Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

Tư pháp quốc tế : Bình luận về sự tương thích của pháp luật Việt Nam với Công ước Lahay 1993 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (155.61 KB, 22 trang )

A. PHẦN MỞ ĐẦU


Lý do chọn đề tài.

Tháng 2 năm 2012 Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của Công ước
Lahay 1993 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi và hợp tác
trong lĩnh vực con nuôi quốc tế. Unicef đánh giá rất cao về việc Việt Nam tham gia
Công ước Lahay 1993. Có thể khẳng định Việt Nam tham gia Công ước Lahay
1993 là một bước tiến quan trọng trong việc phát triển con nuôi quốc tế ở Việt
Nam. Đánh giá về việc phê chuẩn Công ước Lahay 1993, một bài viết đăng trên
trang điện tử của Bộ tư pháp đã khẳng định việc Việt Nam ký, phê chuẩn và thực
hiện Công ước Lahay số 33 trong thời điểm hiện nay có nhiều điểm thuận lợi.
Thực chất việc tham gia vào Công ước Lahay 1993 vừa là thời cơ xong cũng là
thách thức đối với Việt Nam mà một trong số những thách thức đầu tiên cũng là cơ
bản nhất là về sự tương thích giữa Nội luật với Công ước Lahay 1993. Vậy thì Pháp
luật Việt Nam đã tương thích với Công ước Lahay 1993 hay chưa? Những nội dung
nào đã phù hợp, nội dung nào chưa phù hợp? Mức độ tương thích giữa hai đối
tượng này là như thế nào? Để trả lời những câu hỏi trên và nhằm phục vụ cho quá
trình hoàn thiện Nội luật để phù hợp với Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành
viên, cụ thể ở đây là Công ước Lahay 1993, chúng ta cần thiết phải xem xét sự
tương thích giữa Pháp luật Việt Nam và công ước Lahay 1993.
Nhận ra được ý nghĩa và sự cần thiết của việc nghiên cứu, xem xét và đánh giá
sự tương thích của pháp luật Việt Nam với Công ước Lahay 1993, tôi lựa chọn Đề
tài Bình luận về sự tương thích của pháp luật Việt Nam với Công ước Lahay
1993 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi để thực hiện bài
tiểu luận môn Tư pháp quốc tế.
I.
1.

Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu.


Mục đích nghiên cứu
Nêu một số nội dung cơ bản của Công ước Lahay 1993 thông qua đó, chỉ ra

sự tương thích và bình luận về sự tương thích của pháp luật Việt Nam với Công
ước Lahay 1993 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi.
2.

Đối tượng nghiên cứu:


Công ước Lahay 1993 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con
nuôi.
Pháp luật Việt Nam về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài.
3.

Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi không gian: Việt Nam
Phạm vi thời gian: Từ khi Việt Nam phê chuẩn Công ước Lahay số 33 ngày

29/5/1993 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế.
Phạm vi vấn đề: Sự tương thích của pháp luật Việt Nam với Công ước Lahay
1993 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi
II.

Phương pháp nghiên cứu

+ Phương pháp lịch sử, Phương pháp logic và sự kết hợp giữa 2 phương pháp đó
+ Phương pháp phân tích, tổng hợp
+ Phương pháp thống kê, so sánh
III.

1.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của bài tiểu luận
Ý nghĩa khoa học
Bài thu hoạch tổng kết được những nội dung tương thích và chưa tương thích

giữa Pháp luật Việt Nam với công ước Lahay 1993 về nuôi con nuôi có yếu tố nước
ngoài.
2.

Ý nghĩa thực tiễn
Bài tiểu luận chứng minh sự việc Việt Nam phê chuẩn Công ước Lahay số 33

ngày 29/5/1993 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế là
bước tiên quan trọng và cần thiết cho sự phát triển của thực tiễn xã hội về nuôi con
nuôi có yếu tố nước ngoài.
Bài thu hoạch là một tài liệu tham khảo tốt dành cho những người muốn tìm
hiểu về Công ước Lahay 1993, Pháp luật Việt Nam về nuôi con nuôi có yếu tố nước
ngoài và sự tương thích và chưa tương thích giữa Pháp luật Việt Nam với công ước
Lahay 1993 về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài.


B. PHẦN NỘI DUNG
I.
1.
a)

Khái quát về Công ước Lahay 1993 và Pháp luật Việt Nam về Nuôi
con nuôi có yếu tố nước ngoài
Khái quát về Công ước Lahay

Sự hình thành công ước Lahay 1993
Công ước năm 1965 là công ước đầu tiên của Liên Hợp Quốc trong lĩnh vực

bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi giữa các nước. Sau đó, hội
nghị La Hay về tư pháp quốc tế với mục đích “thống nhất hóa tiến bộ những quy
phạm của tư pháp quốc tế”, tại kỳ họp lần thứ XXII Hội nghị La Hay (từ 1029/5/1993), các đại biểu của 66 nước tham gia, trong đó có Việt Nam (Việt Nam
tham gia với tư cách là khách mời của nước chủ nhà Hà Lan) đã nhất trí thông qua
và ký văn kiện cuối cùng về nội dung công ước Lahay về Bảo vệ trẻ em và hợp tác
quốc tế trong lĩnh vực con nuôi. Công ước Lahay số 33 về Bảo vệ trẻ em và hợp tác
giữa các nước về nuôi con nuôi nước ngoài đã được thông qua ngày 29-5-1993 và
có hiệu lực từ ngày 1-5-1995 (Gọi là công ước Lahay 1993).
b)

Nội dung cơ bản của công ước Lahay 1993
Công ước Lahay 1993 gồm Lời nói đầu, 7 chương, 48 điều
Chương I: PHẠM VI ÁP DỤNG CÔNG ƯỚC (Điều 1-Điều 3). Với các nội

dung cơ bản: Những mục đích của Công ước; Phạm vi nội dung áp dụng Công ước;
Trường hợp không áp dụng công ước
Chương II NHỮNG YÊU CẦU VỚI VIỆC NUÔI CON NUÔI QUỐC TẾ
(Điều 4, Điều 5) Với 2 nội dung chủ yếu: Yêu cầu từ phía các cơ quan có thẩm
quyền của Nước gốc; Yêu cầu từ phía các cơ quan có thẩm quyền của Nước nhận
Chương III CÁC CƠ QUAN TRUNG ƯƠNG VÀ CÁC TỔ CHỨC ĐƯỢC
CHỈ ĐỊNH (Điều 6-Điều 13). Nội dung liên quan đến Cơ quan Trung ương để thực
hiện các nghĩa vụ mà Công ước quy định, chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm của cơ
quan đó. Tổ chức được chỉ định, phạm vi hoạt động của tổ chức được chỉ định.
Chương IV NHỮNG YÊU CẦU VỀ THỦ TỤC ĐỐI VỚI VIỆC NUÔI CON
NUÔI QUỐC TẾ (Điều 14-Điều 22). Quy định về thủ tục đối với việc nuôi con
nuôi với những hoạt động như: Phải liên hệ với Cơ quan Trung ương của Nước nơi
họ thường trú; Cơ quan Trung ương của Nước nhận nói trên phải chuyển báo cáo



cho Cơ quan Trung ương của Nước gốc; Cơ quan Trung ương của Nước gốc phải
chuyển cho Cơ quan Trung ương của Nước nhận báo cáo;…
Chương V CÔNG NHẬN VÀ HỆ QUẢ CỦA VIỆC NUÔI CON NUÔI
(Điều 23-Điều 27). Quy định các nội dung có liên quan đến việc Công nhận và hệ
quả của việc nuôi con nuôi như: Thông báo và công nhận ở các nước thành viên
của công ước; Nội dung công nhận việc nuôi con nuôi;…
Chương VI NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG (Điều 28-Điều 42). Quy định về
các nội dung nhằm đảm bảo cho việc nuôi con nuôi đảm bảo được thực hiện trên
tinh thần nhân đạo, đúng pháp luật, hợp tác và tiến bộ.
Chương VII NHỮNG ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG (Điều 43-Điều 48).
Nhằm đảm bảo cho công ước đi vào thực tiễn kịp thời và hiệu quả, quy định về các
nội dung: Yêu cầu đối với thủ tục tham gia công ước của các nước thành viên; Hiệu
lực của công ước về không gian và thời gian;…
c)

Việt Nam là thành viên của công ước Lahay 1993
Trong khi, trẻ em Việt Nam được người nước ngoài nhận nuôi chiếm tỉ lệ rất

lớn so với các nước trong khu vực thì Pháp luật Việt Nam cũng như những Điều
ước quốc tế về tương trợ tư pháp mà Việt Nam ký kết chưa đảm bảo các vấn đề sau
nhận con nuôi như bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ, mối quan hệ với cha
mẹ nuôi của đứa trẻ… Do đó đặt ra yêu cầu Việt Nam cần chú trọng quan tâm và
phát triển hơn nữa quy định về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài.
Ngày 18/7/2011, Chủ tịch nước đã phê chuẩn Công ước Lahay số 33 ngày
29/5/1993 (Công ước Lahay số 33) về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi
con nuôi quốc tế. Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Công ước Lahay
1993 từ tháng 2 năm 2012.
2.

a)

Khái quát về pháp luật Việt Nam về Nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài
Trước khi có Luật nuôi con nuôi

Trước khi có Luật nuôi con nuôi, Pháp luật Việt Nam đã trải qua các giai đoạn
với các quy định của pháp luật về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài như sau:


Trước năm 1959: Chưa đề cập đến nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài.




Từ 1959-1986: Ký kết Hiệp định tương trợ tư pháp với: Đức (1980), Liên Xô



(1981), Tiệp Khắc (1982), Cu Ba (1984), Hungari (1985), Bungari (1986).
Giai đoạn 1986-2000: Luật hôn nhân và gia đình 1986 quy định về quan hệ
hôn nhân và gia đình giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài tại



chương IX nhưng vẫn chung chung.
Giai đoạn từ năm 2000 đến 2010: Luật Hôn nhân và gia đình 2000-Chương

b)

XI quy định cụ thể hơn các vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài.

Sau khi có Luật nuôi con nuôi: Từ năm 2010 đến nay
- Luật Nuôi con nuôi 2010; Nghị định số 19/2011/NĐ-CP quy định chi tiết

và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nuôi con nuôi: nhấn mạnh việc cho trẻ
làm con nuôi nước ngoài là yếu tố cuối cùng.

(1)
(2)

Một số nội dung cơ bản
Nguyên tắc giải quyết nuôi con nuôi (Điều 4 Luật NCN)
Điều kiện nuôi con nuôi
+ Điều kiện đối với người nhận nuôi Tại Điều 14 và Điều 29 của Luật NCN
+ Điều kiện đối với con nuôi Tại Điều 8 Luật NCN
+ Điều kiện về ý chí Tại Điều 21 Luật NCN

(3)

Hệ quả pháp lí của nuôi con nuôi và chấm dứt việc nuôi con nuôi.
+ Hệ quả pháp lí của nuôi con nuôi tại Điều 24 Luật NCN
+ Chấm dứt việc nuôi con nuôi tại Điều 25, khoản 1 Điều 27 Luật NCN

(4)

Thẩm quyền giải quyết việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài: Điều 9;
Điều 43; Điều 49… Luật NCN

(5) Trình tự, thủ tục đăng kí nuôi con nuôi: Điều 31; Điều 32; Điều 33; Điều 34;
Điều 35; Điều 36… Luật NCN
II.

1.

Sự tương thích của pháp luật Việt Nam với công ước Lahay 1993
Ý nghĩa và mục đích của việc nuôi con nuôi

Những mục đích của Công ước này là:
a) Thiết lập những bảo đảm để việc nuôi con nuôi quốc tế diễn ra vì lợi ích tốt nhất
của trẻ em và tôn trọng các quyền cơ bản của trẻ em được công nhận trong luật
pháp quốc tế;
b) Thiết lập một hệ thống hợp tác giữa các Nước ký kết để những đảm bảo trên
được tôn trọng và để ngăn ngừa việc bắt cóc, bán hoặc buôn bán trẻ em;


c) Đảm bảo tại các Nước ký kết sự công nhận việc nuôi con nuôi được tiến hành
theo Công ước.1
Công ước Lahay 1993 đã chỉ ra mục đích và tinh thần của công ước Lahay 1993
là vì lợi ích tốt nhất của trẻ em, quyền cơ bản của trẻ em và ngăn chặn những tiêu
cực, tội phạm phát sinh từ việc nuôi con nuôi quốc tế.
Trong khi đó Điều 2 Luật NCN cũng chỉ ra mục đích của nuôi con nuôi là
nhằm đảm bảo những lợi ích tốt nhất cho người được nhận làm con nuôi. “Việc
nuôi con nuôi nhằm xác lập quan hệ cha, mẹ và con lâu dài, bền vững, vì lợi ích tốt
nhất của người được nhận làm con nuôi, bảo đảm cho con nuôi được nuôi dưỡng,
chăm sóc, giáo dục trong môi trường gia đình”.2 Qua đó phần nào đã thể hiện được
sự tương thích và tiếp nối, liên hệ giữa Điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia là
Công ước Lahay 1993 với pháp luật trong nước là Luật NCN.
Tuy nhiên, Luật NCN chưa đặt ra vấn đề ngăn chặn những tiêu cực, tội phạm
phát sinh từ vấn đề nuôi con nuôi, do đó chưa chú trọng và quy định về nội dung
này. Để đảm bảo cho ý nghĩa và mục đích của việc nuôi con nuôi được thực hiện
một cách triệt để cần đưa vào quy định của luật tinh thần phòng, chống tiêu cực
những nảy sinh từ nuôi con nuôi, đặc biệt là nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài.

2.

Nguyên tắc cơ bản giải quyết việc nuôi con nuôi

Các nguyên tắc cơ bản của giải quyết việc nuôi con nuôi được thể hiện qua các
quy định của Công ước Lahay 1993 với các nội dung cơ bản như:
+ Bất cứ biện pháp nào tiến hành để bảo vệ trẻ em phải vì lợi ích tốt nhất của trẻ
em và thúc đẩy thực hiện quyền trẻ em.
+ Tôn trọng quyền ưu tiên của trẻ em là được cha mẹ đẻ chăm sóc.
+ Nếu trẻ em vì một lý do nào đó mà không được cha mẹ đẻ chăm sóc, thì cơ
quan, tổ chức có thẩm quyền phải chịu trách nhiệm bảo vệ trẻ em, phải xem xét tất
cả những giải pháp chăm sóc lâu dài khác nhau để giúp trẻ em có mái ấm gia đình,

1 Công ước Lahay 1993 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực con nuôi quốc tế
2 Điều 2 Luật Nuôi con nuôi 2010


kể cả bằng những biện pháp thay thế như con nuôi, giám hộ hoặc được chăm sóc ở
trung tâm nuôi dưỡng.
+ Việc nuôi con nuôi phải làm phát sinh quan hệ lâu dài giữa cha mẹ và con.
+ Chỉ cho phép việc nhận nuôi trẻ em ngoài gia đình ruột thịt của các em khi
không thể tìm thấy một nơi phù hợp.
+ Ưu tiên cho trẻ em làm con nuôi trong nước, việc cho trẻ em làm con nuôi
nước ngoài phải là giải pháp cuối cùng sau khi đã chắc chắn không thể tìm được
gia đình thay thế ở Nước gốc của trẻ.
+ Không được coi việc nuôi con nuôi là một nguồn thu lợi bất minh, việc lạm
dụng và buôn bán trẻ em cần được xử lý nghiêm minh.
Đối với pháp luật Việt Nam, cụ thể là Luật NCN có quy định về nguyên tắc
giải quyết việc nuôi con nuôi:
Điều 4. Nguyên tắc giải quyết việc nuôi con nuôi

1. Khi giải quyết việc nuôi con nuôi, cần tôn trọng quyền của trẻ em được
sống trong môi trường gia đình gốc.
2. Việc nuôi con nuôi phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người được
nhận làm con nuôi và người nhận con nuôi, tự nguyện, bình đẳng, không phân biệt
nam nữ, không trái pháp luật và đạo đức xã hội.
3. Chỉ cho làm con nuôi người ở nước ngoài khi không thể tìm được gia đình
thay thế ở trong nước.3
a)

Điểm tương thích, phù hợp

Theo đó, cơ bản đã có sự phù hợp với các nguyên tắc của Công ước Lahay
như:
Thứ nhất, nguyên tắc thể hiện rõ hướng tới bảo vệ quyền của người được nhận
nuôi-trẻ em được nhận nuôi. Điều này được thể hiện thông qua các nội dung cụ thể:
Một là,tôn trọng quyền của trẻ em được sống trong giai đình gốc. Nguyên tắc này
được thể hiện cụ thể bởi các điều luật có liên quan: Điều 5 quy định về Thứ tự ưu
tiên lựa chọn gia đình thay thế thì Cha dượng, mẹ kế, cô, cậu, dì, chú, bác ruột của
người được nhận làm con nuôi là ưu tiên đầu tiên. Hai là, việc nuôi con nuôi phải
3 Điều 4 Luật Nuôi con nuôi 2010


bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người được nhận làm con nuôi, tự nguyện,
bình đẳng, không phân biệt nam nữ, không trái pháp luật và đạo đức xã hội. Nội
dung này cũng được cụ thể hóa bằng các quy định như: Điều 7. Khuyến khích hỗ
trợ nhân đạo cho việc chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; Điều 5. Thứ tự ưu
tiên lựa chọn gia đình thay thế; Điều 13. Các hành vi bị cấm; Điều 28. Các trường
hợp nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ; Điều 39. Thông báo tình hình phát triển
của con nuôi… Ba là, chỉ cho làm con nuôi người ở nước ngoài khi không thể tìm
được gia đình thay thế ở trong nước. Nội dung này được quy định cụ thể tại Điều

28 Các trường hợp nuôi con có yếu tố nước ngoài, theo đó quy định những trường
hợp cụ thể của nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài
Thứ hai, nguyên tắc nhằm hướng đến đối tượng là người nhận nuôi và đảm bảo
quyền và lợi ích cho người nhận nuôi. Nguyên tắc này phù hợp với các nguyên tắc
cụ thể của Công ước Lahay 1993 như: Việc nuôi con nuôi phải làm phát sinh quan
hệ lâu dài giữa cha mẹ và con. Mặc dù nội dung của hai nguyên tắc không thực sự
trùng khít với nhau nhưng nguyên tắc đảm bảo quan hệ lâu dài giữa cha mẹ và con
cũng một phần đảm bảo cho quyền và lợi ích của người nhận nuôi.
Thứ ba, nguyên tắc góp phần đảm bảo cho việc phát huy giá trị đạo đức và tuân
thủ pháp luật. Nguyên tắc Không được coi việc nuôi con nuôi là một nguồn thu lợi
bất minh, việc lạm dụng và buôn bán trẻ em cần được xử lý nghiêm minh để đảm
bảo cho việc nuôi con nuôi được thực hiện đúng với tinh thần nhân đạo và ý nghĩa
tốt đẹp vốn có, phù hợp với nguyên tắc được quy định trong Luật NCN là không
trái với đạo đức.
Nhìn chung thì Công ước Lahay 1993 hay Luật NCN cũng đều hướng đến
bảo vệ trẻ em và bảo đảm các quyền, lợi ích tốt nhất cho trẻ em, kể cả việc nuôi con
nuôi, hướng tới xây dựng và duy trì môi trường và điều kiện ổn định, hài hòa và
bền vững trong lĩnh vực con nuôi quốc tế.
b)

Điểm chưa tương thích, chưa phù hợp

Thứ nhất, một số nguyên tắc trong Công ước Lahay 1993 chưa được Luật
NCN quy định cụ thể như: Không được coi việc nuôi con nuôi là một nguồn thu lợi
bất minh, việc lạm dụng và buôn bán trẻ em cần được xử lý nghiêm minh. Xét thấy,


Luật NCN nên đưa nội dung này thành một nguyên tắc để đảm bảo cho việc nuôi
con nuôi nói chung và nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài được phát triển theo
đúng tinh thần nhân đạo và giá trị của nó, phòng chống được những tiêu cực và hạn

chế tối đa tội phạm phát sinh. Vừa đảm bảo cho môi trường nuôi con nuôi quốc tế
an toàn vừa đảm bảo trật tự công cộng của quốc gia.
Thứ hai, việc quy định các nguyên tắc của Luật NCN Việt Nam còn chung
chung và chưa cụ thể được các nguyên tắc, chưa chỉ rõ tinh thần của nguyên tắc.
Đơn cử như đối với nguyên tắc Khi giải quyết việc nuôi con nuôi, cần tôn trọng
quyền của trẻ em được sống trong môi trường gia đình gốc vô tình có phần trùng
lặp với nguyên tắc Chỉ cho làm con nuôi người ở nước ngoài khi không thể tìm
được gia đình thay thế ở trong nước song lại không thể hiện rõ được tinh thần và ý
nghĩa của mỗi nguyên tắc này như công ước Lahay 1993. Đây có thể hiểu là vấn đề
về mặt lập pháp thể hiện trong Luật NCN, tinh thần của Luật NCN tương ứng với
Công ước Lahay xong về sự thể hiện thì chưa rõ ràng và chính xác được như Công
ước Lahay 1993.
Thứ ba, một số nguyên tắc đã được thể hiện thông qua các điều luật nhưng lại
không được nâng lên thành nguyên tắc trong quá trình giải quyết việc nuôi con
nuôi. Ví dụ nguyên tắc Việc nuôi con nuôi phải làm phát sinh quan hệ lâu dài giữa
cha mẹ và con có Điều 24. Hệ quả của việc nuôi con nuôi nhằm hướng tới quan hệ
cha mẹ và con có tình bền vững, lâu dài nhưng lại không được nâng lên thành
nguyên tắc đề đảm bảo cho quan hệ nuôi con nuôi được phát triển an toàn và hiệu
quả hơn.
3.

Điều kiện nuôi con nuôi
Điều kiện nuôi con nuôi trong công ước Layhay 1993 được thể hiện qua các

nội dung:
+ Điều kiện áp dụng Công ước Lahay 1993:
1. Công ước phải được áp dụng khi một trẻ em thường trú ở một Nước ký kết
(Nước gốc) đã, đang hoặc sẽ được chuyển đến một Nước ký kết khác (Nước nhận)
sau khi đã được một cặp vợ chồng hay một người thường trú ở Nước nhận nhận



làm con nuôi tại Nước gốc, hoặc vì mục đích của việc nuôi con nuôi như vậy tại
Nước nhận hay Nước gốc.
2. Công ước chỉ áp dụng đối với những trường hợp nuôi con nuôi tạo ra mối quan
hệ cha mẹ và con lâu dài.4
Công ước sẽ thôi không áp dụng nếu không có sự đồng ý nói tại mục c) Điều 17
trước khi trẻ em đến tuổi 185
+ Sự đồng ý của người mẹ và trẻ em được nhận làm con nuôi:
4. Sự đồng ý của người mẹ, nếu có yêu cầu, chỉ được đưa ra sau khi trẻ em đã
được sinh ra; và
d) Sau khi đã tính đến tuổi và mức độ trưởng thành của trẻ em, đảm bảo:
1. Trẻ em đã được tham khảo ý kiến và đã được thông báo đầy đủ về những hệ quả
của việc làm con nuôi và của việc các em đồng ý làm con nuôi, nếu đòi hỏi phải có
sự đồng ý đó,
2. Đã xem xét những mong muốn và ý kiến của trẻ em,
3. Trẻ em đồng ý làm con nuôi, theo những hình thức do pháp luật đòi hỏi và sự
đồng ý đó được thể hiện hoặc xác nhận bằng văn bản, nếu đòi hỏi phải có sự đồng
ý này.
4. Không có bất kỳ một sự trả tiền hay bồi thường nào để có được sự đồng ý nói
trên.6
+ Điều kiện của người nhận nuôi
Xác nhận cha mẹ nuôi tương lai có đủ tư cách và thích hợp để nuôi con
nuôi7
Nếu Cơ quan Trung ương của Nước nhận cho rằng những người xin con
nuôi đáp ứng các điều kiện và thích hợp để nuôi con nuôi thì phải làm một báo cáo
bao gồm những thông tin về nhân thân, tư cách pháp lý và sự phù hợp để nuôi con
nuôi, về tình trạng cá nhân, gia đình và lý lịch y tế, về môi trường xã hội, về những
4 Điều 2 Công ước Lahay 1993 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực con nuôi quốc tế
5 Điều 3 Công ước Lahay 1993 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực con nuôi quốc tế
6 Khoản 4 Điều 4 Công ước Lahay 1993 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực con nuôi quốc tế

7 Điều 5 Công ước Lahay 1993 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực con nuôi quốc tế


lý do xin con nuôi, về khả năng đảm nhận việc nuôi con nuôi quốc tế cũng như các
đặc điểm của trẻ em mà họ thấy thích hợp để nhận nuôi8
Điều kiện về nuôi con nuôi trong Pháp luật Việt Nam gồm các nội dung:
+ Điều 8. Người được nhận làm con nuôi
+ Điều 14. Điều kiện đối với người nhận con nuôi
+ Điều 21. Sự đồng ý cho làm con nuôi
+ Điều 29. Điều kiện đối với người nhận con nuôi
a)

Điểm tương thích, phù hợp

Thứ nhất, một người chỉ được làm con nuôi của một người độc thân hoặc của cả
hai người là vợ chồng9. Nguyên tắc này hoàn toàn phù hợp với nguyên tắc của
Công ước Lahay 1993. Với trường hợp một người độc thân (người chưa kết hôn),
việc nhận con nuôi làm phát sinh quan hệ cha và con hoặc mẹ và con. Trường hợp
một cặp vợ chồng khác giới nhân con nuôi sẽ phát sinh quan hệ cha mẹ và con, cụ
thể là quan hệ cha với con giữa người chồng nhận con nuôi và người được nhận
nuôi, quan hệ mẹ với con giữa người vợ nhận con nuôi và người được nhận nuôi.
Điều kiện này đảm bảo cho nguyên tắc Việc nuôi con nuôi phải làm phát sinh quan
hệ lâu dài giữa cha mẹ và con. Đặc biệt, quy định trong Luật NCN của Việt Nam
chỉ quy định trường hợp hai người là vợ chồng mà không chỉ rõ ra là vợ chồng
khác giới vì Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 không công nhận hôn nhân đồng
giới.10
Thứ hai, độ tuổi của người được nhận làm con nuôi. Theo khoản 1 Điều 8 Luật
NCN, điều kiện về độ tuổi của người được nhận làm con nuôi là Trẻ em dưới 16
tuổi. Tuy nhiên, khoản 2 cũng có quy định về trường hợp người được nhận làm con
nuôi từ 16 đến dưới 18 tuổi. Vậy thì, về độ tuổi, Luật NCN Việt Nam là phù hợp

với Công ước Lahay 1993. Tuy nhiên cần hiểu đây không phải là nội dung mà Pháp
luật Việt Nam nhất thiết phải tuân theo và phù hợp với quy định của Công ước
Lahay 1993. Bởi lẽ, trong quy định của công ước, đã dẫn chiếu đến mục c Điều 17
8 Điều 15 Công ước Lahay 1993 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực con nuôi quốc tế
9 Khoản 3 Điều 8 Luật nuôi con nuôi 2010
10 Xem Khoản 2 Điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014


liên quan đến nội dung Cơ quan Trung ương của cả hai quốc gia đã đồng ý cho
tiến hành thủ tục nuôi con nuôi11 khi đó nội luật sẽ được ưu tiên áp dụng.
Thứ ba, điều kiện áp dụng đối với việc nuôi con nuôi thực tế. Công ước chỉ áp
dụng đối với những trường hợp nuôi con nuôi tạo ra mối quan hệ cha mẹ và con lâu
dài là quy định trong công ước Lahay 1993 nhằm nhấn mạnh công ước chỉ áp dụng
đối với việc nuôi con nuôi làm phát sinh quan hệ cha mẹ và con trên thực tiễn,
không áp dụng cho việc nuôi con nuôi mang tính hình thức. Mặc dù quy định về
điều kiện, về phạm vi áp dụng Luật NCN không chỉ rõ, quy định rõ nội dung này
xong tại Điều 24 Hệ quả của việc nuôi con nuôi đã khẳng định Kể từ ngày giao
nhận con nuôi, giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của
cha mẹ và con; giữa con nuôi và các thành viên khác của gia đình cha mẹ nuôi
cũng có các quyền, nghĩa vụ đối với nhau theo quy định của pháp luật về hôn nhân
và gia đình, pháp luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan. 12
Vậy thì có thể khẳng định điều kiện về phát sinh quan hệ nuôi con nuôi trên thực tế,
pháp luật Việt Nam có sự tương thích nhất định với Công ước Lahay 1993. Nội
dung này có ý nghĩa quan trọng cho đảm bảo quan hệ cha mẹ và con được xác lập
lâu dài, bền vững.
Thứ tư, sự đồng ý cho làm con nuôi. Theo tại Điều 21 Luật NCN có quy định
về sự đồng ý của cha mẹ đẻ và người được nhận nuôi nếu trên 09 tuổi. Trên cơ sở
đó cho thấy, về vấn đề sự đồng ý cho làm con nuôi có sự tương đồng giữa pháp luật
Việt Nam và Công ước Lahay 1993 về chủ thể của sự đồng ý. Và sự đồng ý này
đều được tiến hành trên cơ sở đã được tham khảo ý kiến và đã được thông báo đầy

đủ về những hệ quả của việc làm con nuôi, được tư vấn và hoàn toàn tự nguyện,
trung thực, không bị ép buộc, không bị đe dọa hay mua chuộc, không vụ lợi, không
kèm theo yêu cầu trả tiền hoặc lợi ích vật chất khác. Quy định này đã góp phần bảo
đảm cho việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ em, đảm bảo cho việc nhận
con nuôi được thực hiện đúng với ý nghĩa của nó.
11 Điểm c Điều 17 Công ước Lahay 1993 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực con nuôi quốc tế
12 Khoản 1 Điều 24 Luật Nuôi con nuôi 2010


Thứ năm, cha mẹ nuôi tương lai có đủ tư cách và thích hợp để nuôi con nuôi.
Điều 29 và Điều 14 Luật NCN quy định cụ thể về điều kiện của người nhận nuôi,
cụ thể gồm các nội dung: Điều kiện về năng lực hành vi dân sự; Điều kiện về tuổi;
Điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục
con nuôi; Điều kiện về đạo đức;… Những quy định này nhằm đảm bảo cho cha mẹ
nuôi tương lai có đủ tư cách và thích hợp để nuôi con nuôi, chính vì vậy, có thể
khẳng định Luật NCN đã có quy định tương thích và đáp ứng được tình thần quy
định trong Công ước Lahay 1993. Đây là quy định có ý nghĩa quan trọng cho việc
đảm bảo quyền và lợi ích của trẻ em, đảm bảo cho mối quan hệ giữu cha mẹ và con
nuôi có tính ổn định, bền vững.
b)

Điểm chưa tương thích, chưa phù hợp

Thứ nhất, điều kiện về quốc tịch của chủ thể tham gia vào quan hệ nuôi con
nuôi có yếu tố nước ngoài. Đối với công ước Lahay 1993 chỉ đặt ra vấn đề Công
ước phải được áp dụng khi một trẻ em thường trú ở một Nước ký kết (Nước gốc)
đã, đang hoặc sẽ được chuyển đến một Nước ký kết khác (Nước nhận) 13 xong đối
với Luật NCN thì không quy định về phạm vi áp dụng đối với nước ngoài. Sở dĩ có
sự khác biệt này là do Công ước Lahay là Điều ước quốc tế, đối với hiệu lực về
không gian của điều ước quốc tế có phần hạn chế phụ thuộc vào thành viên của

điều ước đó. Còn đối với Luật NCN của Việt Nam, cùng với sự phát triển hội nhập
và hợp tác quốc tế ngày càng mở rộng, việc mở rộng quan hệ trong lĩnh vực nuôi
con nuôi với nhiều hơn nữa các quốc gia trên thế giới là điều cần thiết. Vậy thì mặc
dù ở nội dung này có điểm chưa trùng khớp, phù hợp tuy nhiên không phải là sự
không tương thích tiêu cực mà do bản chất của một bên là Điều ước quốc tế và một
bên là Nội luật của một quốc gia. Và cũng cần khẳng định rằng sự không tương
thích này là cần thiết và phù hợp với sự phát triển của nuôi con nuôi có yếu tố nước
ngoài ở Việt Nam.
Thứ hai, sự đồng ý cho làm con nuôi. Đối với Công ước Lahay, sự đồng ý đặt ra
đối với người mẹ và người được nhận làm con nuôi khi đã đến tuổi và mức độ
trưởng thành. Đối với Luật NCN sự đồng ý được đặt ra đối với cha mẹ đẻ hoặc
13 Khoản 1 Điều 2 Công ước Lahay 1993 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực con nuôi quốc tế


người giám hộ và trẻ em từ đủ 09 tuổi trở lên. So với Công ước Lahay 1993, Luật
NCN còn đề cập đến các đối tượng là cha đẻ và người giám hộ; đối với trẻ em thì
quy định rõ độ tuổi là từ đủ 09 tuổi. Đây không hẳn là một điểm chưa phù hợp,
chưa tương thích, thực chất đây vẫn là sự phát triển quy định trên tinh thần của quy
định trong Công ước Lahay 1993. Tuy nhiên, Luật NCN của Việt Nam đã có quy
định cụ thể hơn để phù hợp hơn với thực tế. Xong một điểm còn hạn chế là Luật
NCN chưa quy định rõ về hình thức thể hiện sự đồng ý này trong khi Công ước
Lahay đã yêu cầu rõ về việc Trẻ em đồng ý làm con nuôi, theo những hình thức do
pháp luật đòi hỏi và sự đồng ý đó được thể hiện hoặc xác nhận bằng văn bản, nếu
đòi hỏi phải có sự đồng ý này.14
4.

Hệ quả pháp lý của nuôi con nuôi

Liên quan đến hệ quả pháp lý của nuôi con nuôi, Điều 26 Công ước Lahay 1993
quy định

1. Việc công nhận nuôi con nuôi bao gồm việc công nhận:
a) Mối quan hệ pháp lý cha mẹ – con giữa trẻ em và cha mẹ nuôi;
b) Trách nhiệm cha mẹ của cha mẹ nuôi đối với trẻ em;
c) Việc chấm dứt mối quan hệ pháp lý tồn tại trước đó giữa trẻ em và cha mẹ đẻ
nếu việc nuôi con nuôi có hệ quả như vậy tại Nước ký kết nơi thực hiện việc nuôi
con nuôi đó.
2. Nếu việc nuôi con nuôi dẫn đến việc chấm dứt mối quan hệ pháp lý tồn tại trước
đó giữa trẻ em và cha mẹ đẻ thì trẻ em phải được hưởng tại Nước nhận, và tại bất
kỳ các Nước ký kết nào khác mà công nhận việc nuôi con nuôi đó, những quyền
tương tự như những quyền phát sinh do việc nuôi con nuôi có hệ quả như vậy tại
mỗi nước.
3. Những khoản trên không làm ảnh hưởng đến việc áp dụng bất kỳ một điều khoản
nào có lợi hơn đối với trẻ em đang có hiệu lực tại Nước ký kết mà công nhận việc
nuôi con nuôi đó.
Luật NCN cũng có quy định về Hệ quả của nuôi con nuôi
Điều 24. Hệ quả của việc nuôi con nuôi
14 Điều 4 Công ước Lahay 1993 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực con nuôi quốc tế


1. Kể từ ngày giao nhận con nuôi, giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có đầy đủ
các quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con; giữa con nuôi và các thành viên khác của
gia đình cha mẹ nuôi cũng có các quyền, nghĩa vụ đối với nhau theo quy định của
pháp luật về hôn nhân và gia đình, pháp luật dân sự và các quy định khác của
pháp luật có liên quan.
2. Theo yêu cầu của cha mẹ nuôi, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định
việc thay đổi họ, tên của con nuôi.
Việc thay đổi họ, tên của con nuôi từ đủ 09 tuổi trở lên phải được sự đồng ý
của người đó.
3. Dân tộc của con nuôi là trẻ em bị bỏ rơi được xác định theo dân tộc của
cha nuôi, mẹ nuôi.

4. Trừ trường hợp giữa cha mẹ đẻ và cha mẹ nuôi có thỏa thuận khác, kể từ
ngày giao nhận con nuôi, cha mẹ đẻ không còn quyền, nghĩa vụ chăm sóc, nuôi
dưỡng, cấp dưỡng, đại diện theo pháp luật, bồi thường thiệt hại, quản lý, định đoạt
tài sản riêng đối với con đã cho làm con nuôi.
a)

Điểm tương thích, phù hợp

Thứ nhất, việc chấm dứt quan hệ pháp lý giữa cha mẹ đẻ và trẻ em. Trong
Công ước Lahay nội dung này được quy định tại khoản 1c Điều 26. Nội dung này
trong Luật NCN được thể hiện kể từ ngày giao nhận con nuôi, cha mẹ đẻ không
còn quyền, nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, cấp dưỡng, đại diện theo pháp luật, bồi
thường thiệt hại, quản lý, định đoạt tài sản riêng đối với con đã cho làm con nuôi.15
Thứ hai, ngoại lệ của chấm dứt quan hệ cha mẹ đẻ với người được nhận nuôi.
Trong Công ước Lahay, để bảo vệ cho quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ em trong
trường hợp khi việc nuôi con nuôi bị hủy, Công ước còn đề cập đến việc chuyển
đổi hình thức nuôi con nuôi với quy định tại Điều 27 Ở những nơi có việc nuôi con
nuôi được Nước gốc cấp phép không có hệ quả chấm dứt mối quan hệ pháp lý tồn
tại trước đó giữa trẻ em và cha mẹ đẻ có thể chuyển thành việc nuôi con nuôi có hệ
quả như vậy tại Nước nhận, nơi mà công nhận việc nuôi con nuôi theo Công ước 16.
15 Khoản 4 Điều 28 Luật Nuôi con nuôi 2010
16 Điều 27 Công ước Lahay 1993 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực con nuôi quốc tế


Việt Nam không có quy định cũng không chỉ ra trường hợp chấp nhận việc nuôi
con nuôi hình thức xong để tiếp nối tinh thần của quy định này, Luật NCN chấp
nhận trường hợp thỏa thuận giữa cha mẹ đẻ và cha mẹ nuôi về việc không chấp dứt
quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ đẻ với con.
b)


Điểm chưa tương thích, chưa phù hợp

Về cơ bản, hệ quả pháp lý của nuôi con nuôi quy định trong Công ước Lahay và
trong Luật NCN là tương đối giống nhau tuy nhiên vẫn tồn tại một điểm khác cơ
bản về bản chất và tinh thần của quy định của Công ước Lahay 1993 với Pháp luật
Việt Nam. Trong công ước Lahay, trên tinh thần quy định tại Điều 26, Khoản 2
Điều 2, việc nuôi con nuôi ở đây mang hình thức trọn vẹn. Tuy nhiên, theo quy
định của Luật hộ tịch thì Con nuôi là người Việt Nam được nhận nuôi bởi người
nước ngoài vẫn mang quốc tịch Việt Nam và sự thay đổi quốc tịch chỉ đặt ra đối với
con nuôi từ 15 đến 18 tuổi trong trường hợp người đó phải thể hiện sự đồng ý bằng
văn bản.17 Bên cạnh đó, Bộ luật dân sự quy định về những chủ thể được hưởng thừa
kế căn cứ theo huyết thống trong đó có con với cha mẹ đẻ mà không quy định cụ
thể về mối quan hệ về quyền và nghĩa vụ giữa họ, không phụ thuộc vào việc họ đã
chấm dứt các quyền và nghĩa vụ với nhau.18 Vậy thì vô hình chung, chính quy định
trong Luật quốc tịch và Bộ luật dân sự đã làm cho tính chất của quan hệ nuôi con
nuôi có yếu tố nước ngoài không đảm bảo tính trọn vẹn như trong quy định của
Công ước Lahay 1993.
5.

Tổ chức nuôi con nuôi ở nước ngoài
Công ước Lahay 1993 Chương III quy định về Các cơ quan trung ương và

các tổ chức được chỉ định. Theo đó, có yêu cầu các quốc gia thành viên phải lập
một cơ quan có thẩm quyền ở cấp Trung ương về vấn đề con nuôi quốc tế, cả ở
Nước nhận và Nước gốc.


Cơ quan Trung ương có những nhiệm vụ chính quy định tạ Điều 7, Điều 8,
Điều 9 Công ước


17 Xem Điều 37 Luật quốc tịch 2008
18 Em Điều 676 Bộ luật dân sự 2005




Tổ chức được chỉ định có nhiệm vụ chính được quy định tại Điều 11, Điều
12 Công ước
Đối với Pháp luật Việt Nam, liên quan đến vấn đề Tổ chức nuôi con nuôi ở

nước ngoài còn chưa có quy định cụ thể. Các cơ quan có thẩm quyền trong giải
quyết việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam là: Bộ Tư pháp; Cục
nuôi con nuôi; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh-Sở Tư pháp.
a)

Điểm tương thích, phù hợp

Theo quy định của Pháp luật Việt Nam thì đã có những cơ quan cụ thể để đảm
nhiệm việc giải quyết việc nuôi con nuôi, đáp ứng được những nhiệm vụ cơ bản
nhất đặt ra đối với Cơ quan trung ương và Tổ chức được chỉ định theo như Công
ước Lahay. Việc Nghị định 19/2011/NĐ-CP quy định về Cơ sở nuôi dưỡng được
cho trẻ em làm con nuôi nước ngoài19 chính là sự tiếp nhận quy định của Công
ướng Lahay 1993 về Tổ chức nuôi con nuôi nước ngoài. Bên cạnh đó, Pháp luật
Việt Nam cũng đã ghi nhận hoạt động của các tổ chức nước ngoài ở Việt Nam với
tư cách là Tổ chức nuôi con nuôi nước ngoài.
b)

Điểm chưa tương thích, chưa phù hợp

Mặc dù có sự tiếp nhận quy định của Công ước Lahay 1993 và quy định về hoạt

động của tổ chức này của các nước bạn xong Pháp luật Việt Nam chưa thực sự có
quy định và tổ chức các cơ quan này của nước mình cho tương xứng với quy định
của Công ước Lahay 1993. Thứ nhất, các cơ quan này ở Việt Nam chưa phải là cơ
quan phụ trách chuyên biệt về con nuôi quốc tế mà là cơ quan có thẩm quyền
chung trong việc nuôi con nuôi, trong việc quản lý tư pháp về nuôi con nuôi và
thậm chí là quản lý hành chính. Thứ hai, những hoạt động của các cơ quan này
chưa đảm bảo được sự chuyên nghiệp và yêu cầu đặt ra đối với Tổ chức nuôi con
nuôi quốc tế. Có thể khẳng định về cả tổ chức và hoạt động, các cơ quan có thẩm
quyền ở Việt Nam chưa đáp ứng được như yêu cầu của Công ước Lahay 1993.
6.

Trình tự thủ tục nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài

19 Điều 11 Nghị định 19/2011/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Nuôi con nuôi


Công ước đưa ra một số quy trình về thủ tục giải quyết việc cho và nhận con
nuôi theo chuẩn mực quốc tế với các bước cơ bản:
+ Liên hệ với cơ quan Trung ương có thẩm quyền của Nước nhận;
+ Cơ quan Trung ương của Nước nhận chuyển báo cáo cho Cơ quan Trung ương
của Nước gốc;
+ Cơ quan Trung ương của Nước gốc chuyển cho Cơ quan Trung ương của
Nước nhận báo cáo về trẻ em;
+ Cơ quan Trung ương của cả hai Nước phải áp dụng tất cả các biện pháp cần
thiết để trẻ em được phép xuất cảnh Nước gốc, nhập cảnh và thường trú tại Nước
nhận;
+ Các Cơ quan Trung ương phải thông báo cho nhau về quá trình cho nhận con
nuôi và các biện pháp cần áp dụng để hoàn tất quá trình đó;
Đối với quy định của Pháp luật Việt Nam về trình tự, thủ tục nuôi con nuôi nước
ngoài có thể kể đến các bước như:

+ Nộp, tiếp nhận và thẩm định hồ sơ của người xin nhận con nuôi.
+ Chuyển hồ sơ của người xin nhận con nuôi cho Sở Tư pháp để giới thiệu trẻ.
+ Sở Tư pháp giới thiệu trẻ làm con nuôi.
+ Sở Tư pháp báo cáo kết quả giới thiệu trẻ em cho Cục Con nuôi, kèm theo hồ
sơ của con nuôi để Cục con nuôi thẩm định kết quả.
+ Cục Con nuôi lấy ý kiến của người nhận con nuôi và cơ quan có thẩm quyền
của nước ngoài về trẻ được giới thiệu làm con nuôi.
+ Quyết định cho trẻ làm con nuôi và tổ chức giao nhận con nuôi
a)

Điểm tương thích, phù hợp

Nhìn chung về trình tự, thủ tục theo quy định của Pháp luật Việt Nam là phù
hợp với quy định trong Công ước Lahay 1993. Cơ bản trải qua các bước liên hệ với
cơ quan có thẩm quyền và cơ quan có thẩm quyền như là trung gian liên hệ với các
bên. Pháp luật Việt Nam có quy định tương đối chi tiết và cụ thể về vấn đề thủ tục
như quy định về từng nội dung trong Hồ sơ của người nhận nuôi, hồ sơ người được
nhận nuôi… cho thấy có sự quan tâm và chú trọng đến thủ tục. Chính việc quan


tâm đúng mực đến thủ tục này nhằm đảm bảo cho các nguyên tắc được thực hiện
triệt để trên thực tế.
b)

Điểm chưa tương thích, chưa phù hợp

Pháp luật Việt Nam chưa có đầy đủ các quy định cần thiết bảo đảm đúng yêu
cầu về trình tự, thủ tục giải quyết việc nuôi con nuôi theo chuẩn mực Công ước
như: chưa có quy định đảm bảo đầy đủ quyền quyết định của Cục Con nuôi với tư
cách là cơ quan trung ương về nuôi con nuôi quốc tế; Chưa có các quy định về

nhiệm vụ, trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền đối với việc đảm bảo các thủ tục
khác trên thực tế… Đây cũng là một trong những điểm hạn chế về trình tự thủ tục
phát sinh từ sự hạn chế của Tổ chức nuôi con nuôi của Việt Nam. Trình tự và thủ
tục ở Việt Nam chỉ được đảm bảo đến khi người được nhận nuôi được tiếp nhận bởi
người nhận nuôi còn sau đó thì chưa được quan tâm, chú trọng.
III.

Kiến nghị giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả

Thứ nhất, hoàn thiện pháp luật quốc gia về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài.
Đối với những điểm chưa phù hợp, tương thích giữa Luật NCN và các quy định
khác của pháp luật Việt Nam đối với Công ước Lahay 1993 cần có sự nghiên cứu
và điều chỉnh phù hợp. Đối với sự không tương thích là do hạn chế về lập pháp cần
kịp thời sửa chữa và quy định đầy đủ hơn. Đối với sự không tương thích do điều
kiện thực tế chưa đáp ứng được, cần nhanh chóng cải biến để kịp thời đưa vào quy
định trong pháp luật quốc gia những nội dung tương ứng đó. Đảm bảo cho nội luật
phù hợp và đáp ứng được yêu cầu của Điều ước quốc tế.
Thứ hai, tăng cường cơ chế phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức hữu quan. Đây
là một trong những nội dung cần chú trọng để đảm bảo cho những quy định của
pháp luật được đi vào thực tiễn. Đặc biệt đối với các cơ quan có thẩm quyền trong
giải quyết việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài cần tăng cường hợp tác để học
hỏi, hoàn thiện dần tổ chức và hoạt động.


C. PHẦN KẾT LUẬN
I.

Kết luận

Bài tiểu luận là quá trình nghiên cứu, phân tích và bình luận về bình luận về sự

tương thích của pháp luật Việt Nam với Công ước Lahay 1993 về bảo vệ trẻ em và
hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi. Qua quá trình nghiên cứu có thể khẳng định
rằng: Giữa Pháp luật Việt Nam và Công ước Lahay 1993 nhìn chung có sự tương
thích về ý nghĩa, tinh thần và những nội dung cơ bản, trên cơ sở đó, các quy định
giữa hai đối tượng này cũng có những điểm chung nhất định. Cần nhìn nhận được
sự tương thích này để quá trình áp dụng nội luật và vận dụng Công ước được thực
hiện đúng đắn và hiệu quả. Đồng thời cũng cần lưu ý những điểm chưa tương đồng,
chưa phù hợp và lý do của những điểm chưa tương thích đó để có hướng phát triển
nội luật một cách đúng hướng, đáp ứng được yêu cầu thực tiễn của chính quốc gia
mình.
Học tập, nghiên cứu về sự tương thích của pháp luật Việt Nam với Công ước
Lahay 1993 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi cho ta cái
nhìn vừa khách quan vừa toàn diện, sâu sắc hơn về quá trình Việt Nam tham gia
vào Điều ước quốc tế-cụ thể là Công ước Lahay 1993. Qua đó có sự so sánh và đối
chiếu, đánh giá giữa các quy định của Điều ước quốc tế và Nội luật, từ đó rút ra
những bài học, những kinh nghiệm trong quá trình gia nhập các Điều ước quốc tế
mà một trong những vấn đề đầu tiên đó là Sự phù hợp giữa Pháp luật quốc gia với
Điều ước quốc tế mà quốc gia ký kết.
Bài tiểu luận đã phần nào đáp ứng được yêu cầu trực tiếp của đề bài, giới thiệu
về Công ước Lahay và Luật NCN quy định về con nuôi quốc tế, qua đó chỉ ra tính
tương thích giữa hai đối tượng này. Từ đó đưa ra những đánh giá, nhận xét, mặc dù
mang tính cá nhân xong đó là một trong những ý kiến tham khảo phục vụ cho quá
trình hoàn thiện Pháp luật Việt Nam sau này để phù hợp với nhịp điệu chung của
quốc tế mà cụ thể ở đây là Công ước Lahay 1993.
Do sự hạn chế về thời gian và học liệu, bài tiểu luận còn nhiều thiếu sót xong đã
phần nào thể hiện được sự quan tâm của cá nhận tôi đối với nội dung sự tương
thích giữa công ước Lahay 1993 và pháp luật Việt Nam. Qua đó, bản thân tôi cũng


đã đưa ra một số ý kiến cá nhân cho phần giải pháp hoàn thiện mong rằng đây sẽ là

một trong những nội dung tham khảo phục vụ cho quá trình Hội nhập pháp luật,
hoàn thiện pháp luật của Việt Nam.
II.


Tài liệu tham khảo
Giáo trình: Tư pháp quốc tế, Trường đại học Luật Hà Nội, Nxb. Công an



nhân dân
Công ước Lahay 1993 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực con nuôi





quốc tế
Văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam
a. Bộ luật dân sự 2005
b. Luật Hôn nhân và Gia đình 2014
c. Luật Nuôi con nuôi 2010
d. Luật Hộ tịch 2008
e. Nghị định 19/2011/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của
Luật Nuôi con nuôi
Các bài viết:
f.

UNICEF đánh giá cao việc việt nam phê chuẩn công ước la-hay về
con


nuôi-Bài

viết

trên

trang

điện

tử

Unicef

Việt

Nam

/>g.

Việt Nam đã phê chuẩn Công ước Lahay số 33 ngày 29/5/1993 về bảo

h.

vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế
/>Pháp luật nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam trong tương
quan so sánh với pháp luật nước ngoài-Lê Thị Hiền-Luật văn Thạc sỹ

i.


Khoa Luật ngành Luật Quốc tế
498 trẻ em được làm con nuôi ở nước ngoài- Thế Kha- Bài đăng trên
Báo Dân trí online ngày 21/01/2015
/>
j.

ngoai-1422486380.htm
Giới thiệu bộ tài liệu nghiên cứu, chuẩn bị cho việc gia nhập Hội nghị
La Hay về Tư pháp quốc tế và các Công ước của tổ chức này-Bài đăng
trên trang Baodientu.vn


/>
cac-Cong-uoc-cua-to-chuc-nay/53892.vgp
Các trang web
a. Bộ tư pháp Trang thông tin nuôi con nuôi
/>b. Công thông tin điện tử Bộ tư pháp
/>c. Unicef Việt Nam
/>


×