Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

nghiên cứu khoa học: Vị trí của Tư pháp quốc tế trong hệ thống pháp luật quốc gia và so sánh tư pháp quốc tế với bộ luật dân sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.94 KB, 18 trang )

A.

MỞ ĐẦU
Trong những năm qua, xu hướng hội nhập quốc tế, xu h ướng toàn

cầu hóa đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ và trở thành một xu th ế không
thể đảo ngược. Hợp tác quốc tế về mọi mặt là hiện thực tất yếu khách
quan trong thời đại ngày nay và là động lực quan trọng thúc đ ẩy s ự ph ồn
vinh của mỗi đất nước. Trong quá tình hợp tác quốc tế ấy, xuất hiện
ngày càng nhiều những mối quan hệ đa dạng về tài sản, nhân thân c ủa
các cá nhân, pháp nhân giữa các quốc gia với nhau về các m ặt hôn nhân
gia đình, lao động, thương mại, dân sự,… Nh ững mối quan h ệ này mang
hai đặc điểm rõ ràng về tính chất dân sự và yếu tố n ước ngoài. Vì th ế
đòi hỏi phải có một ngành luật phù hợp điều chỉnh nh ững quan h ệ đang
phát sinh ngày càng đa dạng này. Đó là sự xuất hiện tất y ếu c ủa T ư pháp
quốc tế.
Trong pháp luật Việt Nam, Tư pháp quốc tế đóng vai trò vô cùng
quan trọng và nó có một vị trí rất rõ ràng độc lập trong h ệ th ống pháp
luật quốc gia. Để tìm hiểu rõ hơn về vị trí của Tư pháp Quốc tế trong hệ
thống pháp luật quốc gia, so sánh phân biệt nó với m ột ngành lu ật đ ặc
thù là luật dân sự. Nhóm xin trình bày sự nghiên cứu của mình v ề đề tài:
“Vị trí của Tư pháp quốc tế trong hệ thống pháp luật quốc gia và so
sánh tư pháp quốc tế với bộ luật dân sự”

1


B.
I.
1.


NỘI DUNG
KHÁI QUÁT VỀ TƯ PHÁP QUỐC TẾ
Khái niệm, đối tượng và phương pháp điều chỉnh của Tư pháp
quốc tế.
Tư pháp quốc tế là tổng thể quy phạm pháp luật điều ch ỉnh quan

hệ dân sự, thương mại, kinh doanh, đầu tư, hôn nhân và gia đình, lao
động, tố tụng dân sự có yếu tố nước ngoài.
Đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế là các quan hệ dân s ự,
kinh doanh, thương mại, hôn nhân và gia đình, lao động, tố tụng dân s ự,...
có yếu tố nước ngoài theo nghĩa hẹp. Theo nghĩa rộng, đối tượng điều
chỉnh của tư pháp quốc tế là các quan hệ dân sự có y ếu tố n ước ngoài.
Phương pháp điều chỉnh của tư pháp quốc tế là ph ương pháp th ực
chất và phương pháp xung đột. Phương pháp th ực ch ất đ ược xây d ựng
trên cơ sở hệ thống các quy phạm thực chất (là quy phạm phân định
trực tiếp quyền và nghĩa vụ rõ ràng của các bên tham gia vào quan h ệ
dân sự có yếu tố nước ngoài) trực tiếp giải quyết các quan hệ dân sự
quốc tế. Phương pháp xung đột là phương pháp mà nhà n ước xây d ựng
các quy phạm xung đột (là quy phạm xác định pháp luật c ủa n ước nào
cần phải áp dụng để giải quyết quan hệ pháp luật dân sự có yếu tố
nước ngoài trong một tình huống cụ thể) nhằm xác định hệ th ống pháp
luật cụ thể sẽ được áp dụng để điều chỉnh các quan hệ của t ư pháp
quốc tế.
2.

Nguyên tắc và nguồn của Tư pháp quốc tế
Nguyên tắc cơ bản của tư pháp quốc tế Việt Nam là nh ững t ư

tưởng chính trị, pháp lý cơ bản, có tính bao trùm, toàn diện, ổn định, ch ỉ
đạo toàn bộ quá trình xây dựng, giải thích và áp dụng t ư pháp qu ốc t ế

Việt Nam, tư pháp quốc tế Việt Nam còn có nh ững nguyên tắc c ơ bản
thể hiện đặc trưng riêng của ngành tư pháp quốc tế Việt Nam, đó là:


Nguyên tắc bình đẳng về mặt pháp lý giữa các chế độ sở
hữu của các quốc gia khác nhau.
2




Nguyên tắc quyền miễn trừ của quốc gia.



Nguyên tắc không phân biệt đối xử trong quan hệ giữa công
dân Việt nam với người nước ngoài và giữa người nước
ngoài với nhau tại Việt Nam.



Nguyên tắc tôn trọng sự thỏa thuận của các bên.



Nguyên tắc có đi có lại.

Cũng như các ngành luật khác, tư pháp quốc tế có nguồn điều
chỉnh riêng biệt phù hợp với đối tượng điều chỉnh của nó. Nguồn của t ư
pháp quốc tế là các yếu tố trong đó chứa đựng cơ s ở pháp lý đi ều ch ỉnh

quan hệ tư pháp quốc tế. Theo nghĩa này, tư pháp quốc tế có các loại
nguồn sau: Pháp luật quốc gia, điều ước quốc tế, tập quán qu ốc tế, án l ệ
và các nguồn khác. Mặt khác các loại nguồn này phải đáp ứng đủ các
điều kiện theo quy định thì mới trở thành nguồn của T ư pháp quốc tế.
II.

VỊ TRÍ CỦA TƯ PHÁP QUỐC TẾ TRONG HỆ TH ỐNG PHÁP LUẬT
VIỆT NAM
Tư pháp quốc tế có vai trò, vị trí rất đặc biệt trong hệ thống pháp

luật quốc gia. Tư pháp quốc tế là một ngành luật độc lập trong hệ
thống pháp luật Việt Nam.
1.

Tư pháp quốc tế ngày càng được chú trọng và hoàn thiện, đ ược
công nhận là ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật
Quốc gia.
Đứng trước như cầu cần có một ngành luật điều chỉnh nh ững m ối

quan hệ đa dạng đang phát sinh ngày càng nhiều trong lĩnh v ực dân s ự
theo nghĩa rộng và có yếu tố nước ngoài. Đòi hỏi Tư pháp quốc t ế xu ất
hiện là một điều tất yếu. Nhận thấy vai trò và tính tất yếu đó, pháp lu ật
Việt Nam qua các thời kì đã không ngừng bổ sung, c ủng c ố v ị trí c ủa
ngành luật này.
Dưới góc độ xây dựng và áp dụng pháp luật, tư pháp quốc tế hình
thành và phát triển gắn liền với từng bước phát triển chung c ủa đ ất
3


nước. Tuy nhiên, sau khi thống nhất đất nước, quan hệ h ợp tác quốc t ế

của Việt Nam chỉ diễn ra với các nước trong khối xã hội chủ nghĩa, có rất
ít quan hệ được thiết lập do vậy trong giai đoạn này, t ư pháp qu ốc t ế b ị
lãng quên. Nội dung và số lượng các quan hệ quốc tế có sự tham gia của
tư pháp quốc tế chỉ bao gồm các quan hệ quốc tế của cá nhân, pháp
nhân nước ngoài mà chưa có sự mở rộng sang các quan hệ có y ếu tố
nước ngoài khác, và khi áp dụng pháp luật để giải quy ết quan hệ thì đó
sẽ là pháp luật Việt Nam.1
Sau năm 1986, nhiều văn bản pháp luật trong lĩnh vực tư pháp quốc
tế đã được ban hành: Hiến pháp 1992, Bộ luật hàng h ải 1990, Lu ật đ ầu
tư nước ngoài tại Việt Nam 1987,… Các quy định của tư pháp quốc tế
trong giai đoạn này đã chính thức cho phép áp d ụng pháp lu ật n ước
ngoài đối với một số quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài trên cơ sở
dẫn chiếu các quy phạm pháp luật xung đột nội địa và thống nh ất.
Với sự ra đời của Bộ Luật dân sự 1995 và nhiều đ ạo luật m ới, T ư
pháp quốc tế Việt Nam đã được nâng lên tầm cao mới cả về kĩ thuật lập
pháp lẫn nội dung điều chỉnh, đóng góp tích cực và quá trình đi ều ch ỉnh
các quan hệ phát sinh trong giao lưu quốc tế và trở thành y ếu t ố quan
trọng đảm bảo thực hiện thắng lợi sự nghiệp hội nhập kinh tế quốc tế
ngày càng sâu rộng của nước ta.
Trong các năm tiếp theo Tư pháp quốc tế không ngừng đ ược hoàn
thiện bằng nhiều văn bản quy phạm pháp luật, các l ần s ửa đ ổi các b ộ
luật, luật. Đặc biệt là sau khi Hiến pháp 2013 ra đ ời. R ất nhiều đ ạo lu ật
trong lĩnh vực tư pháp quốc tế đã và đang trong giai đoạn s ửa đổi b ổ
sung, một số đạo luật được ban hành mới: Luật hôn nhân và gia đình
2014, Luật doanh nghiệp 2014, Bộ luật dân sự 2015, Luật đầu t ư 2014,
… Nhiều điều ước quốc tế trong lĩnh vực tư pháp quốc tế cũng đ ược

1 Xem trang 21, giáo trình Tư pháp quốc tế, đại học Luật Hà Nội.

4



Đảng và nhà nước quan tâm, chỉ đạo nghiên cứu: Công ước Vienna 1980,
…2
Bên cạnh đó, dưới góc độ nghiên cứu, hiện nay n ước ta có r ất nhi ều
lí thuyết về tư pháp quốc tế, trong đó tiêu biểu là Giáo trình tư pháp
quốc tế đại học Luật Hà Nội, Giáo trình tư pháp quốc tế, khoa lu ật, Đ ại
học Quốc gia Hà Nội,…nhiều sách chuyên khảo, tham khảo khác.
Có thể thấy, trong gian đoạn hiện nay, cùng v ới qúa trình phát tri ển,
mở cửa và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng của n ước ta, t ư pháp
quốc tế đang dần được chú ý dưới cả góc độ học thuật và th ực tiễn pháp
lí. Chúng ta có thể khẳng định, tư pháp quốc tế là một ngành lu ật đ ộc
lập trong hê thống pháp luật quốc gia.
2.

Sự độc lập của Tư pháp quốc tế được thể hiện qua đối tượng
điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh riêng biệt
Về đối tượng điều chỉnh của Tư pháp quốc tế.
Đối tượng điều chỉnh của Tư pháp quốc tế là những quan hệ dân

sự, hôn nhân và gia đình, quan hệ lao động, quan hệ th ương m ại và t ố
tụng dân sự có yếu tố nước ngoài. Hay nói cách khác, đối t ượng đi ều
chỉnh của Tư pháp quốc tế là các quan hệ dân sự (theo nghĩa r ộng) có
yếu tố nước ngoài.
Quan hệ dân sự theo Bộ luật dân sự Việt Nam có th ể hiểu là quan
hệ nhân thân và quan hệ tài sản của các cá nhân tổ ch ức khác nhau, các
quan hệ này nhằm thỏa mãn nhu cầu sinh hoạt của các chủ thể tham gia
được các quy phạm luật dân sự điều chỉnh.
Theo khoản 2 Điều 6633 thì quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là
quan hệ có yếu tố sau:

-

Có ít nhất một trong các bên tham gia là cá nhân, pháp nhân n ước ngoài;
Các bên tham gia là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nh ưng vi ệc
xác lập, thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ đó ở n ước ngoài;
2 Xem trang 22, giáo trình Tư pháp quốc tế, đại học Luật Hà Nội.
3 Xem điều 663, Bộ luật dân sự 2015.

5


-

Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam nh ưng đối t ượng c ủa quan
hệ dân sự đó ở nước ngoài;
Trong Tư pháp quốc tế, thì yếu tố nước ngoài thể hiện ở các đi ểm
sau:

-

Có ít nhất chủ thể tham gia quan hệ này là nước ngoài. Ch ủ th ể n ước
ngoài có thể là người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài, nhà n ước n ước
ngoài. ( Ví dụ quan hệ hôn nhân giữa công dân Vi ệt Nam v ới công dân

-

Lào);
Quan hệ này có khách thể hiên quan đến tài sản, công việc ở n ước ngoài;
Có sự kiện pháp lý làm phát sinh thay đổi hay ch ấm d ứt quan h ệ này x ảy
ra ở nước ngoài ( ví dụ: việc kí kết hợp đồng).

Như vậy, có thể thấy Tư pháp quốc tế có đối tượng điều ch ỉnh
riêng, không lẫn lộn với các ngành luật khác.
Về phương pháp điều chỉnh, tư pháp quốc tế có phương pháp điều
chỉnh rất riêng biệt và đặc biệt, bao gồm:
- Phương pháp thực chất (phương pháp điều chỉnh trực tiếp).
Đây là phương pháp sử dụng các quy phạm pháp luật th ực ch ất đ ể
tác động trực tiếp lên quan hệ Tư pháp quốc tế. Sự tác đ ộng đi ều ch ỉnh
này thông qua các quy phạm thực chất, đây là những quy ph ạm quy đ ịnh
sẵn các quyền, nghĩa vụ, biện pháp chế tài đối với các chủ th ể tham gia
quan hệ Tư pháp quốc tế. Khi quan hệ Tư pháp quốc tế xảy ra, n ếu có
sẵn quy phạm thực chất để áp dụng thì các bên chủ thể cũng nh ư cơ
quan có thẩm quyền căn cứ ngày vào đó để xác định vấn đề h ọ đang
quan tâm. Trên thực tiễn, việc điều chỉnh các quan hệ Tư pháp quốc tế
được áp dụng bởi các quy phạm thực chất thống nhất (là nh ững quy
phạm thực chất được xây dựng bằng các quốc gia ký kết, tham gia các
điều ước quốc tế hoặc chấp nhận và sử dụng các Tập quán quốc tế).
Phương pháp này có những ưu điểm như sau: Trực tiếp giải quy ết
các vấn đề liên quan đến quyền và nghĩa vụ của các bên. Làm cho m ối
quan hệ Tư pháp quốc tế được điều chỉnh nhanh chóng sẽ tiết kiệm th ời
6


gian. Loại bỏ sự khác biệt, mâu thuẫn trong pháp luật các n ước. Bên
cạnh đó còn tồn tại một số hạn chế: Quy phạm th ực chất có s ố l ượng
không nhiều không đáp ứng được yêu cầu điều ch ỉnh quan h ệ t ư pháp
quốc tế diễn ra rất đa dạng phức tạp; Khó áp dụng.
-

Phương pháp xung đột (phương pháp điều chỉnh gián tiếp)
Phương pháp xung đột được hình thành và xây dựng trên n ền t ảng


hệ thống các quy phạm xung đột của các quốc gia. Điều này có nghĩa là
cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết phải chọn pháp luật của
nước này hay nước kia liên quan đến quan hệ dân sự có yếu tố n ước
ngoài đó để xác định quyền và nghĩa vụ của các bên đương sự.
Quy phạm xung đột: Quy phạm xung đột là quy phạm xác đ ịnh lu ật
pháp của nước nào cần phải áo dụng để giải quy ết quan h ệ pháp lu ật
dân sự có yếu tố nước ngoài trong một tình huống th ực tế. Nh ư v ậy các
quy phạm xung đột không trực tiếp quy định quan hệ dân sự có yếu t ố
nước ngoài sẽ được điều chỉnh cụ thể như thế nào, mà chỉ quy đ ịnh pháp
luật của nước nào cần được áp dụng để điều chỉnh quan hệ c ụ th ể nào
đó.
Phương pháp này có ưu điểm như các quy phạm xung đột giúp đ ỡ
cơ quan có thẩm quyền xác định được hệ thống pháp luật cần đ ược áp
dụng để điều chỉnh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. Bên cạnh đó,
phương pháp này còn có một số hạn chế nhất định: Vi ệc áp d ụng m ất
thời gian; nếu quy phạm xung đột dẫn chiếu tới việc áp dụng pháp luật
nước ngoài thì sẽ khó khăn trong việc xác định luật nội dụng n ước ngoài,
giải thích pháp luật nước ngoài; có thể dẫn chiếu ngược hoặc dẫn chi ếu
tới pháp luật nước thứ ba.
Như vậy qua phân tích trên có thể thấy, Tư pháp quốc tế có đối
tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh riêng. Vì vậy có th ể th ấy v ị
trị của tư pháp quốc tế trong hệ thống pháp luật Việt Nam là một ngành

7


luật độc lập. Tuy nhiên nó cũng có mối quan hệ ch ặt chẽ v ới các ngành
luật khác.
III.


SO SÁNH TƯ PHÁP QUỐC TẾ VỚI BỘ LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM
1. Những điểm giống nhau giữa Tư pháp quốc tế và Bộ lu ật
dân sự Việt Nam
Tư pháp quốc tế và Bộ luật dân sự có một số điểm tương đồng như

sau:
Thứ nhất, Tư pháp quốc tế và luật dân sự Việt Nam đều thuộc
ngành luật tư và đều thuộc hệ thống pháp luật quốc gia.
Thứ hai, chủ thể của cả hai luật này đều bao gồm cả th ể nhân và
pháp nhân và khách thể đều gồm có quan hệ có liên quan đến tài s ản
hoặc công việc sự kiện pháp lý làm xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ
đó theo pháp luật.
Thứ ba, quy phạm tư pháp quốc tế và quy phạm luật dân s ự đều có
thể hiểu là tổng thể các quy phạm pháp luật điều ch ỉnh các quan h ệ
pháp luật dân sự.
Thứ tư, nguồn của quy phạm bao gồm văn bản quy phạm pháp luật
mà tối thượng là Hiếp pháp, các phong tục tập quán và án lệ.
Thứ năm, về cơ cấu của quy phạm. Quy phạm pháp luật dân sự và
quy phạm tư pháp quốc tế (Quy phạm thực chất) đều gồm 3 phần: giả
định, quy định và chế tài, và có thể thiếu một trong ba ph ần đó.
2. Sự khác nhau giữa Tư pháp quốc tế và Bộ luật dân s ự Vi ệt

Nam
Tiêu chí
Khái
niệm

Bộ luật dân sự
Luật dân sự là một

ngành luật độc lập trong
quan hệ thống pháp luật,
bao gồm tổng thể các quy
phạm pháp luật dân sự
nhằm điều chỉnh các quan
hệ tài sản và các quan hệ
nhân thân phi tài sản hoặc
8

Tư pháp quốc tế
Tư pháp quốc tế là một
ngành luật độc lập trong hệ
thống pháp luật quốc gia, bao
gồm các quy phạm pháp luật,
nguyên tắc pháp luật điều
chỉnh các quan hệ dân sự (theo
nghĩa rộng) có yếu tố nước
ngoài.


có liên quan đến tài sản
của cá nhân, pháp nhân .

Đối
tượng
điều
chỉnh

Đối tượng điều chỉnh
của luật dân sự là các quan

hệ về tài sản, nhân thân
trong quan hệ dân sự. Nói
cách khác là những quan
hệ dân sự thuần túy

Đối tượng điều chỉnh của tư
pháp quốc tế là các quan hệ
dân sự, kinh doanh , thương
mại, hôn nhân và gia đình, lao
động, tố tụng dân sự hay nói
cách khác là các quan hệ dân sự
theo nghĩa rộng có yếu tố nước
Đối tượng điều chỉnh ngoài.
của luật dân sự là các quan
Đối tượng điều chỉnh của tư
hệ dân sự nội địa.
pháp quốc tế rộng hơn bao
gồm các quan hệ nội dung có
tính chất dân sự và các quan hệ
tố tụng dân sự có yếu tố nước
ngoài.

Luật dân sự điều chỉnh
Tư pháp quốc tế điều chỉnh
Phạm vi
các quan hệ dân sự trong các quan hệ dân sự (theo nghĩa
điều
phạm vi trong nước
rộng) mang tính chất quốc tế
chỉnh


Chủ thể của luật dân sự Ít nhất một bên chủ thể tham
chỉ là cá nhân, pháp nhân gia quan hệ là người nước
Việt Nam
ngoài. “Người nước ngoài” ở
đây hiểu theo nghĩa rộng, có
thể là cá nhân người nước
ngoài, pháp nhân nước ngoài, tổ
Chủ thể
chức nước ngoài, thậm chí là
quốc gia, tổ chức Liên chính
phủ…; Trường hợp các bên đều
là công dân Việt Nam, pháp
nhân Việt Nam thì phải có sự
kiện pháp lý ở nước ngoài

Khách
thể

Tài sản hoặc công việc
Tài sản hoặc công việc phải
phải thực hiện trong phạm thực hiện tồn tại ở nước ngoài.
vi lãnh thổ Việt Nam.

9


Phương
Luật dân sự dựa trên
Tư pháp quốc tế có phương

pháp
phương pháp bình đẳng pháp điều chỉnh riêng là
điều
thỏa thuận.
phương pháp thực chất và
chỉnh
phương pháp xung đột.
Chỉ bao gồm Luật nội dung, Bao gồm cả những quy định
Căn cứ không điều chỉnh những trong lật nội dung và các quy
điều
vấn đề trong luật hình định trong luật hình thức
chỉnh
thức (bộ luật tố tụng) quy
định
Nguyên tắc bình đẳng; Nguyên tắc bình đẳng về mặt
Nguyên tắc tự do, tự pháp lý giữa các chế độ sở hữu
nguyện cam kết, thỏa của các quốc gia khác nhau;
thuận; Nguyên tắc thiện Nguyên tắc quyền miễn trừ của
chí, trung thực; Nguyên tắc quốc gia; Nguyên tắc không
Các
tôn trọng lợi ích của Nhà phân biệt đối xử trong quan hệ
nguyên
nước, lợi ích công cộng, giữa công dân Việt nam với
tắc cơ
quyền, lợi ích hợp pháp người nước ngoài và giữa người
bản
của người khác; Nguyên nước ngoài với nhau tại Việt
tắc chịu trách nhiệm dân Nam; Nguyên tắc tôn trọng sự
sự
thỏa thuận của các bên; Nguyên

tắc có đi có lại.
Cơ cấu
của quy
phạm
pháp
luật

IV.

Cấu trúc như quy phạm
pháp luật thông thường
(giả định, quy định và chế
tài).

Có 2 loại cơ cấu khác nhau: Quy
phạm thực chất cũng giống
như quy phạm pháp luật thông
thường (giả định, quy định và
chế tài); quy phạm xung đột
gồm 2 bộ phận (phạm vi và hệ
thuộc).

MỞ RỘNG VẤN ĐỀ VỀ TƯ PHÁP QUỐC TẾ
1. Thực trạng áp dụng tư pháp quốc tế hiện nay
Ở Việt Nam, dưới góc độ xây dựng và áp dụng pháp luật, tư pháp

quốc tế hình thành và phát triển gắn liền với từng b ước phát tri ển
chung của đất nước. Có thể nhận thấy, trong giai đoạn hiện nay cùng v ới
quá trình mở cửa và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng c ủa n ước ta,
tư pháp quốc tế đã dần được chú ý dưới cả góc độ học thuật và th ực

tiễn pháp lý.
10


Ngoài các nguyên tắc chung trong Hiến pháp Việt Nam năm 2013,
các quy định của pháp luật trong nước hiện hành mang tính nền t ảng
điều chỉnh các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài được th ể hiện tại
Phần thứ 5 của Bộ luật Dân sự 2015, Phần th ứ 7 và Phần th ứ 8 Bộ luật
Tố tụng Dân sự 2015. Bên cạnh đó, còn tồn tại nhiều văn bản luật cũng
điều chỉnh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, như Luật Hôn nhân và
Gia đình năm 2014, Luật Đầu tư 2014, Luật Doanh nghiệp 2014, Bộ luật
Lao động 2012, Luật Nuôi con nuôi 2010, Bộ luật Hàng h ải 2005, Lu ật
Hàng không dân dụng Việt Nam 2006, Luật Thương mại 2005, Lu ật
Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo h ợp đ ồng
2006… Cấu thành các quy định của tư pháp quốc tế Việt Nam còn có các
văn bản dưới luật, như Nghị định số 15/2015/NĐ-CP về đầu tư theo
hình thức đối tác công tư; Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày
14/3/2008 quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh
tế (sửa đổi, bổ sung năm 2013)… Hiện nay, có ít nh ất 63 văn b ản pháp
luật của Việt Nam chứa đựng các quy phạm điều ch ỉnh quan hệ dân s ự
có yếu tố nước ngoài.
Trong xu thế hội nhập quốc tế, Việt Nam cũng đã tích cực tham gia
xây dựng, ký kết các Điều ước quốc tế để điều chỉnh các quan hệ dân s ự
có yếu tố nước ngoài. Tuy nhiên, các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là
thành viên chủ yếu là các Điều ước quốc tế song phương, th ể hiện d ưới
dạng hiệp định tương trợ tư pháp, hiệp định về nuôi con nuôi, hiệp đ ịnh
về khuyến khích và bảo hộ đầu tư và các hiệp định th ương mại 4. Trong
số các Điều ước quốc tế đa phương, chúng ta mới chỉ tham gia Công ước
La Hay số 33 về Bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi
quốc tế, Công ước quốc tế New York năm 1958 về Công nhận và thi hành

phán quyết của trọng tài nước ngoài.
2. Những bất cập và kiến nghị giải pháp hoàn thiện pháp lu ật
4 Báo cáo của Vụ Pháp luật Quốc tế, Bộ Tư pháp

11


Thứ nhất, Điều ước quốc tế mà nước ta tham gia chưa nhiều. Bản
thân các Điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia cũng ch ỉ có phạm vi r ất
hẹp, chưa cho phép giải quyết triệt để tất cả các vấn đề của tư pháp
quốc tế. Vì thế chúng ta phải tích cực xây dựng, tham gia nhiều Đi ều ước
quốc tế hơn nữa.
Thứ hai, hiện nay các quy phạm cấu thành tư pháp quốc tế của Việt
Nam còn nằm rải rác, có sự chồng chéo và chứa đựng một số mâu thuẫn.
Không những thế, các văn bản có quy định về vấn đề này th ường xuyên
thay đổi, làm cho việc tiếp cận tổng thể các văn bản đã khó, việc hiểu và
áp dụng các quy định trong các văn bản này còn khó h ơn . Do đó, việc xây
dựng một đạo luật về tư pháp quốc tế là thật sự cần vì chúng tạo ra
nhiều ưu điểm:
Một là, Tư pháp quốc tế của Việt Nam sẽ dễ tiếp cận và dễ hiểu
hơn, từ đó góp phần giảm chi phí giao dịch cho các ch ủ th ể. M ột trong
những lý do khiến cho các quy định của Tư pháp quốc tế Việt Nam ít
được các chủ thể biết đến và áp dụng là bởi vì chúng nằm r ải rác, khó
tiếp cận, khó hiểu, đôi khi chồng chéo và mâu thuẫn. Vi ệc có m ột b ộ
luật tập hợp tất cả các quy định của Tư pháp quốc tế sẽ giúp các chủ th ể
dễ tiếp cận hơn, dễ hiểu và dễ có cái nhìn tổng quát về T ư pháp qu ốc
tế. Chính sự thuận lợi này sẽ giúp các chủ thể giảm được th ời gian và chi
phí giao dịch.
Hai là, pháp điển hóa Tư pháp quốc tế giúp loại bỏ mâu thuẫn và
chồng chéo, tăng độ an toàn pháp lý, thúc đẩy giao l ưu dân s ự qu ốc t ế.

Chính việc pháp điển hóa các quy định nằm rải rác hiện nay vào trong
một văn bản luật sẽ làm cho các quy định này trở nên rõ ràng h ơn và
không bị chồng chéo. Pháp điển hóa cũng là dịp để nhận diện và lo ại b ỏ
các mâu thuẫn đang tồn tại giữa các văn bản hiện hành. Khi các quy định
của Tư pháp quốc tế Việt Nam dễ tiếp cận hơn, rõ ràng và ổn định h ơn
thì các đối tác sẽ có niềm tin hơn để thiết lập các quan h ệ dân s ự v ới
12


người Việt Nam và lựa chọn áp dụng pháp luật Việt Nam. Ngược l ại,
người Việt Nam cũng sẽ tự tin hơn khi thiết lập các quan hệ dân sự v ới
người nước ngoài.
Ba là, tăng khả năng thích ứng của luật. Khi có một đạo luật riêng
về Tư pháp quốc tế thì sự sửa đổi, bổ sung các quy phạm c ủa T ư pháp
quốc tế cũng được thực hiện dễ dàng hơn. Trong thời gian qua, việc sửa
đổi, bổ sung các quy phạm của Tư pháp quốc tế trong từng văn b ản quy
phạm pháp luật được tiến hành một cách riêng rẽ. Muốn sửa đổi, bổ
sung các quy phạm xung đột trong Luật Hôn nhân và gia điình phải ti ến
hành sửa đổi Luật Hôn nhân và gia đình. Muốn sửa đổi, bổ sung các quy
phạm xung đột trong lĩnh vực đầu tư phải tiến hành s ửa đ ổi Lu ật Đ ầu
tư. Trong khi đó, các quy phạm xung đột chỉ chiếm một số lượng rất nh ỏ
trong các đạo luật chuyên ngành nên rất khó để tiến hành s ửa đ ổi m ột
đạo luật vì sự bất cập của một hay một vài quy phạm xung đ ột. Vì v ậy,
nếu có một đạo luật tập trung các quy phạm xung đột c ủa T ư pháp qu ốc
tế thì không chỉ nâng cao hiệu quả của việc điều ch ỉnh pháp lu ật, c ủa
thực tiễn áp dụng pháp luật, mà còn dễ dàng h ơn cho vi ệc s ửa đ ổi, b ổ
sung khi cần thiết.
Thứ ba, một số khái niệm trong các văn bản quy phạm pháp luật
liên quan pháp luật Tư pháp quốc tế còn chưa có tính thống nhất. Ví d ụ
như: Theo khoản 4 - Điều 16 - Luật thương mại 2005: " Doanh nghiệp có

vốn đầu tư nước ngoài được thương nhân nước ngoài thành lập tại Việt
Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên thì được coi là thương
nhân Việt Nam". Và khoản 1 - Điều 16 - Luật th ương mại 2005 quy định
"Thương nhân nước ngoài là thương nhân được thành lập đăng ký kinh
doanh theo quy định của pháp luật nước ngoài hoặc được pháp luật nước
ngoài công nhận". Trong khi Luật đầu tư sử dụng thuật ngữ "nhà đầu tư
nước ngoài". Như vậy là có những tên gọi khác nhau giữa các văn bản
13


quy phạm pháp luật nhằm để chỉ một đối tượng giống nhau và cùng là
chủ thể của Tư pháp quốc tế. Thế nên cần thống nhất lại một số khái
niệm được đề cập trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau
có liên quan đến Tư pháp quốc tế của Việt Nam .
Nhìn chung hệ thống quy phạm Tư pháp quốc tế Việt Nam hiện nay
đang trong giai đoạn xây dựng và hoàn thiện cùng với hệ th ống văn bản
pháp luật quốc gia nói chung. Hệ thống quy phạm Tư pháp quốc tế Vi ệt
Nam có thể được đánh giá là non trẻ nhưng phần nào đã dành được một
vị trí riêng biệt độc lập trong Bộ luật dân sự - đạo luật gốc và nhiều đ ạo
luật chuyên ngành. Tuy nhiên với sự đa dạng của các quan hệ pháp lu ật
có yếu tố nước ngoài và quá trình giao lưu về kinh tế thương m ại v ới các
nước trên thế giới hệ thống quy phạm tư pháp quốc tế của Việt Nam
còn đòi hỏi phải dự liệu được nhiều hơn nữa những vấn đề pháp lý n ảy
sinh đặc biệt là những xung đột pháp luật.
Quá trình nghiên cứu về hệ thống quy phạm tư pháp quốc tế không
chỉ dừng lại ở việc đưa ra những bình luận đánh giá mà còn phải nh ằm
mục đích thiết thực hơn là vạch ra phương hướng mô hình lý lu ận đ ể
giúp cho hệ thống quy phạm đó khắc phục nh ững bất cập và đ ược b ổ
sung sửa đổi kịp thời.


14


C.

KẾT LUẬN
Tư pháp quốc tế là một ngành luật độc lập trong hệ th ống pháp

luật Việt Nam. Nó có vai trò vô cùng quan trọng nhất là trong giai đo ạn
đất nước đang không ngừng hội nhập, giao l ưu m ở r ộng quan h ệ qu ốc
tế. Trước vị trí và vai trò to lớn đó, mỗi cá nhân, đặc bi ệt là nh ững sinh
viên đang theo học ngành luật cần có sự tìm hiểu, nghiên c ứu kĩ về c ả lí
luận và pháp lí tư pháp quốc tế để làm hành trang ki ến th ức cho chính
mỗi bản thân.
Trên đây là sự tìm hiểu của nhóm 2 lớp K3D về vị trí của T ư pháp
quốc tế trong hệ thống pháp luật quốc gia và so sánh giữa tư pháp qu ốc
tế với bộ luật dân sự. Do thời gian nghiên cứu và tài li ệu tìm hi ểu còn
hạn hẹp. Mong thầy cô và các bạn bổ sung góp ý. Xin chân thành c ảm ơn!

15


1.
2.
3.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bộ luật dân sự 2015.
Luật thương mại 2005.

Trường đại học Luật Hà Nội, giáo trình Tư pháp quốc tế, Nxb. T ư

4.

pháp, Hà Nội, 2017.
Trường đại học Luật Hà Nội, giáo trình Tư pháp quốc tế, Nxb. Công

5.

an nhân dân, Hà Nội, 2013.
Báo cáo của Vụ Pháp luật Quốc tế, Bộ Tư pháp.

6.

16


MỤC LỤC

17



×