Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Quy trình hoạt động sản xuất kinh doanh tại tổng công ty công nghiệp mỏ việt bắc vinacomin

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.84 KB, 12 trang )

Quy trình hoạt động sản xuất kinh doanh tại Tổng Công ty Công nghiệp
mỏ Việt Bắc - Vinacomin
Do xu hướng quốc tế hóa cùng với sự khan hiếm các nguồn lực ngày càng
gia tăng. Sự phát triển như vũ bão của công nghệ, sự thay đổi nhu cầu của thị
trường làm cho môi trường kinh doanh ngày càng phức tạp và biến động thường
xuyên. Với một điều kiện môi trường kinh doanh như vậy, địi hỏi mỗi doanh
nghiệp phải có một hệ thống Quản trị sản xuất và tác nghiệp tốt, nếu quản trị tốt,
ứng dụng các phương pháp quản trị khoa học thì sẽ tiết kiệm chi phí hạ giá
thành sản phẩm, phát huy các nguồn lực tài nguyên của doanh nghiệp một cách
hiệu quả đảm bảo sự phát triển ổn định và bền vững cho doanh nghiệp.
Đối với doanh nghiệp nơi tôi đang công tác việc xây dựng kế hoạch sản
xuất kinh doanh gắn liền với công tác giao khốn quản trị chi phí chính hoạt
động tác nghiệp đóng vai trị hết sức quan trọng trong điều hành sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp. Bản kế hoạch kinh doanh đó chính là sự diễn giải các
kế hoạch chiến lược thành số lượng có thể tính được diễn tả các nguồn tài chính
dự kiến cần thiết và doanh thu được dự báo trên một thời kỳ nhất định. Đó chính
là kế hoạch hành động; đồng thời cũng có thể trình bày như một bản báo cáo tài
chính được dự toán cho tương lai của doanh nghiệp. Bản kế hoạch sản xuất kinh
doanh là công cụ quản lý dùng để đạt được các mục tiêu chiến lược của doanh
nghiệp.
Với kiến thức tiếp thu được qua bài giảng của Thầy giáo và kiến thức thực
tế, theo quan điểm của cá nhân tôi trả lời các câu hỏi của bải tập như sau:
PHẦN II: TRẢ LỜI CÂU HỎI
Xây dựng kế hoạch là khâu đầu tiên trong chu trình quản trị doanh nghiệp
với việc phác thảo nhiệm vụ và phương án thực hiện góp phần quan trọng vào
việc xác định đúng các mục tiêu, hướng đi , xác lập, đánh giá , lựa chọn các
phương án phối hợp các nguồn lực bên trong và bên ngồi để thực hiện thành
cơng các mục tiêu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.


Kế hoạch là căn cứ cho công tác tổ chức, quản trị hoạt động sản xuất kinh


doanh của doanh nghiệp . Nhiệm vụ của công tác xây dựng kế hoạch là hoạch
định các tác nghiệp kinh tế trong doanh nghiệp và hướng tới cực tiểu hố chi
phí , tối đa hố lợi nhuận là mục tiêu của doanh nhiệp. Vì vậy nó chú trọng vào
các hoạt động hiệu quả và đảm bảo tính phù hợp . Kế hoạch thay thế sự manh
mún , không được phối hợp bằng sự nỗ lực chung , thay thế những luồng hoạt
động bất thường bởi một luồng đều đặn có tính ổn định cao và thay thế những
phán xét vội vàng bằng những quyết định có cân nhắc kỹ lưỡng. Ở phạm vi
doanh nghiệp, vai trò của kế hoạch đối với các hoạt động tác nghiệp kinh tế càng
rõ nét. Quá trình sản xuất sản phẩm và dịch vụ thường được chia thành nhiều
công đoạn , nhiều chi tiết có liên quan chặt chẽ , mang tính dây chuyền với nhau
, q trình đó cần phải được phân chia thành các tác nghiệp kinh tế , kỹ thuật chi
tiết theo thời gian và không gian . Công tác xây dựng kế hoạch trong doanh
nghiệp tạo cơ sở cho việc nhìn nhận khoa học các nội dung hoạt động có liên
quan chặt chẽ với nhau trong quá trình tiến tới mục tiêu sản xuất sản phẩm và
dịch vụ cuối cùng . Trên nền tảng đó các nhà quản trị thực hiện việc phân công ,
điều độ, tổ chức các hoạt động cụ thể , chi tiết theo đúng trình tự , đảm bảo cho
quá trình sản xuất ổn định ít bị rối loạn và ít bị tốn kém.
Kế hoạch sản xuất là một lĩnh vực rộng liên quan đến nhiều lĩnh vực hoạt
động của doanh nghiệp, để đáp ứng yêu cầu của chuyên ngành quản trị hoạt
động và phù hợp với thực tế tại doanh nghiệp tôi xin lựa chọn phạm vi nghiên
cứu là công tác xây dựng kế hoạch sản xuất năm tại Tổng Công ty Công nghiệp
mỏ Việt Bắc – Vinacomin.
I.Sơ lược về doanh nghiệp và hoạt động tác nghiệp:
1. Sơ lược về doanh nghiệp:
- Tên doanh nghiệp: Tổng Công ty Công nghiệp mỏ Việt Bắc - Vinacomin
- Địa chỉ: Số 1 Phan Đình Giót – Thanh Xn – Hà Nội
- Tổng Cơng ty công nghiệp mỏ Việt Bắc- Vinacomin được thành lập vào năm
1980, là đơn vị thành viên Tập đồn cơng nghiệp Than- Khoáng sản Việt Nam.
Bao gồm 15 đơn vị trực thuộc với trên 6.300 CBCNV địa bàn hoạt động sản



xuất kinh doanh trải dài trên các tỉnh: Hà Nội – Thái Nguyên - Lạng Sơn. Tổng
Công ty được báo điện tử Vietnamnet và Công ty báo cáo đánh giá Việt Nam
bình chọn là một trong 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam.
- Ngành nghề chính: Sản xuất than và Xi măng
- Chiến lược sản xuất kinh doanh: “Kinh doanh đa ngành trên nền Sản xuất
than – Xi măng”.
- Các chỉ tiêu chủ yếut năm 2011:
+ Bóc đất đá trên 16 triệu m3/năm
+ Sản xuất tiêu thụ than: 2 triệu tấn/ năm
+ Sản xuất tiêu thụ xi măng: 3 triệu tấn/năm
+ Doanh thu: 4.000 tỷ đồng
+ Lợi nhuận: 100 tỷ đồng
2. Lựa chọn hoạt động tại doanh nghiệp để phân tích : "Quy trình xây dựng
Kế hoạch phối hợp kinh doanh năm 2011 gắn liền với việc giao khoán quản trị
chi phí của Tổng Cơng ty". Đây là một cơng việc hết sức quan trọng giúp lãnh
đạo Tổng công ty cũng như các đơn vị thành viên có định hướng đúng đắn cho
hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng thời là cơng cụ quản trị chi phí chặt chẽ
hiệu quả hạ giá thành sản phẩm, nâng cao đời sống cho người lao động mang lại
lợi nhuận cao cho doanh nghiệp, quyết định đến sự thành công của doanh nghiệp
trong môi trường kinh doanh ngày càng khốc liệt .
II. Giới thiệu hoạt động tác nghiệp :
1. Nội dung hoạt động tác nghiệp: Kế hoạch phối hợp kinh doanh hàng
năm của Tổng công ty là tổng hợp của các kế hoạch sau:
- Kế hoạch kỹ thuật
- Kế hoạch tài chính
- Kế hoạch lao động tiền lương
- Kế hoạch An toàn bảo hộ lao động
- Kế hoạch bảo vệ môi trường
- Kế hoạch Đầu tư xây dựng cơ bản.

- Kế hoạch huy động thiết bị


2. Quy trình hoạt động tác nghiệp:
Dựa trên tình hình thực hiện của năm trước, dự báo thị trường trong năm
tới và định hướng của Tập đoàn Vincomin , Tổng công ty xây dựng Kế hoạch kỹ
thuật công nghệ trong đó bao gồm cả kế hoạch sản lượng cho từng Cơng ty
thành viên trong Tổng Cơng ty, theo đó các Công ty thành viên xây dựng kế
hoạch chi tiết cho đơn vị mình và trình Tổng Cơng ty rà sốt cân đối kế hoạch
tổng thể của tồn Tổng Cơng ty và giao kế hoạch phối hợi kinh doanh và khoán
quản trị chi phí giá thành cho từ loại hình sản phẩm của các Công ty thành viên.
3. Sơ đồ hoạt động tác nghiệp:


PHÒNG KINH TẾ
PHÒNG
KINH TẾ
KẾ HOẠCH
KẾ HOẠCH

P.KT

P.CĐ

P.AT
MT

P.DA

P.KẾ

TOAN

P.LĐ
TL

P.VT

CÁC ĐƠN VỊ THÀNH VIÊN TỔNG CƠNG TY
1. Cơng ty TNHH 1 thành viên than Na Dương
Cơng ty TNHH 1 than Khánh Hồ
3. Cơng ty than Núi Hồng
Công ty cổ phần xi măng La Hiên
5. Công ty cổ phần xi măng Tân Quang
Công ty cổ phần xi măng Qn Triều
Cơng ty cổ phần Cơ khí và Thiết bị áp lực
Cơng ty cổ phẩn Cơ khí mỏ Việt Bắc
Công ty cổ phần Khách sạn Thái Nguyên
Công ty cổ phần Vật tư thiết bị
Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng
Công ty Xuất nhập khẩu và hợp tác đầu tư
Khách sạn Heritage Hà Nội
Khách sạn Sầm Sơn Thanh Hoá
Khách sạn Mê Linh Vĩnh phúc

4. Diền giải các bước của hoạt động tác nghiệp:
Bước 1: Xây dựng kế hoạch kỹ thuật cơng nghệ năm 2011:
Phịng kỹ thuật cơng nghệ xây dựng kế hoạch chỉ tiêu công nghệ phù hợp
với trữ lượng tài nguyên của doanh nghiệp, các chỉ tiêu công nghệ phải tốt hơn
so với năm 2010:
- Trong sản xuất than: Các chỉ tiêu về chất lượng như hệ số thu hồi, phẩm

cấp than không được thấp hơn năm 2010 (điều kiện địa chất, than, đất tính theo
bản đồ nham thạch). Tổn thất tài nguyên đảm bảo phải giảm 5 – 10% so với năm
2010. Ngoài các chỉ tiêu về hệ số bóc đất, cung độ vận chuyển, tỷ lệ đất đá nổ


mìn, các định mức kinh tế kỹ thuật chủ yếu đơn vị phải có tính tốn chi tiết cho
từng khu vực khai thác. Sản lượng than được tính tốn hợp lý phù hợp với điều
kiện mỏ địa chất, phù hợp với năng lực của đơn vị trên nguyên tắc đảm bảo an
tồn lao động và đạt các chỉ tiêu cơng nghệ tốt hơn năm 2010.
- Đối với các đơn vị sản xuất kinh doanh ngồi than và các cơng ty cổ
phần:
+ Xây dựng kế hoạch theo mức tăng trưởng tối thiểu về giá trị sản
xuất công nghiệp và doanh thu kinh doanh dịch vụ từ 5 đến 10%. Phần doanh
thu của các đơn vị ngồi than phải có dự kiến được mặt hàng và thị trường cụ
thể. Trong kế hoạch chi phí sản xuất, chi phí dịch vụ bán hàng phải đảm bảo các
tiêu chuẩn định mức năng suất, giảm tiêu hao vật tư, giảm các chi phí dịch vụ,
để đảm bảo lợi nhuận trước thuế không thấp hơn 3-5% giá trị sản xuất.
+ Các đơn vị khi lập kế hoạch dựa trên tham khảo sản lượng tăng
hàng năm của Tập đoàn cũng như của từng đơn vị trong Tổng Công ty Công
nghiệp mỏ Việt Bắc, nhu cầu đổi mới thiết bị, nhu cầu sửa chữa TSCĐ, nhu cầu
vật tư hoặc các dịch vụ có thể cung ứng để thoả thuận danh mục, khối lượng sản
phẩm dịch vụ phối hợp kinh doanh trong tồn Tổng Cơng ty cũng như nội bộ
Tập đoàn Viacomin, mặt khác cần chủ động đặt mục tiêu vươn ra phục vụ thị
trường
ngoài Ngành. Chú trọng mục tiêu tăng an toàn, quản trị rủi ro nhất là kinh
doanh ngoài ngành.
Bước 2: Lập kế hoạch huy động thiết bị - Đầu tư - An toàn - Bảo vệ mơi
trường năm 2011:
Phịng Cơ điện rà sốt cân đối tồn bộ năng lực thiết bị của tồn Tổng cơng ty để
huy động vào kỳ kế hoạch, nếu năng lực không đủ đáp ứng nhu cầu sản xuất thì

chuyển kế hoạch đầu tư thiết bị mới sang phòng Dự án để lên kế hoạch đầu tư
mua sắm thiết bị phục vụ sản xuất.
Đồng thời các phịng An tồn BHLĐ tiến hành xây dựng kế hoạch An toàn bảo
hộ lao động và Bảo vệ môi trường cho từng đơn vị thành viên và tồn Tổng
Cơng ty.
Bước 3: Lập kế hoạch nhân cơng - Lãi vay - Khấu hao
1. Phòng Lao động tiền lương tính kế hoạch tiển lương năm 2011: Tiền lương
tính trên cơ sở hao phí lao động theo cơng đoạn sản xuất. Năng suất lao động
năm 2011 tính tăng 3 – 10% so với thực hiện năm 2010 và không được thấp hơn
định mức Tập đoàn đã ban hành.


2. Phịng Kế tốn Thống kê Tài chính: tính chi phí Lãi vay vốn lưu động xây
dựng trên cơ sở định mức vịng quay VLĐ được duyệt, khơng tính trên cơ sở số
dư nợ vay thực tế. Dự kiến vòng quay vốn lưu động định mức năm 2011 cao hơn
5% so với kế hoạch đã giao năm 2010, vì vậy cần có những giải pháp đưa các
khoản tồn kho, cơng nợ sản phẩm dở dang về định mức. Tính lãi vay vào chi phí
giá thành sản xuất, tiêu thụ. Tính lãi vay vào chi phí giá thành sản xuất, tiêu thụ (
khơng tính chi phí tài chính như hạch tốn kế tốn).
- Khấu hao tài sản tính tốn theo khung thời gian quy định tại Quyết định
206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ Tài chính.
- Chi phí bảo hiểm tài sản, các đơn vị cần phân loại tài sản cần mua bảo
hiểm và mức phí theo quy định của Bộ Tài chính để tính cho từng loại tài sản
(mức tối đa tính cho tài sản là vật kiến trúc là 0,2% giá trị tài sản, máy móc thiết
bị là 0,3%).
3. Phịng Vật tư : Kiểm soát giá nguyên vật liệu đầu vào ra đơn giá hướng dẫn
cho các đơn vị trong Tổng Công ty.
Bước 4: Tổng hợp kế hoạch phối hợp kinh doanh năm 2011 Tồn
Tổng Cơng ty Cơng nghiệp mỏ Việt Bắc - Vinacomin:
Sau khi các bước 1 đến bước 3 hồn thành thì tồn bộ dữ liệu do các phịng tính

tốn được chuyển đến phịng Kinh tế kế hoạch. Theo đó dựa trên tồn bộ các
định mức tiêu hao ngun vật liệu, nhiên liệu, giá trị sản xuất/doanh thu bán
hàng.... để tính tốn tồn bộ một kế hoạch ngân sách cho doanh ngiệp trong năm
2011 bao gồm:
* Kế hoạch chi phí:
- Chi phí nguyên vật liệu
- Chi phí nhiên liệu
- Chi phí động lực
- Chi phí khấu hao
- Chi phí Tiền lương
- Chi phí khác
- Chi phí th ngồi
* Kế hoạch doanh thu
* Kế hoạch lợi nhuận


Qua đó tính tốn được giá thành tồn bộ cho từng loại sản phẩm: Than, Xi
măng, Gạch, Đá xây dựng, giá cho thuê phòng khách sạn, ........... Đồng thời xác
định ln được lợi nhuận đem lại của các loại hình sản xuất kinh doanh cho từng
loại sản phẩm, từng đơn vị thành viên và Lợi nhuận của tồn Tổng Cơng ty. Từ
đó bản kế hoạch là cơng cụ để lãnh đạo Tổng Công ty cũng như đơn vị thành
viên điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm đạt được mục tiêu: An toàn
- Đổi mới - Phát triển - Hiệu quả của Tổng Công ty.
III. Các tốn tại của Quy trình và kiến nghị biện pháp cải thiện:

Quy trình xây dựng kế hoạch phối hợp kinh doanh còn tồn tại một số
điểm cần khắc phục như sau:
1. Hạn chế về ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong việc tính toán lập kế
hoạch:
Kế hoạch kinh doanh tốt giúp lãnh đạo Tổng Cơng ty có một cái nhìn định

hướng tổng thể cho các hoạt động trong thời gian tới với các mục tiêu rõ ràng.
Là cơ sở để phân bổ các nguồn lực thời gian và chi phí theo thứ tự ưu tiên. Là
nền tảng để phối kết hợp giữa các bộ phận phòng ban cũng như kiểm tra giám
sát và động viên thúc đẩy. Để đáp ứng được điều đó đòi hỏi đội ngũ nhân viên
cán bộ của các phòng ban có trình độ chun mơn sâu rộng trong lĩnh vực mình
đảm nhận cùng với sự hỗ trợ của phần mềm chuyên nghiệp. Nhưng trên thực tế
hiện nay Tổng công ty còn rất nhiều hạn chế trong việc ứng dụng tin học vào
việc xây dựng kế hoạch. Một số các phịng ban chức năng chưa có phần mềm
tính tốn hỗ trợ cho công tác xây dựng kế hoạch nên việc liên kết giữa các
phòng ban trong là việc chưa được nhịp nhàng và đồng bộ.
2. Quy trình tác nghiệp khơng liên tục:
Môt bản kế hoạch kinh doanh tổng thể là sự kết hợp của tất cả các bước công
việc nêu trên. Do đó việc chuyển kết quả tính tốn của các phịng ban Các phịng
ban khi tính tốn xây dựng kế hoạch còn mất nhiều thời gian chờ nhau tạo lên sự
gián đoạn trong công việc, ảnh hưởng đến tiến độ cũng như chất lượng công
việc.
Biện pháp cải thiện:
- Tổng Công ty cần triền khai ứng dụng phần mềm để lập một kê hoạch
kinh doanh chuyên nghiệp theo chuẩn quốc tế phục vụ cho việc mời gọi đầu tư,
vay vốn ngân hàng và hoạt động sản xuất kinh doanh. Đảm bảo phần mềm sẽ tự


động tính tốn lời lỗ (Profit and Loss), điểm hịa vốn (Break-even), bảng lưu
chuyển tiền tệ (Cash Flow), bảng cân đối kế tốn (Balance Sheet) và các chỉ số
tài chính một cách chuyên nghiệp. Ngoài ra cần tham khảo các mẫu kế hoạch
kinh doanh quốc tế để từng bước cải tiến quy trình xây dựng kế hoạch ngắn hạn
và dài hạn của Tổng Công ty.
- Đầu tư cho chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.
Tổng công ty cần tổ chức đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ; bồi
dưỡng cho đội ngũ cán bộ nòng cốt của Tổng Công ty. Tuyển dụng nguồn nhân

lực trẻ có tri thức và kỹ năng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trước tình hình mới, đãi
ngộ xứng đáng với kết quả làm việc, tạo mơi trường cạnh tranh có văn hóa; quan
tâm động viên khuyến khích sức sáng tạo của cán bộ, viên chức.
Đồng thời Tổng công ty công nghiệp mỏ Việt Bắc- Vinacomin tiếp tục
phát huy thế mạnh của mình; Chung sức chung lịng; Đổi mới quyết liệt; Tranh
thủ thời cơ, vượt qua thách thức; Tăng tốc phát triển, hoàn thành thắng lợi kế
hoạch năm 2011 và các năm tiếp theo, góp phần vào sự nghiệp cơng nghiệp hóa
- hiện đại hóa đất nước.
IV.

Những áp dụng của mơn học Quản trị Tác nghiệp vào công việc:
Sau khi được học môn học Quản trị hoạt động, bản nhân tôi cũng đã có cái

nhìn tổng quan về q trình tác nghiệp sản xuất của đơn vị mình, tùy từng
trường hợp, thời điểm cụ thể sẽ áp dụng các nội dung vào trong công việc hàng
ngày, hiểu rằng để doanh nghiệp mình thành cơng cần phải có những quyết định
đúng đắn trong khâu tổ chức sản xuất một cách hiệu quả hợp lý nhất, loại bỏ
những loại lãng phí trong tất cả các khâu. Chuẩn hố qui trình sản xuất tiết kiệm
thời gian tăng năng suất lao động. Bố trí nhân lực sắp xếp hợp lý hạn chế sản
xuất thừa, hạn chế sản xuất hỏng. Quản trị Sản xuất và tác nghiệp, giúp tôi nắm
được những kiến thức cơ bản trong quản trị hoạt động của doanh nghiệp, phát
triển khả năng nhận dạng, phân tích các quyết định sản xuất của người quản lý,
q trình chuyển hố các nguồn lực đầu vào thành các sản phẩm đầu ra, cách
thức giải quyết các vấn đề trong sản xuất; đặc biệt là việc kiểm soát và sử dụng


có hiệu quả các nguồn lực, đặc biệt là việc loại bỏ các chi phí khơng cần thiết
theo hệ thống sản xuất LEAN.
Phương pháp sản xuất LEAN gồm:
1. Phế phẩm và sự lãng phí..

2. Chu kỳ sản xuất.
3. Mức tồn kho
4. Năng suất lao động.
5. Tận dụng thiết bị và mặt bằng
6. Tính linh động
7. Sản lượng
Sau đây là một trong những nội dung của phương pháp sản xuất LEAN mà
theo tôi khi Tổng công ty áp dụng vào công tác khốn quản trị chi phí của doanh
nghiệp thì sẽ làm tăng kết quả tiết kiệm khốn chi phí hàng năm.
Trong những năm qua, cơng tác khốn và quản trị chi phí đã nâng cao trách
nhiệm của người quản lý và gắn liền với quyền lợi trách nhiệm rõ ràng của các
đơn vị với hiệu quả SXKD chung của Tổng Công ty Công nghiệp mỏ Việt Bắc –
Vinacomin. Công tác khốn có một ý nghĩa to lớn là động lực thúc đẩy tăng
năng suất lao động, tiết kiệm chi phí sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh doanh và
tăng thu nhập cho người lao động.
Dựa trên bản kế hoạch SXKD nói trên Tổng cơng ty tiến hành giao khốn
cho các đơn vị trực thuộc Kiểm sốt chi phí, giá thành, giá mua/bán trong Cơng
ty, ngăn ngừa và có biện pháp xử lý vi phạm trong quản trị chi phí, giá thành, giá
mua/bán nhằm bảo vệ lợi ích hợp pháp của người lao động, của doanh nghiệp và
của Nhà nước, phát huy quyền chủ động, sáng tạo của các đơn vị trong sản xuất
kinh doanh, kết quả tiết kiệm chi phí hàng năm đạt trên 12 tỷ đồng mỗi năm bổ
sung vào thu nhập của người lao động.
Áp dụng phương pháp sản xuất LEAN tại doanh nghiệp nơi tôi đang công
tác cụ thể như sau:
- Phế phẩm và sự lãng phí: Hai yếu tố đầu vào là nhiên liệu và động lực
chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm than nên việc tiết kiệm 2 yếu tố chi
phí này mang lại giá trị tiết kiệm lớn cho doanh nghiệp. Áp dụng phương pháp
sản xuất của Lean để giảm lãng phí bằng cách: khi giao khoán cho đơn vị áp



dụng biện pháp tiết kiệm nhiên liệu 1,5% và động lực 10% trong tổng chi phí
giao khốn giá thành sản xuất than. Riêng hoản tiết kiệm này một năm mang lại
tiết kiệm cho Tổng Công ty khoảng 7-8 tỷ đồng, một phần làm giảm giá thành
sản phẩm đồng thời nâng cao thu nhập cho người lao động.
- Tận dụng thiết bị và mặt bằng: Trong nhiều năm qua kế hoạch đền bù
giải phóng mặt bằng để mở rộng sản xuất chưa sát với nhu cầu thực tế của sản
xuất. Nên nhiều thời điểm trong năm công ty phải dừng sản xuất để chờ đền bù
tạo diện đổ thải gây ra sự lãng phí lớn về mọi nguồn lực của đơn vị. Do đó trong
năm tới cần thực hiện triệt để công tác tốt công tác này. Việc đền bù giải phóng
mặt bằng phải đi trước một bước so với sản suất, tiến độ đền bù phải đảm bảo
đáp ứng kịp tiến độ sản xuất. Từ đó tạo được khai trường thơng thống phát huy
tối đa năng suất của dây chuyền thiết bị. Nâng cao hiệu quả sản xuất làm tăng
thu nhập cho người lao động và đem lại lợi ích cho Tổng Công ty.
- Nâng cao năng lực quản lý chuẩn hố hệ thống quản lý: Từng phịng
ban nghiệp vụ phải được chuẩn hố trong cơng tác quản lý, thiết lập các quy
định về việc phối kết hợp giữa các phịng ban trong tồn đơn vị, xây dựng hệ
thống các quy định về khen thưởng biểu dương kịp thời đối với các cá nhân, các
tổ chức có các đóng góp, các sáng kiến về quản lý, đổi mới công nghệ, có các
thiết kế hiện đại. Đồng thời có các chế tài sử phạt nghiêm minh với các tổ chức,
cá nhân vi phạm các quy định của Công ty.
PHẦN THỨ BA
KẾT LUẬN
Quan môn học “Quản trị hoạt động” chúng ta thấy rằng quản trị sản xuất
và tác nghiệp có tầm quan trọng đặc biệt trong hoạt động của doanh nghiệp. Nếu
quản trị tốt, ứng dụng các phương pháp quản trị khoa học thì sẽ tạo khả năng
sinh lợi lớn cho doanh nghiệp. Ngược lại nếu quản trị kém sẽ làm cho doanh
nghiệp bị thua lỗ, thậm chí có thể bị phá sản.


Khi hoạt động có quy mơ ngày càng lớn và mức độ cạnh tranh ngày càng

quyết liệt người ta càng đặc biệt quan tâm đến nhân tố quản lý. Vì trong trường
hợp đó nếu quản lý khơng tốt, khơng có bài bản, khơng khoa học thì trục trặc sẽ
rất nhiều, lãng phí, tổn thất sẽ rất lớn, hiệu quả hoạt động không cao, dễ bị đổ vỡ
phá sản. Để nâng cao khả năng cạnh tranh, hiệu quả hoạt động cần phải tăng
cường tính nghiêm túc, tính tổ chức kỷ luật, làm việc có suy nghĩ, biết hợp tác,
hăng say sáng tạo trong hoạt động có sự tham gia của nhiều người,... Thực tế
luôn chỉ cho chúng ta rằng, người tham gia hoạt động đơng người chỉ có được
những thể hiện quan trọng đó khi có hệ thơng quản lý rất khoa học; Quản lý hoạt
động một cách khoa học. Việc áp dụng những kiến thức được học trong môn
Quản trị hoạt động là biện pháp hữu ích để khơng ngừng nâng cao hiệu quả hoạt
động tác nghiệp trong sản xuất kinh doanh giúp doanh nghiệp vững bước trên
con đường đi tới thành công./.

* DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Bài giảng của Thầy giáo: Tiến sĩ Nguyễn Danh Nguyên
2. Tài liệu và Slide bài giảng môn Quản trị hoạt động - Trường Đại học
Griggs
3. Kế hoạch sản xuất kinh doanh và khốn quản trị chi phí Tổng Cơng ty
cơng nghiệp mỏ Việt Bắc - Vinacomin



×