Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Những vấn đề chung về cưỡng chế thi hành án dân sự” từ đó tiến tới xây dựng tình huống để cụ thể hóa những nội dung trên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (173.11 KB, 21 trang )

A- MỞ ĐẦU
Thi hành án dân sự là một trong những hoạt động quan tr ọng c ủa Nhà
nước trong việc đưa các bản án, quyết định của cơ quan có th ẩm quy ền ra
thi hành trên thực tế. Hoạt động thi hành án một mặt đảm bảo cho quy ền
lực tư pháp được thực thi trên thực tế. Mặt khác, nó còn là công c ụ h ữu
hiệu để khôi phục lại quyền và lợi ích hợp pháp của công dân bị xâm h ại.
Hiệu quả của hoạt động thi hành án có tác động trực tiếp đến lòng tin của
nhân dân đối với pháp luật. Tuy nhiên, trong điều kiện kinh t ế - xã h ội c ủa
nước ta hiện nay, không phải bản án, quyết định có hiệu lực nào c ủa c ơ
quan có thẩm quyền cũng có thể được tổ chức thi hành một cách thuận l ợi.
Do đó, các biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự được sử dụng.
Cưỡng chế thi hành án dân sự là hoạt động thường xuyên được th ực
hiện trong công tác thi hành án dân sự. Áp dụng khi các bản án, quy ết đ ịnh
không được tự nguyện thi hành. Hiệu quả hoạt động c ưỡng chế thi hành
án dân sự ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả công tác thi hành án.
Hoạt động cưỡng chế thi hành án tác động sâu rộng đến các quan h ệ
xã hội của người được thi hành án, người phải thi hành án, người có quy ền
và nghĩa vụ liên quan trong bản án.
Do đó, vấn đề cưỡng chế tài sản của người phải thi hành án ph ải được
nghiên cứu kỹ lưỡng để đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật, đồng
thời bảo đảm quyền lợi hợp pháp của đương sự. Trên những cơ sở đó l ựa
chọn nghiên cứu đề tài : “Những vấn đề chung về cưỡng chế thi hành án
dân sự” từ đó tiến tới xây dựng tình huống để cụ th ể hóa nh ững n ội dung
trên.

1


B- NỘI DUNG
I-


Lý luận chung về cưỡng chế thi hành án dân sự.

1. Khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa của biện pháp cưỡng chế thi
hành án dân sự
1.1

. Khái niệm biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự

Biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự là biện pháp thi hành án dân
sự dùng quyền lực của Nhà nước buộc người phải thi hành án th ực hi ện
nghĩa vụ thi hành án dân sự của họ, do chấp hành viên áp d ụng trong
trường hợp người phải thi hành án có điều kiện thi hành án mà không t ự
nguyện thi hành án.1
Biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự có các đặc điểm sau:
Thứ nhất, biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự thể hiện quy ền
năng đặc biệt của Nhà nước và được đảm bảo thực hiện bằng s ức m ạnh
của Nhà nước.
Thứ hai, biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự được chấp hành viên
áp dụng trong trường hợp người phải thi hành án không tự nguy ện thi
hành án nhằm buộc họ phải thực hiện nghĩa vụ của mình theo bản án,
quyết định của tòa án.
Thứ ba, đối tượng của biện pháp cưỡng chế thi hành án dân s ự là tài
sản hoặc hành vi của người phải thi hành án.
Thứ tư, khi áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự, người b ị
áp dụng ngoài việc phải thực hiện các nghĩa vụ trong bản án, quy ết đ ịnh
do tòa án tuyên họ còn phải chịu mọi chi phí cưỡng chế thi hành án dân s ự.
Thứ năm, các biện pháp cưỡng chế được các chấp hành viên quy ết định
áp dụng không những có hiệu lực đối với người phải thi hành án dân sự mà
còn có hiệu lực với cả các cá nhân, cơ quan, tổ ch ức có liên quan.
1.2


. Ý nghĩa của biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự

Việc áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự là gi ải pháp có
hiệu quả nhằm bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ của người ph ải thi hành
1 Gíao trình thi hành án dân sự, trường đại học Luật Hà Nội, năm 2012

2


án, bảo đảm hiệu lực của bản án và thể hiện tính nghiêm minh của pháp
luật trước thái độ không chấp hành án của người phải thi hành án.
Đồng thời là công cụ quan trọng để bảo vệ triệt để quy ền lợi h ợp pháp
của người được thi hành án. Bởi lẽ, các biện pháp cưỡng chế thi hành án
dân sự được áp dụng sẽ buộc người phải thi hành án phải th ực hi ện m ột
cách thực tế, đầy đủ nghĩa vụ dân sự của họ, từ đó th ực sự bảo v ệ đ ược
quyền, lợi ích hợp pháp của người được thi hành án. Ngoài ra, trong m ột
chừng mực nào đó thì việc áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án còn
có ý nghĩa kết thúc việc thi hành án, tránh cho ng ười ph ải thi hành án
không phải chịu những tổn phí về tiền lãi suất do vi ệc ch ậm thi hành án
đem lại.
Ngoài ra nó còn có tác dụng lớn trong việc răn đe, giáo dục ý th ức pháp
luật cho mọi công dân, nâng cao hiệu quả của công tác tuyên truy ền pháp
luật trong việc thi hành án đông thời là cơ sở để tăng c ường pháp ch ế xã
hội chủ nghĩa.
2. Căn cứ cưỡng chế thi hành án
Theo Điều 70 Luật THADS năm 2008 Sửa đổi bổ sung 2014, căn c ứ t ổ
chức cưỡng chế gồm có: bản án quyết định, quyết định thi hành án, quy ết
định cưỡng chế thi hành án, trừ trường hợp bản, quyết đ ịnh đã tuyên kê
biên, phong tỏa tài sản, tài khoản và trường hợp thi hành quy ết đ ịnh áp

dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của Tòa án.
Như vậy, trên cở sở pháp lý đã có, Chấp hành viên cần phải tuân th ủ
đúng và đầy đủ những quy định của pháp luật để áp dụng biện pháp
cưỡng chế.
3. Điều kiện áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án dân s ự.
Để áp dụng biện pháp cưỡng chế THADS thì cần phải đáp ứng điều
kiện nhất định.
Thứ nhất, người phải thi hành án phải thực hiện nghĩa vụ theo bản án,
quyết định được đưa ra thi hành của Tòa án, quyết định của trọng tài,
3


quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh
hoặc phải nộp phí thi hành án.
Thứ hai, người phải thi hành án có điêu kiện thi hành án nh ưng không
tự nguyện thi hành án và người có thẩm quyền thi hành án đã xác minh và
khẳng định là người phải thi hành án có đủ điều kiện thi hành án.
Thứ ba, đã hết thời gian tự nguyện thi hành án mà người thi hành án
không tự nguyện thi hành hoặc chưa hết thời gian tự nguyện hoặc ch ưa
hết thời hạn tự nguyện thi hành án nhưng để ngăn chặn việc tẩu tán, hủy
hoại tài sản hoặc trốn tránh nghĩa vụ được quy định tại khoản 2 Đi ều 45
luật THADS 2008 Sửa đổi bổ sung 2014.
Từ những điều kiện trên, cho thấy biện pháp cưỡng chế THSDS ch ỉ
được áp dụng khi người phải thi hành án có nghĩa vụ ph ải th ực hi ện theo
quyết định của cơ quan có thẩm quyền và có thái độ, hành vi không t ự
nguyện thi hành mặc dù có điều kiện THA. Có điều kiện thi hành án đ ược
hiểu là trường hợp người phải thi hành án có tài sản, thu nh ập đ ể thi hành
nghĩa vụ về tài sản; Tự mình hoặc thông qua người khác th ực hi ện nghĩa
vụ thi hành án2 .
Tuy nhiên, trong quá trình tác nghiệp, người có th ẩm quy ền thi hành án

cần chú ý về việc áp dụng thời hạn tự nguyện thi hành án là 15 ngày k ể t ừ
ngày nhận quyết định, thông báo hợp lệ được quy định tại Điều 39, 40, 41,
42 và Điều 45 luật THADS 2008 Sửa đổi bổ sung 2014 S ửa đ ổi b ổ sung
2014.
4. Nguyên tắc thực hiện cưỡng chế thi hành án dân sự.
Việc áp dụng biện pháp cưỡng chế trong thi hành án dân sự là sử dụng
quyền lực của Nhà nước buộc người phải thi hành án th ực hiện bản án,
quyết định của tòa án nên không thể tùy tiện, thiếu thống nhất mà ngược
lại phải tuân thủ theo các nguyên tắc do pháp luật thi hành án quy đ ịnh.
Thi hành án dân sự mang tính chất cứng rắn điều này th ể hiện ở các
nguyên tắc áp dụng các biện pháp cưỡng chế THADS. Theo quy định tại
2 Khoản 6 Điều 3 luật THADS 2008 sửa đổi bổ sung 2014

4


Điều 45, 46 và Điều 72 Luật THADS thì khi áp dụng biện pháp c ưỡng ch ế
thi hành án dân sự phải tuân thủ các nguyên tắc sau:
Thứ nhất, chỉ người có thẩm quyền THA mới có quyền áp dụng bi ện
pháp cưỡng chế THADS và chỉ được áp dụng một trong các bi ện pháp
cưỡng chế trong luật THADS 2008 Sửa đổi bổ sung 2014. Theo pháp lu ật
hiện hành thì chỉ có cơ quan THA và văn phòng th ừa phát lại mới được Nhà
nước trao cho quyền tổ chức thi hành các bản án, quy ết định có hi ệu l ực
pháp luật của cơ quan có thẩm quyền và chỉ người có thẩm quyền THA
mới có quyền quyết định biện pháp cưỡng chế. Ngoài ra các ch ủ th ể khác,
bằng sức mạnh của mình, bắt buộc người khác phải THA đều trái pháp
luật. Để tránh sự lạm quyền của các chủ thể trong việc cưỡng chế THADS,
pháp luật đã quy định cụ thể các biện pháp mà người có th ẩm quy ền THA
có quyền áp dụng, trình tự, thủ tục áp dụng. Người có thẩm quy ền THA ch ỉ
có thể áp dụng sáu biện pháp cưỡng chế quy định tại Điều 71 lu ật THADS

2008 Sửa đổi bổ sung 2014.
Thứ hai, chỉ áp dụng các biện pháp cưỡng chế THADS khi hết th ời gian
tự nguyện thi hành trừ trường hợp áp dụng cưỡng chế ngay. Hết th ời hạn
quy định tại khoản 1 Điều 45 của luật THADS 2008 Sửa đổi bổ sung 2014,
người phải THA có điều kiện THA mà không tự nguyện thi hành thì b ị
cưỡng chế.
Thứ ba, không được cưỡng chế THA trong thời gian mà pháp lu ật quy
định không được cưỡng chế THA. Pháp luật quy định không tổ ch ức c ưỡng
chế THA trong thời gian từ 22 giờ đến 06 giờ sáng ngày hôm sau, các ngày
nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật và các 7 trường hợp đặc biệt nh ư
15 ngày trước và sau tết nguyên đán, các ngày truyền thống của các đối
tượng chính sách3. Quy định này xuất phát từ mục đích nhân đạo đ ối v ới
người phải THA.
Thứ tư, chủ thể có thẩm quyền có thể áp dụng một hoặc nhi ều biện
pháp cưỡng chế THADS. Việc áp dụng biện pháp cưỡng chế phải tương
3 Điều 46 luật THA dân sự 2008 sửa đổi bổ sung 2014 và Điều 8 Nghị Định 58/NĐ-CP ngày 13/07/2009

5


ứng với nghĩa vụ của người phải THA và chi phí hợp lý về THA. Việc áp
dụng biện pháp cưỡng chế THADS phải tương ứng với nghĩa vụ của người
phải THA và các chi phí cần thiết. Trường hợp người phải THA ch ỉ có m ột
tài sản duy nhất lớn hơn nhiều lần so với nghĩa vụ ph ải THA mà tài s ản đó
không thể phân chia được hoặc việc phân chia làm giảm đáng kể giá tr ị
của tài sản thì người có thẩm quyền THA vẫn có quyền áp dụng biện pháp
bảo đảm, biện pháp cưỡng chế để THA4 .
5. Trình tự thủ tục áp dụng
Biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự được áp dụng trong trường
hợp người phải thi hành án chây ì chống đối, trốn tránh nghĩa v ụ thi hành

bản án, quyết định của cơ quan có thẩm quy ền. Tuy nhiên do ảnh h ưởng
lớn đến quan hệ xã hội người phải thi hành án nên việc áp dụng biện pháp
cưỡng chếthi hành ándân sự phải thực hiện theo một trình tự thủ tục ch ặt
chẽ. Trước khi được áp dụng biện pháp cưỡng chếthì phải trải qua các th ủ
tục chung của công tác thi hành án. Trong phạm vi đề tài tác gi ả ch ỉ nêu
những bước của một vụ cưỡng chế.
- Ra quyết định cưỡng chế
Theo Điều 45 luật thi hành ándân sự 2008 Sửa đổi bổ sung 2014 thì
“hết thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 45 của Luật này, người phải thi
hành án có điều kiện thi hành án mà không tự nguyện thi hành án thì b ị
cưỡng chế”. Sau khi hết thời hạn tự nguyện thi hành án, người có th ẩm
quyền thi hành án ra quyết định cưỡng chế trừ trường hợp bản án, quyết
định đã tuyên kê biên, phong toả tài sản, tài khoản. 5
- Lập kế hoạch cưỡng chế
Trước khi tiến hành cưỡng thi hành ándân sự, người có thẩm quy ền thi
hành án phải lập kế hoạch cưỡng chế, trừ trường hợp phải cưỡng chế
ngay. Kế hoạch cưỡng chế bao gồm: biện pháp cưỡng chế cần áp dụng;

4 Khoản 1 Điều 8 Nghị định 58/2009/NĐ-CP ngày 13/07/2009
5 Điều 19 NĐ 166/2013 NĐ-CP quy định về cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính

6


Thời gian, địa điểm cưỡng chế; Phương án tiến hành cưỡng chế; Yêu cầu
về lực lượng tham gia và bảo vệ cưỡng chế; Dự trù chi phí cưỡng chế.
Kế hoạch cưỡng chế gửi cho Viện kiểm sát, cơ quan Công an cùng c ấp,
Ủy ban nhân dân cấp xã nơi tổ chức cưỡng chế hoặc cơ quan, tổ ch ức có
liên quan đến việc cưỡng chế thi hành án. Trong tr ường h ợp cần thi ết, Th ủ
trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh và cấp huyện báo cáo Chủ tịch

Uỷ ban nhân dân cùng cấp ít nhất là 5 ngày làm việc tr ước khi t ổ ch ức
cưỡng chế thi hành các vụ án lớn, phức tạp, có ảnh h ưởng v ề an ninh,
chính trị, trật tự an toàn xã hội tại địa bàn.
Tống đạt quyết định cưỡng chế và các giấy tờ khác có liên quan cho
người phải thi hành án, người được thi hành ánvà nh ững người có quy ền
lợi liên quan.
- Tiến hành cưỡng chế
Tiến hành cưỡng chế tại nơi có tài sản hoặc đối tượng cần cưỡng chế.
Trước khi thực hiện việc cưỡng chế theo kế hoạch và quyết định cưỡng
chế đã ấn định, người có thẩm quyền thi hành án chủ trì phổ biến toàn bộ
kế hoạch, phân công nhiệm vụ cụ thể của từng đơn vị, t ừng người, nêu các
tình huống có thể xảy ra và biện pháp xử lý các tình huống đó.
Chuẩn bị đầy đủ các biên bản, văn bản cần sử dụng tr ước khi ti ến
hành cưỡng chế. Chuẩn bị đầy đủ các phương tiện, điều kiện liên quan đã
dự kiến phục vụ tốt cho việc cưỡng chế.
Người có thẩm quyền thi hành án chủ trì điều hành toàn bộ quá trình
cưỡng chế, kịp thời xử lý mọi tình huống đã dự kiến trong kế hoạch và tình
huống phát sinh diễn ra trong quá trình cưỡng chế cho đến khi k ết thúc
việc cưỡng chế.
6. Các biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự
Điều71, luật THADS 2008 Sửa đổi bổ sung 2014 quy định về các bi ện
pháp cưỡng chế THADS bao gồm.

7


Một là, khấu trừ tiền trong tài khoản, thu hồi, xử lý tiền, giấy tờ có giá
của người phải THA;
Hai là, trừ vào thu nhập của người phải THA;
Ba là, kê biên, xử lý tài sản của người phải THA, kể c ả tài s ản đang do

người thứ ba giữ;
Bốn là, khai thác tài sản của người phải THA;
Năm là, buộc chuyển giao vật, chuy ển giao quy ền tài s ản, gi ấy t ờ;
Sáu là, buộc người phải THA thực hiện hoặc không được th ực hiện
công việc nhất định.
6.1

. Biện pháp khấu trừ tiền trong tài khoản, thu hồi, xử lý

tiền, giấy tờ có giá của người phải thi hành án
Về cơ sở pháp lí, biện pháp khấu trừ tiền trong tài khoản, thu hồi, x ử lý
tiền, giấy tờ có giá của người phải thi hành án được quy định tại các điều
Điều 71, 76 và từ Điều 79 đến Điều 83 luật thi hành án dân s ự 2008 S ửa
đổi bổ sung 2014
Đối tượng của biện pháp này là tiền và giấy tờ có giá. Tiền b ị c ưỡng ch ế
có thể là tiền trong tài khoản ngân hàng, tổ chức tín dụng hoặc tiền mà
chính họ đang giữ, thu nhập từ hoạt động kinh doanh h ằng ngày và ti ền do
người thứ ba đang giữ.
Về trường hợp áp dụng, đây là biện pháp được áp dụng trong trường
hợp người phải thi hành án phải thực hiện nghĩa vụ trả tiền theo bản án,
quyết định mà người phải thi hành án có đang có tiền trong tài khoản hoặc
đang sở hữu giấy tờ có giá. Nếu người phải thi hành án phải thi hành nghĩa
vụ trả tiền, mà họ đang giữ tiền, giấy tờ có giá hoặc g ửi tại kho bạc, t ổ
chức tín dụng thì biện pháp cưỡng chế này sẽ là biện pháp đầu tiên đ ược
áp dụng.
6.2 . Biện pháp trừ vào thu nhập người phải thi hành án
Biện pháp trừ vào thu nhập người phải thi hành án được quy đ ịnh tại
Điều 78 Luật Thi hành án dân sự 2008 Sửa đổi bổ sung 2014, đ ược áp
8



dụng trong trường hợp người phải thi hành án phải thực hiện nghĩa v ụ tr ả
tiền theo bản án, quyết định. Người thi hành án có thu nh ập th ực tế và
không tự nguyện thi hành.6
Đối tượng áp dụng của biện pháp trên là tiền. Theo quy định của pháp
luật, tiền bị cưỡng chế là thu nhập của người phải THA g ồm: tiền l ương,
tiền công, tiền lương hưu, tiền trợ cấp mất sức lao động và thu nhập h ợp
pháp khác. Việc trừ vào thu nhập của người ph ải thi hành án đ ược th ực
hiện theo thỏa thuận của đương sự; Bản án, quyết định ấn định tr ừ vào
thu nhập của người phải thi hành án; thi hành án cấp d ưỡng, thi hành án
theo định kỳ, khoản tiền phải thi hành án không lớn hoặc tài sản khác c ủa
người phải thi hành án không đủ để thi hành án.
Đối với tiền lương, tiền công, tiền lương hưu, tiền trợ cấp mất sức lao
động mức trừ không vượt quá 30% tổng số tiền được nhận hàng tháng, tr ừ
trường hợp đương sự có thoả thuận khác. Đối với thu nhập khác thì m ức
khấu trừ căn cứ vào thu nhập thực tế của người phải thi hành án, tuy nhiên
khấu trừ phải đảm bảo điều kiện sinh hoạt tối thiểu c ủa người đó và
người được nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật. Trong lĩnh v ực x ử lý
vi phạm hành chính, pháp luật quy định mức khấu trừ đ ối v ới ti ền l ương,
bảo hiểm xã hội là không quá 30% tổng số tiền lương, bảo hi ểm xã h ội
được hưởng. Với những khoản thu nhập khác, tỷ lệ khấu tr ừ mỗi lần cũng
không được vượt quá 50% tổng số thu nhập.
6.3 . Biện pháp kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, kể
cả tài sản đang do người thứ ba giữ
Về cơ sở pháp lí, biện pháp kê biên, xử lý tài sản của người thi hành án
được quy định tại các Điều 74, Điều 75, Điều 84, t ừ Điều 89 đến Điều 98
và Điều 111 luật thi hành án dân sự 2008 Sửa đổi bổ sung 2014

6 Gíao trình thi hành án dân sự, trường đại học Luật Hà Nội, năm 2012


9


Biện pháp này được áp dụng trong trường hợp người ph ải thi hành án
phải thực hiện nghĩa vụ trả tiền theo bản án, quyết định. Ng ười thi hành
án chỉ có tài sản và không tự nguyện thi hành án.7
Theo đó, đối tượng của biện pháp này là tài sản bao gồm: tài sản là v ật,
vốn gốp, nhà ở, tài sản gắn liền với đất, ph ương tiện giao thông, hoa l ợi,
quyền sở hữu trí tuệ và quyền sử dụng đất. Tài sản là tiền và giấy tờ có giá
không được tính là đối tượng của biện pháp này.
Những tài sản của người thi hành án không được kê biên: Tài s ản bị
cấm lưu thông theo quy định của pháp luật; tài sản ph ục v ụ qu ốc phòng,
an ninh, lợi ích công cộng; tài sản do ngân sách Nhà n ước c ấp cho c ơ quan,
tổ chức. Số lương thực đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người ph ải thi hành
án và gia đình trong thời gian chưa có thu nh ập, thu ho ạch m ới; S ố thu ốc
cần dùng để phòng, chữa bệnh của người phải thi hành án và gia đình; V ật
dụng cần thiết của người tàn tật, vật dụng dùng để chăm sóc ng ười ốm;
Đồ dùng thờ cúng thông thường theo tập quán ở địa phương; Công c ụ lao
động cần thiết, có giá trị không lớn được dùng làm ph ương tiện sinh s ống
chủ yếu hoặc duy nhất của người phải thi hành ánvà gia đình; Đ ồ dùng
sinh hoạt cần thiết cho người phải thi hành án và gia đình. 8
6.4. Biện pháp khai thác tài sản của người phải thi hành án
Cơ sở pháp lí để áp dụng biện pháp này được quy định tại Điều 107
luật thi hành án dân sự 2008 Sửa đổi bổ sung 2014. 9
Theo đó, biện pháp khai thác tài sản của người phải thi hành án đ ược
áp dụng trong trường hợp người phải thi hành án ph ải th ực hiện nghĩa v ụ
trả tiền theo bản án, quyết định mà tài sản của người phải thi hành án có
giá trị quá lớn so với nghĩa vụ phải thi hành và tài s ản của ng ười ph ải thi
hành án có thể khai thác để thi hành án và không tự nguyện thi hành.
Đối tượng của biện pháp cưỡng chế này là tài sản có thể khai thác.

7 Gíao trình thi hành án dân sự, trường đại học Luật Hà Nội, năm 2012
8 Gíao trình thi hành án dân sự, trường đại học Luật Hà Nội, năm 2012
9 luật THA dân sự 2008 sửa đổi bổ sung 2014

10


Các trường hợp được áp dụng: Tài sản của người ph ải thi hành án có
giá trị quá lớn so với nghĩa vụ phải thi hành và tài sản đó có th ể khai thác
để thi hành án; Người được thi hành án đồng ý cưỡng chế khai thác tài sản
để thi hành án nếu việc khai thác tài sản không ảnh h ưởng đến quy ền, l ợi
ích hợp pháp của người thứ ba.
Trường hợp việc khai thác tài sản không hiệu quả hoặc làm cản tr ở
đến việc thi hành án; Người phải thi hành án, người khai thác tài s ản th ực
hiện không đúng yêu cầu của người có thẩm quyền thi hành ánvề việc khai
thác tài sản; Người phải thi hành án đã thực hiện xong nghĩa v ụ thi hành án
và các chi phí về thi hành án; Có quy ết đ ịnh đình ch ỉ thi hành án thì bi ện
pháp này chấm dứt.
6.5. Biện pháp buộc chuyển giao vật, chuyển giao quyền tài s ản,
giấy tờ
Biện pháp buộc chuyển giao vật, chuyển giao quyền tài sản, giấy tờ
được quy định tại các Điều 114, Điều 115, Điều 116 luật THADS 2008 S ửa
đổi bổ sung 2014.
Đây là một trong các biện pháp cưỡng chế được áp dụng trong tr ường
hợp người phải thi hành án phải thực hiện nghĩa vụ trả tài sản, v ật và gi ấy
tờ theo bản án, quyết định. 10
Theo đó, đối tượng của biện pháp này là việc chuy ển giao, tr ả v ật, tài
sản, giấy tờ.
6.6. Biện pháp buộc người phải thi hành án thực hiện hoặc không
được thực hiện công việc nhất định

Biện pháp này được áp dụng trong trường hợp người ph ải thi hành án
phải thực hiện nghĩa vụ buộc thực hiện hoặc không thực hiện nghĩa v ụ
nhất định theo bản án, quyết định.
Biện pháp buộc người phải thi hành án th ực hiện hoặc không th ực
hiện công việc nhất định được quy định từ các Điều 118 đến Điều 121 luật
thi hành án dân sự 2008 Sửa đổi bổ sung 2014.
10 Gíao trình thi hành án dân sự, trường đại học Luật Hà Nội, năm 2012

11


Theo đó, đối tượng của biện pháp này là công việc nhất đ ịnh ph ải th ực
hiện theo bản án, quyết định, chấm dứt việc thực hiện công vi ệc mà theo
bản án, quyết định không được thực hiện, giao người ch ưa thành niên cho
người được giao nuôi dưỡng theo bản án, quyết định, buộc nhận người lao
động trở lại làm việc. Biện pháp kết thúc khi công việc được th ực hiện.
II-

Tình huống thể hiện lí luận chung về cưỡng chế thi hành án
dân sự

Bản án số: 75/2016/DSST ngày 26/6/2016 của Tòa án nhân dân huy ện
Tịnh Biên tuyên buộc: Ông Lâm Phát Đạt, sinh năm 1975, trú tại cư xá giáo
viên trường Trung học phổ thông Lương Thế Vinh, thị trấn tịnh Biên,
huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang phải trả cho bà Nguyễn Th ị Thùy Trang,
sinh năm 1978, trú tại khóm Xuân Hòa, thị trấn Tịnh Biên, huy ện T ịnh Biên,
tỉnh An Giang số tiền 28.000.000 đồng.
Ngày 03/8/2016, bà Trang gửi đơn yêu cầu thi hành án đề ngh ị cơ quan
thi hành án buộc ông Lâm Phát Đạt phải trả n ợ cho bà. Theo đ ơn yêu cầu,
bà cung cấp thông tin ông Đạt là giáo viên của Tr ường THPT L ương Th ế

Vinh, có thu nhập ổn định.
Sau khi xác minh lại các thông tin do đương s ự cung c ấp, Ch ấp hành
viên xác định ông Đạt chỉ có điều kiện thi hành án duy nh ất là nguồn thu
nhập từ lương căn bản theo hệ số là 2.450.000 đồng/tháng. Bản thân ông
có một vợ (làm nghề giáo viên, phụ trách Thư viện, hệ số 2,1) và m ột con
trai đang học mẫu giáo cùng sống chung trong cư xá giáo viên.
Ngày 05/8/2016, căn cứ quyết định thi hành án số 180/QĐ-THA ngày
05/8/2016 của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự huy ện T ịnh Biên,
Chấp hành viên ra giấy báo tự nguyện thi hành án số: 176/GBTN-THA ấn
định trong thời hạn 15 ngày cho ông Đạt phải t ự nguy ện trả cho bà Trang
số tiền 28.000.000 đồng.
Ngày 21/8/2016, Chấp hành viên ra quyết định cưỡng chế "Tr ừ thu
nhập của người phải thi hành án” và thông báo h ợp lệ cho ông Đ ạt và Ban
12


giám hiệu Trường THPT Lương Thế Vinh để thực hiện việc khấu tr ừ ti ền
lương của ông Đạt số tiền 700.000 đồng/tháng kể từ ngày 01/9/2016.
Sau khi Ban giám hiệu làm việc với ông Đạt nội dung quyết định cưỡng
chế của cơ quan thi hành án, ông Đạt không đồng ý th ực hiện quy ết đ ịnh
cưỡng chế của cơ quan thi hành án, đồng thời trình bày nếu nhà trường
thực hiện việc khấu trừ thì ông sẽ khiếu nại đến Phòng Giáo d ục và Sở
Giáo dục, đồng thời, ông sẽ không ký vào bản lương thì làm sao nhà tr ường
quyết toán được với kho bạc Nhà nước để tháng tiếp theo nh ận đ ược
lương mới về phát cho các giáo viên khác. Ngày 26/8/2016, Ban giám hi ệu
nhà trường có công văn gửi cho Cơ quan thi hành án trình bày các khó khăn
của Trường về việc thực hiện theo quyết định khấu tr ừ thu nhập c ủa ông
Đạt.
Lúc này, Chấp hành viên đề nghị Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân s ự
huyện Tịnh Biên có văn bản trao đổi với Ban giám đốc kho b ạc Nhà n ước

huyện Tịnh Biên, Phòng Giáo dục huyện Tịnh Biên về trường h ợp khó khăn
của Ban giám hiệu trường THPT Lương Thế Vinh. Sau khi các bên thống
nhất ý kiến, đồng ý hỗ trợ cho Ban giám hiệu nhà trường th ực hiện quy ết
định cưỡng chế của cơ quan thi hành án, việc khấu trừ thu nh ập của ông
Đạt được tiến hành thuận lợi cho đến hôm nay.
Biện pháp khấu trừ thu nhập của người phải thi hành án liên quan đến
nhiều cơ quan, tổ chức quản lý thu nhập của người phải thi hành án. Do
đó, trước khi áp dụng biện pháp này, Chấp hành viên cần tích c ực gi ải
thích, giáo dục, thuyết phục đương sự chấp hành theo quy ết định c ưỡng
chế. Đồng thời, cơ quan thi hành án có văn bản đề ngh ị các c ơ quan có liên
quan phối hợp với cơ quan, tổ chức quản lý thu nh ập của ng ười ph ải thi
hành án để thực hiện việc khấu trừ thu nhập theo quy ết định c ưỡng ch ế
thi hành án.
III-

Một số vấn đề khác liên quan đến cưỡng chế thi hành án dân
sự.
13


1. Quy định của pháp luật về chi phí cưỡng chế thi hành án dân
sự
Chi phí cưỡng chế thi hành án là các khoản chi phí do người thi hành án
chịu để tổ chức cưỡng chế thi hành án, trừ trường hợp pháp luật quy định
chi phí cưỡng chế thi hành án do người được thi hành án hoặc do ngân sách
nhà nước chi trả.
Theo Điều 73 Luật thi hành án dân sự 2008 Sửa đổi bổ sung 2014
Sửa đổi bổ sung 2014 Sửa đổi bổ sung 2014 thì chi phí c ưỡng ch ế thi hành
án dân sự được xác định như sau:
“1. Người phải thi hành án chịu chi phí cưỡng chế thi hành án sau đây:

a) Chi phí thông báo về cưỡng chế thi hành án;
b) Chi phí mua nguyên liệu, nhiên liệu, thuê phương tiện, thi ết bị b ảo v ệ,
y tế, phòng, chống cháy, nổ, các thiết bị, phương tiện cần thiết khác cho
việc cưỡng chế thi hành án;
c) Chi phí cho việc định giá, giám định tài sản, bán đấu giá tài sản; chi phí
định giá lại tài sản, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 và điểm a
khoản 3 Điều này;
d) Chi phí cho việc thuê, trông coi, bảo quản tài sản; chi phí b ốc d ỡ, v ận
chuyển tài sản; chi phí thuê nhân công và khoản chi phục vụ cho việc xây
ngăn, phá dỡ; chi thuê đo đạc, xác định mốc giới để th ực hi ện vi ệc c ưỡng
chế thi hành án;
đ) Chi phí cho việc tạm giữ, thu giữ tài sản, giấy tờ;
e) Tiền bồi dưỡng cho những người trực tiếp tham gia cưỡng chế và
bảo vệ cưỡng chế thi hành án.
2. Người được thi hành án phải chịu chi phí cưỡng chế thi hành án sau đây:
a) Chi phí xác minh theo quy định tại khoản 1 Điều 44 c ủa Lu ật này; chi
phí định giá lại tài sản nếu người được thi hành án yêu cầu định giá lại, tr ừ
trường hợp định giá lại do có vi phạm quy định về định giá;

14


b) Một phần hoặc toàn bộ chi phí xây ngăn, phá dỡ trong trường hợp
bản án, quyết định xác định người được thi hành án phải chịu chi phí xây
ngăn, phá dỡ.”
Ngoài quy định buộc người được thi hành án, người phải thi hành án
phải chịu các chi phí cưỡng chế thi hành án, khoản 3 Điều 73 Luật thi hành
án dân sự còn quy định một số chi phí cưỡng chế thi hành án do ngân sách
nhà nước trả như chi phí định giá lại tài sản khi có vi ph ạm quy đ ịnh v ề
định giá, chi phí xác minh điều kiện thi hành án trong tr ường h ợp ch ủ đ ộng

thi hành án, các chi phí cần thiết khác nh ư chi phí h ọp bàn c ưỡng ch ế do
chấp hành viên tổ chức phối hợp với các cơ quan khác trước khi cưỡng
chế, chi phí cưỡng chế trong trường hợp không thu đ ược tiền của ng ười
phải thi hành án. Người có lỗi trong việc vi phạm th ủ tục v ề đ ịnh giá tài
sản, trong việc ra quyết định miễn, giảm chi phí cưỡng chế sai quy đ ịnh có
trách nhiệm bồi hoàn khoản tiền đó cho ngân sách nhà nước.
Chấp hành viên dự trù chi phí cưỡng chế và thông báo cho ng ười
phải thi hành án biết ít nhất 03 ngày làm việc tr ước ngày c ưỡng ch ế đã
được ấn định, trừ trường hợp cần thiết phải cưỡng chế ngay. Chi phí
cưỡng chế thi hành án được tạm ứng từ ngân sách nhà n ước. Các kho ản chi
phí cưỡng chế thi hành án được thanh toán theo mức chi phí th ực tế, h ợp lý
do Thủ trường cơ quan thi hành án dân sự duyệt theo đề xu ất của Ch ấp
hành viên. Thủ trường cơ quan thi hành án dân sự nơi tổ ch ức việc thi hành
án thực hiện xét miễn, giảm các khoản chi phí cưỡng chế thi hành án.Chi
phí cưỡng chế thi hành án do đương sự nộp hoặc đ ược khấu tr ừ vào ti ền
thu được, tiền bán đấu giá tài sản kê biên, kể cả tài sản đang do ng ười th ứ
ba giữ. Sau khi xử lý tài sản hoặc thu được tiền, Chấp hành viên ph ải làm
thủ tục hoàn trả ngay các khoản tiền đã tạm ứng trước đó.
2. Việc xác định, phân chia, xử lí tài sản chung để thi hành án
dân sự

15


Tại Điều 74 luật thi hành ándân sự 2008 quy định tr ước khi c ưỡng ch ế
đối với tài sản thuộc sở hữu chung của người phải thi hành án v ới ng ười
khác, kể cả quyền sử dụng đất, người có thẩm quyền thi hành án ph ải
thông báo cho chủ sở hữu chung biết việc cưỡng chế để h ọ th ực hi ện
quyền khởi kiện tại Tòa án để xác định phần sở hữu của mình. Trong th ời
hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo, nếu ch ủ s ở h ữu chung

không khởi kiện thì người được thi hành án hoặc người có th ẩm quy ền thi
hành án có quyền yêu cầu Toà án xác định phần sở h ữu của người ph ải thi
hành án trong khối tài sản chung để bảo đảm thi hành án.
Đối với tài sản thuộc quyền sở hữu chung của v ợ, chồng thì ng ười có
thẩm quyền thi hành án xác định phần sở hữu của vợ, ch ồng theo quy đ ịnh
của pháp luật về hôn nhân và gia đình và thông báo cho v ợ, ch ồng bi ết.
Trường hợp vợ hoặc chồng không đồng ý thì có quyền kh ởi ki ện yêu c ầu
Toà án phân chia tài sản chung trong thời hạn 30 ngày, kể t ừ ngày ph ần s ở
hữu được người có thẩm quyền thi hành án xác định. Hết th ời h ạn trên,
đương sự không khởi kiện thì người có thẩm quy ền thi hành án ti ến hành
xử lý tài sản và 13 thanh toán lại cho vợ hoặc chồng của người ph ải thi
hành án giá trị phần tài sản thuộc quyền sở hữu của họ.
Đối với tài sản chung nhiều ng cùng sở hữu thì xác định phần s ở h ưuux
của cá bên. Đối với khối tài sản chung có th ể chia đ ược thì ng ười có th ẩm
quyền thi hành ánáp dụng biện pháp cưỡng chế phần tài sản t ương ứng
với phần sở hữu của người phải thi hành án; Đối với tài s ản chung không
thể chia được hoặc nếu việc phân chia làm giảm đáng kể giá tr ị của tài s ản
thì người có thẩm quyền thi hành án có thể áp dụng biện pháp c ưỡng ch ế
đối với toàn bộ tài sản và thanh toán lại cho chủ s ở h ữu chung còn l ại giá
trị phần tài sản thuộc quyền sở hữu của họ.
3. Giải quyết đối với tài sản cưỡng chế đang có tranh chấp
Trường hợp tài sản của người phải thi hành án bị cưỡng ch ế đ ể thi
hành án mà có người khác tranh chấp thì người có thẩm quyền thi hành án
16


tiến hành cưỡng chế và yêu cầu đương sự, người có tranh ch ấp kh ởi kiện
tại Toà án hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Người có thẩm
quyền thi hành ánxử lý tài sản đã kê biên theo quy ết đ ịnh của Toà án, c ơ
quan có thẩm quyền.11

Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày người có thẩm quy ền thi hành án
yêu cầu mà đương sự, người có tranh chấp không khởi kiện tại Toà án
hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết thì tài sản được x ử lý đ ể
thi hành án theo quy định của luật này.

11 Điều 75, luật THA dân sự 2008 sửa đổi bổ sung 2014

17


C- KẾT LUẬN
Cưỡng chế thi hành án dân sự là một trong những hoạt đ ộng thi hành
án mang tính cứng rắn nhằm đảm bảo việc thi hành những phán quy ết,
quyết định của tòa án, trọng tài, đảm bảo quyền và nghĩa v ụ c ủa các công
dân. Tuy nhiên hiện nay, cưỡng chế thi hành án còn gặp nhiều khó khăn do
cơ chế quản lý, hoạt động THADS còn chồng chéo, sự phối hợp giữa các c ơ
quan tổ chức trong việc cưỡng chế còn chưa tốt, các quy định của pháp
luật về Biện pháp cưỡng chế THADS chưa chặt chẽ, còn có thiếu sót. Th ực
tiễn việc áp dụng Biện pháp cưỡng chế THADS rất phức tạp mà bản thân
nó lại có vai trò và ý nghĩa rất lớn đối với công tác THADS hi ện nay. T ừ đó
cần có sự nhận thức một cách đúng đắn về những thành quả đạt đ ược và
những vấn đề vướng mắc còn tồn tại để có giải pháp kh ắc ph ục, đồng th ời
hoàn thiện về mặt pháp luật về THADS nói chung và, Biện pháp c ưỡng ch ế
THADS nói riêng góp phần vào công cuộc xây dựng Nhà n ước pháp quy ền
xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay.

18


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình luật Thi hành án dân sự , trường Đại học Luật Hà Nội,
năm 2013, NXB Bộ Công an.
2. Luật Thi hành án dân sự 2008 sửa đổi bổ sung 2014.
3. Nghị định 58/2009/NĐ-CP ngày 13/07/2009. Của Chính ph ủ quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật Thi hành
án Dân
4. Nghị định 166/2013 NĐ-CP quy định về cưỡng chế thi hành quy ết
định xử phạt vi phạm hành chính.
5. Nghị định 125/2013/NĐ-CP, ngày 14/10/2013. Sửa đổi bổ sung một
số điều của Nghị định 58/2009.

19


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
1. THADS: Thi hành án dân sự
2. THA: Thi hành án.

20


MỤC LỤC
A-

MỞ ĐẦU.........................................................................................................................1

B-

NỘI DUNG......................................................................................................................2
I-


Lý luận chung về cưỡng chế thi hành án dân sự..................................................2
1. Khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa của biện pháp cưỡng chế thi hành án
dân sự................................................................................................................................2
2. Căn cứ cưỡng chế thi hành án...............................................................................3
3. Điều kiện áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự........................3
4. Nguyên tắc thực hiện cưỡng chế thi hành án dân sự.......................................4
5. Trình tự thủ tục áp dụng........................................................................................5
6. Các biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự....................................................7

II-

Tình huống thể hiện lí luận chung về cưỡng chế thi hành án dân sự.......11

III-

Một số vấn đề khác liên quan đến cưỡng chế thi hành án dân sự.............12

1. Quy định của pháp luật về chi phí cưỡng chế thi hành án dân sự..............12
2. Việc xác định, phân chia, xử lí tài sản chung để thi hành án dân s ự...........14
3. Giải quyết đối với tài sản cưỡng chế đang có tranh chấp...........................15
C-

KẾT LUẬN.......................................................................................................................16

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................17

21




×