Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

vai trò của cơ quan công tố anh mỹ và so sánh với cơ quan công tố ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.31 KB, 19 trang )

A. MỞ ĐẦU
Cơ quan công tố là một trong những cơ quan độc lập, có vai trò quan trọng
trong mô hình tố tụng hình sự của Anh và Mỹ. Xuất phát từ quy định về pháp
luật, đặc thù về kinh tế, chính trị, tình hình xã hội mà ở Mỹ và Anh tuy cùng
thuộc hệ thống pháp luật Common Law nhưng về vị trí vai trò cũng như tổ chức
của cơ quan công tố ở hai quốc gia này có những đặc trưng và khác biệt nhất
định, và khác biệt với vị trí vai trò chức năng nhiệm vụ của cơ quan công tố Việt
Nam.
Để hiểu rõ hơn về vai trò của cơ quan công tố Anh, Mỹ trong tố tụng hình
sự. tôi xin đi sâu tìm hiểu về đề tài này.
B. NỘI DUNG
PHẦN 1: VAI TRÒ CƠ QUAN CÔNG TỐ MỸ TRONG TỐ TỤNG
HÌNH SỰ MỸ
I. Vị trí, chức năng của cơ quan công tố Mỹ và mối quan hệ với cơ quan
điều tra, Tòa án
1. Vị trí, chức năng của cơ quan công tố Mỹ
Cả chính quyền liên bang và chính quyền các bang đều có quyền truy tố tội
phạm, đều có hệ thống pháp luật, hệ thống toà án, công tố, cảnh sát riêng. Loại
tội cụ thể nào được truy tố theo luật của liên bang hoặc luật của các bang phụ
thuộc vào nhiều yếu tố, rất phức tạp. 1 Các cơ quan công tố được phân chia theo
cấp bang và liên bang. Ở cấp bang, do pháp luật mỗi bang khác nhau nên nhiệm
vụ và quyền hạn của Công tố viên ở từng bang cũng khác nhau. Tuy nhiên, cơ
quan công tố các cấp có nhiệm vụ chung là truy tố tội phạm ra trước Toà án.
Văn phòng công tố liên bang Hoa Kỳ được thành lập trên quy định của Luật
tư pháp từ năm 1789 trong đó quy định rõ: “mỗi quận phải có một người được
đào tạo luật để làm công tố viên cho hợp chủng quốc Hoa Kỳ tại quận đó. Công
tố viên này chịu trách nhiệm thực hiện việc công tố với tất cả người phạm tội”2.
1 Tạp chí Nghiên cứu pháp luật số 91, tháng 2/2007
2 Tập bài giảng Tư pháp hình sự so sánh , Trường đại học kiểm sát Hà Nội, tr 84

1




Cơ quan công tố Hoa kỳ thuộc hệ thống cơ quan hành pháp. Công tố viên là
thành viên nhóm hành pháp. Tất cả các công tố viên của Hoa Kỳ đều thuộc Bộ
tư pháp. Liên bang Hoa Kỳ chia thành 93 khu vực tư pháp hình sự. Mỗi khu vực
tư pháp hình sự có một văn phòng công tố liên bang để thực hiện việc truy tố tội
phạm hình sự trước tòa án liên bang thuộc khu vực tư pháp đó. Cùng với văn
phòng công tố liên bang đặt tại Bộ tư pháp, hệ thống công tố liên bang Mỹ gồm
93 văn phòng công tố liên bang đặt tại các khu vực tư pháp hình sự liên bang.
Đứng đầu cơ quan công tố liên bang Hoa Kỳ là Tổng chưởng lý liên bang
cũng đồng thời là người đứng đầu Bộ tư pháp Hoa Kỳ ( là một bộ cấp nội các
trong Chính phủ liên bang Hoa Kỳ).
2. Mối quan hệ giữa cơ quan công tố với cơ quan điều tra, Tòa án.
2.1. Mối quan hệ giữa cơ quan công tố và cơ quan điều tra.
Cơ quan công tố Hoa Kỳ thực hiện việc truy tố tội phạm liên bang do các cơ
quan điều tra của liên bang chuyển đến. Các điều tra viên liên bang có quyền
khởi xướng điều tra một vụ án hình sự dựa trên các quy định trong nội bộ cơ
quan mình. Không cần có sự phê chuẩn của trợ lý Chưởng lý, Công tố viên hoặc
các Chưởng lý liên bang đối với việc khởi tố một vụ án hình sự.
Trong quá trình điều tra: các trợ lý Chưởng lý, Công tố viên hoặc các
Chưởng lý liên bang không có quyền giám sát quá trình điều tra hoặc phê chuẩn
bất cứ văn bản nào trong quá trình điều tra. Họ cũng không có quyền giám sát
hoạt động của những người đứng đầu cơ quan điều tra FBI, DEA hoặc ATF ở cả
cấp Bộ tư pháp và tại các khu vực tư pháp hình sự liên bang. Các điêu tra viên
khi điều tra có toàn quyền thu thập tất cả các bằng chứng liên quan tới vụ án và
họ không chịu sự giám sát hoặc chỉ đạo nào từ phía các cơ quan công tố hoặc
các Công tố viên. Tuy nhiên, tất cả những tài liệu, hồ sơ bằng chứng mà họ thu
thập được không mặc nhiên được coi là chứng cứ tại Tòa. Các bằng chứng này
chỉ được coi là chứng cứ tại Tòa khi Công tố viên đưa ra tại phiên tòa và được
Tòa án công nhận là chứng cứ khi thấy phù hợp với Luật về chứng cứ của Hoa

Kỳ. Vì vậy, Công tố viên Hoa Kỳ thường đóng vai trò như luật sư tư vấn cho cơ
2


quan cảnh sát trong việc xác định phương hướng điều tra, thu thập chứng cứ
theo đúng pháp luật…để đảm bảo việc sử dụng hiệu quả chứng cứ tại Tòa.
Chính vì thủ tục này mà cơ quan điều tra Hoa kỳ có một vị trí tương đối độc
lập và không bị giám sát chặt chẽ bởi cơ quan công tố trong quá trình điều tra,
Tuy nhiên, việc quyết định chứng cứ nào sẽ được sử dụng tại Tòa án và thẩm
quyền đưa chứng cứ ra trước Tòa án là một cơ chế hết sức điển hình thể hiện
nguyên tắc kiểm sát quyền lực giữa các cơ quan, một nguyên tắc được qui định
trong Hiến pháp Mỹ.
Ngoài ra, cơ quan công tố Hoa kỳ còn có một đặc quyền là “tùy nghi truy
tố”. Quyền này được hiểu là kể cả trong trường hợp vụ án đã có đầy đủ chứng
cứ nhưng Công tố viên vẫn có thể không truy tố tội phạm, đình chỉ vụ án vì lợi
ích công cộng. Đây là một đặc quyền duy nhất chỉ có cơ quan công tố mới có.3
2.2. Mối quan hệ giữa cơ quan công tố và Tòa án.
Về mối quan hệ giữa cơ quan công tố và Tòa án, có một nguyên tắc cơ bản
đã được ghi nhận trong Hiến pháp Hoa kỳ hơn 200 năm qua chi phối mối quan
hệ giữa 2 cơ quan này, đó là nguyên tắc độc lập xét xử của Tòa án. Theo đó,
không có một thiết chế nào, một cơ quan nào, trong đó có cả cơ quan công tố, có
thẩm quyền giám sát hoạt động của Tòa án. Tòa án xét xử độc lập và chỉ tuân
theo pháp luật.
Các phiên tòa hình sự ở Mỹ được tổ chức theo nguyên tắc tranh tụng. Theo
đó, Công tố viên và luật sư bảo vệ quyền và lợi ích cho bị cáo sẽ tranh luận, đưa
ra bằng chứng, thẩm tra nhân chứng tại Tòa. Bồi thẩm đoàn sẽ quyết định người
đó có tội hay không có tội trên cơ sở chứng cứ và những luật giải của các bên.
Thẩm phán sẽ quyết định hình phạt hay tuyên vô tội dựa trên quyết định của Bồi
thẩm đoàn và sẽ phải chịu trách nhiệm và quyết định đó trước pháp luật. Với
một mô hình như vậy, có thể thấy cơ quan công tố không thực hiên bất kỳ sự

giám sát nào đối với hoạt động của Tòa án4.
3 Tập bài giảng Tư pháp hình sự so sánh , Trường đại học kiểm sát Hà Nội, tr 850
4 Tập bài giảng Tư pháp hình sự so sánh , Trường đại học kiểm sát Hà Nội, tr 84

3


II. Vai trò của cơ quan công tố Mỹ thể hiện qua các giai đoạn tố tụng
hình sự
1. Giai đoạn tiền xét xử
Trình tự, thủ tục tố tụng một vụ án hình sự ở Hoa Kỳ chia thành 11 bước
trong đó có 07 bước tiến hành ở giai đoạn tiền xét xử trước khi mở phiên tòa:
Trong giai đoạn điều tra, người thực hiện nhiệm vụ điều tra chính là điều tra
viên với sự tư vấn pháp lý của công tố viên. Việc điều tra sẽ tập trung vào 2
nhiệm vụ chính: xác định có hành vi phạm tội xảy ra hay không và xác định
danh tính của người đã thực hiện hành vi phạm tội.
Hoạt động điều tra đầy đủ sẽ được kết thúc bằng: Một báo cáo từ chối nếu
không có đủ cơ sở để cho rằng đã có hành vi phạm tội và báo cáo này phải được
công tố viên xem xét, đồng ý. Một báo cáo truy tố khi nhân viên điều tra FBI
cho rằng có đủ căn có về hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội và
đã được chuyển giao cho giám sát viên điều tra để được chuyển tới cho công tố
viên phục vụ việc truy tố.
Buộc tội: Sau khi công tố viên nhận hồ sơ và nghiên cứu toàn bộ vụ án, công
tố viên sẽ phải quyết định có buộc tội nghi phạm không? Nếu quyết định buộc
tội nghi phạm, công tố viên sẽ phải ban hành bản cáo trạng. Cáo trạng sẽ phải có
đủ thông tin để người bị tình nghi biết được là mình bị buộc tội gì. Đồng thời
với việc buộc tội, công tố viên sẽ phải quyết định có đưa vụ án ra trước đại bồi
thẩm đoàn hay không
Bồi thẩm đoàn thường gồm 23 công dân được lựa chọn với thời gian hoạt
động là 18 tháng. Hoạt động của bồi thẩm đoàn thường đặt dưới sự kiểm soát

của công tố viên có nghĩa là Công tố viên là người quyết định các vụ án và nhân
chứng mà bồi thẩm đoàn nghe. Công tố viên có thẩm quyền ra lệnh triệu tập
thay mặt bồi thẩm đoàn để bắt buộc nhân chứng phải xuất hiện trước bồi thẩm
đoàn để khai báo hay cung cấp tài liệu, đồ vật. Khi nhân chứng khai báo trước
bồi thẩm đoàn, chỉ có công tố viên và một nhân viên tòa án có mặt tại phòng làm
viêc cùng với bồi thẩm đoàn. Điều tra viên không bao giờ được phép có mặt tại
4


phòng làm việc của bồi thẩm đoàn, trừ khi điều tra viên được mời đến với tư
cách là nhân chứng cho vụ án.
Đại bồi thẩm đoàn sau khi lắng nghe ý kiến của công tố viên và nhân chúng
sẽ bỏ phiếu kín để xác định có đủ bằng chứng cho việc buộc tội.
Trong ngày bị bắt/bị buộc tội hoặc sau đó một ngày, nghi phạm sẽ được đưa
đến trình diện lần đầu tiên trước một thẩm phán tại Tòa án quận liên bang.
Để chuẩn bị cho phiên tòa, Công tố viên phải tiến hành rất nhiều việc trong
đó có các việc quan trọng như: nghiên cứu kĩ các tình tiết của vụ án; trò chuyện
với nhân chứng sẽ được triệu tập ra tòa; xem xét, đánh giá chứng cứ; dự kiến
những vấn đề sẽ nảy sinh tại Tòa và lập kế hoạch cho phiên tòa cũng như chuẩn
bị tranh tụng và lời buộc tội tại phiên tòa.
Một trong những thao tác quan trọng nhất của luật sư và công tố viên trong
giai đoạn này là trao đổi nhân chứng vụ án. Để tránh cho những điều bất thường
có thể xảy ra tại phiên tòa đồng thời để xác định nhân chứng nào sẽ được triệu
tập tại Tòa, thông thường trong giai đoạn này, công tố viên sẽ trao đối với từng
nhân chứng về những nội dung mà họ có thể trình bày tại Tòa.
Theo quy định của tố tụng hình sự Hoa Kì, công tố viên phải cung cấp cho
nghi phạm bản sao của những tài liệu, chứng cứ mà công tố viên dự kiến sẽ sử
dụng tại phiên tòa. Đây là nghĩa vụ của công tố viên và nếu công tố viên không
thực hiện nghĩa vụ này thì sẽ bị Tòa án phạt. Cùng với nghĩa vụ này, nếu trong
quá trình thu thập chứng cứ, công tố viên có những bằng chứng chứng minh

nghi phạm vô tội thì công tố viên có nghĩa vụ phải cung cấp bằng chứng đó cho
luật sư của nghi phạm. Nếu công tố viên không thực hiện nghĩa vụ này, phiên
tòa sẽ bị hủy và phải mở một phiên tòa khác.
-Tại phiên điều trần sơ bộ
Khi nghi phạm không nhận tội, vụ việc không được giải quyết bởi phiên tòa
mặc cả thú tội thì phiên điều trần sơ bộ sẽ được tiến hành. Công tố viên phải
cung cấp đủ bằng chứng để buộc tội nghi phạm. Đây là một thủ tục không bắt
buộc, nên nghi phạm có thể tham gia hoặc từ chối.
5


Phiên điều trần sơ bộ giống như một phiên tòa mini, tại đó công tố viên sẽ
triệu tập người làm chứng, trình chứng cứ và luật sư sẽ cùng hỏi nhân chứng,
kiểm tra chứng cứ.
- Kiến nghị trước phiên tòa
Ở bước cuối cùng công tố viên có thể thực hiện trước phiên tòa là đưa ra
những kiến nghị với Tòa án trước khi phiên tòa được tiến hành. Các kiến nghị
đó thường là:
Thứ nhất, kiến nghị hủy bỏ xét xử: là những kiến nghị yêu cầu thẩm phán
hủy bỏ việc xét xử trong trường hợp công tố viên cho rằng không có đủ chứng
cứ để kết tội hoặc không có đủ tình tiết của một vụ phạm tội.
Thứ hai, kiến nghị hủy bỏ chứng cứ: là những kiến nghị không coi một dữ
liệu thông tin thu thập được là chứng cứ theo nguyên tắc chứng cứ liên bang, ví
dụ nếu Điều tra viên cần tiến hành khám xét không có lý do chính đáng thì tất cả
những tài liệu, dấu vết… thu thập được trong quá trình khám xét đó sẽ không
được coi là chứng cứ.
Thứ ba, kiến nghị thay đổi địa điểm xét xử: là những kiến nghị thay đổi địa
điểm mở phiên tòa thường với mục đích bảo vệ quyền của nghi phạm.5
2. Giai đoạn xét xử
Sau một thời gian chuẩn bị, phiên tòa sẽ được mở. Tại phiên tòa, công tố

viên sẽ triệu tập nhân chứng, trình diện chứng cứ để chứng minh với bồi thẩm
đoàn nghi phạm là người đã thực hiện hành vi phạm tội.
Một công việc mà công tố viên phải thực hiện trước phiên tòa là lựa chọn
bồi thẩm đoàn cho vụ án. Khi lựa chọn bồi thẩm đoàn, công tố viên không được
tạo ra bất kỳ sự phân biệt, đối xử nào, ví dụ như thẩm phán sẽ không cho phép
họ chỉ lựa chọn bồi thẩm là nam hoặc nữ. Một bồi thẩm đoàn phải có đủ đại diện
về giới tính, tôn giáo, tầng lớp, độ tuổi…
Tại phiên tòa, công tố viên và luật sư được phép trình bày ngắn gọn về nội
dung vụ án. Vì ngắn gọn nên phần trình bày này giống như là một phần tóm tắt
5 Tập bài giảng Tư pháp hình sự so sánh, Trường đại học kiểm sát Hà Nội

6


và thường không đề cập đến nhân chứng hoặc chứng cứ. Công tố viên sẽ là
người trình bày phần tóm tắt trước vì đây là đại diện cho chính phủ liên bang
thực hiện việc chứng minh người bị tình nghi đã thực hiện tội phạm.
Sau khi kết thúc phần mở đầu, công tố viên bắt đầu phần thẩm tra nhân
chứng đầu tiên nhằm chứng minh hành vi phạm tội. Việc thẩm tra này có thể kéo
dài trong vài phút hoặc trong một vài ngày. Trong quá trình thẩm vấn, công tố
viên có thể đưa ra những chứng cứ như vũ khí hoặc bất kỳ chứng cứ nào thu
được từ hiện trường vụ án.
Sau khi luật sư thẩm vấn chéo nhân chứng, công tố viên sẽ hỏi nhân chứng
những câu hỏi cuối cùng để làm rõ những điểm còn nghi ngờ cho bồi thẩm đoàn.
Thủ tục này gọi là thủ tục thẩm vấn đổi hướng. Trong suốt quá trình thẩm vấn
hoặc thẩm vấn chéo công tố viên có thể đưa ra phản đối với một câu hỏi hoặc
một bằng chứng.
Khi quá trình thẩm vấn, thẩm vấn chéo, thẩm vấn đổi hướng tất cả các nhân
chứng kết thúc, công tố viên sẽ kết thúc phần nhiệm vụ của mình. Sau khi công
tố viên đã kết thúc phần nhiệm vụ của mình, không còn nhân chứng nào được

đưa ra trình diện với tư cách là nhân chứng cho chính quyền.
Công tố viên có trách nhiệm chứng minh bị cáo phạm tội trong bản cáo
trạng.
Như vậy, các phiên tòa hình sự ở Mỹ được tổ chức theo nguyên tắc tranh
tụng. Theo đó, công tố viên và luật sư bảo vệ quyền lợi cho bị cáo sẽ tranh luận,
đưa ra bằng chứng, thẩm tra nhân chứng tại Tòa, vị trí của công tố viên và luật
sư là bình đẳng trước Tòa. Bồi thẩm sẽ quyết định người đó có tội hay không có
tội trên cơ sở chứng cứ và những luận giải của các bên. Thẩm phán sẽ quyết
định hình phạt hay tuyên vô tội dựa trên quyết định của bồi thẩm đoàn là người
đó có tội hay không có và sẽ phải chịu trách nhiệm về quyết định đó trước pháp
luật. Nếu được tuyên vô tội, bị cáo sẽ được trả tự do ngay tại phiên Tòa và cơ
quan công tố không được quyền kháng nghị phúc thẩm bản án đã tuyên bị cáo
vô tội, mà chỉ có quyền lưu ý Tòa án về chứng cứ, tài liệu có thể chứng minh
7


được sự phạm tội của bị cáo và những thông tin gây nghi ngờ về tính đúng đắn ở
bản án. Với một mô hình như vậy, có thể thấy rằng cơ quan công tố không thực
hiện bất kỳ sự giám sát nào đối với hoạt động của Tòa án.6
PHẦN 2: VAI TRÒ CỦA CƠ QUAN CÔNG TỐ ANH TRONG TỐ
TỤNG HÌNH SỰ ANH
I. Vị trí, chức năng của cơ quan công tố Anh và mối quan hệ với cơ
quan điều tra, Tòa án
1. Vị trí, chức năng của cơ quan công tố Anh.
Công tố Hoàng gia Anh là cơ quan độc lập, thuộc nhánh hành pháp, thực
hiện chức năng truy tố tội phạm.
Đối với các quốc gia theo truyền thống án lệ như Anh, Mỹ, cơ quan công tố
chỉ thực hiện chức năng truy tố tội phạm. Hoạt động điều tra tội phạm hoàn toàn
do cảnh sát đảm nhiệm, cơ quan công tố không chỉ đạo điều tra. Trên cơ sở kết
quả điều tra của Cảnh sát chuyển đến, cơ quan công tố quyết định truy tố hay

không truy tố. Trường hợp nếu không đủ chứng cứ thì trả lại Cơ quan điều tra,
yêu cầu Cơ quan điều tra cung cấp thêm hồ sơ hoặc đình chỉ vụ án. Trong việc
áp dụng các biện pháp ngăn chặn như bắt, tạm giữ, tạm giam, Điều tra viên sẽ
phải đề xuất với Công tố viên để Công tố viên đề nghị Toà án quyết định. Nếu
thấy không có cơ sở, Công tố viên có thể từ chối đề nghị của cảnh sát về việc bắt
hay tạm giam.
2. Mối quan hệ giữa cơ quan công tố và cơ quan điều tra, Tòa án
2.1. Mối quan hệ giữa cơ quan công tố và cơ quan điều tra
Trong giai đoạn điều tra, hầu hết các vụ việc hình sự đều do cảnh sát đảm
trách. Cơ quan Công tố Hoàng gia không có quyền kiểm tra công tác quản lý nội
bộ của cảnh sát cũng như không được can thiệp vào cách thức thực hiện chức
năng của họ. Cơ quan công tố Anh chỉ làm chức năng tư vấn, cơ quan này không
có quyền chỉ đạo việc điều tra của cảnh sát và cũng không có quyền chỉ thị cho
cảnh sát về thu thập chứng cứ. Cơ quan công tố chỉ có quyền hướng dẫn cho các
6 Tập bài giảng Tư pháp hình sự so sánh, Trường đại học kiểm sát Hà Nội
8


cảnh sát về các vấn đề pháp lý trong điều tra như tính liên quan, giá trị chứng
minh của chứng cứ và khả năng có thể chấp nhận được của chứng cứ đó được
thu thập. Ngoài ra cảnh sát có thể yêu cầu Công tố viên chỉ dẫn các vấn đề pháp
luật liên quan đến việc điều tra.
Nếu cảnh sát quyết định việc buộc tội, họ phải chuyển toàn bộ hồ sơ cho cơ
quan công tố. Tại đây, Công tố viên sẽ xem xét vụ án để quyết định có tiếp tục
truy tố hay đình chỉ. Sự tham gia của cơ quan công tố vào quá trình điều tra là
khá mờ nhạt và gần như chỉ là cầu nối giữa cơ quan điều tra và Tòa án.
2.2. Mối quan hệ giữa cơ quan công tố và Tòa án
Cơ quan công tố Hoàng gia Anh được chính thức thành lập và hoạt động vào
01/10/1986. Trong giai đoạn trước khi xét xử Cơ quan công tố Anh có vai trò
mờ nhạt. Chức năng chủ yếu là thực hiện hoạt động truy tố thông qua các nhiệm

vụ quyền hạn sau:
- Hướng dẫn Cảnh sát điều tra các vụ án. Để đảm hoạt động truy tố đạt được
hiệu quả, các chứng cứ thu thập được phù hượp với luật về chứng cứ, cơ quan
công tố sẽ tư vấn cho cơ quan cảnh sát về phương hướng điều tra, các chứng cứ
cần thu thập tuy nhiên cơ quan công tố không can thiệp vào cụ thể biện pháp
điều tra mà cảnh sát thưc hiện để đảm bảo tính độc lập.
- Xem xét lại các vụ án cảnh sát gửi để thực hiện việc truy tố
- Khi đã quyết định truy tố, cơ quan công tố chuẩn bị hồ sơ truy tố ra tòa và
trình bày bảo vệ cáo trạng tại phiên tòa.
Nhìn chung chức năng chính của cơ quan công tố hoàng gia Anh chủ yếu là
thực hiện việc truy tố, không can thiệp vào hoạt động điều tra của cảnh sát cũng
như đối với Tòa án. Do vậy, một lần nữa có thể khẳng định Cơ quan công tố
hoàng gia Anh có vai trò như cầu nối giữa cơ quan điều tra Anh và Tòa án Anh.

9


II. Vai trò của cơ quan công tố Mỹ thể hiện qua các giai đoạn tố tụng
hình sự
1. Giai đoạn tiền xét xử
Để thực hiện tốt chức năng truy tố tội phạm, cơ quan công tố Anh có các
nhiệm vụ, quyền hạn sau:
Một là hướng dẫn cảnh sát điều tra các vụ án. Ở Anh, việc khởi tố và điều tra
các vụ án hình sự thuộc thẩm quyền của các cơ quan cảnh sát. Tuy nhiên, quyền
quyết định có truy tố hay không lại thuộc về cơ quan công tố. Để thực hiện việc
truy tố có hiệu quả và các chứng cứ thu thập được phù hợp với luật về chứng cứ,
cơ quan công tố sẽ tư vấn cho cơ quan cảnh sát về phương hướng điều tra, các
chứng cứ cần thu thập. Mặc dù thực hiện chức năng hướng dẫn và tư vấn nhưng
Công tố viên không được can thiệp vào các biện pháp cụ thể của cảnh sát nhằm
bảo đảm tính độc lập trong điều tra của cơ quan cảnh sát.

Hai là xem xét lại các vụ án do cảnh sát gửi đến để thực hiện việc truy tố.
Sau khi cơ quan cảnh sát đã thực hiện việc điều tra, hồ sơ vụ án sẽ được chuyển
đến cơ quan công tố. Tại đây, Công tố viên sẽ xem xét vụ án để quyết định tiếp
tục truy tố hay đình chỉ.
Ba là khi đã quyết định truy tố, xác định các tội danh đưa ra Tòa. Tại thời
điểm này, cơ quan công tố quyết định có tiếp tục truy tố theo tội danh đã được
cơ quan cảnh sát khởi tố hay tội danh khác.
Bốn là chuẩn bị hồ sơ truy tố ra Tòa.
2. Giai đoạn xét xử
Trong giai đoạn xét xử cơ quan công tố Anh có những vai trò như sau:
Khi thực hành tố tụng tại phiên tòa, cơ quan công tố Hoàng gia phải thực
hiện quyền tự quyết của mình đối với các vấn đề như:
- Có khởi tố bị can hay không?
- Có tiếp tục tiến hành tố tụng hay không?
- Việc buộc tội đã đúng pháp luật chưa?

10


- Đưa ra yêu cầu về cách thức xét xử?
Công tố viên phải chịu trách nhiệm đối với việc thẩm tra chứng cứ cũng như
tiến hành tố tụng tại phiên tòa, tiến hành tố tụng theo nhiệm vụ của công tố viên.
Tuy nhiên công tố viên không ảnh hưởng trực tiếp đối với sự tuyên phạt của Tòa
án và không có nghĩa vụ pháp lý là đề nghị mức hình phạt đối với bị cáo, mà đó
là công việc của tòa án.
Ngoài ra công tố viên còn có vai trò trong việc trình bày cáo trạng và bảo
vệ cáo trạng tại phiên tòa.
PHẦN BA: SO SÁNH CƠ QUAN CÔNG TỐ Ở HOA KỲ- ANH VÀ
VIỆT NAM.
1. Về hệ thống cơ quan công tố.

Ở Hoa Kỳ: cả chính quyền liên bang và chính quyền các bang đều có quyền
truy tố tội phạm, đều có hệ thống pháp luật, hệ thống toà án, công tố, cảnh sát
riêng. Theo quy định của Luật Tư pháp 1789 quy định: “mỗi quận phải có một
ngừoi được đào tạo luật để làm công tố cho Hợp chủng quốc Hoa Kỳ tại quận
đó…”. Do vậy hệ thống cơ quan công tố ở Hoa Kỳ bao gồm cơ quan công tố của
các bang và cơ quan công tố của liên bang. Có 94 Viện Công tố quận ở Mỹ và
có 93 Chưởng lý liên bang. Hai hệ thống cơ quan Công tố liên bang và các tiểu
bang gần như độc lập tách rời nhau trong đó có sự phân định các lĩnh vực.
Ở Anh: Cơ quan công tố Anh là một cơ quan độc lập thuộc một nhánh hành
pháp được tổ chức theo địa giới hành chính và tương đương với hệ thống cơ
quan cảnh sát. Hệ thống cơ quan công tố bao gồm: cơ quan công tố Trung ương
(đặt văn phòng tại 3 thành phố London, York và Birmingham); cơ quan công tố
cấp vùng (có 42 văn phòng) và các văn phòng chi nhánh của cơ quan công tố
cấp vùng.
Ở Việt Nam, Viện kiểm sát nhân dân Việt Nam là một hệ thống độc lập và
được được tổ chức như sau: Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Viện kiểm sát nhân
dân cấp cao; Viện kiểm sát nhân dân tỉnh; Viện kiểm sát nhân dân huyện; Viện
kiểm sát quân sự các cấp.
11


2. Về chức năng
Ở Hoa Kỳ: Cơ quan công tố Hoa Kỳ bao gồm cả liên bang và các bang đều
thực hiện chức năng truy tố tội phạm. Tuy nhiên, loại tội cụ thể nào được truy tố
theo luật của liên bang hoặc luật của các bang phụ thuộc vào nhiều yếu tố, rất
phức tạp. Các quy định của luật pháp và thực tiễn áp dụng cho thấy, các tội
phạm do cơ quan liên bang truy tố thường là các tội phạm buôn bán, vận chuyển
ma tuý, tội phạm có tổ chức, tội phạm về tài chính và gian lận mức độ lớn,
những tội phạm xâm hại đến các quyền lợi liên bang như chống lại công chức
liên bang, lừa đảo, gian lận… nhằm vào liên bang. Thêm nữa, có một số loại chỉ

chính quyền liên bang mới có quyền truy tố, bao gồm các tội phạm trong lĩnh
vực hải quan, thuế liên bang, tội gián điệp, phản quốc. Chính quyền các bang
truy tố hầu hết các loại tội phạm nhằm vào cá nhân, như giết người và cố ý gây
thương tích, các tội xâm phạm sở hữu như cướp, trộm cắp. Nhìn chung, số vụ án
các bang xử lý lớn hơn rất nhiều so với con số của liên bang. Mặc dù các bang
có thẩm quyền lớn trong việc truy tố hầu hết các loại tội phạm nêu trên, nhưng
họ chỉ có thể điều tra và truy tố các tội phạm xảy ra trên địa bàn lãnh thổ của
bang. Thẩm quyền của liên bang thì mở rộng trên phạm vi toàn liên bang. Do
vậy, liên bang có khả năng tốt hơn khi điều tra và truy tố các tội phạm phức tạp,
xảy ra trên bình diện rộng.7
Ở Anh: Việc điều tra thuộc trách nhiệm của lực lượng cảnh sát. Trước khi
đưa vụ án ra truy tố, Viện công tố Anh chịu trách nhiệm việc thẩm định, đánh
giá chứng cứ một cách độc lập và toàn diện. Chức năng của cơ quan công tố
Anh chủ yếu là thực hiện chức năng truy tố tội phạm, sự tham gia của cơ quan
công tố vào quá trình điều tra là khá mờ nhạt, họ chỉ hướng dẫn cảnh sát điều tra
vụ án chứ không được can thiệp vào các biện pháp cụ thể của cảnh sát. Ở Anh,
Viện công tố chỉ có vai trò như là cầu nối giữa Cơ quan điều tra và Toà án. Cơ
quan công tố Anh cũng không tham gia vào quá trình giải quyết các vụ án dân

7 Tạp chí Nghiên cứu pháp luật số 91, tháng 2/2007

12


sự, trừ trường hợp đối với vụ án dân sự mà Chính phủ là bị đơn, khi đó cơ quan
công tố sẽ tham gia tố tụng với tư cách là luật sư công.
Ở Việt Nam:
Theo quy định tại Điều 2 Luật tổ chứcViện kiểm sát nhân dân 2014: Viện
kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp
theo quy định của Hiến pháp và pháp luật. Viện kiểm sát kiểm sát nhân dân tối

cao thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp, góp phần bảo
đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất. Các Viện kiểm
sát nhân dân địa phương thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư
pháp ở địa phương mình. Các Viện kiểm sát quân sự thực hành quyền công tố và
kiểm sát các hoạt động tư pháp theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, theo quy định của Điều 20 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân
2014 thì Cơ quan Điều tra của VKSNDTC và Viện kiểm sát quân sự trung ương
sẽ được tiến hành điều tra một số loại tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp, tội
phạm về tham nhũng, chức vụ xảy ra trong hoạt động tư pháp theo quy định của
luật mà người phạm tội là quân nhân, cán bộ, công chức thuộc Cơ quan điều tra,
Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan thi hành án, người có thẩm quyền tiến
hành hoạt động tư pháp.
3. Về vị trí
Ở Hoa Kì: trách nhiệm điều tra, truy tố tội phạm thuộc nhánh quyền lực
hành pháp. Tất cả các công tố viên của Hoa Kỳ đều thuộc Bộ Tư pháp dưới
quyền của Tổng chỉ huy của Bộ trưởng Bộ tư pháp.
Công tố Hoàng gia Anh là cơ quan độc lập, thuộc nhánh hành pháp, thực
hiện chức năng truy tố tội phạm.
Theo Điều 107 Hiến pháp 2013 và Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân quy
định: Viện kiểm sát nhân dân là Cơ quan thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt
động tư pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Toàn bộ hệ thống

13


Viện kiểm sát nhân dân, Viện kiểm sát quân sự các cấp đặt dưới sự quản lý, chỉ
đạo và điều hành của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
4. Về bổ nhiệm Công tố viên, Kiểm sát viên
Ở Hoa Kỳ:
Có 94 Tòa án quận ở Mỹ và có 93 Chưởng lý liên bang. Số lượng các

Chưởng lý và công tố viên liên bang ở mỗi quận phụ thuộc vào số lượng các vụ
việc ở mỗi quận (cả lĩnh vực hình sự và dân sự). Chẳng hạn, Văn phòng Chưởng
lý liên bang quận Nam NewYork (Manhattan) có đội ngũ nhân viên nhiều hơn
Văn phòng tư pháp thuộc quận Connecticut. Các nhân viên thuộc Vụ hình sự
thuộc Bộ Tư pháp liên bang ở thủ đô có quyền truy tố mọi tội phạm xảy ra trên
tất cả các quận toàn nước Mỹ, nhưng đứng đầu đội ngũ công tố viên là 93 giám
đốc Chưởng lý liên bang và các chưởng lý dưới quyền, trợ lý chưởng lý liên
bang.8
Ở cấp liên bang hiện nay, ngoài một văn phòng Công tố liêng bang đặt tại
Bộ tư pháp còn có tổng cộng 93 văn phòng Công tố liên bang nữa đăth ở 93
quận khác nhau. Tất cả các văn phòng công tố liên bang trên toàn quốc hoạt
động độc lập và không phải là cấp dưới của văn phòng công tố liên bang đặt tại
Bộ tư pháp. Người đứng đầu mỗi văn phòng công tố liên bang đều chịu sự lãnh
đạo trực tiếp của Tổng trưởng lý liên bang- hay còn gọi là là Tổng công tố liên
bang và đâu cũng là bộ trưởng bộ tư pháp liên bang
Tổng chưởng lý liên bang do tổng thống bổ nhiệm dưới sự phê chuẩn của
Thượng viện. Tổng chưởng lý liên bang chịu sự điều hành, chỉ đạo của Tổng
thống nhưng không phải chịu trách nhiệm trước Thượng viện. Những người
được chỉ định phải có quyền lực ở hạt mà họ được bổ nhiệm và phải là luật sư.
Họ làm việc chính thức trong một nhiệm kỳ bốn năm nhưng có thể được tái bổ
nhiệm không thời hạn hoặc bị bãi miễn tùy theo quyết định của tổng thống. Các
phó chưởng lý được tổng chưởng lý Hoa Kỳ bổ nhiệm chính thức, mặc dù trên
thực tế họ được chưởng lý nhà nước lựa chọn cho hạt của mình; người chưởng
8 Tạp chí Nghiên cứu pháp luật số 91, tháng 2/2007

14


lý nhà nước này sẽ chuyển quyền lựa chọn cho tổng chưởng lý để phê chuẩn.
Phó chưởng lý có thể bị tổng chưởng lý sa thải.

Còn ở cấp tiểu bang, mỗi bang đều có một tổng chưởng lý bang – cũng
chính là Bộ trưởng Bộ tư pháp bang. Công chức này đảm trách toàn bộ việc truy
tố những tội phạm theo pháp luật thuộc thẩm quyền của cơ quan xét xử của tiểu
bang mình. Tổng chưởng lý ở các tiểu bang đều nằm trong chính quyền hành
pháp và tùy theo pháp luật từng bang, mặc dù cơ chế tuyển chọn, bổ nhiệm ít
nhiều khác nhau nhưng hầu hết đều do Thống đốc –người đứng đầu chính quyền
hành pháp bang bổ nhiệm và chỉ chịu trách nhiệm trước Thống đốc chứ không
chịu trách nhiệm trước Nghị viện bang hay bất kì cơ quan nào khác. Khác với
công tố viên liên bang được thiết lập bằng sự giới thiệu, bổ nhiệm, hầu hết
những công tố viên ở tiểu bang đều được hình thành theo cơ chế bầu cử, do cử
tri trực tiếp bỏ phiếu bầu ra.9
Ở Anh, Tổng công tố là người đứng đầu cơ quan công tố Hoàng gia do Tổng
Chưởng lý và giám sát hoạt động. Tổng Chưởng lý là người được chính phủ bổ
nhiệm với tư cách là cố vấn viên pháp lý của chính phủ, đại diện cho chính phủ
trước Tòa án để bảo vệ các lợi ích công.
Công tố viên Hoàng gia Anh do Tổng công tố bổ nhiệm. Ở Anh hiện có luật
công tố viên hoàng gia Anh, tuy nhiên luật này chỉ để cập đến các nguyên tắc
khi công tố viên thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình trong quá trình truy tố
tội phạm để đảm bảo công lý mà không quy định về ngạch, bậc, thời hạn bổ
nhiệm, nhiệm kỳ, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm cách chức.
Trên thưc tiễn, để được Tổng công tố bổ nhiệm là Công tố viên Hoàng gia,
người đó phải là luật sư tư vấn có chứng chỉ hành nghề tại Anh hoặc xứ Wales
hoặc là luật sư tranh tụng đăng ký hoạt động tại đoàn luật sư Anh. Trong khá
nhiều trường hợp, một luật sư vừa có thể hành nghề như luật sư tư vấn/ luật sư
tranh tụng trong một vụ án, lại có thể được Tổng công tố thuê để làm công tố
viên trong một vụ án khác.
9 Nguyễn Anh Hùng- Viện nghiên cứu Chấu Mỹ, Báo Châu Mỹ ngày nay,số 01/2008

15



Ở Việt Nam:
Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân quy định tại Điều 74 như sau: Kiểm sát
viên là người được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật để thực hiện chức
năng thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp. Do đó, luật này cũng
quy định về tiêu chuẩn chung để trở thành Kiểm sát viên như sau:
“1. Là công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết, trung
thực, bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần kiên quyết bảo vệ pháp chế xã
hội chủ nghĩa.
2. Có trình độ cử nhân luật trở lên.
3. Đã được đào tạo về nghiệp vụ kiểm sát.
4. Có thời gian làm công tác thực tiễn theo quy định của Luật này.
5. Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.”
Ngạch Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân gồm có: Kiểm sát viên Viện
kiểm sát nhân dân tối cao; Kiểm sát viên cao cấp; Kiểm sát viên trung cấp; Kiểm
sát viên sơ cấp. Mỗi ngạch Kiểm sát viên phải có những điều kiện riêng ngoài
những tiêu chuẩn chug vừa trình bày và được cụ thể hóa tại Điều 77,78,79,80
Luật tổ chức VKSND 2014.
5. Về mối quan hệ giữa các cơ quan
Ở Hoa Kỳ: Cơ quan điều tra Hoa kỳ có vị trí tương đối độc lập và không bị
giám sát chặt chẽ bởi cơ quan công tố trong quá trình điều tra. Về mối quan hệ
giữa cơ quan công tố và Tòa án, có một nguyên tắc cơ bản được ghi nhận trong
Hiến pháp Hoa kỳ hơn 200 năm qua chi phối mối quan hệ giữa 2 cơ quan này,
đó là nguyên tắc độc lập xét xử của Tòa án. Theo đó, không có một thiết chế

16


nào, một cơ quan nào, trong đó có cả cơ quan công tố, có thẩm quyền giám sát

hoạt động của Tòa án. Tòa án xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Cơ quan
công tố không thực hiên bất kỳ sự giám sát nào đối với hoạt động của Tòa án.
Ở Anh: nhìn chung cơ quan công tố hoàng gia Anh chỉ thực hiện chức năng
truy tố, sự tham gia của cơ quan công tố, công tố viên vào quá trình điều tra là
khá mờ nhạt chỉ hướng dẫn cảnh sát điều tra các vụ án, xem xét lại và ra quyết
định truy tố, do vậy gần như chỉ là cầu nối giữa cơ quan điều tra và Tòa án. Cơ
quan không tham gia vào quá trình giải quyết các vụ án dân sự, trừ trường hợp
đối với vụ án dân sự mà Chính phủ là bị đơn, khi đó cơ quan công tố sẽ tham gia
tố tụng với tư cách là luật sư công.
Ở Việt Nam:
Mối quan hệ giữa Viện kiểm sát và Tòa án là mối quan hệ phối hợp chế ước:
Khác với tố tụng hình sự Mỹ thì Viện kiểm sát Việt Nam còn thực hiện chức
năng kiểm sát hoạt động tư pháp tức là hoạt động xét xử của Tòa án có chịu sự
giám sát từ phía viện kiểm sát. Mối quan hệ giữa cơ quan điều tra, Viện kiểm sát
là mối quan hệ phối hợp chế ước. Khác với tố tụng hình sự Hoa Kỳ, Viện kiểm
sát còn kiểm sát sự tuân theo pháp luật của Cơ quan điều tra trong hoạt động
khởi tố, điều tra vụ án hình sự. Cụ thể, Viện kiểm sát đề ra các yêu cầu điều tra
đối với cơ quan điều tra, Viện kiểm sát giám sát, yêu cầu, hủy bỏ các quyết định,
hành vi không có căn cứ, trái pháp luật của Cơ quan điều tra và Điều tra viên,
nhằm đảm bảo việc khởi tố, điều tra vụ án đúng pháp luật…
C. KẾT LUẬN
Cơ quan công tố ở Anh và Mỹ đều có vai trò chung là thực hành quyền công
tố đối với vụ án hình sự. Trong tố tụng hình sự của hai nước này, cơ quan công
tố giữ vai trò độc lập và có vị trí rất quan trọng. Nghiên cứu vai trò của cơ quan
công tố hai nước Anh và Mỹ giúp chúng ta có cái nhìn bao quát hơn về hệ thống
các nước thuộc hệ thống Common Law và hiểu hơn về vị trí cỉa cơ quan công tố.

17



DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Anh Hùng- Viện nghiên cứu Châu Mỹ, Báo Châu Mỹ ngày nay,
số 01/2008
2. Tạp chí Nghiên cứu pháp luật số 91, tháng 2/2007.
3. Tập bài giảng Tư pháp hình sự so sánh, Trường đại học kiểm sát Hà Nội,
Hà Nội, 2018.
4. TS. Tô Văn Hòa, Những mô hình tố tụng điển hình trên thế giới.

18


MỤC LỤC

19



×