Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

các quy định về cách ghi nhãn và in cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá của một số quốc gia, từ đó phân tích các vấn đề pháp lý phát sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (302.93 KB, 17 trang )

A- Lời mở đầu
Thuốc lá có khả năng gây nghiện, vì vậy nó đã trở thành một sản phẩm phổ
biến rộng rãi và trở thành một ngành công nghiệp trên thế giới với lợi nhuận siêu
khủng. Tuy nhiên khói thuốc lá hết sức độc hại, nó không chỉ làm cho sức khỏe của
người hút bị giảm sút đáng kể, có nguy cơ mắc các bệnh về ung thư cao mà còn
khiến cho những người xung quanh hít phải khói thuốc cũng bị ảnh hưởng nghiêm
trọng. Chính vì sự lây lan của dịch bệnh thuốc lá là một vấn đề toàn cầu để lại
những hệ lụy tiêu cực đối với sức khỏe cộng đồng nên nhiều quốc gia trên thế giới
trong đó có Việt Nam đã có những quy định về việc ghi nhãn và in cảnh báo sức
khỏe trên bao bì thuốc lá để cảnh báo đến người tiêu dùng những tác hại mà nó
đem lại. Vì tính cấp thiết của để tài nên dưới đây xin được phân tích “các quy định
về cách ghi nhãn và in cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá của một số quốc
gia, từ đó phân tích các vấn đề pháp lý phát sinh và có những tư vấn pháp lý cho
công ty thuốc lá có thể chống lại các quy định đó”. Do đề tài nghiên cứu rất rộng
nên trong quá trình tìm hiểu nhóm không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong quý
thầy cô góp ý và bổ sung để bài nghiên cứu được hoàn thiện hơn. Chúng em xin
chân thành cảm ơn!
B- Nội dung
1. Một số khái niệm liên quan
Theo điểm f Điều 1 phần I Công ước khung về Kiểm soát Thuốc lá của Tổ
chức Y tế Thế giới (FCTC) thì "sản phẩm thuốc lá là sản phẩm được làm hoàn
toàn hoặc một phần bằng lá thuốc lá làm nguyên liệu được sản xuất để hút thuốc,
hút, nhai hoặc ngửi;”
Theo khoản 1 Điều 2 Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá 2012 của pháp
luật Việt Nam thì: “Thuốc lá là sản phẩm được sản xuất từ toàn bộ hoặc một phần

1


nguyên liệu thuốc lá, được chế biến dưới dạng thuốc lá điếu, xì gà, thuốc lá sợi,
thuốc lào hoặc các dạng khác”.


Nhãn hàng hóa là bản viết, bản in, bản vẽ, bản chụp của chữ, hình vẽ, hình ảnh
được án, in, đính, đúc, chạm, khắc trực tiếp trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của
hàng hóa hoặc trên các chất liệu khác được gắn trên hàng hóa, bao bì thương phẩm
của hàng hóa. Ghi nhãn hàng hóa là thể hiện nội dung cơ bản cơ bản, cần thiết, làm
căn cứ lựa chọn, tiêu thụ và sử dụng; để nhà sản xuất, kinh doanh, thông tin, quảng
bá cho hàng hóa của mình và để các cơ quan chức năng thực hiện việc kiểm tra,
kiểm soát.1
Bao bì của sản phẩm thuốc lá là bao cứng hoặc bao mềm bọc kín, chứa đựng và
tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm thuốc lá.2
Khoản 5 Điều 2 Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá 2012 của pháp luật
Việt Nam quy định: “Cảnh báo sức khoẻ là thông tin bằng chữ và hình ảnh mô tả
hoặc giải thích về ảnh hưởng có hại tới sức khỏe con người do việc sử dụng thuốc
lá.”
2. Sự cần thiết của việc ghi nhãn và in cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc
lá.
Việc quy định về ghi nhãn và in cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá là
thật sự cần thiết bởi một số lý do sau:
Thứ nhất, mục đích của việc này là nhằm tăng cường mức độ nhận thức về
tác hại của thuốc lá với sức khỏe không kể nhóm tuổi, giới tính, nơi sinh sống để
mọi người dân hiểu rằng sử dụng thuốc lá gây ra thương tật và tử vong và thay đổi
thái độ với hành vi hút thuốc, tăng các nỗ lực bỏ thuốc.
1 Khoản 2, khoản 3 Điều 3 Nghị định 43/2017/NĐ-CP về nhãn hàng hóa của Chính phủ
2 Khoản 3 Điều 2 Quyết định 02/2007/QĐ_BYT của Bộ Y tế về việc ban hành quy định về vệ sinh an toàn đối với sản
phẩm thuốc lá

2


Thứ hai, hiểu biết của người dân về tác hại của hút thuốc đối với sức khỏe
chưa đầy đủ, đặc biệt tại các nước nghèo và đang phát triển, do việc tiếp cận với

thông tin về mối nguy cơ này còn hạn chế nên việc in cảnh báo sức khỏe trên vỏ
bao thuốc có thể truyền tải thông điệp về tác hại của thuốc lá một cách liên tục đến
với từng người hút thuốc.
Thứ ba, quy định in cảnh báo sức khỏe bằng chữ và hình ảnh được coi là
một biện pháp phòng, chống tác hại của thuốc lá hiệu quả vì:
- Gây ấn tượng mạnh, giúp người dân hình dung rõ nhất về tác hại của thuốc
lá, đặc biệt là những hậu quả đối với sức khỏe, tính gây nghiện và nguy cơ chết
người từ việc sử dụng các sản phẩm thuốc lá.
- Đến ngay được với mọi đối tượng, kể cả những người văn hóa thấp hoặc
không biết chữ cũng được tiếp cận thông tin đầy đủ về các nguy cơ sức khỏe của
sản phẩm tiêu dùng giúp cho việc cai thuốc hoặc hút bớt đi, ngăn ngừa người
không hút thuốc, đặc biệt là thanh thiếu niên sẽ không bắt đầu hút thuốc do nhận
biết được việc hút thuốc không làm họ hấp dẫn hơn mà chỉ làm cho họ có thêm
bệnh tật và chết sớm.
- Là biện pháp truyền thông hiệu quả rất lớn và tiết kiệm chi phí cho Nhà
nước vì chi phí cho việc in ấn cũng chỉ chiếm một phần rất nhỏ, không hề tốn kém
và do người tiêu dùng chi trả thông qua giá thuốc lá và các doanh nghiệp đủ điều
kiện kỹ thuật để thực hiện.
3. Quy định về ghi nhãn và in cảnh báo sức khỏe đối với bao bì thuốc lá
của một số quốc gia
3.1.

Quy định về ghi nhãn và in cảnh báo sức khỏe đối với bao bì
thuốc lá của Việt Nam

3


Quy định về ghi nhãn và in cảnh báo sức khỏe đối với bao bì thuốc lá ở Việt
Nam được quy định tại Điều 15 Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá 2012 và

được hướng dẫn tại Điều 3 Thông tư liên tịch 05/2013/TTLT-BYT-BCT, cụ thể:
“1. Việc ghi nhãn trên bao bì thuốc lá phải được thực hiện theo đúng quy định tại
Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá, các quy định của pháp luật về nhãn hàng
hóa và các quy định của Thông tư liên tịch này.
2. Nhãn thuốc lá phải thể hiện các nội dung sau:
a) Tên hàng hoá;
b) Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hoá;
c) Xuất xứ hàng hoá (đối với thuốc lá nhập khẩu);
d) Định lượng của hàng hóa;
đ) Cảnh báo sức khỏe;
e) Dán tem hoặc in mã số, mã vạch.
g) Ngày sản xuất; ngày hết hạn sử dụng.
3. Nhãn thuốc lá phải được ghi bằng tiếng Việt, không được sử dụng các hình thức
hoặc từ ngữ tạo cho người tiêu dùng hiểu sai về tính chất, tác động của thuốc lá
đối với sức khỏe như: ít hắc ín (low tar), nhẹ (light), siêu nhẹ (ultra light), dịu êm
(mild) hoặc các từ, cụm từ khác có nghĩa hoặc cách hiểu tương tự làm cho người
tiêu dùng hiểu sản phẩm thuốc lá này ít có ảnh hưởng tới sức khỏe hơn sản phẩm
thuốc lá khác, trừ trường hợp các từ, cụm từ trên là một phần của nhãn hiệu thuốc
lá đã được đăng ký và bảo hộ sở hữu trí tuệ tại Việt Nam trước ngày Luật Phòng,
chống tác hại của thuốc lá có hiệu lực.”

4


Điều 15 của Luật phòng chống tác hại thuốc lá 2012 quy định rằng thuốc lá
được sản xuất, nhập khẩu để tiêu thụ tại Việt Nam phải ghi nhãn, in cảnh báo sức
khỏe trên bao bì thuốc lá. Việc ghi nhãn đối với thuốc lá được sản xuất, nhập khẩu
để tiêu thụ tại Việt Nam phải được thực hiện bằng tiếng Việt, theo đúng quy định
của pháp luật về nhãn hàng hoá và bảo đảm các yêu cầu như: In cảnh báo sức khỏe
bằng chữ và hình ảnh bảo đảm rõ ràng, dễ nhìn, dễ hiểu; Dán tem hoặc in mã số,

mã vạch; ghi ngày sản xuất, ngày hết hạn sử dụng; Ghi rõ số lượng điếu đối với
bao thuốc lá dạng điếu hoặc trọng lượng đối với các loại thuốc lá khác; Không
được sử dụng từ, cụm từ làm người đọc, người sử dụng hiểu thuốc lá là ít có hại
hoặc hiểu sai về tác hại của thuốc lá và khói thuốc lá đối với sức khoẻ con người.
Thêm vào đó, nội dung cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá phải mô tả cụ
thể tác hại của việc sử dụng thuốc lá đối với sức khỏe và thông điệp thích hợp
khác, phải được thay đổi định kỳ hai năm/lần. Diện tích in cảnh báo sức khỏe phải
chiếm ít nhất 50% diện tích của mỗi mặt chính trước và mặt chính sau trên bao, tút,
hộp thuốc lá.
Yêu cầu về cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá được quy định tại Điều 4
Thông tư liên tịch số 05/2013/TTLT-BYT-BCT hướng dẫn việc ghi nhãn, in cảnh
báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá như sau:
+ Về mẫu cảnh báo sức khỏe: Thuốc lá được sản xuất, nhập khẩu để tiêu thụ tại
Việt Nam phải in cảnh báo sức khoẻ trên bao bì theo mẫu quy định tại Phụ lục ban
hành kèm theo Thông tư liên tịch này. Cảnh báo sức khỏe phải bảo đảm được in rõ
nét và dễ nhìn.
+ Về vị trí in cảnh báo sức khỏe: Cảnh báo sức khỏe phải được in trên mặt chính
trước và mặt chính sau của bao bì thuốc lá và phải bảo đảm không bị che lấp hoặc
che mờ bởi bất kỳ vật liệu, hình ảnh, thông tin nào khác, trừ việc dán tem thuốc lá
5


theo quy định của pháp luật. Trường hợp thuốc lá có nhiều bao bì thì cảnh báo sức
khỏe phải được in trên tất cả bao bì theo quy định tại Thông tư liên tịch này.
Trường hợp bao bì thuốc lá có sử dụng bao bọc ngoài thì bao bọc ngoài phải trong
suốt, không màu và không làm che lấp cảnh báo sức khỏe, trừ trường hợp bao bọc
ngoài có in logo chống hàng giả, hàng nhái của doanh nghiệp đã được đăng ký và
bảo hộ sở hữu trí tuệ tại Việt Nam trước ngày Thông tư liên tịch này được ban
hành. Cảnh báo sức khoẻ phải được in song song sát với rìa trên của bao bì thuốc
lá.

+ Diện tích in cảnh báo sức khỏe: Cảnh báo sức khỏe phải được in từ 4 màu cơ bản
trở lên, độ phân giải khi in không được dưới 300DPI (dot per inch).
+ Sử dụng luân phiên các mẫu cảnh báo sức khỏe: Mỗi loại sản phẩm thuốc lá của
một nhãn hiệu thuốc lá phải in trên bao bì thuốc lá một trong 06 mẫu cảnh báo sức
khỏe quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này. Các loại sản
phẩm thuốc lá của một nhãn hiệu thuốc lá, các nhãn hiệu thuốc lá khác nhau của
một nhà sản xuất phải in các mẫu cảnh báo sức khỏe khác nhau. Trường hợp một
nhãn hiệu thuốc lá có trên 06 loại sản phẩm, một nhà sản xuất có trên 06 nhãn hiệu
thuốc lá thì phải in đồng thời đủ 06 mẫu cảnh báo sức khỏe. Mẫu cảnh báo sức
khỏe của mỗi loại sản phẩm thuốc lá phải được thay đổi định kỳ 02 năm một lần.
3.2.

Quy định về ghi nhãn và in cảnh báo sức khỏe đối với bao bì
thuốc lá của Úc

Nhiều quốc gia trên thế giới đang triển khai cảnh báo sức khỏe hình ảnh trên
bao thuốc lá, theo một báo cáo được công bố bởi Hiệp hội Ung thư Canada: Úc
được xếp hạng đầu tiên trong báo cáo, hiện có cảnh báo lớn nhất thế giới với
82,5% của gói trước và sau (75% trước, 90% sau) vượt Uruguay, người giữ trước
danh hiệu này. Úc cũng đã thực hiện bao bì đơn giản để cấm màu sắc của công ty
6


thuốc lá, biểu trưng và các yếu tố thiết kế trên phần thương hiệu của gói và để
chuẩn hóa hình dạng và định dạng của gói.
Quy định về cách ghi nhãn và in cảnh báo sức khỏe được quy định trong
Tiêu chuẩn cạnh tranh và tiêu dùng thuốc lá năm 2011 của Úc (competition and
consumer (tobacco) information standard 2011).
Mục 9.14 thuộc Devision 4 Tiêu chuẩn cạnh tranh và tiêu dùng thuốc lá
2011 của Úc quy định mặt ngoài của bao bì bán lẻ ngang chung như sau:

“(1) Một tuyên bố cảnh báo và đồ họa phải bao gồm ít nhất 75% tổng diện tích
trên mặt ngoài phía trước của bao bì bán lẻ sau:
(a) một thùng thuốc lá ngang;
(b) bao bì bán lẻ ngang cho xì gà (trừ ống xì gà);
(c) một túi ngang;
(d) bất kỳ bao bì bán lẻ ngang nào khác không được xử lý trong một phần khác
của Phân ngành này.
(2) Tuy nhiên, nếu:
(a) bao bì bán lẻ là bao bì bán lẻ ngang đối với xì gà (trừ ống xì gà); và
(b) diện tích mặt ngoài phía trước ít nhất là 250 cm2 ;
Tuyên bố cảnh báo và đồ họa phải bao gồm ít nhất 188 cm2”.
Tuyên bố đồ họa và cảnh báo phải được hiển thị bằng một trong các bố cục
sau:

7


Đồ họa

Đồ họa

Cảnh báo

Cảnh
báo

Cũng theo mục 9.24 thuộc Devision 4 của Tiêu chuẩn cạnh tranh và tiêu
dùng thuốc lá 2011 của Úc quy định mặt sau của bao bì bán lẻ cho xì gà (trừ ống xì
gà) và bao bì bán lẻ tổng hợp khác thì một tuyên bố cảnh báo và một thông điệp
giải thích trên bề mặt bên ngoài phía sau phải bao gồm ít nhất 75% tổng diện tích

đối với bao bì bán lẻ cho xì gà (trừ ống xì gà); hoặc là bao bì bán lẻ không được xử
lý trong một phần khác của Phân ngành này; Tuy nhiên, nếu bao bì bán lẻ là bao bì
bán lẻ cho xì gà (trừ ống xì gà); và diện tích mặt ngoài phía sau ít nhất là 250
cm2 thì tuyên bố cảnh báo và thông báo giải thích phải bao gồm ít nhất 188 cm2.
Tuyên bố cảnh báo và thông báo giải thích phải được hiển thị trên bao bì bán
lẻ dọc sử dụng bố cục này:
Cảnh báo
Thông

báo

giải thích

8


Tuyên bố cảnh báo và thông báo giải thích phải được hiển thị trên bao bì bán
lẻ ngang sử dụng bố cục này:
Cảnh

Thông

báo

báo

giải

thích


*Ví dụ cụ thể:
Mặt trước hộp thuốc lá shisha như sau:

- Phần thông tin: khi được yêu cầu phải chiếm ít nhất 50% bề mặt nhất định;
chữ đen trên nền vàng ; chữ phải đọc được với cỡ nhất định, chữ hoa và in đậm;
phải giống với lời cảnh báo về sức khỏe có ở mặt trước của hộp .

9


- Thương hiệu và loại: không quá cỡ tối đa, bằng chữ hoa nhất định; kiểu
chữ Lucida Sans; màu Pantone Cool Gray 2C; có thể chỉ xuất hiện một lần ở mỗi
mặt ngoài trước và sau, cùng chiều với và không nằm ở vị trí cao hơn lời cảnh báo
về sức khỏe.
- Quy cách và bề mặt hộp: mặt ngoài màu Pantone 448C (màu nâu đậm xám
xịt); mặt trong màu trắng, hay màu của vật liệu làm bao bì ở trạng thái tự nhiên; bề
mặt hơi sần; không trang trí gì hết.
- Số lượng: không lớn hơn cỡ cần thiết; kiểu chữ Lucida Sans ; màu Pantone
Cool Gray 2C; có thể xuất hiện trên không quá 2 mặt.
- Hình và lời cảnh báo: chiếm ít nhất 75% của mặt trước; phủ đến cạnh trên
và cạnh hông; dính liền nhau; kiểu chữ Helvetica.
Còn mặt sau hộp thuốc lá shisha như sau:

Từ hình ảnh trên chúng ta có thể thấy:
10


- Thương hiệu và loại: không quá cỡ tối đa, bằng chữ hoa nhất định; kiểu
chữ Lucida Sans; màu Pantone Cool Gray 2C
- Quy định cỡ tối thiểu: kích thước bao bì lớn nhất phải ít nhất 85mm; kích

thước bao bì lớn nhất thứ nhì phải ít nhất 55mm.
- Số lượng: không lớn hơn cỡ cần thiết; kiểu chữ Lucida Sans; màu Pantone
Cool Gray 2C; có thể xuất hiện trên không quá 2 bề mặt.
- Lời cảnh báo và giải thích: chiếm ít nhất 75% mặt sau; phủ đến cạnh trên
và cạnh hông; dính liền nhau; kiểu chữ Helvetica; cảnh báo sức khỏe giống như ở
mặt trước của hộp.
4. Vấn đề nảy sinh trong quy định về cách ghi nhãn và in cảnh báo sức
khỏe của pháp luật Việt Nam
Một là, về hình ảnh trên vỏ bao: Theo quy định, trên mỗi vỏ bao thuốc lá,
các doanh nghiệp sản xuất thuốc lá phải in hình ảnh cảnh báo các nguy hại đến sức
khỏe với diện tích tối thiểu 50% bề mặt trước và sau của bao thuốc lá. Hình ảnh
cảnh báo sức khỏe phải được in rõ nét và dễ nhìn. Mỗi loại sản phẩm thuốc lá của
một nhãn hiệu thuốc lá phải in trên bao bì 1 trong 6 mẫu cảnh báo sức khỏe theo
quy định. Các nhãn hiệu thuốc lá khác nhau của một nhà sản xuất phải in các mẫu
cảnh báo sức khỏe khác nhau… Tuy nhiên, theo hướng dẫn của Thông tư ban hành,
một số mẫu (dạng đĩa) gửi kèm Thông tư có các chỉ số về kích cỡ trên bao bì thuốc
lá là rất khó thực hiện hoặc nếu thực hiện được thì mẫu mã bao bì sẽ rất xấu. Một
số mẫu bao thuốc lá có phần khung màu đen để in chữ có chiều cao 9mm, phần
chữ in chiếm 2 dòng, sử dụng font chữ “Arial”, cỡ chữ 4,5 mm (được hiểu là chưa
bao gồm dấu). Thực tế, hai dòng chữ này đã có chiều cao 9mm (chưa kể dấu,
khoảng cách giữa các dòng), dẫn đến khi thiết kế nội dung, chữ sẽ tràn ra khỏi
khung màu đen định sẵn. Hơn nữa, hình ảnh có độ phân giải rất thấp và không thỏa
11


mãn những yêu cầu về chuẩn kỹ thuật in chuyên nghiệp trên các bao bì sản phẩm
thuốc lá.

12



Hai là, đối với sản phẩm xì gà: Từ trước đến nay, thực hiện Nghị định số
43/2017/NĐ-CP về nhãn hàng hóa của Chính phủ về nhãn hàng hóa và Quyết định
số 02/2007/QĐ-BYT ngày 15/01/2007 của Bộ Y tế về việc ban hành Quy định về
vệ sinh an toàn đối với sản phẩm thuốc lá, các doanh nghiệp sản xuất thuốc lá đã
và đang thực hiện dán nhãn phụ (dán sticker) lên vỏ bao bì xì gà tuân thủ những
nội dung bắt buộc về ghi nhãn hàng hóa, cảnh báo sức khỏe. Xì gà là sản phẩm
nhập khẩu chủ yếu với chất liệu bao bì đóng gói rất đa dạng (gồm giấy bìa, gỗ,
thiếc,…), nên việc in trực tiếp các quy định ghi nhãn, in cảnh báo sức khỏe trên
bao bì xì gà là rất khó thực hiện.
Thứ ba, về hạn sử dụng: Mặc dù Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá quy
định ghi hạn sử dụng trên nhãn bao bì thuốc lá, song không giống như nhiều loại
sản phẩm khác, sản phẩm thuốc lá điếu không có thời hạn sử dụng cố định mà tùy
thuộc vào điều kiện bảo quản. Thuốc lá điếu rất nhạy cảm với môi trường (nhiệt
13


độ, độ ẩm), nếu môi trường bảo quản tốt, hạn sử dụng sẽ dài, nếu môi trường bảo
quản không tốt, hạn sử dụng sẽ ngắn. Mặt khác, theo Thông lệ quốc tế cũng quy
định không ghi hạn sử dụng đối với thuốc lá điếu. Nếu ghi hạn sử dụng trên nhãn,
có thể dẫn đến trường hợp doanh nghiệp phải hủy lượng sản phẩm còn tốt nhưng
đã quá thời hạn sử dụng, gây lãng phí hoặc cũng có thể xảy ra trường hợp, người
tiêu dùng sử dụng thuốc điếu kém chất lượng tuy còn hạn sử dụng.
5. Đưa ra các tư vấn pháp lý giúp cho công ty thuốc lá chống lại những
quy định về ghi nhãn và in cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá.
Thứ nhất, đặt tem đè lên che bớt hình cảnh báo sức khỏe
Khoản 2 Điều 4 Thông tư liên tịch hướng dẫn việc ghi nhãn, in cảnh báo sức
khỏe trên bao bì thuốc lá quy định:
“ Cảnh báo sức khỏe phải được in trên mặt chính trước và mặt chính sau
của bao bì thuốc lá và phải bảo đảm không bị che lấp hoặc che mờ bởi bất kỳ vật

liệu, hình ảnh, thông tin nào khác, trừ việc dán tem thuốc lá theo quy định của
pháp luật.”
Như vậy, về việc in hình cảnh báo sức khỏe, các công ty vẫn in theo đúng
quy định của pháp luật theo đó in trên cả mặt chính trước và mặt chính sau của bao
bì thuốc lá và không bị che lấp, che mờ bởi bất cứ thứu gì khác ngoài việc dán tem
thuốc lá. Mặt khác, các công ty thuốc lá có thể vin vào “trừ việc dán tem thuốc lá
theo quy định của pháp luật” mà cho đặt phần tem đè lên hình cảnh báo sức khỏe
để che bớt, giảm sự thu hút qua nhiều của người tiêu dùng vào hình cảnh báo sức
khỏe. Làm như thế vừa không trái với quy định của pháp luật vừa giảm được sự
hiệu quả của hình in cảnh báo sức khỏe.

14


Thứ hai, in một hình minh họa cho sự sảng khoái khi dùng thuốc lá với màu
săc bắt mắt hơn hình cảnh báo sức khỏe ở phía dưới; sản xuất các vỏ bao thuốc có
thể phát sáng vào ban đêm sử dụng từ ngữ đề cao chất lượng.
Khoản 3 Điều 3 Thông tư liên tịch hướng dẫn việc ghi nhãn, in cảnh báo sức
khỏe trên bao bì thuốc lá quy định: “Nhãn thuốc lá phải được ghi bằng tiếng Việt,
không được sử dụng các hình thức hoặc từ ngữ tạo cho người tiêu dùng hiểu sai về
tính chất, tác động của thuốc lá đối với sức khỏe như: ít hắc ín (low tar), nhẹ
(light), siêu nhẹ (ultra light), dịu êm (mild) hoặc các từ, cụm từ khác có nghĩa hoặc
cách hiểu tương tự làm cho người tiêu dùng hiểu sản phẩm thuốc lá này ít có ảnh
hưởng tới sức khỏe hơn sản phẩm thuốc lá khác, trừ trường hợp các từ, cụm từ
trên là một phần của nhãn hiệu thuốc lá đã được đăng ký và bảo hộ sở hữu trí tuệ
tại Việt Nam trước ngày Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá có hiệu lực.”
Theo đó, tuy quy định này cấm không được sử dụng các hình thức hoặc từ
ngữ tạo cho người tiêu dùng hiểu sai về tính chất, tác động của thuốc lá đối với sức
khỏe. Tuy nhiên lại không quy định rõ về việc không được sử dụng những hình
thức nào. Do đó các công ty thuốc lá có thể sử dụng phương pháp in một hình ảnh

khác dưới hình cảnh báo sức khỏe, hình ảnh này thể hiện sự sảng khoái khi hút
thuốc, màu sắc nổi bật hơn hình cảnh báo sức khỏe. Mặt khác, có thể ghi thêm các
dòng chữ như “sản phẩm được phối trộn từ hương liệu cao cấp nhập ngoại”. Điều
đó không làm cho người tiêu dùng hiểu sai về tính chất, tác động của thuốc lá đối
với sức khỏe cũng như hiểu sản phẩm thuốc lá này ít có ảnh hưởng tới sức khỏe
hơn sản phẩm thuốc lá khác. Đồng thời lại thu hút người tiêu dùng hơn.
Thứ ba, thỏa thuận với các chủ cửa hàng bán thuốc lá về cách trưng bày
thuốc lá

15


Các công ty vẫn thực hiện việc ghi nhãn và in hình cảnh báo sưc khỏe đúng
theo quy định pháp luật. Tuy nhiên trong việc trưng bày, các công ty thuốc lá có
thể thỏa thuận và hướng dẫn các chủ cửa hàng về cách trưng bày thuốc lá, theo đó
khi trưng bày, thay vì để đứng bao thuốc, chủ cửa hàng đặt bao thuốc nằm ngang
và vì thế, từ phía ngoài chỉ nhìn thấy nhãn hiệu thuốc, không nhìn thấy các hình
ảnh cảnh báo sức khỏe. Nó có tác dụng giấu đi hình in cảnh báo sức khỏe đối với
người mua. Như thế người mua sẽ không để ý đến những hình ảnh cảnh báo sức
khỏe vì thế họ nghĩ rằng sẽ ít gây nguy hại cho sức khỏe và mua chúng.
C- Kết luận
Các quy định về ghi nhãn và in cảnh báo trên bao bì thuốc lá của các nước
mục đích chính là nhằm bảo vệ các thế hệ hiện tại và tương lai khỏi những hậu quả
tàn phá về sức khỏe, xã hội, môi trường và kinh tế do dùng thuốc lá và tiếp xúc với
khói thuốc, nhằm giảm liên tục và đáng kể tỷ lệ sử dụng thuốc lá và tiếp xúc với
khói thuốc. Điều này phản ánh mối quan tâm của cộng đồng quốc tế về những hậu
quả nghiêm trọng mà mặt hàng này mang lại. Tuy nhiên, các quy định này vẫn còn
nhiều “lỗ hổng”, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp kinh doanh thuốc lá và những kẻ
buôn lậu “lách luật” để kiếm lợi nhuận cho mình. Thiết nghĩ cần có những chế tài
xử phạt nghiêm khắc hơn và những quy định chặt chẽ, cụ thể hơn để không còn

tình trạng vi phạm nữa.

16


Danh mục tài liệu tham khảo
1.
2.
3.
4.

Công ước khung về Kiểm soát Thuốc lá của Tổ chức Y tế Thế giới (FCTC).
Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá năm 2012.
Nghị định 43/2017/NĐ-CP về nhãn hàng hóa của Chính phủ.
Quyết định 02/2007/QĐ_BYT của Bộ Y tế về việc ban hành quy định về vệ

sinh an toàn đối với sản phẩm thuốc lá.
5. Thông tư liên tịch 05/2013/TTLT-BYT-BCT hướng dẫn việc ghi nhãn, in
cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá.
6. Tiêu chuẩn cạnh tranh và tiêu dùng thuốc lá năm 2011 của Úc (competition
and consumer (tobacco) information standard 2011).

17



×