Tải bản đầy đủ (.doc) (63 trang)

BÁO CÁO RÀ SOÁT, PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ VÀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN CHUỖI GIÁ TRỊ NGÀNH HÀNG TÔM SÚ Ở TỈNH TRÀ VINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (802.73 KB, 63 trang )

BÁO CÁO
RÀ SOÁT, PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ VÀ
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN
CHUỖI GIÁ TRỊ NGÀNH HÀNG TÔM SÚ
Ở TỈNH TRÀ VINH
Nhóm Tư vấn:
PGs.Ts. Nguyễn Phú Son (Tư vấn trưởng)
Ts. Huỳnh Trường Huy
Ths. Nguyễn Thị Thu An
Ths. Lê Văn Gia Nhỏ
Cn. Lê Bửu Minh Quân

Tháng 02/2016


MỤC LỤC
Tháng 02/2016................................................................................................................................................ i
Chương 1....................................................................................................................................................... 1
GIỚI THIỆU.................................................................................................................................................. 1
1.1 Giới thiệu................................................................................................................................................. 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................................................. 2
1.2.1 Mục tiêu chung...................................................................................................................................... 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể...................................................................................................................................... 2
Chương 2....................................................................................................................................................... 3
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................................................................... 3
2.1. Khung phân tích...................................................................................................................................... 3
Nghiên cứu này được thực hiện dựa vào khung phân tích chuỗi giá trị tôm sú được trình bày ở hình 2.1........3
2.2 Thu thập thông tin.................................................................................................................................... 4
2.2.1 Thu thập thông tin và số liệu thứ cấp..................................................................................................... 4
2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp...................................................................................................... 4
2.3 Phương pháp phân tích số liệu và tổng hợp thông tin................................................................................5


2.4 Giới thiệu vùng nghiên cứu và tổng quan về thực trạng nuôi tôm sú.........................................................6
2.4.1 Điều kiện tự nhiên................................................................................................................................. 6
2.4.2 Tài nguyên thiên nhiên.......................................................................................................................... 6
2.4.3 Tình hình kinh tế................................................................................................................................... 7
a) Tình hình sản xuất nông nghiệp.................................................................................................................. 7
2.4.4 Tình hình xã hội.................................................................................................................................... 9
Chương 3....................................................................................................................................................... 9
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU......................................................................................................................... 10
3.1 Mô tả sơ đồ chuỗi giá trị tôm sú, tỉnh Trà Vinh.......................................................................................10
3.2 Mô tả các tác nhân tham gia chuỗi.......................................................................................................... 14
3.2.1 Các nhà cung ứng vật tư đầu vào......................................................................................................... 14
3.2.2 Nông dân nuôi tôm sú.......................................................................................................................... 15
3.2.3 Thương lái........................................................................................................................................... 19
3.2.4 Vựa/Đại lý........................................................................................................................................... 20
3.2.5 Xí nghiệp/nhà máy............................................................................................................................... 21
3.3 Phân tích kinh tế chuỗi giá trị tôm sú tỉnh Trà Vinh................................................................................. 23
3.3.1 Hiệu quả tài chính của các tác nhân tham gia chuỗi..............................................................................23
3.3.2 Phân tích giá trị gia tăng thuần theo từng kênh.....................................................................................29
3.3.3 Phân tích tổng hợp kinh tế chuỗi.......................................................................................................... 32
3.4 Thuận lợi và khó khăn của các tác nhân tham gia chuỗi..........................................................................33
3.4.1 Những thuận lợi................................................................................................................................... 33
3.4.2 Những khó khăn.................................................................................................................................. 34
3.5 Giải pháp nâng cấp chuỗi........................................................................................................................ 37
3.5.1 Các chiến lược nâng cấp chuỗi giá trị tôm sú Trà Vinh.........................................................................41
3.5.1.1 Chiến lược công kích........................................................................................................................ 41
3.5.1.2 Chiến lược thích ứng......................................................................................................................... 41
3.5.1.3 Chiến lược điều chỉnh....................................................................................................................... 41
3.5.1.4 Chiến lược phòng thủ........................................................................................................................ 42
3.5.2 Các nhóm giải pháp nâng cấp chuỗi giá trị tôm sú Trà Vinh.................................................................42
3.5.2.1 Đầu tư, nâng cấp các trại sản xuất và cung cấp con giống theo hướng nâng cao chất lượng...............42

3.5.2.2 Phát triển các hình thức hợp tác công tư để tăng cường liên kết.........................................................42
3.5.2.3 Xây dựng các mô hình nuôi theo tiêu chuẩn sạch kết hợp với liên kết với doanh nghiệp tiêu thụ sản
phẩm............................................................................................................................................................ 44
3.5.2.4 Nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh cho các hô nuôi tôm sú........................................................45
3.5.2.5 Xây dựng mô hình cung ứng và tiêu thụ tập trung.............................................................................45
3.5.2.6 Thúc đẩy và đầu tư cho NMCB trong tỉnh phát triển sản phẩm GTGT và xây dựng thương hiệu.......45
3.5.2.7 Qui hoạch lại vùng nuôi tôm sú......................................................................................................... 46
3.5.2.8 Nâng cao trình độ chuyên môn cho người nuôi tôm sú......................................................................46
3.5.2.9 Cung cấp thông tin quan trắc môi trường và thông tin thị trường tiêu thụ sản phẩm...........................46
3.6 Xây dựng kế hoạch nâng cấp chuỗi giá trị............................................................................................... 47
3.6.1 Tầm nhìn của kế hoạch nâng cấp chuỗi................................................................................................ 47
3.6.2 Xây dựng kế hoạch nâng cấp chuỗi...................................................................................................... 47
Chương 4..................................................................................................................................................... 56
i


KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ.......................................................................................................................... 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................................................ 58

ii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. Khung phân tích ma trận SWOT........................................................................................................ 4
Bảng 2.1 Cơ cấu mẫu và cỡ mẫu khảo sát....................................................................................................... 5
Bảng 2.2 Diện tích, sản lượng và giá trị sản xuất tôm sú và tôm thẻ, 2012 - 2015...........................................8
Bảng 3.1 Mô tả sơ lược đặc điểm các tác nhân tham gia chuỗi......................................................................10
Bảng 3.2 Kinh nghiệm, số nhân khẩu và lao động trong nông hộ..................................................................16
Bảng 3.3 Hoạt động bán sản phẩm của nông dân..........................................................................................18
Bảng 3.4 Hoạt động bán tôm sú của thương lái............................................................................................. 20

Bảng 3.5 Hoạt động bán tôm sú của vựa....................................................................................................... 21
Bảng 3.6 Hiệu quả tài chính hộ nuôi tôm sú.................................................................................................. 23
Bảng 3.7 Cơ cấu chi phí sản xuất của hộ nuôi tôm sú...................................................................................24
Bảng 3.8 Hiệu quả tài chính trong hoạt động của thương lái.........................................................................26
Bảng 3.9 Hiệu quả tài chính trong hoạt động của Chủ vựa/Đại lý.................................................................27
Bảng 3.10 Hiệu quả tài chính trong hoạt động của xí nghiệp/nhà máy..........................................................28
Bảng 3.11 Giá trị gia tăng thuần các kênh nội............................................................................................... 29
Bảng 3.12 Giá trị gia tăng thuần các kênh nội............................................................................................... 30
Bảng 3.13 Phân tích tổng hợp kinh tế chuỗi giá trị tôm sú............................................................................33
Bảng 3.14 Phân tích ma trận SWOT của chuỗi ngành hàng tôm sú ở Trà Vinh..............................................38

iii


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Khung phân tích CGT để xây dựng kế hoạch nâng cấp chuỗi..........................................................3
Hình 3.1 Sơ đồ chuỗi giá trị tôm sú ở tỉnh Trà Vinh..................................................................................... 13

iv


Chương 1
GIỚI THIỆU

1.1 Giới thiệu
Trà Vinh là một trong 8 tỉnh ven biển Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL),
nơi có cộng đồng người Khmer (32,4%) đông hàng thứ hai sau Sóc Trăng, Trà Vinh
cũng được xếp vào loại tỉnh nghèo trong vùng ĐBSCL. Nghề nuôi thủy sản ở Trà
Vinh trong những năm qua không ngừng phát triển với nhiều hình thức, nhiều đối
tượng nuôi ở nhiều vùng sinh thái khác nhau, trong đó tôm là đối tượng nuôi quan

trọng của tỉnh. Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Trà
Vinh (2015) thì diện tích nuôi trồng thủy sản có xu hướng giảm từ năm 2010-2014
với tỷ lệ bình quân khoảng 1,9%/năm, trong đó chủ yếu là diện tích nuôi cá. Riêng
diện tích nuôi tôm có xu hướng tăng bình quân là 2,1%/năm (2010-2014). Cụ thể thì
diện tích nuôi tôm sú năm 2014 là 19.413 ha, so với năm 2010 là 24.028 ha (giảm
5.969 ha) tương ứng sản lượng tôm sú năm 2014 là 12.713 tấn, giảm 8.435 tấn so
với năm 2010. Trong khi đó, diện tích tôm thẻ chân trắng năm 2014 là 5.151 ha,
tăng bình quân là 256%/năm trong giai đoạn 2010-2014, tương ứng với sản lượng
tôm thẻ là 22.180 tấn và tăng bình quân là 196%/năm giai đoạn từ 2010-2014.
Theo nghiên cứu của Lê Xuân Sinh & ctv., (2011b) thì xu hướng về thời tiết
và khí hậu trong nuôi trồng thủy sản ven biển có sự thay đổi bất thường hơn so với
10 năm trước và ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động nuôi thủy sản của vùng ven biển
ĐBSCL.
Dự án Thích ứng biến đổi khí hậu vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL)
tại tỉnh Trà Vinh (Dự án AMD Trà Vinh) được hình thành do Quỹ Phát triển Nông
nghiệp Quốc tế tài trợ (IFAD). Mục tiêu tổng thể của dự án này là xây dựng sinh kế
bền vững cho người nghèo nông thôn trong điều kiện biến đổi khí hậu. Mục tiêu cụ
thể là nâng cao năng lực thích ứng của cộng đồng để tăng cường khả năng ứng phó
biến đổi khí hậu. Đối tượng của dự án là hộ nghèo và cận nghèo, hộ do phụ nữ làm
chủ và hộ người dân tộc khmer sẽ được ưu tiên.
Dự án có 3 hợp phần chính: Hợp phần 1 “Nâng cao kiến thức về biến đổi khí
hậu”; Hợp phần 2 “Đầu tư cho sinh kế bền vững” và Hợp phần 3 “Quản lý dự án”.
Hoạt động tư vấn này thuộc khuôn khổ của hợp phần 2.Mục tiêu của hợp phần là
nâng cấp tính bền vững và hiệu quả của các khoản đầu tư thích ứng với BĐKH.
Hợp phần này có 2 tiểu hợp phần:
Tài chính nông thôn để cải thiện sinh kế; gồm các hoạt động: (a) thành lập các
Tổ tiết kiệm và tín dụng mới (SCG), (b) chuyển đổi các mạng lưới tín dụng thành
các Tổ chức tài chính vi mô (MFI), (c) hỗ trợ vốn cho đầu tư vào thích ứng biến đổi
khí hậu và chuỗi giá trị;
1



Đầu tư thích ứng Biến đổi khí hậu (BĐKH): gồm các hoạt động (a) Xây dựng
cơ sở hạ tầng cho cộng đồng nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu, (b) Đồng tài trợ
cho hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu, (c) Quỹ Hợp tác Công - Tư (PPP).
Trong khuôn khổ đó thì hoạt động phân tích, đánh giá và xây dựng kế hoạch
phát triển chuỗi giá trị (CGT) ngành hàng tôm sú ở Trà Vinh thích ứng với biến đổi
khí hậu được thực hiện nhằm làm cơ sở khoa học cho việc xây dựng kế hoạch nâng
cấp chuỗi giá trị giúp cho các hộ nuôi tôm sú ở Trà Vinh sẽ thích ứng tốt hơn với tác
động của BĐKH.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Nghiên cứu CGT tôm sú được thực hiện nhằm phát hiện các lỗ hổng trong các
khâu của CGT, từ đó đề xuất các giải pháp để nâng cấp CGT nhằm để cải thiện thu
nhập cho các tác nhân tham gia trong CGT, đặc biệt là các hộ sản xuất nghèo chịu
ảnh hưởng của BĐKH.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
˗ Mô tả sơ đồ CGT tôm sú và chức năng thị trường của các tác nhân tham gia
trong CGT tôm sú.
˗ Phân tích kinh tế CGT tôm sú.
˗ Phân tích thuận lợi và khó khăn của các tác nhân tham gia chuỗi
˗ Đề xuất giải pháp và xây dựng kế hoạch nâng cấp CGT tôm sú ở Trà Vinh.

2


Chương 2
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Khung phân tích

Nghiên cứu này được thực hiện dựa vào khung phân tích chuỗi giá trị tôm sú
được trình bày ở hình 2.1

Hình 2.1. Khung phân tích CGT để xây dựng kế hoạch nâng cấp chuỗi
Công cụ chính được sử dụng trong nghiên cứu này là Phân tích ma trận SWOT
- như đã được trình bày trong bảng 1. Phân tích ma trận SWOT được sử dụng để
đưa ra các đề xuất giải pháp nâng cấp, dựa vào sự kết hợp giữa các điểm mạnh (S)
và cơ hội (O) để hình thành nhóm giải pháp công kích (SO); giữa các điểm mạnh
(S) với thách thức (T) để hình thành nhóm giải pháp thích ứng (ST); giữa các điểm
yếu với cơ hội để hình thành nhóm giải pháp điều chỉnh (WO) và giữa các điểm yếu
(W) với thách thức (T) để hình thành nhóm giải pháp phòng thủ (WT).

3


Bảng 1. Khung phân tích ma trận SWOT

S: Điểm mạnh

O: Cơ hội

T: Thách thức

O1

T1

O2

T2


……….

……

Ok
SmOk : Giải pháp công kich

Tl
SmTl: Giải pháp thích ứng

S1
S2

Tận dụng điểm mạnh để đeo Tận dụng điểm mạnh để hạn

……

đuổi cơ hội

chế những rủi ro bên ngoài có

WnOk: Giải pháp điều chỉnh

thể xảy ra
WnTl: Giải pháp phòng thủ

Sm
W: Điểm yếu
W1

W2

Tận dụng cơ hội để khắc phục Giải pháp vừa khắc phục

…….

những điểm yếu

Wn

những điểm yếu, vừa hạn chế
những rủi ro có thể xảy ra

2.2 Thu thập thông tin
2.2.1 Thu thập thông tin và số liệu thứ cấp
Tổng hợp các nghiên cứu có liên quan về tình hình sản xuất và tiêu thụ sản
phẩm tôm sú trên địa bàn tỉnh và ĐBSCL.
Thu thập phân tích các số liệu thứ cấp từ các báo cáo tổng kết về phát triển
kinh tế - xã hội của UBND các huyện, Phòng Nông nghiệp và PTNT, Phòng Thống
kê của các huyện Duyên Hải, Cầu Ngang và Trà Cú.
2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
Số liệu sơ cấp phục vụ trong nghiên cứu được thu thập thông qua phỏng vấn
trực tiếp dựa trên theo bảng hỏi được soạn sẵn: Đối với các tác nhân trong chuỗi
như: nông hộ, thương lái và vựa, được thực hiện dựa trên bảng câu hỏi cấu trúc, còn
đối với các tác nhân khác: Trại sản xuất hay đại lý phân phối giống, cửa hàng thức
ăn, thuốc thủy sản và các xí nghiêp/công ty chế biến xuất khẩu, được thực hiện bằng
bản hỏi bán cấu trúc (Semi-structure interview). Nội dung bảng hỏi tập trung vào
các thông tin chi tiết về tình hình sản xuất và tiêu thụ cũng như các chính sách hộ
trợ nhận được trong sản xuất và tiêu thụ.
4



Bảng 2.1 Cơ cấu mẫu và cỡ mẫu khảo sát

1

Trại sản xuất/Đại lý phân phối giống

Số quan
sát
07

2

Cửa hàng thức ăn và thuốc thủy sản

08

3

Nông dân nuôi tôm sú

76

4

Thương lái

03


5

Vựa

05

6

Xí nghiệp chế biến

04

TT

Đối tượng cung cấp thông tin

Tổng số mẫu

Địa điểm khảo sát
Huyện Duyên Hải, Cầu
Ngang
Huyện Duyên Hải, Cầu
Ngang và Trà Cú
Huyện Duyên Hải, Cầu
Ngang
Huyện Duyên Hải, Cầu
Ngang
Huyện Duyên Hải, Cầu
Ngang
Huyện Duyên Hải, Hậu

Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng.

103

2.3 Phương pháp phân tích số liệu và tổng hợp thông tin
Mục tiêu 1: Phương pháp thống kê mô tả được sử dụng nhằm mô tả tình hình
sản xuất, chế biến và tiêu thụ tôm sú của các tác nhân tham gia chuỗi. Thống kê mô
tả là tổng hợp các phương pháp đo lường, mô tả, trình bày số liệu thô và lập bảng
phân phối tần số. Tần số là số lần xuất hiện của một quan sát. Bảng thống kê là hình
thức trình bày số liệu thống kê và thông tin đã thu thập làm cơ sở để phân tích và
kết luận.
Mục tiêu 2: Sử dụng các công cụ thống kê mô tả, tần suất xuất hiện, phân tích
chi phí lợi ích, phân tích kinh tế chuỗi.
Giá trị gia tăng (VA - Value Added): Giá trị gia tăng (GTGT) là thước đo về
giá trị được tạo ra trong nền kinh tế. Giá trị gia tăng là hiệu số giữa giá mà người
vận hành chuỗi bán được trừ đi chi phí trung gian đó là những chi phí để mua
những nguyên liệu đầu vào mà những người vận hành chuỗi ở công đoạn trước
cung cấp
Giá trị gia tăng = (Số lượng x Giá bán) – Chi phí trung gian
GTGT thuần (NVA - Net Value Added) được xác định như sau:
Giá trị gia tăng thuần = Giá trị gia tăng – chi phí tăng thêm
Trong đó:
Chi phí trung gian của nông dân là chi phí đầu vào (giống, phân, thuốc); Chi
phí trung gian của các tác nhân theo sau nông dân là giá bán của tác nhân đi
trước trong sơ đồ chuỗi
5


Chi phí tăng thêm là những chi phí phát sinh trong giá thành ngoài chi phí
trung gian như chi phí thuê lao động, chi phí vận chuyển, liên lạc, chi phí bán

hàng, thuế, lãi vay ngân hàng.
Mục tiêu 3: Sử dụng phân tích mô hình PEST và mô hình 5 lực lượng cạnh
tranh của Porter để xác định những điểm thuận lợi (bên trong và bên ngoài) và
những điểm khó khăn (bên trong và bên ngoài).
Mục Tiêu 4: Từ những kết quả phân tích ở ba mục tiêu trên, phương pháp phân
tích ma trận SWOT được sử dụng để xây dựng những giải pháp và kế hoạch nâng
cấp CGT.
2.4 Giới thiệu vùng nghiên cứu và tổng quan về thực trạng nuôi tôm sú
2.4.1 Điều kiện tự nhiên
Tỉnh Trà Vinh nằm trong tọa độ địa lý từ 9o31’5’’ đến 10o04’5’’ vĩ độ Bắc và
105o57’16’’ đến 106o36’04’’ kinh độ Đông. Vị trí hành chính của tỉnh Trà Vinh như
sau:
+ Phía Bắc và Tây Bắc giáp tỉnh Vĩnh Long
+ Phía Nam và Đông Nam giáp biển Đông
+ Phía Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Bến Tre
+ Phía Tây và Tây Nam giáp tỉnh Sóc Trăng.
Trà Vinh có 9 đơn vị hành chính trực thuộc bao gồm: TP. Trà Vinh, TX. Duyên
Hải và 7 huyện: Cầu Kè, Tiểu Cần, Càng Long, Trà Cú, Châu Thành, Cầu Ngang và
Duyên Hải. Diện tích tự nhiên 234.116 ha, dân số 1.028.000 người, chiếm 5,8%
diện tích và 6,0% dân số toàn vùng ĐBSCL.
2.4.2 Tài nguyên thiên nhiên
Tỉnh Trà Vinh có khoảng 24.000 ha diện tích rừng và đất rừng, chủ yếu nằm
dọc bờ biển tại các huyện Duyên Hải, Cầu Ngang và Trà Cú với các loại cây như
bần, đước, mắm, dừa nước, chà là,… đất bãi bồi có diện tích 1.138 ha. Tổng diện
tích đất 229.200 ha, trong đó đất nông nghiệp chiếm 186.170 ha, đất lâm nghiệp
chiếm 6.922 ha, đất chuyên dùng chỉ có 9.936 ha, còn lại là đất ở nông thôn chiếm
3.108 ha, đất ở thành thị chiếm 586 ha, đất chưa sử dụng chiếm 85 ha.
Trà Vinh có 3 nhóm đất chính trong đó đất cát giồng chiếm 6,65%, đất phù sa
chiếm 58,29% và đất phèn chiếm 24,44%. Diện tích nuôi trồng thủy sản chiếm
62.000 ha trong đó diện tích nuôi tôm sú 25.000 ha. Hiện nay sản lượng nuôi trồng

và đánh bắt thủy hải sản của tỉnh có bước phát triển, nên nhu cầu về đầu tư nhà máy
chế biến thủy hải sản xuất khẩu rất cần thiết.
6


Khoáng sản chủ yếu của tỉnh Trà Vinh là những loại cát dùng trong công
nghiệp và xây dựng. Trong đó, trữ lượng cát sông đạt 151.574.000 m3. Đất Sét gạch
ngói được Phân viện nghiên cứu địa chất công nhận là đạt yêu cầu dùng trong xây
dựng, phục vụ cho công nghiệp chế biến vật liệu xây dựng. Ngoài ra trên địa bàn
tỉnh còn có Mỏ nước khoáng đạt tiêu chuẩn khoáng cấp quốc gia, nhiệt độ 38,5OC,
khả năng khai thác cấp trữ lượng 211 đạt sản lượng 240 m3/ngày, cấp tài nguyên
333 đạt 19.119 m3/ngày phân bổ tại thị trấn Long Toàn, huyện Duyên Hải.
2.4.3 Tình hình kinh tế
Tình hình phát triển kinh tế của tỉnh trong 2 thập niên qua mặc dù tốc độ tăng
tăng trưởng có xu hướng tốc độ giảm, nhưng vẫn giữ ở mức khá cao. Tốc độ tăng
GRDP của tỉnh giai đoạn bình quân là 2000 – 2005 là 10,3; giai đoạn 2006 – 2010
bình quân là 9,9%; giai đoạn 2010 – 2014 là 8,4%
Hoạt động chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, giảm dần khu vực
I, tăng tỉ lệ khu vực II và III. Nếu như trong giai đoạn 2006 -2010 khu vực I chiếm
54,98% thì đến giai đoạn 2010 – 2014 chỉ còn 50,78%; khi vực II (công nghiệp –
xây dựng) từ 23,61% trong giai đoạn 2006 – 2010 tăng lên 27,39% ở giai đoạn 2010
- 2014; khu vực III (thương mại – dịch vụ) chiếm 21,41% % trong giai đoạn 2006 –
2010 tăng lên 21, 83% giai đoạn 2010 – 2014.
a) Tình hình sản xuất nông nghiệp
Sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh đã được Sở Nông nghiệp xây dựng
những kế hoạch cụ thể cho từng thời điểm nhằm tạo được những thuận lợi cơ bản
trong sản xuất, bên cạnh đó nhận thức của người nông dân cũng nâng cao cụ thể
như thực hiện đồng loạt và theo sát lịch thời vụ cũng như áp dụng tiến bộ khoa học
kỹ thuật vào sản xuất. Ngành trồng trọt giữ vai trò chủ đạo trong lĩnh vực nông
nghiệp thể hiện qua cơ cấu giá trị sản xuất luôn chiếm tỉ lệ cao nhất và có xu hướng

tăng, từ 69,5% năm 2010 tăng lên 72,4% năm 2014, với tốc độ tăng bình quân 1,0%
mỗi năm. Các mặt hàng chủ yếu trong ngành trồng trọt của tỉnh bao gồm lúa, hoa
màu và cây công nghiệp. Ngành chăn nuôi có cơ cấu giá trị sản có xu hướng giảm
trong giai đoạn 2010 – 2014, với tốc độ giảm 2,8% mỗi năm, nguyên nhân là do chi
phí đầu vào tăng cao nhưng giá thịt tăng giảm không ổn định, hơn nữa ảnh hưởng
của thời tiết nên các hộ chăn nuôi không mạnh dạn đầu tư phát triển đàn, chỉ riêng
hoạt động chăn nuôi bò là phát triển do giá bò hơi tăng khá cao, hơn nữa nông dân
tận dụng bờ ao, vườn cây lâu năm trồng cỏ tạo nguồn thức ăn để đầu tư nuôi bò vỗ
béo để tăng thu nhập cho gia đình, bên cạnh có một số xã đầu tư chăn nuôi bò cho
các lao động nhàn rỗi tại địa phương.
b) Tình hình nuôi trồng và khai thác thủy sản
Trong ngành thủy sản mà đặc biệt nhất là lĩnh vực nuôi trồng là lĩnh vực có xu
hướng chuyển biến tích cực nhất, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2010 –
2014 đạt 2,59% về sản lượng và 0,34% về giá trị sản xuất, chiếm 10,64% trong tổng
7


giá trị sản xuất toàn tỉnh. Trong hoạt động nuôi trồng, hoạt động nuôi thủy sản nước
mặn – lợ chiếm vị trí quan trọng. Trong các đối tượng nuôi nước mặn – lợ thì tôm là
đối tượng nuôi chiếm tỷ trọng về cả khối lượng và giá trị sản xuất. Qua bảng 2.2 giá
trị sản xuất của mặt hàng tôm luôn tăng qua các năm trong suốt giai đoạn 2012 –
2015 mặc dù diện tích nuôi có có biến động tăng giảm. Điều đáng quan tâm nhất là
diện tích nuôi tôm sú có xu hướng giảm mạnh từ 29.787 ha vào năm 2012 giảm
xuống còn 19.343 ha trong năm 2014 dù năm 2015 có tăng lên so với năm 2014
nhưng không đáng kể, chính vì thế sản lượng và giá trị sản xuất cũng có xu hương
giảm mặc dù giá và nhu cầu tôm sú trên thị trường cao. Trong khi đó diện tích nuôi
tôm thẻ tăng rất nhanh, tù 700 ha năm 2012 đến năm 2014 diện tích nuôi tăng lên
gần 5.500 ha, diện tích nuôi năm 2015 dù có giảm nhưng lượng giảm không đáng
kể, sản lượng và gia trị sản xuất luôn tăng trong cả giai đoạn từ năm 2012 – 2014.
Theo các hộ nuôi cho biết nguyên nhân trên là do tôm su dù nhu cầu thị trường cao

nhưng nuôi tôm sú thời gian nuôi lâu hơn so với tôm thẻ, đặc biệt là khó bán sớm
khi gặp phải trường hợp tôm bị bệnh.
Bảng 2.2 Diện tích, sản lượng và giá trị sản xuất tôm sú và tôm thẻ, 2012 - 2015
Sản lượng (tấn)
Giá trị - Tỷ đồng (so với 2010)
1. Tôm sú
- Diện tích (ha)
- Sản lượng (tấn)
- Giá trị - Tỷ đồng (so với 2010)
2. Tôm thẻ
- Diện tích (ha)
- Sản lượng (tấn)
- Giá trị - Tỷ đồng (so với 2010)

2012
72.213
3.387

2013
101.352
5.114

2014
99.220
6.054

2015
110.600
6.413


29.787
9.870

30.997
14.310

19.343
13.627
1.649

19.900
13.500
1.634

700
797

2.698
11.518

5.449
23.406
1.756

5.300
26.000
1.950

Nguồn: Sở Nông nghiệp và PTNT Trà Vinh, 2015


Nhìn chung hoạt động nuôi trồng thủy sản là hoạt động quan trọng nhưng
hiện phát triển chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh của tỉnh. Các công trình
phục vụ phát triển nuôi trồng thủy sản triển khai chậm. Việc nuôi trồng thủy sản đặc
biệt là tôm sú còn thiệt hại lớn do chất lượng con giống và môi trường nauôi chưa
đảm bảo. Năng suất, chất lượng thủy sản còn thấp, chưa tạo được thương hiêu có uy
tín để cạnh tranh. Để ngành tủy sản phát triển bền vững, nâng cao giá trị trở thành
ngành kinh tế mũi nhọn, cần hình thành và phát triển tốt mối liên kết trong sản xuất,
quan tâm nâng cao chất lượng và bảo vệ môi trường sinh thái.
c) Sản xuất công nghiệp
Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh tháng 12/2015 tăng
21,49% so với tháng trước và tăng 31,82% so với tháng cùng kỳ năm trước. Mức
8


tăng này chủ yếu tập trung ngành sản xuất và phân phối điên, khí đốt, nước nóng,
hơi nước và điều hòa không khí gấp 3,3 lần so với tháng trước.
Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp năm 2015 ước tính tăng 12,85% so
với năm 2014 do một số công ty có quy mô lớn đi vào sản xuất như: Công ty Cổ
phần COSINCO Cửu Long,… một số công ty mở rộng thêm ngành nghề sản xuất
và Nhà máy Nhiệt điện Duyên Hải 1 đang trong quá trình vận hành chạy thử. Trong
mức tăng chung cả năm: ngành công nghiệp khai khoáng tăng 6,2%; ngành chế
biến, chế tạo tăng 2,92%; ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt gấp gần 3,9 lần;
ngành cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải tăng 3,63%.
2.4.4 Tình hình xã hội
a) Giáo dục
Tình hình xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giảng dạy và học
được quan tâm tiếp tục đầu tư, hệ thống mạng lưới trường lớp được hoàn thiện và
phát triển; trong năm học 2015-2016 có 464 trường, trong đó có 82 trường đạt
chuẩn quốc gia. Toàn tỉnh có 195.719 học sinh, tăng 3,2% so với năm học trước.
Bên cạnh cơ sở vật chất được đầu tư thì chất lượng giáo viên cũng được nâng cao.

Chất lượng giáo viên được nâng lên cả về trình độ chính trị lẫn chuyên môn, tiếp
cận nhanh với yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học.
b) Công tác giảm nghèo
Thực hiện tốt các chương trình dự án giảm nghèo như: chương trình giảm
nghèo nhanh và bền vững giai đoạn 2011-2015, các chương trình dự án hỗ trợ đồng
bào dân tộc vùng khó khăn. Qua điều tra, rà soát hộ nghèo và cận nghèo năm 2014,
tỷ lệ hộ nghèo từ 13,96% xuống còn 10,66% riêng hộ nghèo vùng đồng bào dân tộc
Khmer chiếm 19,21% so với tổng số hộ Khmer.
Phối hợp với Bảo hiểm xã hội in và cấp 360.654 thẻ BHYT cho hộ nghèo,
người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt
khó khăn với tổng số tiền là 93 tỷ đồng.

Chương 3
9


NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
3.1 Mô tả sơ đồ chuỗi giá trị tôm sú, tỉnh Trà Vinh
Để sản phẩm có thể đến với người tiêu dùng phải trải qua rất nhiều tác nhân
trung gian và các kênh phân phối khác nhau. Qua kết quả khảo sát cho thấy CGT
tôm sú có 5 khâu chủ yếu như được trình bày trong bảng 3.1
Bảng 3.1 Mô tả sơ lược đặc điểm các tác nhân tham gia chuỗi
TT

Tiến trình sản xuất

Diễn giải

1


Đầu vào sản xuất

Tôm giống, thức ăn và thuốc thủy sản được cung ứng bởi
các trại/đại lý sản xuất phân phối giống, cửa hàng thức ăn,
thuốc thủy sản tại địa phương.

2

Khâu sản xuất

Chủ yếu nông dân (hộ nuôi) cá thể, sản xuất với qui mô
nhỏ

3

Khâu thu gom

Khâu thu gom tôm sú từ nông dân chủ yếu là do thương lái
và chủ vựa tại địa phương đảm nhận.

4

Khâu chế biến

Khâu này chủ yếu do các xí nghiệp/nhà máy đảm nhận.
Tôm sú nguyên liệu được thu mua từ thương lái, vựa và
các nhà máy chế biến xuất khẩu..

5


Khâu thương mại hay
phân phối sản phẩm
đến người tiêu
dùng/xuất khẩu

Các sản phẩm được chế biến thành các loại sản phẩm khác
nhau, chủ yếu dưới dạng cá tra phi lê được các doanh
nghiệp xuất khẩu đến các thị trường Châu Âu, Nhật Bản và
Mỹ, ... một bộ phận nhỏ cung cấp cho các công ty chế biến
thực phẩm, các nhà hàng và siêu thị trong nước.

Ngành hàng tôm sú tỉnh Trà Vinh có tỷ trọng lượng bán ra qua từng tác nhân
theo các kênh thị trường được thể hiện qua sơ đồ Hình 3.1.
Kênh 1: Nông dân  Công ty chế biến xuất khẩu
Có 34,5% sản lượng tôm nuôi được bán trực tiếp cho nhà máy chế biến (NMCB) và
sau đó chế biến thành phẩm xuất khẩu. Kênh này rất quan trọng đối với NMCB xuất
khẩu vì các nhà máy chế biến tại Trà Vinh chưa xây dựng vùng nuôi để tự cung cấp
nguyên liệu phục vụ chế biến xuất khẩu. Để chủ động mua tôm nguyên liệu theo
các đơn đặt hàng thì NMCB thu mua tôm trực tiếp từ nông dân, nhằm để có được
nguồn nguyên liệu đáp ứng nhu cầu chế biến và xuất khẩu.
10


Kênh 2: Nông dân  Vựa thu mua  Công ty chế biến xuất khẩu
Các chủ vựa thu mua tôm từ thương lái và mua trực tiếp từ nông dân. Đối với kênh
này vựa thu mua mua trực tiếp từ nông dân 19,6% sản lượng tôm sú, sau đó bán cho
NMCB xuất khẩu. Đối với kênh này, những hộ nuôi tôm QCCT ở gần với địa điểm
các vựa thụ mua thường mang tôm nuôi được bán trực tiếp cho vựa. Riêng đối với
những hộ nuôi tôm sú bán thâm canh và thâm canh thì được các vựa thu mua đến
trực tiếp ao nuôi tôm để thu mua vì vựa thu mua thường có xe tải để vận chuyển

tôm.
Kênh 3: Nông dân  Thương lái  Vựa thu mua  Công ty chế biến xuất
khẩu
Có 45,9% sản lượng tôm sú bán cho thương lái trong tỉnh. Điều này cho thấy vai trò
của thương lái trong tỉnh rất quan trọng trong quá trình bán sản phẩm tôm nuôi của
nông dân. Thương lái sẽ đến trực tiếp hộ dân nuôi tôm để thu mua và vận chuyển về
bán lại cho vựa thu mua và NMCB. Thương lái có thể vận chuyển bằng ghe và bằng
xe tải nên có thể mua tôm sú của nông dân trong vùng nội đồng.
Kênh 4: Nông dân  Công ty chế biến  Tiêu thụ trong thị trường nội địa
Cũng giống kênh 1, NMCB thu mua tôm của nông dân về phân cỡ và chế biến theo
các dạng sản phẩm khác nhau. Trong đó, có một tỷ lệ sản lượng sản phẩm (5%)
được bán cho các thị trường tiêu thụ trong nước thông qua siêu thị để cung ứng cho
các nhà hàng và quán ăn.
Kênh 5: Nông dân  Vựa thu mua  Công ty chế biến  Tiêu thụ trong thị
trường nội địa
Giống với kênh 2 và kênh 4, ngoài sản lượng xuất khẩu thì NMCB cũng phân phối
sản lượng đối với thị trường tiêu thụ trong nước.
Kênh 6: Nông dân  Thương lái  Vựa thu mua  Công ty chế biến 
Tiêu thụ trong thị trường nội địa
Giống với kênh 2, 4 và 5, NMCB cũng phân phối sản phẩm cho thị trường tiêu thụ
trong nước. Tổng sản lượng tiêu thụ trong nước của các kênh 4, 5 và 6 là chiếm 5%
sản lượng tôm sú của tỉnh trà vinh.
Kênh 7: Nông dân  Vựa thu mua  Tiêu thụ trong thị trường nội địa
Đối với kênh này, các vựa thu mua mua trực tiếp từ nông dân để chế biến và bán
một phần sản lượng cho thị trường tiêu thụ trong nước dưới dạng tôm sống (tôm
oxy) ở các thành phố lớn và một ít sản lượng tôm loại không đạt tiêu chuẩn chế
biến (kích cỡ và chất lượng) được bán cho người tiêu dùng lẻ tại các chợ tại địa
phương.
11



Kênh 8: Nông dân  Thương lái  Vựa thu mua  Tiêu thụ trong thị trường
nội địa
Giống kênh 7, các vựa thu mua cũng mua từ thương lái và sau đó bán một phần sản
lượng cho thị trường tiêu thụ trong nước dưới dạng tôm sống (tôm oxy) ở các thành
phố lớn và các chợ tại địa phương, tổng cộng tỷ lệ sản lượng tiêu thụ trong nước của
kênh 7 và kênh 8 là 7,4% sản lượng.
Kênh 9: Nông dân  Thương lái  Tiêu thụ trong thị trường nội địa
Đối với kênh 9 thì thương lái mua trực tiếp từ nông dân, sau đó bán một phần sản
lượng cho thị trường tiêu thụ trong nước dưới dạng tôm sống (tôm oxy) ở các thành
phố lớn để cung cấp cho siêu thị, nhà hàng và quán ăn cũng như các chợ tại địa
phương với tỷ lệ sản lượng tiêu là 16,1%.

12


Đầu vào

Sản xuất

Thu gom

Chế biến

Tiêu dùng

Xuất khẩu

34,5%
45,9%


80,6%

5
Đầu vào:
- Giống
- Thức ăn
- Thuốc

Vựa
Nông
dân

19,6%
5

11,8%

51,3%

Thương
lái
5

Nhà máy
chế biến
xuất khẩu

Xuất khẩu


5
5,2%

5

Tiêu thụ
trong nước

56,4%
5

7,8%
5
5
Phòng NN huyện, công ty phân, thuốc
thủy sản và thức ăn thủy sản
Viện/Trường
Ngân hàng

Hình 3.1 Sơ đồ chuỗi giá trị tôm sú ở tỉnh Trà Vinh
Chính quyền địa phương các cấp

Hình 3.3 Sơ đồ chuỗi giá trị gừng huyện Thạnh Trị năm 2015

13


3.2 Mô tả các tác nhân tham gia chuỗi
3.2.1 Các nhà cung ứng vật tư đầu vào
Qua khảo sát cho thấy hầu hết các hộ nuôi mua các yếu tố đầu vào như:

giống, thức ăn, thuốc thủy sản, ... chủ yếu từ các trại, đại lý giống và các cửa hàng
thức ăn trên địa bàn các huyện của tỉnh. Kết quả khảo sát 07 trại, đại lý giống trên
địa bàn tỉnh cho thấy các cơ sở trên có thời gian hoạt động trung bình khoảng 10 15 năm. Các cơ sở có quy mô hoạt động khác biệt khá lớn, có những cơ sở vốn
đầu tư chỉ khoảng 25 – 50 triệu đồng, nhưng cũng có những cơ sở có số vốn đầu tư
lên đến 1 – 1,5 tỷ đồng tùy thuộc vào các nguồn lực của chủ các cơ sở, vì vậy năng
lực cung cấp con giống của mỗi cơ sở cũng khác nhau có những cơ sở chỉ cung
cấp khoảng 7 – 8 triệu con giống/năm tuy nhiên có những cơ sở lớn có khả năng
cung cấp từ 25 – 30 triệu con giống/năm. Mức giá bán con giống trung bình trong
năm 2015 khoảng 55 - 60 đồng/con, trong khi đó giá thành sản xuất trung bình
khoảng 35 - 45 đồng/con, theo đánh giá của các cơ sở mức giá bán có cao hơn so
với các năm trước, nguyên nhân do giá thành sản xuất tăng, yêu cầu chất lượng
con giống từ các hộ nuôi tăng lên (đòi hỏi qua kiểm dịch). Ngoài ra, hiện nay
nhiều hộ nuôi thích giống ngoại hoặc mua từ miền trung, ... Theo các cơ sở cung
cấp con giống thì hiện nay phần lớn các hộ nuôi có xu hướng chọn kích cỡ con
giống nhỏ (post 12 hoặc post 13), trong khi trước đây các hộ chọn co giống có
kích cỡ post 15, bởi theo các hộ nuôi lý giải kích cỡ con giống nhỏ sẽ giúp con
giống dễ thích nghi với môi trường nuôi hơn, nên tỉ lệ hao hụt và tôm bị còi thấp.
Ngoài ra, nhu cầu mua con giống tôm sú đang có xu hướng giảm bởi hiện trên địa
bàn các hộ nuôi đang chuyển dần qua nuôi tôm thẻ chân trắng, bởi thời gian nuôi
ngắn nông hộ ít gặp rủi ro hơn so với nuôi tôm sú. Hoạt động sản xuất giống trên
địa bàn đang có sự cạnh tranh mạnh, bởi có nhiều cơ sở mới phát triển, đặc biệt có
nhiều công ty sản xuất và phân phối giống lớn ở ngoài tỉnh tham gia đang đẩy
mạnh phát triển hoạt động kinh doanh trên địa bàn huyện. Bên cạnh đó hoạt động
sản xuất và phân phối tôm sú giống trên địa bàn huyện cũng đang gặp một số khó
khăn như: ảnh hưởng từ tác động của hiện tượng BĐKH, làm ảnh hưởng đến hoạt
động sản xuất giống.
Về các cửa hàng thức ăn, thuốc thủy sản có vai trò quan trọng trong việc đảm
bảo cung ứng thức ăn, các loại thuốc ngừa và trị bệnh trên tôm nuôi và một số vật
tư, công cụ dụng cụ nhỏ. Kết quả khảo sát 08 cửa hàng, đại lý thức ăn trên địa bàn
nghiên cứu cho thấy, quy mô hoạt động của các cơ sở có sự khác biệt khá lớn, thể

14


hiện qua sản lượng bán ra dao động từ 200 – 1.000 tấn/năm. Về hình thức thanh
toán có đến hơn 70% hộ nuôi mua theo hình thức mua chịu (trả vào cuối vụ), đối
với hình thức bán chịu, các cơ sở không tính lãi mà sẽ thực hiện giảm mức chiết
khấu, cụ thể nếu hộ nuôi mua trả tiền mặt tại thời điểm mua sẽ được chiết khấu từ
3.500 – 4.000 đồng/kg thức ăn, còn mua chịu trả vào cuối vụ mức chiết khẩu này
chỉ giảm xuống còn 1.500 – 2.000 đồng/kg. Bên cạnh việc cung cấp thức ăn,
thuốc thủy sản các cơ sở này còn đóng vai trò khá quan trọng trong việc hỗ trợ vấn
kỹ thuật hoặc phối hợp với các công ty thức ăn tổ chức tập huấn kỹ thuật chăm sóc
và sử dụng thức ăn và thuốc thủy sản cho các hộ nuôi hàng năm. Đối với việc giao
nhận hàng hóa, các cơ sở cung cấp sản phẩm trực tiếp cho từng hộ nuôi riêng lẻ,
khi hộ nuôi có nhu cầu. Hiện tại các cơ sở đang gặp phải một số vấn đề khó khăn
như: nhiều hộ nuôi thua lỗ không có khả năng trả nợ làm cho cơ sở gặp khó khăn
về vốn, cùng với việc đối mặt với môi trường cạnh tranh khá cao, hiện tại chưa có
cơ sở nào tổ chức thực hiện cung ứng vật tư thông qua các tổ chức kinh tế hợp tác.
3.2.2 Nông dân nuôi tôm sú
Nông dân là chủ thể trực tiếp sản xuất ra sản phẩm, có ảnh hưởng quyết định
đến hoạt động của các tác nhân còn lại trong chuỗi. Tuy nhiên, các hộ nuôi có quy
mô sản xuất nhỏ lẻ. Thêm vào đó, mỗi nông hộ có sự khác biệt nhau khá lớn về
các điều kiện sản xuất, vì thế hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng khác nhau.
 Đặc điểm nông hộ
Về dân tộc và giới tính: Qua kết quả khảo sát cho thấy các hộ là người dân
tộc Khmer tham gia nuôi tôm sú chiếm 35,53% (27/76 hộ điều tra). Đặc biệt, số
nông hộ tham gia nuôi thuộc diện hộ nghèo chiếm tỉ lệ khá cao (khoảng 21%)
trong tổng số nông hộ được điều tra, vì vậy phần lớn các hộ nuôi gặp phải tình
trạng khó khăn về vốn đầu tư trong hoạt động sản xuất, làm ảnh hưởng đến kết quả
đạt được. Kết quả khảo sát cũng cho thấy có đến 85,53% nam giới giữ vai trò chủ
hộ, chính vì vậy phần lớn nam giới giữ vai trò quyết định trong hoạt động nuôi.

Kinh nghiệm nuôi: Là một trong những yếu tố quan trọng có ảnh hưởng đến
hiệu quả sản xuất của nông hộ. Từ kết quả khảo sát được trình bày ở bảng 3.2, cho
thấy nông hộ có kinh nghiệm nuôi trung bình là 12 năm, tuy nhiên cũng có nông
hộ có số năm kinh nghiệm lên đến 31 năm, điều này có thể nói hoạt động nuôi tôm
sú là hoạt động sản xuất được hình thành khá lâu và có tính chất truyền thống ở
địa phương. Đây được xem là điểm thuận lợi trong sản xuất tôm sú cho những hộ
nuôi ở Trà Vinh.
15


Bảng 3.2 Kinh nghiệm, số nhân khẩu và lao động trong nông hộ
Tiêu chí

Trung bình

Lớn nhất

Nhỏ nhất

Kinh nghiệm nuôi (năm)

12

31

03

Tổng số thành viên (người)

04


07

01

Thành viên trong độ tuổi lao động (người)

02

06

01

Số lao động nuôi tôm sú (người)

02

03

01

Nguồn: Kết quả điều tra thực tế tại Trà Vinh tháng 12/2015, n = 76

Số nhân khẩu và lao động trong hộ: Trong hoạt động sản xuất nuôi tôm sú,
hầu hết nông hộ sử dụng khá nhiều công lao động gia đình. Do vậy, những nông
hộ có lực lượng lao động càng nhiều, càng có thuận lợi, góp phần giúp tiết kiệm
chi phí thuê lao động và quản lý chăm sóc tốt hơn. Những số liệu ở bảng 3.2 cho
thấy, số nhân khẩu trung bình của nông hộ là 04 người, trong đó số người trong độ
tuổi lao động trung bình trong hộ là 02 người, đặc biệt số lao động bình quân tham
gia hoạt động nuôi tôm sú của hộ là 02 người. Điều này cho thấy hoạt động nuôi

tôm sú là hoạt động sản xuất chủ yếu của các nông hộ.
Tham gia tập huấn kỹ thuật: Để hoạt động sản xuất tăng thêm hiệu quả thì
việc tham gia tập huấn có vai trò quan trọng, góp phần giúp nông hộ có thêm kiến
thức kỹ năng tổ chức và thực hiện hoạt động sản xuất được tốt hơn. Nhưng nhìn
chung hoạt động tham gia tập huấn kỹ thuật ít được các nông hộ quan tâm, chỉ có
50% trong tổng số nông hộ phỏng vấn trả lời là có tham gia tập huấn kỹ thuật,
trong đó có 32% được hỗ trờ từ các cơ quan chuyên môn của nhà nước tổ chức,
còn lại chủ yếu do các công ty/doanh nghiệp cung ứng vật tư tổ chức tập huấn
thông qua lồng ghép tư vấn giới thiệu quảng bá sản phẩm.
 Hoạt động nuôi tôm sú của người dân
Về mùa vụ nuôi: Trong sản xuất nông nghiệp yếu tố mùa vụ có ảnh hưởng rất
lớn đến kết quả sản xuất của nông hộ, bởi do từng mùa vụ các yếu tố điều kiện
thời tiết sẽ khác nhau vì vậy năng suất đạt được cũng khác nhau. Qua khảo sát các
nông hộ nuôi tôm sú trên địa bàn cho thấy phần lớn các nông hộ nuôi 02 vụ
tôm/năm, mức trung bình số vụ nuôi là 1,6 vụ/năm. Trong đó vụ 1 được thả nuôi
vào khoảng cuối tháng 02 và thu hoạch vào đầu tháng 05 dương lịch và đây cũng
được xem là vụ nuôi chính bởi thường cho năng suất cao. Trong khi đó, vụ nuôi
thứ 2 (vụ phụ) được thả nuôi vào khoảng tháng 06 và thu hoạch vào khoảng tháng
09 dương lịch hàng năm.
16


Các hình thức nuôi: Về hình thức nuôi, tùy kỹ thuật nuôi, mức đầu tư có
những cách gọi, phân biệt thành các dạng nuôi khác nhau. Tổng quát có 04 hình
thức nuôi:
(i) Quãng canh (truyền thống): Nuôi đơn giản, không có hệ thống cấp thoát nước,
không có ao lắng, mật độ thưa, không sử dụng thức ăn công nghiệp hoặc sử dụng
ít. Phương thức của họ là thu tỉa - thả bù. Tức là họ thu hoạch tôm hàng ngày, và
hàng tháng họ mua tôm giống thả bù vào.
(ii) Quãng canh cải tiến: Tương tự như quãng canh nhưng có đầu tư thức ăn, mật

độ thả dày hơn. Quãng canh cải tiến là hình thức trung gian giữa bán thâm canh
và quãng canh.
(iii) Nuôi tôm thâm canh (hay nuôi tôm công nghiệp): Mức đầu tư cao, mật độ thả
cao, đầu tư giống, thức ăn ở mức cao và có các trang thiết bị như máy quạt, thiết
kế hệ thống kênh mương (cấp thoát nước) , có ao lắng thức ăn.
(iv) Bán thâm canh: Có hệ thống kênh mương, ao lắng tương tự như nuôi thâm
canh, nhưng mức độ đầu tư thấp hơn, mật độ thả thấp hơn.
Trên địa bàn tỉnh, hoạt động nuôi tôm sú diễn ra trên cả 4 hình thức nuôi; quãng
canh, quãng canh cải tiến, bán thâm canh và thâm canh bởi mỗi nông hộ khác nhau
về điều kiện các nguồn lực sản xuất có được, cũng như kinh nghiệm và khả năng
quan lý. Nhưng nhìn chung hình thức nuôi quãng canh cái tiến là hình thức được
các hộ nuôi lựa chọn áp dụng nhiều nhất, chiếm đến 50,50% trong tổng số các
nông hộ điều tra, kế đến là hình thức nuôi thâm canh chiếm đến 25%. Còn đối với
hình thức nuôi bán thâm canh chỉ chiếm khoảng 10,50%, còn hình thức nuôi
quãng canh truyền thống có ít nông hộ thực hiện nhất chỉ chiếm khoảng 7,9%.
Các loại dịch bệnh: Nhiều nông hộ còn sản xuất theo phong trào, sản xuất
chủ yếu dựa theo kinh nghiệm, thiếu kiến thức kỹ thuật trong phòng trừ dịch bệnh,
nguồn nước phục vụ sản xuất ngày càng ô nhiễm nên nguy cơ xãy ra và lây lan
dịch bệnh luôn tiềm ẩn rất cao. Song song đó, do tác động của hiện tượng BĐKH
và các công trình dự án đang triển khải trên địa bàn nghiên cứu đã làm ảnh hướng
tương đối đáng kể đến hoạt động nuôi. Hiện các bệnh thường xuất hiện như: Bệnh
virus đốm trắng (White spot syndrome virus - WSSV); bệnh gan tụy
(Hepatopancreatic Parvovirus - HPV); bệnh chết sớm EMS; bệnh nhiễm trùng
virus dưới da và hoại tử (Infectious hypodermal and haematoietic necrosis virusIHHNV), các bệnh do do vi khuẩn Vibrio gây ra như: bệnh phát sáng, đỏ dọc thân,
độ mặn tăng cao làm tôm nuôi chậm lớn, thay đổi biên độ nhiệt độ giữa ngày và
17


đêm lớn hoặc giữa mua và năng đột ngột làm tôm bỏ ăn, ... Ngoài ra vấn đề sản
xuất con giống chưa được kiểm soát chặt chẻ nhằm đảm bảo chất lượng cũng là

một trong những nguyên nhân gây nên dịch bệnh.
Quy mô sản xuất: Qui mô nuôi tôm sú trung bình của nông hộ là 0,85 ha,
chiếm khoảng 79% tổng diện tích đất sản xuất trung bình của mỗi hộ (1,08 ha) có
được. Qua đây có thể thấy hoạt động nuôi tôm sú là hoạt động sản xuất chính của
các nông hộ trên địa bàn nghiên cứu. Mặc dù trong thời gian gần gây giá cả đầu
vào và đầu ra biến động theo hướng bất lợi cho người nuôi, cộng với tình hình
dịch bệnh trên tôm sú thường xuyên xãy ra, nhưng hoạt động nuôi tôm sú vẫn
được hầu hết các nông hộ duy trì. Một lần nữa cho thấy, nuôi tôm dường như là sự
lựa chọn tốt nhất thứ hai cho các hộ nuôi trong vùng nghiên cứu.
 Hoạt động tiêu thụ của người dân
Qua khảo sát cho thấy, phần lớn nông hộ bán sản phẩm ngay sau khi thu
hoạch,
Bảng 3.3 Hoạt động bán sản phẩm của nông dân
Người mua

Tỉ lệ (%)

Giá bán trung bình (đồng/kg)

Thương lái

19,60

171.000

Vựa/Đại lý

45,90

186.000


Xí nghiệp/nhà máy

34,50

220.000

Tổng

100,00

Nguồn: Kết quả điều tra thực tế tháng 12/2015, n = 76

Vấn đề tiêu thụ nói chung luôn là vấn đề rất được quan tâm của các hộ nuôi,
bởi có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả sản xuất. Vấn đề này bị chi phối lớn từ nhu
cầu của thị trường. Mức giá bán sản phẩm cho từng tác nhân là khác nhau, nên lợi
nhuận nông hộ thu được cũng khác nhau. Kết quả phân tích cho thấy phần lớn các
nông hộ bán qua vựa/đại lý là chủ yếu chiếm tỉ lệ đến 45,9%, bởi đây là tác nhân
có quy mô hoạt động lớn, có tổ chức hoạt động thu mua rộng khắp và linh hoạt
phù hợp với mọi hoạt động sản xuất của các hộ nuôi. Tác nhân quan trọng kế tiếp
trong vai trò thu mua tôm nguyên liệu của nông hộ là các xí nghiêp/nhà máy chế
biến chiếm tỉ lệ đến 34,5%, bởi hiện tại tất cả các xí nghiệp/nhà máy chế biến đều
có tổ chức hoạt động thu mua trực tiếp từ hộ nuôi bằng hai hình thức: nông dân
mang đến tôm nguyên liệu trực tiếp đến xí nghiệp/nhà máy chế biến nhưng hình
thức phổ biến chủ yếu nhất là xí nghiệp/nhà máy chế biến đến thu mua trực tiếp tại
18


hộ nuôi. Thương lái là tác nhân đóng góp vai trò tiêu thụ tôm nguyên liệu của
nông hộ chiếm tỉ lệ thấp nhất, chỉ khoảng 19,6% tỷ trọng lượng sản phẩm, các hộ

nuôi bán cho thương lái thường là những hộ nuôi theo hình thức quãng canh
truyền thống, lượng thu hoạch ít và không đồng loạt.
Về giá bán, trong các tác nhân thu mua tôm của nông hộ, giá thu mua trung
bình từ tác nhân xí nghiệp/nhà máy là cao nhất, với giá trung bình tương đương
khoảng 221.992 đồng/kg. Tuy nhiên, không có được nhiều nông hộ bán được cho
tác nhân này, bởi qui mô nuôi nhỏ, sản lượng nuôi thấp và không tập trung. Bên
cạnh đó, theo đánh giá của các nông hộ thì một trong những lý do các hộ nuôi
không thích bán cho doanh nghiệp là vì xí nghiệp áp dụng tiêu chuẩn đánh giá,
phân loại sản phẩm quá khắt khe. Trong khi đó thương lái thu mua với mức giá
trung bình 171.000 đồng/kg và vựa/đại lý là 186.000 đồng/kg, mức giá thu mua
tuy thấp hơn so với mức giá thu mua của các xí nghiệp/nhà máy nhưng được nhiều
nông hộ bán, bởi điều kiện thu mua khá linh hoạt phù hợp điều kiện sản xuất của
nông hộ.
3.2.3 Thương lái
 Thông tin chung về thương lái
Các thương lái thu mua tôm sú có độ tuổi bình quân trên 44 tuổi. Số năm
kinh nghiệm trong hoạt động thu mua có sự chênh lệch khá lớn, có những thương
lái đã tham gia hoạt động thu mua đến 15 năm, nhưng có những thương lái cũng
mới tham gia chỉ có 2-3 năm. Bình quân các thương lái có 12 năm kinh nghiệm
trong việc mua tôm sú, kinh nghiệm lâu năm trong thu mua có vai trò quan trọng
trong việc giúp thương lái có nhiều kỹ năng quan sát, đánh giá chất lượng tôm sú
khi thu mua. Cũng tương tự như 2 yếu tố tuổi và kinh nghiệm, trình độ của các
thương lái cũng rất khác nhau. Trình độ học vấn bình quân của các thương lái là
cấp 2.
Các thương lái thu mua tôm sú trên địa bàn không tổ chức phương tiện đến
tận nơi hộ nuôi thu mua. Thay vào đó, hầu hết do các hộ nuôi mang tôm đến các
cơ sở của thương lái, quy mô thu mua của các thương lái trung bình khoảng 50 -55
kg/ngày. Hầu hết các thương lái thu mua tôm sú với quy mô nhỏ nên chủ yếu dựa
trên các nguồn lực (vốn, lao đông) tự có, ít tiếp cận sự hỗ trợ từ ngân hàng.
Kết quả điều tra cho thấy 100% các thương lái thu mua tôm sú đều không có

bất cứ các dạng hợp đồng thu mua hay bao tiêu nào, chỉ thực hiện thu mua thông
19


qua thương lượng và mặc cả giữa hộ nuôi và thương lái dựa trên cơ sở chất lượng
và kích cỡ tôm sú, vì vậy cũng không đầu tư gì vào vùng nguyên liệu cho hộ nuôi.
 Hoạt động mua tôm sú của thương lái
Thương lái đóng vai trò trong việc thu gom tôm sú cho hộ nuôi, đặc biệt là
các hộ nuôi theo hình thức quãng canh truyền thống, sản lượng thu hoạch nhỏ lẻ,
không đồng loạt. Kết quả khảo sát cho thấy, lượng tôm sú của các hộ nuôi bán cho
thương lái chiếm 19,6% tổng sản lượng thu hoạch, với giá trung bình 190.000
đồng/kg, chủ yếu thu mua với hình thức mua xô.
 Hoạt động bán tôm sú của thương lái
Tôm sú nguyên liệu sau khi được thương lái mua về từ nông dân sẽ được bán
lại cho vựa và một phần được bán cho các đối tượng chế biến phục vụ tiêu thụ
trong nước, trong đó vựa là đầu ra quan trọng của thương lái, tôm sú được thương
lái bán cho vựa chiếm đến 11,8% theo sơ đồ chuỗi và bán cho các đối tượng chế
biến phục vụ tiêu thụ trong nước chiếm 7,8% theo sơ đồ chuỗi.

Bảng 3.4 Hoạt động bán tôm sú của thương lái
Người mua

Tỉ lệ (%)

Vựa

11,80

Cơ sở chế biến/tiêu thụ trong nước


7,80

Tổng

19,60

Nguồn: Kết quả khảo sát thực tế năm 2015

3.2.4 Vựa/Đại lý
 Thông tin chung về vựa và đại lý
Các vựa thu mua tôm sú chủ yếu nằm trên địa bàn. Qua kết quả điều tra 05
vựa thu mua trên địa bàn cho thấy những vựa thu mua có số năm hoạt động trung
bình là 14 năm. Các vựa này không chỉ kinh doanh một loại sản phẩm duy nhất là
tôm sú mà còn kết hợp kinh doanh nhiều loại thủy hải sản khác như: cua, cá, sò và
nghêu. Các vựa đóng vai trò như một nhà phân phối, cung cấp lớn cho các nhà
máy chế biến.
 Hoạt động mua của vựa

20


×