Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

Chuẩn bị chương trình thực địa trong khuôn khổ Hội nghị Quốc tế lần thứ 6 về thích ứng biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng (CBA6)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.46 MB, 22 trang )

TRUNG TÂM PHÒNG TRÁNH
VÀ GIẢM NHẸ THIÊN TAI

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Hà Nội, ngày

tháng 2 năm 2012

BÁO CÁO KẾT QUẢ KHẢO SÁT VÀ
KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI
Chuẩn bị chương trình thực địa trong khuôn khổ Hội nghị Quốc tế lần thứ 6
về thích ứng biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng (CBA6)
(Tỉnh Bến Tre, t/p Hồ Chí Minh, Thừa Thiên Huế)
____________________________________
I. Nội dung cơ bản
1. Mục tiêu:
a) Giới thiệu kết quả, mô hình thành công có lồng ghép về lịch sử phát triển,
văn hóa trong công tác quản lý rủi ro thiên tai, thích ứng biến đổi khí hậu dựa vào
cộng đồng tại Việt Nam.
b) Chia sẻ và học hỏi kinh nghiệm với các quốc gia trong khu vực và trên thế
giới; đồng thời vận động tài trợ cho các chương trình, dự án về thích ứng biến đổi khí
hậu và phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai tại Việt Nam.
2. Tiêu chí lựa chọn
2.1. Các dự án có tính hiệu quả, có sự tham gia của cộng đồng về thích ứng với
biến đổi khí hậu và quản lý rủi ro thiên tai;
2.2. Dự án có đầy đủ thông tin, bằng chứng làm rõ những hiệu quả đã đạt được;
đặc biệt là có sự tham gia của cộng đồng;
2.3. Có tính lồng ghép với nội dung như: sinh kế, giới và phát triển xã hội khu
vực dự án thực hiện;
2.4. Thuận tiện về giao thông và đảm bảo yêu cầu về hậu cần như ăn, chỗ ở (vệ


sinh, môi trường và an toàn thực phẩm);
2.5. Có thể kết hợp tham quan các địa danh để làm nổi bật tính lịch sử, văn hóa
cộng đồng.
3. Thời gian dự kiến:
Thời gian thực địa là 03 ngày (từ ngày 16/4 đến ngày 18/4/2012)
4. Số lượng đại biểu:
Dự kiến 150 đại biểu quốc tế
5. Nội dung và hình thức tổ chức:
5.1. Nội dung
a) Giới thiệu chung về các nội dung thực hiện, kết quả đã đạt được và mô hình
thành công dựa vào cộng đồng của dự án.
1


b) Thực địa và thăm quan các kết quả của dự án kết hợp với phỏng vấn người
dân về hiệu quả của dự án, cũng như sự tham gia của người dân trong quá trình thực
hiện dự án.
c) Lồng ghép tham quan các địa danh trong vùng để giới thiệu nét văn hóa,
cũng như lịch sử phát triển của vùng.
5.2. Hình thức tổ chức:
- Hoạt động tham quan, thực địa sẽ thực hiện tại 03 vùng: miền Bắc, miền
Trung, miền Nam.
- Hình thức tổ chức theo Nhóm (mỗi nhóm từ 15-20 người). Số lượng Nhóm sẽ
được xác định theo từng chủ đề riêng liên quan đến các biện pháp công trình, phi công
trình có sự tham gia của cộng đồng trong lĩnh vực thích ứng với biến đổi khí hậu, quản
lý rủi ro thiên tai.
Chủ đề sẽ được xác định cụ thể trên cơ sở số lượng điểm tham qua, thực địa
phù hợp và đảm bảo các tiêu chí lựa chọn cơ bản.
II. Những việc đã triển khai
1. Danh mục các địa điểm đề xuất thực địa: Tổng số các điểm đề xuất 29 địa điểm

a) Ban Chỉ huy PCLB&TKCN các tỉnh:
- Đã nhận được văn bản của 05 tỉnh, thành phố: Thái Nguyên, An Giang, Tiền
Giang, Bến Tre, TP Hồ Chí Minh, tỉnh Quảng Ngãi.
- Đề xuất 13 dự án thực địa bởi BCH PCLB&TKCN tỉnh Bến Tre và TP Hồ
Chí Minh, tỉnh Quảng Ngãi.
b) Các tổ chức phi Chính phủ:
Đã nhận được đơn đăng ký từ một số tổ chức phi chính phủ đề xuất 18 mô hình
thực địa (Danh sách và các thông tin liên quan tại Phụ lục 1)
2. Kết quả chuyến thực địa lần 1 từ ngày 11-15/1/2011
2.1. Khu vực miền Nam (Bến Tre, Thành phố Hồ chí Minh) từ ngày 11-13/1/2011
2.1.1. Tại Bến Tre
Các điểm thực địa:
- Dự án phòng chống và giảm nhẹ thiên tai có sự tham gia tại Bến Tre do
Oxfam tài trợ.
- Nhà máy nước xã Bình Thành, huyện Giồng Trôm do DANIDA tài trợ:
- Nhà tránh trú bão, đường sơ tán tại xã An Hiệp, huyện Ba Tri
- Dự án xây dựng vườn ươm cây lâm nghiệp, xã An Thủy, huyện Ba Tri do
WWF tài trợ.

2


Thông tin tóm tắt các điểm thực địa:
a) Dự án phòng chống và giảm nhẹ thiên tai có sự tham gia tại Bến Tre do
Oxfam tài trợ:
- Dự án do Oxfam tài trợ thực hiện tại xã Thừa Đức, huyện Bình Đài, Bến Tre
với 02 hoạt dộng chính: Hỗ trợ và hướng dẫn người dân mô hình trồng dưa hấu tăng
thu nhập cho các hộ nghèo; xây dựng các bể chứa nước đảm bảo vệ sinh môi trường và
chất lượng nước cho sinh hoạt của người dân.
- Hoạt động được triển khai đã được người dân đánh giá cao và được nhân rộng

trong các hộ khác trong xã. Đây là dự án có sự tham gia của người dân và mô hình này
đã được duy trì từ 2-3 năm được người dân và chính quyền địa phương đánh giá cao.
b) Nhà máy nước xã Bình Thành, huyện Giồng Trôm do DANIDA tài trợ:
Dự án do DANIDA tài trợ xây dựng nhà máy nước công suất 20m3/h và lắp đặt
đường ống dẫn nước và cấp nước sạch cho khoảng 600 hộ dân thuộc xã Bình Thành,
Châu Bình. Đây là khu vực bị nhiễm mặn nặng của tỉnh Bến Tre dẫn đến khan hiếm
nước sinh hoạt của cộng đồng người dân trong nhiều năm qua và đặc biệt trong những
năm gần đây do tác động của biến đổi khí hậu.
Dự án đã được người dân ủng hộ tham gia thông qua việc nhượng đất để xây
dựng nhà máy, hỗ trợ lắp đặt các đường ống dẫn nước và tham gia bảo vệ hệ thống cấp
nước.
Đây là dự án được xây dựng trên cơ sở nhu cầu của người dân, có sự tham gia
của người dân trong công tác lập kế hoạch, triển khai và quản lý.
c) Nhà tránh trú bão, đường sơ tán tại xã An Hiệp, huyện Ba Tri
Hỗ trợ cộng đồng người dân phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai thông qua xây
dựng đường sơ tán và nhà tránh trú báo, lũ. Thông qua dự án, cộng đồng người dân
được nâng cao nhận thức về thiên tai, biến đổi khí hậu. Đặc biệt, nhà tránh trú bão
được kết hợp với sinh hoạt động, tổ chức các cuộc họp, thảo luận, tuyên truyền về việc
lập kế hoạch hàng năm về quản lý rủi ro thiên tai và thích ứng biến đổi khí hậu.
Kết quả của dự án do cộng đồng người dân quản lý, đã hỗ trợ người dân có khả
năng chủ động tự phòng tránh thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu. Đặc biệt,
thông qua dự án người dân có cơ sở vật chất hỗ trợ phát triển kinh tế hộ, nâng cao chất
lượng cuộc sống và tinh thần.
d) Dự án xây dựng vườn ươm cây lâm nghiệp, xã An Thủy, huyện Ba Tri
do WWF tài trợ.
Dự án sẽ triển khai vào tháng 2/2012 với mục tiêu tăng cường khả năng phòng
ngừa, thích ứng với tác động của Biến đổi khí hậu tại tỉnh Bến Tre thông qua thích ứng
dựa vào hệ sinh thái; Thí điểm khu vực ươm cây để tái tạo rừng ngập mặn có khả năng
chống chịu được với những thay đổi điều kiện sống do biến đổi của khí hậu toàn cầu.
3



Phương án lựa chọn:
Căn cứ trên tiêu chí lựa chọn các điểm thực địa, Nhóm thực địa đề xuất chọn
các điểm sau nằm trong Chương trình thực địa của Hội nghị CBA6:
a) Dự án phòng chống và giảm nhẹ thiên tai có sự tham gia tại Bến Tre do
Oxfam tài trợ (Phù hợp với Tiêu chí 2.1, 2.2, 2.3, 2.4)
b) Dự án xây dựng vườn ươm cây lâm nghiệp, xã An Thủy, huyện Ba Tri do
WWF tài trợ (Phù hợp với Tiêu chí 2.1, 2.3, 2.4)
c) Nhà tránh trú bão, đường sơ tán tại xã An Hiệp, huyện Ba Tri (Phù hợp với
Tiêu chí 2.1, 2.2, 2.3)

2.1.2. Tại thành phố Hồ Chí Minh
Các điểm thực địa:
- Mô hình chăn nuôi hộ gia đình tại HTX chăn nuôi Tiên Phong, huyện Củ Chi,
tp Hồ Chí Minh.
- Bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn Cần Giờ, tp Hồ Chí Minh
Thông tin tóm tắt các điểm thực địa:
a) Mô hình chăn nuôi hộ gia đình tại HTX chăn nuôi Tiên Phong, huyện Củ
Chi, tp Hồ Chí Minh:
Mô hình chăn nuôi lợn áp dụng công nghệ sử dụng chất thải trong chăn nuôi để
phục vụ chăn nuôi, sản suất, điện sinh hoạt bảo vệ môi trường đã được triển khai và
thành công tại xã Tiền Phong và nhân rộng tại một số tỉnh khác.
Ngoài ra, chủ hộ chăn nuôi đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp bằng sáng chế về
chuyển đổi máy dầu dissel thành máy phát điện từ chất thải trong chăn nuôi, hiện nay
sáng chế này đã được giới thiệu rộng rãi tới các vùng miền trong cả nước. Mô hình này
góp phần giảm phát thải khí thải, cải thiện vệ sinh môi trường. Tận dụng năng lượng
điện từ khí thải của hệ thống biogas.
Đây là một mô hình thành công làm giàu từ chăn nuôi từ chính ý tưởng của
người dân và do dân thực hiện.

b) Bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn huyện Cần Giờ:
Mô hình quản lý rừng dựa vào cộng đồng, giao đất, giao rừng cho 170 hộ gia
đình quản lý, bảo vệ (Mỗi hộ được giao từ 40 – 240 ha) và người dân phát triển nguồn
sinh kế từ chính việc bảo vệ và phát triển rừng.
Các hộ dân được giao khoán bảo vệ, phát triển hệ sinh thái và khai thác nguồn
lợi thủy sản (loại thủy sản được quy định cụ thể) tại rừng ngập mặn Cần Giờ nhằm bảo
vệ môi trường một cách bền vững.

4


Mô hình đã nâng cao mức sống của người dân địa phương thông qua các chính
sách đầu tư dự án và việc hưởng lợi từ tài nguyên môi trường. Ngoài mức lương được
Nhà nước cấp trong bảo vệ rừng, các hộ dân tăng thu nhập thêm khoảng 30 triệu đồng
từ khai thác các nguồn lợi thủy sản trong vùng. Mô hình đã nâng cao mức sống của
người dân, hỗ trợ đời sống thông qua xây dựng các Nhà kiên cố trông coi rừng, cung
cấp điện bằng năng lượng mặt trời. Điều này đã gắn chặt trách nhiệm của người dân
trong việc trông coi rừng ngập mặn.
Phương án lựa chọn:
Căn cứ trên tiêu chí lựa chọn các điểm thực địa, Nhóm thực địa đề xuất chọn
các điểm sau nằm trong Chương trình thực địa của Hội nghị CBA6:
a. Mô hình chăn nuôi hộ gia đình tại HTX chăn nuôi Tiên Phong, huyện Củ
Chi, tp Hồ Chí Minh (Phù hợp với Tiêu chí 2.1, 2.2, 2.3, 2.4, 2.5)
b. Bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn huyện Cần Giờ, tp Hồ Chí Minh (Phù
hợp với Tiêu chí 2.1, 2.2, 2.3, 2.4, 2.5)

2.2. Khu vực miền Trung (Thừa Thiên Huế) từ ngày 14-15/1/2011
Các điểm thực địa:
- Nhà phòng tránh thiên tai tại xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền do tổ chức
DWF thực hiện.

- Mô hình phục hồi, bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn tại xã Hương Phong,
huyện Hương Trà.
- Mô hình bảo vệ khu sinh thái và tuyến đê có sự tham gia của cộng đồng tại xã
Hương Phong, huyện Hương Trà.
Thông tin tóm tắt các điểm thực địa:
a) Nhà trú tránh bão lũ tại xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền do tổ chức DWF
thực hiện.
- Nhà bao gồm hai tầng, đầy đủ công trình vệ sinh và điện nước. Nhà đồng thời
được dùng làm trung tâm văn hóa của khu vực trong điều kiện bình thường.
- Mô hình một số hoạt động về chằng chống nhà cửa phòng tránh bão có thể
được trình bày ngay tại khu vực nhà trú tránh lũ bão trong quá trình khách tham quan
công trình
b) Mô hình phục hồi, bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn tại xã Hương Phong,
huyện Hương Trà.
- Mô hình bao gồm một khu vực phục hổi, phát triển rừng ngập mặn, bảo vệ
500m tuyến đê biển và khu vực nuôi trồng thủy sản liền kề. Quá trình xây dựng và bảo
vệ mô hình có sự tham gia của người dân cộng đồng trong khu vực.
5


- 01 vườn ươm cây ngập mặn cộng đồng được xây dựng gần khu vực trồng
rừng ngập mặn. Vườn ươm có diện tích khoảng 30m2 trong khu vực vườn của người
dân.
- Mô hình sẽ áp dụng việc các hộ dân sẽ tham gia xây dựng vườn ươm, 50% sản
phẩm sẽ giao người dân trồng bảo vệ các đầm nuôi hải sản, 50% sản phẩm sẽ được
trồng bảo vệ các tuyến đê biển trong khu vực. Qua mô hình người dân hiểu được lợi
ích từ rừng ngập măn, tham gia và có đủ kiến thức ươm, trồng và phát triển rừng ngập
mặn.
c) Mô hình bảo vệ khu sinh thái Rú Chá có sự tham gia và tuyến đê biển xã
Hương Phong, huyện Hương Trà.

Khu sinh thái bao gồm rừng ngập mặn nguyên sinh đang được phục hồi và bảo
vệ trên diện tích 5ha. Đây là khu rừng nguyên sinh duy nhất còn lại ở vùng đầm Phá
Tam Giang. Đây là vùng đất ngập mặn có giá trị sinh thái đặc biệt. Quá trình bảo vệ
Rú Chá có sự tham gia của người dân cộng đồng trong khu vực.
Phương án lựa chọn:
Căn cứ trên tiêu chí lựa chọn các điểm thực địa, Nhóm thực địa đề xuất lựa
chọn tất cả 03 điểm trên trong Chương trình thực địa của Hội nghị CBA6 tại khu vực
tỉnh Thừa Thiên Huế (Phù hợp với Tiêu chí 2.1, 2.2, 2.3, 2.4, 2.5)

III.Những việc cần triển khai tiếp
1. Tiếp tục rà soát các điểm thực địa các vùng trên cơ sở tiêu chí lựa chọn,
thông tin và sự phù hợp với mục tiêu của Hội nghị
2. Lập danh sách cán bộ tham gia thực địa để tham gia khóa đào tạo do IIED tổ
chức vào tháng 2/2012
3. Xây dựng Kế hoạch cho chuyến thực địa lần 2 có sự tham gia của IIED vào
tháng 2/2012
4. Trên cơ sở các điểm thực địa đã được lựa chọn, xây dựng kế hoạch, phương
án và kịch bản chi tiết cho mỗi điểm thực địa và các chuyến thực địa.
5. Trình Bộ Nông nghiệp và PTNT phê duyệt các điểm thực địa
6. Dự thảo văn bản trình Bộ NN và PTNT có văn bản gửi UBND các tỉnh có
điểm thực địa, các Bộ, ngành liên quan phối hợp tổ chức thực hiện.

NHÓM CÔNG TÁC THỰC ĐỊA

6


PHỤ LỤC 1
TỔNG HỢP CÁC ĐIỂM THỰC ĐỊA
(Được đề xuất từ các Tổ chức quốc tế tại Việt Nam)

TT

Tên Dự án

Tổ chức

Tăng cường năng lực để nâng
cao công tác điều phối và lồng
nghép các hoạt động giảm nhẹ
rủi ro và thích ứng với biến đổi
khí hậu trong nông nghiệp tại
khu vực miền núi phía Bắc Việt
Nam
Giới thiệu giảm nhẹ rui ro thiên
tai/thích ứng với biến đổi khí
hậu vào trường học

Nông lương Liên hiệp
quốc tại Việt Nam
(FAO)

3

4

1

2

Lĩnh vực


Địa điểm

Mục tiêu

Nông nghiệp

YÊN BÁI
X. Đại Phác, H. Văn Yên

Tăng cường hệ thống thể chế và
quá trình giảm nhẹ, phòng ngừa
rủi ro thiên tai để giảm tình trạng
dễ bị tổ thương đối với khí hậu
cực đoan

Liên minh cứu trợ trẻ
em- Save The
Children (SC)

Giáo dục

YÊN BÁI
X. Trấn Yên, H. Hong Ca

Tăng cường các nỗ lực vận động
chính sách trong đó bao gồm giảm
nhẹ rủi ro thiên tai tập chung vào
trẻ em vào hệ thống giáo dục sử
dụng các kết quả đã được thí điểm

tại trường học

Hoạt động trồng rừng quy mô
nhỏ thông qua xây dựng cơ chế
phát triển sạch Aforestation /
Reforestation by Clean
Development Mechanism (ARCDM)

Quỹ Phát triển rừng
Forest Development
Fund (FDF)

Lâm nghiệp

Lồng nghép chương trình
phòng chống HIV/AIDS để
giảm nghèo bền vững tại xã
Mai Hịch, huyện Mai Châu tỉnh
Hòa Bình

Trung tâm phát triển
và sức khỏe cộng
đồng (COHED)

HÒA BÌNH
X. Bắc Phong, Xuân Phong,
H. Cao Phong

HÒA BÌNH
X. Mai Hịch, H. Mai Châu


7

Giúp người dân địa phương có
thêm lợi ích từ các hoạt động
trồng rừng
Nâng cao tỉ lệ che phủ cải thiện
diện tích đất trống và thoái hóa
tại Việt Nam
Thí điểm cơ chế phát triển sạch
để nhân rộng các hoạt động tới
các vùng có điều kiện tương tự
tại Việt Nam.
Tăng cường năng lực và kiến
thức cho người dân địa phương
tại khu vực dự án để phát triển
nông nghiệp bền vững
Nâng cáo nhận thức của người
dân về biến đổi khí hậu và thử
nghiệm các biện pháp thích ứng
và giảm nhẹ trong các hoạt
động sản xuất và cuộc sống
hàng ngày

Nội dung
Sinh kế và giảm nhẹ rủi ro
thiên tai tại khu vực miền núi.
Các mô hình về ứng dụng
công nghệ hiện đại về cho
trang trại sản xuất giống lúa –

RICM (quản lý tổng hợp vụ
lúa mùa).
Giảm nhẹ rủi ro thiên tai tại
khu vực miền núi.
Sinh kế của cộng đồng người
H’ Mong
Các hoạt động khuyến khích
về tăng cường nhận thức tại
các trường học
Hỗ trợ thể chế về giảm nhẹ
rủi ro thiên tai cho hệ thống
giáo dục
Sinh kế của các cộng đồng
nghèo tại các khu vực miền
núi
Lập quy hoạch có sự tham
gia để quản lý rừng
Cơ chế phát triển sạch(ARCDM)

Sinh kế: Tập huấn về chăn
nuôi gia súc, gia cầm áp dụng
cộng nghệ cao
Câu lạc bôn nông dân chia sẻ
kinh nghiệm về chăn nuôi gia
súc, gia cầm

Thành phần
tham gia
Nông dân, cán bộ địa
phương, cán bộ dự án

tại địa phương, cán bộ
dự án và cố vấn kỹ
thuật dự án

Trẻ em người dân tộc
thiểu số H’Mong,
giáo viên và cộng
đồng dân cư

Người dân tộc thiểu
số địa phương, nam
giới, phụ nữ từ 16 tuổi
trở lên


5

Trồng rừng ngập mặn và giảm
nhẹ rủi ro thiên tai

Trung ương hội chữ
thập đỏ Việt Nam và
Hiệp Hội chữ thập đỏ
và trăng lưỡi liềm đỏ
quốc tế

Giảm nhẹ rủi
ro thiên tai

HẢI PHÒNG

X. Đại Hợp, H.Kiến Thụy)

6

Hỗ trợ các cộng đồng nghèo
ven biển Việt Nam phát triển
sinh kế bền vững và bảo tồn
môi trường

Ủy ban Châu Âu

Thủy sản và
Nông Nghiệp

NAM ĐỊNH
X. Giao Thủy, H. Xuân
Giao

7

Mô hình quản lý và Trồng rừng
ngập mặn dựa vào cộng đồng
để nâng cao khả năng phòng
ngừa và ứng phó thiên tai cho
cộng đồng ven biển

Care International tại
Việt Nam

Giảm nhẹ rủi

ro thiên tai

THANH HÓA
X. Đà Lộc và Nga Thủy

8

Quản lý lưu vực sông có sự
tham gia

Care International tại
Việt Nam và Liên
hiệp khoa học và hiệp
hội công nghệ

Lâm nghiệp,
lâm nghiệp và
Giảm nhẹ rủi
ro thiên tai

THANH HÓA
(67 thôn tại 8 xã của huyện
Bá Thước)

Đánh giá năng lực và tình trạng
dễ bị tổn thương khí hậu
Tầm nhìn quy hoạch
Phát triển sinh kế bền vững
Xây dựng mô hình quản lý lưu
vực sông

Truyền thông về Biến đổi khí
hậu
Xây dựng năng lực

9

Phòng chống thiệt hại do bão
gây ra đối với nhà ở

Development
Workshop France
(DWF)

Xây dựng

THỪA THIÊN HUẾ
TP Huế, huyện Phú Lộc,
Phú Vang, Quảng Điền,
Phong Điền

Khuyến khích xây dựng nhà an
toàn xây dựng nhà công có khả
năng phòng chống bão, lũ
Xây dựng các cộng đồng an
toàn tại các khu vực định cư an
toàn

8

Giảm số cộng đồng ven biển bị

ảnh hưởng bởi lũ,bão thông qua
trồng rừng ngập mặn và xây dựng
năng lực cho trẻ em, các thành
viên cộng đồng và chính quyền
địa phương
Đảm bảo cải thiện và bền vững
sinh kế cho hàng triệu dân nghèo
Việt Nam phụ thuộc vào khu vực
đầm lầy ven biển và nguồn tài
nguyên đá ngầm hình thành từ san


Trồng rừng ngập mặn và quản lý
tổng hợp giảm nhẹ rủi ro thiên tai
và biến đổi khí hậu để giảm tình
trạng dễ bị tổn thương của các
cộng đồng ven biển tại khu vực
phía Bắc Việt Nam

Giảm nhẹ rủi ro thiên tai tại
các khu vực ven biển
Sinh kế tại khu vực ven biển
Các hoạt động trồng rừng để
phát triển rừng ngập mặn

Tất cả các nhóm tại
cộng đồng

Giảm nhẹ rủi ro thiên tai tại
khu vực ven biển Nam Định

Mô hình hợp tác về nuôi trai
sò bền vững
Phương pháp tiếp cận hợp tác
quản lý môi trường thân thiện
và chuyên môn tốt hơn
Lựa chọn về sinh kế (du lịch
sinh thái, nuôi giun vv)
Giảm nhẹ rủi ro thiên tai tại
các khu vực ven biển
Sinh kế tại các cộng đồng
nghèo ven biển
Vai trò của rừng ngập mặn
trong việc bảo vệ các cộng
đồng ven biển
Quản lý và xây dựng rừng
ngập mặn có sự tham gia
Các hoạt động về xây dựng
và thực hiện kế hoạch giảm
nhẹ rủi ro thiên tai
Các hoạt động về sử lý rác
thải, bảo vệ rừng ngập mặn
và môi trường
Giảm nhẹ rủi ro thiên tai tại
khu vực vùng cao
Các chiến lược sinh kế của
cộng đồng tịa vùng cao
Đánh giá năng lực và tình
trạng dễ bị tổn thương khí
hậu
Lập quy hoạch tổng hợp

DRR&CCA và xây dựng các
hoạt động phòng ứng phó với
biến đối khí hậu
Giảm nhẹ rủi ro thiên tai tại
khu vực ven biển
Chiến lược sinh kế cho các
cộng đồng nghéo
Nhận thức về GNRRTT và
các chiến dịch tuyên truyền

Hộ gia đình ngư dân
quy mô nhỏ và các
nhóm tại cộng đồng,
chính quyền địa
phương, cán bộ của
các Bộ liên quan, các
tổ chức phi chính phủ
và các tổ chức nghiên
cứu
Các thành viên trong
cộng đồng

Các nhóm dề bị tổng
thương tại cộng đồng
NGO tại địa phương

Các cộng đồng nghèo
và cơ quan chính
quyền địa phương



10

Xây dựng mô hình cộng đồng
bảo tồn, khai thác, sử dụng bền
vững và tổng hợp tài nguyên
thiên nhiên nhằm thích ứng với
biến đổi khí hậu ở xã Hương
Phong, huyện Hương Trà, tỉnh
Thừa Thiên Huế

Trung tâm nghiên cứu
và quản lý tài nguyên
(CORENARM)

Thủy sản,
nông nghiệp,
lâm nghiệp

THỪA THIÊN HUẾ
Xã Hương Phong huyện
Hương Trà

11

Đối tác hành động cộng đồng
về Biến đổi khí hậu

Trung tâm Phát triển
sáng kiến cộng đồng

và môi trường (C&E)

Giáo dục

THỪA THIÊN HUẾ
Trường Lê Hồng Phong,
214B Lý Nam Đế, huyện
Hương Long

12

Thích ứng với Biến đổi khí hậu
dựa vào cộng đồng và mối liên
kết với chính sách tại tỉnh Thừa
Thiên Huế

Viện tài nguyên, môi
trường và công nghệ
sinh học- trường đại
học Huế

Giảm nhẹ rủi
ro thiên tai

THỪA THIÊN HUẾ
Xã Hương Phong, huyện
Hương Trà và xã Quang
Thanh, huện Quảng Điền.

9


Nâng cao năng lực cho chính
quyền và người dân địa phương
về quản lý tổng hợp tằi nguyên
thiên nhiên nhằm thích ứng với
biến đổi khí hậu
Xây dựng các mô hình quản lý
và sử dụng bền vững tài nguyên
dựa vào cộng đồng nhằm thích
ứng với biến đổi khí hậu
Tư liệu hoá, đánh giá kết quả,
đúc kết kinh nghiệm và khuyến
nghị với chính quyến và người
dân địa phương về những vấn
đề có liên quan cho thích ứng
với biến đổi khí hậu trong sản
xuất nông nghiệp dựa trên kết
quả thử nghiệm từ các mô hình
của dự án
Các cộng đồng với các chương
trình Đội sinh thái có kinh nghiệm
duy trì cải thiện cuộc sống hàng
ngày của họ với việc xây dựng các
thói quen hàng ngày mới về khí
hậu
Đánh giá và hiểu về tình trạng
dễ bị tổn thương đối với khí hậu
và các xu hướng của tỉnh Thừa
Thiên Huế thông qua các
nghiên cứu tập chung vào

những mối quan tâm chung về
thích ứng với biến đổi khí hậu
Nâng cao năng lực thích ứng
với biến đổi khí hậu của các bên
liên quan bao gồm các hộ gia
đình, cộng đồng và các cơ quan
chính phủ chủ chốt và những
nhà hoạch định chính sách tại
Thừa Thiên Huế
Hỗ trợ lồng nghép các biện
pháp thích ứng với BĐKH vào
sinh kế hiện tại và trong tương
lai của người dân địa phương
tại các cộng đồng được lựa

Bảo về an toàn cho đê và các
khu vực neo đậu
Mô hình về nhà an toàn
Giảm nhẹ rủi ro thiên tai tại
các quận nghèo của thành
phố Huế
Các chiến lược sinh kế cho
nông dân nghèo
Rừng ngập mặn
Mô hình trồng lúa và nuôi cá
Mô hình nuôi các trong rừng
ngập mặn
Mô hình du lịch sinh thái

Sinh kế cho nông dân nghèo

và giảm nhẹ rủi ro thiên tai
tại thành phố và các khu vực
ven biển
Các mô hình và hoạt động
của các đội sinh thái tại
trường học và cộng đồng
Giảm nhẹ rủi ro thiên tai tại
các quận nghèo của tp Huế
Các chiến lược về sinh kế cho
nông dân nghèo
Một số mô hình về sinh kế
thích ứng với BĐKH đã được
thực hiện trong khuôn khổ dự
án tại hai xã

Người dân, chính
quyền địa phương

Học sinh

Người dân và cán bộ
chính quyền địa
phương, giảng viên và
nhà khoa học của
trường đại học Huế


13

Phương pháp tiếp cận tổng hợp

đối với những người dễ bị tổn
thương để đối phó với thiên tai
tại miền Trung Việt Nam

Trường đại học Kyoto
và Đại học Nông,
Lâm Huế, đại học
Huế
JICA

Giảm nhẹ rủi
ro thiên tai

THỪA THIÊN HUẾ
4 xã ven sông Bồ thuộc
huyện A lưới và Hương Trà

14

Mạng lưới các thành phố Châu
Á thích ứng với Biến đổi khí
hậu

Viện Chuyển giao xã
hội và môi trường

Giảm nhẹ rủi
ro thiên tai

ĐÀ NẴNG


15

Tăng cường lồng nghép Giảm
nhẹ rủi ro thiên tai dựa vào
cộng đồng và thích ứng với
BĐKH vào các chương trình
phát triển khu vực

World Vision
International in
Vietnam

Giảm nhẹ rủi
ro thiên tai

QUẢNG NAM
Huyện Tiền Phước
QUẢNG NGÃI
huyện Sơn Tây

10

chọn
Vận động chính sách cho các
nhà hoạch định trong Chương
trình trọng điểm quốc giavề
Thích ứng với BĐKH của bộ
Tài nguyên và Môi trường, Bộ
NN&PTNT và các chương trình

phát triển của tỉnh
Tăng cường năng lực cho những
người dễ bị tổn thương để đối phó
với thiên tại cấp cộng đồng ở
huyện A Lưới và Hương Trà ven
sông Bồ, tỉnh Thừa Thiên Huế

Xây dựng khả năng thích ứng với
khí hậu cho thành phố Đà Nẵng

Nâng cao nhận thức cộng đồng
về giảm nhẹ rủi ro thiên tai dựa
vào cộng đồng và thích ứng với
biến đổi khí hậu tại các cộng
đồng địa phương
Triển khai lập kế hoạch
CBDRM và CCA tại các cấp hộ
gia đình, thôn, xã và huyện
Tăng cường năng lực cho các
đội ứng phó nhanh địa phương
và cứu hỏa
Phát triển bền vững và bảo vệ
các khu vực rừng
Khuyến khích thích ứng với
BĐKH tại cộng đồng và khuyến
khích giảm nhẹ rủi ro thiên tai
dựa vào trường học

Giảm nhẹ rủi ro thiên tai tại
khu vực vùng cao

Các hoạt động về lập kế
hoạch giảm nhẹ rủi ro thiên
tai của các nhóm khác nhau
Thử nghiệm các lựa chọn
sinh kế cho các cộng đồng để
thích ứng với tác động của
BĐKH
Sinh kế và giảm nhẹ rủi ro
thiên tai tại thành phố và các
khu vực ven biển
Các hoạt động về xây dựng
năng lực cho các tổ chức địa
phương về ứng phó và giảm
nhẹ rủi ro thiên tai
Tiến hành xây dựng và thực
hiện kế hoạch hành động
phòng chống thiên tai cấp xã
Mô hình kéo tầu thuyền
Hệ thống mô hình tín dụng về
xây dựng nhà an toàn
Trình diễn về khuyến khích
nâng cao nhận thứca về
GNRRTT cho cộng đồng
Sự tham gia của các nhóm
quan tâm trong ứng phó và
lập kế hoạch GNRRTT
Các hoạt động về tăng
cường năng lực quản lý/
ứng phó cho các cơ quan
địa phương về GNRRTT

Trồng và bảo vệ rừng
Các công trình GNTT quy
mô nhỏ
Hệ thống cảnh báo sớm

Người dân địa
phương, sở
NN&PTNT, giảng
viên, nghiên cứu viên
trường Đại học Huế

Ngư dân, hiệp phụ nữ

Đội ứng phó nhanh,
người dân địa
phương, các tổ chức
quần chúng, trường
học


16

Góp phần giảm thiểu tác hại
của ngập úng và xâm nhập mặn
do nước dâng nhằm phát triển
bền vững sản xuất nông nghiệp
và bảo đảm an ninh lương thực
tại xã Phước Hòa, huyện Tuy
Phước, tỉnh Bình Định


Liên hiệp các hội
Khoa học và Kỹ thuật
Bình Định

Nông nghiệp

17

Phòng ngừa thảm họa thiên tai
dựa vào cộng đồng lấy trẻ em
làm trọng tâm

Liên minh cứu trợ trẻ
em- VP Ban chỉ huy
PCLB Tiền Giang

Giáo dục

18

Dự án phòng chống và giảm
nhẹ thiên tai có sự tham gia tại
Đồng Tháp, Tiền Giang, Đồng
Bằng sông Cửu Long Việt Nam

Oxfam

Giảm nhẹ rủi
ro thiên tai


19

Thích ứng với biến đổi khí hậu
dựa vào hệ sinh thái tại tỉnh
Bến Tre, Việt Nam

WWF

Thích ứng với
Biến đổi khí
hậu

20

Xây dựng nhà máy nước xã
Bình Thành, huyện Giồng
Trôm, công suất 20m3/h

Chính phủ Đan Mạch

Thích ứng
BĐKH

21

Quản lý tài nguyên thiên nhiên
tại khu vực ven biển tỉnh Sóc
Trăng

GIZ


Biến đổi khí
hậu, môi
trường

BÌNH ĐỊNH
Xã Phước Hòa, huyện Tuy
Phước

TIỀN GIANG
Xã Tân Thành, Tân Điền
huyện Gò Công Đông,
huyện Tân Phú, Cai Lậy,
Tân Phước

ĐỒNG THÁP
Xã Ba Sao, Cao Lãnh
BẾN TRE
Xã Thừa Đức, Bình Đài
Xã Thanh Hải, Thanh Phú

Phát triển các mô hình sản xuất
nông nghiệp bền vững dựa vào
cộng đồng nhằm hạn chế thiệt hại
do lũ lụt và nước biển dâng, thích
ứng với biến đổi khí hậu, góp
phần đảm bảo an ninh lương thực
và thu nhập ổn định cho nông dân
xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước,
tỉnh Bình Định

Cộng đồng dân cư tại vùng rủi ro
cao, đặc biệt là trẻ em được chuẩn
bị kỹ nhằm giảm thiêu ảnh hưởng
do thiên tai gây ra thong qua
trương trình đánh giá nguy cơ, rủi
ro tiềm năng sãn có và triển khai
kế hoạch hàng năm về phòng
ngùa thảm họa bao gồm các công
trình nhỏ và hoạt động phòng
ngừa
Giảm rủi ro lũ đối với phụ nữ,
nam giới và trẻ em tại Ben Tre
và Đồng Tháp bằng cách giảm
tình trạng dễ bị tổn thương tăng
khả năng cho các cộng đồng và
cơ quan
Năng lực thích ứng của nhóm
phụ nữ dễ bị tổn thương với
thiên tai và thích ứng với
BĐKH tại các khu vực ven biển
được lựa chọn tại tỉnh Bến Tre
đến 2015 được tăng cường

BẾN TRE
Xã Thừa Đức - Bình Đài, xã
An Thủy- Ba Tri, khu bảo
tồn Thanh Phú, huyện
Thanh Phú
BẾN TRE
xã Bình Thành, huyện

Giồng Trôm

Tăng cường khả năng phòng
ngừa, thích ứng với tác động của
Biến đổi khí hậu tại tỉnh Bến Tre
thông qua thích ứng dựa vào hệ
sinh thái
Cấp nước sạch cho khoảng 600 hộ
dân thuộc Bình Thành, Châu
Bình, khu vực khan hiếm nước
sinh hoạt trong điều kiện BĐKH

SÓC TRĂNG
Xã Vĩnh Hải, huyện Vĩnh
Châu

Khu vực đất ngập nước tại Sóc
Trăng được bảo vệ và sử dụng bền
vững vì lợi ích của người dân địa

11

Sinh kế và GNRRTT tại các
khu vực ven biển
Các hoạt động về thủy sản
Mô hình nuôi cá
Bảo vệ khu vực Chàm
Chim

Mô hình câu lạc bộ Phòng

chống thiên tai tại trường học

Sinh kế và rủi ro thiên tai tại
tỉnh Bến Tre
Kế hoạch hành động Quản lý
thiên tai
Xây dựng năng lực tài liệu
truyển trông và chiến dịch
CBDRM, nước sạch vệ sinh
môi trường cho các thành
viên cộng đồng
Cơ chế cảnh báo sớm
Dạy bơi cho trẻ em và phụ nữ
Công trình GNTT quy mô
nhỏ
Sinh kế và rủi ro thiên tai tại
tỉnh Bến Tre
Thí điểm khu vực ươm cây
để tái tạo rừng ngập mặn
Xây dựng nhà máy nước
công suất 20m3/h
Lắp đặt đường ống dẫn nước
cho các hộ dân
Hoạt động cấp nước sạch cho
các hộ dân sử dụng để sinh
hoạt
Sinh kế và rủi ro thiên tai tại
tỉnh Sóc Trăng
Mô hình quản lý và phát triển


Cộng đồng, NGOs

Người dân địa
phường


phương

22

Trình diễn các mô hình canh
tác thích ứng với đất bị hạn hán
và xâm nhập mặn trên cơ cấu
luân canh cây trồng có cây
hành tím ở Vĩnh Châu, Sóc
Trăng.

Hội Liên hiệp phụ nữ
huyện Vĩnh Châu,
tỉnh Sóc Trăng

23

Bảo vệ và Phát triển rừng ngập
mặn Cần Giờ

Ban Quản lý rừng
ngập mặn Cần Giờ

Lâm nghiệp,

nông nghiệp

24

Dự án điện năng lượng mặt trời
cấp điện cho ấp Thiềng Liềng,
xã Thạch An, huyện Cần Giờ

Tổng công ty điện lực
TP Hồ Chí Minh

Điện lực

TP. HỒ CHÍ MINH
Ấp Thiềng Liềng, xã Thạch
An, huyện Cần Giờ

25

Dự án kè chống sạt lở bờ biển,
bờ sông xã Thạch An, huyện
Cần Giờ

Ban quản lý đầu tư
xây dựng huyện Cần
Giờ

Thủy lợi

TP. HỒ CHÍ MINH

Xã Thạch An, huyện Cần
Giờ

26

Tiểu dự án công trình thủy lợi
bờ hữu ven sông Sài Gòn thuộc
dự án chống lũ hạ du sông Sài
Gòn

Ban Quản lý đầu tư
xây dựng công trình –
Sở NN&PTNT

Thủy lợi

TP. HỒ CHÍ MINH
Huyện Hóc Môn, quận 12

27

Trạm cấp nước Xuân Thới Sơn

Trung tâm nước sinh
hoạt và vệ sinh môi
trường nông thôn –

Nước sạch

TP. HỒ CHÍ MINH

Xã Xuân Thới Sơn, huyện
Hóc Môn

SÓC TRĂNG
xã Vĩnh Châu, huyện Vĩnh
Châu (nay là Phường 2, Thị
xã Vĩnh Châu)

TP. HỒ CHÍ MINH
Xã An Thới Đông, huyện
Cần Giờ,

12

Góp phần giảm thiểu tổn thương
và tăng cường khả năng thích ứng
với hạn hán và xâm nhập mặn,
ngăn ngừa và hạn chế thoái hóa
đất thông qua việc thử nghiệm
các mô hình canh tác thích ứng
với đất bị hạn hán và xâm nhập
mặn trên cơ cấu luân canh cây
trồng có cây hành tím ở Vĩnh
Châu, Sóc Trăng
Bảo vệ cơ sở hạ tầng, bảo vệ
đời sống nhân dân trong khu
vực
Chống sạt lở cho bờ biển
Tạo cảnh quan, đường đi bộ,
phát triển du lịch biển trong khu

vực, góp phần bảo vệ môi
trường sinh thái
Cải thiện đời sống văn hóa, tinh
thần, giúp bà con tiếp cận thông
tin với thông tin, KHKT, đồng
thời có điều kiện cải thiện dịch
vụ y tế, giáo dục, đảm bảo an
sinh xã hội của người dân.
Bảo vệ CSHT, ổn định đời sống
nhân dân trong khu vực
Chống sạt lở cho bờ biển, bờ
sông xã Thạch An, chiều dài
3km
Tạo cảnh quan, đường đi bộ,
phát triển du lịch biển trong khu
vực, góp phần bảo vệ môi
trường sinh thái
Ngăn lũ và triều cường chống
ngập úng khu vực dự án có diện
tích tự nhiên khoảng 3.560ha
Ngăn nước ô nhiễm, ngăn mặn,
cải thiện môi trường, sinh thái
Các hộ dân được sử dụng nước
sạch sinh hoạt hợp vệ sinh với
mức sử dụng bình quân trên

rừng ngập mặn hướng tới
giảm nhẹ rủi rỏ thiên tai
Hệ thống theo dõi có sự tham
gia

Cơ chế tài chính bền vững
của các dịch vụ hệ sinh thái
Sinh kế và rủi ro thiên tai tại
tỉnh Sóc Trăng
Thử nghiệm một số vụ mùa
nông nghiệp

Cộng đồng, cán bộ
chính quyền địa
phương


Sở NN&PTNT

28

Thu khí và phát điện từ bãi
chôn lấp Gò Cát

Sở Tài nguyên và Môi
trường

Môi trường

TP. HỒ CHÍ MINH
Quận Bình Tân

29

Hợp tác xã chăn nuôi heo Tiên

Phong

Huyện củ chi thành
phố Hồ Chí Minh

Chăn nuôi

TP. HỒ CHÍ MINH
Huyện Củ Chi

13

60lít/người/ngày
Cung cấp nước sinh hoạt cho
các hộ sản xuất, cơ sở sản xuất
tiểu thủ công nghiệp, ngành
nghề nông thôn
Xây dựng bãi chôn lấp hợp vệ
sinh nhằm tiếp nhận và xử lý
rác thải và xử lý rác sinh hoạt
cho thành phố
Lắp đặt hệ thống thu khí làm
giảm lượng phát thải khí nhà
kính
Giảm phát khí thải, cải thiện vệ
sinh môi trường
Tận dụng năng lượng điện từ
khí thải của hệ thống biogas



PHỤ LỤC 2
DANH MỤC CÁC ĐIỂM THỰC ĐỊA

TT
A

Địa điểm

Dự án

Hoạt động

Ghi chú

MIỀN NAM

Bến Tre

Dự án phòng chống và giảm nhẹ thiên tai
có sự tham gia tại Bến Tre do Oxfam tài
trợ.

Đã thực địa lần 1

Nhà tránh trú bão, đường sơ tán tại xã An
Hiệp, huyện Ba Tri

Đã thực địa lần 1

Dự án xây dựng vườn ươm cây lâm


Đã thực địa lần 1

nghiệp, xã An Thủy, huyện Ba Tri do
WWF tài trợ.

B

Mô hình chăn nuôi hộ gia đình tại HTX
chăn nuôi Tiên Phong, huyện Củ Chi, tp
TP Hồ Chí Minh Hồ Chí Minh

Đã thực địa lần 1

Bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn huyện
Cần Giờ

Đã thực địa lần 1

Nhà phòng tránh thiên tai tại xã Quảng
Thọ, huyện Quảng Điền

Đã thực địa lần 1

Mô hình phục hồi, bảo vệ và phát triển

Đã thực địa lần 1

MIỀN TRUNG
Thừa thiên Huế


14


TT

Địa điểm

Dự án

Hoạt động

Ghi chú

rừng ngập mặn tại xã Hương Phong,
huyện Hương Trà
Đã thực địa lần 1

Mô hình bảo vệ khu sinh thái và tuyến đê
có sự tham gia của cộng đồng tại xã
Hương Phong, huyện Hương Trà
C

MIỀN BẮC
Yên Bái

Tăng cường năng lực để nâng cao công tác
điều phối và lồng nghép các hoạt động
giảm nhẹ rủi ro và thích ứng với biến đổi
khí hậu trong nông nghiệp tại khu vực

miền núi phía Bắc Việt Nam (FAO), Xã
Đại Phác, H. Văn Yên.
Giới thiệu giảm nhẹ rui ro thiên tai/thích
ứng với biến đổi khí hậu vào trường học
(SC), X. Trấn Yên, H. Hồng Ca

Bắc Cạn

Nông dân thí điểm Hệ thống thâm canh
lúa (SRI) để ứng phó với biến đổi khí hậu
ở tỉnh Bắc Kạn, tại 3 xã tại 3 huyện Na
Ri, Chợ Mới, Ba Be tỉnh Bắc Cạn

15

-

Sinh kế và giảm nhẹ rủi ro thiên tai tại khu vực
miền núi.

-

Các mô hình về ứng dụng công nghệ hiện đại
về trong trang trại sản xuất giống lúa - RICM
(quản lý tổng hợp vụ lúa mùa).

-

Giảm nhẹ rủi ro thiên tai tại khu vực miền núi.


-

Sinh kế của cộng đồng người H’ Mong

-

Các hoạt động khuyến khích về tăng cường
nhận thức tại các trường học

-

Hỗ trợ thể chế về giảm nhẹ rủi ro thiên tai cho
hệ thống giáo dục

-

Xây dựng cơ sở dữ liệu và phân tích thông tin

-

Hướng dẫn kỹ thuật cho nông dân về SRI

-

Thiết lập mô hình thí điểm trong ba huyện khác
nhau tại tỉnh BacKan, với các điều kiện thời tiết

Đề xuất mới

Đề xuất mới


Đề xuất mới


TT

Địa điểm

Dự án

Hoạt động

Ghi chú

khác nhau điển hình cực đoan thí điểm SRI
trong các điều kiện khác nhau
-

Hỗ trợ nông dân chủ chốt áp dụng SRI ở cấp
địa phương

-

Hỗ trợ Trung tâm nông dân áp dụng SRI

-

Tổ chức học tập và chia sẻ chuyến thăm giữa ba
khu vực thí điểm SRI / nhóm nông dân


-

Tiếp xúc với khí hậu thông minh mô hình nông
nghiệp thông qua các chuyến thăm học tập bốn
ngày

Hòa Bình

Hoạt động trồng rừng quy mô nhỏ thông
qua xây dựng cơ chế phát triển sạch, X.
Bắc Phong, Xuân Phong, H. Cao Phong

-

Đánh giá việc thực hiện các dự án thí điểm và
phát triển của đề xuất mới

-

Sinh kế của các cộng đồng nghèo tại các khu

Đề xuất mới

vực miền núi

Lồng nghép chương trình phòng chống
HIV/AIDS để giảm nghèo bền vững tại xã
Mai Hịch, huyện Mai Châu tỉnh Hòa Bình

-


Lập quy hoạch có sự tham gia để quản lý rừng

-

Cơ chế phát triển sạch(AR-CDM)

-

Sinh kế: Tập huấn về chăn nuôi gia súc, gia
cầm áp dụng cộng nghệ cao

-

Câu lạc bôn nông dân chia sẻ kinh nghiệm về
chăn nuôi gia súc, gia cầm

-

Nâng cao nhận thức về GNTT và thích ứng với
BĐKH

(COHED), X. Mai Hịch, H. Mai Châu

16

Đề xuất mới


TT


Địa điểm

Dự án

Hải Phòng

Trồng rừng ngập mặn và giảm nhẹ rủi ro
thiên tai (VNRC-IFRC), X. Đại Hợp,
H.Kiến Thụy

Nam Định

Hoạt động

Hỗ trợ các cộng đồng nghèo ven biển Việt
Nam phát triển sinh kế bền vững và bảo
tồn môi trường, X. Giao Thủy, H. Xuân
Giao

-

Giảm nhẹ rủi ro thiên tai tại các khu vực ven
biển

-

Sinh kế tại khu vực ven biển

-


Các hoạt động trồng rừng để phát triển rừng
ngập mặn

-

Giảm nhẹ rủi ro thiên tai tại khu vực ven biển

Ghi chú
Đề xuất mới

Đề xuất mới

Nam Định
-

Mô hình hợp tác về nuôi trai sò bền vững

-

Phương pháp tiếp cận hợp tác quản lý môi
trường thân thiện và chuyên môn tốt hơn

-

Lựa chọn về sinh kế (du lịch sinh thái, nuôi
giun vv)

Thanh Hóa


Mô hình quản lý và Trồng rừng ngập mặn
dựa vào cộng đồng để nâng cao khả năng

-

Giảm nhẹ rủi ro thiên tai tại các khu vực ven
biển

phòng ngừa và ứng phó thiên tai cho cộng
đồng ven biển, X. Đà Lộc và Nga Thủy

-

Sinh kế tại các cộng đồng nghèo ven biển

-

Vai trò của rừng ngập mặn trong việc bảo vệ
các cộng đồng ven biển

-

Quản lý và xây dựng rừng ngập mặn có sự tham
gia

-

Các hoạt động về xây dựng và thực hiện kế
hoạch giảm nhẹ rủi ro thiên tai


17

Đề xuất mới


TT

Địa điểm

Dự án

Hoạt động
-

Các hoạt động về sử lý rác thải, bảo vệ rừng
ngập mặn và môi trường

Quản lý lưu vực sông có sự tham gia, tại

-

Giảm nhẹ rủi ro thiên tai tại khu vực vùng cao

67 thôn tại 8 xã của huyện Bá Thước

-

Các chiến lược sinh kế của cộng đồng tịa vùng
cao


-

Đánh giá năng lực và tình trạng dễ bị tổn
thương khí hậu

-

Lập quy hoạch tổng hợp DRR&CCA và xây
dựng các hoạt động phòng ứng phó với biến đối
khí hậu

18

Ghi chú

Đề xuất mới


MỘT SỐ HÌNH ẢNH CÁC ĐIỂM ĐÃ THỰC ĐỊA
1. Mô hình chăn nuôi hộ gia đình tại HTX chăn nuôi Tiên Phong, huyện Củ Chi, tp Hồ Chí Minh

2. Bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn huyện Cần Giờ, TP Hồ Chí Minh

19


3. Dự án phòng chống và giảm nhẹ thiên tai có sự tham gia tại Bến Tre do Oxfam tài trợ.

4. Nhà tránh trú bão, đường sơ tán tại xã An Hiệp, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre


20


5. Nhà máy nước xã Bình Thành, huyện Giồng Trôm do DANIDA tài trợ

6. Nhà phòng tránh thiên tai tại xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế

21


7. Mô hình phục hồi, bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn tại xã Hương Phong, huyện Hương Trà

22



×