Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

luận văn: Bình luận các quy định pháp luật về Điều tra viên Viện kiểm sát nhân dân. Kiến nghị giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động điều tra của Viện Kiếm Sát Nhân Dân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.46 KB, 20 trang )

A. MỞ ĐẦU
Cơ quan điều tra hình sự ở nước ta được tổ chức trong Công an nhân
dân, Quân đội nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Mỗi c ơ quan
được quy định thẩm quyền nhất định trong hoạt động điều tra trong phạm
vi từng loại tội phạm, từng loại đối tượng khác nhau và theo ph ạm vi qu ản
lý để tạo sự linh hoạt trong công tác điều tra vụ án hình s ự. C ơ quan đi ều
tra của Viện Kiểm sát Nhân dân là cơ quan độc lập có vai trò vô cùng quan
trọng trong việc đấu tranh phòng, chống tội phạm của n ước ta. Do v ậy
điều tra viên thuộc cơ quan điều tra thuộc Viện Kiểm sát Nhân dân có
nhiêm vụ quyền hạn riêng để thực hiện hoạt động của mình. Để tìm hi ểu
kĩ hơn về các quy định của pháp luật Việt Nam về Điều tra viên c ơ quan
điều tra Viện Kiểm Sát nhân xin trình bày những nghiên cứu của nhóm về
đề tài: “Bình luận các quy định pháp luật về Điều tra viên Viện kiểm
sát nhân dân. Kiến nghị giải pháp nâng cao hiệu qu ả ho ạt đ ộng đi ều
tra của Viện Kiếm Sát Nhân Dân”.
B. NỘI DUNG
I.

Khái quát cơ quan điều tra Viện Kiểm Sát Nhân Dân.

1. Khái niệm
Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan chuyên trách
trong hệ thống CQĐT hình sự gồm CQĐT VKS nhân dân tối cao đ ược tổ
chức tại VKS nhân dân tối cao và CQĐT VKS Quân sự Trung ương đ ược t ổ
chức tại VKS Quân sự Trung ương, có thẩm quyền điều tra một số loại tội
xâm phạm hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán bộ thuộc các c ơ
quan tư pháp. Trong đó:
Cơ quan Điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao đ ược tổ ch ức
trong Viện kiểm sát nhân dân tối cao là đơn vị trực thuộc Viện kiểm sát
nhân dân tối cao có chức năng điều tra tội phạm xâm phạm hoạt đ ộng t ư
pháp, tội phạm về tham nhũng, chức vụ quy định tại Ch ương XXIII và


1


Chương XXIV của Bộ luật hình sự xảy ra trong hoạt đ ộng t ư pháp mà
người phạm tội là cán bộ, công chức thuộc Cơ quan điều tra, Tòa án, Viện
kiểm sát, cơ quan thi hành án, người có thẩm quyền tiến hành hoạt động
tư pháp khi các tội phạm đó thuộc thẩm quy ền xét xử của tòa án nhân dân.
Cơ quan điều tra Viện kiểm sát Quân sự Trung ương điều tra các vụ án
hình sự về một số loại tội xâm phạm hoạt động tư pháp tội ph ạm về tham
nhũng, chức vụ quy định tại Chương XXIII và Chương XXIV c ủa Bộ lu ật
hình sự xảy ra trong hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán bộ, công
chức thuộc Cơ quan điều tra, Tòa án, Viện kiểm sát, cơ quan thi hành án,
khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn
Theo quy chế tổ chức và hoạt động của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát
nhân dân tối cao ban hành kèm theo Quyết định số 18/QĐ-VKSNDTC-C1
ngày20/11/2015 thì Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân tối cao có nhi ệm
vụ, quyền hạn sau:
Thứ nhất, Điều tra tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp, tội ph ạm
tham nhũng, chức vụ xảy ra trong hoạt động tư pháp theo quy đ ịnh c ủa
luật mà người phạm tội là cán bộ, công chức thuộc C ơ quan điều tra, Tòa
án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Cơ quan thi hành án, người có thẩm
quyền tiến hành hoạt động tư pháp.
Thứ hai, Tiếp nhận, thu thập và giải quyết tố giác, tin báo về tội ph ạm
và kiến nghị khởi tố thuộc thẩm quyền; giải quy ết khiếu nại, tố cáo theo
quy định của pháp luật.
Thứ ba, Thực hiện công tác phòng ngừa tội ph ạm trong lĩnh v ực t ư
pháp; phát hiện nguyên nhân, điều kiện phát sinh tội phạm trong ho ạt
động tư pháp để tham mưu với Viện trưởng VKSND tối cao ki ến ngh ị v ới
các cơ quan, tổ chức hữu quan khắc phục, phòng ngừa, xử lý tội ph ạm và vi

phạm pháp luật.

2


Thứ tư, Dự báo tình hình tội phạm trong hoạt động tư pháp để tham
mưu với Viện trưởng VKSND tối cao về các biện pháp tăng cường công tác
điều tra, thực hành quyền công tố, đấu tranh phòng, chống tội ph ạm thuộc
thẩm quyền.
Thứ năm, Thực hiện các nhiệm v ụ, quy ền hạn khác do Vi ện tr ưởng
VKSND tối cao giao.
Luật tổ chức cơ quan điều tra 2015 quy đ ịnh v ề th ẩm quy ền c ủa c ơ
quan điều tra Viện kiểm sát quân s ự trung ương nh ư sau:
Một là, tổ chức công tác trực ban hình sự, tiếp nh ận tố giác, tin báo v ề
tội phạm, kiến nghị khởi tố; phân loại và giải quyết tố giác, tin báo về tội
phạm, kiến nghị khởi tố thuộc thẩm quyền giải quyết của mình hoặc
chuyển ngay đến cơ quan có thẩm quy ền để giải quy ết.
Hai là, tiến hành Điều tra vụ án hình sự về các tội phạm quy định tại
Khoản 2 Điều 30 của Luật này khi các tội phạm đó thuộc th ẩm quy ền xét
xử của Tòa án quân sự.
Ba là, kiến nghị với cơ quan, tổ chức áp dụng các biện pháp kh ắc ph ục
nguyên nhân, Điều kiện làm phát sinh tội phạm.
Bốn là, tổ chức sơ kết, tổng kết công tác tiếp nhận, giải quy ết tố giác,
tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và công tác Điều tra, x ử lý t ội ph ạm
thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan Điều tra Viện kiểm sát quân s ự
trung ương.
Năm là, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của Bộ luật tố tụng
hình sự.
II.


Các quy định về Điều tra viên Viện Kiểm Sát Nhân dân.

1. Định nghĩa:
Với chức năng chức năng điều tra tội phạm xâm phạm hoạt động tư
pháp, tội phạm về tham nhũng, chức vụ quy định tại Ch ương XXIII và
Chương XXIV của Bộ luật hình sự xảy ra trong hoạt động tư pháp mà
người phạm tội là cán bộ, công chức thuộc Cơ quan điều tra, Tòa án, Vi ện
3


kiểm sát, cơ quan thi hành án, người có thẩm quy ền tiến hành ho ạt động
tư pháp của cơ quan điều tra của Viện Kiểm sát nhân dân. Điều tra viên là
đội ngũ thực hiện các hoạt động điều tra các vụ án hình sự theo quy đ ịnh.
Theo đó tại luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 có quy định điều tra
viên là chức danh pháp lý được bổ nhiệm theo quy định của pháp lu ật. V ới
cơ cấu cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân , điều tra viên của
Viện kiểm sát được chia thành điều tra viên cơ quan điều tra Viện kiểm sát
nhân dân tối cao và điều tra viên cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự
trung ương.
Điều tra viên Viện kiểm sát nhân dân là chức danh tư pháp đ ược bổ
nhiệm theo quy định của pháp luật để thực hiện nhiệm vụ điều tra, c ụ th ể
là trong các vụ án hình sự, khi các tình tiết v ụ án ch ưa đ ược rõ ràng,... giúp
cho việc phá án được dễ dáng, xét xử đúng người đúng tội.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Điều tra viên:
Căn cứ vào điều 37 Bộ luật tố tụng hình sự quy định về nhiệm vụ
quyền hạn và trách nhiệm của điều tra viên như sau:
“Điều 37. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Điều tra viên
1. Điều tra viên được phân công tiến hành hoạt động khởi tố, đi ều tra
vụ án hình sự có những nhiệm vụ, quyền hạn:
a) Trực tiếp kiểm tra, xác minh và lập hồ sơ giải quyết nguồn tin về tội

phạm;
b) Lập hồ sơ vụ án hình sự;
c) Yêu cầu hoặc đề nghị cử, thay đổi người bào chữa; yêu cầu cử, thay
đổi người phiên dịch, người dịch thuật;
d) Triệu tập và hỏi cung bị can; triệu tập và lấy lời khai người t ố giác,
báo tin về tội phạm, người bị tố giác, kiến nghị khởi tố, người đại di ện theo
pháp luật của pháp nhân; lấy lời khai người bị giữ trong trường hợp kh ẩn
cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ; triệu tập và lấy lời khai c ủa ng ười làm
chứng, bị hại, đương sự;
4


đ) Quyết định áp giải người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, ng ười bị
bắt, bị tạm giữ, bị can; quyết định dẫn giải người làm chứng, ng ười b ị tố
giác, người bị kiến nghị khởi tố, bị hại; quyết định giao người dươi 18 tu ổi
cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm giám sát; quyết đ ịnh thay đ ổi
người giám sát người dươi 18 tuổi phạm tội;
e) Thi hành lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp, lệnh hoặc quyết
định bắt, tạm giữ, tạm giam, khám xét, thu giữ, tạm gi ữ, kê biên tài s ản,
phong tỏa tài khoản, xử lý vật chứng;
g) Tiến hành khám nghiệm hiện trường, khai quật tử thi, khám nghiệm
tử thi, xem xét dấu vết trên thân thể, đối chất, nhận dạng, thực nghi ệm đi ều
tra;
h) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn tố tụng khác thuộc thẩm quyền của
Cơ quan điều tra theo sự phân công của Thủ trưởng Cơ quan đi ều tra theo
quy định của Bộ luật này.
2. Điều tra viên phải chịu trách nhiệm trươc pháp luật và trươc Thủ
trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra về hành vi, quyết định của mình.”
Như vậy, trong cả tiến trình vụ án Điều tra viên đều có nh ững quy ền
hạn, nhiệm vụ và trách nhiệm như trên.Điều tra viên là một chức danh tố

tụng. Bộ luật tố tụng hình sự quy định rất rõ ràng và cụ thể nhiệm vụ,
quyền hạn và trách nhiệm của Điều tra viên. Cụ thể là:
Một là,điều tra viên được tiến hành các hoạt động kiểm tra, xác minh
và ácc hoạt động điều tra thuộc thẩm quyền của cơ quan điều tra c ủa
mình dưới sự phân công chỉ đạo của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan
điều tra. Khi được phân công điều tra vụ án hình sự, Điều tra viên có nh ững
nhiệm vụ và quyền hạn do Bộ luật tố tụng hình sự quy định, đó là: L ập h ồ
sơ vụ án hình sự; triệu tập và hỏi cung bị can; triệu tập và lấy lời khai c ủa
người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân s ự, ng ười có
quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án; quyết định áp giải bị can, quyết
định dẫn giải người làm chứng; thi hành lệnh bắt, tạm giữ, kê biên tài s ản;
5


tiến hành khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, đối chất, nh ận
dạng, thực nghiệm điều tra; tiến hành các hoạt động điều tra khác thuộc
thẩm quyền của Cơ quan điều tra theo sự phân công của Thủ trưởng Cơ
quan điều tra nhằm làm rõ sự thật khách quan của vụ án
Hai là, trong quá trình điều tra vụ án Điều tra viên có quyền đề ngh ị v ới
Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra quyết định thuộc thẩm
quyền của họ. Trong trường hợp Điều tra viên không nhất trí với quyết
định của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra thì có quy ền đ ề
nghị lên Thủ trưởng Cơ quan điều tra cấp trên, nhưng vẫn phải chấp hành.
Trong trường hợp ở xa, Điều tra viên được gửi kiến ngh ị bằng ph ương tiện
vô tuyến điện, Thủ trưởng Cơ quan điều tra cấp trên phải trả lời trong
thời hạn quy định, quy định này, một mặt nhằm phát huy tính độc l ập, vai
trò chủ động, tính sáng tạo của Điều tra viên và mặt khác cũng nhằm bảo
đảm để Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra thực hiện đúng các
nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm do Bộ luật tố tụng hình s ự quy định.
Ba là, những quyết định, yêu cầu của Điều tra viên phải được các cơ

quan nhà nước, tổ chức xã hội và mọi công dân chấp hành. Điều tra viên
phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Thủ trưởng Cơ quan điều
tra về những hành vi và quyết định của mình.
Khi tiến hành hoạt động điều tra, điều tra viên không được th ực hiện
những việc sau:
Một là, những việc mà pháp luật quy định cán bộ, công ch ức không
được làm như những hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm kỉ lu ật, hành vi b ị
coi là tội phạm,…
Hai là, không được tư vấn cho người bị bắt, người bị tạm gi ữ, bị can, bị
cáo, đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác làm cho việc giải quy ết v ụ
án, vụ việc không đúng quy định của pháp luật.

6


Ba là, không can thiệp và việc giải quyết vụ án hoặc l ợi dụng ảnh
hưởng của mình để tác động đến người có trách nhiệm giải quyết vụ án.
Để tránh làm sai lệch sự thật khách quan của vụ việc.
Bốn là, hồ sơ vụ án hoặc các tài liệu có liên quan là nh ững th ứ bảo m ật
liên quan đến vụ án, điều tra viên không được tự ý đưa hồ sơ, tài li ệu v ụ
án, vụ việc ra khỏi cơ quan nếu không vì nhiệm vụ được giao hoặc không
được sự đồng ý của người có thẩm quyền.
Năm là, để tránh những nghi ngờ, tránh tình trạng vi phạm v ề mặt đ ạo
đức, hành vi, làm tiết lộ nội dung, những bí mật của vụ án, tránh ảnh
hưởng đến tính khách quan, công mình, công bằng của vụ án. Điều tra viên
không được tiếp bị can, bị cáo, đương sự, người tham gia tố tụng khác
trong vụ án, vụ việc mà mình có thẩm quyền giải quy ết ngoài n ơi quy định.
3. Tiêu chuẩn của Điều tra viên
Trong hệ thống Viện kiểm sát nhân dân, Cơ quan điều tra được tổ ch ức
thuộc bộ máy làm việc của Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Vi ện ki ểm

sát quân sự trung ương. Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân t ối cao có
Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng, Điều tra viên và các chức danh khác. Trong
đó, Điều tra viên là chức danh tư pháp chủ chốt, đóng vai trò quan tr ọng
trong việc thực hiện thẩm quyền, nhiệm vụ của Cơ quan điều tra Viện
kiểm sát nhân dân tối cao. Vậy tiêu chuẩn nào để tr ở thành Đi ều tra viên
trong cơ quan điều tra của Viện kiểm sát Nhân dân tối cao?
Theo Điều 46 Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự năm 2015 quy
định tiêu chuẩn chung:
Một là, là công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đ ạo đ ức tốt, liêm
khiết, trung thực, bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh th ần kiên quy ết b ảo
vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa.
Hai là, có trình độ đại học An ninh, đại học Cảnh sát hoặc c ử nhân lu ật
trở lên.
7


Ba là, có thời gian làm công tác pháp luật theo quy định của Lu ật này.
Bốn là, đã được đào tạo về nghiệp vụ điều tra.
Năm là, có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Ngoài những tiêu chuẩn chung của Điều tra viên, thì ở mỗi ngạch Điều
tra viên khác nhau thì sẽ có những tiêu chuẩn khác nhau. Đi ều tra viên
được chia thành 3 ngạch: Điều tra viên sơ cấp, Điều tra viên trung cấp và
Điều tra viên cao cấp. Sau đây là những tiêu chuẩn cụ th ể đ ối v ới m ỗi
ngạch điều tra viên.
Đầu tiên, đối với Điều tra viên sơ cấp ngoài những tiêu chuẩn chung thì
cần đáp ứng những tiêu chuẩn sau đây: Theo quy định tại Điều 47 luật t ổ
chức cơ quan điều tra hình sự về tiêu chuẩn bổ nhiệm Điều tra viên sơ
cấp: Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 46 của Luật này, là sĩ quan
Công an nhân dân tại ngũ, sĩ quan Quân đội nhân dân tại ngũ, cán bộ Viện

kiểm sát nhân dân và có đủ các Điều kiện sau đây thì có th ể đ ược b ổ
nhiệm làm Điều tra viên sơ cấp:
Một là có thời gian làm công tác pháp luật từ 04 năm tr ở lên;
Hai là có năng lực Điều tra các vụ án thuộc loại tội ít nghiêm tr ọng,
nghiêm trọng;
Ba là đã trúng tuyển ky thi vào ngạch Điều tra viên sơ cấp.
Đối với Điều tra viên trung cấp, cần đáp ứng những yêu câu cụ th ể sau:
Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 46 của Luật này và có đủ các
Điều kiện sau đây thì có thể được bổ nhiệm làm Điều tra viên trung c ấp:
a) Đã là Điều tra viên sơ cấp ít nhất là 05 năm;
b) Có năng lực Điều tra các vụ án thuộc loại tội rất nghiêm tr ọng, đ ặc
biệt nghiêm trọng;
c) Có khả năng hướng dẫn các hoạt động Điều tra của Điều tra viên s ơ
cấp;
d) Đã trúng tuyển ky thi vào ngạch Điều tra viên trung cấp.

8


Tuy nhiên trong trường hợp do nhu cầu cán bộ của C ơ quan Điều tra,
người có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 46 của Luật này, các điểm b, c và
d Khoản 1 Điều này, đã có thời gian làm công tác pháp lu ật t ừ 09 năm tr ở
lên thì có thể được bổ nhiệm làm Điều tra viên trung cấp.
Cuối cùng đối với Điều tra viên cao cấp thì quy đ ịnh c ụ th ể nh ư sau :
Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 46 của Luật này và có đủ các
Điều kiện sau đây thì có thể được bổ nhiệm làm Điều tra viên cao cấp:
a) Đã là Điều tra viên trung cấp ít nhất 05 năm;
b) Có năng lực Điều tra các vụ án thuộc loại tội phạm rất nghiêm trọng,
đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp;
c) Có khả năng nghiên cứu, tổng hợp, đề xuất biện pháp phòng, ch ống

tội phạm;
d) Có khả năng hướng dẫn các hoạt động Điều tra của Điều tra viên s ơ
cấp, Điều tra viên trung cấp;
đ) Đã trúng tuyển ky thi vào ngạch Điều tra viên cao cấp.
Trong trường hợp do nhu cầu cán bộ của Cơ quan Đi ều tra, ng ười có đ ủ
tiêu chuẩn quy định tại Điều 46 của Luật này, các điểm b, c, d và đ Kho ản 1
Điều này, đã có thời gian làm công tác pháp luật từ 14 năm tr ở lên thì có
thể được bổ nhiệm làm Điều tra viên cao cấp.
Trong một số trường hợp đặc biệt, người được cơ quan, tổ ch ức có
thẩm quyền Điều động đến công tác tại Cơ quan Điều tra, tuy ch ưa đ ược
đào tạo về nghiệp vụ Điều tra, chưa đủ thời gian quy định, nhưng có đủ các
tiêu chuẩn khác được quy định của Luật này thì có thể được bổ nhiệm làm
Điều tra viên trung cấp, Điều tra viên cao cấp. Qua đó đã giúp ph ần h ạn
chế trong nhwungx trường hợp thiếu Điều tra viên mà lại không có đủ các
ứng viên đáp ứng được thời gian đã công tác theo quy định.
4. Hội đồng thi tuyển Điều tra viên Viện Kiểm sát Nhân dân tối
cao.

9


Theo quy định tại Điều 55 luật tổ chức cơ quan điều tra Hình sự 2015
có quy định :
Hội đồng thi tuyển Điều tra viên ở Viện kiểm sát nhân dân tối cao gồm
có Chủ tịch là Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao do Vi ện
trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao chỉ định; các ủy viên là đ ại di ện U ỷ
ban kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân tối cao, đại diện lãnh đạo Viện ki ểm
sát quân sự Trung ương, Cơ quan Điều tra và Vụ T ổ ch ức Cán bộ Viện ki ểm
sát nhân dân tối cao.
Danh sách uỷ viên Hội đồng thi tuyển Điều tra viên ở Viện ki ểm sát

nhân dân tối cao do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quy ết
định theo đề nghị của Chủ tịch Hội đồng thi tuy ển.
Hội đồng thi tuyển Điều tra viên sơ cấp, Điều tra viên trung c ấp, Điều
tra viên cao cấp có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Tổ chức thi tuyển Điều tra viên sơ cấp, Điều tra viên trung cấp, Đi ều
tra viên cao cấp;
b) Công bố danh sách những người trúng tuyển;
c) Đề ngh ị c ấp có thẩm quyền bổ nhi ệm người đã trúng tuyển làm
Điều tra viên sơ cấp, Điều tra viên trung cấp, Điều tra viên cao c ấp.
Quy chế làm việc của Hội đồng thi tuyển Điều tra viên s ơ cấp, Điều tra
viên trung cấp, Điều tra viên cao cấp thuộc Công an nhân dân do Bộ tr ưởng
Bộ Công an quy đ ịnh, thuộc Quân đội nhân dân do Bộ tr ưởng Bộ Qu ốc
phòng quy định, thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao do Viện trưởng Viện
kiểm sát nhân dân tối cao quy định.
5. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Điều tra viên cơ quan điều
tra Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao.
5.1. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Điều tra viên
Theo quy định tại Điều 56 luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015 :
Điều 56. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Điều tra viên

10


Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức và cấp, thu hồi Giấy ch ứng
nhận Điều tra viên trong Công an nhân dân do Bộ trưởng Bộ Công an quy
định, trong Quân đội nhân dân do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy đ ịnh,
trong Viện kiểm sát nhân dân tối cao do Viện tr ưởng Vi ện ki ểm sát nhân
dân tối cao quy định. Vậy Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân t ối cao sẽ
quy định cụ thể rõ ràng về việc bổ nhiệm, cách chức, miễn nhiệm và c ấp
thu hồi giấy chứng nhận đối với Điều tra viên cơ quan điều tra Viện ki ểm

sát Nhân dân tối cao.
Điều tra viên đương nhiên được miễn nhiệm chức danh Điều tra viên
trong trường hợp khi nghỉ hưu, chuyển công tác khác. Điều tra viên có th ể
được miễn nhiệm chức danh Điều tra viên vì lý do sức khoẻ, hoàn c ảnh gia
đình hoặc vì lý do khác mà xét thấy không thể bảo đảm hoàn thành nhiệm
vụ được giao.
Điều tra viên đương nhiên bị mất chức danh Điều tra viên khi bị kết tội
bằng bản án của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật hoặc bị kỷ luật bằng hình
thức tước danh hiệu Công an nhân dân, tước quân hàm sĩ quan Quân đ ội
nhân dân, buộc thôi việc.
Tùy theo tính chất và mức độ vi phạm, Điều tra viên có th ể bị cách ch ức
chức danh Điều tra viên nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Vi phạm trong công tác Điều tra vụ án hình s ự;
b) Vi phạm quy định tại Điều 14 của Luật này;
c) Bị kỷ luật bằng hình thức cách chức theo quy định của pháp lu ật v ề
cán bộ, công chức;
d) Vi phạm về phẩm chất đạo đức.
5.2. Bổ nhiệm, miễn nhiệm cách chức thủ trưởng, phó th ủ trưởng c ơ
quan điều tra
Theo quy định tại Điều 57. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách ch ức Thủ
trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan Điều tra

11


Điều tra viên cao cấp hoặc Điều tra viên trung cấp có năng l ực tổ ch ức,
chỉ đạo hoạt động Điều tra thì có thể được bổ nhiệm làm Thủ tr ưởng, Phó
Thủ trưởng Cơ quan Điều tra. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách ch ức và
cấp, thu hồi Giấy chứng nhận Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan Điều
tra trong Công an nhân dân do Bộ trưởng Bộ Công an quy đ ịnh, trong Quân

đội nhân dân do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy đ ịnh, trong Viện ki ểm sát
nhân dân tối cao do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quy đ ịnh.
III.

Thực trạng hoạt động và kiến nghị giải pháp nâng cao
hiệu quả hoạt động điều tra của Viện Kiếm Sát Nhân Dân.

1. Các quy định mới về thẩm quyền, nhiệm vụ của Cơ quan đi ều
tra VKSNDTC
Với việc Quốc hội thông qua BLTTHS năm 2015, Luật Tổ chức VKSND
năm 2014 và Luật Tổ chức Cơ quan điều tra hình sự năm 2015, nhiệm vụ,
thẩm quyền của Cơ quan điều tra VKSND tối cao đã có s ự thay đổi rõ rệt.
Theo đó, Cơ quan điều tra VKSND có thẩm quyền điều tra t ội ph ạm xâm
phạm hoạt động tư pháp, tội phạm về tham nhũng, ch ức vụ quy đ ịnh t ại
Chương XXIII và Chương XXIV của Bộ luật Hình s ự xảy ra trong ho ạt đ ộng
tư pháp mà người phạm tội là cán bộ, công ch ức thuộc C ơ quan điều tra,
Tòa án, Viện kiểm sát, cơ quan Thi hành án, người có th ẩm quy ền tiến
hành hoạt động tư pháp. Nếu như trước đây, Cơ quan điều tra VKSND tối
cao chỉ tiến hành điều tra một số tội phạm xâm phạm hoạt động t ư pháp
thì hiện nay Cơ quan điều tra VKSND tối cao có th ẩm quy ền đi ều tra đ ối
với các tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp, tội phạm tham nhũng,
chức vụ xảy ra trong hoạt động tư pháp. Theo thống kê thì v ới quy đ ịnh
mới như hiện nay, Cơ quan điều tra VKSND tối cao có thẩm quyền điều tra
đối với 38 tội danh, bao gồm 24 tội danh thuộc ch ương các t ội ph ạm xâm
phạm hoạt động tư pháp và 14 tội danh thuộc chương các tội ph ạm tham
nhũng, chức vụ.

12



Cùng với việc tăng thẩm quyền điều tra, các quy định mới của pháp
luật cũng quy định mở rộng diện chủ thể tội phạm thuộc th ẩm quy ền
điều tra của Cơ quan điều tra VKSND tối cao hơn tr ước rất nhiều. Theo các
quy định cũ trước đây Cơ quan điều tra VKSND tối cao chỉ tiến hành điều
tra đối với các chủ thể tội phạm là cán bộ thuộc các c ơ quan t ư pháp, thì
theo quy định tại các đạo luật mới về tư pháp, Cơ quan điều tra VKSND tối
cao ngoài việc điều tra đối với chủ thể là cán bộ, công ch ức thu ộc C ơ quan
điều tra, Tòa án nhân dân, VKSND, cơ quan Thi hành án, còn có thẩm quy ền
điều tra đối với 02 nhóm chủ thể là: (1) Người có th ẩm quy ền ti ến hành
hoạt động tư pháp bao gồm: Người giám định, người dịch thuật, ng ười
định giá tài sản, Luật sư, người bào chữa, cán bộ thuộc các c ơ quan đ ược
giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra… khi h ọ tham gia vào
hoạt động tố tụng; (2) Cán bộ Công an xã, ph ường, th ị trấn, đồn Công an
khi họ thực hiện việc tiếp nhận, giải quyết ban đầu các tố giác, tin báo về
tội phạm.
Trước đây Cơ quan điều tra VKSND tối cao chỉ điều tra đến địa bàn cấp
huyện do chủ thể tội phạm chỉ quy định đến cán bộ thuộc các Cơ quan
điều tra, kiểm sát, xét xử (các cơ quan này được tổ ch ức cấp thấp nh ất ở
đơn vị hành chính cấp huyện) thì nay, với việc quy đ ịnh m ở r ộng ch ủ th ể
tội phạm thuộc thẩm quyền đến cán bộ Công an cấp xã, ph ường thì đ ịa
bàn tiến hành hoạt động điều tra của Cơ quan điều tra VKSND tối cao đã
trải rộng đến địa bàn cấp xã với trên 12.000 cơ quan, tổ ch ức (gồm h ơn
11.000 đơn vị Công an cấp xã, phường và các cơ quan, cá nhân, t ổ ch ức
khác có thẩm quyền tham gia vào hoạt động tố tụng).
2. Thực tiễn hoạt động của cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân
dân tối cao từ năm 2010 đến nay
Có thể thấy, kể từ năm 2010, việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, công
tác đấu tranh phòng, chống tội phạm của Cơ quan điều tra VKSNDTCcó
một số kết quả công tác như:
13



Năm 2010, thực hiện Quy chế số 1169 của Viện trưởng VKSND tối cao,
Cơ quan điều tra đã tiếp nhận tổng số 497 tố giác, tin báo về tội ph ạm,
tăng 14,5% so với năm 2009; đã phân loại xác đ ịnh có 178 t ố giác, tin báo
liên quan đến hoạt động tư pháp, tăng 89,36% so với cùng ky. Trong đó có
62 tố giác, tin báo về tội phạm thuộc thẩm quyền giải quy ết của C ơ quan
điều tra VKSND tối cao; đã kết thúc điều tra, xác minh 45 t ố giác, tin báo v ề
tội phạm, đạt tỷ lệ 72,58%. Khởi tố thụ lý, điều tra 21 v ụ/42 bị can, tăng
110% so với năm 2009. Thông qua công tác điều tra, xác minh các t ố giác,
tin báo về tội phạm và giải quyết các vụ án thuộc thẩm quyền, C ơ quan
điều tra rất chú trọng kiến nghị với cơ quan có thẩm quy ền x ử lý hành
chính và phòng ngừa vi phạm, tội phạm xảy ra ở các lĩnh v ực. Năm 2010,
Cơ quan điều tra đã ban hành 25 văn bản kiến nghị gửi tới các cơ quan, tổ
chức có liên quan.
Từ năm 2011 đến năm 2014, Cơ quan điều tra VKSND t ối cao đã ti ếp
nhận, thu thập 4.036 thông tin về tội phạm, đã nghiên c ứu gi ải quy ết
3.947 thông tin (đạt 97,8%). Thụ lý giải quyết tổng số 448 t ố giác, đã k ết
thúc kiểm tra, xác minh, chuyển hồ sơ đến VKSND tối cao ki ểm sát theo
quy định 440 tố giác, tin báo về tội phạm (đạt 98,2%). Kh ởi tố, th ụ lý đi ều
tra 153 vụ/160 bị can; trong đó: Tội phạm về tham nhũng trong ho ạt đ ộng
tư pháp: 54 vụ/55 bị can (chiếm 35,3%); tội phạm về ch ức vụ trong ho ạt
động tư pháp: 22 vụ/20 bị can (chiếm 14,4%); tội ph ạm xâm ph ạm ho ạt
động tư pháp: 56 vụ/76 bị can (chiếm 36,6%)… Đã kết thúc điều tra 141
vụ/153 bị can, đạt 92,1%.
Theo dự thảo Báo cáo sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2018, C ơ quan
điều tra VKSND tối cao đã đạt được nhiều thành tích nổi bật nh ư: Số v ụ án
mới khởi tố trong 6 tháng đầu năm 2018 tăng 68,2%; ti ếp nh ận, thu th ập
thông tin vi phạm và tội phạm tăng 18,5%; kiến ngh ị, phòng ng ừa tăng
50% so với cùng ky năm 2017, trong đó, đã tham mưu v ới Lãnh đạo VKSND

tối cao ký, ban hành 03 kiến nghị tổng hợp gửi Bộ tr ưởng Bộ Công an,
14


Chánh án TAND tối cao và Bộ trưởng Bộ Tư pháp để chỉ đạo khắc ph ục và
phòng ngừa vi phạm, tội phạm xảy ra trong hoạt động tư pháp t ại các
ngành. Công tác khởi tố, điều tra bảo đảm đúng pháp luật, không có tr ường
hợp nào oan, sai hoặc bỏ lọt tội phạm. Bên cạnh đó, đã tham m ưu v ới Lãnh
đạo VKSND tối cao ký ban hành nhiều quy chế, quy định h ướng d ẫn, tri ển
khai các quy định mới của luật, như: Quy định về trực ban hình s ự, Quy
định tạm thời về quản lý, sử dụng công cụ hỗ trợ của Cơ quan điều tra
VKSND tối cao, Quy chế tiếp nhận, thu thập, quản lý, x ử lý và gi ải quy ết
nguồn tin về tội phạm thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra VKSND tối
cao (Quy chế 565) để triển khai thực hiện; ngày 21/6/2018 đã tổ ch ức H ội
nghị tập huấn trực tuyến toàn Ngành về quy chế này. Đồng thời, Lãnh đạo
Cơ quan điều tra thường xuyên tổ chức quán triệt các quy định mới của
luật, tập trung vào thẩm quyền điều tra mới và các quy đ ịnh của B ộ lu ật
hình sự và Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 liên quan đến công tác điều
tra…
3. Kiến nghị, giải pháp nâng cao
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được trong thời gian qua, cơ quan
điều tra cũng gặp một số khó khăn, vướng mắc trong việc th ực hi ện th ẩm
quyền điều tra mới; thực hiện các quy định mới của BLTTHS năm 2015; v ề
tổ chức bộ máy, biên chế cũng như kinh phí hoạt động, cơ s ở vật chất và
điều kiện làm việc của cơ quan điều tra VKSNDTC. Chính vì thế mà nhóm
chúng em xin được đề xuất một số kiến nghị, giải pháp nâng cao hoạt
động điều tra của VKSND
Về con người
Việc tuyển dụng công chức cần đảm bảo năng lực cán bộ được tuy ển
dụng, quan tâm đến tác phong, sở trường, kinh nghiệm công tác, đặc biệt là

tố chất của cán bộ làm công tác điều tra. Việc tuyển dụng cần xem xét
nguồn cán bộ theo từng địa bàn để đáp ứng được yêu cầu nhiệm v ụ đ ặc
thù của CQĐT VKSNDTC, hạn chế việc tuyển chọn người ở khu vực này
15


nhưng bố trí công tác ở khu vực khác làm ảnh h ưởng t ới kết quả công tác;
trong đó, đặc biệt ưu tiên tuyển dụng cán bộ trẻ, được đào tạo chính quy
về nghiệp vụ điều tra hình sự.
Thực hiện tốt việc rà soát, đánh giá cán bộ để có kế hoạch bố trí, luân
chuyển, điều động, bổ nhiệm, sử dụng cán bộ hợp lý, phù hợp với năng l ực,
trình độ chuyên môn. Xây dựng quy hoạch cán bộ ngắn hạn và dài hạn,
đảm bảo chủ động nguồn bổ sung cho đội ngũ lãnh đ ạo, quản lý, đáp ứng
yêu cầu cải cách tư pháp và hội nhập quốc tế.
Đội ngũ lãnh đạo CQĐT phải được tăng cường, kiện toàn và nâng cao
chất lượng, hiệu quả công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành với đặc thù ho ạt
động tập trung, nêu cao tính phục tùng, chỉ huy trong hoạt động đi ều tra,
gắn liền với tổng thể việc điều chỉnh quy mô, biên chế phù hợp với yêu
cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm thuộc thẩm quyền.Đấu tranh phòng,
chống tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp có đặc thù ph ức tạp, đòi h ỏi
đội ngũ Điều tra viên được bổ sung đủ về số lượng, đồng th ời ph ải có s ự
nhận thức đầy đủ, đúng đắn các quy định pháp luật ở nhiều lĩnh v ực, có
phẩm chất tốt, bản lĩnh chính trị, nghiệp vụ vững vàng, có kinh nghi ệm
điều tra mới đáp ứng được yêu cầu đấu tranh phòng, chống t ội ph ạm này.
Bên cạnh đó, Điều tra viên cần tập trung nghiên cứu nắm vững các quy
định mới để dễ dàng trong việc áp dụng và thực hiện tốt ch ức năng, nhi ệm
vụ của mình.
Về phương hương hoạt động
Một là, nâng cao năng lực phát hiện, điều tra tội phạm, th ực hiện c ơ
chế phối hợp chặt chẽ giữa hoạt động điều tra tội ph ạm v ới các công tác

kiểm sát nhằm bảo đảm thực hiện tốt chức năng thực hành quyền công tố
và kiểm sát hoạt động tư pháp của VKSND. Thực hiện các bi ện pháp nâng
cao chất lượng, hiệu quả hoạt động điều tra, bảo đảm việc kh ởi tố, đi ều
tra, xử lý các tội phạm thuộc thẩm quyền có căn cứ, đúng pháp lu ật, không
để xảy ra oan, sai hoặc bỏ lọt tội phạm.
16


Hai là, đổi mới phương pháp thu thập, quản lý thông tin v ề t ội ph ạm;
tập trung xây dựng mạng lưới cơ sở cung cấp thông tin, cộng tác viên đ ể
chủ động theo dõi, nắm bắt thông tin về tội phạm xâm phạm hoạt đ ộng t ư
pháp xảy ra trên toàn quốc; khuyến khích, động viên cung cấp thông tin v ề
tội phạm từ các nguồn khác; phối hợp chặt chẽ với các c ơ quan thông tin
đại chúng để trao đổi thông tin. Bên cạnh việc duy trì hòm th ư t ố giác t ội
phạm ở các trụ sở CQĐT, Viện kiểm sát các cấp, cần xây dựng trang web,
hộp thư điện tử, số điện thoại đường dây nóng… để tiếp nhận các thông
tin về tội phạm.
Về sự phối hợp giữa CQĐTVKSND và các đơn vị ngoài ngành.
Cần tăng cường phối hợp, chế ước, ký kết và ban hành quy đ ịnh ph ối
hợp công tác giữa VKSND với các đơn vị khác nh ư Công an nhân dân, Tòa
án,…về hoạt động điều tra. Bảo đảm việc phát hiện, kh ởi t ố, đi ều tra các
vụ án của CQĐT có sự phối hợp tích cực; đồng thời có s ự kiểm sát ch ặt chẽ
theo quy định của pháp luật. Mặt khác cũng cần tăng c ường công tác ph ối
hợp với các đơn vị ngoài ngành trong việc phối h ợp trao đ ổi thông tin v ề
tội phạm, sử dụng các biện pháp nghiệp vụ, thực hiện việc giám định, thu
thập chứng cứ, tài liệu, giam giữ, quản lý đối tượng, bị can, nhất là vi ệc áp
dụng các quy định mới của pháp luật trong quá trình điều tra, x ử lý v ụ án
thuộc thẩm quyền giải quyết của CQĐT VKSND.
Về trang thiết bị nghiệp vụ phục vụ cho hoạt động điều tra.
Cung cấp đủ trang thiết bị nghiệp vụ để Cơ quan điều tra VKS có đủ

điều kiện phương tiện làm việc như cơ quan điều tra của Bộ công an đ ể
phục vụ tốt nhất cho hoạt động điều tra như máy ghi âm, ghi hình,…
C. KẾT LUẬN
Trải qua một thời gian dài phát triển gắn với nhiều thay đổi về c ơ cấu
bộ mát. Cơ quan điều tra ngành Kiểm sát nhân dân đã được đổi mới về c ả
chất và lượng. Tổ chức bộ máy từng bước được kiện toàn, v ới đội ngũ cán
17


bộ, Điều tra viên có phẩm chất tốt, có trình độ chuyên môn, năng l ực, kinh
nghiệm trong hoạt động điều tra, đã đạt được những kết quả quan trọng
trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, đáp ứng ngày càng tốt h ơn
nhiệm vụ Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó.
Trên đây là phần tìm hiểu của nhóm 2 lớp K3D về các quy đ ịnh v ề
Điều tra viên của Viện Kiểm sát nhân dân. Do tài liệu nghiên cứu còn hạn
hẹp, bài làm còn nhiều sót. Kính mong thầy cô và các bạn góp ý đ ể nhóm
chỉnh sửa bổ sung.

18


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Quy chế tổ chức và hoạt động của cơ quan điều tra Viện kiểm sát Nhân
dân Tối cao (Ban hành kèm theo Quyết định số 18/QĐ-VKSTC-C1 ngày
20/11/2015 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao).
2. Luật tổ chức cơ quan điều tra 2015.
3. Trang web : coquandieutravksndtc.gov.vn.
4. Bộ luật Tố tụng hình sự 2015.
5. Vũ Đăng Khoa, Kiểm sát viên, VKSNDTC, Thủ trưởng CQĐT VKSNDTC,
TCKS số 8/2017. Bài viết “Tổ chức bộ máy, hoạt động của CQĐT VKSND

từ năm 2003 đến nay” Trích bài “Cơ quan điều tra VKSNDTC 55 năm xây
dựng và trưởng thành” .
6. TS. Nguyễn Hải Phong, Phó Viện trưởng thường trực VKSNDTC, TCKS
số 8/2017. Bài viết “Phương hương đổi mơi tổ chức và hoạt động của
Cơ quan điều tra VKSNDTC” Trích bài “Đổi mơi tổ chức, hoạt động của
CQĐT VKSNDTC đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mơi” .
7. Đại tá Mai Văn Minh, TCKS số 9, 2016: “Thẩm quyền điều tra của Cơ
quan điều tra Viện kiểm sát Quân sự Trung ương”
8. Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014.
9. Trường đại học Kiểm sát Hà Nội, Tập bài giảng lí luận chung về Vi ện
kiểm sát nhân dân

19


MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU............................................................................................................ 1
B. NỘI DUNG........................................................................................................ 1
I. Khái quát cơ quan điều tra Viện Kiểm Sát Nhân Dân........1
1. Khái niệm................................................................................................... 1
2. Nhiệm vụ, quyền hạn........................................................................2
II.

Các quy định về Điều tra viên Viện Kiểm Sát Nhân dân.
3

1. Định nghĩa:............................................................................................... 3
2. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Điều tra
viên:.................................................................................................................... 4
3. Tiêu chuẩn của Điều tra viên........................................................6

4. Hội đồng thi tuyển Điều tra viên Viện Kiểm sát Nhân
dân tối cao....................................................................................................... 9
5. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Điều tra viên cơ
quan điều tra Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao.........................9
III. Thực trạng hoạt động và kiến nghị giải pháp nâng cao
hiệu quả hoạt động điều tra của Viện Kiếm Sát Nhân Dân.
11
1. Các quy định mới về thẩm quyền, nhiệm vụ của Cơ
quan điều tra VKSNDTC........................................................................11
2. Thực tiễn hoạt động của cơ quan điều tra Viện kiểm
sát nhân dân tối cao từ năm 2010 đến nay...............................12
3. Kiến nghị, giải pháp nâng cao....................................................14
C. KẾT LUẬN..................................................................................................... 16
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................17

20



×