Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

tiểu luận tương trợ tư pháp : đề tài Điều kiện tiếp nhận chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù ở nước ngoài về Việt Nam để tiếp tục thi hành án

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (76.17 KB, 11 trang )

A. MỞ ĐẦU
Ở Việt Nam, hợp tác quốc tế trong việc tiếp nhận, chuyển giao người đang
chấp hành án phạt tù là một vấn đề khá mới mẻ về lý luận và thực tiễn. Trong đó,
tiếp nhận người đang chấp hành án phạt tù là vấn đề cần được quan tâm nhằm đảm
bảo quyền con người của công dân Việt Nam. Trong phạm vi bài viết này, em xin
nghiên cứu vấn đề “Điều kiện tiếp nhận chuyển giao người đang chấp hành án
phạt tù ở nước ngoài về Việt Nam để tiếp tục thi hành án” từ đó đề xuất những kiến
nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về vấn đề này.


B.
I.

NỘI DUNG

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TIẾP NHẬN, CHUYỂN GIAO NGƯỜI
ĐANG CHẤP HÀNH ÁN PHẠT TÙ

1.

Khái niệm, đặc điểm, mục đích và ý nghĩa của việc tiếp nhận và chuyển
giao người đang chấp hành án phạt tù
Chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù là một hình thức tương trợ tư

pháp, trong đó cơ quan có thẩm quyền của quốc gia dựa trên cơ sở điều ước quốc
tế, pháp luật quốc gia hoặc theo nguyên tắc có đi có lại thực hiện việc chuyển giao
người nước ngoài phạm tội đã bị Toà án của quốc gia đó kết án bằng một bản án
phạt tù đã có hiệu lực pháp luật về nước mà người đó là công dân hoặc một nước
khác đồng ý tiếp nhận, trên cơ sở tự nguyện của người đó để tiếp tục thi hành án.
Tiếp nhận người đang chấp hành án phạt tù được hiểu là việc cơ quan có thẩm
quyền của Việt Nam tiếp nhận công dân Việt Nam bị kết án phạt tù ở nước chuyển


giao để tiếp tục chấp hành án tại Việt Nam.
Tiếp nhận và chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù nhằm thể hiện
chính sách nhân đạo của pháp luật tạo cơ hội cho người đó được chấp hành hình
phạt tại quê hương mình, có điều kiện thuận lợi nhất để cải tạo (về văn hóa, tập
quán, lối sống, ngôn ngữ, khí hậu, thời tiết, gia đình,…), tái hòa nhập cộng đồng
thành công, giảm thiểu nguy cơ tái phạm và trở thành người có ích cho xã hội.
Việc nước ta ký kết các hiệp định liên quan đến tiếp nhận và chuyển giao
người bị kết án phạt tù có ý nghĩa quan trọng nhằm tăng cường và phát triển hơn
nữa mối quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa Việt Nam với các nước. Đồng thời, thể
hiện thiện chí và trách nhiệm của Nhà nước ta đối với công dân nước mình.
2. Pháp luật về chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù
a. Căn cứ chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù
Cơ sở pháp lý của việc chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù được
quy định ở Chương V Luật tương trợ tư pháp năm 2007 (từ Điều 49 đến Điều 60)


và các văn bản pháp luật khác có liên quan. Theo đó, việc chuyển giao được thực
hiện căn cứ vào điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, khi có yêu cầu của
người đang chấp hành hình phạt tù hoặc của nước chuyển giao hoặc nước tiếp
nhận. Trong trường hợp giữa hai bên chưa có điều ước quốc tế liên quan thì việc
chuyển giao được thực hiện theo thoả thuận trực tiếp giữa cơ quan có thẩm quyền
của Việt Nam và nước liên quan trên cơ sở quy định của pháp luật quốc gia, phù
hợp với pháp luật và tập quán quốc tế.
b.

Trình tự, thủ tục chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù
Trình tự, thủ tục tiếp nhận yêu cầu, xem xét, quyết định và thi hành quyết định

tiếp nhận người đang chấp hành án phạt tù được quy định chi tiết tại Luật tương trợ
tư pháp (từ Điều 52 đến Điều 60), Thông tư liên tịch số 01/2013/TTLT -BCA-BTPBNG-VKSNDTC-TANDTC ngày 22-3-2013 của Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Bộ

Ngoại giao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn
việc tiếp nhận, chuyển giao, tiếp tục thi hành án đối với người đang chấp hành án
phạt tù, Luật thi hành án hình sự năm 2010.
II.

ĐIỀU KIỆN TIẾP NHẬN NGƯỜI ĐANG CHẤP HÀNH ÁN PHẠT TÙ
Ở NƯỚC NGOÀI VỀ VIỆT NAM ĐỂ TIẾP TỤC THI HÀNH ÁN PHẠT
TÙ VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT
1.

Điều kiện tiếp nhận người đang chấp hành án phạt tù ở nước ngoài về
Việt Nam để tiếp tục chấp hành án phạt tù
Điều kiện tiếp nhận người đang chấp hành án phạt tù được quy định tại khoản

1 Điều 50 Luật tương trợ tư pháp năm 2007, cụ thể như sau:
Thứ nhất, người bị kết án phải là công dân Việt Nam.
Đây là điều kiện bắt buộc nhằm đảm bảo mục đích đặt ra của việc tiếp nhận.
Công dân Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam (người đang có hoặc chưa mất
quốc tịch Việt Nam theo quy định pháp luật; công dân nước ngoài xin nhập quốc


tịch Việt Nam hoặc người đã mất quốc tịch Việt Nam và có đơn xin trở lại quốc tịch
Việt Nam được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp nhận).
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Bộ Công an, Bộ Tư pháp có trách
nhiệm phối hợp xác định quốc tịch Việt Nam của người đang chấp hành án phạt tù
khi nhận được yêu cầu tiếp nhận chuyển giao. Trình tự, thủ tục xác minh quốc tịch
Việt Nam được thực hiện theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam.
Hiệp định chuyển giao người bị kết án giữa Việt nam và Ôxtrâylia còn quy
định cụ thể hơn: Khi Việt Nam là bên nhận thì người đó phải là công dân Việt Nam;
Khi Ôxtrâylia là bên nhận thì người kết án phạt tù bao gồm hai đối tượng đó là

người có quốc tịch Ôxtrâylia và người được phép chuyển đến, nhập cảnh là lưu lại
không thời hạn tại Ôxtrâylia theo quy định của pháp luật Ôxtrâylia và có mối quan
hệ cộng đồng với một bang hoặc lãnh thổ của Ôxtrâylia.
Thứ hai, người đang chấp hành án phải có nơi thường trú cuối cùng ở Việt
Nam. Nơi thường trú được xác định là nơi công dân sinh sống thường xuyên, ổn
định, không có thời hạn tại một chỗ ở nhất định và đã đăng ký thường trú.
Thứ ba, hành vi phạm tội mà người đó bị kết án ở nước ngoài cũng cấu thành
tội phạm theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Việc yêu cầu điều kiện “tội phạm kép” được xây dựng trên cơ sở cho rằng các
nước không được thi hành bản án của nước ngoài đối với hành vi không được coi là
tội phạm trong pháp luật của mình để đảm bảo các giá trị văn hóa, pháp lý của nước
thi hành.
Tuy nhiên, để giải quyết sự xung đột trong hệ thống pháp luật giữa các quốc
gia, pháp luật nước ta quy định khá mềm dẻo trong việc xác định hành vi phạm tội
không nhất thiết phải cùng một nhóm tội hoặc cùng một tội danh, các yếu tố cấu
thành tội phạm không nhất thiết phải giống nhau. Quy định trên nhằm tạo cơ sở cho
việc Toà án có thẩm quyền xem xét chuyển đổi hình phạt để có thể tiếp tục chấp
hành bản án tại Việt Nam trong trường hợp tính chất hoặc thời hạn của hình phạt do
nước chuyển giao kết án không phù hợp với pháp luật Việt Nam, với điều kiện thời


hạn chấp hành hình phạt tù được chuyển đổi không được dài hơn hình phạt đã
tuyên tại quốc gia kết án. Thậm chí, trong Hiệp định chuyển giao người bị kết án
giữa Việt Nam và Ô-xtrây-lia, điều kiện này không phải là bắt buộc mà có thể được
miễn trong trường hợp đặc biệt nếu cả hai bên đồng ý và trong phạm vi pháp luật
cho phép.
Thứ tư, vào thời điểm nhận được yêu cầu chuyển giao, thời hạn chưa chấp
hành hình phạt tù phải còn ít nhất là 01 năm; trong trường hợp đặc biệt, thời hạn
này còn ít nhất là 06 tháng.
Việc quy định điều kiện này nhằm bảo đảm thời gian để cải tạo, giáo dục và

tạo điều kiện cho người chấp hành án tái hoà nhập cộng đồng. Khi nào thời hạn
chấp hành hình phạt của người bị kết án còn ít nhất một năm mới xem xét việc
chuyển giao người bị kết án. Thời hạn chưa chấp hành hình phạt tù còn lại được
tính từ thời điểm nhận được yêu cầu chuyển giao của nước chuyển giao, nước nhận
chuyển giao hoặc người đang chấp hành án phạt tù.
Tuy nhiên, việc quy định điều kiện này có sự linh hoạt nhằm đảm bảo tạo điều
kiện thuận lợi nhất cho việc chuyển giao người bị kết án. Theo đó, thời hạn chưa
chấp hành hình phạt tù còn lại ít nhất là 06 tháng khi thuộc các trường hợp đặc biệt
sau đây: Để phục vụ yêu cầu đối ngoại giữa Việt Nam và nước tiếp nhận; Người
đang chấp hành án phạt tù đang bị bệnh nặng đến mức không thể tiếp tục chấp hành
án được (mắc một trong số các bệnh: ung thư giai đoạn cuối, xơ gan cổ chướng, lao
nặng độ 04 kháng thuốc, bại liệt…), có kết luận của bệnh viện cấp tỉnh trở lên về
việc người đang chấp hành án phạt tù bị bệnh nặng. Quy định này còn được ghi
nhận trong các hiệp định về chuyển giao người bị kết án giữa Việt Nam với Anh Bắc Ailen, với Hàn Quốc, với Ôxtrâylia.
Thứ năm, bản án đối với người được chuyển giao đã có hiệu lực pháp luật và
không còn thủ tục tố tụng nào đối với người đó tại nước chuyển giao.
Điều này có nghĩa là bản án, quyết định đã có hiệu lực thi hành và không còn
thủ tục liên quan đến việc phúc thẩm hoặc thủ tục xem xét lại bản án đã có hiệu lực


pháp luật. Thực tế, khi một người đang chấp hành án phạt tù thì đương nhiên bản
án đã có hiệu lực pháp luật. Vấn đề thủ tục tố tụng ở đây là các trách nhiệm về dân
sự, trách nhiệm hành chính mà người được chuyển giao phải thực hiện cùng với
hình phạt tù đối với quốc gia chuyển giao. Đây là điều kiện bảo đảm cho việc ổn
định của bản án đối với người bị kết án, tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển
giao người bị kết án, cũng như là cơ sở cho việc xác định một số điều kiện khác của
việc chuyển giao người như bị kết án như điều kiện về thời hạn còn lại của thời
gian chấp hành hình phạt của người bị kết án.
Thứ sáu, có sự đồng ý của nước chuyển giao và của người được chuyển giao
(Các điểm e, g khoản 1 Điều 50 Luật tương trợ tư pháp năm 2007).

Nước chuyển giao và người bị kết án đều phải đồng ý với việc chuyển giao.
Việc chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù về Việt Nam phải được sự đồng
ý của cơ quan có thẩm quyền của nước chuyển giao. Nếu người bị kết án phạt tù là
người chưa thành niên, người có nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần thì phải có
sự đồng ý của người đại diện hợp pháp của người đó. Trong trường hợp xét thấy
cần thiết, trước khi có quyết định tiếp nhận chuyển giao người đang chấp hành án
phạt tù, Bộ Công an cử cán bộ đến nước chuyển giao hoặc uỷ quyền cho cơ quan
đại diện Việt Nam tại nước chuyển giao để xác định xem người đó có đồng ý một
cách tự nguyện và với nhận thức đầy đủ về những hệ quả pháp lý của việc chuyển
giao hay không.
Sự đồng ý của người bị kết án là điều kiện bắt buộc được hầu hết các Hiệp
định về chuyển giao người bị kết án giữa Việt Nam với Hàn Quốc, với Anh - Bắc
Ailen, với Ôxtrâylia quy định rất chặt chẽ thành một điều luật riêng vì nó liên quan
đến quyền lợi ích trực tiếp của người bị kết án và thể hiện bản chất pháp lý đặc thù
của hoạt động này. Nếu bên nhận mong muốn, trước khi chuyển giao, bên chuyển
giao phải tạo điều kiện cho bên nhận xác minh sự đồng ý của người bị kết án về
việc chuyển giao người bị kết án là tự nguyện với sự hiểu biết đầy đủ về hệ quả


pháp lý của việc chuyển giao người bị kết án này thông qua một quan chức do bên
nhận chỉ định.
Thứ bảy, Toà án có thẩm quyền của Việt Nam có quyết định đồng ý tiếp nhận
đã có hiệu lực pháp luật. Toà án này là Toà án nhân dân cấp tỉnh nơi người được
chuyển giao có nơi cư trú cuối cùng tại Việt Nam (Điều 56 Luật tương trợ tư pháp
năm 2007). Điều kiện này sẽ tạo sự thuận lợi cho việc hoàn tất các thủ tục cho việc
chuyển giao người bị kết án phạt tù ở nước ngoài về Việt Nam.
Bên cạnh những điều kiện chung, trong một số hiệp định còn quy định thêm
một số điều kiện khác. Ví dụ, Hiệp định về chuyển giao người bị kết án giữa Việt
Nam với Thái Lan quy định điều kiện cụ thể về hình phạt đã tuyên đối với người bị
kết án là hình phạt tù, giam giữ hoặc các hình thức tước quyền tự do khác và các

trường hợp từ chối chuyển giao.
2. Một số bất cập và kiến nghị hoàn thiện pháp luật
Thứ nhất, về thứ tự sắp xếp các điều kiện tiếp nhận người đang chấp hành
hình phạt tù: Trong pháp luật nước ta, điều kiện về ý chí của phạm nhân được xếp
cuối. Tuy đảm bảo về mặt nội dung nhưng về mặt hình thức, trật tự sắp xếp đó phản
ánh sự đánh giá của nhà làm luật về mức độ quan trọng của mỗi điều kiện. Sự đồng
ý của người được chuyển giao được coi là điều kiện tiên quyết bởi lẽ hoạt động
chuyển giao và tiếp nhận người đang chấp hành án phạt tù để tiếp tục thi hành án
xuất phát từ mục đích nhân đạo. Nếu không có sự đồng ý của người được chuyển
giao thì hoạt động này có thể bị phản tác dụng. Do đó, điều kiện này cần được xếp
ở vị trí đầu tiên nhằm thể hiện vai trò quan trọng của nó.
Thứ hai, về điều kiện thời hạn hình phạt chưa chấp hành: Các công ước quốc
tế và pháp luật của một số nước trên thế giới thường quy định thời hạn này là 6
tháng và trong những trường hợp đặc biệt cho phép áp dụng thời hạn dưới 6 tháng.
Thiết nghĩ, quy định thời hạn tối thiểu 01 năm theo pháp luật của Việt Nam là khá
dài, nên áp dụng theo chuẩn chung của các công ước quốc tế, đó là giảm thời hạn


này xuống 6 tháng. Đồng thời, cần có thêm quy định mở về những trường hợp đặc
biệt cho phép tiếp nhận phạm nhân để thi hành án với thời hạn chưa chấp hành hình
phạt tù ít hơn 6 tháng.
Thứ ba, về điều kiện tính tội phạm kép: Theo quan điểm bản thân, để đảm bảo
mục đích nhân đạo trong việc tiếp nhận người đang chấp hành án phạt tù, không
nên đòi hỏi điều kiện “cứng” về tính tội phạm kép. Có thể có ý kiến lo ngại rằng
phạm nhân sẽ khiếu nại về tính hợp pháp của việc phải chấp hành hình phạt ở nơi
mà hành vi của họ không cấu thành tội phạm, song vấn đề không đáng lo ngại bởi
một trong những điều kiện để người đó được tiếp nhận là sự đồng ý của họ về việc
tiếp tục chấp hành án tại Việt Nam. Sự đồng ý này là cơ sở pháp lý để quốc gia tiếp
nhận bác bỏ khiếu nại của họ.



C.

KẾT LUẬN

Tóm lại, việc pháp luật Việt Nam chính thức cho phép tiếp nhận, chuyển giao
người đang chấp hành án phạt tù là tiến bộ rõ nét nhìn từ góc độ bảo đảm quyền
con người của người đang chấp hành án. Các quy định của nước ta có sự tương
đồng với quy định của nhiều nước trên thế giới và các công ước quốc tế liên quan.
Sự tương đồng đó tạo thuận lợi cho hoạt động hợp tác quốc tế và cần được đánh giá
cao. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công, quy định về điều kiện để tiếp nhận
người đang chấp hành án cần được nghiên cứu điều chỉnh, cụ thể là các điều kiện
về ý chí của người đang chấp hành án, thời hạn còn lại của phần hình phạt chưa
chấp hành và tính tội phạm kép nhằm bảo vệ tốt hơn quyền của người đang chấp
hành án.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013.
2. Luật cư trú năm 2006 (sửa đổi, bổ sung năm 2013).
3. Luật quốc tịch Việt Nam năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2014).
4. Luật thi hành án hình sự năm 2010.
5. Luật tương trợ tư pháp năm 2007.
6. Thông tư liên tịch số 01/2013/TTLT-BCA-BTP-BNG-VKSNDTC- TANDTC
ngày 22-3-2013 của Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao, Viện kiểm sát
nhân dân tối cao và Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn việc tiếp nhận,
chuyển giao, tiếp tục thi hành án đối với người đang chấp hành án phạt tù.
7. Hiệp định giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Đại hàn Dân quốc về
chuyển giao người bị kết án phạt tù ngày 29-5-2009.
8. Hiệp định giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Ôxtrâylia về chuyển

giao người bị kết án phạt tù ngày 13-10-2008.
9. Hiệp định giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên hiệp Vương
quốc Anh và Bắc Ailen về chuyển giao người bị kết án phạt tù ngày 12-92008.
10.Hiệp định giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Vương quốc Anh
Thái Lan về chuyển giao người bị kết án phạt tù ngày 3-3-2008.
11.Nguyễn Ngọc Anh: “Hợp tác quốc tế trong chuyển giao người bị kết án
phạt tù”, Tạp chí Tòa án nhân dân, tháng 5/2007 (số 9).
12.Nguyễn Ngọc Anh: “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chuyển giao
người đang chấp hành án phạt tù theo Luật tương trợ tư pháp năm 2007”,
Tạp chí Tòa án nhân dân kỳ II, tháng 9-2009 (số 18).
13.Ngô Thanh Xuyên (2015), “Một số nội dung cơ bản về chuyển giao người bị
kết án phạt tù trong các Hiệp định Tương trợ tư pháp mà Việt Nam ký kết
với một số nước trên thế giới”.


14.Trần Đình Nhã: “Vấn đề chuyển giao người bị kết án trong quan hệ giữa
nước ta với các nước”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật (số 9/2006).
15.Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội (2016), Giáo trình Luật tương trợ tư pháp,
Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.
16.Các trang thông tin điện tử:
/>UrlListProcess=/qt/tintuc/Lists/NghienCuuTraoDoi&ListId=75a8df79-a725-4fd59592-517f443c27b6&SiteId=b11f9e79-d495-439f-98e64bd81e36adc9&ItemID=1084&SiteRootID=b71e67e4-9250-47a7-96d664e9cb69ccf3
/>


×