Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

Luật so sánh : phân tích về hệ thống nguồn luật của dòng họ pháp luật Civilaw đặt trong nghiên cứu so sánh với Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (155.52 KB, 22 trang )

Anh/chị hãy phân tích về hệ thống nguồn luật của dòng họ pháp luật Civilaw đặt
trong nghiên cứu so sánh với Việt Nam.


A. PHẦN MỞ ĐẦU
I.

Lý do chọn đề tài.
Trên thế giới có 3 hệ thống pháp luật lớn: hệ thống pháp luật châu Âu lục

địa; Hệ thống pháp luật Anh-Mỹ; Hệ thống pháp luật Hồi giáo. Mỗi hệ thống
pháp luật lại có những nguyên tắc riêng, những đặc điểm riêng và mang giá trị
riêng. Trong đó có hệ thống pháp luật châu Âu lục địa, là hệ thống pháp luật lớn
nhất trên thế giới, có tính hệ thống hóa, pháp điển hóa cao. Chính vì coi trọng
pháp luật thành văn, coi trọng lý luận pháp luật và có tính hệ thống hóa, pháp
điển hóa cao, nguồn pháp luật thành văn rất được coi trọng ở dòng họ pháp luật
này. Đặc điểm về nguồn luật cũng là một trong những đặc điểm đặc trưng của
dòng họ pháp luật Civil Law. Nhận ra được vị trí, vai trò và ý nghĩa của hệ thống
nguồn luật đối với dòng họ pháp luật Civil Law em lựa chọn đề tài “phân tích
về hệ thống nguồn luật của dòng họ pháp luật Civilaw đặt trong nghiên cứu
so sánh với Việt Nam” để thực hiện bài tiểu luận.
II.

Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu về hệ thống nguồn luật của Dòng họ pháp luật Civi Law, phân
tích, bình luật và so sánh với Việt Nam. Từ đó xác định, giải thích, đánh giá và
rút ra những điểm tương thích, phù hợp, những nội dung có thể học tập, áp dụng,
ứng dụng đối với Việt Nam
2. Đối tượng nghiên cứu:


Hệ thống nguồn luật của dòng họ pháp luật Civi Law
3. Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi không gian: Thế giới
Phạm vi thời gian: Từ khi hình thành dòng họ pháp luật Civil Law đến
nay
Phạm vi vấn đề: Hệ thống nguồn luật của dòng họ Civi Law đặt trong sự
nghiên cứu so sánh với Việt Nam
III.

Phương pháp nghiên cứu

+ Phương pháp lịch sử, phương pháp logic và sự kết hợp giữa 2 phương pháp đó
+ Phương pháp phân tích, tổng hợp


+ Phương pháp thống kê, so sánh
IV.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của bài tiểu luận

1. Ý nghĩa khoa học
Bài tiểu luận phân tích những nội dung liên quan đến hệ thống nguồn luật
của dòng họ pháp luật Civil Law, cung cấp tri thức về đối tượng này.
Bài tiểu luận tổng kết được nội dung về hệ thống nguồn luật của dọng hò
pháp luật Civil Law đặt trong sự nghiên cứu so sánh với Việt Nam.
2. Ý nghĩa thực tiễn
Bài tiểu luận chứng minh vai trò của các nguồn luật trong dòng họ pháp
luật Civil Law đồng thời cung cấp cái nhìn về nguồn luật dòng họ pháp luật
Civil Law từ khía cạnh so sánh với Việt Nam
Bài tiểu luận là một tài liệu tham khảo tốt dành cho những người muốn

tìm hiểu về hệ thống nguồn luật của dòng họ pháp luật Civi Law


B. PHẦN NỘI DUNG
I.

Một số khái niệm

1. Dòng họ pháp luật Civil Law
1.1 Thuật ngữ Civil Law
Thuật ngữ Civil Law có hai nghĩa phổ biến:
Thứ nhất, Civil Law có nghĩa là Luật dân sự hay Dân luật-là ngành luật
điều chỉnh quan hệ tư (đặt bên cạnh quan hệ công-là quan hệ giữa cơ quan, tổ
chức, cá nhân với một bên là nhà nước), là quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản
giữa các cá nhân, tổ chức tư nhân với nhau trong quan hệ bình đẳng.
Thứ hai, Cicil Law là tên gọi của một hệ thống pháp luật-Hệ thống pháp
luật Châu Âu (Hay còn gọi là hệ thống pháp luật La Mã-Đức).
1.2 Dòng họ Civil Law
Định nghĩa



Dòng họ Civil Law là dòng họ (hệ thống) pháp luật lục địa châu Âu (còn
gọi là hệ thống pháp luật La Mã-Đức), là dòng họ pháp luật lớn nhất thế giới,
tồn tại ở các nước lục địa châu Âu như: Pháp, Ý, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha,
Đức, Áo, Bỉ, Lúc-xăm-bua, Hà Lan, Thụy Sĩ, Scotland, phần lớn các nước châu
Phi, hầu hết các nước châu Mỹ Latinh, các nước phương Đông kể cả Nhật Bản.
Đặc điểm




Thứ nhất, chịu ảnh hưởng sâu sắc của luật La Mã
Thứ hai, các hệ thống pháp luật thuộc dòng họ Civil Law được phân chia
thành công pháp và tư pháp
Thứ ba, các hệ thống pháp luật thuộc dòng họ Civil Law coi trọng lí luận
pháp luật
Thứ tư, các hệ thống pháp luật thuộc dòng họ Civil Law có trình độ hệ
thống hóa, pháp điển hóa cao
Thứ năm, dòng họ Civil Law không coi tiền lệ pháp luật là hình thức pháp
luật thông dụng và phổ biến như pháp luật thành văn
2. Hệ thống nguồn luật của dòng họ pháp luật Civilaw
Nguồn luật hay nguồn của pháp luật là một khái niệm thường gặp nhưng
về mặt định nghĩa, khái niệm này còn có nhiều cách định nghĩa khác nhau. Xong
trong phạm vi nghiên cứu với đối tượng là Nguồn của hệ thống pháp luật thuộc


dòng họ Civil Law, có thể hiểu nguồn của pháp luật theo quan điểm lý luận và
thực tiễn.
“Trong phạm vi nghiên cứu pháp lí, thuật ngữ “các nguồn của pháp luật”
nói đến 3 khái niệm khác nhau mà có thể phân biệt được. Một, nguồn của pháp
luật có thể nói đến nguồn gốc của các khái niệm và tư tưởng pháp lí… Hai,
nguồn pháp luật có thể nói đến các cơ quan, tổ chức chính phủ mà đã tạo ra các
quy định pháp luật… Ba, nguồn của pháp luật có thể nói đến những quy định
pháp luật đã được công bố rõ ràng.”1
Nguồn hình thức được Michel Virally định nghĩa là: “Các phương pháp
thiết lập các quy phạm pháp luật, tức là các cách thức và văn bản thông qua đó
các quy phạm này có thể tồn tại về mặt pháp lí, trở thành bộ phận của pháp luật
thực định và phát huy hiệu lực”.
Trên thực tiễn, khái niệm nguồn về hình thức được áp dụng rộng rãi, phổ
biến hơn và trong phạm vi nghiên cứu của bài tiểu luận, nguồn của pháp luật

được hiểu theo hướng đó. Nguồn của pháp luật là cơ sở pháp luật để thẩm phán
và những người có thẩm quyền áp dụng pháp luật đưa ra phán quyết của mình 2.
Theo đó, nguồn của pháp luật bao gồm: Luật thành văn (statute law); Án lệ (case
law, judge-made law); Tập quán pháp luật (custom); Các học thuyết pháp luật
(legal doctrine); Các nguyên tắc pháp luật (legal principle).
Trong phạm vi nghiên cứu của bài tiểu luận, nguồn pháp luật trong hệ
thống pháp luật châu Âu lục địa được hiểu trên 3 bình diện: thứ nhất, đó là
nguồn của các quan điểm, tư tưởng pháp luật; Thứ hai, đó là nguồn tạo nên các
quy phạm pháp luật; Thứ ba, đó là nơi đăng tải, thể hiện của pháp luật.
II.

Hệ thống nguồn luật của dòng họ pháp luật Civil Law

1. Pháp luật thành văn
Pháp luật thành văn được coi trọng trong hệ thống pháp luật Civil Law. Điều
này thể hiện thông qua một số nội dung như: Thứ nhất, hệ thống pháp luật châu
Âu lục địa là có trình độ hệ thống hóa và pháp điển hóa cao; Thứ hai, trường
phái pháp luật thực chứng, pháp luật thành văn được hầu như là nguồn pháp luật
duy nhất của pháp luật.

1 Xem: Black’s Law Dictionary. Seventh Edition. Bryan A, Garner. Editor in Chief. ST. PAUL, MINN, 1999, tr.
1401.
2 Giáo trình Luật so sánh-Trường đại học Luật Hà Nội, Nxb Công an nhân dân, 2012, tr. 133


Nguồn pháp luật thành văn trong hệ thống pháp luật châu Âu lục địa bao
gồm các loại văn bản pháp luật:
(1) Hiến pháp (Constitution)
Hiến pháp là đạo luật cơ bản của nhà nước, có hiệu lực pháp lý cao nhất,
được Nghị viện ban hành khi có ít nhất 2/3 số nghị sĩ tán thành.

(2) Các công ước quốc tế (Traite internationale);
Các công ước quốc tế thường được ký kết không trái với hiến pháp quốc gia.
Với các nước châu Âu lục địa, công ước quốc tế có hiểu lực dưới hiến pháp
những trên các đạo luật quốc gia, ngoại trừ Pháp và Hà Lan quy định công ước
quốc tế có hiệu lực cao hơn nội luật.
(3) Bộ luật (Code);
Trước đây, bộ luật có nghĩa là tuyển tập những luật khác nhau. Vào thời
kỳ phong kiến, các bộ luật không còn là tuyển tập các luật mà là một văn bản
luật tổng hợp có hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội
khác nhau bao gồm cả hình sự, dân sự, hành chính, thương mại, đất đai, hôn
nhân gia đình...
Hiện nay, thuật ngữ bộ luật được sử dụng rộng rãi để chỉ các văn bản luật
tổng hợp và trình bày có hệ thống các quy phạm điều chỉnh một lĩnh vực các
quan hệ xã hội nhất định. Ví dụ: Bộ luật dân sự Pháp
(4) Luật (Law);
Luật là những văn bản quy phạm pháp luật do nghị viện ban hành theo
một trình tự, thủ tục nhất định và phải được đa số nghị sĩ ở cả hai viện bỏ phiếu
thuận. Đối tượng điều chỉnh của luật có thể là giới hạn hoặc không giới hạn.
Hiệu lực của luật thường có từ khi người đứng đầu nhà nước công bố và hết hiệu
lực khi bị bãi bỏ.
(5) Sắc lệnh (Decsret);
Do tổng thống ban hành có hiệu lực thấp hơn luật, trừ trường hợp sắc
lệnh-luật (decret-Loi)-ban hành thuộc lĩnh vực luật theo sự ủy quyền của nghị
viện.
(6) Nghị định (Ordonnance);
Do chính phủ ban hành trong lĩnh vực lập quy và có hiệu lực thấp hơn luật
và sắc lệnh. Trường hợp nghị định có hiệu lực như luật là khi nghị định do nghị
viện uỷ quyền ban hành trong lĩnh vực luật được nghị viện phê chuẩn.



(7) Quyết định (Decsision);
Do tổng thống ban hành để thực hiện thẩm quyền đặc biệt theo quy định
tại Điều 16 Hiến pháp năm 1958 của Cộng hòa Pháp.
(8) Quyết định (arreetes): Do các bộ trưởng, thị trưởng ban hành
(9) Các chỉ thị (Directive): Của cấp trên đối với cấp dưới
(10)

Các thông tư (Circulaire): Của cấp trên đối với cấp dướng và phần

lớn các thông tư mang tính bắt buộc thực hiện
2. Tập quán pháp
Tập quán pháp được hiểu là “thực tế mà bằng sự thừa nhận chung lâu dài
đối với nó, thói quen không thay đổi đã trở thành có hiệu lực như pháp luật”3
2.1.

Quan điểm luật học

Tập quán pháp là một nguồn luật của hệ thống pháp luật châu Âu lục địa, tuy
nhiên tồn tại nhiều quan điểm khác nhau về vai trò của tập quán pháp luật. Xã
hội học pháp luật ghi nhận tập quán pháp có vai trò chủ đạo trong các nguồn của
pháp luật; Trường phái Pháp luật thực định phủ nhận vai trò của tập quán. Cả hai
trường phái đều có quan điểm quá tả hay quá hữu. Tập quán pháp không phải là
yếu tố chính và đầu tiên của pháp luật, xong cũng không thể phủ nhận vai trò
của nó trong việc góp phần tìm ra giải pháp công minh để giải quyết các vấn đề
pháp luật.
Cũng về nguồn luật tập quán pháp, các quốc gia khác nhau cũng có quan
điểm khác nhau, đánh giá khác nhau về vai trò của nguồn luật này. Có 3 quan
điểm cơ bản như sau: Thứ nhất, tập quán pháp là một nguồn luật đã lỗi thời. Đây
là những đánh giá, những quan điểm chủ yếu từ các luật gia người Pháp. Thứ
hai, tập quán pháp chỉ áp dụng khi luật trực tiếp nói đến nó. Nghĩa là, tập quán

pháp cũng là nguồn của pháp luật, nhưng nó chỉ trở thành nguồn khi luật dẫn
chiếu trực tiếp đến nó. Quan điểm này gần giống với quan điểm thứ nhất của các
luật gia người Pháp, các luật gia người Áo và Italia theo quan điểm này. Thứ ba,
tập quán pháp là nguồn luật có giá trị ngang luật thành văn. Quan điểm này là
của các luật gia Đức, Thụy Sĩ, Hy Lạp, họ đánh giá nguồn luật tập quán pháp
cao hơn hai quan điểm trên.
2.2.

Vai trò của tập quán pháp trên thực tế

3 Black’s Law Dictionary. Seventh Edition. Bryan A, Garner. Editor in Chief. ST. PAUL, MINN, 1999, tr. 390


Hệ thống pháp luật châu Âu lục địa đều thừa nhận tập quán pháp là những
quy tắc xử sự hình thành một cách tự phát, tồn tại từ lâu đời, được truyền từ thế
hệ này qua thế hệ khác, trở thành thói quen và mang tính bắt buộc chung như
quy phạm pháp luật.
Theo đó, tập quan pháp có các đặc điểm như sau thì được công nhận dựa
trên hai yếu tố: Một là, là những quy tắc xử sự hình thành một cách tự phát, tồn
tại từ lâu đời, được truyền từ thế hệ này sáng thế hệ khác; Hai là, trở thành thói
quen và mang tính bắt buộc chung.
Phân loại tập quán pháp trong hệ thống pháp luật châu Âu lục địa bao gồm”
(1) Tập quán áo dụng đương nhiên (Praeter legem)
Đây là những tập quán mà nhà nước và xã hội thừa nhận một cách đương nhiên
và phổ biến. Ví dụ: Con cái sinh ra mang họ cha; Con gái lấy chồng mang họ
của chồng...
(2) Tập quán áp dụng theo sự dẫn chiếu của pháp luật (Secundum legem)
Đây là những tập quán được áp dụng khi có điều luật quy định dẫn chiếu đến
nó. Nghĩa là tập quán tồn tại độc lập với quy định của pháp luật và khi được quy
định của pháp luật dẫn chiếu đến việc áp dụng thì mới được áp dụng. Các tập

quán này không đương nhiên được áp dụng mà điều kiện đủ là phải có điều luật
làm đường dẫn. Ví dụ: Tập quán địa phương trong lĩnh vực sở hữu đất đai, sử
dụng nguồn nước, hàng rào phân cách, trồng cây gần giới hạn riêng của láng
giềng, các công trình xây dựng liền kề đất của người bên cạnh được dẫn chiếu
áp dụng từ các Điều 645, Điều 663, Điều 671, Điều 674 Bộ luật dân sự
Napoleon.
(3) Tập quán trái pháp luật (Adversus legem)
Đây là những tập quán trái pháp luật nhưng vì nó quá phổ biến trong xã hội
nên nhà nước buộc phải thừa nhận. Ví dụ: trong bộ luật hình sự Napoleon, điều
931 quy định mọi chứng thư tặng cho lúc sống phải lập trước mặt công chứng
viên... Tuy nhiên, trong thực tiễn, việc tặng cho không được thực hiện như vậy
nhưng nhà nước vẫn buộc phải chấp nhận.
3. Án lệ
3.1.

Quan điểm Luật học


Án lệ được hiểu là bản án đã tuyên hoặc được giải thích, áp dụng pháp luật
được coi như tiền lệ làm cơ sở để các thẩm phán sau đó có thể áp dụng vào các
trường hợp tương tự.
Theo quan điểm lí luận phổ biến trong hệ thống pháp luật châu Âu lục địa,
các nguyên tắc, giải pháp pháp lí rút ra từ án lệ không có cùng giá trị với luật
thành văn. Đó là các giải pháp không chắc chắn, có thể hủy bỏ, sửa đổi bất kì lúc
nào phụ thuộc vào vụ việc mới.
3.2.

Vai trò của án lệ trên thực tế

Án lệ không được coi là nguồn pháp luật cơ bản của pháp luật. Bộ luật dân

sự Napoleon thiết lập một số quy định gây cản trở cho việc phát triển án lệ: điều
5 quy định “Cấm thẩm phán đặt ra các quy định chung và có tính lập quy để
tuyên án đối với những vụ việc được giao xét xử”; Điều 1351 “Bản án chỉ có
hiệu lực pháp luật đối với một vụ việc. Chỉ được xem là cũng một vụ việc khi
yêu cầu về cùng một vấn đề, dựa trên cùng một căn cứ và giữa cùng các bên
tranh chấp”
Án lệ ngày nay càng được thừa nhận và chứng minh nó là một nguồn luật
không thể thiếu, đặc biệt là khi các luật thành văn chưa có quy định về quan hệ
cần điều chỉnh. Án lệ ngày càng phát triển kể từ 2000, khi Pháp đã đăng tải các
phán quyết lên Internet để người dân có thể tiếp xúc với pháp luật. Và sau đó,
hàng loạt các nước như Đức, Tây Ban Nha, Italia, Thụy Sĩ... đã cho ra đời những
tuyển tập án lệ. Chính những hoạt động này đã đánh dấu bước tiến quan trọng
của án lệ trong hệ thống nguồn luật của dòng họ pháp luật châu Âu lục địa.
4. Học thuyết
Học thuyết đã từng là nguồn chính của hệ thống pháp luật châu Âu lục địa,
nó được xây dựng chủ yếu từ các trường đại học. Vào khoảng thế kỷ XIII-XVIII
là thời kỳ phát triển của các học thuyết, có thể coi đây là giai đoạn thống trị của
học thuyết. Đầu thế kỷ XIX, cùng với sự thắng lợi của tư tưởng dân chủ tư sản
và sự ra đời các bộ luật cơ bản ở Pháp, sự thống trị của luật thay thế cho các học
thuyết.
Ngày nay, học thuyết không còn là nguồn luật chính của pháp luật tuy nhiên
nếu xem xét theo nghĩa rộng, nó vẫn đóng vai trò quan trọng. Học thuyết còn là
cơ sở để hiểu và giải thích pháp luận một cách đúng đắn. Mỗi giai đoạn lịch sử,
các nhà lập pháp đều chịu những ảnh hưởng của các học thuyết khác nhau xong


chúng đều được thể hiện thông qua tư tưởng của các nhà lập pháp trong pháp
luật. Một trong những học thuyết quan trọng có ảnh hưởng là học thuyết phân
chia quyền lực.
5. Các nguyên tắc chung của pháp luật

Nguyên tắc pháp luật được chấp nhận trong luật quốc gia của hầu hết các
nước, nó có thể thành văn hoặc không thành văn. Các nguyên tắc chung giúp
lấp các chỗ trống của pháp luật, giúp các thẩm phán tìm ra giải pháp công bằng
nhất khi giải quyết các vụ việc trong thực tiễn.
Một số nguyên tắc chung trong luật La Mã cổ được nhiều quốc gia trong hệ
thống pháp luật châu Âu lục địa thừa nhận như:
+ Affectio tua nomen imponit operi tuo (Your motive gives a name to your
act)-Động cơ của anh đặt tên cho hành vi của anh
+ Non bis in idem (A person shall not be twice tried for the same crime)Không ai bị xét xử về một tội phạm đã được kết án bằng một bản án đã có hiệu
lực
+ Affectus punitur licet non sequatur affectus (The intention is punished
even if the object is not achieved)-Ý định cần phải được trừng phạt mặc dù
không đạt được mục đích
+ Affimantis est probare (The person who affirms must prove)-Ai khẳng
định, người đó phải chứng minh
+ Nemo in propia causa testis esse debet (No one can be a witness in his own
cause)-Không ai có thể tự làm chứng cho mình
+ Nemo jus sibi dicere potest (No one can give judgment for himself)-Không
ai có thể tự mình phán xử mình
+ Nemo cogitationis poenam patitur (No one suffers punishment for his
thounghts)-Không ai có thể trừng phạt vì suy nghĩ của mình
+ Non obligal lex nisi promulgata (A law is not binding unless it has been
promulgated)-Một đạo luật chỉ có thể bắt buộc thực hiện khi đã công bố
III.

So sánh hệ thống nguồn luật của dòng họ pháp luật Civilaw với
Việt Nam

1. Điểm tương đồng
1.1. Nguồn luật thành văn là nguồn luật quan trọng



Thứ nhất, nguồn luật thành văn là một trong những nguồn hình thức cơ
bản và quan trọng nhất. Điều này thể hiện thông qua các khía cạnh, một là, qua
các thời kỳ, các giai đoạn phát triển lịch sử của Việt Nam, luật thành văn luôn
giữ vai trò quan trọng. Từ thời phong kiến, Việt Nam đã sớm hình thành các luật
thành văn, có thể kể đến như Luật Hồng Đức, Hoàng Việt luật lệ... Dưới thời
thực dân đô hộ và đế quốc xâm chiếm, nước ta dù vừa chịu ảnh hưởng của các
nước thực dân vừa có các luật trong nước đều là các luật thành văn như: Bộ luật
dân sự Nam Kỳ giản yếu, Bộ dân luật Bắc Kỳ; Bộ dân luật Trung Kỳ (Hoàng
Việt Trung Kỳ hộ luật)… Sau khi dành lại độc lập năm 1945 đến nay, Việt Nam
vẫn xây dựng hệ thống pháp luật thành văn ngày càng phát triển, tiến bộ. Hai là,
trên các lĩnh vực, các nhóm quan hệ xã hội, các quan hệ xã hội cơ bản đều được
điều chỉnh bởi pháp luật thành văn. Ví dụ về lĩnh vực hình sự có Bộ luật hình sự;
Về lĩnh vực dân sự có Bộ luật dân sự; Chuyên ngành dân sự có: Luật thương
mại; Luật sở hữu trí tuệ; Luật doanh nghiệp;… Thứ ba, ưu tiên áp dụng đối với
pháp luật thành văn. Điều này vừa thể hiện ở chỗ nguồn thành văn là nguồn duy
nhất điều chỉnh một nhóm quan hệ cụ thể, ví dụ như Bộ luật hình sự. Nội dung
này cũng được thể hiện ở khía cạnh là với quan hệ xã hội được điều chỉnh cùng
lúc bởi luật thành văn và các quy phạm khác thì luật thành văn được ưu tiên áp
dụng. Ví dụ như Bộ luật dân sự 2005 quy định Trong trường hợp pháp luật
không quy định và các bên không có thoả thuận thì có thể áp dụng tập quán; nếu
không có tập quán thì áp dụng quy định tương tự của pháp luật. Tập quán và quy
định tương tự của pháp luật không được trái với những nguyên tắc quy định
trong Bộ luật dân sự4.
Thứ hai, điều ước quốc tế là nguồn của pháp luật. Tương tự như đối với
nguồn thành văn của dòng họ Civil Law, nguồn thành văn của Việt Nam bên
cạnh ghi nhận nguồn luật thành văn là nội luật thì cũng công nhận điều ước quốc
tế là nguồn của pháp luật. Ví dụ như trong Bộ luật dân sự 2005 quy định về Áp
dụng pháp luật dân sự Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, điều ước quốc tế,

pháp luật nước ngoài và tập quán quốc tế, Khoản 2 có quy định Trong trường
hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có
quy định khác với quy định của Bộ luật này thì áp dụng quy định của điều ước
quốc tế đó5. Qua đó cho thấy, Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên được
4 Xem Điều 3 Bộ luật dân sự 2005
5 Khoản 2 Điều 759 Bộ luật dân sự 2005


dẫn chiếu áp dụng để điều chỉnh các quan hệ xã hội mà pháp luật Việt Nam có
quy định điều chỉnh. Theo quy định tại Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều
ước quốc tế, văn bản quy phạm pháp luật và Điều ước quốc tế mà Việt Nam là
thành viên có quy định khác nhau thì ưu tiên áp dụng quy định của điều ước
quốc tế.6 Tuy nhiên không thể từ quy định này mà đánh giá rằng Điều ước quốc
tế có giá trị cao hơn nội luật của Việt Nam, còn tùy vào nội luật đó là loại văn
bản nào. Quá trình ký kết Điều ước quốc tế đều tuân theo các trình tự, thủ tục rất
chặt chẽ đặc biệt là qua phê duyệt của Quốc hội và phê chuẩn của Chính phủ. Vì
vậy, ở Việt Nam, mặc dù không có quy định rõ nhưng Điều ước quốc tế thường
sẽ có hiệu lực cao hơn đối với nội luật ngoại trừ Hiến pháp.
Thứ ba, hệ thống văn bản pháp luật được tổ chức theo một cấu trúc nhất
định. Tương tự như đối với hệ thống pháp luật thành văn của dòng họ Civil Law,
hệ thống pháp luật Việt Nam được phân loại: Hiến pháp; Bộ luật và Luật; Các
văn bản dưới luật.
Một là, Hiến pháp có giá trị pháp lý cao nhất. Điều 119 Hiến pháp
2013 đã có khẳng định “1. Hiến pháp là luật cơ bản của nước Cộng hoà xã
hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực pháp lý cao nhất. Mọi văn bản pháp luật
khác phải phù hợp với Hiến pháp. Mọi hành vi vi phạm Hiến pháp đều bị xử
lý.” Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng có ý nghĩa,
giá trị quan trọng như vị trí của Hiến pháp trong hệ thống nguồn luật của
dòng họ Civil Law.
Hai là, Bộ luật và luật giữ vị trí quan trọng trong điều chỉnh các quan

hệ xã hội. Vào thời kỳ phong kiến, các bộ luật ở Việt Nam cũng được hiểu là
một văn bản luật tổng hợp có hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh
các quan hệ xã hội khác nhau bao gồm cả hình sự, dân sự, hành chính,
thương mại, đất đai, hôn nhân gia đình... Như Bộ luật Hồng Đức; Hoàng
triều luật lệ; Luật Gia Long... Và ngày nay, thuật ngữ bộ luật được sử dụng
rộng rãi để chỉ các văn bản luật tổng hợp và trình bày có hệ thống các quy
phạm điều chỉnh một lĩnh vực các quan hệ xã hội nhất định như Bộ luật hình
sự, Bộ luật dân sự; Bộ luật lao động... Vậy thì nhìn chung, nguồn luật thành
văn là bộ luật có phạm vi điều chỉnh tương đối rộng, có ý nghĩa quan trọng
trong một nhóm quan hệ xã hội nhất định. Luật ở Việt Nam không điều chỉnh
6 Xem Khoản 5 Điều 3 Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế


một nhóm quan hệ rộng như bộ luật tuy nhiên lại có ý nghĩa trong điều chỉnh
nhóm quan hệ mang tính chuyên ngành, chuyên hóa cao. Số lượng luật ở Việt
Nam cũng nhiều hơn rất nhiều so với bộ luật, chính vì vậy nó trở thành
nguồn luật quan trọng trong điều chỉnh trực tiếp phần lớn các quan hệ xã hội.
Bộ luật và luật cũng được xây dựng trên cơ sơ trình tự, thủ tục nhất định và
chỉ được ban hành bởi những chủ thể có thẩm quyền theo quy định của pháp
luật, cụ thể là theo quy định của luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Ba là, các văn bản pháp luật khác có vai trò trong việc áp dụng linh
hoạt pháp luật. Bên cạnh Hiến pháp, Bộ luật, luật thì hệ thống Văn bản quy
phạm pháp luật của Việt Nam còn có nghị quyết của Quốc hội; Pháp lệnh,
nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban
thường vụ Quốc hội với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam; Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước; Nghị định của Chính phủ;
nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Quyết định của Thủ tướng Chính phủ; Nghị
quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; Thông tư của
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát

nhân dân tối cao; thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ;
thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao với Viện trưởng
Viện kiểm sát nhân dân tối cao; thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng
cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện
kiểm sát nhân dân tối cao; quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước; Nghị
quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây
gọi chung là cấp tỉnh); Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Văn bản
quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh
tế đặc biệt; Nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố
thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi
chung là cấp huyện); Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện; Nghị quyết
của Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã);
Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp xã.7 Mặc dù tên gọi, nội hàm và cơ
quan ban hành các văn bản này giữa hệ thống nguồn luật của dòng họ Civil
Law và hệ thống pháp luật Việt Nam không trùng khớp với nhau tuy nhiên có
7 Xem Điều 4 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015


thể rút ra một số điểm tương đồng như sau. Một, dưới luật sẽ có những văn
bản có hiệu lực thấp hơn nhưng trong một số trường hợp văn bản đó có hiệu
lực như luật. Trong dòng họ Civil Law có thể kể đến văn bản như Sắc lệnh
của tổng thống; Nghị định của chính phủ… Ở Việt Nam có thể kể đến như:
Nghị quyết của Quốc hội; Pháp lệnh của Ủy ban thường vụ quốc hội… Hai,
chủ thể có thẩm quyền ban hành quyết định để thực hiện thẩm quyền đặc biệt
theo như quy định trong Hiến pháp. Trong hệ thống dòng họ Civil Law có
tổng thống, các bộ trưởng, thị trưởng… Ở Việt Nam có các chủ thể như chủ
tịch nước, thủ tướng chính phủ,… Ba, các văn bản có tính chỉ thị, bắt buộc
của cấp trên đối với cấp dưới. Ở dòng họ Civil Law có thể kể đến văn bản
như chỉ thị, thông tư… Ở Việt Nam có thể kể đến các loại văn bản như Nghị
quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây

gọi chung là cấp tỉnh); Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh…
1.2.Công nhận nguồn luật là Tập quán pháp
Ở Việt Nam, tập quán pháp cũng được ghi nhận làm nguồn của pháp luật, tuy
nhiên tập quán chủ yếu là nguồn trong lĩnh vực dân sự, còn trong lĩnh vực hình
sự và hành chính thì không áp dụng tập quán.
Tại Điều 3 Bộ luật dân sự 2005 đã có quy định về áp dụng tập quán, qua đó
ghi nhận tập quán cũng chính là một nguồn điều chỉnh quan hệ xã hội. Bên cạnh
đó, một loạt các quy định, điều luật của Bộ luật dân sự cũng đã ghi nhận áp dụng
tập quán như: Điều 28. Quyền xác định dân tộc, dân tộc của con có thể được
xác định theo tập quán (khoản 1); Điều 126. Giải thích giao dịch dân sự, giao
dịch dân sự có thể được giải thích theo tập quán nơi giao dịch được xác lập
(điểm c khoản 1); Điều 215. Xác lập quyền sở hữu chung, bên cạnh việc xác
lập quyền sở hữu chung thì luật cũng quy định có thể xác lập theo tập quán…
Không chỉ trong lĩnh vực dân sự nói chung tập quán pháp được quy định và áp
dụng, trong các lĩnh vực chuyên ngành của dân sự, tập quán pháp cũng được chú
trọng ghi nhận và áp dụng. Ví dụ như trong lĩnh vực thương mại, tập quan
thương mại là một trong những vấn đề rất được quan tâm và áp dụng rộng rãi.
Tập quán ngày càng có vai trò và ý nghĩa quan trọng trong việc áp dụng điều
chỉnh các quan hệ xã hội nên đến Bộ luật dân sự 2015, tập quán tiếp tục thể hiện
được vị trí và vai trò của mình. Trong Bộ luật dân sự 2015 những quy định về
tập quán pháp được thể hiện rõ hơn. Điều 5 Áp dụng tập quán được quy định


thành một điều luật riêng; Điều 175. Ranh giới giữa các bất động sản cũng có
thể được xác định theo tập quán; Điều 603. Bồi thường thiệt hại do súc vật gây
ra có thể được thực hiện bằng cách áp dụng tập quán…
Qua đó cho thấy tập quán pháp không chỉ được công nhận mà còn có ý
nghĩa quan trọng trong hệ thống nguồn luật của Việt Nam, đặc biệt là trong lĩnh
vực dân sự. Tuy nhiên, tập quán pháp không phải là nguồn luật phổ biến cho tất
cả các lĩnh vực pháp luật ở Việt Nam, nó chỉ xuất hiện trong lĩnh vực tư và

không phải tất cả các lĩnh vực tư.
1.3. Vận dụng án lệ vào quá trình giải quyết vụ án
Thứ nhất, có sự vận dụng án lệ vào giải quyết các vụ án. Trước đây Việt
Nam không công nhận án lệ là một nguồn của pháp luật tuy nhiên trên thực tế,
đã có trường hợp vận dụng phán quyết của tòa án để giải quyết các tình huống
pháp lý tương tự sau này mà có thể xem đó như là bước đầu tiên của viêc vận
dụng án lệ vào giải quyết vụ án. Liên quan đến nội dung Bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng, có một vấn đề là cấp dưỡng. Thời hạn hưởng bồi thường thiệt
hại do tính mạng, sức khoẻ bị xâm phạm được quy định tại Điều 612 có xác định
thời điểm kết thúc nghĩa vụ cấp dưỡng nhưng không quy định thời điểm bắt đầu
việc cấp dưỡng đó. Trong một trường hợp cụ thể, tòa án trong khi xét xử đã xác
định thời điểm bắt đầu là từ khi tính mạng của người bị hại bị xâm hại. Từ đó về
sau, khi các tòa án giải quyết các vụ việc liên quan đến bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng do xâm phạm tính mạng mà phải cấp dưỡng sẽ lấy thời điểm bắt
đầu cấp dương là từ khi tính mạng bị xâm hại.


Thứ hai, dần công nhận vai trò của án lệ. Qua tìm hiểu về án lệ trong hệ
thống Civil Law có thể thấy, án lệ ngày càng được quan tâm, chú trọng. Ở Việt
Nam cũng vậy, mặc dù trước đây chưa công nhận án lệ là nguồn của pháp luật
tuy nhiên đã dần tiếp cận nhiều hơn với án lệ và có sự chú trọng phát triển. Nghị
quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ chính trị đã xác định: “Tòa án nhân
dân tối cao có nhiệm vụ tổng kết kinh nghiệm xét xử, hướng dẫn áp dụng pháp
luật, phát triển án lệ”. Ngày 06/4/2016, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân
tối cao thông qua 06 án lệ kèm theo Quyết định 220/QĐ-CA. Nguồn của 06 án
lệ này được lấy từ: Quyết định giám đốc thẩm số 04 ngày 16/4/2014 của Hội
đồng thẩm phán TANDTC; Quyết định giám đốc thẩm số 27 ngày 08/7/2010 của
Hội đồng thẩm phán TANDTC; Quyết định giám đốc thẩm số 208 ngày
03/5/2013 của Hội đồng thẩm phán TANDTC; Quyết định giám đốc thẩm số
04 ngày 03/3/2010 của Hội đồng thẩm phán TANDTC; Quyết định giám đốc

thẩm số 39 ngày 09/10/2014 của Hội đồng thẩm phán TANDTC; Quyết định
giám đốc thẩm số 100 ngày 12/8/2013 của Hội đồng thẩm phán TANDTC. Tiếp
sau đó, lần lượt có các án lệ tiếp theo như: Án lệ số 07/2016/AL về công nhận
hợp đồng mua bán nhà trước ngày 01/7/1991; Án lệ số 08/2016/AL về xác định
lãi suất, việc điều chỉnh lãi suất trong hợp đồng tín dụng kể từ ngày tiếp theo của
ngày xét xử sơ thẩm; Án lệ số 09/2016/AL về xác định lãi suất nợ quá hạn trung
bình trên thị trường và việc trả lãi trên số tiền phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại;
Án lệ số 10/2016/AL về quyết định hành chính là đối tượng khởi kiện vụ án
hành chính.
2. Điểm khác biệt
2.1. Việt Nam không công nhận các tập quán trái pháp luật
Tập quán pháp trong dòng họ pháp luật Civil Law chấp nhận loại tập quán
trái pháp luật-là những tập quán trái pháp luật nhưng vì nó quá phổ biến trong xã
hội nên nhà nước buộc phải thừa nhận. Tuy nhiên ở Việt Nam, những tập quán
trái pháp luật không được công nhận làm nguồn của pháp luật, không được sử
dụng để áp dụng điều chỉnh các quan hệ xã hội. Mặc dù ở Việt Nam vẫn có hiện
tượng “Phép vua thua lệ làng” và “Một trăm cái lý không bằng một tí cái tính”,
những quan hệ xã hội đặc biệt là trong lĩnh vực dân sự, khi xảy ra tranh chấp đa
số được xử lý theo tập quán tại địa phương đó trước tiên. Xong, đó chỉ là cách
thức người dân sử dụng các quy phạm khác trong xã hội để điều chỉnh một mối


quan hệ chứ không phải là cách nhà nước điều chỉnh quan hệ xã hội đó bằng
pháp luật. Vậy nên mặc dù có tồn tại việc áp dụng các tập quán cổ hủ, lạc hậu
không phù hợp với quy định của pháp luật trong việc điều chỉnh các quan hệ xã
hội xong nhà nước không công nhận, không sử dụng, vận dụng cách điều chỉnh
đó.
2.2. Việt Nam sử dụng hạn chế Các học thuyết pháp luật làm nguồn luật
Các học thuyết pháp luật ở Việt Nam không nhiều, không phát triển như ở
các nước châu Âu lục địa. Ở Việt Nam, các học thuyết chủ yếu được sử dụng để

nghiên cứu, giảng dạy ở các trường đại học. Bên cạnh đó, các học thuyết cũng
có ảnh hưởng không nhỏ đến việc tổ chức, hoạt động bộ máy nhà nước, xây
dựng và phát triển hệ thống pháp luật. Tuy nhiên, các học thuyết này chỉ dừng
lại ở mức ảnh hưởng gián tiếp chứ không được vận dụng trực tiếp để giải quyết
các vấn đề pháp luật phát sinh trong thực tiễn.
Quan điểm của chủ nghĩa Mác Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các chủ
trương, đường lối của Đảng là các học thuyết cơ bản và quan trọng nhất ở Việt
Nam. Đây là một trong những nguồn nội dung của pháp luật Việt Nam, pháp
luật có vai trò cụ thể hóa chủ trương, đường lối của Đảng. Các chủ trương,
đường lối của Đảng là căn cứ, cơ sở để xây dựng, giải thích, ám dụng pháp luật.
Tuy nhiên, trong thực tế, việc áp dụng trực tiếp chủ trương, đường lối của Đảng
để giải quyết vụ việc, trường hợp cụ thể là không có. Và đặc điểm của chủ
trương đường lối của Đảng là có tính định hướng, tính khái quát cao nên hạn cế
tối đa việc áp dụng trực tiếp loại nguồn này trong hoạt động pháp lý cụ thể.
2.3. Việt Nam còn hạn chế trong việc công nhận Các nguyên tắc pháp luật là
nguồn luật
Trong thực tiễn xây dựng pháp luật ở Việt Nam, đối với mỗi Bộ luật, luật đều
thường quy định những nguyên tắc cơ bản ở các điều khoản đầu tiên của Bộ
luật, luật đó. Tuy nhiên để có một bộ nguyên tắc chung, xuyên suốt cho cả quá
trình áp dụng pháp luật thì chưa có. Bên cạnh đó, việc thể hiện các nguyên tắc
pháp luật thông qua các chế định, các quy phạm pháp luật là có tồn tại tuy nhiên
hạn chế là không chỉ rõ ra nguyên tắc đó. Chính vì vậy, quá trình áp dụng chỉ
được xem là áp dụng quy phạm pháp luật, áp dụng luật thành văn chứ không
được xem là vận dụng các nguyên tắc pháp luật.
3. Nhận xét, đánh giá và giải thích về sự tương đồng và khác biệt


3.1. Sự tương đồng
Thứ nhất, có sự tượng đồng cơ bản về hai nguồn luật là Luật thành văn và
Tập quán pháp. Qua phân tích và so sánh, có thể thấy đối với nguồn luật thành

văn và tập quán pháp, về cơ bản các vấn đề như nội dung, cấu trúc, hệ thống
nguồn luật thành văn và tập quán pháp giữa dòng họ Civil Law và Việt Nam có
những nét tương đồng cơ bản. Sở dĩ có những nét tương đồng này có thể kể đến
một số lý do như sau: Một là, lịch sử các quốc gia này được hình thành và phát
triển từ sớm. Đối với dòng họ pháp luật Civil Law, từ thế kỷ XIII, cùng với sự
phát triển của văn hóa Phục Hưng và sự phát triển của xã hội về cả kinh tế, văn
hóa, giáo dục, hoạt động xây dựng pháp luật thành văn đã sớm được chú trọng
và phát triển. Đối với Việt Nam, lịch sử lập pháp thành văn đã được phát triển từ
thời phong kiến, dưới thời phong kiến, việc xây dựng các bộ luật đã được chú
trọng. Trải qua các gia đoạn lịch sử khác nhau, vai trò của luật thành văn ở Việt
Nam vẫn được giữ vững và cho đến nay, luật thành văn vẫn là nguồn pháp luật
cơ bản nhất. Hai là, luật thành văn thể hiện được trình độ lập pháp của quốc gia.
Đối với dòng họ pháp luật Civil Law, họ coi trọng lý luận pháp luật, thông qua
văn bản pháp luật họ phân tích, tập luận, tổng kết lý luận để áp dụng vào thực
tiễn. Đối với Việt Nam, trình độ lập pháp của quốc gia chưa cao nên việc sử
dụng luật thành văn cũng là một trong những thuận lợi vì có thể chỉnh lý, bổ
sung, sửa đổi dễ dàng cho phù hợp với tình hình thực tiễn.
Thứ hai, có sự phù hợp tương đối giữa hệ thống Văn bản pháp luật của
Civil Law và Việt Nam. Mặc dù không phải giống nhau hoàn toàn về tất cả các
loại văn bản pháp luật xong về cơ bản hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam có
những nét tương đồng nhất định đối với dòng họ pháp luật Civil Law. Sở dĩ có
điểm giống nhau là là vì: Một là, cả dòng họ pháp luật Civil Law và Việt Nam
đều coi trọng nguồn luật là luật thành văn, việc chú trọng phát triển hệ thống văn
bản pháp luật là khách quan. Hai là, từ sự ảnh hưởng trong quá trình thực dân
Pháp đô hộ và từ sự học tập, học hỏi của Việt Nam đối với các nước trên thế giới
mà một trong số đó là từ Pháp nên hệ thống văn bản pháp luật được xây dựng và
tổ chức một cách chặt chẽ và tương đối giống với dòng họ Civil Law.
3.2. Sự khác biệt
Áp dụng hạn chế nguồn luật các học thuyết, các nguyên tắc và án lệ. Đây
là điểm khác biệt lớn nhất mà ta có thể dễ dàng rút ra được. Không thể đánh giá



sự khác biệt này là tích cực hay tiêu cực, là hạn chế hay tiến bộ được bởi lẽ điều
kiện của các nước thuộc dòng họ Civil Law không giống với Việt Nam. Sự khác
biệt này có thể giải thích như sau:
Thứ nhất,học thuyết pháp luật, nguyên tắc và án lệ phát triển ở các nước
châu Âu lục địa nhưng chưa thực sự phát triển ở Việt Nam. Ở châu Âu lục địa,
các trường đại học có ý nghĩa to lớn trong sự phát triển pháp luật bởi đóng góp
của họ về các học thuyết pháp luật. Ở đó, việc nghiên cứu pháp luật phát triển
mạnh mẽ, các trường phái pháp luật cũng phát triển không ngừng qua các giai
đoạn lịch sử tạo nên một hệ thống tri thức pháp luật phòng phú, đa dạng và giàu
có. Khác với sự phát triển từ sớm và mạnh mẽ ở các nước châu Âu lục địa, các
học thuyết ở Việt Nam chưa thực sự phát triển. Ở Việt Nam, chủ nghĩa Mac-Lê
nin và tư tưởng Hồ Chí Minh có ảnh hưởng lớn đến quá trình xây dựng, tổ chức
và hoạt động của bộ máy nhà nước cũng như xây dựng hình thành và phát triển
pháp luật. Tuy nhiên, những học thuyết này chưa tập trung vào vấn đề pháp luật
và chỉ được thừa kế, vận dụng chứ không được hình thành, phát triển mạnh mẽ
như ở châu Âu lục địa. Các nguyên tắc pháp luật ở Việt Nam chưa được phát
triển, chưa đủ sức thuyết phục để trở thành nguồn cơ bản của pháp luật. Đối với
mỗi lĩnh vực, mỗi bộ luật, luật sẽ có những nguyên tắc riêng mà chưa có sự kết
tinh nguyên tắc xuyên suốt cho quá trình áp dụng pháp luật nói chung.
Thứ hai, ý thức và khả năng vận dụng học thuyết, nguyên tắc và án lệ ở
các nước châu Âu lục địa ở trình độ cao còn Viêt Nam còn hạn chế. Việc đào tạo
luật và ngành luật ở các nước châu Âu lục địa rất được chú trọng, chính vì thế,
những thẩm phán, luật sư, những chức danh pháp lý ở các nước châu Âu lục địa
đều là những người có tư duy pháp lý tốt và vững vàng về kỷ năng. Chính vì vậy
các học thuyết, nguyên tắc được họ giải thích và vận dụng rất linh hoạt, phù hợp
do họ coi trọng và nắm chắc được vấn đề lý luân pháp luật. Ở Việt Nam, các
nguyên tắc pháp luật được quy định nhưng ít được chú trọng, quá trình áp dụng
pháp luật chỉ tập trung vào vận dụng các điều luật, vận dụng một cách chính xác

điều luật cụ thể mà vô tình bỏ qua những nguyên tắc-điều cần quan tâm, chú ý
đầu tiên. Chính vì đó, nguyên tắc pháp luật không được phát triển và cũng
không thể hiện được vai trò của mình. Đối với các học thuyết, chủ trương của
Đảng có tính định hướng chung, việc vận dụng để giải thích pháp luật thường rất
khó, chưa kể đến việc vận dụng để giải quyết vấn đề pháp lý cụ thể lại càng


phức tạp hơn. Đối với án lệ, là một vấn đề còn tương đối mới trong nguồn luật
Việt Nam, việc áp dụng ban đầu sẽ có nhiều lúng túng gây tư tưởng ngại áp
dụng án lệ.
Thứ ba,Việt Nam không đủ khả năng, năng lực để xây dựng nên các
nguồn này như ở châu Âu lục địa. Lịch sử phát triển pháp luật của dòng họ Civil
Law từ sớm đã có pháp luật thành văn, đã có công cuộc pháp điển hóa. Cho thấy
họ có sự đánh giá đúng mực, chú trọng trong việc xây dựng nguồn luật, hệ thống
pháp luật và họ có bề dày lịch sử trong hình thành và phát triển nguồn luật.
Cùng với đó là sự phát triển trong nhận thức lí luận pháp luật đã tạo cho họ nền
tảng tốt, có thể xây dựng và giải thích được các học thuyết pháp luật, nguyên tắc
pháp luật. Ở Việt Nam, trình độ lập pháp còn hạn chế, việc xây dựng những văn
bản quy phạm pháp luật đã là cả một vấn đề nan giải. Nghiên cứu luật học ở Việt
Nam cũng chưa thực phát triển để có thể bổ sung nguồn cho pháp luật thực định.
Chính vì những hạn chế đó, học thuyết pháp luật, nguyên tắc pháp luật và án lệ
cũng chưa phát triển mạnh ở Việt Nam.
4. Bài học, kinh nghiệm để hoàn thiện hệ thống nguồn luật Việt Nam
Thứ nhất, cần phát triển đa dạng hóa các nguồn luật của hệ thống pháp
luật Việt Nam. Việc đa dạng hóa nguồn luật là cần thiết ở Việt Nam vì ngày nay,
xã hội ngày càng phát triển nhanh chóng mà pháp luật thành văn không thể dự
trù hết tất cả các trường hợp để quy định. Trong trường hợp đó, các học thuyết
và nguyên tắc có ý nghĩa quan trọng giúp điều chỉnh các quan hệ xã hội đó. Ví
dụ như trong Bộ luật dân sự 2015 đã ghi nhận nguyên tắc Lẽ công bằng để điều
chỉnh các quan hệ dân sự. Chính bước tiến này sẽ hạn chế được việc tòa án

không thụ lý hồ sơ vì lý do pháp luật không điều chỉnh.
Thứ hai, có những quy định, hướng dẫn cụ thể về việc vận dụng, áp dụng
các nguồn luật ở Việt Nam. Ở Việt Nam có những nguồn luật nào? Nguồn luật
nào là nguồn luật cơ bản, nguồn luật nào là nguồn bổ sung? Có quy định về trình
tự ưu tiên áp dụng hay không?... Cần hệ thống lại nguồn luật của Việt Nam một
cách cụ thể và rõ ràng như hệ thống nguồn luật dòng họ Civil Law để quá trình
áp dụng không gây nhầm lẫn cũng không gây tranh cãi.
Thứ ba, chú trọng phát triển nguồn luật là án lệ. Ở Việt Nam bước đầu đã
có sự ghi nhận và vận dụng án lệ. Việc áp dụng án lệ sẽ tiết kiệm được thời gian,
chi phí, chính vì vậy cần nhân rộng và áp dụng án lệ trong nhiều lĩnh vực hơn.


C. KẾT LUẬN
I.

Tổng kết vấn đề
Bài tiểu luận đã đi phân tích về hệ thống nguồn luật của dòng họ pháp luật

Civil Law với năm nguồn luật cơ bản là: Pháp luật thành văn; Tập quán pháp;
Án lệ; Các học thuyết; Các nguyên tắc. Qua sự tìm hiểu, phân tích về nguồn của
hệ thống pháp luật Civil Law có thể rút ra được một số nhận định, nhận xét về
nguồn luật của dòng họ Civil Law như sau: Thứ nhất, pháp luật thành văn là
nguồn luật cơ bản và quan trọng nhất. Thứ hai, tập quán pháp, các học thuyết và
các nguyên tắc là các nguồn luật có ý nghĩa trong dòng họ pháp luật Civil Law.
Thứ ba, án lệ không được coi là hình thức pháp luật thông dụng và phổ biến như
luật thành văn nhưng nó đang ngày càng được ghi nhận.
Thông qua việc phân tích về hệ thống nguồn luật của dòng họ pháp luật
Civil Law đã có sự so sánh, đánh giá và nhận xét về nguồn luật của dòng họ
Civil Law với Việt Nam. Từ đó đã cơ bản có những sự giải thích về sự tương
đồng và khác biệt giữa nguồn luật của dòng họ Civil Law và nguồn luật của Việt

Nam. Từ đó rút ra những bài học, kinh nghiệm cho Việt Nam trong quá trình
hoàn thiện hệ thống nguồn luật.
Do sự hạn chế về thời gian, tài liệu và khả năng nghiên cứu, bài tiểu luận
còn mang tính chủ quan, chưa thực sự hoàn thiện. Xong, thông qua bài tiểu luận
này, em mong muốn thể hiện sự quan tâm của mình về vấn đề hệ thống nguồn
luật của dòng họ Civil Law, thông qua đó đưa ra những ý kiến cá nhân, góp phần
cho sự hoàn thiện của hệ thống pháp luật Việt Nam.
Em xin chân thành cảm ơn!


II. Tài liệu tham khảo
1.

Giáo trình

- Giáo trình luật so sánh-Trường đại học Luật Hà Nội, Nxb. Công an nhân
dân, 2012
- Giáo trình Lý luận chung về nhà nước và pháp luật-Đại học quốc gia Hà
Nội, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội
2.

Văn bản pháp luật

- Hiến pháp 2013
- Bộ luật dân sự 2005
- Bộ luật dân sự 2015
- Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật (năm 2008, 2015)
- Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế 2005
3.


Các bài viết-Sách, báo, tạp chí

- Đa dạng hóa hình thức pháp luật trong điều kiện Việt Nam hiện nay-Bài
viết đăng trên trang thông tin điện tử tổng hợp Ban nội chính trung ương
/>- Đào Trí Úc, Các hệ thống pháp luật trên thế giới và vai trò của luật so
sánh, trong cuốn “Tìm hiểu luật so sánh”, Xnb. Chính trị quốc gia, Hà
Nội, 1993
4.

Các trang web

- Thuvienphapluat.vn
- Thongtinphapluatdansu.com
- Cổng thông tin điện tử Bộ tư pháp: />- Trang thông tin điện tử tổng hợp Ban nội chính trung ương:
/>


×