Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

tạm giữ tạm giam: phân tích trường hợp trả tự do cho phạm nhân trong tạm giữ tạm giam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (72.01 KB, 10 trang )

27. Anh chị hãy phân tích trường hợp trả tự do cho phạm nhân
A. MỞ ĐẦU
Hình phạt tù giam là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của nhà nước
đối với người phạm tội những vẫn phải đảm bảo quyền của công dân và quyền con
người một cách tốt nhất.Việc bảo vệ quyền của người đang chấp hành bản án có ý
nghĩa quan trọng mang tính đặc thù về yếu tố chính trị, pháp lý, xã hội trước mắt và
lâu dài đối với công dân. Sau khi chấp hành xong hình phạt, vấn đề đặt ra là phải
thả tự do cho phạm nhân là vấn đề rất quan trọng trong việc giúp họ quay về xã hội,
Để thể hiện rõ quy định và trình tự thả tự do cho phạm nhân được luật quy định
như thế nào thì tôi xin được chọn đề tài tài “Anh chị hãy phân tích trường hợp trả
tự do cho phạm nhân.”
B. NỘI DUNG
I. Những quy định chung về việc trả tự do cho phạm nhân
1. Một số khái niệm
Phạm nhân là người đang chấp hành án phạt tù có thời hạn, tù chung thân.
Thi hành án phạt tù là việc cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của
pháp luật thi hành án hình sự buộc phạm nhân phải chịu sự quản lý giam giữ, giáo
dục, cải tạo để họ trở thành người có ích cho xã hội.
Như vậy, Trả tự do cho phạm nhân là việc cơ quan, người có thẩm quyền
theo quy định của pháp luật thi hành án hình sự trao trả lại sự tự do cho phạm nhân
để họ trở về xã hội, tái hòa nhập cộng đồng và trở thành người có ích cho xã hội khi
họ đã chấp hành xong hình phạt tù.
2.Đối tượng được áp dụng
Người đã chấp hành xong thời hạn phạt tù ghi trong bản án nếu họ không bị
tạm giam về một hành vi phạm tội khác; người đã có quyết định giảm hết thời hạn


chấp hành án phạt tù còn lại; người đã có quyết định tha tù trước thời hạn có điều
kiện; người đã có quyết định đặc xá của Chủ tịch nước; người đã có quyết định tạm
đình chỉ chấp hành án phạt tù; người đã có quyết định tạm đình chỉ thi hành bản án;
người đã có quyết định miễn chấp hành án phạt tù; người bị bắt thi hành bản án đã


hết thời hiệu theo quy định của Bộ luật Hình sự
3.Cơ quan có thẩm quyền thực hiện
Trại giam, trại tạm giam thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, cơ quan thi
hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu
II. Quy định về trình tự thủ tục việc trả tự do cho phạm nhân trong luật
thi hành án hình sự
1. Trường hợp trả tự do cho phạm nhân đã có quyết định tạm đình chỉ chấp
hành án phạt tù; người đã có quyết định hoãn, tạm đình chỉ thi hành bản án
Về việc tổ chức giao người được tạm đình chỉ thi hành án phạt tù. Theo quy
định tại Điều 32 của Luật thi hành án hình sự thì việc thi hành quyết định tạm đình
chỉ chấp hành án phạt tù được quy định như sau:
Thứ nhất, ngay sau khi có quyết định tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, Tòa
án đã ra quyết định tạm đình chỉ phải gửi quyết định đó cho người được tạm đình
chỉ; cơ quan đề nghị tạm đình chỉ, trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án
hình sự Công an cấp huyện nơi người được tạm đình chỉ đang chấp hành án; cơ
quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người
được tạm đình chỉ về cư trú, đơn vị quân đội được giao quản lý người đó; Viện
kiểm sát cùng cấp; Tòa án đã ra quyết định thi hành án; Sở Tư pháp nơi Tòa án đã
ra quyết định tạm đình chỉ có trụ sở.
Thứ hai, trường hợp Viện trưởng Viện kiểm sát quyết định tạm đình chỉ thi
hành án phạt tù thì phải gửi quyết định đó cho Sở Tư pháp nơi Viện kiểm sát đã ra


quyết định có trụ sở và cá nhân, cơ quan quy định tại các điểm a, b, c và đ khoản 1
Điều 32 của Luật thi hành án dân sự.
Thứ ba, trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp
huyện nơi trực tiếp quản lý người được tạm đình chỉ tổ chức giao người được tạm
đình chỉ cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó về cư trú, đơn vị quân đội được
giao quản lý người đó; thân nhân của người được tạm đình chỉ có nghĩa vụ tiếp
nhận người được tạm đình chỉ. Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao

quản lý người được tạm đình chỉ có trách nhiệm theo dõi, giám sát người được tạm
đình chỉ, xem xét, giải quyết cho người đó được đi khỏi nơi cư trú, làm việc. Đồng
thời, khoản 1 Điều 12 của Thông tư liên tịch số 03/2013/TTLT-BCA-TANDTCVKSNDTC-BQP-BYT ngày 15/5/2013 của Bộ Công an, Tòa án nhân dân tối cao,
Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Quốc phòng và Bộ Y tế hướng dẫn thi hành quy
định về tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù đối với phạm nhân quy định: “Việc gửi
quyết định tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù; bàn giao, quản lý, tiếp tục thi hành
án đối với người được tạm đình chỉ; chấm dứt việc tạm đình chỉ, truy nã, truy bắt
người được tạm đình chỉ bỏ trốn; giải quyết đối với trường hợp người được tạm
đình chỉ chết được thực hiện theo Điều 32 Luật Thi hành án hình sự”.
Như vậy, pháp luật hiện hành không quy định cụ thể trình tự các bước tổ
chức giao người được tạm đình chỉ thi hành án phạt tù mà chỉ quy định trên cơ sở
Quyết định tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi
hành án hình sự Công an cấp huyện nơi trực tiếp quản lý người được tạm đình chỉ
tổ chức giao người được tạm đình chỉ cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó về
cư trú.
2. Trường hợp trả tự do người bị bắt thi hành bản án đã hết thời hiệu theo quy
định của Bộ luật Hình sự
Về nguyên tắc, các bản án đã có hiệu lực pháp luật phải được thi hành
nghiêm chỉnh, cho nên các các Toà án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân và cơ


quan Công an phải thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ của mình và phải phối
hợp chặt chẽ với nhau để bảo đảm những người bị kết án phải thi hành đầy đủ các
quyết định của bản án. Tuy nhiên, trong thực tế, cũng có một số trường hợp do
thiếu sót của các cơ quan thi hành án, có một số bản án bị bỏ quên hoặc bị thất lạc,
không được thi hành. Nếu trong một thời gian dài, người bị kết án đã làm ăn lương
thiện, không phạm tội mới, không trốn tránh pháp luật, thì không cần thiết phải bắt
họ thi hành bản án nữa. Vì vậy, pháp luật quy định thời hiệu thi hành bản án hình
sự là thời hạn bản án có hiệu lực thi hành, hết thời hạn đó, nếu chưa thi hành thì
không được thi hành nữa. Quy định đó thể hiện tính nhân đạo của Nhà nước ta đối

với người bị kết án.
Việc áp dụng thời hiệu thi hành bản án hình sự phải chặt chẽ, để đề phòng những sơ
hở hoặc hiện tượng tiêu cực trong khi thực hiện.
Việc áp dụng thời hiệu thi hành bản án hình sự được hướng dẫn tại Thông
tư liên ngành của TANDTC- VKSNDTC- Bộ Tư pháp- Bộ Nội vụ số 04-TTLN
ngày 26/12/1986.
Theo khoản 1 Điều 46 Bộ Luật Hình sự thì người bị phạt tù có thời hạn không bị
buộc phải chấp hành bản án khi có đủ ba điều kiện quy định trong phần II của
thông tư trên. Căn cứ vào đó, cơ quan có thẩm quyền có nhiệm vụ tiến hành trả tự
do cho người bị phạt tù.
3. Trường hợp trả tự do cho phạm nhân được đặc xá
Đặc xá áp dụng với những người bị kết án phạt tù có đủ các điều kiện, tiêu
chuẩn được quy định trong văn bản về đặc xá vào dịp diễn ra những sự kiện trọng
đại của đất nước. Tuy có sự khác nhau trong mỗi giai đoạn, nhưng nhìn chung, đặc
xá phổ biến là tha tù cho phạm nhân đang chấp hành hình phạt tù trong các trại
giam, trại tạm giam. Trong một số đợt đặc xá có xét miễn chấp hành hình phạt cho
những người đang được hoãn, tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù đang ở ngoài xã


hội. Trong một số năm, đặc xá có thêm việc xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt
tù cho phạm nhân đang chấp hành hình phạt tù.
Đặc xá là sự thể hiện nhất quán chính sách hình sự của Nhà nước ta trong việc đấu
tranh phòng, chống tội phạm và giáo dục người phạm tội tái hoà nhập cộng đồng.
Vì vậy, mục đích đầu tiên của công tác đặc xá là phải góp phần tích cực vào việc
giáo dục, cải tạo người phạm tội, đấu tranh phòng và chống tội phạm, bảo vệ an
ninh và trật tự, an toàn xã hội.
Việc trả lại tự do cho những người đang chấp hành hình phạt tù có thời hạn và
những hình phạt hạn chế quyền tự do khác phải có tác dụng thực sự khuyến khích,
động viên những người đang phải chấp hành hình phạt tù hoặc hình phạt hạn chế
quyền tự do khác có quyết tâm và động lực cải tạo tốt để được sớm tái hoà nhập

cộng đồng, hoàn lương, trở thành những công dân có ích cho xã hội và gia đình họ.
4.Trả tự do cho phạm nhân khi đã chấp hành xong hình phạt tù
Việc trả lại tự do cho phạm nhân khi hết thời hạn chấp hành hình phạt tù
được quy định tại Điều 40 Luật thi hành án hình sự 2010 và Thông tư liên tịch
04/2013/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC. Cụ thể như sau:
“Hai tháng trước khi phạm nhân hết hạn chấp hành án phạt tù, trại giam, trại
tạm giam thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, cơ quan thi hành án hình sự Công an
cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu thông báo cho cơ quan thi hành
án hình sự Công an cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan, tổ chức nơi người
chấp hành xong án phạt tù về cư trú, làm việc, cơ quan nhận phạm nhân trích xuất.
Nội dung thông báo gồm kết quả chấp hành án phạt tù, hình phạt bổ sung mà phạm
nhân còn phải chấp hành và thông tin cần thiết khác có liên quan để xem xét, sắp
xếp, tạo lập cuộc sống bình thường cho người đó.
Trường hợp không xác định được nơi người chấp hành xong án phạt tù về cư
trú thì trại giam, trại tạm giam thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, cơ quan thi hành


án hình sự Công an cấp tỉnh đề nghị với Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi phạm nhân
chấp hành án hoặc cơ quan, tổ chức khác để tiếp nhận người chấp hành xong án
phạt tù về cư trú.”
Theo đó, để đảm bảo cho cuộc sống bình thường của phạm nhân sau khi đã
chấp hành án, Các nhà làm luật đã quy định một khoản thời gian phù hợp là 2 tháng
để nơi người chấp hành án khi trở về sau khi cải tạo được biết, chuận bị tiếp nhận,
sắp xếp nơi ở, công việc để cho người đã chấp hành xong bản án được dễ dàng tái
hòa nhập cộng đồng, ổn định cuộc sống và phòng ngừa được việc tái phạm và vi
phạm pháp luật của người được trả tự do .
“Vào ngày cuối cùng của thời hạn chấp hành án phạt tù, trại giam, trại tạm
giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh hoàn chỉnh thủ tục theo quy
định của pháp luật để trả tự do cho phạm nhân; cấp giấy chứng nhận đã chấp hành
xong án phạt tù cho người đã chấp hành xong án phạt tù, cấp khoản tiền từ quỹ hỗ

trợ hòa nhập cộng đồng, cấp tiền tàu xe, tiền ăn trong thời gian đi đường trở về nơi
cư trú hoặc nơi làm việc; trả lại đầy đủ giấy tờ, đồ vật, tiền, tài sản khác mà phạm
nhân đã gửi tại nơi chấp hành án phạt tù quản lý. Trường hợp người đó không có
quần áo thì được cấp một bộ quần áo để về nơi cư trú”.
Việc Cấp giấy chứng nhận chấp hành xong án phạt tù và trả tự do cho phạm
nhân được trích xuất được quy định tại Khoản 1 Điều 8 Thông tư liên tịch
04/2013/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC hướng dẫn thực hiện trích xuất
phạm nhân để phục vụ điều tra, truy tố, xét xử. Vào ngày cuối cùng của thời hạn
chấp hành án phạt tù, trại giam, trại tạm giam thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng
hoặc cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp
quân khu nơi giao phạm nhân được trích xuất phải cấp giấy chứng nhận chấp hành
xong hình phạt tù cho người được trích xuất và thông báo cho cơ quan nhận người
được trích xuất, cơ quan có liên quan. Cơ quan nhận người được trích xuất có trách


nhiệm trả tự do ngay cho người đó theo quy định tại Điều 40 Luật Thi hành án hình
sự.
Để hổ trợ cho người đã hoàn thành việc chấp hành án phạt tù dễ dàng tái hóa
nhập cộng đồng được thuận lợi. Sau khi rời khỏi nơi chấp hành án, họ được hỗ trợ
một số tiền từ Quỹ hòa nhập cộng đồng của trại giam và các quỹ khác theo quy
định của pháp luật; nguồn đóng góp tự nguyện của cơ quan, tổ chức, cá nhân và các
nguồn thu hợp pháp khác. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phục vụ
nhu cầu sống cơ bản trong bước đầu tái hòa nhập cộng đồng.
Việc giải quyết lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội cho người đã chấp hành
xong án phạt tù thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
Cơ quan đã cấp giấy chứng nhận chấp hành xong án phạt tù, giấy chứng
nhận đặc xá có trách nhiệm gửi giấy chứng nhận đó cho Trung tâm lý lịch tư pháp
quốc gia, Tòa án đã ra quyết định thi hành án, cơ quan chịu trách nhiệm thi hành
các hình phạt bổ sung, cơ quan quy định tại khoản 1 Điều này và thông báo bằng
văn bản cho cơ quan thi hành phần dân sự trong bản án, quyết định hình sự.

Trường hợp phạm nhân đang trong thời gian gian trích xuất ra khỏi nơi
chấp hành án để phục vụ điều tra, truy tố, xét xử mà thời hạn chấp hành phần án
phạt tù đã hết:
“Trong thời gian trích xuất phạm nhân ra khỏi nơi chấp hành án để phục vụ
điều tra, truy tố, xét xử mà thời hạn chấp hành phần án phạt tù đã hết thì cơ quan có
thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều này cấp giấy chứng nhận chấp hành xong án
phạt tù cho người được trích xuất và thông báo cho cơ quan nhận người được trích
xuất, cơ quan có liên quan. Cơ quan nhận người được trích xuất có trách nhiệm trả
tự do ngay cho người đó; chi trả chi phí đi lại, ăn, ở của người được trích xuất để về
nơi chấp hành án giải quyết các thủ tục có liên quan. Cơ quan cấp giấy chứng nhận


chấp hành xong án phạt tù có trách nhiệm giải quyết các thủ tục, nghĩa vụ, quyền,
lợi ích có liên quan của người được trích xuất theo quy định tại khoản 2 Điều này.”
Trường hợp phạm nhân là người nước ngoài:
Phạm nhân là người nước ngoài đã chấp hành xong án phạt tù thì được cấp
giấy chứng nhận đã chấp hành xong án phạt tù và được lưu trú tại cơ sở lưu trú do
cơ quan quản lý thi hành án hình sự chỉ định trong thời gian chờ làm thủ tục xuất
cảnh.
III. Vai trò của Viện kiểm sát trong hoạt động trả tự do cho phạm nhân
Theo quy định của Quy chế 501/ QĐ-VKSNDTC ngày 12/12/2017(có hiệu
lực thi hành từ ngày 01/01/2018) thì Viện kiểm sát có trách nhiệm áp dụng mọi
phương thức kiểm sát theo quy định của pháp luật để phát hiện và xử lý kịp thời vi
phạm pháp luật theo thẩm quyền trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam và thi
hành án hình sự.
Cụ thể, khi tiến hành kiểm sát tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người
chấp hành án phạt tù, nếu phát hiện người bị tạm giữ, tạm giam, người đang chấp
hành án phạt tù thuộc một trong những trường hợp sau đây mà đang bị giam, giữ
thì Viện trưởng Viện kiểm sát ra quyết định trả tự do ngay cho họ, đó là:
Người đã chấp hành xong thời hạn phạt tù ghi trong bản án nếu họ không bị

tạm giam về một hành vi phạm tội khác; người đã có quyết định giảm hết thời hạn
chấp hành án phạt tù còn lại; người đã có quyết định tha tù trước thời hạn có điều
kiện; người đã có quyết định đặc xá của Chủ tịch nước; người đã có quyết định tạm
đình chỉ chấp hành án phạt tù; người đã có quyết định tạm đình chỉ thi hành bản án;
người đã có quyết định miễn chấp hành án phạt tù; người bị bắt thi hành bản án đã
hết thời hiệu theo quy định của Bộ luật Hình sự.


Viện kiểm sát kiểm sát hoạt động của cơ quan có thẩm quyền trong việc trả
tự do cho phạm nhân khi họ đã chấp hành xong án phạt tù; kiểm tra nhân thân
người được trả tự do, đảm bảo đúng người; Đảm bảo việc trả tự do được thực hiện
đúng thẩm quyền và đầy đủ theo trình tự thủ tục của luật thi hành án hình sự.
Như vậy, khi phát hiện việc giam, giữ người thuộc trường hợp nêu trên, Viện
kiểm sát phải tiến hành lập biên bản vi phạm về việc giam, giữ không có căn cứ và
trái pháp luật; ra quyết định trả tự do ngay cho người bị tạm giữ, người bị tạm
giam, người đang chấp hành án phạt tù theo quy định của Luật Tổ chức VKSND,
Luật thi hành tạm giữ, tạm giam hoặc Luật thi hành án hình sự, đồng thời báo cáo
về VKSND tối cao để quản lý, chỉ đạo thống nhất. Bên cạnh đó, nếu nhận thấy cơ
quan đang thụ lý vụ án, cơ sở giam giữ, cơ quan khác có liên quan có vi phạm thì
tùy theo tính chất và mức độ vi phạm có thể kháng nghị hoặc kiến nghị để yêu cầu
khắc phục.
C. KẾT LUẬN
Trường hợp trả tự do cho phạm nhân là một vấn đề quan trọng và được pháp
luật đặc biệt quan tâm vì nó ảnh hưởng rất lớn đến quyền tự do thân thể, liên quan
đến quyền công dân và quyền con người được pháp luật bảo vệ. Do đó bên cạnh
việc quy định trình tự thủ tục chặt chẽ trong trường hợp trả tự do cho phạm nhân thì
cần phát huy vai trò của Viện kiểm sát nhân dân trong việc kiểm sát việc tiến hành
hoạt động của cơ quan có thẩm quyền trong việc trả tự do cho phạm nhân, đảm bảo
đúng người, tuân thủ trình tự thủ tục luật định.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Giáo trình luật thi hành tạm giữ, tạm giam và luật thi hành án hình sự, trường đại
học Kiểm sát Hà Nội
2.Luật thi hành án hình sự năm 2010, nxb Lao Động


3 Luật thi hành tạm giữ tạm giam năm 2015, nxb Lao Động
4. Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, nxb Lao Động
5.Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014, Nxb Hồng Đức
6. Hoài Thương– VKSND TP.Cần Thơ, Những trường hợp Viện kiểm sát quyết
định trả tự do ngay cho người bị tạm giữ, tạm giam, người đang chấp hành án phạt
tù, đăng ngày 24/06/2018, kiemsat.vn
7. Một số văn bản pháp luật:
Nghị định số 80/2011/NĐ-CP ngày 16 tháng 09 năm 2011 của chính phủ quy định
các biện pháp bảo đả tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong án
phạt.
Thông tư liên tịch 04/2013/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC
Thông tư liên tịch số 03/2013/TTLT-BCA-TANDTC-VKSNDTC-BQP-BYT ngày
15/5/2013 của Bộ Công an, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối
cao, Bộ Quốc phòng và Bộ Y tế
Thông tư liên ngành của TANDTC- VKSNDTC- Bộ Tư pháp- Bộ Nội vụ số 04TTLN ngày 26/12/1986



×