo quy định của pháp luật phải có sự đồng ý của
cả hai vợ chồng.
Pháp luật dân sự và pháp luật hôn nhân và gia đình quy định việc ủy quyền
giữa vợ và chồng phải được lập thành văn bản, có chữ ký của các bên. Trên cơ sở
văn bản ủy quyền, vợ hoặc chồng (bên được ủy quyền) có thể thực hiện các giao
dịch dân sự liên quan đến tài sản chung của vợ chồng. Quy định này đã tạo điều
kiện cho vợ chồng có thể thực hiện các giao dịch dân sự trong những trường hợp
một bên vì lý do nào đó mà không trực tiếp tham gia giao dịch khi giao dịch đó đòi
hỏi phải có sự đồng ý của cả vợ chồng. Quy định này hoàn toàn phù hợp với lý luận
và thực tế trong các giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của vợ chồng.
Như vậy, quyền đại diện giữa vợ và chồng được quy định nhằm tạo điều kiện
thuận lợi trong việc thực hiện các giao dịch liên quan đến tài sản của vợ chồng,
đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của mỗi bên vợ chồng và ổn định giao lưu dân sự.
III.THỂ HIỆN QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ NHÂN THÂN TRONG THỰC TẾ
1.


Thể hiện trong việc bình đẳng giữa vợ và chồng


Theo Điều 17 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định thì thể hiện vợ
chồng có quyền ngang nhau trong mọi chuyện trong gia đình, trong việc nuôi dạy
con cái, có quyền ngang nhau trong việc lựa chọn nơi cư trú, lựa chọn nghề nghiệp,
học tập và tham gia các hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội.
Nhưng trên thực tế, việc thực hiện quy định trên còn rất hạn chế. Theo thông
kê mới nhất của Tòa án Nhân dân tối cao, trong 5 năm qua, các tòa án địa phương
đã thụ lý và giải quyết sơ thẩm 352.047 vụ việc về ly hôn và gia đình. Trong số này
có 121.030 vụ có hành vi đánh đập, ngược đãi, chiếm 53,1% các nguyên nhân dẫn
đến ly hôn.
Hiện nay, nạn nhân của tình trạng bạo hành gia đình có tới 90% là nữ giới.
Phần còn lại hầu hết là trểm. Tình trạng bạo hành đới với người già, người chồng
cũng có nhưng chỉ chiếm tỉ lệ nhọ
Theo thống kê năm 2015 của chương trình phối hợp chung giữa Liên Hợp
Quốc và chính phủ Việt Nam về bình đẳng giới, do tổng cục thống kê tiến hành có
hơn một một nữa (58%) phụ nữ Việt Nam cho biết đã từng bị chồng bạo hành về
thể xác hoặc tình dục. Các nghiên cứu cho thấy khả năng phụ nữ bị chồng mình
lạm dụng nhiều hơn gấp 3 lần so với khả năng họ bị người khác lạm dụng.
Vấn đề phân công lao động giữa vợ chồng cũng tồn tại sự bất bình đẳng.
Làm việc nhà được cho rằng là một thiên chức của người vợ, do vậy công việc nội
trợ, chăm sóc con cái phần lớn là do người vợ đảm nhiệm, Nhiều trường hợp người
chồng hay gia đình người chồng còn buộc vợ nghỉ việc, bỏ học để ở nhà chăm sóc
gia đình, bị hạn chế các công việc chính trị, xã hội cũng như những việc hệ trọng
trong gia đình. Hiện nay, trong tiến trình hội nhập quốc tế việc thực hiện sự bình
đẳng tự do, dân chủ của vợ chồng cần được đẩy mạnh. Tỉ lệ người phụ nữ tham gia
vào công việc xã hội đạt khoảng 80% ở thành thị, có sự phân công lao động giữa
vợ và chồng trong việc nhà và nuôi dạy con cái. Nhưng bên cạnh việc thực hiện
bình đẳng giữa vợ và chồng, nhiều người phụ nữ có quan niệm sai lầm khi cho rằng



bình đẳng ở đây là phải xóa nhòa ranh giới, là phân đôi công việc, việc đòi hỏi một
cách tiêu cực về vấn đề bình đẳng của người vợ trong nhiều trường hợp đã khiến
rạn nứt mối quan hệ vợ chồng. Cần phải hiểu sự bình đẳng là sự bình đẳng trong
các vấn đề việc làm, học hành có địa vị và hưởng thụ. Trong gia đình, vợ chông
cùng tôn trọng lẫn nhau, chia sẽ công việc theo chức năng, cùng tiếng nói chung
trong việc giải quyết các vấn đề của gia đình như nuôi dạy con cái, chi tiêu, tổ chức
vui chơi, giải trí.
2.Thể hiện trong mối quan hệ tình cảm giữa vợ và chồng
Thứ nhất, quyền và nghĩa vụ thể hiện mối quan hệ tình cảm giữa vợ và chồng
được biểu hiện trong việc vợ chồng có nghĩa vụ yêu thương nhau, chung thủy với
nhau. Cơ sở đề xác lập quan hệ vợ chồng là tình yêu thương giữa nam và nữ. Khi
nam nữ yêu thương nhau, hiểu nhau, thông cảm cho nhau.. thì họ quyết định xác
lập quan hệ hôn nhân và trở thành vợ chồng của nhau. Khi đã trở thành vợ chồng,
tình cảm yêu thương đó vẫn được duy trì trong suốt thời kì hôn nhân. Đó không chỉ
là đòi hỏi về pháp luật mà còn là yêu cầu về đạo đức. Bởi vì: “ Nếu chỉ riêng hôn
nhân dựa trên cơ sở tình yêu mới là hợp đạo đức mà thôi”. Và cũng xuất phát từ
tình yêu thương ấy mà vợ chồng giữ lòng chung thủy với nhau, tình cảm của họ
trước sau như một. Chính hai yếu tố đó đã giúp cho vợ chồng chung sống hạnh
phúc và là cơ sở để duy trì quan hệ hôn nhân bền vững
Mục đích của việc quy định vợ chồng có nghĩa vụ yêu thương nhau, chung
thủy với nhau là để ngăn quan hệ bất chính, bảo vệ hạnh phúc gia đình. Tuy nhiên,
trên thực tế việc thực hiện quy định này còn nhiều bất cập. Hiện nay, theo kết quả
điều tra 9.300 hộ gia đình công bố ngày 22 tháng 7 năm 2015 thì có 435 vụ ly hôn
do ngoại tình, án sơ thẩm Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh 4 tháng cuối
năm 2015 thì có 365/4825 vụ ly hôn do ngoại tình. Từ con số trên cho chúng ta
thấy việc thực hiện nghĩa vụ yêu thương chung thủy giữa vợ chồng trong thực tế là
rất khó.



Thứ hai, vợ chồng phải quý trọng lẫn nhau, chăm sóc, giúp đỡ nhau. Đó là sự
yêu mến, tôn trọng nhau. Giữ gìn danh dự, uy tín, quan tâm động viên lẫn nhau.
Cấm mọi hành vi ngược đãi, hành hạ, xúc phạm danh dự, uy tín, nhân phẩm giữa
vợ và chồng.
Tuy nhiên, trong thời gian qua tình trạng bạo lực học gia đình xuất hiện ngày
càng nhiều ở mọi lúc mọi nới và phổ biến ở mọi tầng lớp xã hội với nhiều đối
tượng khác nhau. Bạo lực gia đình được thể hiện ở nhiều dạng khác nhau: Bạo lực
về thể chất, bạo lực về tinh thần, bạo lực về kinh tế, bạo lực về tình dục…
Theo số liệu khảo sát năm 2016 của các cơ quan chức năng cho thấy có 25%
gia đình có hành vi bạo lực tinh thần; có khoản 25% vợ bị chồng đánh, gần 70% bị
chồng chửi hoặc việc buộc phải đẻ con trong khi sức khỏe người phụ nữ không
đảm bảo, hoặc việc buộc phá thai.
Bạo lực gia đình không chỉ gây tổn hại đến tâm lý, sức khẻ của người bị bạo
hành mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lí và sức khỏe của những đứa trẻ
phải chứng kiến cảnh đó. Đây là nguy cơ gây tan vỡ và suy giảm sự bền vững của
gia đình. Ngoại tình, ghen tuông, thiếu hiếu biết pháp luật, kinh tế khó khăn, kể cả
kinh tế khá giả cũng có bạo lực gia đình.
3. Đại diện giữa vợ chồng trong thực tế
Đại diện giữa vợ chồng theo pháp luật và theo ủy quyền quy định tại Điều 24
Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì “ vợ chồng có thể ủy quyền cho nhau xác lập,
thực hiện và chấm dứt giao dịch mà theo quy định của luật này, BLDS và các luật
khác có liên quan phải có sự đồng ý của hai vợ chồng”(khoản 2) ;“vợ chồng đại
diện cho nhau khi một bên mất năng lực hành vi dân sự mà bên kia có đủ điều kiện
làm người giám hộ hoặc khi một bên bị hạn chế năng lực hành vi dân sự mà bên kia
được tòa án chỉ định làm người đại diện theo pháp luật thì người đó phải tự mình
thực hiện quyền, nghĩa vụ có liên quan…”(khoản 3)


Tuy nhiên, trong thự tế vẫn xảy ra không ít vụ việc vi phạm điều khoản này

và xảy ra tranh chấp tại Tòa án. Ví dụ như vụ viêc tranh chấp đất xảy ra khi người
vợ hoặc người cồng tự ý bán đất hoặc đất kèm với tài sản gắn liền với đất (nhà ở)
mà không có giấy ủy quyền của người còn lại cùng với việc người còn lại không bị
mất năng lực hành vi dân sự thì hoàn toàn không phù hợp với những điều luật nêu
trên. Ngoài ra, cũng dựa vào điều này mà có những cặp vợ chồng tìm cách chuộc
lợi bằng cách “lật lọng” như khi bán đất thì chỉ có vợ hoặc chồng kí vào giấy tờ cần
thiết sau đó lại kiện ra tòa với lý do không có sự ủy quyền của bên còn lại đã tự ý
bán đất.
Vợ và chồng có thể đại diện cho nhau khi một bên mất năng lực hành vi dân
sự mà bên kia có đủ điều kiện làm người giám hộ hoặc khi một bên bị hạn chế năng
lực hành vi dân sự mà bên kia được tòa án chỉ định làm người đại diện.
Ví dụ: Trường hợp chồng bị tai nạn giao thông, bất tỉnh và phải mổ gấp do
mất nhiều máu đồng thời phải cắt bỏ một cánh tay đã bị dập nát. Khi đó người thân
thích mà thường là vợ ký xác nhạn đồng ý việc mổ và cắt bỏ phần thân thể bị dập
nát của chồng. Ngoài ra, khi mà chông bị mất năng lực hành vi chẳng hạn, thì việc
công bố, sử dụng thông tin, tài liệu của người chông phải được sự cho phép của
người vợ trừ khi pháp luật có quy định khác
IV. BẤT CẬP CỦA VIỆC BẢO VỆ QUYỀN NHÂN THÂN CỦA VỢ CHỒNG
TRONG THỰC TẾ VÀ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC
1.Bất cập trong việc bảo vệ quyền và nghĩa vụ nhân thân trong thực tế
Thứ nhất, quyền nhân thân của cá nhân theo quy định của pháp luật
khá đa dạng nên hành vi xâm phạm đến quyền nhân thân cũng khá đa dạng dưới
nhiều hình thức, mức độ khác nhau. Ngoại tình là một trong những nguyên nhân
chính khiến các cuộc hôn nhân tan vỡ, nhưng rất ít người ra tòa viết trong đơn ly
hôn rằng “họ ly hôn vì chồng/vợ ngoại tình”. Vì danh dự và không muốn làm tổn


thương các con, họ thường khai lý do ly hôn là “không hợp nhau”. Hầu hết các hoạt
động ngoại tình là lén lút và hầu hết các trường hợp ngoại tình khi bị phát hiện đều
được xử lý trong nội bộ, ít khi được công khai cho các cơ quan chính quyền. Thế

nên, để xử lý tội ngoại tình thực sự là rất khó. Pháp luật nước ta cũng đã từng quy
định người ngoại tình có thể bị phạt hành chính 3 triệu đồng. Nhưng thực tế đã có
mấy ai bị phạt tiền vì ngoại tình chưa?! Mấy ai dám đến cơ quan hành chính địa
phương để khai báo rằng chồng/vợ tôi đang ngoại tình chỉ để chồng/vợ mình sẽ bị
phạt 3 triệu đồng. Cái giá của hôn nhân lẽ nào chỉ đáng giá 3 triệu đồng? Và thậm
chí có nhiều trường hợp vợ, chồng bị phạt hành chính nhưng lại không có tiền để
nộp phạt, phải lấy tài sản chung của vợ chồng để nộp phạt. Vậy thì việc điều chỉnh
chính của pháp luật đã phù hợp hay chưa
Thứ hai, đối việc việc áp dụng căn cứ ly hôn để giải quyết các vụ việc ly hôn
trong thực tế: Căn cứ ly hôn là cơ sở pháp lý và chỉ khi có các điều kiện đó thì Tòa
án mới có thể giải quyết ly hôn.
Bất cập trong việc đánh giá tình trạng trầm trọng của hôn nhân trong trường
hợp ly hôn theo yêu cầu của vợ hoặc chồng
Khoản 1 Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: “Khi vợ
hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết
cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi
phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình
trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt
được”. Đây là một quy định mới, mang tính khái quát cao. Tuy nhiên, việc quy định
về căn cứ ly hôn thể hiện yếu tố tình cảm vẫn còn chung chung. Khi giải quyết các
trường hợp cụ thể, với sự đa dạng của cuộc sống, thì mỗi cặp vợ chồng, mỗi vụ án
ly hôn thường có mâu thuẫn cũng như hoàn cảnh không giống nhau. Trong khi đó,
không có căn cứ rõ ràng để xác định thế nào là “làm cho hôn nhân lâm vào tình
trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt


được”, thế nào là hành vi “vi phạm nghiêm trọng” nên việc xem xét, đánh giá căn
cứ trên là rất khó khăn, vướng mắc.
Nguyễn Văn Đ và bà Đàm Thị X kết hôn năm 1974, hôn nhân do cả hai tự nguyện
có đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân phường 4, thị xã Bến Tre, tỉnh Bến Tre.

Thời gian đầu khi kết hôn, ông bà sống có hạnh phúc, nhưng sau đó thì phát sinh
mâu thuẫn mà nguyên Chính vì vậy, thực tiễn có những trường hợp cùng một vụ
việc nhưng có nhiều cách lý giải khác nhau khi áp dụng pháp luật. Ví dụ:
- Vụ án ly hôn giữa ông Nguyễn Văn Đ và bà Đàm Thị X
Ông Nguyễn nhân là do ông Đ đã nhiều lần có quan hệ với người phụ nữ khác, về
nhà đối xử tệ bạc với bà X. Nhưng nay bà X cũng không đồng ý ly hôn
Tại bản án sơ thẩm của Tòa án nhân dân thị xã Bến Tre cho ông Nguyễn Văn Đ
được ly hôn với bà Đàm Thị X. Trong khi tại Bản án số 36/2007/HN-PT ngày
12/4/2007 của Tòa án nhân dân tỉnh Bến Tre đã bác đơn xin ly hôn của ông Nguyễn
Văn Đ và bà Đàm Thị X.
Ở đây, Ông Đ có quan hệ ngoại tình được Tòa án cấp sơ thẩm xác định là căn cứ
cho ly hôn. Tuy nhiên, Tòa án cấp phúc thẩm lập luận rằng, ông Đ có quan hệ ngoại
tình mà lại là người đứng đơn xin ly hôn, còn bà X thì không đồng ý ly hôn; ông Đ
cho rằng bà X thường hay la cà, nói xấu chồng con nhưng cũng không chứng minh
được điều đó, như vậy, nhận định không có cơ sở để chấp nhận yêu cầu xin ly hôn.
- Vụ án ly hôn giữa anh Ngô Thanh B và chị Nguyễn Thị L
Anh Ngô Thanh B và chị Nguyễn Thị L kết hôn hợp pháp và có đăng ký kết hôn tại
xã Long Hậu, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An vào ngày 05/9/2002. Sau khi cưới,
hai vợ chồng sống hạnh phúc, nhưng cách đây khoảng 04 năm thì xảy ra mâu
thuẫn. Nguyên nhân mâu thuẫn theo chị L trình bày là do anh B thường xuyên đánh
chị, ngoài ra, anh B có quan hệ tình cảm với người phụ nữ khác. Chị L và anh B
không còn sống chung từ tháng 9/2014 cho đến nay.


Xét thấy, tình trạng hôn nhân của chị L và anh B ngày càng trầm trọng, đời sống
chung không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không còn đạt được, nên căn cứ vào
Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, Tòa án đã xét xử chị Nguyễn Thị
Lđược ly hôn với anh Ngô Thanh B (Bản án số 20/2015/HNGĐ-ST ngày 02/3/2015
“V/v tranh chấp ly hôn” của Tòa án nhân dân huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An).
Thứ ba, việc giải quyết vi phạm về quyền nhân thân giữa vợ chồng trên thực

tế cho thấy: rất dễ dàng để kiện hay xử lý một người xa lạ khi có hành vi lăng mạ,
nhục mạ, xâm phạm danh dự uy tín của mình nhưng khi người xúc phạm, lăng mạ,
đánh đập đó là vợ,hay chồng của nạn nhân thì rất khó giải quyết vì lúc này có
những quan điểm khi đồng ý kết hôn trở thành vợ chồng với nhau thì xem như đã
chấp nhận rủi ro nên nhiều trường hợp khi đưa ra Tòa án đã không được xử lý, hay
cách giải quyết chỉ dừng lại ở mức độ “tự hòa giải”. Một số trường hợp khác, vì để
giữ gìn mái ấm gia đình, con cái mà phải chịu đựng, chấp nhận bị đánh đập, chửi
mắng của chồng, vợ. Thậm chí khi không còn chịu đựng được nữa, một số người
còn tìm đến cái chết để giải tỏa.
2. Một số giải pháp hoàn thiện trong thời gian tới
Để bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân có hiệu quả, ngoài việc sử dụng
nhiều phương thức bảo vệ khác nhau còn phải áp dụng các biện pháp bảo vệ khac
nhau như biện pháp xử lý hành chính, biện pháp xử lý hình sự, biên pháp dân sự,
biện pháp xử lý kỉ luật. Trong các biện pháp bảo vệ quyền nhân thân đó thì biện
pháp dân sự là một trong các biện pháp bảo vệ quyền nhân thân có hiệu quả được
áp dụng phổ biến nhất. Theo điều 25 Bộ luật dân sự thì cá nhân có quyền nhân thân
bị xâm phạm có thể bảo vệ quyền nhân thân của mình theo các phương thức khác
nhau như tự mình bảo vệ, yêu cầu cơ quan tổ chức có thẩm quyền bảo vệ hoặc buộc
người vi phạm bồi thường thiệt hại.
Trong mối quan hệ giữa vợ chồng, để bảo vệ quyền nhân thân mà vẫn đảm bảo
được hạnh phúc gia đình, cần thực hiện các biện pháp sau:


Thứ nhất, tự mình cải chính, đây là biện pháp được áp dụng trong trường hợp
vợ hoặc chồng có hành vi trái pháp luật đưa ra những tin tức không đúng xúc phạm
đến danh dự, nhân phẩm của chồng hoặc vợ, nhằm hạn chế được hậu quả thiệt hại
cả về vật chất và tinh thần do những tin tức không đúng gây ra. Mặc dù đã được
quy định trong luật nhưng điều này đòi hỏi cả người vợ và người chồng trong gia
đình phải tự mình tuân thủ không chỉ vì pháp luật mà còn là đạo lý vợ chồng.
Thứ hai, nâng cao nhận thức cho các thành viên trong gia đình, đặc biệt chú

ý đến phụ nữ về kiến thức tổ chức cuộc sống gia đình, nuôi dạy con, chăm sóc sức
khỏe, nâng cao kiến thức về luật pháp, chính sách, kiến thức về bình đẳng giới,
khuyến khích sự quan tâm của các thành viên trong gia đình chia sẽ các hoạt động
lao động cũng như trong cuộc sống tinh thần, tình cảm. Bình đẳng giới trong gia
đình không chỉ là từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của các thành
viên, mà còn phải đấu tranh bảo vệ môi trường gia đình được ổn định và phát triển
bền vững, tiếp thu những mặt tích cực của gia đình hiện đại và những đặc điểm tốt
đẹp của gia đình truyền thống, tránh những tác động tiêu cực trong xu thế hội nhập
tới gia đình như chủ nghĩa thực dụng, chủ nghĩa cá nhân.
Thứ ba, đề cao vai trò của người phụ nữ, loại bỏ tư tưởng: “trọng nam khinh
nữ” để tránh sự bất bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng về mọi mặt
trong gia đình. Điều này nhằm thực hiện việc bình đẳng giới trong gia đình. Người
phụ nữ trong gia đình còn đóng vai trò hết sức quan trọng, là người vợ, người mẹ,
người giữ lửa. Chính vì vậy, để bảo đảm được quyền nhân thân của vợ chồng trong
thực tế điều cần thiết là bình đẳng và tôn trọng người phụ nữ.
Thứ tư, nhà nước cần tăng cường các hoạt động dịch vụ xã hội chăm lo và
làm giảm gánh nặng về lao động nội trợ cho các gia đình. Tiếp tục đẩy mạnh cuộc
vận động xây dựng gia đình văn hóa mới, phát triển các trung tâm tư vấn về hôn
nhân gia đình, các tổ hòa giải tại cơ sỡ, hỗ trợ các gia đình giải quyết các vướng
mắc làm tổn hại đến cuộc sống tâm lý, tình cảm của gia đình.


C.KẾT LUẬN
Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 là cơ sở pháp lý quan trọng trong việc
xây dựng, hoàn thiện và bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình tiến bộ, xây dựng
chuẩn mực pháp lý cho cách xữ sự của các thành viên trong gia đình, bảo vệ quyền,
lợi ích hợp pháp của các thành viên trong gia đình, kế thừa và phát huy truyền
thống đọa đức tốt đẹp của gia đình Việt Nam.
Mặc dù thực tế vẫn còn tồn tại một số vướng mắc từ cơ chế pháp lý cũng như
quan niệm xã hội nhưng nói chung các quy định về nhân thân của vợ chồng trong

luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu phát triển
kinh tế- xã hội tron giai đoạn hiện nay và quan trọng hơn là đã tạo cho vợ chồng
những cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình trong quan hệ
nhân thân, đấu tranh chống lại những hành vi xâm phạm đến quyền lợi của mình.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.
3.
4.
5.

Đại học Kiểm Sát Hà Nội, Giáo trình luật hôn nhân và gia đình, NXB
chính trị quốc gia
Luật Hôn nhân và gia đình 2014, NXB Lao động
Luật Dân sự 2005, NXB Lao động
Luật Dân sự 2015, NXb Lao động



×