Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Phân tích các học thuyết quản trị hoạt động nâng cao năng xuất ứng dụng vào thực tiễn doanh nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (334.37 KB, 13 trang )

PHÂN TÍCH CÁC HỌC THUYẾT QUẢN TRỊ HOẠT ĐỘNG NÂNG CAO
NĂNG XUẤT - ỨNG DỤNG VÀO THỰC TIỄN DOANH NGHIỆP
I. KHÁI QUÁT VỀ QUẢN TRỊ HOẠT ĐỘNG
1. Bối cảnh kinh tế thế kỷ 19, 20 – cách mạng công nghiệp lần thứ 2:
Cách mạng công nghiệp là cuộc cách mạng trong lĩnh vực sản xuất; là sự thay đổi
cơ bản các điều kiện kinh tế-xã hội, văn hóa và kỹ thuật, xuất phát từ nước Anh sau đó
lan tỏa ra toàn thế giới. Trong thời kỳ này, nền kinh tế giản đơn, quy mô nhỏ, dựa trên
lao động chân tay được thay thế bằng công nghiệp và chế tạo máy móc quy mô lớn.
Cách mạng công nghiệp lần thứ hai tiếp tục ngay sau đó từ nửa sau thế kỷ 19 đến đầu
thế kỷ 20.
Cuộc cách mạng bắt đầu với sự phát triển sản xuất hàng hóa của ngành công
nghiệp dệt. Sau đó, với nhu cầu cung cấp máy móc và năng lượng cho công nghiệp dệt,
các kỹ thuật gia công sắt thép được cải thiện và than đá sử dụng với khối lượng lớn.
Thương mại mở rộng tạo điều kiện cho sự ra đời của kênh đào giao thông và đường sắt
Bên cạnh đó, đường giao thông được nâng cấp lớn cho hoạt động giao thương nhộn
nhịp. Động cơ hơi nước sử dụng nhiên liệu than và máy móc dẫn động bằng cơ khí đã
đưa đến gia tăng năng suất lao động đột biến. Sự phát triển các máy công cụ trong hai
thập kỷ đầu của thế kỷ 19 tạo thuận lợi cho lĩnh vực chế tạo máy, phục vụ những ngành
sản xuất khác.
Ý kiến về thời gian diễn ra cách mạng công nghiệp lần thứ nhất không thống nhất,
nhưng nói chung là ở nửa cuối thế kỷ 18 đến nửa đầu thế kỷ 19. Ảnh hưởng của nó diễn
ra ở Tây Âu và Bắc Mỹ trong suốt thế kỷ 19 và sau đó là toàn thế giới. Tác động của
cách mạng công nghiệp là vô cùng sâu rộng.
Năm 1800 những ngành công nghiệp khác phát triển lên cùng với sự phát triển của
động cơ xăng dầu và điện, nhu cầu về sản phẩm phục vụ cho chiến tranh đã thúc đẩy sự
thành lập nhiều nhà máy hơn nữa. Hệ thống sản xuất thủ công được thay thế bởi hệ
thống nhà xưởng, có cải tiến lớn đối với nhà máy.
Kỷ nguyên công nghiệp mới ở Hoa kỳ đã xuất hiện ngay khi bắt đầu thế kỷ 20, đã
tạo ra một giai đoạn mở rộng lớn lao về năng lực sản xuất. Sự chấm dứt việc sử dụng
lao động nô lệ, sự di chuyển của lực lượng lao động trong nông thôn vào các thành thị


1


và sự nhập cư đã cung cấp một lực lượng lao động lớn cho sự phát triển nhanh chóng
của trung tâm công nghiệp ở thành thị. Sự phát triển này dẫn đến hình thức mới của
ngành công nghiệp là giải quyết vấn đề vốn thông qua việc thiết lập các công ty cổ
phần. Từ đó, có thể nhà quản lý trở thành người làm thuê cho xí nghiệp và được trả
lươơ̛ng từ nhà tài chính, hay người làm chủ vốn.
Cách mạng công nghiệp lần thứ hai bắt đầu khoảng 1850, khi các tiến bộ kinh tế
và kỹ thuật có được nhờ phát triển tàu hơi nước, đường sắt. Đến cuối thế kỷ 19, động
lực của Cách mạng công nghiệp là động cơ đốt trong và máy móc sử dụng điện. Năm
1914, giai đoạn thứ hai này kết thúc.
2. Quản trị hoạt động khái niệm và lịch sử ra đời:
Quản trị hoạt động sản xuất là sự tác động dưới dạng điều khiển lên mọi hoạt động tạo
sản phẩm vật chất hữu hình của một tổ chức.
Quá trình xuất hiện các lý thuyết quản lý
-

Thời Trung cổ, lý thuyết quản lý chưa được ra đời, vì đơn vị sản xuất kinh

doanh vẫn chỉ đóng khung trong phạm vi gia đình.
-

Ở phương Tây, những ý kiến quản lý áp dụng trong kinh doanh chỉ bắt đầu xuất

hiện từ khoảng thế kỷ 16.
-

Đến thế kỷ 18, là thời ký có những phát minh tạo nên cuộc cách mạng công


nghiệp, trong đó có sự ứng dụng động lực máy hơi nước, làm thay đổi qui mô sản xuất
từ gia đình thành các nhà máy. Tuy nhiên, hoàn cảnh sản xuất mới cũng chưa có tác
động lớn đến sự phát triển của lý thuyết quản lý, vì trong giai đoạn đầu của cuộc cách
mạng công nghiệp, chức năng của người sở hữu và chức năng của người quản lý chưa
đuợc phân biệt rõ rệt.
-

Sản xuất kinh doanh phát triển càng mạnh thì chức năng của người sở hữu và

chức năng của người quản lý đuợc phân biệt ngày càng rõ rệt, đặc biệt trong các công
ty cổ phần. Người ta bắt đầu quan tâm đến việc cải tiến quản lý và bắt đầu xuất hiện
những tác phẩm nhưng cũng chủ yếu có liên quan đến khía cạnh kỹ thuật sản xuất là
chủ yếu.
-

Đến cuối thế kỷ 19, các nổ lực nghiên cứu nhằm đưa ra những lý thuyết quản lý

vẫn còn mới mẻ và chưa có một công trình tổng hợp nào về nguyên tắc và kỹ thuật

2


quản lý một cách đầy đủ.
-

Đầu thế kỷ 20, Taylor là người đặt nền móng đầu tiên cho quản lý học hiện tại

vì đã biết chú ý đến khía cạnh khác của hoạt động quản lý.
3. Lý thuyết áp dụng để nâng cao năng suất sản xuất ở thế kỷ 19, 20
3.1 Lý thuyết lãnh đạo, quản trị khoa học

Frederich Taylor (1856 - 1915): Taylor xuất thân là một công nhân và trở thành kỹ sư
trải qua quá trình ban ngày đi làm, ban đêm đi học hàm thụ đại học. Trong quá trình
làm việc trong nhà máy luyện cán thép, Taylor đã có nhiều cơ hôi quan sát và thực hành
lãnh đạo, quản trị trong nhà máy. Ông là tác giả với những nghiên cứu và lý thuyết khá
nổi tiếng về lãnh đạo, quản trị trong thời gian từ 1890 đến 1930.
Những nguyên tắc cơ bản trong lý thuyết của Taylor là:
-

Xây dựng các phương pháp khoa học để thực hiện công việc, nhiệm vụ của từng
công nhân
Lựa chọn công nhân một cách khoa học và huấn luyện họ phương pháp khoa
học để thực hiện công việc

-

Tổ chức giáo dục và giám sát công nhân để đảm bảo họ thực hiện theo đúng
phương pháp

-

Xây dựng và củng cố quan hệ giữa người lao động và nhà lãnh đạo, quản trị
Biện pháp thực hiện: Ðể thực hiện những nguyên tắc của mình, Taylor đã tiến
hành:

-

Nghiên cứu các loại thời gian làm việc của công nhân theo từng công việc.

-


Phân chia công việc của từng công nhân thành những công việc bộ phận nhỏ để
cải tiến và tối ưu hóa.
- Xây dựng hệ thống khuyến khích người lao động làm việc, thực hiện trả công
theo

lao

động.

Những kết quả qua áp dụng lý thuyết của Taylor là năng suất lao động tăng lên rất
nhanh và khối lượng sản phẩm tăng nhiều. Tuy nhiên, lý thuyết của Taylor nghiêng
về "kỹ thuật hóa, máy móc hóa" con người, sức lao động bị khai thác kiệt quệ làm
cho công nhân đấu tranh chống lại các chính sách về lãnh đạo, quản trị.

3


Phương pháp sản suất hàng loạt còn được gọi phương pháp sản xuất theo dây
chuyền do Henry Ford ứng dụng lý thuyết của Taylor vào hệ thống dây chuyền sản xuất
ôtô con của ông ta. Cho nên chủ nghĩa Taylor (thuyết Taylor) thường được đề cập cùng
với chủ nghĩa Ford (hay thuyết Ford), bởi vì nó đã được liên kết chặt chẽ với phương
pháp sản xuất hàng loạt trong các xưởng sản xuất. Phương thức (phương pháp) Taylor
là tên riêng dành cho phương thức quản lý theo khoa học của ông.
Taylor giới thiệu nhiều khái niệm mà không được đương thời chấp nhận rộng rãi.
Ví dụ, bằng cách quan sát công nhân, ông nhận định rằng công việc lao động cần có cả
thời gian giải lao, để công nhân có thể hồi phục lại sức lực sau thời gian lao động mệt
mỏi. Ông kiểm chứng điều này với các công việc của nghề bốc xếp quặng: công nhân
đã được đào tạo cách tận dụng thời gian còn lại sau giải lao để làm việc, và sản lượng
tăng


lên

đáng

kể.

3.2 Sản xuất tinh gọn (Lean production)
Phương pháp sản xuất Lean (Lean Manufacturing – Lean Production) là một
phương pháp sản xuất được xem là mang lại hiệu quả nhất hiện nay. Phương thức sản
xuất Lean cũng có nhiều tên gọi và cách nhìn nhận khác nhau, chẳng hạn có thể còn
được gọi là phương thức sản xuất Toyota (TPS), phương thức Just In Time (JIT),
phương thức sản xuất không dự trữ (Zero Inventory). Mục tiêu của phương thức sản
xuất Lean là hoàn toàn loại bỏ các lãng phí xảy ra trong quá trình sản xuất từ đó cho
phép cải thiện hệ thống sản xuất tối ưu, tinh gọn (theo đúng nghĩa của từ Lean). Với
phương pháp Lean, doanh nghiệp sản xuất có thể giảm chi phí sản xuất, tăng sản lượng
đầu ra, và rút ngắn thời gian sản xuất.
Nhiều khái niệm về Lean Manufacturing đều bắt nguồn từ Hệ thống sản xuất
Toyota (TPS) và đã được dần triển khai xuyên suốt các hoạt động của Toyota từ những
năm 1950. Cụm từ “Lean Manufacturing” hay “Lean Production” bắt đầu được hình
thành khi có những nghiên cứu của các học giả Mỹ tại đại học công nghệ Massachusset
tiến hành vào cuối những năm 80 của thế kỷ trước. Nghiên cứu này tập trung đánh giá
những thành công trong phương thức sản xuất của các doanh nghiệp Nhật đặc biệt là
của công ty ô tô Toyota. Khái niệm Lean đã xuất hiện lần đầu tiên trong cuốn Cỗ máy
làm thay đổi Thế giới (The Machine that Changed the World) xuất bản năm 1990.Dựa
trên mô hình sản xuất tinh gọn, nhiều doanh nghiệp đang sử dụng những nguồn lực

4


quan trọng để:

-

Giảm thời gian chuẩn bị sản xuất. Cải thiện tối đa chu kỳ sản xuất - Giảm thời
gian quy trình và chu kỳ sản xuất bằng cách giảm tối đa thời gian chờ đợi giữa
các công đoạn, cũng như thời gian chuẩn bị cho quy trình và thời gian chuyển
đổi mẫu mã hay quy cách sản phẩm;

-

Cải thiện cách bố trí nhà máy dựa trên việc sắp xếp lưu chuyển nguyên liệu hiệu
quả;

-

Giảm những nguồn lực cần cho việc kiểm tra chất lượng;

-

Quan hệ gần gũi hơn với số lượng nhà cung cấp ít hơn, chất lượng tốt hơn và
đáng tin hơn, những nhà cung cấp có thể cung cấp những lô nhỏ vật liệu và phụ
tùng trực tiếp cho các quá trình sản xuất, vừa đủ, vừa đúng cho sản xuất; giảm
tối đa tồn kho.

-

Sử dụng việc trao đổi thông tin điện tử với những nhà cung cấp và khách hàng;

-

Hợp lý hóa tổng thể sản phẩm để loại bỏ những mẫu sản phẩm và biến thể ít

mang lại giá trị tăng thêm cho khách hàng;

-

Thiết kế những sản phẩm với ít thành phần hơn và phổ biến hơn;

-

Thiết kế những sản phẩm và dịch vụ mà yêu cầu tùy biến của khách hàng có thể
thực hiện được dựa trên những bộ phận và và môđun được chuẩn hóa, và càng
mới càng tốt.
Một số doanh nghiệp nổi tiếng áp dụng thành công phương thức này là Toyota.

Toyota đã được biết đến nhiều hơn về tính hiệu quả trong việc triển khai hệ thống sản
xuất của riêng mình và trở thành một thế lực cạnh tranh trong ngành công nghiệp Ô tô,
có khả năng cạnh tranh với các ông lơn sản xuất ô tô của Mỹ như GM, Ford, Chrysler.
Ngày nay, Toyota thường được xem là một trong những công ty sản xuất hiệu quả nhất
trên thế giới và là công ty đã đưa ra chuẩn mực về điển hình áp dụng Lean
Manufacturing.
4. Ứng dụng lý thuyết sản xuất vào kinh tế hiện đại:
Những lý thuyết được nêu ở mục 2 đã góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế
thần kỳ trong thế kỷ 19, thế kỷ 20 tại các nền kinh tế có tiềm năng trỗi dậy như Châu

5


âu, Mỹ, Nhật… Các lý thuyết về sản xuất xuất hiện ngay trước và sau Cuộc cách mạng
công nghiệp Anh Pháp… kể từ đó, lý thuyết về sản xuất hàng loạt, sản xuất tinh gọn
hay quản lý chất lượng liên tục được nghiên cứu cải tiến để thích ứng với từng nhu cầu
cụ thể của các thời kỳ.

Lean Product, Sản xuất hàng loạt vẫn được áp dụng trong ngành công nghiệp sản
xuất ở Nhật, Mỹ, Châu âu… và được áp dụng vào các thị trường mới như Trung quốc,
Hàn Quốc, Châu mỹ.
Cho đến những năm 1850, Mỹ đã từng bước trở thành xưởng sản xuất của cả thế
giới, nhanh chóng xuất ra các mặt hàng dệt may, đồng hồ, súng đạn... với giá cực rẻ.
Người Anh gọi phép lạ này là "hệ thống sản xuất kiểu Mỹ". Nó đã trở thành nỗi ghen tị
của phần còn lại của thế giới. Tiếp bước theo đà phát triển này, Trung Quốc đã và đang
“thành danh” trên thị trường thế giới chính là nhờ sản xuất hàng loạt, chi phí nhân
công, nguyên vật liệu giá rẻ. Trung quốc trở thành cường quốc đứng thứ 3 trên thế giới
đồng thời trở thành nhà máy gia công của toàn thế giới. Trung Quốc chính là minh
chứng cho việc áp dụng cải tiến các lý thuyết sản xuất từ thế kỷ trước vào sản xuất
trong thời đại hiện nay. Việc cải tiến dựa trên các tiến bộ khoa học như công nghệ thông
tin, rô bốt trong chế tạo, lắp ráp… Năng suất tăng và số lượng nhân công giảm là chìa
khóa thành công của sản xuất hiện đại.
Hiện nay, các công ty sản xuất và dịch vụ đều ứng dụng lý thuyết quản trị hiện đại
vào doanh nghiệp. Đến 90% các công ty sản xuất, dịch vụ đều ứng dụng các mô hình
quản lý nhiều nhất là ISO 9000, Six sigma, Lean…áp dụng quy trình để giảm chi phí
lưu trữ, chi phí cho hoạt động văn phòng. ISO trở thành “trào lưu” ở rất nhiều quốc gia.
II. QUẢN TRỊ HOẠT ĐỘNG TẠI CÔNG TY MAY VIỆT TIẾN
1. Giới thiệu chung về công ty VIỆT TIẾN:
-

Tổng công ty May Việt Tiến hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con
nằm trong cơ cấu của Tập đoàn Dệt May Việt Nam.

-

Tên tiếng Việt : Tổng công ty Cổ Phần May Việt Tiến;

-


Tên giao dịch quốc tế: VIETTIEN GARMENT CORPORATION;

-

Tên viết tắt : VTEC .

6


-

Địa chỉ : 07 Lê Minh Xuân, Quận Tân Bình

-

TP Hồ Chí Minh, Việt Nam

-

Điện thoại : 84-8-38640800 (22 lines)

-

Fax : 84-8-38645085-38654867

-

Email :


-

Website:

-

Ngành kinh doanh của doanh nghiệp (Theo giấy chứng nhận đăng ký số
214/CNN-TCLĐ) :



Sản xuất quần áo các loại.



Dịch vụ xuất nhập khẩu, vận chuyển giao nhận hàng hóa.



Sản xuất và kinh doanh nguyên phụ liệu ngành may; máy móc phụ tùng và các

thiết bị phục vụ ngành may công nghiệp; thiết bị điện âm thanh và ánh sáng.


Kinh doanh máy in, photocopy, thiết bị máy tính; các thiết bị, phần mềm trong

lĩnh vực máy vi tính và chuyển giao công nghệ; điện thoại, máy fax, hệ thống điện
thoại bàn; hệ thống điều hoà không khí và các phụ tùng (dân dụng và công nghiệp);
máy bơm gia dụng và công nghiệp.



Kinh doanh cơ sở hạ tầng đầu tư tại khu công nghiệp.



Đầu tư và kinh doanh tài chính.



Kinh doanh các ngành nghề khác theo quy định của pháp luật.

1.1 Tầm nhìn chiến lược :
Công ty cổ phần may Việt Tiến định hướng sẽ trở thành Doanh nghiệp dệt may tiêu

7


biểu nhất của ngành dệt may Việt Nam. Tạo dựng và phát triển thương hiệu của công
ty, nhãn hiệu hàng hóa, mở rộng kênh phân phối trong nước và quốc tế. Xây dựng nền
tài chính lành mạnh.
1.2 Sứ mạng kinh doanh :
-

Việt Tiến xác định nhiệm vụ chính là xây dựng công ty vững mạnh về mọi mặt,

tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho người lao động, tham gia tích cực các hoạt động
xã hội... góp phần ổn định đời sống của người lao động, tạo sự gần giũ với cộng đồng.
Để các thương hiệu có chỗ đứng vững chắc trên thị trường cũng như được người tiêu
dùng tín nhiệm.
-


Sản xuất các loại quần áo phục vụ cho các lứa tuổi từ thanh niên đến những đối

tượng công sở và những đối tượng có thu nhập cao.
-

Mở rộng thị trường, khẳng định tên tuổi ở các thị trường Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Đông

Âu, Khu vực Đông Nam Á, Đông Á, Tây Âu.
-

Với lợi thế cạnh tranh về công nghệ là mục tiêu hàng đầu trong chiến lược kinh

doanh của công ty, Việt Tiến sẽ luôn đưa ra những mẫu sản phẩm ngày một tốt hơn,
phong phú hơn và làm hài lòng hơn các đối tượng khách hàng của Việt Tiến.
-

Việt Tiến không chỉ quan tâm đến qu tâm đến sự phát triển và khả năng sinh lợi

của mình mà còn đồng thời là mối quan tâm đến đội ngũ nhân viên, giúp nhân viên
được đào tạo và tạo môi trường sáng tạo khiến các nhân viên năng động hơn.
1.3 Mốc quan trọng trong quá trình thành lập công ty
Vào ngày 24/03/1993, công ty được Bộ Công Nghiệp cấp giấy phép thành lập doanh
nghiệp số 214/CNN-TCLĐ.
Trước năm 1995, cơ quan quản lý trực tiếp công ty là LIÊN HIỆP SẢN XUẤT –
XUẤT NHẬP KHẨU MAY. Do yêu cầu của các doanh nghiệp và của Bộ Công
Nghiệp, cần phải có một Tổng Công Ty Dệt May làm trung gian cầu nối giữa các doanh
nghiệp với nhau và cấp vĩ mô, tiếp cận với thế giới nhằm hỗ trợ thông tin về thị trường,
cần có sự cụ thể hóa các chính sách, pháp luật …. Chính vì thế, ngày 29/04/1995
TỔNG CTY DỆT MAY VIỆT NAM ra đời.

Căn cứ Nghị định số 55/2003/NĐ-CP ngày 28 tháng 5 năm 2003 của Chính phủ

8


quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công nghiệp. Căn
cứ Văn bản số 7599/VPCP-ĐMDN ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Văn phòng Chính
phủ về việc tổ chức lại Công ty May Việt Tiến. Xét đề nghị của Tập đoàn Dệt May
Việt Nam tại Tờ trình số 28/TĐDM-TCLĐ ngày 09 tháng 01 năm 2007 và Đề án thành
lập Tổng công ty May Việt Tiến.Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức - Cán bộ
quyết định : Thành lập Tổng công ty May Việt Tiến trên cơ sở tổ chức lại Công ty May
Việt Tiến thuộc Tập đoàn Dệt May Việt Nam
2. Áp dụng lý thuyết sản xuất tại công ty May Việt Tiến
2.1 Ứng dụng lý thuyết của Federic Taylor:
Việt Tiến đã xây dựng nhà xưởng và áp dụng quản lý hệ thống đối với các xí
nghiệp may của mình. Tổng diện tích nhà xưởng là:55.709.32 m2. với 5.668 bộ may
thiết bị. lao đông là gần 20.000 lđ.May Việt Tiến có tổng diện tích đất thuộc quyền
quản lý của công ty (tại Tân Bình Tp.HCM và Bình Dương) là 39.019 m2 và 16.592
m2 nhà xưởng thuê. Ngoài ra, công ty còn có 8.959 m2 đất đang sử dụng lại liên doanh
và hợp tác kinh doanh. Hiện nay Doanh nghiệp có 21 đơn vị sản xuất trực thuộc, nhiều
nhà máy liên doanh trong nước. Việt Tiến cũng đã đầu tư hàng loạt hệ thống Hanger tự
động điều chuyển, nhận chuyển giao công nghệ của Hoa Kỳ, Nhật Bản,... trên các sản
phẩm chính như veston nam - nữ, quần kaki, quần âu, áo sơ mi.... Thông qua các phần
mềm này, Cty đã quản lý được số liệu trên từng công đoạn, xây dựng hệ thống thời gian
chuẩn cho từng công việc, kiểm soát được chất lượng sản phẩm của từng công đoạn
làm cơ sở quản lý chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 nên chất lượng
sản phẩm ngày càng được nâng cao. Công ty cũng chú ý đến việc trang bị những máy
móc bán tự động như máy may, bàn ủi, xưởng thêu... nhờ đó mà điều kiện làm việc của
công nhân được cải thiện đáng kể. hoạt động của công ty hiện nay rất đa dạng và được
phân bổ hợp lý theo từng nhóm chuyên biệt. Các phương tiện phục vụ sản xuất rất

nhiều và đa dạng. Đó là một trong những yếu tố cơ bản tạo nên chất lượng sản phẩm
cao .
Thiết kế là khâu quan trọng số 1 quyết định sự thành công của một sản phẩm khi
đưa ra thị trường. Vì thế, ngoài phần mềm ACCUMARK để thiết kế và nhảy size, Công
ty đã mạnh dạn đầu tư thêm phần mềm VSTITCHER mô phỏng sản phẩm trên người
mẫu. Với phần mềm này, thời gian thiết kế sẽ được rút ngắn; hoa văn, chất liệu và

9


thông số được hòa phối với nhau tạo phong cách riêng, phù hợp với từng môi trường và
mục đích của người mặc.
Trong ba yếu tố: vốn, con người và thiết bị - công nghệ, Việt Tiến luôn coi con
người là yếu tố số một. Vì vậy, Công ty quan tâm đầu tư xây dựng nguồn nhân lực năng
động trong các lĩnh vực quản lý, điều hành, kỹ thuật, chuyên môn nghiệp vụ và đào tạo
đội ngũ công nhân lành nghề, nhà quản lý giỏi, nhà thiết kế chuyên nghiệp. Công ty đã
tuyển chọn hàng trăm sinh viên tốt nghiệp các trường Đại học, Cao đẳng thuộc các
ngành ngoại thương, quản trị kinh doanh, tài chính kế toán, lao động tiền lương, kỹ
thuật may… Tuỳ từng nghiệp vụ chuyên môn, Công ty sắp xếp và cho đào tạo anh, chị
em này tại từng phòng, ban và các đơn vị trực tiếp sản xuất theo hướng tập trung, nâng
cao kiến thức từng người. Công ty còn tổ chức đào tạo công nhân công nghệ tại xưởng
trường hoặc tại các tổ chức dự phòng của xí nghiệp thành viên. Giáo án đào tạo là các
tài liệu nước ngoài và các bài học thực tế rút ra trong qua trình sản xuất công nghiệp.
Công ty không đào tạo đại trà trên sản phẩm mà chỉ đào tạo trên từng cụm bước công
việc nhằm chuyên môn hoá cho công nhân vừa nhảy được nhiều bước công việc, vừa
để cân bằng dây chuyền công nghệ sản xuất. Việt Tiến áp dụng triệt để các biện pháp
tiết kiệm toàn diện chống lãng phí giảm giờ làm thêm và đẩy nhanh tăng năng suất lao
động.
Để giảm chi phí trong quá trình thu mua Việt Tiến đã hợp tác với công ty
MS&VTEC chuyên kinh doanh về dịch vụ vận chuyển đường biển, đường hàng không

đồng thời , điều chỉnh nguồn cung cấp nguyên liệu, phụ liệu từ Tây Âu, Nhật sang các
nhà thầu phụ ở ASEAN để giảm giá thành sản phẩm xuống 2%.
2.2. Ứng dụng ISO vào quản lý quy trình kiểm soát chất lượng sản phẩm
Việt Tiến cũng đã đầu tư hàng loạt hệ thống Hanger tự động điều chuyển, nhận
chuyển giao công nghệ của Hoa Kỳ, Nhật Bản,... trên các sản phẩm chính như veston
nam - nữ, quần kaki, quần âu, áo sơ mi.... Thông qua các phần mềm này, Cty đã quản lý
được số liệu trên từng công đoạn, xây dựng hệ thống thời gian chuẩn cho từng công
việc, kiểm soát được chất lượng sản phẩm của từng công đoạn làm cơ sở quản lý chất
lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 nên chất lượng sản phẩm ngày càng
được nâng cao.
Công ty cũng chú ý đến việc trang bị những máy móc bán tự động như máy may,

10


bàn ủi, xưởng thêu... nhờ đó mà điều kiện làm việc của công nhân được cải thiện đáng
kể. hoạt động của công ty hiện nay rất đa dạng và được phân bổ hợp lý theo từng nhóm
chuyên biệt. Các phương tiện phục vụ sản xuất rất nhiều và đa dạng. Đó là một trong
những yếu tố cơ bản tạo nên chất lượng sản phẩm cao. Nhận rõ thiết bị và công nghệ
luôn tạo ra nét đặc trưng của sản phẩm, nhưng đối với Việt Tiến nó còn phải gắn kết với
tăng năng suất lao động nên trong 5 năm 2001 - 2005, Công ty đã đầu tư trên 10 triệu
USD để đổi mới khoảng 40% thiết bị tiên tiến ngang tầm các nước công nghiệp phát
triển. Trong đó, đặc biệt nổi bật là các loại thiết bị chuyên dùng như: hệ thống thiết kế
mẫu rập, nhảy size, hệ thống giác sơ đồ, trải vải và cắt tự động, hệ thống băng chuyền
tự động tải bán thành phẩm đền từng công nhân; kết hợp với các thiết bị chuyên dùng
bao gồm các máy mổ túi tự động, tra tay, lập trình tra túi, băng gai, thùa khuy, đính túi,
tra passant, cuốn lưng, thổi phồng, ép than.
Công ty đã mua hoặc chuyển giao công nghệ mới của Mỹ, Nhật Bản, Singapore…
trên các sản phẩm chính như: veston nam và nữ, quần Khaki, quần âu, áo sơ mi. Công
nghệ được chuyển giao theo các hình thức mua sắm thiết bị, do các công ty tư vấn và

chuyên gia của khách hàng trực tiếp hướng dẫn chuyển giao với mức chi trong 5 năm
qua đến 200 nghìn USD cho các sản phẩm mới-sản phẩm chủ lực của Thành phố.
Dựa vào tài liệu và thực tế, Công ty vận dụng sáng tạo trong việc chuyển giao công
nghệ chủ yếu là thiết kế dây chuyền sản xuất phù hợp với các loại sản phẩm; bố trí thiết
bị hợp lý, chuyên môn hoá thao tác của công nhân, di chuyển bán thành phẩm trên quy
trình ngắn nhất; phù hợp với trình độ quản lý và đặc điểm của mình để nâng cao năng
suất lao động, chất lượng sản phẩm và hiệu quả công việc. Trên cơ sở đó, Công ty cũng
đã quản lý được số liệu từng công đoạn, xây dựng hệ thống thời gian chuẩn cho từng
bước công việc, phân công lao động ghép bước công việc luôn hợp lý, dung lượng bán
thành phẩm cân đối nhịp nhàng để tiết giảm chi phí sản xuất.
3. Quy trình sản xuất và Kết quả kinh doanh của công ty
Số liệu năm 2006 đã điều chỉnh theo Biên bản xác định giá trị doanh nghiệp đã
được Bộ Công nghiệp phê duyệt. Các chỉ tiêu tài chính này bao gồm số liệu toàn bộ
hoạt động của Công ty nhưng không gồm số liệu của các đơn vị hợp tác kinh doanh.

Tỷ suất lợi nhuận sau

11


thuế
LNST/Doanh thu

2.33 %

3.05 %

3.25 %

LNST/VCSH


15.19 %

19.10 %

17.62 %

72 %

77 %

72 %

0.33

0.19

0.10

Tình hình tài chính
Nợ phải trả/Tổng TS
Khả năng thanh toán
Tiền/Nợ ngắn hạn

Tổng doanh thu năm 2007: doanh thu của Việt Tiến đạt 1.911 tỷ đồng, tăng 11% so
với năm 2006, là đơn vị đạt hiệu quả cao nhất trong ngành Dệt May. Theo lãnh đạo
TCty, có được kết quả này chính là nhờ Việt Tiến đã sử dụng thành công quyền sở hữu
trí tuệ, áp dụng nhiều sáng kiến cải tiến, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, giảm chi
phí sản xuất


3. Kết luận:
Công ty May Việt Tiến đã áp dụng các lý thuyết sản xuất và nhận định rằng công
nghệ là vấn đề chủ yếu do đó đã không ngừng đầu tư đổi mới trang thiết bị, đầu tư phát
triển nguồn nhân lực, cập nhật thông tin để có sự thay đổi linh hoạt và đặc biệt là cách
thức tổ chức quản lý khoa học… Điều này được thể hiện cụ thể như sau:
Trang thiết bị: Để cạnh tranh được với hàng ngoại nhập, khẳng định vị trí của
mình ở thị trường trong nước và có cơ hội nắm bắt thị trường nước ngoài, công ty đã
đầu tư hàng loạt máy móc thiết bị mới. Quy trình sản xuất hoàn toàn tự động, tuy mới
đi vào sản xuất nhưng đã đem lại doanh thu khá cao cho công ty.

12


Về quản trị khoa học: Việt Tiến ứng dụng quản trị khoa học xây dựng cơ cấu tổ
chức doanh nghiệp với những ưu điểm như sau:
- Tinh gỉam lao động, xây dựng bộ máy quản lý gọn nhẹ, hiệu quả
- Phân công lao động hợp lý đúng người đúng việc.
- Nâng cao trình độ cán bộ công nhân viên thông qua đào tạo để họ nắm bắt kịp thời
tình hình phát triển của khoa học kỹ thuật, nghiêm khắc loại bỏ những lao động kém
hiệu quả ra khỏi chuyền.
- Xây dựng tác phong công nghiệp cho người lao động, nghiêm khắc loại bỏ những lao
động kém hiệu quả ra khỏi chuyền.
- Có chế độ khen thưởng kỷ luật rõ ràng, quan tâm hợp lý đến bản thân và gia đình
người lao động để khuyến khích họ hăng say làm việc. Luôn luôn tạo cơ hội cho họ
phát huy hết khả năng của mình.
 Rõ ràng, lý thuyết sản xuất kinh doanh không bao giờ lỗi mốt. Nhờ ứng dụng
của các lý thuyết về sản xuất, công ty May Việt Tiến đã có những thành công
trên thị trường, xây dựng đội ngũ nhân viên gọn nhẹ, tay nghề cao và xây dựng
được văn hóa doanh nghiệp rõ nét.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đại học Griggs, “Giáo trình quản trị hoạt động”
2. Đại học Help Malaysia, Bài giảng “Quản trị sản xuất”
3. “Cuộc cách mạng công nghiệp”, Tài liệu truy cập từ trang web:
/>4. “Quản trị sản xuất tinh gọn Lean”, tài liệu truy cập từ trang web:
/>5. Thông tin tổng hợp từ trang web: www.viettien.com.vn

13



×