Tải bản đầy đủ (.doc) (45 trang)

Chương trình nuôi tôm công nghiệp tỉnh Cà Mau đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (278.22 KB, 45 trang )

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU......................................................................................................................... 4
I. Sự cần thiết phải xây dựng Chương trình nuôi tôm công nghiệp tỉnh Cà Mau đến
năm 2015 và định hướng đến năm 2020:......................................................................5
II. Các căn cứ, cơ sở để lập Chương trình:...................................................................5
PHẦN I............................................................................................................................ 7
ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ CÁC NGUỒN NHÂN LỰC.....................7
ĐỂ PHÁT TRIỂN NUÔI TÔM CÔNG NGHIỆP........................................................7
I. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, tài nguyên và nhân lực:...............................................7
1. Vị trí địa lý:...........................................................................................................7
2. Khí hậu thủy văn:..................................................................................................7
3. Đặc tính của đất đai:.............................................................................................7
3.1. Nhóm đất phèn:..............................................................................................8
3.2. Nhóm đất mặn:...............................................................................................8
3.3. Nhóm đất bãi bồi:...........................................................................................8
3.4. Nhóm đất than bùn:........................................................................................9
4. Tài nguyên nước:..................................................................................................9
4.1. Nguồn nước mặt:............................................................................................9
4.2. Nguồn nước ngầm:.........................................................................................9
II. Nguồn nhân lực:.....................................................................................................10
PHẦN II........................................................................................................................ 11
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NUÔI TÔM Ở TỈNH CÀ MAU..................................11
I. Tổng quan về nuôi tôm:...........................................................................................11
1. Diện tích và năng suất nuôi:................................................................................11
2. Sản lượng nuôi tôm tỉnh Cà Mau giai đoạn 2006-2010:......................................11
II. Thực trạng nuôi tôm công nghiệp tỉnh Cà Mau đến năm 2010:.............................11
1. Kết quả thực hiện Chương trình phát triển nuôi tôm công nghiệp tỉnh Cà Mau giai
đoạn 2005-2010:.....................................................................................................11
1.1. Về diện tích:..................................................................................................11
1.2. Năng suất:....................................................................................................12


2. Nguyên nhân hạn chế:.........................................................................................12
III. Hiện trạng cơ sở hạ tầng và các điều kiện để phát triển nuôi tôm công nghiệp:. . .13
1. Thủy lợi:.............................................................................................................. 13
2. Điện:...................................................................................................................13
3. Giao thông:.........................................................................................................14
4. Hiện trạng dịch vụ và nguồn lực để phát triển nuôi tôm công nghiệp của tỉnh:. .14
4.1. Về sản xuất giống tôm:.................................................................................14
4.2. Về dịch vụ hậu cần phục vụ cho nghề nuôi tôm:..........................................15
4.3. Về liên kết 4 nhà trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm:................................15
4.4. Về hoạt động khuyến ngư:............................................................................16
4.5. Về phòng ngừa dịch bệnh và bảo vệ môi trường:.........................................16
4.6. Chế biến và tiêu thụ sản phẩm:....................................................................17
IV. Đánh giá những thuận lợi khó khăn:.....................................................................17
1. Thuận lợi:............................................................................................................17
2. Khó khăn, thách thức:.........................................................................................18
1


PHẦN III....................................................................................................................... 20
NHỮNG DỰ BÁO LIÊN QUAN ĐẾN DỰ ÁN PHÁT TRIỂN................................20
NUÔI TÔM CÔNG NGHIỆP.....................................................................................20
I. Dự báo về nhu cầu và thị trường tiêu thụ tiêu thụ:..................................................20
1. Trên thế giới:.......................................................................................................20
1.1. Nhu cầu:.......................................................................................................20
1.2. Thị trường xuất khẩu:...................................................................................20
II. Dự báo về tình hình dịch bệnh:..............................................................................21
III. Dự báo về tiến bộ khoa học, công nghệ:...............................................................22
IV. Dự báo về biến đổi khí hậu, nước biển dâng đối với NTTS:.................................22
V. Dự báo về biến động môi trường sinh thái:............................................................23
PHẦN IV....................................................................................................................... 25

QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ PHẠM VI CỦA CHƯƠNG TRÌNH.......................25
I. Quan điểm, mục tiêu của Chương trình phát triển nuôi tôm công nghiệp tỉnh Cà Mau
đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020:.............................................................25
1. Quan điểm phát triển:..........................................................................................25
2. Mục tiêu phát triển:.............................................................................................25
2.1. Mục tiêu tổng quát:......................................................................................25
2.2. Mục tiêu cụ thể:............................................................................................26
III. Đánh giá tác động của Chương trình đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh:
.................................................................................................................................... 27
IV. Phương pháp tiếp cận:...........................................................................................27
V. Phạm vi của Chương trình:.....................................................................................28
1. Phạm vi về thời gian:..........................................................................................28
2. Phạm vi về không gian:.......................................................................................28
PHẦN V........................................................................................................................ 29
CÁC NHIỆM VỤ CHỦ YẾU CỦA CHƯƠNG TRÌNH............................................29
I. Đầu tư cơ sở hạ tầng:...............................................................................................29
1. Hệ thống thủy lợi:...............................................................................................29
2. Hệ thống điện:.....................................................................................................29
2.1. Giai đoạn 2011-2012:...................................................................................29
2.2. Giai đoạn 2013 – 2015:................................................................................30
3. Đường giao thông:..............................................................................................30
II. Phát triển tôm giống chất lượng cao:.....................................................................30
III. Đẩy mạnh phát triển diện tích nuôi tôm công nghiệp:..........................................31
IV. Đầu tư xây dựng trạm quan trắc môi trường, giám sát dịch bệnh: ……………. ..31
V. Tổ chức lại sản xuất:..............................................................................................31
PHẦN VI....................................................................................................................... 32
CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH..............................32
I. Quy hoạch và thực hiện quy hoạch:........................................................................32
II. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền:...........................................................................32
III. Sản xuất tôm giống chất lượng cao:......................................................................32

IV. Giải pháp cung cấp thức ăn, hóa chất vật tư nuôi tôm công nghiệp:.....................33
V. Quy trình công nghệ:..............................................................................................34
VI. Công tác bảo vệ môi trường và phòng ngừa dịch bệnh:........................................34
2


VII. Công tác khuyến ngư, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ kỹ thuật:...............................35
VIII. Giải pháp về đào tạo nguồn lực:........................................................................36
IX. Giải pháp về vốn đầu tư:......................................................................................36
1. Vốn đầu tư:.........................................................................................................37
1.1. Tổng nguồn vốn: 37
1.2. Cơ cấu nguồn vốn đầu tư cho Chương trình như sau:..................................37
2. Phương thức huy động vốn:................................................................................37
2.1. Vốn ngân sách nhà nước:.............................................................................38
2.2. Vốn của dân, các doanh nghịêp và các thành phần kinh tế khác:..............38
2.3. Vốn vay tín dụng ưu đãi:..............................................................................38
X. Giải pháp về liên kết 4 nhà:...................................................................................38
XI. Giải pháp về kêu gọi thu hút đầu tư:.....................................................................39
XII. Giải pháp về vấn đề an ninh trật tự trong các vùng nuôi tôm công nghiệp:.........39
PHẦN VII..................................................................................................................... 41
HIỆU QUẢ CỦA CHƯƠNG TRÌNH.........................................................................41
I. Hiệu quả về kinh tế, xã hội và môi trường:.............................................................41
1. Hiệu quả về kinh tế:............................................................................................41
2. Hiệu quả về xã hội:.............................................................................................41
3. Hiệu quả về môi trường:.....................................................................................41
II. Hiệu quả lồng ghép với các chương trình khác:................................................41
PHẦN VIII.................................................................................................................... 42
TỔ CHỨC THỰC HIỆN.............................................................................................42
I. Thành lập Ban chỉ đạo tỉnh về Chương trình phát triển nuôi tôm công nghiệp đến
năm 2015 và định hướng đến 2020.............................................................................42

II. Sở Nông nghiệp và PTNT: Là cơ quan thường trực Ban chỉ đạo tỉnh tổ chức thực
hiện chương trình trong phạm vi toàn tỉnh, có trách nhiệm:.......................................42
III. Các ngành liên quan:............................................................................................43
IV. Các huyện, thành phố:...........................................................................................43
V. Các hội nghề nghiệp:..............................................................................................43
PHẦN IX....................................................................................................................... 44
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT..........................................................................................44
I. Kết luận:.................................................................................................................. 44
II. Đề xuất:.................................................................................................................. 44
1. Ban hành và thực hiện các cơ chế chính sách để áp dụng cho việc thực hiện
Chương trình:..........................................................................................................44
2. Các đề xuất khác:................................................................................................44

MỞ ĐẦU
3


Cà Mau có tiềm năng, lợi thế rất lớn để phát triển nuôi trồng thuỷ sản, đặc
biệt là nuôi tôm. Có ba mặt giáp biển, chiều dài bờ biển trên 254 km với hơn 80
cửa biển lớn, nhỏ; chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều của biển Đông và nhật
triều không đều của biển Tây tạo ra một bãi triều rộng lớn ở khu vực Mũi Cà Mau,
là nơi sinh sản, sinh trưởng và phát triển của nhiều loài thuỷ sản có giá trị kinh tế
cao, tạo nguồn giống tự nhiên dồi dào cung cấp cho NTTS khu vực ven biển và nội
địa. Với hai hệ sinh thái đặc trưng mặn, ngọt với diện tích tự nhiên rộng lớn, tạo
điều kiện thuận lợi để Cà Mau phát triển nuôi trồng thủy sản đa dạng và phong
phú, đặc biệt là phát triển nuôi tôm. Những năm qua nghề nuôi tôm đã có sự
chuyển biến mạnh mẽ, năng suất và tôm nuôi không ngừng tăng lên. Năm 2006,
diện tích nuôi tôm tỉnh Cà Mau có 251.856ha, năng suất tôm nuôi đạt
352kg/ha/năm, sản lượng tôm nuôi đạt 88.443 tấn; đến năm 2010, diện tích nuôi
tôm có 266.592ha chiếm 41% diện tích nuôi tôm cả nước, năng suất tôm nuôi đạt

407kg/ha/năm, sản lượng tôm nuôi đạt 107.847 tấn chiếm 22,7% tổng sản lượng
tôm nuôi cả nước. Mặc dù năng suất nuôi tôm thời gian qua luôn tăng, nhưng so
với các tỉnh trong khu vực thì năng suất nuôi tôm bình quân ở Cà Mau chỉ bằng
50-60% so với các tỉnh trong khu vực ĐBSCL.
Điều này là do nuôi tôm ở Cà Mau phát triển tự phát, thiếu quy hoạch, cơ sở
hạ tầng yếu kém, nguồn nhân lực còn thiếu và yếu, trình độ tiếp thu và ứng dụng
khoa học, kỹ thuật còn hạn chế; nguồn nước trên các sông rạch ở Cà Mau bị ô nhiễm
nghiêm trọng; sự diễn biến phức tạp của thời tiết, chất lượng con giống không đạt
yêu cầu, nuôi trồng thủy sản còn phân tán nhỏ lẻ, quy mô hộ. Những năm qua, dù có
nhiều tiến bộ, song quy trình công nghệ nuôi tôm ở Cà Mau vẫn còn kém phát
triển, nuôi quảng canh vẫn là chủ yếu. Từ đó năng suất nuôi tôm ở Cà Mau thấp
nhất so với các tỉnh trong khu vực. Hiệu quả nuôi tôm kém, ảnh hưởng trực tiếp đến
đời sống kinh tế - xã hội của cộng đồng ngư dân nuôi trồng thủy sản trong tỉnh.
Định hướng phát triển trong thời gian tới phải tăng sản lượng tôm nuôi trong
khi diện tích nuôi vẫn ổn định. Do đó cần phải đẩy mạnh tăng năng suất nhằm khai
thác có hiệu quả kinh tế trên một diện tích, cần quy hoạch lại việc sử dụng đất cho
từng mô hình nuôi thích hợp như nuôi công nghiệp, quảng canh, quảng canh cải tiến
(QCCT), nhất là nuôi tôm công nghiệp trong thời gian qua việc triển khai còn chậm
chưa phát triển tương xứng với tiềm năng của tỉnh.
Để nuôi tôm công nghiệp tỉnh Cà Mau phát triển bền vững và mang lại hiệu
quả cao, góp phần thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội đại biểu tỉnh Đảng bộ
lần thứ XIV và đạt được mục tiêu định hướng phát triển Ngành đến năm 2020. Sở
Nông nghiệp & PTNT xây dựng Chương trình phát triển nuôi tôm công nghiệp đến
năm 2015 và định hướng đến năm 2020.
I. Sự cần thiết phải xây dựng Chương trình nuôi tôm công nghiệp tỉnh
Cà Mau đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020:
- Góp phần thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu tỉnh Đảng bộ lần thứ XIV
(nhiệm kỳ 2011-2015).
4



- Chương trình phát triển nuôi tôm công nghiệp tỉnh Cà Mau nhằm cụ thể
hóa Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020 và Đề án phát triển
nuôi trồng Thủy sản đến năm 2020.
- Xây dựng Chương trình phát triển nuôi tôm công nghiệp tỉnh Cà Mau
nhằm khai thác hợp lý và có hiệu quả tiềm năng về điều kiện tự nhiên, nguồn nhân
lực, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh theo định hướng phát triển kinh tế
hiệu quả và bền vững.
- Việc xây dựng Chương trình nuôi tôm công nghiệp tỉnh Cà Mau giai đoạn
2011-2015 và định hướng đến 2020 là rất cần thiết và cấp bách, nhằm góp phần
nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả của nghề nuôi tôm, đáp ứng nhu cầu
nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu.
- Xây dựng Chương trình phát triển nuôi tôm công nghiệp tỉnh Cà Mau
nhằm tạo điều kiện cho các khu vực nông thôn phát triển đúng định hướng của Bộ
Nông nghiệp và PTNT về quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp cấp xã theo
Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.
- Tăng thu nhập cho toàn xã hội, giải quyết việc làm cho người lao động,
tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo cho người dân ở nông thôn.
II. Các căn cứ, cơ sở để lập Chương trình:
- Nghị quyết Đại hội lần thứ XIV tỉnh Đảng bộ Cà Mau (nhiệm kỳ 20102015);
- Quyết định số 16/2007/QĐ-UBND ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Chủ tịch
UBND tỉnh Cà Mau về việc ban hành chương trình đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu
sản xuất Ngư – Nông – Lâm nghiệp tỉnh Cà Mau đến năm 2010 và định hướng đến
2020;
- Quyết định số 15/2009/QĐ-UBND ngày 07 tháng 7 năm 2009 của Chủ tịch
UBND tỉnh Cà Mau về việc Phê duyệt Chương trình phát triển bền vững tỉnh Cà
Mau giai đoạn 2009-2015 và tầm nhìn đến năm 2020;
- Chỉ thị số 01/CT-UBND ngày 24/02/2011 của Chủ tịch UBND tỉnh Cà
Mau về việc đẩy mạnh các giải pháp phát triển nuôi tôm công nghiệp;
- Quyết định số 06/2011/QĐ-UBND ngày 05 tháng 4 năm 2011 của UBND

tỉnh Cà Mau về việc ban hành quy định cơ chế phát triển cụm nuôi tôm công
nghiệp trên địa bàn tỉnh Cà Mau;
- Quyết định số 1586/QĐ-UBND ngày 13 tháng 10 năm 2011 của UBND
tỉnh Cà Mau về việc phê duyệt quy hoạch phát triển nông nghiệp tỉnh Cà Mau đến
năm 2020;
- Quyết định số 163/QĐ-TTg ngày 11 tháng 12 năm 2008 của Thủ tướng
Chính phủ về việc Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Cà
Mau đến năm 2020;

5


- Quyết định Số 1690/QĐ-TTg ngày 16 tháng 9 năm 2010 của Thủ tướng
Chính phủ Phê duyệt Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020;
- Quyết định số 332/QĐ-TTg ngày 03 tháng 3 năm 2011 của Thủ tướng
Chính phủ Phê duyệt Đề án phát triển nuôi trồng thủy sản đến năm 2020;
- Quyết định số 2194/QĐ-TTg ngày 25 tháng 12 năm 2009 của Thủ tướng
Chính phủ Phê duyệt Đề án phát triển giống cây nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi
và giống thuỷ sản đến năm 2020;
- Quyết định số 142/2009/QĐ-TTg ngày 31/12/2009 của Thủ tướng Chính
phủ về cơ chế, chính sách hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thuỷ sản để khôi phục
sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh;
- Thông tư số 07/2010/TT – BNNPTNT ngày 08 tháng 02 năm 2010 của Bộ
Nông nghiệp & PTNT Hướng dẫn quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp cấp
xã theo Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới. (Điều 6. Quy hoạch sản xuất thủy
sản);
- Quyết định số 56/2008/QĐ-BNN ngày 29 tháng 4 năm 2008 của Bộ Nông
nghiệp và PTNT Ban hành Quy chế kiểm tra, chứng nhận nuôi trồng thủy sản theo
hướng bền vững;
- Quyết định số 447/QĐ-BTS ngày 03 tháng 4 năm 2007 của Bộ Thủy sản

về việc Ban hành Hướng dẫn Quy hoạch phát triển nuôi trồng thuỷ sản mặn lợ bền
vững cấp tỉnh;
- Quyết định số 04/2002/QĐ-BTS ngày 24 tháng 01 năm 2002 của Bộ Thủy
sản về việc Ban hành quy chế quản lý môi trường vùng nuôi tôm tập trung;
- Quyết định số 06/2006/QÐ-BTS ngày 10 tháng 4 năm 2006 của Bộ Thủy
sản về việc ban hành Quy chế Quản lý vùng và cơ sở nuôi tôm an toàn;
- Thông tư số 45/2010/TT-BNNPTNT ngày 22 tháng 7 năm 2010 của Bộ
Nông nghiệp và PTNT Ban hành quy định về điều kiện cơ sở, vùng nuôi thương
phẩm tôm sú (Penaeus monodon Fabricus, 1798), tôm chân trắng (Penaeus
vannamei Boone, 1931) thâm canh đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm;
- Nghị định số 61/2010/NĐ-CP ngày 04/6/2010 về chính sách khuyến khích
doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp và nông thôn.

PHẦN I
ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ CÁC NGUỒN LỰC
ĐỂ PHÁT TRIỂN NUÔI TÔM CÔNG NGHIỆP
6


I. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, tài nguyên và nhân lực:
1. Vị trí địa lý:
Cà Mau là tỉnh cực nam của tổ quốc, có vị trí địa lý từ 8 030’ đến 9010’ vĩ độ
Bắc và từ 104080’ đến 105005’ kinh Đông.
- Phía Bắc tiếp giáp tỉnh Kiên Giang;
- Phía Đông tiếp giáp tỉnh Bạc Liêu;
- Phía Nam tiếp giáp Biển Đông;
- Phía Tây tiếp giáp Vịnh Thái Lan.
Diện tích tự nhiên 5.294,87 km2, bằng 1,58% diện tích cả nước và 13,13%
diện tích Đồng Bằng Sông Cửu Long.
Tỉnh được phân chia thành 9 đơn vị hành chính cấp huyện: gồm thành phố

Cà Mau và các huyện: Trần Văn Thời, Thới Bình, U Minh, Cái Nước, Phú Tân,
Đầm Dơi, Năm Căn và Ngọc Hiển.
Về hành chính, tỉnh Cà Mau được chia thành 8 huyện và 1 thành phố. Thành
phố Cà Mau là trung tâm hành chính của tỉnh.
2. Khí hậu thủy văn:
Về khí hậu, tỉnh Cà Mau chịu ảnh hưởng của chế độ khí hậu nhiệt đới gió
mùa cận xích đạo, với nền nhiệt cao quanh năm, ổn định và chia thành 2 mùa rõ
rệt. Lượng mưa lớn phân hóa theo mùa, lượng mưa dao động từ 1.500-2.300mm,
mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, ít
có bão và giá rét. Đây là yếu tố tác động lớn đến sản xuất, đặc biệt là đối với nghề
nuôi trồng thủy sản.
Về thủy văn, tỉnh Cà Mau có ba mặt giáp biển và chịu ảnh hưởng của hai
chế độ triều là bán nhật triều không đều ở biển Đông và nhật triều không đều ở
biển Tây. Do chịu ảnh hưởng của 2 chế độ triều khác nhau nên hình thành rất nhiều
vùng giáp nước trên các sông rạch thông nhau, các vùng này thường lệch về phía
biển Tây. Trong khi hiện tượng ngập úng và ngọt hoá phổ biến trong mùa mưa thì
hiện tượng mặn hóa và xâm nhập mặn lại rất phổ biến vào mùa khô.
3. Đặc tính của đất đai:
Theo tài liệu chỉnh lý, bổ sung bản đồ đất tỷ lệ 1/100.000 tỉnh Cà Mau của
Phân Viện QH&TKNN cho thấy:
Phân loại phát sinh có 6 nhóm đất chính, phân thành 26 loại đất (Đơn vị chú
giải bản đồ đất) trong đó có 2 nhóm đất có diện tích lớn là:
- Nhóm đất phèn: 279.928 ha, chiếm 52,53% diện tích tự nhiên.
- Nhóm đất mặn: 212.877 ha, chiếm 39,95% diện tích tự nhiên.
- Bốn nhóm đất còn lại gồm: bãi bồi 12.193 ha, đất than bùn 8.903 ha, đất đỏ
vàng 708 ha, ít nhất là đất cát 671 ha.
7


Nhìn chung đất ở Cà Mau thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản nhưng ít thuận

lợi cho trồng trọt, nhất là canh tác trong điều kiện nhờ nước mưa và luôn chịu ảnh
hưởng của xâm nhập mặn, nhất là khi chuyển đổi nuôi tôm đã làm tái nhiễm mặn
cả đất ruộng và đất vườn mà hàng trăm năm trước đây nông dân và chính quyền
địa phương đã đầu tư ngăn mặn, trữ ngọt, cải tạo đất để trồng trọt.
3.1. Nhóm đất phèn:
Phân bố nhiều ở các huyện Thới Bình, U Minh, Trần Văn Thời, Ngọc Hiển,
Năm Căn. Trong nhóm đất phèn có 2 nhóm phụ:
- Đất phèn tiềm tàng;
- Đất phèn hoạt động.
Các đất phèn tiềm tàng nhìn chung có trị số pH cao hơn hẳn đất phèn hoạt
động. Về độ mặn đều cao ở cả hai nhóm đất phèn, do đặc tính của hàm lượng muối
cao nên pH không quá thấp và các chất độc hại khác như Fe ++ và Al+++ cũng không
quá cao. Về độ phì của đất phèn, nhìn chung độ phì nhiêu tiềm tàng cao với hàm
lượng chất hữu cơ rất giàu.
Về khả năng sử dụng, các nhóm đất phèn có độ mặn từ trung bình đến nặng
có thể sử dụng cho nuôi tôm, tuy nhiên trong quá trình sử dụng đất không nên đào
xới nhiều và phơi khô làm tầng phèn bị ôxy hóa.
3.2. Nhóm đất mặn:
Phân bố nhiều ở các huyện Cái Nước, Trần Văn Thời, Đầm Dơi và rải rác ở
tất cả các huyện khác. Về phương diện xâm nhập mặn có thể chia ra là 2 nhóm phụ
là:
- Đất mặn thường xuyên, quanh năm bị ảnh hưởng mặn, bao gồm đất mặn
dưới tán rừng và đất mặn nặng phân bố gần bờ biển.
- Đất mặn theo mùa chỉ mặn vào mùa khô, bao gồm đất mặn ít và trung bình
phân bố ở sâu trong nội đồng.
Nhìn chung các nhóm đất mặn đều có điểm tương đồng nhau về độ phì, hàm
lượng chất hữu cơ ở mức trung bình đến thấp, một số ít nơi có hiện tượng chất hữu
cơ bị chôn vùi. Hầu hết các loại đất mặn đều có thành phần cấp hạt sét chiếm ưu
thế (50-60%).
Về khả năng sử dụng, các loại đất mặn đều có khả năng sử dụng vào việc

nuôi tôm, tuỳ theo điều kiện thực tế về thủy lợi, biên độ triều mà sử dụng cho các
hình thức nuôi tôm phù hợp.
3.3. Nhóm đất bãi bồi:
Chủ yếu phân bố ở Ngọc Hiển, Năm Căn, Phú Tân,… Đây là môi trường rất
lý tưởng cho các loài thủy sản sinh sản và sinh trưởng. Cần phải bảo vệ nghiêm
ngặt ở trạng thái nguyên thủy vốn có của nó, là nguồn tài nguyên vô cùng quan
trọng cho công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản của tỉnh.
3.4. Nhóm đất than bùn:
8


Phân bố chủ yếu ở Thới Bình, U Minh, Trần Văn Thời,… Hiện nay diện tích
đất than bùn còn lại rất ít do rừng bị cháy, lớp than bùn bị cháy trơ ra tầng phèn.
4. Tài nguyên nước:
4.1. Nguồn nước mặt:
Cho đến nay, tỉnh Cà Mau chưa có nguồn nước ngọt đưa từ nơi khác về bổ
sung (dự kiến đưa ngọt từ Sông Hậu về Cà Mau theo dự án thủy lợi vùng Quản Lộ
- Phụng Hiệp hiện chưa thực hiện được). Nguồn nước mặt của tỉnh Cà Mau chủ
yếu là nguồn nước mưa và nguồn nước đưa từ biển vào, chứa trong hệ thống sông
rạch tự nhiên, kênh thủy lợi, trong rừng ngập mặn, rừng tràm và các ruộng nuôi
thủy sản. Theo vùng quy hoạch sản xuất nông nghiệp, nguồn nước mặt ở tỉnh Cà
Mau đã có sự phân chia khá rõ:
- Nguồn nước mặt phục vụ sản xuất cây con là nước ngọt chủ yếu còn lại ở
khu vực rừng tràm U Minh Hạ, vùng sản xuất nông nghiệp phía Bắc huyện Trần
Văn Thời và huyện Thới Bình, vùng mía nguyên liệu của huyện Thới Bình.
- Nguồn nước mặt là nước lợ, nước mặn, đây là nguồn nước được đưa vào từ
biển, hoặc được pha trộn với nguồn nước mưa.
Tuy nhiên trong những năm gần đây, nguồn nước mặt đang đối mặt với nguy
cơ ô nhiễm nghiêm trọng liên quan đến dịch vụ chế biến thủy sản do việc xả thải
bừa bãi không qua xử lý và liên quan đến quá trình chuyển đổi sản xuất ồ ạt trong

khi chưa kịp phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng thủy lợi,…
4.2. Nguồn nước ngầm:
Theo kết quả điều tra của Liên đoàn Bản đồ địa chất Miền Nam, nước ngầm
ở tỉnh Cà Mau có trữ lượng lớn, chất lượng đảm bảo cho sinh hoạt và sản xuất
công nghiệp. Có 7 tầng chứa nước dưới đất (theo thứ tự từ I đến VII) với tổng trữ
lượng tiềm năng khoảng 6 triệu m3/ngày. Hiện nay nước ngầm ở tỉnh đang khai
thác chủ yếu ở tầng II, tầng III và tầng IV (đối với giếng nước lẻ của hộ dân chủ
yếu khai thác ở tầng II và tầng III). Ngoài các giếng nước công nghiệp tại thành
phố Cà Mau, các thị trấn huyện lỵ, các nhà máy, lượng giếng nước khoan của các
hộ dân là trên 26.000 giếng.
Theo dự báo đến năm 2020, áp lực khai thác sử dụng nguồn nước ngầm là
rất lớn, sản lượng cấp nước toàn tỉnh phải đạt khoảng 152.000 m 3/ngày, trong đó
riêng khai thác tại thành phố Cà Mau và các thị trấn, các khu công nghiệp lên tới
trên 100.000 m3/ngày. Nếu quá trình khai thác nước ngầm phục vụ cho phát triển
nuôi tôm công nghiệp không được quy hoạch hợp lý sẽ dẫn đến phá vỡ cân bằng tự
nhiên giữa các tầng nước, có thể nước mặn ở tầng I sẽ thấm xuyên xuống các tầng
dưới gây ô nhiễm nguồn nước ngầm. Đồng thời nếu khai thác quá mức sẽ làm cạn
kiệt nguồn nước ngầm phục vụ cho sinh hoạt và tưới tiêu trong sản xuất nông
nghiệp.
II. Nguồn nhân lực:
- Số hộ nuôi tôm trong tỉnh: 147.381 hộ.
9


- Tổng số lao động trong lĩnh vực nuôi tôm: 360.000 lao động.
- Chất lượng lao động:
+ Lao động có trình độ đại học khoảng: 50 người.
+ Lao động có trình độ trung cấp khoảng: 200 người.
+ Lao động có trình độ qua đào tạo nghề khoảng trên: 500 người.
Ngoài ra, từ năm 2006 đến năm 2010, Trung tâm Khuyến ngư đã tổ chức tập

huấn hơn 1.840 lớp với hơn 52.700 lượt người tham dự. Trong đó có khoảng 1.500
lớp tập huấn về nuôi tôm với hơn 40.000 lượt người tham dự. Ngoài ra Hội Thủy
sản cũng đã tổ chức hàng chục lớp tập huấn kỹ thuật nuôi tôm, sản xuất tôm, cua
giống góp phần nâng cao trình độ ứng dụng khoa học kỹ thuật cho người sản xuất.

PHẦN II
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NUÔI TÔM Ở TỈNH CÀ MAU
10


I. Tổng quan về nuôi tôm:
1. Diện tích và năng suất nuôi:
Diện tích nuôi tôm tỉnh Cà Mau năm 2006 đạt 251.856ha, đến năm 2010 đạt
266.592 ha đứng đầu cả nước. Trong giai đoạn 2006-2010 diện tích tăng, do tiến
hành chuyển đổi theo Nghị quyết 09 của Chính phủ, tốc độ tăng trưởng trung bình
diện tích nuôi tôm trong giai đoạn 2006-2010 đạt 1,1%/năm. Diện tích nuôi tôm
năm 2010 lớn nhất tỉnh là huyện Đầm Dơi đạt 65.584 ha, chiếm 24.7% tổng diện
tích nuôi tôm của tỉnh; kế tiếp là huyện Thới Bình 44.289 ha và thấp nhất là huyện
U Minh với 11.062 ha.
Nuôi tôm quảng canh chiếm tỉ trọng lớn nhất. Năm 2010, diện tích nuôi tôm
quảng canh đạt 206.643 ha, chiếm 77.5%, diện tích tôm lúa đạt 36.997ha, chiếm
13,9%, diện tích tôm – rừng đạt 17.700ha, chiếm 6,6% tổng diện tích nuôi tôm của
tỉnh, diện tích nuôi tôm quảng canh cải tiến và nuôi tôm công nghiệp (thâm canh)
đạt tỷ lệ rất thấp.
Năng suất nuôi tôm bình quân của cả tỉnh Cà Mau năm 2006 chỉ đạt
352kg/ha/năm, đến năm 2010 tăng lên 407kg/ha/năm thấp hơn nhiều so với cả
nước. Điều này thể hiện mức độ thâm canh của tỉnh thấp hơn nhiều vùng trên cả
nước.
2. Sản lượng nuôi tôm tỉnh Cà Mau giai đoạn 2006-2010:
Sản lượng nuôi tôm của tỉnh Cà Mau tăng liên tục trong giai đoạn 20062010, từ 88.443 tấn năm 2006 lên 107.847 tấn năm 2010 (tăng gần 22%). Hầu hết

các huyện trong tỉnh đều có xu thế tăng sản lượng trong giai đoạn 2006-2010, tăng
đáng kể nhất là Đầm Dơi, Phú Tân và Thới Bình.
II. Thực trạng nuôi tôm công nghiệp tỉnh Cà Mau đến năm 2010:
1. Kết quả thực hiện Chương trình phát triển nuôi tôm công nghiệp tỉnh
Cà Mau giai đoạn 2005-2010:
Theo Chương trình phát triển nuôi tôm công nghiệp tỉnh Cà Mau giai đạn
2005-2010, tỉnh Cà Mau đạt diện tích nuôi tôm công nghiệp từ 10.000 – 11.000ha.
Tuy nhiên kết quả thực hiện đến cuối năm 2010 mới chỉ đạt 1.759,4 ha, đến hết
tháng 6/2011 diện tích tăng lên 3.280ha.
1.1. Về diện tích:
Kết quả thực hiện cụ thể đạt được như sau:

TT
1

Đơn vị
Phú Tân

2006
130

2007

2008

80

100
11


2009
110

2010
118

06 tháng
2011
453


2
3
4
5
6
7
8
9

Cái Nước
Đầm Dơi
TP Cà Mau
Thới Bình
Trần Văn Thời
U Minh
Năm Căn
Ngọc Hiển

43,45

602
164
24,9
82
0,9
60,6
0
1.107,
9

97,7
762
213
17,9
57
0,9
22,9
0

81,63
463
108
9,7
82
1,53
75,2
14

115
784,3

237,8
19,9
47,8
0
24,4
0

111
1.002,9
427
20
55,5
0
25
0

344,64
1.655,49
587
29,05
174,52
0
36,9
0

Tổng
1.251,4 935,06 1.339,2 1.759,4
3.280
1.2. Năng suất:
Nuôi tôm công nghiệp tỉnh Cà Mau có quá trình phát triển chậm hơn các

tỉnh trong khu vực nói riêng và cả nước nói chung. Nguyên nhân chính do trình độ
kỹ thuật và kinh nghiệm nuôi còn kém, mật độ nuôi thấp, do đó năng suất và hiệu
quả đạt thấp hơn. Năm 2006 năng suất nuôi tôm công nghiệp bình quân tỉnh Cà
Mau đạt khoảng 4 tấn/ha/năm, đến năm 2010 năng suất chỉ tăng lên khoảng 5,0-5,5
tấn/ha/năm, thấp hơn nhiều so với các tỉnh lân cận.
2. Nguyên nhân hạn chế:
Diện tích nuôi tôm công nghiệp tăng chậm, có đôi khi giảm trong thời gian
qua là do một số nguyên nhân cơ bản như sau:
- Công tác tuyên truyền chưa được quan tâm, nhận thức của các cấp lãnh đạo
Đảng, Chính quyền và các tổ chức đoàn thể còn hạn chế, chưa có sự chỉ đạo sâu
sát, coi đó là nhiệm vụ của ngành chuyên môn.
- Việc quy hoạch chưa tập trung còn manh mún nên gây khó khăn cho việc
đầu tư cơ sở hạ tầng đáp ứng cho nuôi tôm công nghiệp.
- Tình hình giá tôm nguyên liệu không ổn định tác động rất lớn đến việc
phát triển nuôi tôm công nghiệp. Giá một số nguyên liệu, vật tư phục vụ nuôi trồng
thủy sản biến động theo chiều hướng tăng hàng năm làm tăng chi phí, nên giảm
hiệu quả kinh tế.
- Chưa có chủ trương và chính sách ưu đãi thu hút đầu tư từ các thành phần
kinh tế vào phát triển nuôi tôm công nghiệp, rủi ro dịch bệnh còn cao nên người
nuôi chưa mạnh dạn đầu tư.
- Nuôi tôm công nghiệp đòi hỏi đầu tư vốn lớn, trong khi các ngân hàng
thương mại chưa mạnh dạng đầu tư, nhà nước chưa có chính sách hỗ trợ vốn cho
người dân phát triển sản xuất.
- Trình độ tiếp thu và ứng dụng khoa học kỹ thuật của người dân còn hạn
chế, hầu hết người dân quản lý bằng kinh nghiệm, nên khi gặp sự cố xảy ra không
thể xử lý và khắc phục.
12


- Việc tổ chức lại sản xuất theo mô hình hợp tác còn chậm và kém hiệu quả,

dẫn đến việc kiểm soát dịch bệnh gặp nhiều khó khăn, chi phí sản xuất tăng làm
giảm hiệu quả sản xuất.
III. Hiện trạng cơ sở hạ tầng và các điều kiện để phát triển nuôi tôm
công nghiệp:
1. Thủy lợi:
Hệ thống thủy lợi phục vụ nuôi tôm ở Cà Mau nói chung có nhiều thuận lợi
do trên địa bàn tỉnh Cà Mau có hệ thống sông ngòi tự nhiên chằng chịt, với hơn 80
cửa sông lớn nhỏ nối liền với biển, tạo điều kiện thuận lợi cho việc cấp thoát nước
dễ dàng.
Hiện trạng thủy lợi toàn tỉnh Cà Mau hiện nay cơ bản như sau:
* Kênh trục: Có 40 công trình với tổng chiều dài 890km, có năng lực phục
vụ 120.000ha đất sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản.
* Kênh cấp I: Có 240 công trình với tổng chiều dài 2.706km, có năng lực
phục vụ 260.000ha đất sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản.
* Kênh cấp II: Có 828 công trình với tổng chiều dài 3.647km, năng lực phục
vụ 130.000ha đất sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản.
* Kênh cấp III: Có 981 công trình với tổng chiều dài 1.765km, năng lực
phục vụ 28.000ha đất sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản.
Hệ thống kênh các cấp cơ bản đáp ứng yêu cầu tiêu úng, xổ phèn cho sản
xuất nông nghiệp và cấp thoát nước cho nuôi trồng thủy sản. Vấn đề cần giải quyết
hiện nay là phải nạo vét hàng năm do các kênh bị phù sa, sạt lở, bồi lắng, đảm bảo
theo yêu cầu cấp thoát nước phục vụ sản xuất.
Hệ thống thủy lợi phục vụ cho nuôi tôm công nghiệp trên địa bàn tỉnh hiện
chưa được đầu tư. Hệ thống thuỷ lợi hiện nay chủ yếu phục vụ cho nuôi tôm quảng
canh cải tiến. Tuy nhiên, do chưa được đầu tư đúng mức, tốc độ bồi lắng nhanh
nên hiện nay hệ thống kênh rạch không thể đáp ứng cho nhu cầu cấp thoát nước
cho nuôi trồng thuỷ sản. Từ đó ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của nghề nuôi tôm
nhất là nuôi tôm công nghiệp. Để nuôi tôm quảng canh nói chung và nuôi tôm
công nghiệp nói riêng phát triển mạnh trong thời gian tới, cần phải chú trọng đầu
tư phát triển đồng bộ hệ thống thuỷ lợi, đảm bảo cấp thoát nước phục vụ sản xuất,

cải thiện môi trường vùng nuôi, hạn chế lây lan mầm bệnh.
2. Điện:
Hiện nay, hệ thống điện lưới được đầu tư khá toàn diện, toàn bộ các trung
tâm xã, thị trấn đều có hệ thống mạng lưới điện trung thế; hầu hết các xóm, ấp đều
có điện sinh hoạt và sản xuất với hơn 92% tổng số hộ trong tỉnh. Việc cải tạo và
phát triển lưới điện đều theo đúng Quy hoạch phát triển điện lực Cà Mau giai đoạn
2006-2010 được duyệt với mục tiêu phát triển công nghiệp chế biến phục vụ sản

13


xuất nông nghiệp và tiêu dùng ở nông thôn. Luới điện đã đưa đến 82/82 xã đạt
100% số xã có điện.
Tuy nhiên, đối với nuôi tôm công nghiệp thì hệ thống lưới điện chưa được
đầu tư nhiều, hiện chỉ có một số vùng nuôi tôm công nghiệp tập trung mới được
đầu tư lưới điện 03 pha và nâng cấp trạm biến áp để vận hành được máy móc thiết
bị, một số vùng có diện tích nuôi tôm công nghiệp phân tán thì chưa được đầu tư,
chi phí cho sản xuất quá cao do phải chạy máy bằng nhiên liệu xăng, dầu. Để phát
triển nuôi tôm công nghiệp cần phải nâng cấp mạng lưới điện 01 pha lên 03 pha,
nâng công suất của các trạm biến áp và đầu tư xây dựng mới lưới 03 pha khi có
nhu cầu phát triển mạnh sau này để đảm bảo vận hành tốt máy móc thiết bị và
giảm chi phí sản xuất cho người nuôi. Trước mắt cần ưu tiên đầu tư tăng cường
công suất 223 trạm biến áp với tổng công suất gần 13.500 KVA đang quá tải tại các
khu vực dân cư vùng dự án trong năm 2011 để đảm bảo đáp ứng nhu cầu về điện
cho phát triển sản xuất của người dân.
3. Giao thông:
Ngành GTVT đã triển khai thực hiện các dự án đầu tư hệ thống các tuyến
đường giao thông trong tỉnh, đường đến trung tâm kinh tế ven biển và các vùng sản
xuất. Đặc biệt là tập trung ưu tiên xây dựng các tuyến đường nối trung tâm Thành
phố Cà Mau với trung tâm các huyện và xã. Đến nay phương tiện đường bộ đã

từng bước thay dần phương tiện đường thủy, xe ôtô đã đến được 7/8 huyện và phần
lớn các xã trong tỉnh, xe gắn máy đến được hầu hết các xã trong tỉnh.
- Đường bộ: Hiện tại chỉ có đường ô tô về tới trung tâm các xã; chưa có
đường ô tô đến vùng quy hoạch nuôi tôm công nghiệp, đây là khó khăn rất lớn đối
với việc vận chuyển sản phẩm và vật tư cần thiết phục vụ cho sản xuất với quy mô
lớn. Chỉ có hệ thống đường giao thông nông thôn, một số vùng đã được bê tông
hóa từ trung tâm xã đến tận vùng quy hoạch, hệ thống đường bộ này chỉ phục vụ
cho việc đi lại của người dân.
- Đường thuỷ: Nhìn chung các tuyến sông ở tỉnh Cà Mau nói chung và vùng
quy hoạch khá thông suốt, đảm bảo cho phương tiện vận tải lưu thông tốt, thuận
tiện cho việc vận chuyển hàng hóa, sản phẩm. Đa phần người dân trong vùng quy
hoạch chủ yếu đi lại bằng phương tiện thủy.
4. Hiện trạng dịch vụ và nguồn lực để phát triển nuôi tôm công nghiệp
của tỉnh:
4.1. Về sản xuất giống tôm:
Hiện nay tỉnh Cà Mau có trên 800 trại sản xuất tôm giống, hàng năm sản
xuất được khoảng 6-8 tỷ con giống cung cấp cho người nuôi, đáp ứng khoảng 60%
nhu cầu về tôm giống thả nuôi của tỉnh. Quy trình sản xuất, chất lượng con giống
ngày càng được cải thiện và nâng cao nhằm đáp ứng nhu cầu tôm giống có chất
lượng cao cho phong trào nuôi tôm công nghiệp trong tỉnh. Tuy nhiên, chất lượng
tôm giống sản xuất tại Cà Mau còn thấp và không đồng đều. Các cơ sở sản xuất
14


tôm giống với quy mô lớn, nguồn lực tài chính và đội ngủ kỹ thuật có trình độ cao
thì sản xuất ra con giống có chất lượng tốt. Ngược lại, các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ,
nguồn lực yếu thì hầu hết sản xuất ra con giống có chất lượng kém. Theo ước tính,
con giống sử dụng cho nuôi tôm công nghiệp ở Cà Mau khoảng 70% có nguồn gốc
từ Miền Trung và tỉnh Bạc Liêu. Trong đó tôm chân trắng chiếm 100%. Điều này
thêm cơ sở để kết luận rằng tôm giống sản xuất tại Cà Mau với số lượng lớn nhưng

chất lượng chưa ổn định và còn thấp kém.
4.2. Về dịch vụ hậu cần phục vụ cho nghề nuôi tôm:
- Cùng với phong trào nuôi tôm phát triển mạnh từ sau chuyển đổi cơ cấu
sản xuất, mạng lưới dịch vụ cũng được phát triển mạnh mẽ, đến nay tỉnh Cà Mau
đã có gần 200 cơ sở dịch vụ thú y thủy sản vừa cung cấp các sản phẩm phục vụ
cho nuôi tôm vừa tham gia tư vấn kỹ thuật cho người dân trong việc sử dụng các
loại hóa chất, chế phẩm sinh học, quản lý môi trường, phòng ngừa dịch bệnh,…
Tuy nhiên, đến nay toàn tỉnh vẫn chưa có nhà máy sản xuất vật tư thủy sản phục vụ
cho người nuôi tôm nhằm giảm giá thành sản phẩm.
- Hệ thống các đại lý thu mua tôm nguyên liệu và sơ chế cũng được phát
triển mạnh trong thời gian qua với hơn 800 cơ sở đăng ký là đầu mối cho việc tiêu
thụ sản phẩm quan trọng giữa nhà sản xuất với các nhà máy chế biến xuất khẩu.
4.3. Về liên kết 4 nhà trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm:
Tổ chức sản xuất trong NTTS hiện nay ở Cà Mau chủ yếu là kinh tế hộ, với
gần 150.000 hộ, sản xuất với quy mô nhỏ lẻ. Hiện nay toàn tỉnh chỉ có hơn 50 Hợp
tác xã, hơn 2.950 tổ hợp tác sản xuất và hơn 590 trang trại hoạt động trong lĩnh
vực nuôi trồng thủy sản. Mặc dù có nhiều tổ chức kinh tế tập thể, nhưng liên kết 4
nhà vẫn còn thiếu sự quan tâm của các ngành, không được sự hưởng ứng của
người dân, do đó chưa đạt được hiệu quả cao.
Thực hiện có hiệu quả mối liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, bảo
đảm sự gắn kết chặt chẽ, gắn bó mật thiết giữa các nhà khoa học với người sản
xuất, các nhà doanh nghiệp, các tổ chức ngân hàng bằng các chương trình, dự án
phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn theo phương thức liên kết cộng đồng, nâng
cao trách nhiệm, hỗ trợ kỹ thuật, nguồn vốn là một trong những giải pháp phát
triển sản xuất hiệu quả.
Hiện nay tỷ lệ thất thoát sau thu hoạch vẫn còn khá lớn, để khắc phục tình
trạng này cần thiết phải xây dựng mối liên kết hoặc thành lập các nhóm nông dân
áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật nhằm mang lại giá trị gia tăng cho sản
phẩm và đáp ứng được các yêu cầu của người tiêu dùng và thị trường.
4.4. Về hoạt động khuyến ngư:

Thời gian qua công tác khuyến ngư luôn được quan tâm và có bước phát
triển vượt bậc, trình độ chuyên môn và năng lực của cán bộ được nâng lên, tập
huấn khuyến ngư từng bước đã thay đổi về hình thức, nâng cao về chất lượng. Đến
nay hệ thống khuyến ngư cơ sở đã hình thành đến tất cả các huyện, thành phố với
15


một lực lượng cán bộ được đào tạo cơ bản, có năng lực chuyên môn và có nhiều
kinh nghiệm trong nuôi tôm công nghiệp. Trung tâm khuyến ngư đã xây dựng
được quy trình nuôi tôm công nghiệp và đã chuyển giao thành công cho một số
đơn vị và hộ dân, đây sẽ là cơ sở để đẩy mạnh việc tư vấn hướng dẫn kỹ thuật cho
ngư dân trong thời gian tới.
4.5. Về phòng ngừa dịch bệnh và bảo vệ môi trường:
Thời gian qua ngành Nông nghiệp cũng đã phối hợp với nhiều đơn vị như
Viện Nghiên cứu NTTS II, Trường Đại học Cần Thơ thực hiện công việc điều tra
nghiên cứu tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục, đồng thời hướng dẫn bà
con ngư dân áp dụng các phương pháp xử lý để hạn chế ô nhiễm môi trường và lây
lan dịch bệnh. Mặc dù không thể ngăn chặn được hoàn toàn, nhưng kết quả bước
đầu cũng giúp bà con hạn chế thiệt hại, không để xảy ra dịch bệnh trên phạm vi
rộng.
Trước tình hình dịch bệnh tôm nuôi các tháng đầu năm 2011 ở các tỉnh
Đồng bằng sông Cửu Long, Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn đã chỉ đạo
Tổng cục Thủy sản, Cục Thú y, các Viện Nghiên Cứu nuôi trồng thủy sản, trường
Đại học Cần Thơ phối hợp với các tỉnh có diện tích tôm bị chết để lấy mẫu xét
nghiệm bệnh. Đặc biệt, Bộ Nông nghiệp đã chỉ đạo Cục Thú y phối hợp với trường
Đại học Arizona (Hoa Kỳ) phân tích mẫu tôm và mẫu nghêu bị bệnh để xác định
tác nhân nhằm tìm ra giải pháp khắc phục, giảm thiệt hại cho người nuôi tôm.
Nghề nuôi tôm phát triển nhanh kể từ sau chuyển dịch cả về quy mô diện
tích và các hình thức nuôi, từ chỗ nuôi theo hình thức quảng canh truyền thống là
chủ yếu dần chuyển sang nuôi theo hình thức quảng canh cải tiến, bán thâm canh

và thâm canh, tác động mạnh đến môi trường sinh thái thông qua các hoạt động
đào đắp ao, đầm, sử dụng các loại hóa chất để xử lý, xả chất thải,… đã làm cho
môi trường ngày càng ô nhiễm, dẫn đến dịch bệnh phát sinh và lây lan mạnh ảnh
hưởng đến hiệu quả sản xuất của người dân. Việc quản lý sên vét đất bùn cải tạo ao
đầm trong nuôi trồng thủy sản đã được quy định tại Quyết định 09/2010/QĐUBND ngày 06 tháng 7 năm 2010. Tuy nhiên trong quá trình sên vét, nhất là sên
vét bằng cơ giới, người dân còn cố tình vi phạm khi xả thải trực tiếp ra sông rạch,
thực trạng này làm cho nguồn nước NTTS trên các sông rạch ngày càng ô nhiễm.
4.6. Chế biến và tiêu thụ sản phẩm:
- Toàn tỉnh có 27 công ty với 35 xí nghiệp chế biến trực thuộc. Tổng công
suất chế biến 185.000 tấn/năm; Trong đó:
+ Chế biến tôm đông: 150.000 tấn/năm;
+ Chế biến chả cá: 10.000 tấn/năm;
+ Chế biến bột cá: 25.000 tấn/năm.
- Công suất chế biến hàng giá trị gia tăng: 75.000 tấn/năm.

16


- An toàn vệ sinh thực phẩm: tất cả các xí nghiệp đều đạt chuẩn ATVSTP
của Bộ, 6 XN đạt chuẩn ISO, 30 XN được cấp Code EU (HACCP).
- Chế biến và xuất khẩu của Cà Mau đứng đầu cả nước, KNXK năm 2010
đạt 840 triệu USD chiếm 1/5 KNXK TS cả nước.
- Thị trường xuất khẩu trên 40 nước, thị trường chính Nhật, Mỹ, EU..có văn
phòng đại diện tại Mỹ, Úc.
Hiện nhu cầu tôm nguyên liệu phục vụ cho chế biến chỉ đáp ứng 60% công
suất thiết kế. Đây là động lực lớn để phát triển nuôi tôm công nghiệp trong thời
gian tới, nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ hết sản phẩm cho người nuôi luôn ổn định
với mức giá cao.
IV. Đánh giá những thuận lợi khó khăn:
1. Thuận lợi:

- Được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của các ngành, cấp từ Trung ương đến
địa phương, sự phối hợp chặt chẽ của các địa phương, đơn vị và sự quan tâm đầu
tư của các Doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh.
- Chính phủ, Bộ ngành và tỉnh cũng đã ban hành nhiều chủ trương và chính
sách kịp thời và sát hợp với tình hình thực tế của tỉnh, sẽ góp phần thúc đẩy nuôi
tôm công nghiệp sẽ phát triển nhanh trong thời gian tới.
- Cơ sở hạ tầng phục vụ cho nuôi tôm, nhất là hệ thống thủy lợi, điện bước
đầu được quan tâm và đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi trong việc cấp thoát nước, cải
thiện môi trường được tốt hơn và sử dụng các thiết bị phục vụ cho nuôi tôm góp
phần giảm chi phí nâng cao hiệu quả kinh tế.
- Thị trường xuất khẩu tôm được mở rộng, giá cả tôm nguyên liệu ổn định ở
mức cao đã kích thích người dân mạnh dạn đầu tư để chuyển đổi sản xuất theo
hướng ứng dụng khoa học kỹ thuật.
- Công tác kiểm dịch giống thủy sản trong thời gian qua đã được quan tâm;
nhiều văn bản quy định về quản lý giống thuỷ sản cũng đã được ban hành, nhằm
tăng cường kiểm tra, góp phần nâng cao chất lượng tôm giống, từ đó sẽ giúp người
dân có nguồn tôm giống đạt chất lượng để thả nuôi công nghiệp.
- Mạng lưới dịch vụ hậu cần phục vụ cho nghề nuôi tôm cũng đã dần được
hình thành đến các vùng nuôi, công tác quản lý chất lượng vật tư thủy sản cũng
được tăng cường, chất lượng sản phẩm đã được nâng cao.
- Nhiều mô hình trình diễn đã thành công và được triển khai và nhân rộng,
đặc biệt là các mô hình trong Đề án nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả
trong sản xuất tôm, lúa; tạo điều kiện cho người dân trao đổi, học tập kinh nghiệm
lẫn nhau trong nuôi tôm.
- Công tác khuyến ngư luôn được các cấp quan tâm, lực lượng khuyến ngư
được đào tạo, tập huấn nâng cao từng bước đáp ứng yều cầu cho sản xuất cũng như
chuyển giao kỹ thuật; nhiều cuộc hội thảo, tham quan học hỏi được tổ chức trong
và ngoài tỉnh.
17



- Người nuôi tôm bước đầu đã nhận thức về tầm quan trọng của việc ứng
dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, từng bước thay đổi tập quán sản xuất phụ
thuộc hoàn toàn vào thiên nhiên.
- Việc kiểm soát dịch bệnh bước đầu đạt kết quả chủ động phòng ngừa và
dập dịch khi có dịch xảy ra tránh được tình trạng lây lan diện rộng.
- Nhiều doanh nghiệp đã đăng ký đầu tư và hợp tác đầu tư với người nuôi, sẽ
chuyển giao công nghệ nuôi hiện đại đạt năng suất và hiệu quả cao sẽ kích thích
phong trào phát triển.
- Phát triển nuôi tôm công nghiệp gắn với việc quản lý vùng nuôi theo tiêu
chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm cũng được quan tâm nhằm tạo ra nguồn nguyên
liệu an toàn hơn để chế biến hàng giá trị cao, góp phần nâng cao chuổi giá trị sản
phẩm.
2. Khó khăn, thách thức:
Mặc dù có nhiều điều kiện thuận lợi, nhưng quá trình phát triển nuôi tôm
công nghiệp tỉnh Cà Mau cũng gặp không ít khó khăn, thách thức, đó là:
- Hệ thống thủy lợi, điện phục vụ NTTS mặc dù có sự quan tâm đầu tư nhưng
chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển; hầu hết hệ thống kênh mương đều được quy
hoạch cho mục đích nông nghiệp, giao thông thủy trước đây nên việc phục vụ cho
mục đích nuôi trồng thủy sản còn nhiều hạn chế. Nhiều khu vực nuôi chưa có hệ
thống cấp nước, thoát nước hoàn chỉnh; lưu lượng thiết kế kênh chưa tính đến sự gia
tăng của diện tích nuôi trồng thủy sản; hệ thống điện chỉ phục vụ cho sinh hoạt, chưa
đáp ứng cho nhu cầu phát triển nuôi tôm công nghiệp.
- Vấn đề sản xuất và cung ứng giống thủy sản mặc dù có nhiều tiến bộ
nhưng còn nhiều hạn chế. Hiện nay sản xuất tôm giống trong tỉnh đạt khoảng 6-7
tỷ con/năm; sản xuất còn mang tính nhỏ lẻ, phân tán; trang thiết bị, lực lượng kỹ
thuật viên không đảm bảo yêu cầu, nên chất lượng con giống sản xuất chưa đạt yêu
cầu về chất lượng để thả nuôi công nghiệp. Lượng giống nhập tỉnh hàng năm vào
khoảng 5-6 tỷ con. Tuy nhiên, công tác quản lý tôm giống di nhập còn nhiều khó
khăn, nguồn tôm giống nhập tỉnh chất lượng chưa được nâng cao, làm cho việc

kiểm soát dịch bệnh gặp rất nhiều khó khăn.
- Môi trường nước trên các sông rạch đang có dấu hiệu ô nhiễm. Hiện nay
hầu hết các nhà máy chế biến thủy sản, các cơ sở sản xuất công nghiệp, nhiên liệu
thải từ các tàu khai thác và vận chuyển, nước thải từ các ao, đầm nuôi trồng thủy
sản, nhất là đầm nuôi tôm bị dịch bệnh, nước thải sinh hoạt của người dân,… trên
địa bàn tỉnh Cà Mau đều trực tiếp xả xuống sông rạch mà không qua xử lý, ảnh
hưởng xấu đến sản xuất nuôi trồng thủy sản và sức khỏe của con người.
- Tình hình biến đổi khí hậu toàn cầu và nước biển dâng dẫn đến các hiểm
họa thiên tai (bão, lũ lụt, hạn hán, sạt lở đất,…) nhất là triều cường làm cho các
vùng nuôi trồng thủy sản ven biển bị ảnh hưởng lớn do triều cường tràn bờ thất
thoát nhiều tôm, cá nuôi và lây lan dịch bệnh giữa các vùng gây thiệt hại to lớn đối
18


với người dân.
- Chưa có mạng lưới quan trắc môi trường để dự báo sớm tình hình diễn
biến các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến nuôi trồng thủy sản để kịp thời ứng phó
nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại cho người nuôi.
- Nguồn lao động trong NTTS dồi dào, nhưng trình độ ứng dụng khoa học kỹ
thuật còn hạn chế. Mặc dù công tác khuyến nông, khuyến ngư đã tăng cường tập
huấn, chuyển giao ứng dụng tiến bộ kỹ thuật cho nông dân luôn được quan tâm và
đạt kết quả nhất định, nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển sản xuất.
- Nhu cầu vốn đầu tư phát triển nuôi tôm công nghiệp rất lớn, nhưng hầu hết
bà con nông dân đang gặp khó khăn, không đủ khả năng đầu tư. Nhà nước chưa có
chính sách hỗ trợ, ngân hàng chưa thật sự mạnh dạn cho người nông dân vay, đều
này ảnh hưởng khá lớn đến nhu cầu phát triển.
- Tổ chức sản xuất còn mang tính nhỏ lẻ và manh mún, phương thức sản
xuất còn mang tính tự phát, hầu hết đều theo tập quán và kinh nghiệm dân gian,
việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn nhiều hạn chế. Việc triển khai
thực hiện mối liên kết bốn nhà trong sản xuất còn chậm và chưa được sự quan tâm

đúng mức từ các ngành, các cấp liên quan.
- Nuôi tôm mặc dù có tiềm năng rất lớn nhưng thời gian qua sản xuất chủ
yếu theo hình thức quảng canh cho năng suất thấp. Chưa quan tâm đến công tác
quy hoạch và phát triển nuôi tôm công nghiệp hợp lý để góp phần nâng cao năng
suất, tăng hiệu quả trên một đơn vị diện tích, cải tiến kỹ thuật sản xuất theo hướng
đầu tư mạnh nguồn vốn và khoa học.
- Nguồn nguyên liệu từ nuôi theo phương pháp quảng canh ngày càng khó
kiểm soát nhất là dư lượng các chất độc hại. Phát triển nuôi tôm công nghiệp gắn
với việc quản lý vùng nuôi theo tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm sẽ tạo ra
nguồn nguyên liệu an toàn hơn để chế biến hàng giá trị cao, góp phần nâng cao
chuỗi giá trị sản phẩm.

PHẦN III
NHỮNG DỰ BÁO LIÊN QUAN ĐẾN CHƯƠNG TRÌNH
PHÁT TRIỂN NUÔI TÔM CÔNG NGHIỆP
I. Dự báo về nhu cầu và thị trường tiêu thụ:
19


1. Trên thế giới:
1.1. Nhu cầu:
Về nhu cầu thực phẩm thủy sản và mức tiêu thụ trên đầu người, theo dự báo
của FAO, đến năm 2015, nhu cầu sẽ đạt 180 triệu tấn, tăng gấp 1,4 lần so với 130
triệu tấn vào những năm 1999-2001. Giá thủy sản dự kiến sẽ tăng 3,2% vào năm
2015. Trong đó các nước đang phát triển sẽ chiếm tới 79% tổng sản lượng thủy sản
thế giới.
Nhu cầu về thức ăn cho động vật và gia cầm làm từ thủy sản và dầu cá sẽ
tăng 1,1%/(năm 2008-2010) và 0,5% (năm 2010-2015). Lượng thủy sản cần thiết
để đáp ứng nhu cầu sản xuất thức ăn cho động vật và cho các mục đích phi thực
phẩm khác trên toàn thế giới khoảng 45,4 triệu tấn vào năm 2015.

Theo dự báo của Vasep, năm 2011, tôm và cá tra là một trong hai mặt hàng
xuất khẩu chủ lực, tuy nhiên tôm sẽ đóng vai trò đầu tàu, với nguồn cung cấp tôm
chân trắng, tôm sú đều ổn định, giá xuất khẩu dự báo sẽ tiếp tục đi lên đứng trước
nhu cầu tăng của các nước Mỹ, EU cho đến các nước châu Á như Hàn Quốc,
Trung Quốc, Nhật Bản,…
1.2. Thị trường xuất khẩu:
Theo Vasep, năm 2010, xuất khẩu thủy sản Việt Nam đạt 1,353 triệu tấn, đạt
kim nghạch 5,034 tỷ USD; tăng 11,3% về lượng và 18,4% về giá trị so với năm
2009,
Trong đó xuất khẩu tôm 241,000 tấn, đạt kim nghạch 2,106 tỷ USD; tăng
13,4% về lượng và 24,4% về giá trị.
Với sự tham gia của 969 doanh nghiệp, thủy sản Việt Nam đã xuất khẩu đến
162 thị trường.
Trong top 10 thị trường lớn nhập khẩu thủy sản Việt Nam đạt 3,4 tỷ USD,
chiếm 68% tổng giá trị xuất khẩu và đều có mức tăng trưởng cao từ 10-25% so với
năm 2009, trong đó thị trường Pháp tăng trưởng mạnh nhất 68%.
Thị trường Mỹ đứng đầu về giá trị nhập khẩu với 971 triệu USD, chiếm
khoảng 19,3% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản Việt Nam, Tiếp đến là Nhật Bản 897
triệu USD, chiếm khoảng 17,8%; Hàn Quốc 386 triệu USD, chiếm 7,7%; Trung
Quốc và Hồng Kông 247 triệu USD, chiếm 4,9%; Đức 210 triệu USD, chiếm
4,1%; Tây Ban Nha 167 triệu USD, chiếm 3,3%; Ôxtrâylia 152 triệu USD, chiếm
3,0%; Italia 136 triệu USD, chiếm 2,7%; Hà Lan 132 triệu USD, chiếm 2,6%; và
Pháp 122 triệu USD, chiếm 2,4%.
Các mặt hàng thủy sản xuất khẩu chính, tôm tiếp tục giữ vị trí hàng đầu với
hơn 2,1 tỷ USD (chiếm 42% tổng kim ngạch xuất khẩu); cá tra 1,44 tỷ USD
(28,4%); nhuyễn thể 488,8 triệu USD (9,7%); cá ngừ 293 triệu USD (5,8%).
Cũng theo Vasep, về thị trường, bên cạnh các thị trường truyền thống như
Mỹ, Nhật, EU có xu hướng giữ vững nhu cầu tiêu thụ thì thủy sản Việt Nam còn có
20



cơ hội mở rộng thị trường sang các nước có tiềm năng lớn như Hàn Quốc và Trung
Quốc, Thị trường Hàn Quốc, một trong những nước có tốc độ phát triển kinh tế
nhanh nhất trong khu vực, đang tăng cường nhập khẩu thủy sản phục vụ tiêu dùng.
Dự báo của Bộ NN – PTNT, theo báo cáo mới nhất của bộ, công bố trong
tháng 7/2011, xuất khẩu cả năm được điều chỉnh còn 6,1 tỉ đô do đang có những
khó khăn về nguyên liệu, thị trường. Hai mặt hàng đóng góp kim ngạch lớn là tôm
và cá tra đang gặp một số khó khăn về nguồn nguyên liệu và thị trường.
2. Thị trường trong nước:
Dự báo nhu cầu tiêu thụ thủy sản ở thị trường trong nước sẽ đạt 2,18 triệu
tấn vào năm 2015 và đến năm 2020 con số này là 2,61 triệu tấn. Thực tế cho thấy,
ở Việt Nam nhu cầu tiêu dùng thủy sản tỷ lệ thuận với mức thu nhập của người tiêu
dùng, người có thu nhập càng cao thì nhu cầu tiêu dùng hàng thủy sản càng tăng,
đặc biệt đối với các mặt hàng thủy sản cao cấp.
Trong giai đoạn 2010-2020, nhập khẩu thủy sản của Việt Nam cũng sẽ tăng
về sản lượng do tăng nhu cầu tiêu dùng trong nước và cần nguyên liệu để chế biến
tái xuất phục vụ nhu cầu chế biến xuất khẩu. Dự báo nhập khẩu thủy sản của Việt
Nam phần lớn từ các nước châu Á sẽ tăng từ 8-10% mỗi năm trong giai đoạn
2010-2015 và tăng lên 10-12% vào năm 2020. Tổng giá trị nhập khẩu sẽ vào
khoảng 190 triệu USD vào năm 2015 và tăng gấp đôi vào năm 2020.
II. Dự báo về tình hình dịch bệnh:
Trong những năm qua, tình hình dịch bệnh tôm nuôi xảy ra khắp các tỉnh
Đồng Bằng Sông Cửu Long nói riêng và cả nước nói chung. Đặc biệt trong năm
2010, tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, ngoài các bệnh thường gặp như đỏ
thân, đốm trắng, đầu vàng, MBV,… năm qua còn xuất hiện thêm bệnh gan tụy, là
bệnh rất nguy hiểm có thể gây chết 100% tôm nuôi trong vài ngày ở tuổi tôm từ
trong khoảng 1-5 tuần. Ở Sóc Trăng, bệnh bắt đầu xuất hiện vào khoảng tháng 78/2010, gây thiệt hại tới khoảng 18-20% diện tích nuôi toàn tỉnh, kế tiếp là lây lan
sang các tỉnh lân cận như Bạc Liêu khoảng tháng 9-10, gây thiệt hại khoảng 10%,
Cà Mau tháng 11-12, gây thiệt hại khoảng 5% trên diện tích nuôi tôm công nghiệp.
Theo thống kê của ngành chức năng, đến cuối tháng 5/2011, các tỉnh vùng

Đồng bằng sông Cửu Long thả nuôi trên 547.000ha. Diện tích nuôi tôm bị chết
tính đến đầu tháng 6/2011 của 7 tỉnh trong khu vực này đã lên đến gần 53.000ha,
chiếm gần 10% diện tích thả nuôi và hơn 98% diện tích thiệt hại của cả nước.
Nguyên nhân thiệt hại do tôm chết, theo Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn là do yếu tố thời tiết, cùng với đó là việc thực hiện quy trình xử lý
ao nuôi, sử dụng hóa chất, theo dõi môi trường nuôi, quản lý chất thải, nước thải,
cơ sở hạ tầng vùng nuôi yếu kém đã làm phát sinh dịch bệnh và tạo lây lan trên
diện rộng, gây thiệt hại lớn cho các vùng nuôi.
Trong khi đó, theo các chuyên gia của trường Đại học Arizona, ông
V.Lightner đề xuất: Hội chứng gây hại gan tụy ở tôm có thể do hội chứng nhiễm
21


độc. Độc tố này có trong môi trường: nước, bùn đáy, từ thức ăn, thuốc diệt tạp,
chất xử lý cải tạo ao… hoặc có thể do một số vi khuẩn khác tiết ra nhưng chưa
phát hiện được từ những mẫu bệnh phẩm đã xét nghiệm.
Theo đánh giá của các nhà khoa học và các nhà quản lý, tình hình tôm chết
còn diễn biến phức tạp trong thời gian tới. Để hạn chế dịch bệnh xảy ra gây thiệt
hại cho người sản xuất, cần phải có một số giải pháp phòng ngừa hợp lý. Trong đó
biện pháp phòng ngừa dịch bệnh tổng hợp là giải pháp quan trọng, nhất là công tác
quản lý tốt môi trường, tăng cường sức đề kháng, khả năng miễn dịch và phòng
chống lây lan trên phạm vi rộng.
III. Dự báo về tiến bộ khoa học, công nghệ:
Thành tựu khoa học công nghệ trong nuôi trồng thủy sản trên thế giới và ở
Việt Nam trong thời gian qua đã có những tiến bộ vượt bậc trên hầu hết các lĩnh
vực như di truyền chọn giống, công nghệ sinh học, xét nghiệm chẩn đoán, quy
trình công nghệ,…đã góp phần đưa cơ cấu nuôi trồng thủy sản tăng cao trong cơ
cấu giá trị sản phẩm của toàn ngành nông nghiệp Việt Nam nói chung, tỉnh Cà Mau
nói riêng hoàn toàn có cơ hội tiếp cận những thành tựu KHKT tiến tiến của thế giới
áp dụng vào hoàn cảnh cụ thể của địa phương để nâng cao năng suất, chất lượng và

khả năng cạnh tranh thị trường.
Trên thế giới, hiện tại các nhà khoa học hàng đầu đã nghiên cứu tìm các
nguyên nhân và giải pháp để nâng cao chất lượng con giống, các quy trình phòng
ngừa và xử lý dịch bệnh, các giải pháp về công nghệ sinh học, quy trình sản xuất
an toàn, hiệu quả và bền vững. Nổi bật nhất là quy trình Bio-floc- quá trình lọc
sinh học nhờ vi khuẩn trong việc quản lý chất lượng nước của các ao nuôi thủy
sản. Ở Việt Nam, nhiều công trình đã và đang được triển khai nghiên cứu mang
tính chiến lược như: Chương trình gia hóa tôm bố mẹ, nghiên cứu các phương
pháp chẩn đoán bệnh tôm, nghiên cứu ứng dụng quy trình sinh học, một số giải
pháp phát triển bền vững cho các mô hình nuôi tôm.
IV. Dự báo về biến đổi khí hậu, nước biển dâng đối với NTTS:
Nước biển dâng gây xói lở bờ biển do thay đổi chế độ động lực sóng và
dòng chảy ven bờ; làm tăng đỉnh lũ do giảm khả năng tiêu thoát nước ra biển của
các con sông; nguy cơ ảnh hưởng đến sự an toàn của hệ thống đê sông, đê biển.
Triều cường dâng cao làm ngập bờ bao các ao đầm nuôi trồng thủy sản, vừa làm
thất thoát tôm, cá vừa lây lan mầm bệnh do nước cuốn trôi từ vùng này sang vùng
khác.
Nhiệt độ tăng làm gia tăng bốc hơi nước trên các sông, rạch, ao đầm nuôi
trồng thủy sản. Bởi vậy nhu cầu nước ngọt trong sản xuất NTTS cũng tăng lên, tài
nguyên nước ngọt khó đáp ứng.
Nhiệt độ tăng ảnh hưởng đến năng suất nuôi trồng do quá trình sinh trưởng
phát triển chậm. Bão, lũ lụt, mưa nhiều đều ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động
nuôi trồng thủy sản. Sự thay đổi môi trường nước đột ngột có thể làm thủy sản chết
22


nhanh, chết hàng loạt.
Theo dự báo của nhiều cơ quan nghiên cứu về biến đổi khí hậu nước biển
dâng, Cà Mau là 01 trong 05 tỉnh của Việt Nam chịu ảnh hưởng lớn nhất của biến
đổi khí hậu. Do vậy trong thiết kế các công trình thủy lợi và ao đầm nuôi, cần tính

toán đến các yếu tố này để đảm bảo trong quá trình triển khai thực hiện không để
xảy ra ngập tràn thiệt hại đến tôm nuôi.
Trong thực tế, những năm gần đây các vùng nuôi tôm tỉnh Cà Mau nói
chung và các huyện ven biển nói riêng đã liên tục xuất hiện triều cường, ảnh hưởng
trực tiếp đến các hoạt động nuôi trồng thuỷ sản. Việc quy hoạch nuôi tôm công
nghiệp sẽ không tránh khỏi tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, nước biển dâng
trong thời gian tới.
V. Dự báo về biến động môi trường sinh thái:
Phát triển nuôi tôm công nghiệp sẽ tác động rất lớn đối với môi trường và
biến động sinh thái do ảnh hưởng của việc đào đắp xây dựng công trình sẽ tác
động đến tầng phèn, làm cho nguồn nước trong vùng dự án sẽ bị nhiễm phèn; tuy
nhiên do gần biển và có hệ thống sông rạch đảm bảo thoát nước nên sẽ không ảnh
hưởng đến môi trường cho các vùng lân cận. Mặc khác trong quá trình nuôi tôm
công nghiệp, do sử dụng một lượng lớn vôi, hoá chất, phân bón, thức ăn,… sau
mỗi vụ nuôi sẽ thải ra ao đầm một lượng lớn chất thải hữu cơ hoà tan và chất thải
rắn. Hàm lượng các chất BOD, COD, N, P trong nước thải từ nuôi tôm công
nghiệp cao hơn tiêu chuẩn cho phép, nhiều yếu tố độc hại như H 2S, NH3 và các chỉ
số vi sinh Coliforms trong nước thải cũng rất cao. Do đó cần phải có các giải pháp
hợp lý để hạn chế ảnh hưởng đến môi trường.
Theo báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Cà Mau năm 2010 của Sở Tài
nguyên và Môi trường tỉnh Cà Mau. Số liệu quan trắc môi trường nước trên sông
rạch ở Cà Mau có dấu hiệu ô nhiễm khá cao, BOD 5 dao động từ 3-49mg/l, vượt
QCVN từ 1,2 – 6,7 lần, COD dao động từ 5,6 – 160,1mg/l, vượt QCVN từ 1,0310,7 lần, coliform vượt QCVN từ 2,2 – 18 lần, NO2 có giá trị vượt QCVN từ 1,05 –
36 lần PO4, NO2 có giá trị vượt QCVN từ từ 1,25 – 2,15 lần. Trong khi đó, quan
trắc môi trường nước trên sông Bảy Háp có COD là 10,68mg/l, N-NH 3 là 0,16
mg/l, TSS là 223,79mg/kg, sắt II là 1,12mg/l, sắt tổng là 3,87mg/l. (Trần Quốc
Bảo, 2009. Báo cáo Khoa học Viện NC NTTS II).
Chất thải trong nuôi trồng thủy sản là bùn thải chứa phân của các loài thủy
sản tôm cá, các nguồn thức ăn dư thừa thối rữa bị phân hủy, các chất tồn dư của
các loại vật tư sử dụng trong nuôi trồng như: hóa chất, vôi và các loại khoáng chất

Diatomit, Dolomit, lưu huỳnh lắng đọng, các chất độc hại có trong đất phèn Fe2+,
Fe3+, Al3+, SO42-, các thành phần chứa H2S, NH3... là sản phẩm của quá trình phân
hủy yếm khí ngập nước tạo thành, nguồn bùn phù sa lắng đọng trong các ao nuôi
trồng thủy sản thải ra hàng năm trong quá trình vệ sinh và nạo vét ao nuôi. Đặc
biệt, với các mô hình nuôi kỹ thuật cao, mật độ nuôi lớn như nuôi thâm canh, nuôi
23


công nghiệp... thì nguồn thải càng lớn và tác động gây ô nhiễm môi trường càng
cao.
Vấn đề quản lý bùn thải nuôi tôm là hết sức bức xúc cần phải được quản lý
để xử lý triệt để ở khu vực nuôi trồng thủy sản nước mặn vùng ĐBSCL. Những
năm gần đây, dịch bệnh đã phát sinh trên diện rộng ở các loại cá, tôm nuôi diễn
biến rất phức tạp gây nhiều thiệt hại đối với người nuôi trồng thủy sản.

PHẦN IV
QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ PHẠM VI CỦA CHƯƠNG TRÌNH.
I. Quan điểm, mục tiêu của Chương trình phát triển nuôi tôm công
nghiệp tỉnh Cà Mau đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020:
1. Quan điểm phát triển:
Trên cơ sở đánh giá dự báo các yếu tố, điều kiện phát triển, thực trạng phát
24


triển, những cơ hội và thách thức; chủ trương của Chính phủ, các Bộ ngành, của
UBND tỉnh và quan điểm phát triển Ngành nông nghiệp tỉnh Cà Mau trong quy
hoạch đến năm 2020 như sau:
- Phát triển nuôi tôm công nghiệp tỉnh Cà Mau đến năm 2015 và định hướng
đến năm 2020 phải phù hợp với Đề án phát triển nuôi trồng thủy sản đến năm 2020
đã được Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 332/QĐ-TTg ngày 03 tháng 3 năm

2011 theo một quy trình hiện đại, thân thiện với môi trường và mang tính bền vững
cao.
- Thực hiện quy hoạch nuôi tôm công nghiệp đảm bảo tuân thủ các quy định
về điều kiện sản xuất, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, đồng thời tạo mối liên
kết chặt chẽ giữa nuôi trồng với chế biến, tiêu thụ sản phẩm.
- Đẩy mạnh nuôi tôm theo hướng công nghiệp trên cơ sở khai thác tiềm
năng, phát huy các thế mạnh và lợi thế so sánh của tỉnh, phù hợp với điều kiện tự
nhiên của từng vùng, đồng thời tìm khâu đột phá để phát triển nhanh và hiệu quả.
- Kết hợp phát huy các nguồn lực tại chỗ với thu hút nguồn lực ngoài tỉnh,
thực hiện tốt liên kết phát triển theo một hệ thống tổ chức với các bên tham gia đều
có lợi.
- Phát triển nuôi tôm công nghiệp phải dựa trên cơ sở công nghệ, kỹ thuật
tiên tiến, bên cạnh đảm bảo tính bền vững mà còn tạo ra khối lượng hàng xuất
khẩu lớn; thoả mãn đồng thời các yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi
trường.
2. Mục tiêu phát triển:
2.1. Mục tiêu tổng quát:
Phát triển nuôi tôm công nghiệp nhằm đảm bảo thực hiện đạt các chỉ tiêu kế
hoạch của Ngành đề ra đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020, đáp ứng nhu
cầu tôm nguyên liệu phục vụ cho chế biến và xuất khẩu đạt kim ngạch 2 tỷ USD
vào năm 2020 đồng thời thúc đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh
nhà.
- Chuyển đổi diện tích đất vùng cao triều không phù hợp cho trồng rừng và
các hình thức nuôi khác kém hiệu quả. Nhằm tận dụng khai thác tốt tiềm năng mặt
đất, mặt nước, nâng cao năng suất và sản lượng tôm nuôi.
- Tạo ra sản phẩm an toàn vệ sinh thực phẩm đảm bảo đáp ứng yêu cầu cho
xuất khẩu và tiêu thụ nội địa.
- Tổ chức lại sản xuất theo hướng phát triển kinh tế hợp tác; tạo sự gắn kết
giữa Doanh nghiệp với vùng nuôi, bằng các hình thức liên doanh, liên kết, nhằm
tạo mối liên kết chặt chẽ và bền vững, đây là xu hướng phát triển trong thời gian

tới.
- Khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn lực trong và ngoài tỉnh để phát
triển nuôi tôm công nghiệp thành ngành sản xuất hàng hóa lớn, tập trung và phát
25


×