Website: Email : Tel : 0918.775.368
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT................................................................3
LỜI CẢM ƠN..................................................................................................4
MỞ ĐẦU...........................................................................................................5
CHƯƠNG I. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TÍN DỤNG VÀ RỦI RO
TÍN DỤNG
I. Tín dụng.........................................................................................................6
1. Khái niệm tín dụng....................................................................................6
2. Phân loại tín dụng……………………………………………………......6
3. Các nguyên tắc tín dụng NH………………………………………….....7
II. Rủi ro tín dụng……………………………………………………………. .7
1. Khái niệm rủi ro tín dụng………………………………………………....7
2. Phân loại rủi ro tín dụng………………………………………………......8
3. Nguyên nhân và dấu hiệu của rủi ro tín dụng…………………………......8
3.1. Nguyên nhân khách quan………………………………………..........8
3.2. Nguyên nhân chủ quan………………………………………..............9
4. Các chỉ tiêu phản ánh rủi ro tín dụng……………………………...........10
III. Quản lý rủi ro tín dụng………………………………………………......11
1. Nguyên nhân phải quản lý rủi ro tín dụng…………………………….......11
1.1. Đối với các tổ chức tín dụng……………………………………….......11
1.2. Đối với nền kinh tế…………………………………………………......11
2. Nội dung của quản lý rủi ro tín dụng………………………………...........11
2.1. Hạn chế các khoản tín dụng có vấn đề, nợ quá hạn, nợ khó đòi…........11
2.2. Quản lý nợ quá hạn, nợ khó đòi, các khoản nợ có vấn đề………..........12
CHƯƠNG II. ĐO LƯỜNG RỦI RO TÍN DỤNG
I. Mô hình định tính về rủi ro tín dụng………..............................................14
1. Phân tích tín dụng…………………………….......................................14
2. Kiểm tra tín dụng………………………………....................................16
3. Xử lý tín dụng có vấn đề…………………………………....................17
4. Hệ thống các chỉ tiêu tài chính đánh giá khách hàng………….............18
II. Các mô hình lượng hóa rủi ro tín dụng……………………….................19
1. Mô hình điểm số…………………………………………....................19
2. Mô hình ước lượng chỉ số Z – mô hình hồi quy bội……………..........22
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Website: Email : Tel : 0918.775.368
CHƯƠNG III. ỨNG DỤNG MỘT SỐ MÔ HÌNH ĐỂ QUẢN TRỊ RỦI
RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG HÀNG HẢI VIỆT NAM
1. Áp dụng một số mô hình để đo lường rủi ro tín dụng của một số khách
hàng…………………………………………………………………….........23
2. Một số giải pháp ngăn ngừa rủi ro tín dụng trong ngân hàng…….............27
KẾT LUẬN....................................................................................................30
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................31
PHỤ LỤC
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Website: Email : Tel : 0918.775.368
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TSLĐ : Tài sản lưu động
TSCĐ : Tài sản cố định
NH : Ngân hàng
NHTM: Ngân hàng thương mại
CTCP : Công ty cổ phần
VCSH : Vốn chủ sở hữu
GVHB : Giá vốn hàng bán
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Website: Email : Tel : 0918.775.368
LỜI CẢM ƠN
Quá trình học tập tại trường đại học là một quá trình không ngừng học hỏi,
phấn đấu hoàn chỉnh kiến thức và nhân cách của mỗi con người. Trong thời
gian học tập và rèn luyện tại trường, em xin trân thành cảm ơn Ban giám hiệu,
các phòng, Ban và Khoa Toán Kinh Tế đã tạo điều kiện giúp đỡ, giảng dạy và
truyền đạt cho em những kiến thức quý báu.
Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn tới thầy Trần Trọng Nguyên, người đã
tận tình chỉ bảo, giúp đỡ em trong suốt quá trình viết đề án kể từ khi chọn đề
tài cho tới khi hoàn thành. Sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy đã giúp em có được
hướng đi rõ ràng hơn trong quá trình hoàn thành đề án này.
Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn tới gia đình, bạn bè đã đồng hành
giúp đỡ và động viên em trong suốt quá trình học tập và hoàn thành đề án
này.
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Website: Email : Tel : 0918.775.368
MỞ ĐẦU
Trong những năm qua, hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam đã từng
bước đổi mới và ngày càng khẳng định tầm quan trọng trong việc thúc đẩy sự
phát triển của nền kinh tế, đặc biệt là hoạt động tín dụng của các NHTM. Tín
dụng được hiểu là hoạt động quan trọng nhất của các ngân hàng nói riêng và
của các trung gian tài chính nói chung, chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng tài
sản, tạo thu nhập từ lãi lớn nhất. Tín dụng là hoạt động tài trợ của ngân hàng
cho khách hàng ( còn được gọi là tín dụng ngân hàng ) dựa trên nguyên tắc
hoàn trả, có thời hạn và có lãi. Tín dụng là hoạt động sinh lời lớn nhất song
rủi ro lớn nhất cho NHTM. Rủi ro này có rất nhiều nguyên nhân, đều có thể
gây ra tổn thất, làm giảm thu nhập của ngân hàng. Có nhiều khoản tài trợ mà
tổn thất có thể chiếm phần lớn vốn chủ, đẩy ngân hàng đến phá sản. Để tín
dụng có hiệu quả là hết sức khó khăn nhưng cũng hết sức quan trọng đối với
ngân hàng thương mại.
Xuất phát từ yêu càu này, cùng với những kiến thức đã được tiếp thu trong
trường em lựa chọn đề tài: “Phân tích về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín
dụng trong NHTM”. Cấu trúc của đề án gồm 3 phần: Ngoài phần mở đầu và
phần kết luận, phần nội dung gồm 3 chương:
Chương I: Những vấn đề cơ bản về tín dụng và rủi ro tín dụng
Chương II: Đo lường rủi ro tín dụng
Chương III: Ứng dụng một số mô hình để quản trị rủi ro tín dụng tại
ngân hàng Hàng Hải Việt Nam……….
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Website: Email : Tel : 0918.775.368
CHƯƠNG I
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TÍN DỤNG VÀ RỦI RO TÍN DỤNG
I. Tín dụng
1.Khái niệm tín dụng
Tín dụng là là loại tài sản chiếm tỷ trọng lớn nhất ở phần lớn các NHTM,
phản ánh hoạt động đặc trưng của NH.
Tín dụng là sự chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị từ người sở hữu
sang người sử dụng và sau một thời gian nhất định được quay lại người sở
hữu với giá trị lớn hơn ban đầu.
2. Phân loại tín dụng
Ngân hàng cung cấp rất nhiều loại tín dụng, cho nhiều đối tượng khách
hàng với những mục đích khác nhau. Để tránh nhầm lẫn và có cái nhìn tổng
quát về các loại tín dụng , người ta phân loại tín dụng theo một số tiêu chí sau:
• Căn cứ vào thời hạn cho vay:
- Cho vay ngắn hạn: Có thời hạn đến 1 năm.
- Cho vay trung hạn: Có thời hạn từ trên 1 năm đến 5 năm.
- Cho vay dài hạn: Có thời hạn trên 5 năm.
• Căn cứ vào bảo đảm tín dụng:
- Tín dụng không có bảo đảm: Là tín dụng không có tài sản cầm cố, thế
chấp hay có bảo lãnh của người thứ ba.
- Tín dụng có bảo đảm: Là tín dụng có tài sản cầm cố, thế chấp hay có
bảo lãnh của người thứ ba.
• Căn cứ mục đích tín dụng:
- Tín dụng bất động sản: Đây là các khoản tín dụng được bảo đảm bằng
bất động sản.
- Tín dụng công thương nghiệp: Đây là các khoản tín dụng cấp cho các
doanh nghiệp, để trang trải các chi phí như mua nguyên vật liệu, trả thuế, và
chi trả lương.
- Tín dụng nông nghiệp: Đây là các khoản tín dụng cấp cho các hoạt động
nông nghiệp, nhằm trợ giúp các hoạt động trồng trọt, thu hoạch mùa màng và
chăn nuôi gia súc.
- Tín dụng cá nhân: Đây là các khoản tín dụng cấp cho cá nhân để mua
sắm hàng hóa tiêu dùng đắt tiền như xe hơi, nhà di động…
- Tín dụng cho cá tổ chức tài chính: Đây là các khoản tín dụng cấp cho
các ngân hàng, công ty bảo hiểm, công ty tài chính và các tổ chức tài chính
khác.
- Cho thuê tài chính: Là việc ngân hàng mua các trang thiết bị, máy móc
và cho thuê lại chúng.
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Website: Email : Tel : 0918.775.368
- Tín dụng khác: bao gồm các khoản tín dụng khác chưa được phân loại ở
trên ( ví dụ, tín dụng kinhh doanh chứng khoán).
3. Các nguyên tắc tín dụng NH
Hoạt động tín dụng của NHTM dựa trên một số nguyên tắc nhất định nhằm
đảm bảo tính an toàn và khả năng sinh lời. Các nguyên tắc này được cụ thể
hóa trong các qui định của NH Nhà nước và các NHTM.
• Khách hàng phải cam kết hoàn trả vốn (gốc) và lãi với thời gian xác định:
Các khoản tín dụng của ngân hàng chủ yếu có nguồn gốc từ các khoản tiền
gửi của khách hàng và các khoản ngân hàng vay mượn. Ngân hàng phải có
trách nhiệm hoàn trả cả gốc và lãi như cam kết. Do vậy, ngân hàng luôn yêu
cầu người nhận tín dụng thực hiện đúng cam kết này. Đây là điều kiên để
ngân hàng tồn tại và phát triển.
• Khách hàng phải cam kết sử dụng tín dụng theo mục đích được thỏa thuận
với ngân hàng, không trái với các qui định của pháp luật và các qui định khác
cua ngân hàng cấp trên.
• Ngân hàng tài trợ dựa trên phương án (hoặc dự án) có hiệu quả. Thực hiện
nguyên tắc này là điều kiện để thực hiện nguyên tắc thứ nhất. Phương án hoạt
động có hiệu quả của người vay minh chứng cho khả năng thi hồi được vốn
đầu tư và có lãi để trả nợ ngân hàng. Các khoản tài trợ của ngân hàng phải
gắn liền với việc hình thành tài sản của người vay. Trong truờng hợp xét thấy
kém an toàn, ngân hàng đòi hỏi người vay phải có tài sản đảm bảo khi vay.
II. Rủi ro tín dụng
1.Khái niệm rủi ro tín dụng
Rủi ro tín dụng là khoản lỗ tiềm tàng vốn có được tạo ra khi cấp tín dụng
cho khách hàng.
Bất kì một khoản tín dụng nào được cấp ra đều phải tuân thủ theo ba nguyên
tắc sau đây:
i) Khoản tín dụng đó phải được sử dung đúng mục đích cà có hiệu quả,
ii) Khoản tín dụng đó p hải có tài sản đảm bảo.
iii) Khoản tín dụng đó phải được hoàn trả cả vốn và lãi đúng kì hạn cam
kết.
Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, vì một
lý do nào đó(có thể là chủ quan hoặc khách quan) khiến cho nguyên tắc thứ 3
bị vi phạm, tức kà khoản tín dụng đó không được hoàn trả đúng kì hạn đã cam
kết. Điều này sẽ khiến cho NH chịu một số tổn thất như: Thiếu vốn khả dụng,
mất khả năng thanh toán… những tổn thất này người ta gọi là rủi ro tín dụng.
Từ đây ta có thể đưa ra một khái niệm đầy đủ về rủi ro tín dụng:
“ Rủi ro tín dụng là những thiệt hại, mất mát mà ngân hàng phải gánh chịu
do người vay vốn hay người sử dụng vốn của ngân hàng không trả đúng hạn,
không thực hiện đúng nghĩa vụ đã cam kết trong hợp đồng tín dụng với bất kì
lý do nào”.
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Website: Email : Tel : 0918.775.368
2. Phân loại rủi ro tín dụng
Căn cứ vào khái niệm rủi ro tín dụng, ta có thể chia rủi ro tín dụng thàn các
loại sau:
• Rủi ro do không hoàn trả nợ đúng hạn (rủi ro đọng vốn): Điều này có thể
gây ra hai ảnh hưởng:
i) Ảnh hưởng tới kế hoạch sử dụng vốn của ngân hàng:
Chẳng hạn NH huy động nguồn vốn kỳ hạn 12 tháng trị giá 1 triệu USD để
tiến hành hoạt động cho vay đảm bảo sử dụng vốn một cách có hiệu quả. Nếu
NH cho khách hàng A vay 9 tháng, để sử dụng tối đa đồng vốn, NH dự định
cho khách hàng B vay 3 tháng tiếp. Nhừn nếu sau 9 tháng, khách hàng A
không hoàn trả vốn tín dụng, buộc NH phải huy động trên thị trường để bù
đắp vốn cho vay chưa được thu hồi của khác hàng A. Có thể là đi vay ngân
hàng khác, hoặc đi vay ngân hàng trung ương, hoặc bán giấy tờ có giá, thậm
chí có thể bán ngay khoản tín dụng đó. Nhưng trong trường hợp đó, NH vẫn
phải chịu khoản tổn thất do chi phí vay vốn cao hơn, và tốn một khoản thời
gian, đấy là chưa nói đến khả năng không thể huy động được. Khi đó NH sẽ
mất cơ hội đầu tư, tức là không cho khách hàng B vay được, do đó sẽ làm
giảm hiệu quả sử dụng vốn và ảnh hưởng đến ợi nhuận và uy tín của NH.
ii) Gây cản trở và khó khăn cho việc chi trả cho ngươnì gửi tiền.
NH là một tổ chức đi vay để cho vay. Chính vì thế, khi NH huy động được
môt khoản tiền thì ngay lập tức, NH dùng số tiền đó để đầu tư cho vay. Nếu
khi đến hạn mà người vay không trả nợ cho NH, NH sẽ không đủ tiền thanh
toán cho khách hàng gửi tiền vào, điều này làm giảm khả năng thanh toán và
uy tín của NH. Nếu khoản tiền đó lớn có thê gây nguy hiêm cho NH trong
việc hoach định chi trả tiền gửi cho khách hàng.
• Rủi ro không có khả năng trả nợ ( rủi ro bị mất vốn một phần hoặc toàn
bộ): Là rủi ro xảy ra trong trường hợp doanh nghiệp đi vay đã mất khả năng
chi trả. Do vậy, NH chỉ còn trông chờ vào giá trị thanh lý tài sản của doanh
nghiệp để đỡ một phần nợ gốc. Tuy nhiên, vấn đề này hết sức khó khăn vì:
- Giá trị thanh lý bị giảm rất nhiều so với thời điểm thẩm định ban đầu.
- Bản thân tài sản thanh lý đó rất khó bán do không ai muốn mua chúng.
- Giá trị của tài sản thường bị chia sẻ với các chủ nợ ưu tiên trước như:
nộp
thuế cho nhà nước, trả lương cho cán bộ nhân viên…
Nói chung các món nợ thuộc loại rủi ro này rất phức tạp, khó thu hồi
và là gánh nặng thật sự với NH.
3. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng
3.1. Nguyên nhân khách quan
• Những nguyên nhân bất khả kháng: Những nguyên nhân bất khả kháng tác
động tới người vay, làm họ mất khả năng thanh toán cho ngân hàng. Ví dụ:
Thiên tai, chiến tranh hoặc những thay đổi tầm vĩ mô vượt quá tầm kiểm soát
của người vay lẫn người cho vay.
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Website: Email : Tel : 0918.775.368
• Do tác động của chu kì khách quan của nền kinh tế: Bất kì nền kinh tế nào
cũng có chu kì phát triển theo một ngưỡng nhất định.
• Cơ chế chính sách của nhà nước: Sự thay đổi trong cơ chế, chính sách của
nhà nước có thể tạo thuận lợi hoặc gây khó khăn cho doanh nghiệp trong quá
trình sản xuất kinh doanh.
3.2. Nguyên nhân chủ quan
- Từ phía khách hàng: Khả năng gây rủi ro phổ biến và hay gặp nhất là từ phía
khách hàng.
• Đối với khách hàng cá nhân: Nguồn trả nợ chủ yếu là thu nhập. Sau khi
vay vốn NH thường có rủi ro do những nguyên nhân sau:
+ Công việc bị thay đổi hoặc mất việc làm.
+ Có thu nhập không ổn định.
+ Rủi ro đạo đức do cố tình không hoàn trả nợ vay.
• Đối với khách hàng doanh nghiệp: Nguyên nhân gây ra rủi ro bao gồm:
+ Về phía thị trường của doanh nghiệp: Chi phí sản xuất tăng cao làm cho
sản phẩm của doanh nghiệp kém khả năng cạnh tranh về giá cả, sản phẩm
làm ra kém chất lượng… làm cho sản phẩm của doanh nghiệp không tiêu
thụ được và khó khăn trong việc hoàn trả nợ NH.
+ Khách hàng sử dụng vốn sai mục đích do đó mất vốn hoặc hiệu quả đầu
tư thấp dẫn đến không trả được nợ.
+ Do tình trạng gian lận, tham nhũng diễn ra trong nôi bộ doanh nghiệp.
+ Do sự thay đổi nhân sự hoặc htay đổi chủ sở hũư doanh nghiệp.
- Từ phía ngân hàng:
• Cán bộ tín dụng không thực hiên nghiêm túc quá trình cho vay, dẫn tới
đánh giá không đầy đủ, chính xác về khách hàng trước khi cho vay hoặc
không kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc sử dụng vốn vay của khách hàng.
• Thiếu thông tin tín dụng hoặc thông tin không đầy đủ, kịp thời, chính xác.
• Trình độ quản lý, năng lực chuyên môn của các cán bộ NH nhiều khi
chưa bắt kịp với cơ chế thị trường luôn luôn biến động, dẫn đến hạn chế trong
quản lý các món vay.
• Cán bộ tín dụng thiếu đạo đức nghề nghiệp, cố tình làm sai nguyên tắc.
- Từ các bảo đảm tín dụng
• Trường hợp bảo đảm bằng tài sản:
+ Do sự biến độg giá trị tài sản bảo đảm theo chiều hướng bất lợi.
+ Do NH gặp khó khăn trong việc tiếp cận, nắm giữ các tài sản bảo đảm
để xử lý chúng.
+ Trường hợp bảo đảm đối nhân( bảo lãnh): Do người bảo lãnh không
thực hện nghĩa vụ thanh toán cho người vay tín dụng khi người này không có
khả năng chi trả.
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Website: Email : Tel : 0918.775.368
4. Các chỉ tiêu phản ánh rủi ro tín dụng
4.1. Nợ quá hạn
Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ. Nợ quá hạn là khoản nợ
mà khách hàng không trả được khi đã đến hạn thỏa thuận ghi trên hợp đồng
tín dụng.
- Nợ khó đòi và tỷ lệ nợ khó đòi trên tổng dư nợ. Nợ khó đòi là khoản nợ
quá hạn và kèm theo một số tiêu chí khác như quá một kì gia hạn nợ, hoặc
không có tài sản đảm bảo,…
Các chỉ tiêu này có liên quan chặt chẽ với nhau và phản ánh các mức độ tín
dụng rủi ro tín dụng khác nhau. Đối với ngân hàng, việc khách hàng không trả
đúng hạn có liên quan đến thanh khoản và rủi ro thanh khoản: Chi phí gia
tăng để tìm nguồn mới để chi trả tiền gửi và cho vay đúng hợp đồng.
Các quan điểm khác nhau, các cách tính toán khác nhau về kì hạn nợ và nợ
quá hạn có thể làm các chỉ tiêu này bị biến dạng.
Thứ nhất, do định kì hạn nợ không đúng
Thứ hai, do đảo nợ, hoặc giãn nợ.
Thứ ba, do chính sách cho vay.
4.2. Các chỉ tiêu khác
Bên cạnh nợ quá hạn và nợ khó đòi, nhà quản lý ngân hàng còn sử dụng
các hình thức đo rủi ro tín dụng khác, gắn liền với chiến lược đa dạng hóa tài
sản, lập hồ sơ khách hàng, trích lập quỹ dự phòng…
- Điểm của khách hàng
Thông qua phân tích tình hình tài chính, năng lực sản xuất kinh doanh,
hiệu quả dự án,…ngân hàng lập hồ sơ về khách hàng, xếp loại và cho điểm.
Khách hàng loại A hoặc điểm cao, rủi ro tín dụng thấp, khách hàng loại C,
hoặc điểm thấp, rủi ro cao. Chỉ tiêu này được xây dựng dựa trên các dấu hiệu
rủi ro mà ngân hàng xây dựng, điểm của khách hàng cho thấy rủi ro “ tiềm
ẩn”.
- Các khoản cho vay có vấn đề
Mặc dù chưa đến hạn và chưa được coi là nợ quá hạn, song trong quá trình
theo dõi, nhân viên ngân hàng nhận thấy nhiều khoản tài trợ đang có dấu hiệu
kém lành mạnh, có nguy cơ trở thành nợ quá hạn. Khoản vay có vấn đề được
xây dựng dựa trên qui định của ngân hàng.
- Tính kém đa dạng của tín dụng.
Đa dạng hóa là biện pháp hạn chế rủi ro. Những thay đổi trong chu kì của
người vay là khó tránh khỏi. Nếu ngân hàng tập trung tài trợ cho một nhóm
khách hàng, của một ngành, hoặc một vùng hẹp thì rủi ro sẽ cao hơn so với đa
dạng hóa.
- Mất ổn định vĩ mô
Chính sách thường xuyên thay đổi, lạm phát cao, tình hình chính trị mất ổn
định…đều tạo nên mất ổn định vĩ mô, tác động xấu đến người vay. Do vậy,
mất ổn định vĩ mô được xem là một nội dung phản ánh rủi ro tín dụng.
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Website: Email : Tel : 0918.775.368
III. Quản lý rủi ro tín dụng.
1. Nguyên nhân phải quản lý rủi ro tín dụng.
1.1 Đối với các tổ chức tín dụng
Trong nền kinh tế thị trường, cung cấp tín dụng là chức năng kinh tế cơ
bản của NH. Đối với hầu hết các NH, dư nợ tín dụng thường chiếm hơn 1/2
tổng tài sản có và thu nhập từ tín dung chiếm khoảng 1/2 đến 2/3 tổng thu
nhập của NH. Tuy nhiên, rủi ro trong kinh doanh NH lại có xu hướng tập
trung chủ yếu và danh mục tín dụng. Trong hoạt động của mình, nhìn chung
các NH chỉ chấp nhận rủi ro tín dụng mà mức thiệt hại tối đa không cao hơn
mức lợi nhuận mong đợi. Song trong thực tế, mọi trường hợp đều có thể
được tính đến như mô hình dưới đây:
Khả năng thiệt hại của ngân hàng
Lợi nhuận Chi phí Vốn tự có
Vùng rủi ro cho phép Vùng rủi ro nguy hiểm Vùng rủi ro thảm khốc
Điểm bắt đầu Điểm bắt đầu Điểm không có điểm mất vốn tự có
giảm lợi nhuận thua lỗ doanh thu và phá sản
Trong một môi trường hoạt động tiềm ẩn nhiều rủi ro, nếu một Ngân hàng
yếu kém trong quản trị rủi ro tín dụng có thể xảy ra ngoài mong đợi.
1.2. Đối với nền kinh tế.
Rủi ro tín dụng không chỉ thiệt hại cho NH, vì nguồn vốn của NH chủ
yếu được huy động từ nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội. Vì vậy, rủi ro tín dụng
có thể làm giảm niềm tin của người gửi tiền, ở mức độ rất nghiêm trọng, hiện
tượng rút tiền hàng loạt có thể xảy ra. Nếu không có đủ dự phòng và xử lý kịp
thời, NH có thể sụp đổ và có thể gay ra hiệu ứng lan truyền đặc trưng của hệ
thống NH, ảnh hưởng tồi tệ một cách sâu rộng tới nền kinh tế.
Ở khía cạnh hiệu quả đầu tư xã hội, rủi ro tín dụng xảy ra có thể đồng
nghĩa vơí khoản đầu tư của người vay tiền không có hiệu quả, không mang lại
lợi ích cho xã hội. Mặt khác, nếu NHTM nhà nước gặp phải rủi ro tín dụng,
có thể nhận được sự hỗ trợ của ngân sách nhà nước. Khi đó ngân sách nhà
nước sẽ phải cắt giảm khoản chi cho các mục tiêu khác. Điều này ít nhiều
ảnh hưởng tới các mục tiêu ổn định và phát triển kinh tế đất nước.
Do đó quản trị rui ro tín dụng, cụ thể hơn là hoàn thiện và nâng cao năng
lực quản trị tín dụng là tiền đề của của việc mở rộng tín dụng có hiệu quả,
cũng là mở rộng tín dụng của NH.
2. Nội dung quản lý rủi ro tín dụng
2.1. Hạn chế các khoản tín dụng có vấn đề, nợ quá hạn, nợ khó đòi
Nội dung này đòi hỏi ngân hàng phải cẩn thận khi cho vayvà đặt giá, thực
hiện đa dạng hóa.
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Website: Email : Tel : 0918.775.368
2..1.1. Thực hiện các quy định về an toàn tín dụng được ghi trong luật các tổ
chức tín dụng và trong các nghị định của ngân hàng nhà nước.
Các quy định nêu rõ trường hợp cấm các ngân hàng không được tài trợ, điều
kiện ngân hàng phải thực hiện khi tài trợ. ví dụ, cho vay một khách hàng
không được vượt quá tỉ lệ phần trăm trên vốn của chủ sở hữu…
2.1.2. Xác định danh mục các khoản tài rợ với các mức rủi ro khác nhau…
sẽ có rủi ro khác nhau.
- Tín dụng thương mại: Rủi ro liên quan đén khả năng đánh giá khả năng
kinh doanh, tìa chính của người vay. Ngân hàng cần thu htập thông tin cả
trong quá khứ lẫn trong tương lai. Tuy nhiên khía cạnh tương lai của công ty
quan trọng hơn với quá khứ.
- Cho vay đối với người tiêu dùng:Rủi ro liên quan tới thu nhập của người
vay và khả năng kiểm soát thông tin về người vay: Thông tin thường ít, ngân
hàng khó kiểm soát người vay và khó thu nợ…
- Cho vay đối với Nhà nước: Độ an toàn cao. Tuy nhiên, trong khủng hoảng
kinh tế toàn cầu hoặc khu vực, thì các khoản cho vay đối với Nhà nước cũng
bị ảnh hưởng.
2.1.3. Xây dựng chính sách tín dụng và qui trình phân tích tín dụng.
Hoạt động tín dụng liên quan tới nhiều bộ phận trong ngân hàng, đòi hỏi
phải có sự kết hợp và chỉ đạo chung thông qua chính sách, qui tắc và sự kiểm
soát chung.
Chính sách tín dụng với mục tiêu chính là mở rộng tín dụng đông thời hạn
chế rủi ro tín dụng nhằm nâng cao thu nhập cho ngân hàng.
Qui trình tín dụng do Ban giám đốc ngân hàng quyết định, được xây dựng
một cách chi tiết và quán triệt xuống từng chi nhánh ngân hàng, từng cán bộ
ngân hàng.Qui trình phân tích tín dụng thể hiện những nội dung mà cán bộ tín
dụng phải thực hiện khi cho vay nhằm hạn chế rủi ro như phân tích tình hình
sản xuất kinh doanh, thẩm định dự án…
2.1.4. Xác định dấu hiệu của các khoản cho vay có vấn đề, giới hạn các
khoản tín dụng và đa dạng hóa.
- Xác định các khoản cho vay có vấn đề.
- Xác định tỷ trọng các khoản cho vay khác nhau.
- xây dựng chiến lược đa dạng hóa
2.2. Quản lý nợ quá hạn, nợ khó đòi, các khoản nợ có vấn đề
Rủi ro là tất yếu của quá trình kinh doanh. Do vậy, ngân hàng luôn xây
dựng chính sách chung sống cùng rủi ro: Hạn chế rủi ro,chấp nhận rủi ro, khai
thác hoặc thanh lý nợ quá hạn, nợ khó đòi hoặc nợ có vấn đề.
- Ngân hàng phân loại nợ quá hạn, nợ khó đòi hoặc nợ có vấn đề: Phân
tích nguyên nhân thực, trạng, khả năng giải quyết.
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Website: Email : Tel : 0918.775.368
- Trong trường hợp người vay có khó khăn tài chính tạm thời song vẫn có
khả năng và ý chí trả nợ, ngân hàng áp dụng chính sách hỗ trợ như cho vay
thêm, gia hạn nợ, giảm lãi…
- Trong trường hợp nguời vay lừa đảo, chây ì, không có khả năng trả, ngân
hàng áp dụng chính sách thanh lý như bán tài sản thế chấp, phong toản tiền
gửi trên tài khoản.
- Xây dựng quỹ dự phòng để bù đắp tổn thất. Dựa trên tỉ lệ rủi ro chấp nhận
và danh mục các khoản cho vay rủi ro, ngân hàng xây dựng quỹ dự phòng.
Quỹ này không có tác dụng giảm rủi ro mà để chống đõ cho vốn của chủ khi
tổn thất xảy ra.
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Website: Email : Tel : 0918.775.368
CHƯƠNG II. ĐO LƯỜNG RỦI RO TÍN DỤNG
I. Mô hình định tính về rủi ro tín dụng
1. Phân tích tín dụng
Đối với mỗi đơn xin vay, cán bộ tín dụng cần phải trả lời được 3 câu hỏi
căn bản sau:
- Người xin vay có thể tín nhiệm và anh biết họ như thế nào?
- Hợp đồng tín dụng có được ký kết một cách đúng đắn và hợp lệ, nhằm
bảo vệ được ngân hàng và người gửi tiền, và người xin vay có khả năng hoàn
trả nợ mà không cần đến một sức ép nào?
- Trong trường hợp khách hàng không trả nợ, liệu ngân hàng có thể thu hồi
nợ bằng tài sản hay thu nhập của người vay một cách nhanh chóng với chi phí
thấp và rủi ro thấp?
1.1.Người xin vay có thể tín nhiệm?
1.1.1. Tư cách người vay: Cán bộ tín dụng phải chắc chắn tun rằng: Người
xin vay phải có mục đích tín dụng rõ ràng và có thiện chí nghiêm chỉnh trả nợ
khi đến hạn. Nếu cán bộ tín dụng không biết chính xác được tại sao khách
hàng lại xin vay tiền, thì cần phải làm rõ rang mục đích xin là gì. Khi mục
đích xin vay đã rõ rang, cán bộ tín dụng phải xác định xem có phù hợp với
chính sách tín dụng hiện hành của ngân hàng hay không. Tinh thần trách
nhiệm, tính trung thực, mục đích rõ rang, và thiện chí trả nợ của người vay
gọi chung là “ tư cách người vay” (character). Nếu phát hiện thấy người vay
giả dối trong kế hoạch sử dụng và trả nợ như đã thỏa thuận, thì cán bộ tín
dụng phải từ chối cho vay, nếu không, rủi ro tín dụng sẽ phát sinh cho ngân
hàng.
1.1.2. Năng lực của người vay: Cán bộ tín dụng phải chắc chắn rằng người
xin vay phải có đủ năng lực hành vi và năng lực pháp lý để ký kết hợp đồng
tín dụng. Ví dụ, ở hầu hết các nước đều quy định người dưới 18 tuổi không đủ
tư cách pháp lý để ký kết hợp đồng tín dụng. Tương tự, cán bộ tín dụng phải
chắc chắn rằng người đại diện cho công ty ký kết hợp đồng tín dụng phải là
người được ủy quyền hợp pháp của công ty.
1.1.3. Thu nhập của người vay: Tiêu chí thu nhập của người vay tập chung
vào câu hỏi: Người vay có khả năng tạo ra đủ tiền để trả nợ ? Nhìn chung,
người vay có ba khả năng để tạo ra tiền, đó là: (i) luồng tiền từ doanh thu bán
hàng hay từ thu nhập, (ii) bán thanh lý tài sản, (iii) tiền từ phát hành chứng
khoán nợ hay chứng khoán vốn. Bất cứ nguồn thu nào từ ba khả năng này đều
có thể sử dụng để trả nợ vay cho ngân hàng.
1.1.4. Bảo hiểm tiền vay: Khi đánh giá khía cạnh bảo đảm tiền vay, cán bộn
tín dụng phải tự hỏi: người vay có sở hữu một giá trị nào hay tài sản nào có
chất lượng để hộ trợ cho khoản vay? Cán bộ tín dụng phải đặc biệt chú ý đến
những yếu tố nhạy cảm như: tuổi thọ, điều kiện, và mức độ chuyên dụng của
tài sản người vay. Khía cạnh công nghệ cũng phải đặc biệt chú ý, bởi vì nếu
Website: Email : Tel : 0918.775.368