Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

phân tích nội dung quyền kháng nghị, kiến nghị của viện kiểm sát trong việc giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản?

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.74 KB, 15 trang )

Đề tài 19: phân tích nội dung quyền kháng nghị, kiến nghị của viện kiểm sát
trong việc giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản?
A.MỞ ĐẦU
Phá sản là việc doanh nghiệp mất khả năng thanh toán những khoản nợ
Thủ tục phá sản là thủ tục do Tòa án tiến hành, là một thủ tục đòi nợ đặt biệt áp
dụng cho các doanh nghiệp khi họ mất khả năng thanh toán.Viện kiểm sát có vai
trò kiểm sát hoạt động giải quyết yêu cầu phá sản của Tòa án. Quyền kiến nghị và
quyền kháng nghị đều là quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân trong kiểm sát giải
quyết vụ án dân sự. Quyền kiến nghị và quyền kháng nghị đều có mục đích nâng
cao trách nhiệm của Tòa án, cơ quan, tổ chức, cá nhân trong giải quyết các vụ án
dân sự. Do đó, trong bài tiểu luận này e xin được phân tích nội dung quyền kháng
nghị, kiến nghi của viện kiểm sát trong giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản.

B.NỘI DUNG
I. Phân tích nội dung quyền kháng nghị, kiến nghị của viện kiểm sát trong
việc giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản
1.Quy định chung của pháp luật của Viện kiểm sát trong việc kiểm sát giải
quyết việc phá sản
1.1 Một số khái niệm liên quan
Khoản 9, Điều 4 Luật Phá sản 2014 quy định vị trí pháp lý của Viện trưởng
Viện kiểm sát nhân dân và Kiểm sát viên trong quá trình giải quyết phá sản là “
Người tiến hành thủ tục phá sản”.
Điều 21 Luật Phá sản quy định cụ thể Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát việc
tuân theo pháp luật trong quá trình tiến hành thủ tục phá sản, thực hiện các quyền


yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị theo quy định của luật này; Tham gia các phiên
họp xem xét kiến nghị, kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân, kiểm sát các quyết
định giải quyết phá sản của Tòa án nhân dân.
1.2. Phương thức thực hiện công tác kiểm sát
1. Quyền kiểm sát các quyết định giải quyết phá sản, gồm: Thông báo về việc thụ


lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản quy định tại khoản 1, Điều 40 và Quyết định trả
lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản quy định tại khoản 2, Điều 35.
2. Các quyền kiến nghị, kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân quy định trong
Luật Phá sản 2014
1.2.2. Quyền kiến nghị
- Kiến nghị Chánh án Tòa án nhân dân đã ra quyết định về việc Tòa án ra
quyết định trả lại đơn yêu cầu phá sản (khoản 1, Điều 36).
Thời hạn ban hành kiến nghị: 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết
định trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của Tòa án cùng cấp.
- Kiến nghị với Tòa án nhân dân cấp trên về việc Chánh án Tòa án ra quyết
định giải quyết đơn đề nghị xem xét lại, kiến nghị của Viện kiểm sát nhân dân đối
với quyết định trả lại đơn yêu cầu phá sản (khoản 3, Điều 36).
Thời hạn ban hành kiến nghị: 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết
định giải quyết đơn đề nghị xem xét, kiến nghị đối với quyết định trả lại đơn yêu
cầu mở thủ tục phá sản của Tòa án cùng cấp.
- Kiến nghị với Chánh án Tòa án nhân dân cùng cấp đang giải quyết phá sản
xem xét lại Nghị quyết của Hội đồng chủ nợ (khoản 1, Điều 85).


Thời hạn ban hành kiến nghị: Luật không có quy định về thời hạn ban hành
kiến nghị, chỉ quy định 10 ngày kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại, kiến nghị đối
với Nghị quyết của Hội đồng chủ nợ, Chánh án Tòa án nhân dân đang giải quyết
phá sản có trách nhiệm xem xét và ra quyết định giải quyết (khoản 3, Điều 85).
- Kiến nghị của Viện kiểm sát nhân dân tối cao với Chánh án theo thủ tục
đặc biệt khi có vi phạm nghiêm trọng pháp luật về phá sản hoặc phát hiện tình tiết
mới có thể làm thay đổi cơ bản nội dung quyết định tuyên bố phá sản mà Tòa án
nhân dân, người tham gia thủ tục phá sản không thể biết được khi Tòa án nhân dân
ra quyết định (khoản 1, Điều 113). Luật không có quy định về thời hạn ban hành
kiến nghị.
1.2.3. Quyền kháng nghị

a. Kháng nghi quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản quy định
tại khoản 1, Điều 44 Luật 2014.
Thời hạn ban hành kháng nghị: 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được
quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản của Tòa án cùng cấp.
b. Kháng nghị Quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản quy
định tại khoản 1, Điều 111.
Thời hạn ban hành kháng nghị: 15 ngày kể từ ngày nhận được quyết định
hoặc thông báo hợp lệ quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã của
Tòa án cùng cấp.
1.3. Quyền tham gia các phiên họp xem xét kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân
- Phiên họp xét kháng nghị quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản
quy định tại khoản 6, Điều 44.


- Phiên họp xem xét kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân về quyết định
tuyên bố phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã quy định tại khoản 4, Điều 112.
Trên đây là một số nội dung mới của Luật Phá sản năm 2014 quy định
những căn cứ pháp luật về kiểm sát giải quyết việc phá sản, Cán bộ - KSV được
phân công thực hiện công tác kiểm sát lĩnh vực này cần nghiên cứu để thống nhất
nhận thức và áp dụng đúng khi thực hiện công tác kiểm sát việc tuân theo pháp
luật.
2. Nội dung quyền kháng nghị, kiến nghị của Viện kiểm sát trong việc giải
quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản
Việc trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đồng nghĩa với việc Tòa án không
giải quyết vụ việc phá sản theo yêu cầu của chủ thể có quyền làm đơn khi có căn
cứ nhất định. Để hạn chế việc trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản không có căn
cứ pháp luật, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp phá của các chủ thể có liên quan,
Luật phá sản 2014 quy định Tòa án phải gửi quyết định trả lại đơn yêu cầu mở thủ
tục phá sản cho Viện kiểm sát trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết
định(điều 35). Sau khi nhận được quyết định trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá

sản, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp căn cứ vào quyết định đối chiếu quy định
của luật phá sản thực hiện các bước sau:
Vào sổ thủ lý kiểm sát việc trả lại đơn
Khi nhận được quyết định trả lại đơn yêu cầu mở thụ tục phá sản, Kiểm sát viên
và các cán bộ kiểm sát phải tiến hành vào sổ thụ lý kiếm sát việc trả lại đơn ngay
nhằm xác định được ngày nhận được quyết định phục vụ cho công tác kiểm sát
việc trả lại đơn. Vì hầu hết thời hạn luật định mà phát hiện vi phạm của Tòa án
trong việc trả lại đơn, Viện kiểm sát không có quyền kiến nghị khắc phục vi phạm
của Tòa án.


Khi vào sổ thụ lý kiểm sát việc trả lại đơn yêu cầu mở thụ tục phá sản, Kiểm
sát viên và cán bộ kiểm sát phải điền những thông tin về vụ việc phá sản và các
thông tin liên quan đến việc trả lại đơn yêu cầu. Cần sử dụng đúng loại sổ thụ ký
kiểm sát việc trả lại đơn, tránh bị nhầm sang loại sổ thụ lý khác như số kiểm sát thụ
lý đơn, sổ kiểm sát việc mở hay không mở thủ tục phá sản, sổ theo dõi… Trước khi
ghi vào sổ các thông tin cần kiểm tra lại kỹ số quyết định, lý do trả lại đơn, chủ thể
nộp đơn, ghi đúng ngày, tháng, năm, mục, cột, vị trí, đảm bảo đúng chính tả, rõ
ràng, không nhầm lẫn,…
Lập phiếu kiểm sát việc trả lại đơn yêu cầu
Sau khi vào sổ thụ lý kiểm sát thông báo việc trả lại đơn, Kiểm sát viên và cán
bộ kiểm sát phải lập phiếu kiểm sát về việc trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
theo Mẫu số 01 ban hành kèm Quyết định số 204/2017/QĐ-VKSTC để theo dõi
các vi phạm trong quá trình kiểm sát như: thời hạn gửi quyết định, hình thức, nội
dung quyết định. Trong hồ sơ kiểm sát việc trả lại đơn yêu cầu phải có các văn bản,
các tài liệu có liên quan đến việc trả lại đơn và quyết định về việc trả lại đơn yêu
cầu mở thủ tục phá sản, công văn, giấy tờ, tài liệu có liên quan… Các tài liệu, giấy
tờ này sắp xếp chúng theo trật tự nhất định và khoa học, có thể sắp xếp theo thời
gian, có thể sắp xếp theo chủng loại văn bản,…
Việc lập hồ sơ kiểm sát việc trả lại đơn yêu cầu mục đích theo dõi và quản lý

toàn bộ các văn bản, tài liệu có liên quan đến việc trả lại đơn yêu cầu có căn cứ báo
cáo lãnh đạo Viện thực hiện quyền kiến nghị(nếu có) hoặc lưu để theo dõi và phục
vụ quá trình công tác báo cáo công tác thường xuyên tại đơn vị.
Kiểm tra quyết định trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
Kiếm sát viên và cán bộ kiểm sát viên và cán bộ kiểm sát xem xét, kiểm tra,
nghiên cứu quyết định trả lại đơn yêu cầu và kiểm tra những nội dung sau:


Thứ nhất, kiểm tra nội dung quyết định trả lại đơn yêu cầu, đây là khâu quan
trọng, đòi hỏi Kiểm sát viên và cán bộ kiểm sát phải kiểm tra, đối chiếu một cách
thận trọng nhằm phát hiện vi phạm của Tòa án. Trong đó, chú trọng nội dung nếu
lý do trả lại đơn yêu cầu, khi xác định lý do trả lại đơn yêu cầu, cần đối chiếu với
nội dung vụ việc trong đơn và tài liệu kèm theo xem có thuộc một trong các trường
hợp được quy định tại khoản 1 Điều 35 Luật phá sản, cần nếu rõ điểm nào với nội
dung cụ thể ra sao… cụ thể:
Người nộp đơn không đúng thẩm quyền quy định tại Điều 5 của Luật phá
sản, gồm: chủ nợ không có bảo đảm, chủ nợ không có đảm bảo, chủ nợ có đảm
bảo một phần; người lao động, công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở
ở nhưng nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở; người đại diện theo pháp luật của
doanh nghiệp, hợp tác xã; chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ tịch hội đông quản trị của
công ty cổ phần; chủ tịch hội đồng thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn 2
thành viên trở lên, chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, thành
viên hợp danh của công ty hợp danh, cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu 20% số
cổ phần phổ thông trở lên trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng; thành viên hợp
tác xã hoặc người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã thành viên của liên hiệp
Hợp tác xã; để thực hiện được quy định này cần kiểm tra họ và tên, tuổi, quốc tịch,
hộ khẩu thường trú, chỗ ở hiện nay, trụ sở của người làm đơn yêu cầu để xác định
người làm đơn yêu cầu đúng thẩm quyền.
Người nộp đơn không thực hiện việc sửa đổi, bổ sung đơn yêu cầu mở thủ
tục phá sản theo quy định tại Điều 34 của luật phá sản. Nghĩa là, khi đơn yêu cầu

mở thủ tục phá sản không đủ nội dung theo quy định tịa Điều 26, 27,28 hoặc Điều
29 của luật phá sản năm 2014 thì Tòa án nhân dân thông báo cho người nộp đơn
biết để sửa đổi, bổ sung. Thời hạn sửa đổi, bổ sung do Tòa án nhân dân quyết định,
nhưng không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày người nộp nhận được đơn thông


báo; trường hợp đặc biệt, Tòa án nhân dân có thể gia hạn nhưng không quá 15
ngày mà người nộp đơn vẫn không thực hiện việc sửa đổi, bổ sung đơn.
Tòa án nhân dân khác đã mở thủ tục phá sản đối với doah nghiệp, Hợp tác xã
mất khả năng thanh toán.
Người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản rút đơn yêu cầu.
Việc rút đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản được thực hiện theo thủ tục trong thời
hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày Tòa án nhân dân nhận được yêu cầu mở thủ tục
phá sản hợp lệ, doanh nghiệp, Hợp tác xã mất khả năng thanh toán và chủ nợ nộp
đơn yêu cầu phá sản có quyền đề nghị bằng văn bản gửi Tòa án nhân dân để các
bên thương lượng nhưng không quá 20 ngày kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu mở
thủ tục phá sản hợp lệ. Trường hợp các bên thỏa thuận được với nhau về việc rút
đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản thì Tòa án nhân dân trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục
phá sản (Khoản 1,2 Điều 37 Luật phá sản);
Người nộp đơn không nộp lệ phí phá sản, tạm ứng lệ phí, chi phí phá sản, trừ
trường hợp không phải nộp lệ phí phá sản, tạ ứng chi phí phá sản.
Kiểm tra thời điểm Tòa án ra quyết định trả lại đơn khởi kiện và thởi điểm Viện
kiểm sát nhận được quyết định để xác định việc gửi quyết định của Tòa án có bảo
đảm thời hạn luật định không? Kiểm tra phần ký và đóng dấu quyết định trả lại đơn
để xác định thẩm quyền của người ký quyết định có đúng là Thẩm phán được
Chánh án phân công xem xét đơn hay không?
Thứ hai, xác định và tập hợp các vi phạm pháp luật của Tòa án
Khi kiểm tra những vấn đề liên quan đến việc ra quyết định trả lại đơn yêu cầu
mở thủ tục phá sản, có thể phát hiện những vi phạm sau: vi phạm về thời hạn gửi
quyết định trả lại đơn yêu cầu, vi phạm về hình thức quyết định trả lại đơn yêu cầu



(quyết định không đóng dấu; người ra quyết định không có thẩm quyền); vi phạm
về nội dung quyết định (nêu lý do trả lại đơn yêu cầu không đúng quy định); vi
phạm thẩm quyền xem xét giải quyết đơn yêu cầu; vi phạm về nhận thức và áp
dụng luật không có căn cứ dẫn đến việc trả lại đơn không đúng quy định của pháp
luật, gây ảnh hưởng đến quyền nộp đơn của chủ thể, quyề và lời ích của các chủ
thể khác liê quan và các vi phạm khác…
Sau khi xác định được các vi phạm, Kiểm sát viên phải tập hợp các vi phạm
của Tòa án, ghi vào phiếu kiểm sát, chuẩn bị đề xuất hướng giải quyết, báo cáo
lãnh đạo viện về những vấn đề sau: ngày nhận được quyết định trả lại đơn yêu cầu;
thực hiện việc vào sổ thụ lý kiểm sát việc trả lại đơn; xác định căn cứ pháp lý Tòa
án áp dụng để trả lại đơn; lý do trả lại đơn; thời hạn gửi quyết định trả lại đơn;
những vi phạm của Tòa án, nội dung của những vi phạm đó, quan điểm của Kiểm
sát viên về việc trả lại đơn yêu cầu và đề xuất lãnh đạo ra văn bản kiến nghị ( nếu
có).
b. Kiến nghị, yêu cầu Tòa án khắc phục
Kiến nghị của viện kiểm sát về khắc phục vi phạm của Tòa án trong việc trả lại
đơn yêu cầu phải theo từng vụ việc và từng trường hợp cụ thể, đối với vụ việc phá
sản, việc kiến nghị của Viện kiểm sát được thực hiện theo các bước sau:
Trường hợp thứ nhất, kiến nghị với Chánh án tòa án nhân dân cùng cấp
Trường hợp kiểm tra việc trả lại đơn của Tòa án nhân dân cùng cấp, nếu phát
hiện vi phạm các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 35 Luật phá sản năm 2014
về các lý do trả lại đơn thì Viện kiểm sát có quyền kiến nghị ( theo mẫu số 02 ban
hành kèm theo quyết định số 204/2017/ QĐ- VKSTC) với chánh án Tòa án nhân
dân đã ra quyết định trả lại đơn yêu cầu trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ
ngày nhận được quyết định trả lại đơn yêu cẩu mở thủ tục phá sản. Tòa án nhân


dân cùng cấp có trách nhiệm xem xét, ra một trong các quyết định: giữ nguyên

quyết đinh trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản hoặc hủy quyết định trả lại đơn
yêu cầu mở thủ tục phá sản và thụ lý đơn.
Trường hợp thứ hai, Kiến nghị với chánh án Tòa án nhân dân cấp trên
trực tiếp
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết
kiến nghị đối với quyết định trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, Kiểm sát viên
trước hết cũng phải lập Phiếu kiểm sát quyết định giải quyết đơn đề nghị xem xét
lại, kiến nghị đối với quyết định trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản để kiểm sát
quyết định; nếu phát hiện vi phạm (việc ra quyết định của Tòa án về việc giữ
nguyên hoặc hủy bỏ quyết định trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản không có
căn cứ), Viện kiểm sát có quyền kiến nghị ( Mẫu số 04 ban hành ban hành kèm
theo quyết định số 204/2017/QĐ-VKSTC) với chánh án Tòa án nhân dân cấp trên
trực tiếp xem xét, giải quyết. Trong thời hạn 07 ngày làm việc tiếp theo, Chánh án
Tòa án nhân cấp trên thực tiếp phải xem xét kiến nghị của Viện trưởng viện kiểm
sát và ra một trong quyết định: giữ nguyên hoặc hủy bỏ quyết định trả lại đơn yêu
cầu mở thủ tục phá sản và yêu cầu Tòa án nhân dân thụ lý đơn theo quy định của
Luật phá sản.
Quyết định giải quyết kiến nghị của Chánh án Tòa án nhân dân cấp trên trực
tiếp là quyết định cuối cùng. Quyết định này phải được gửi cho Viện kiểm sát nhân
dân cùng cấp, Viện kiểm sát nhân dân đã kiến nghị để theo dõi và hoàn tất hồ sơ
kiểm sát việc trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.
Khi thực hiện các hoạt động trên, nếu phát hiện Tòa án vi phạm về thời hạn
gửi các quyết định hoặc không gửi quyết định cho Viện kiểm sát, hoặc thời hạn
giải quyết thì Kiểm sát viên các quyền yêu cầu Tòa án gửi quyết định đó đúng thời


hạn và đồng thời yêu cầu Tòa án xem xét, giải quyết và trả lời kiến nghị theo quy
định tại Điều 35, 36 Luật phá sản năm 2014 và khoản 2 Điều 5 Luật tổ chức Viện
kiểm sát nhân dân năm 2014.
II. Các công việc cần tiến hành để kiểm sát giải quyết vụ việc dân sự trong

tình huống của đề bài
Tóm tắt nội dung cần được giai quyết trong vụ án:
Trong tình huống trên, ông K khởi kiện anh M, N để yêu cầu anh M, N thực hiện
đúng việc giao dịch mua, bán căn nhà cấp 4 theo đúng hợp đồng đã ký trước đó bởi
lý do: anh M, N không thực hiện hợp đồng này ngày 13/05/2013, về phía anh M, N
cho rằng không bán căn nhà trên nữa bởi lý do: nhà và đất là di sản thừa kế của cha
mẹ để lại; 05 người con thuộc hạn thừa kế thứ nhất do cha mẹ để lại, anh M, N nên
không bán được
1.Kiểm sát thụ lý vụ án
Trong vụ án trên, ngày 01/07/2017 Tòa án nhân dân huyện Thanh Trì đã tiến
hành thụ lí vụ án.
Sau khi Viện kiểm sát nhận được thông báo thụ lí của Tòa Án, Kiểm sát viên
được phân công tiến hành công tác kiểm sát giải quyết vụ án “Tranh chấp hợp
đồng giữa nguyên đơn là K và bị đơn là M, N” phải tiến hành các công tác sau:
Thứ nhất, vào sổ thụ lý:
Số vụ án dân sự được thụ lý và số văn bản thông báo về việc thụ lý.
Thời điểm thụ lý là ngày 1/7/2016 và ngày, tháng, năm, của văn bản thông
báo thụ lý là ngày ghi trong thông báo thụ lí (trong thời hạn 03 ngày làm việc, từ
ngày thụ lí vụ án).


Quan hệ tranh chấp: Tranh chấp hợp đồng giữa nguyên đơn là: K và bị đơn
là: M và N.
Thông tin đương sự: Nguyên đơn: ông K;
Bị đơn: M, N – hộ khẩu tại Vĩnh Tuy – Thanh Trì – Hà Nội.
Kiểm tra văn bản thông báo: Thực hiện đầy đủ theo quy định tại Điều 196
BLTTDS 2015, có đầy đủ nội dung theo yêu cầu và tuân thủ theo biểu mẫu số 30 DS Ban hành kèm Nghị quyết 01/2017 NQ - HĐTP TANDTC.
Thứ hai, kiểm tra thời hạn gửi thông báo: trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày
thụ lý.
Thứ ba, kiểm tra nội dung văn bản thông báo:

Thẩm quyền thông báo: TAND huyện Thanh Trì là đúng quy định pháp luật.
Họ tên người khởi kiện, hộ khẩu thường trú… Nghiên cứu vấn đề cụ thể mà
người khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết cho họ. Kiểm tra thời hiệu, kiểm tra tư
cách pháp lý và kiểm tra việc Thẩm phán có thông báo cho những đối tượng được
nhận thông báo hay không.
Thứ tư, lập phiếu thông báo kiểm sát thụ lý: Tuân thủ mẫu số 22 Ban hành
quyết định 204/2017 QĐ-VKSTC.
Thứ năm, Báo cáo lãnh đạo về công tác kiểm sát thông báo thụ lí, phát hiện
các vi phạm nếu có để đề nghị lãnh đạo cho phương hương giải quyết (theo mẫu số
13 Quyết định 204/QĐ – VKSTC.
Thứ sáu, kiến nghị khắc phục vi phạm. Sau khi báo cáo đề xuất, nếu có vi
phạm và tùy vào tính chất mức độ thì Viện trưởng tiến hành quyền kiến nghị khắc
phục hoặc kháng nghị.


Trong tình huống trên, Tòa thụ lý ngày 01/07/2016, ngày 20/10/2016 Tòa
mở phiên tòa là đảm bảo quy định tại Điểm a, K1, Điều 203 BLTTDS về thời hạn
chuẩn bị xét xử.
2.Kiểm sát xét xử phiên tòa sơ thẩm
Khi Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử và gửi quyết định này cho Viện
kiểm sát kèm theo hồ sơ vụ án, thì Viện kiểm sát sẽ tiến hành nghiên cứu hồ sơ vụ
án, thời hạn nghiên cứu hồ sơ vụ án là 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, hết
thời hạn này Viện kiểm sát phải trả lại cho Tòa án. Kiểm sát viên được phân công
kiểm sát giải quyết vụ án tiến hành nghiên cứu hồ sơ vụ án. Việc nghiên cứu hồ sơ
vụ án là để nắm vững chứng cứ vụ án. Trong tình huống trên, các vấn đề cần
nghiên cứu: Quan hệ pháp luật tranh chấp (Quan hệ hợp đồng); Đương sự (nguyên
đơn: M, N và bị đơn: K); Chứng cứ, tài liệu cần nghiên cứu (Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất; Di chúc (nếu có); giấy bán nhà; biên
bản hòa giải; biên bản lấy lời khai; các giấy tờ, tài liệu khác….); Nghiên cứu pháp
luật áp dụng: pháp luật về hợp đồng, pháp luật về thừa kế; pháp luật về đất đai,…

Nghiên cứu các quyết định tố tụng của Tòa án.
Vụ án được tòa đưa ra xét xử, do tòa án không thu thập tài liệu chứng cứ nên
Viện Kiểm sát không có Kiểm sát viên tham gia phiên tòa là đúng quy định tại K2,
Điều 21 BLTTDS.
3. Kiểm sát bản án sơ thẩm
Khi nhận được bản án của tòa án huyện Thanh Trì gửi sang, Viện kiểm sát
nhân dân huyện Thanh Trì phải gửi ngay 01 bản kèm theo phiếu kiểm sát bản án và
kháng cáo (nếu có) để thực hiện các hoạt động theo thẩm quyền. Có quyền yêu cầu
Tòa án huyện Thanh Trì chuyển bản án để nghiên cứu các vấn đề: Kiểm tra hình
thức bản án xem có đúng với mẫu ban hành không, có phù hợp về hình thức, có


mắc lỗi gì không? Kiểm tra nội dung tranh chấp, ý kiến đương sự, ý kiến của Kiểm
sát viên có đúng không? Kiểm tra lại nhận định, căn cứ trong bản án có phù hợp
không… Với những vi phạm ít nghiêm trọng, Kiểm sát viên tổng hợp vi phạm và
báo cáo lãnh đạo kiến nghị với tòa án. Với những vi phạm nghiêm trọng, đường lối
giải quyết trái quan điểm thì ngay sau phiên tòa, Kiểm sát viên phải báo cáo lãnh
đạo thực hiện kháng nghị phúc thẩm theo quy định pháp luật.
Trong tình huống trên, Việc tòa án cấp sơ thẩm gửi bản đề nghị VKS kiểm
sát bản án của tòa, trong trường hợp này, KSV cần lập phiếu kiểm sát bản án theo
mẫu số 14 được quy định theo quyết định VKSNDTC ban hành ngày 01/07/2016;
số 388 trong đó có các phần việc KSV phải đánh giá như:
Kiểm sát việc thụ lý: Tòa thụ lý ngày 01/07/2016, ngày 20/10/2016 Tòa mở
phiên tòa là đảm bảo quy định tại Điểm a, K1, Điều 203 BLTTDS về thời hạn
chuẩn bị xét xử.
Xét về nội dung giải quyết tranh chấp: Đây là quan hệ tranh chấp về hợp
đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và nhà ở, đối tượng khởi kiện là hợp đồng
chuyển nhượng quyền sử dụng nhà và đất. Việc Tòa giải quyết và ra bản án tuyên
không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn là có cơ sở pháp luật. Bởi lý
do: hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất thuộc trường hợp giao dịch vô

hiệu được quy định tại Điều 117 BLDS.
Sau khi xem xét các vấn đề trên, KSV lập phiếu kiểm sát bản án trình đến
lãnh đạo khối phụ trách, trong đó phải đánh giá đầy đủ các nội dung mà Nghị quyết
số 01/2017 – Ngày 13/01/2017 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
quy định về trình tự thủ tụ lập bản án, quyết định sơ thẩm của ngành tòa án.
Trong tình huống trên, KSV sẽ đề xuất không có gì để kiến nghị hoặc kháng
nghị phúc thẩm.


C. KẾT LUẬN
Hoạt động của công tác kiến nghị và kháng nghị của Viện Kiểm sát có ý
nghĩa cô cùng quan trọng trong việc giải quyết đúng đắn vụ án dân sự và đảm bảo
các cơ quan có thẩm quyền cũng như hoạt động tố tụng được thực thi và tuân thủ
pháp luật. Do đó cần nâng cao nghiệp vụ chuyên môn của Kiểm sát viên để công
tác kiến nghị, kháng nghị càng được nâng cao và có hiệu quả, góp phần bảo đảm
pháp luật được tuân thủ và thực thi.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Trường đại học Kiểm sát Hà Nội, Giáo trình kiểm sát giải quyết các vụ việc

2.
3.
4.
5.

dân sự và việc khác theo quy định pháp luât, 2018.
Bộ luật dân sự 2015.
Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
Luật phá sản năm 2014.

Thông tư liên tịch 02/2016/ttlt-tandtc-vksndtc quy định việc phối hợp giữa
viện kiểm sát nhân dân và tòa án nhân dân trong việc thi hành quy định của

6.

bộ luật tố tụng dân sự.
Quyết định số 364/qđ-vkstc về việc ban hành quy chế công tác kiểm sát việc

7.
8.

giải quyết các vụ việc dân sự.
Quyết định 204/QĐ-VKSTC – ban hành mẫu văn bản tố tụng.
- Sự tham gia của Viện kiểm sát trong các phiên tòa

9.

xét xử sơ thẩm và phúc thẩm vụ án dân sự theo thủ tục rút gọn.
- Khó khăn, vướng mắc và giải pháp khắc phục
nhằm nâng cao chất lượng công tác giải quyết các vụ án dân sự liên quan
đến quyền sử dụng đất.



×