Tải bản đầy đủ (.pdf) (45 trang)

Quy trình thực hiện chương trình truyền thông giảm nhẹ rủi ro thiên tai và thích ứng biến đổi khí hậu bằng phương pháp giáo dục hành động

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.9 MB, 45 trang )



























Oxfam thực hiện tại 3 tỉnh Bến Tre, Tiền Giang và Trà Vinh
Đồng Bằng Sông Cửu Long, Tháng 06 năm 2014







_____________________________________________________________________________
Quy trình thực hiện chương trình chương trìinh PAOT về GNRRTT & TƯ BĐKH
LỜI MỞ ĐẦU
Thiên tai và Biến đổi khí hậu đang ngày càng tác động rõ rệt đến đời sống và môi
trường của người dân, đặc biệt ở vùng nông thôn ven biển ở Đồng Bằng Sông Cửu
Long. Nâng cao năng lực ứng phó, phục hồi và thích nghi với tác động của thiên tai và
biến đổi khí hậu tốt hơn cho người dân đang là mục tiêu của Đề án 1002 về Quản lý
Rủi ro Thiên tai Dựa vào Cộng đồng của Chính phủ và Chương trình mục tiêu quốc gia
về biến đổi khí hậu đến 2020. Các chương trình này đang được triển khai ở các tỉnh với
nhiều công cụ và phương pháp truyền thông khác nhau kể cả phương tiện thông tin đại
chúng để nâng cao nhận thức cộng đồng và cán bộ các cấp. Kết quả là kiến thức và
nhận thức của người dân cũng đã và đang được cải thiện, tuy chưa đáp ứng được đầy
đủ mục tiêu, yêu cầu của Chương trình.
Theo báo cáo kết quả nghiên cứu của BBC Media Action năm 2013 về “Người dân Việt
Nam đang thích ứng với biến đổi khí hậu thế nào và truyền thông có thể làm gì để hỗ
trợ họ” trong khuôn khổ dự án Climate Asia do Bộ Phát Triển Quốc Tế Anh (DFID) tài
trợ, cho thấy có 41% người dân ở ĐBSCL cho rằng chưa bị ảnh hưởng - tức là chưa
cần phải hành động, trong khi có 14% cố tồn tại: quá khó khăn để làm được gì, 10%
chật vật: có hành động nhưng gặp khó khăn, 16% thích ứng: đã và muốn hành động
thêm và 19% sẵn lòng:- lo lắng về tương lai. Báo cáo cũng đưa ra nhận định rằng
những người dân được thông tin đầy đủ thì ứng phó tốt hơn. Do đó, các tổ chức
truyền thông về BĐKH cần phải chú ý đến những giá trị và ưu tiên của người dân, họ
muốn nhìn thấy những lợi ích rõ ràng nếu họ hành động.
Về thông tin và truyền thông khuyến khích hành động: để thành công cũng cần phải
tính đến hiệu ứng lan tỏa của các nhóm đối tượng. Sự tham gia và thảo luận của cộng
chứng minh là chìa khóa để người dân thực hiện các hành động phức tạp hơn trong
việc chuẩn bị trước thời tiết cực đoan và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Trong bối cảnh đó, Oxfam thí điểm áp dụng một phương pháp truyền thông trực tiếp,
bổ sung cho các phương pháp truyền thông khác hiện có. Phương pháp này đã và
đang mang lại những kết quả nhìn thấy được và khá phù hợp trong lĩnh vực truyền
thông nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi để giảm nhẹ rủi ro thiên tai và thích ứng
với biến đổi khí hậu cho cộng đồng đó là phương pháp Giáo dục Hành động (PAOT -
Participatory Action Oriented Training).
Chương trình truyền thông trong cộng đồng bằng phương pháp Giáo dục Hành động
(PAOT) trong lĩnh vực giảm nhẹ rủi ro thiên tai và thích ứng biến đổi khí hậu đã và đang
được phát triển dựa vào những kinh nghiệm rút ra từ áp dụng thí điểm tại 35 xã ven
biển trong khuôn khổ dự án RADCC tại Bến Tre và PRC tại và Trà Vinh
Quy trình thực hiện phương pháp GDHĐ này không phải là một giáo trình mà là sự chia
sẻ một trải nghiệm về một cách tiếp cận trong hoạt động truyền thông nhằm thay đổi
hành vi với mong muốn cùng với các tổ chức, các địa phương có quan tâm để phát
triển một chương trình truyền thông nâng cao khả năng ứng phó, phục hồi và thích nghi
trước rủi ro thiên tai và biến đổi khí hậu trong cộng đồng.
Tài liệu này chỉ mang tính định hướng ban đầu. Trong quá trình thực hiện cần phải
được cập nhật, cải tiến cho phù hợp với thực tế địa phương và từng chương trình dự
án. Vì vậy, những chia sẻ, đóng góp ý kiến của các tổ chức, đơn vị luôn được hoan
nghênh và đánh giá cao để chúng tôi kịp thời điều chỉnh, bổ sung nhằm nâng cao tính
hiệu quả của hoạt động truyền thông cộng đồng về GNRRTT và TƯ BĐKH.
Chúng tôi chân thành cảm ơn bà Hồ Thị Tuyết Hồng, Hội liên hiệp Phụ nữ Tiền Giang
và ông Nguyễn Thiện Pháp, Chi cục trưởng Chi Cục Thủy Lợi, Phó Giám đốc Ban

Quản lý Dự án PRC Tiền Giang đã tiên phong tham gia thiết kế và thí điểm triển khai
phương pháp GDHĐ tại tỉnh Tiền Giang trước khi mở rộng tại 2 tỉnh Bến Tre và Trà
Vinh.
Nội dung tài liệu này sử dụng phương pháp truyền thông theo định hướng Giáo dục
Hành động có sự tham gia - WIND/ PAOT - mà chúng tôi đã truy cập trên các trang
web gồm:
 Phát triển Chương trình Tập huấn WIND tại Châu Á - Phương pháp tiếp cận có sự

tham gia nhằm cải thiện an toàn, sức khỏe và điều kiện lao động của nông dân -
Tiến sĩ Tsuyoshi Kawakami, bác sĩ Tôn Thất Khải, Tiến sĩ Kazutaka Kogi biên
soạn được hỗ trợ bởi Chương trình hợp tác Văn phòng hợp tác Lao động Quốc tế
ILO/Viện nghiên cứu khoa học Lao động, Kawasaki, Nhật Bản/ Trường Cao đẳng
Y tế Cần Thơ, Việt Nam 2009 – 2010.
 Participatory Action Oriented Training – Trung tâm Y tế Lao động và Môi trường
Cần Thơ, Việt Nam – Tác giả bác sĩ Tôn Thất Khải – xuất bản năm 2005,
 Phương pháp Giáo dục Hành động trong cấp nước và vệ sinh hộ gia đình tháng
12/2009 của Penny Dutton, Tư vấn quốc tế NTPII cụm miền trung, bác sĩ Đinh
Xuân Lâm, Chuyên gia IEC, giảng viên chương trình nước và vệ sinh.
Và sử dụng báo cáo nghiên cứu của BBC Media Action năm 2013 về “Người dân Việt
Nam đang thích ứng với biến đổi khí hậu thế nào và truyền thông có thể làm gì để hỗ
trợ họ” – tác giả Tan Cosey, Nguyễn Thị Hoàng Yến và Phạm Hà Phương, trong khuôn
khổ dự án Climate Asia do Bộ Phát Triển Quốc Tế Anh (DFID) tài trợ. Trang web
www.bbc.co.uk/climateasia.

Chân thành cám ơn tác giả các nguồn tham khảo nói trên.


Quy trình thực hiện chương trình chương trìinh PAOT về GNRRTT & TƯ BĐKH


MỤC LỤC
I. GIỚI THIỆU VỀ PHƢƠNG PHÁP GIÁO DỤC HÀNH ĐỘNG 3
1. Phương pháp giáo dục hành động (PP GDHĐ) là gì? 3
1.1 Khái quát về PP GDHĐ 3
1.2 Nguồn gốc và sự phát triển của phương pháp Giáo dục hành động (GDHĐ) 3
1.3 Quá trình phát triển của PP GDHĐ ở Việt Nam 3
2. Vì sao lựa chọn PP GDHĐ? 4
3. PP GDHĐ được áp dụng trong lĩnh vực nào ở Việt Nam? 5

4. Đối tượng áp dụng PP GDHĐ 6
5. Đặc điểm chung và nguyên tắc chính của PP GDHĐ 6
5.1 Đặc điểm chung của PP GDHĐ 6
5.2 Các nguyên tắc chính của PP GDHĐ 7
6. Công cụ của PP GDHĐ 7
7. Hoạt động chính của PP GDHĐ 7
II. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN CHƢƠNG TRÌNH TRUYỀN THÔNG GNRRTT & TỨBĐKH
BẰNG PP GDHĐ 8
Bước 1: Xác định đơn vị triển khai thực hiện. 8
Bước 2: Xác định địa bàn và nhân rộng mô hình GDHĐ 9
Bước 3: Xây dựng khung chiến lược truyền thông và xác định các vấn đề ưu tiên trong
chương trình Giáo dục Hành động 9
Bước 4: Thảo luận với chính quyền địa phương cấp huyện, xã 11
Bước 5: Chuẩn bị kế hoạch và ngân sách chi tiết 12
Bước 6: Thuê chuyên gia/ giảng viên tập huấn về pp GDHĐ 12
Bước 7: Phát triển bảng đăng ký hành động cải thiện ở hộ gia đình - in ấn tài liệu. 13
Bước 8: Lựa chọn và tập huấn cho nhóm tập huấn viên và tuyên truyền viên. 17
Bước 9: Tổ chức các cuộc họp và thăm hộ gia đình 19
Bước 10: Giám sát – đánh giá, hỗ trợ hoạt động và báo cáo. 21
III. KẾT LUẬN 22
IV. PHỤ LỤC 23
ẢNH MINH HỌA
Ảnh 1: Sơ đồ PAOT 10
Ảnh 2a, 2b&2c: Cùng cộng đồng xây dựng khung chiến lược 10
Ảnh 3: Thảo luận với chính quyền địa phương 11
Ảnh 4: Thảo luận về các hành động cải thiện 13
Ảnh 5a, 5b & 5c: Chia nhóm thảo luận 14
Ảnh 6: Chọn ô hành động đăng ký cải thiện 16
Ảnh 7: Tập huấn cho nhóm tập huấn viên và tuyên truyền viên 17
Ảnh 8: Các tuyên truyền viên tham gia khóa tập huấn 18

Ảnh 9: Tuyên truyền viên tổ chức họp và thăm hộ gia đình 19
Ảnh 10: Tuyên truyền viên thăm hộ gia đình để động viên, nhắc nhở thực hiện 20




_____________________________________________________________________________
Quy trình thực hiện chương trình chương trìinh PAOT về GNRRTT & TƯ BĐKH


TỪ VIẾT TẮT


IEC
Thông tin – Giáo dục - Truyền thông
BCC
Truyền thông thay đổi hành vi
ILO
Tổ chức Lao động Quốc tế
NTP
Chương trình mục tiêu quốc gia
THV
Tập huấn viên
WIND
Cải thiện an toàn vệ sinh lao động trong nông nghiệp và phát triển
tình làng nghĩa xóm





PAOT
Phương pháp Giáo dục hành động (GDHĐ)
Bảng ĐKHĐ
Bảng Đăng ký Hành động cải thiện của hộ gia đình
TTV
Tuyên truyền viên
WU
Hội Liên hiệp Phụ nữ
CFSC
Ban chỉ huy phòng chống lụt bão

GNRRTT Giảm nhẹ rủi ro thiên tai
TƯ BĐKH Thích ứng biến đổi khí hậu
Sở TNMT Sở Tài Nguyên Môi Trường


Quy trình thực hiện chương trình PAOT về GNRRTT & TƯ BĐKH
3

I. GIỚI THIỆU VỀ PHƢƠNG PHÁP GIÁO DỤC HÀNH ĐỘNG
Phƣơng pháp giáo dục hành động (PP GDHĐ) là gì?
1.1 Khái quát về PP GDHĐ
Giáo dục hành động (GDHĐ) là một phương pháp truyền thông nâng cao nhận thức và
thay đổi hành vi của cá nhân và cộng đồng bằng cách khuyến khích các hộ gia đình tự
thực hiện cải thiện điều kiện trang thiết bị tại hộ mình và sau đó chia sẻ thành quả với
các gia đình chung quanh để khuyến khích các hộ khác cùng làm theo.
Những cải thiện ban đầu bắt đầu từ sáng kiến ngay tại địa phương, phù hợp với điều
kiện của đại đa số gia đình, phương pháp GDHĐ tổ chức cho các hộ gia đình đến tham
quan hoặc thông qua hình ảnh để hiểu và về thực hiện tại gia đình mình bằng những
vật liệu hiện có và bằng năng lực của chính họ. Hộ gia đình luôn được khuyến khích để

có thể cải tiến tốt hơn cái hiện có. Việc cải thiện này là một quá trình diễn ra không
ngừng ngay tại hộ gia đình cũng như trong cộng đồng.
Việc nhân rộng các sáng kiến cải thiện trong các hộ gia đình được tiến hành thông qua
các cuộc họp nhóm của các hộ gia đình.
1.2 Nguồn gốc và sự phát triển của phƣơng pháp Giáo dục hành động (GDHĐ)
PP GDHĐ có tên gọi tiếng Anh là PAOT (Participatory Action Oriented Training) - (Giáo
dục hành động dựa trên sự tham gia của mọi người).
PAOT bắt nguồn từ WIND (Work Improvement in Neighbourhood Development) - (Cải
thiện điều kiện làm việc, phát triển tình làng nghĩa xóm)
Đây không phải là cách tiếp cận mới hoàn toàn. Nguyên gốc của phương pháp này
được phát triển trong lĩnh vực an toàn nghề nghiệp cho nông dân, thợ mỏ, công nhân
công nghiệp do tổ chức Lao động quốc tế (ILO) tài trợ ở một số tỉnh. Phương pháp
GDHĐ cũng đã được áp dụng ở các nước khác vùng Đông Nam Á để cải thiện điều
kiện làm việc hiệu quả và an toàn ở những nơi làm việc như các hầm mỏ.
1.3 Quá trình phát triển của PP GDHĐ ở Việt Nam
Chương trình truyền thông WIND bằng phương pháp tiếp cận có sự tham gia nhằm cải
thiện an toàn, sức khỏe và điều kiện lao động của nông dân được thử nghiệm từ năm
1995 trong khuôn khổ dự án “Nâng cao năng lực về An toàn Vệ sinh Lao động”dưới sự
tài trợ của Chương trình hợp tác đa phương Nhật Bản và Tổ chức Lao động Quốc tế
ILO và do Tiến sĩ Tsuyoshikawakami (Trưởng phòng Quan hệ quốc tế của Viện Khoa
học lao động Nhật Bản), Tiến sỹ Kazutaka Kogi và bác sĩ Tôn Thất Khải (nay là Trường
Cao đẳng Y tế Cần Thơ), bác sĩ Nguyễn Công Thiện (nguyên Giám đốc Sở Y tế Cần
Thơ), bác sĩ Lê Thành Lập (Sở Y tế Cần Thơ)… tổ chức thực hiện tại một số xã thuộc
tỉnh Hậu Giang, Cần thơ.
Ban đầu: Bộ công cụ phức tạp, tài liệu tốn kém, khó làm, chưa quen với phương pháp
mới; vừa làm vừa rút kinh nghiệm.
Hiện nay: Được cải tiến theo thời gian để phù hợp với điều kiện hiện tại của địa
phương và cộng đồng.
Yêu cầu:
 Đơn giản

 Dễ làm
 Dễ theo dõi
 Dễ nhân rộng

4
Quy trình thực hiện chương trình PAOT về GNRRTT & TƯ BĐKH

Vì sao lựa chọn PP GDHĐ?
GDHĐ mang lại sự thay đổi hành vi nhìn thấy đƣợc. Và sự thay đổi này có thể được
theo dõi và đo lường cả về chất lượng và số lượng theo thời gian.
GDHĐ là phương pháp truyền thông hữu hiệu bổ sung cho các phương pháp truyền
thông truyền thống nhằm khuyến khích hộ gia đình thay đổi hành vi bằng hành động
sau khi được tiếp cận với thông tin và kiến thức thông qua bảng đăng ký hành động
cải thiện cụ thể bằng hình được treo ở nơi dễ nhìn thấy trong nhà là công cụ thường
xuyên nhắc nhở hộ gia đình thực hiện những hành động cải thiện mà mình đã đăng ký.
GDHĐ là phương pháp truyền thông đơn giản, thực tế vì vậy địa phương nào cũng có
thể áp dụng được; thực tế thực hành chứ không lý thuyết suông vì người dân nông
thôn dễ làm theo những gì họ thấy hơn là làm theo những gì chỉ được nghe.
GDHĐ là phương pháp phù hợp cho mọi đối tượng trong cộng đồng, đặc biệt đối với
nhóm ít chữ hoặc không biết chữ, và người dân tộc.
Nếu việc tập huấn cho TTV tốt và các cuộc họp nhóm hộ gia đình thực hiện tốt thì
GDHĐ sẽ mang lại kết quả tốt ngay từ bản thân TTV đến cho sự chuyển đổi hành vi
của cộng đồng, đôi khi sự thay đổi này xảy ra rất nhanh chóng.
GDHĐ còn giúp xây dựng mối quan hệ tình làng nghĩa xóm giữa các hộ trong cộng
đồng và tăng cường tính tự tin và sáng tạo của mọi người để giải quyết những vấn đề
khó khăn của riêng họ.
Ngoài ra, GDHĐ còn góp phần thúc đẩy bình đẳng giới trong ứng phó và thích nghi với
RRTT và BĐKH. Phương pháp giáo dục hành động luôn quan tâm lồng ghép giới từ
khâu xây dựng mạng lưới tuyên truyền viên, thiết kế bảng ĐKHĐ, cho đến tổ chức các
họat động trong cộng đồng:

 Việc xây dựng cơ cấu tổ chức mạng lưới tuyên truyền viên cấp cơ sở (xã, ấp)
đảm bảo một tỷ lệ % phụ nữ hợp lý tham gia.

 Việc thiết kế Bảng Đăng ký Hành động giảm nhẹ rủi ro thiên tai và thích ứng biến
đổi khí hậu của hộ gia đình đảm bảo có sự thảo luận và ra quyết định của cả
nam và nữ trong việc đề xướng các ý tưởng về các các hành động cải thiện. Các
hình ảnh minh hoạ các hành động cải thiện được sử dụng trong Bảng Đăng ký
Hành động giảm nhẹ rủi ro thiên tai và thích ứng biến đổi khí hậu của hộ gia đình
và Bộ tranh lật dành cho tuyên truyền viên luôn có xem xét yếu tố giới thể hiện
qua sự cân đối các hành vi tích cực của nam giới và phụ nữ.
 Nam giới và phụ nữ cùng tham gia, vợ chồng trong hộ gia đình cùng đồng thuận
trong việc ra quyết định chọn lựa các hành động cải thiện để đăng ký và thực
hiện. Nam giới và phụ nữ có quyền như nhau trong việc tiếp cận thông tin và có
cơ hội học tập như nhau thông qua các buổi tập huấn, cuộc họp truyền thông
cộng đồng.
 Các hộ gia đình bắt đầu thay đổi bằng các cải thiện nhỏ, dễ làm, ít tốn kém
nhằm cải thiện điều kiện sống của hộ gia đình sẽ giúp thay đổi về nhận thức và
tạo nên sự đồng thuận của các thành viên nam và nữ trong gia đình.
 Các cuộc họp thường được tổ chức ngay tại hộ gia đình, nên vừa tiện lợi cho
việc đi lại của các hộ gia đình, vừa tiện cho quan sát để áp dụng các điều kiện
tại hộ gia đình họ. Đồng thời, còn mang lại yếu tố ảnh hưởng tích cực tới các
thành viên nam và nữ. Nếu mời cả vợ và chồng cùng tham dự họp thì mới có sự

Quy trình thực hiện chương trình PAOT về GNRRTT & TƯ BĐKH
5

trao đổi và thống nhất trong quyết định thay đổi hành vi tại gia đình họ. Thí dụ:
nếu chỉ một người đi thì sẽ gặp khó khăn khi đưa ra các quyết định chọn lựa
hành động phức tạp hơn, tốn kém hơn như thay đổi lịch mùa vụ, cải thiện sinh
kế thích ứng, trồng cây xanh quanh nhà, xây nhà vệ sinh …

Các hoạt động của GDHĐ chủ yếu là các hoạt động ở cộng đồng của các tổ chức quần
chúng như: Hội Phụ nữ, Hội Nông dân nên có tính bền vững. Chỉ cần cung cấp tài liệu,
kỹ năng, phương pháp thực hiện là các TTV cấp xã, ấp (cán bộ Hội Phụ nữ, Hội Nông
dân, trưởng ấp) có thể thực hiện được. Do đó hoạt động của phương pháp GDHĐ có
khả năng bền vững cao.
PP GDHĐ đƣợc áp dụng trong lĩnh vực nào ở Việt Nam?
Phương pháp này đã được thực hiện thành công trong một số lĩnh vực ở Việt Nam như
sau:
 Môi trường làm việc, nhà ở, quan hệ gia đình, làng xóm và xã hội.
 Nước sạch, vệ sinh hộ gia đình
 Cúm gia cầm
Gần đây PP GDHĐ cũng được áp dụng thành công trong lĩnh vực
 Sức khỏe,
 Giao thông
 Và đang được Oxfam áp dụng trong lĩnh vực GNRRTT và TƯBĐKH
Lĩnh vực áp dụng
Nơi đã và đang áp dụng
Cải thiện điều kiện làm
việc và môi trƣờng giáo
dục nông thôn
1998 – 1999: Chương trình WIND được áp dụng tại một số trường mẫu
giáo và tiểu học tại huyện Long Mỹ (tỉnh Hậu Giang)
An toàn sức khoẻ lao
động công nghiệp
Từ 2002: hệ thống quản lý an toàn sức khoẻ lao động (MS-OSH-ILO)
như bước phát triển mới của Chương trình WISEi, Trung tâm SKLĐ &
MT đã mở lớp tập huấn cho 37 doanh nghiệp tại Cần Thơ
An toàn vệ sinh lao động
trong nông nghiệp
2001 – 2007: Chương trình WIND tại huyện Cờ Đỏ do Sở Y tế Cần Thơ

thực hiện được tài trợ bởi Tổ chức Bánh Mì Thế Giới

6
Quy trình thực hiện chương trình PAOT về GNRRTT & TƯ BĐKH

Cải thiện điều kiện nƣớc
sạch, vệ sinh cá nhân &
vệ sinh môi trƣờng nông
thôn
 2007 – 2011: Chương trình WIND Hội Phụ nữ Tiền Giang, Hội PN
tỉnh Sóc Trăng
 2007 – 2012: Chương trình GDHĐ (PAOT) do Tổ chức CARE phối
hợp với HPN Cà Mau, Sóc Trăng thực hiện
 Từ 2007: Chương trình WIND - Trung tâm nước sạch VSMTNT tỉnh
Đak Lak
 Từ tháng 5/2011: Chương trình Giáo dục Hành động PAOT do Tổ
chức Child Fun thực hiện tại tỉnh Hoà Bình, Bắc Kạn
 Từ 2011: : Chương trình Giáo dục Hành động PAOT do Tổ chức
PLAN thực hiện
 Từ 2013: Chương trình GDHĐ (PAOT) do Tổ chức Caritas thực hiện
ở tỉnh Hà Giang
Sức khỏe cộng đồng
 2005: Dự án " Phát triển tổng hợp cấp thôn và giáo dục hành động
cộng đồng" tại Yên Bái do tổ chức Bánh Mỳ Thế Giới tài trợ 2005
 2007: TT Y tế dự phòng tỉnh Ninh Thuận phối hợp HPN thực hiện
Giảm nhẹ rủi ro thiên tai
và thích ứng biến đổi khí
hậu




 Từ tháng 8/2012: Dự án RADCC Bến Tre (NZAID), dự án PRC
(AUSAID) Tổ chức Oxfam Anh và Hội PN tỉnh Bến Tre, Trà Vinh,
Tiền Giang và Ban Phòng chống Lụt Bão tỉnh Tiền Giang phối hợp
thực hiện
 Từ tháng 4/2014: Trung tâm Bảo tồn sinh vật biển và Phát triển
cộng đồng (MCD) đã triển khai phổ biến đăng ký bộ giải pháp PAOT
tại 3 tỉnh Nam Định, Thái Bình, Hải Phòng
Đối tƣợng áp dụng PP GDHĐ
 Hộ gia đình
a. Thành thị
b. Nông thôn
c. Dân tộc
 Trường học, trạm y tế, cơ quan công sở.
Đặc điểm chung và nguyên tắc chính của PP GDHĐ
5.1 Đặc điểm chung của PP GDHĐ
 Tập trung vào khía cạnh tích cực của sự cải thiện và nêu bật điểm mạnh trong
mỗi hộ gia đình để thường xuyên cải thiện trang bị trong gia đình (không có điểm
xấu, chỉ có điểm cần cải thiện)
 Bắt đầu bằng thực hành với những giải pháp đơn giản, rẻ tiền
 Lý thuyết trong hành động – Tập trung vào thực hành hơn là tập huấn lý
thuyết tại lớp và tìm kiếm các giải pháp thông minh. Các giải pháp chính là các
bài giảng
 Chấp nhận giải pháp chƣa tròn - Có nhiều phương án cho một giải pháp và
các giải pháp là một quá trình không “tròn trịa”
 Cộng đồng là ngƣời thầy - Khuyến khích mọi người và cộng đồng chia sẻ
kinh nghiệm của họ - Đây có thể là những phát hiện mang tính cá nhân và

Quy trình thực hiện chương trình PAOT về GNRRTT & TƯ BĐKH
7


khuyến khích lòng nhiệt tình của mọi người đến và chia sẻ ý kiến và các giải
pháp khác nhau.
 Khuyến khích mọi ngƣời tự nguyện tham gia – lợi ích của sự thay đổi hành vi
từ nhóm hộ gia đình khởi đầu và lan tỏa trong cộng đồng xung quanh.
5.2 Các nguyên tắc chính của PP GDHĐ là:
 Khởi đầu bằng những việc làm nhỏ nhất
 Thực hiện cải tiến ít tốn kém
 Tận dụng tay nghề, vật liệu tại chỗ

Công cụ của PP GDHĐ
 Bảng đăng ký hành động hộ gia đình
 Hình ảnh các cải thiện của hộ gia đình
 Tranh lật dành cho TTV
 Bộ tranh cung cấp kiến thức về RRTT và BĐKH dành cho TTV
 Sổ tay ghi chép của TTV
 Tờ rơi giới thiệu các mô hình làm đơn giản.
Hoạt động chính của PP GDHĐ
 Khảo sát hộ gia đình
 Thiết kế bảng kiểm định
 Tập huấn kỹ năng cho TTV
 TTV tổ chức họp nhóm hộ gia đình; thăm hộ gia đình
 Tổ chức cho các hộ tham quan học hỏi kinh nghiệm của nhau.
 Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm, tôn vinh, khen thưởng.
 Khuyến khích người dân trở thành TTV.
 Ghi chép của TTV và tổng hợp báo cáo của cán bộ các cấp














8
Quy trình thực hiện chương trình PAOT về GNRRTT & TƯ BĐKH

II. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN CHƢƠNG TRÌNH TRUYỀN THÔNG
GNRRTT & TƢBĐKH BẰNG PP GDHĐ
Việc thực hiện PP GDHĐ cần theo trình tự các bước sau:
Bƣớc 1: Xác định đơn vị triển khai thực hiện.
Việc lựa chọn đơn vị thực hiện là công tác rất quan trọng đảm bảo việc triển khai thành
công, duy trì và mở rộng mạng lưới sau khi dự án kết thúc.
i. Tiêu chuẩn lựa chọn đơn vị thực hiện:
Các tiêu chí lựa chọn đơn vị chịu trách nhiệm triển khai và quản lý chương trình
GDHĐ bao gồm:
 Là tổ chức có mạng lưới cán bộ ở cấp cơ sở (xã, ấp), có nhiệm vụ và có kinh
nghiệm nhất định về công tác truyền thông trong cộng đồng.
 Cam kết dành thời gian và chủ động xây dựng kế hoạch tổng thể đến các kế
hoạch hành động chi tiết để tổ chức thực hiện và giám sát chương trình GDHĐ;
 Sẵn sàng lồng ghép các hoạt động truyền thông hàng năm của tổ chức vào
chương trình truyền thông GDHĐ
 Có kế hoạch duy trì và phát triển chương trình truyền thông sau khi dự án kết
thúc.
 Có kinh nghiệm và năng lực phối hợp với các tổ chức khác trong tỉnh để tranh

thủ các nguồn lực cho công tác truyền thông GNRRTT và thích ứng BĐKH như
chính quyền đoàn thể các cấp, Ban chỉ huy phòng chống lụt bão, Trung tâm
Nước Sạch Vệ sinh Vệ Sinh Môi Trường, Trung tâm Y tế dự phòng, Trung tâm/
Trạm Khuyến nông, Trung tâm/ Cơ sở dạy nghề …

ii. Vai trò, trách nhiệm của đơn vị thực hiện:
Đơn vị thực hiện có vai trò xây dựng các kế hoạch, tổ chức thực hiện, giám sát –
đánh giá, quản lý – điều phối, duy trì mạng lưới tuyên truyền viên tham gia chương
trình.
Nhiệm vụ của đơn vị thực hiện gồm:
 Am hiểu phương pháp GDHĐ, đầu tư thời gian, kinh phí và nỗ lực thực hiện mô
hình này đạt được những mục tiêu của chương trình;
 Thành lập đội ngũ tập huấn viên nòng cốt (TOT) , mạng lưới tuyên truyền viên
(TTV) và tập huấn, hướng dẫn TTV thực hiện chương trình GDHĐ trong cộng
đồng có lồng ghép Giới;
 Xây dựng các kế hoạch, thiết kế tài liệu và công cụ truyền thông theo nguyên lý
của PP GDHĐ và phù hợp cộng đồng nông thôn có lồng ghép yếu tố giới;
 Lập và thực hiện các kế hoạch hoạt động, kinh phí cho các hoạt động truyền
thông khả thi và hiệu quả;
 Xây dựng và vận hành cơ chế giám sát – đánh giá thay đổi hành vi GNRRTT và
thích ứng BĐKH trong cộng đồng vùng dự án bằng các công cụ đơn giản và cần
thiết;
 Tổ chức hệ thống cung cấp và phản hồi thông tin, báo cáo giữa mạng lưới TTV
và hệ thống đơn vị quản lý.


Quy trình thực hiện chương trình PAOT về GNRRTT & TƯ BĐKH
9

Ở Việt Nam, các đơn vị có khả năng chọn lựa để quản lý – điều phối chương trình

truyền thông bằng PP GDHĐ có thể là các hội đoàn thể như Hội Phụ nữ, Hội Nông dân,
Hội Chữ Thập Đỏ,

iii. Chuẩn bị làm việc với các tổ chức/đơn vị thực hiện tiềm năng
 Dự án tổ chức cuộc họp giới thiệu về chương trình truyền thông GNRRTT và
TƯBĐKH bằng PP GDHĐ cho các đối tác tiềm năng bao gồm HPN, Ban chỉ huy
PCLB, Ủy Ban Nhân Dân Xã – cung cấp đầy đủ thông tin về mục đích, kết quả
mong đợi, qui trình thực hiện, nhóm mục tiêu, địa bàn… để đối tác có đủ thông
tin trước khi hợp tác.

 Thảo luận với đối tác để có thể liên kết các hoạt động của đối tác trong lĩnh vực
truyền thông BĐKH của các chương trình hiện có của chính phủ. Ví dụ với Hội
Phụ Nữ có thể kết hợp các hoạt động của chương trình Năm Không, Ba sạch,
truyền thông về nước sạch vệ sinh môi trường, với Xã là chương trình Nông
thôn mới, với Sở TNMT và Chi Cục Thủy Lợi về nâng cao năng lực cộng đồng
của Chương trình mục tiêu QG về BĐKH và Đề án 1002.

 Lập kế hoạch lộ trình hợp tác giữa dự án và đối tác.

Bƣớc 2: Xác định địa bàn và nhân rộng mô hình GDHĐ
Một số vấn đề cần quan tâm gồm:
 Sự khởi đầu mô hình truyền thông bằng phương pháp GDHĐ sẽ được tiến hành
ở đâu và vì sao?
 Sự khởi đầu thực hiện ở các địạ bàn nào (cấp xã) và có kế hoạch nhân rộng
sang các xã trong huyện và các huyện khác trong tương lai không?
 Làm sao xác định những nơi ưu tiên thực hiện PP GDHĐ trước?
 Mô hình GDHĐ có được áp dụng ở những xã nghèo, xa trung tâm không hay chỉ
những xã có điều kiện thuận lợi hoặc những xã dễ dàng cho đơn vị thực hiện
đến thăm?
 Một quyết định cần thiết nữa là vấn đề nhân rộng mô hình, nơi nào sẽ được

chọn thực hiện trước vì điều này ảnh hưởng đến ngân sách, nguồn nhân lực.
Kinh nghiệm cho thấy trong giai đoạn thử nghiệm nên áp dụng nhỏ và rút kinh
nghiệm trong quá trình triển khai hơn là áp dụng quá nhiều nơi cùng một lúc để
tránh những khó khăn về nguồn lực (nhân lực, kinh phí ) trong việc hỗ trợ quá
nhiều xã trong cùng thời gian.
Bƣớc 3: Xây dựng khung chiến lƣợc truyền thông và xác định các vấn đề
ƣu tiên trong chƣơng trình Giáo dục Hành động
Khảo sát kiến thức – thái độ - hành vi (KAP) liên quan đến thiên tai và biến đổi khí
hậu của cộng đồng vùng dự án được xác định dựa trên các dữ liệu thu thập được từ:
 Kết quả khảo sát đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương và khả năng trước thiên
tai và BĐKH có sự tham gia của cộng đồng tại 35 xã dự án thuộc 3 tỉnh Bến Tre,
Tiền Giang và Trà Vinh trong khuôn khổ dự án RADCC và PRC (khảo sát
PCVA)- do xã thực hiện

10
Quy trình thực hiện chương trình PAOT về GNRRTT & TƯ BĐKH

 Nghiên cứu khảo sát ban đầu về kiến thức, thái độ và thực hành (KAP) về giảm
nhẹ thiên tai (DRR) và thích ứng với biến đổi khí hậu (CCA) trong các xã dự án
ở 3 tỉnh (do AMDI là một công ty tư vấn độc lập thực hiện).
 Tham khảo báo cáo kết quả khảo sát “Người dân Việt Nam đang thích ứng với
BĐKH thế nào và truyền thông có thể làm gì để hỗ trợ họ” thuộc dự án Climate
Asia được tài trợ bởi Bộ Phát Triển Quốc Tế Anh (DFID) do BBC Media Action
thực hiện và xuất bản năm 2013.


Ảnh 1: Sơ đồ PAOT
Khung chiến lược truyền thông GNRRTT và TƯ BĐKH trong cộng đồng nông thôn
bằng PP GDHĐ tập trung giải quyết các vấn đề ưu tiên mà cộng đồng cần thay đổi
được xếp loại theo tính cấp thiết về mức độ ảnh hưởng, phạm vi tác động để lựa chọn

thông điệp truyền thông phù hợp. Thông điệp truyền thông được chia theo các nhóm
hành động như sau: (i) hành động ứng phó và GNRRTT, (ii) hành động giảm nhẹ
BĐKH, (iii) hành động thích ứng với BĐKH, (iv) hành động vệ sinh cá nhân và bảo vệ
môi trường









Ảnh 2a, 2b&2c: Cùng cộng đồng xây dựng khung chiến lược


Quy trình thực hiện chương trình PAOT về GNRRTT & TƯ BĐKH
11














Bƣớc 4: Thảo luận với chính quyền địa phƣơng cấp huyện, xã
UBND huyện, xã cũng đóng vai trò quan trọng, họ cần phải tham gia vào hoạt động
ngay từ đầu và theo dõi tiến trình thực hiện chương trình truyền thông bằng PP GDHĐ
tại xã họ. UBND xã sẽ tạo điều kiện cho cán bộ đoàn thể cấp huyện, xã tham gia
chương trình (ví dụ: cán bộ HPN xã, ấp) và trưởng ấp dành thời gian, trách nhiệm đi
thăm hộ gia đình, theo dõi và giải thích động viên hộ gia đình thực hiện các hành động
tích cực; ghi chép và báo cáo các hoạt động truyền thông GDHĐ.
Điều quan trọng là thảo luận về các kế hoạch truyền thông bằng PP GDHĐ với chính
quyền cấp huyện, xã để họ hiểu mục đích của mô hình GDHĐ và làm sao họ có thể
tham gia và hỗ trợ trong quá trình thực hiện. Những cuộc thảo luận này cần được tiến
hành rất sớm trong giai đoạn lập kế hoạch. Những hiểu biết về địa phương sẽ giúp bạn
lập kế hoạch và hiểu sâu về các vấn đề, những khó khăn và nhu cầu của địa phương
cũng như sự khác nhau giữa các xã. Ngoài ra, chính quyền địa phương cần góp ý để
thống nhất kế hoạch thực hiện, lựa chọn cán bộ cấp huyện, xã và tuyên truyền viên
tham gia chương trình.











Ảnh 3: Thảo luận với chính quyền địa phương

12

Quy trình thực hiện chương trình PAOT về GNRRTT & TƯ BĐKH

Bƣớc 5: Chuẩn bị kế hoạch và ngân sách chi tiết
Đây là bước lập kế hoạch và dự trù kinh phí cho hoạt động có sự tham gia của đơn vị
thực hiện chương trình GDHĐ và dự án. Kế hoạch bao gồm cả kế hoạch theo thời
gian, các hoạt động cũng như những hạng mục cần thiết để đưa vào bảng kinh phí.
Kinh phí thực hiện mô hình này phải được xem như kinh phí hoạt động của đơn vị thực
hiện và cũng phải tuân thủ các nguyên tắc thủ tục tài chính chung.
Bảng dự trù kinh phí sẽ bao gồm:
 Kinh phí đi lại cho nhân viên của đơn vị tác nghiệp tại địa bàn, họp với chính
quyền địa phương bàn kế hoạch, chọn cán bộ cấp xã và tuyên truyền viên,
chuẩn bị kế hoạch…, mua máy ảnh kỹ thuật số.
 Kinh phí thuê chuyên gia: thiết kế tài liệu (tập huấn) và công cụ (bảng đăng ký
cải thiện của hộ GĐ) và tổ chức tập huấn cho TTV. Chi phí này thường bao gồm:
thời gian làm việc, đi lại, khách sạn cho chuyên gia được thể hiện bằng hợp
đồng tư vấn (Kinh phí này thường từ phần kinh phí hỗ trợ kỹ thuật thực hiện
chương trình)
 In ấn Bảng đăng ký cải thiện của hộ gia đình (mỗi hộ gia đình 1 bảng ĐK), in sổ
tay TTV (mỗi TTV một cuốn).
 Tập huấn cho TTV: Tập huấn 3 ngày cho TTV (trong đó có ½ ngày cho TTV thực
hiện cuộc họp nhóm các hộ gia đình)
 Hỗ trợ cho TTV tổ chức các cuộc họp nhóm hộ gia đình; mỗi TTV sẽ phụ trách
khoảng 20 - 50 hộ gia đình và tổ chức khoảng 10 cuộc họp. Kinh phí này là kinh
phí nước uống cho cuộc họp tại các hộ gia đình (thời gian cho cuộc họp khoảng
1- 2 giờ). Để bảo đảm các cuộc họp vẫn được triển khai sau khi không có sự hỗ
trợ của dự án nên lồng ghép vào các cuộc họp thường xuyên của tổ chức hội
hay cộng đồng như họp nhóm hội nông dân, phụ nữ, họp ấp …
 Kinh phí hỗ trợ TTV hàng tháng: để tổ chức cuộc họp, thăm hộ gia đình, ghi
chép báo cáo…. (nên gắn nhiệm vụ này là một trong những nhiệm vụ của TTV
thì khi dự án kết thúc thì hoạt động vẫn được thực hiện thường xuyên)

 Kinh phí giám sát đánh giá: đi lại cho cán bộ cấp tỉnh, huyện, xã đi giám sát hỗ
trợ TTV thực hiện và ghi nhận hình ảnh để tổ chức cuộc hội thảo chia sẻ kinh
nghiệm. (nên đưa các đầu mục công việc này vào bảng mô tả nhiệm vụ của cán
bộ khi đi giám sát các hoạt động thường xuyên của đơn vị thì hoạt động này sẽ
bền vững hơn)
 Hội thảo đánh giá chia sẻ kinh nghiệm và lập kế hoạch tiếp theo (sẽ thực hiện
trong 1 ngày tại xã, thường thực hiện sau 6 tháng hoặc 1 năm, nên có kinh phí
quà tặng tượng trưng cho những hộ gia đình điển hình, làm tốt nhiều hành động
cải thiện).
 Tham quan học hỏi kinh nghiệm: với những xã mới có thể tổ chức cho TTV đi
tham quan những xã đã thực hiện tốt để về triển khai tại xã mình.
Bƣớc 6: Thuê chuyên gia/ giảng viên tập huấn về PP GDHĐ
Không phải ai cũng có thể trở thành giảng viên phương pháp GDHĐ được. Giảng viên/
chuyên gia này cần phải có những kỹ năng giảng dạy, kỹ năng phát triển khuyến khích
nông dân, người ít chữ và phải có kinh nghiệm về phát triển cộng đồng và nhất là
phương pháp GDHĐ để hướng dẫn toàn bộ các bước của quá trình thực hiện GDHĐ.

Quy trình thực hiện chương trình PAOT về GNRRTT & TƯ BĐKH
13

Thực tế đây không phải là cách dạy bình thường mà cần áp dụng triệt để phương pháp
có sự tham gia, tôn trọng những ý kiến của người dân ở trong cộng đồng.
Thông thường, các giảng viên thường chịu khó thu thập và tổng hợp các thông tin cần
thiết cho các bài giảng từ nhiều nguồn khác nhau như kinh nghiệm của các giảng viên
khác, thư viện, sách và tài liệu tham khảo. Từ đó, giảng viên khái quát các thông tin và
thiết kế một chương trình tập huấn phù hợp mục tiêu và đối tượng học viên. Tuy nhiên,
trong PP GDHĐ, giảng viên sẽ không tìm thấy tài liệu tập huấn về PP GDHĐ hoặc bất
kỳ tài liệu tập huấn nào liên quan. Thay vào đó, giảng viên phải thu thập thông tin từ
hiện trường, thăm hỏi nông dân, các hộ gia đình, các nhóm cộng đồng nông thôn để
xây dựng các phương pháp tập huấn và các bài giảng của THV. Do đó, các phương

pháp tập huấn và các bài giảng về PAOT của các giảng viên có thể khác nhau. Đặc biệt
là PP GDHĐ còn chú trọng cộng đồng là những “người thầy”. Ví dụ: kỹ thuật ủ rác hữu
cơ làm phân compost thì nông dân đã có kinh nghiệm thực tiễn tuy nhiên họ không biết
hệ thống các bước thực hiện và giải thích bằng lý luận khoa học.
Bƣớc 7: Phát triển bảng đăng ký hành động cải thiện ở hộ gia đình - in ấn
tài liệu.
Bảng đăng ký hành động cải thiện (Bảng ĐKHĐ) được xây dựng dựa vào thông điệp
truyền thông đã ưu tiên lựa chọn ở bước 3. Bảng ĐKHĐ hiển thị các giải pháp cải tiến
mẫu để gợi ý và khuyến khích người tham gia đưa ra quyết định lựa chọn hành động
thực tế phù hợp với điều kiện gia đình mình. Các giải pháp hiển thị trên Bảng đăng ký
hành động là một danh sách các hành động khả thi, dễ làm với chi phí thấp có thể ứng
dụng rộng rãi trong cộng đồng.
Để thỏa mãn mục đích nêu trên, Bảng đăng ký hành động cải thiện giảm nhẹ RRTT và
thích ứng BĐKH của Hộ Gia Đình được xây dựng theo trình tự như sau:
Khâu thiết kế ban đầu:
Bảng ĐKHĐ chủ yếu dựa vào:
 Các ưu tiên được lựa chọn trong bước 3
 Các mục tiêu, kết quả mong đợi, các đầu ra và các chỉ số đánh giá về họat động
nâng cao năng lực, thay đổi hành vi của 2 dự án (khung giám sát – đánh giá của
dự án).











Ảnh 4: Thảo luận về các hành động cải thiện

14
Quy trình thực hiện chương trình PAOT về GNRRTT & TƯ BĐKH

Thành phần tham gia thiết kế Bảng Đăng ký hành động (Bảng ĐKHĐ) ban đầu gồm có
sự tham gia của một chuyên gia về WIND, Hội LH Phụ nữ tỉnh, Ban QLDA tỉnh, Ban chỉ
huy Phòng chống Lụt bão và cán bộ Oxfam đã có kinh nghiệm về PAOT.










Ảnh 5a, 5b & 5c: Chia nhóm thảo luận
Khâu tham vấn:











Khâu thử nghiệm:










Sự tham gia đóng góp ý kiến từ:
 Tổ chức Oxfam và Tổ chức MCD
 Ban Quản lý Dự án RADCC Bến Tre và
PRC tỉnh Tiền Giang, Trà Vinh;
 Hội liên hiệp Phụ Nữ 3 tỉnh Bến Tre,
Tiền Giang, Trà Vinh
 Ban chỉ huy Phòng chống Lụt bão 3 tỉnh
 Các chuyên gia và các cá nhân có kinh
nghiệm thực hiện PP GDHĐ;
 Các chuyên gia về BĐKH


Quy trình thực hiện chương trình PAOT về GNRRTT & TƯ BĐKH
15

 Bảng ĐKHĐ được sử dụng thử thông qua các cuộc họp cộng đồng tại một số xã
dự án do các cán bộ UBND xã và hội phụ nữ xã, trưởng ấp thực hiện;
 Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm PP GDHĐ giữa các bên tham gia dự án RADCC
và PRC tại huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang vào tháng 4/2014

Khâu phổ biến – in ấn:
Sau nhiều lần chỉnh sửa, Bảng ĐKHĐ mẫu được gửi đến phòng ngoại vụ của UBND
tỉnh để được thông qua và làm thủ tục xin giấy phép tại Sở Thông tin & Truyền thông và
chính thức phổ biến trong cộng đồng vùng dự án












Cấu trúc Bảng đăng ký hành động cải thiện gồm:
 Thông điệp của hành động cải thiện;
 Hình ảnh của một hành động cải thiện liên quan đến thông điệp;
 3 Ô chọn  để đăng ký hành động cải thiện
 Có:
Nếu hộ tự xét thấy gia đình mình cần phải đăng ký hành động
cải thiện và đánh dấu vào một trong các vòng tròn  thời gian
hoàn thành các hành động cải thiện 1 tháng/3 tháng/ 6 tháng
hoặc 12 tháng
 Không:
Nếu hộ tự xét thấy gia đình mình hiện đã thực hiện hành động
này và thấy không cần cải thiện nữa thì đánh dấu chọn 
Ngoài ra, nếu hộ tự xét thấy gia đình mình chưa đủ điều kiện
thực hiện hành động này thì bỏ trống ô không (không đánh dấu

chọn)
 Ưu tiên:
Nếu hộ xét thấy đây là hành động ưu tiên cần phải thực hiện so
với các hành động khác



16
Quy trình thực hiện chương trình PAOT về GNRRTT & TƯ BĐKH

 4 Vòng tròn  đăng ký thời gian hoàn thành hành động cải thiện gồm 1 tháng/3
tháng/6 tháng hoặc 12 tháng









Ảnh 6: Chọn ô hành động đăng ký cải thiện
Qua thực hiện các hành động cải thiện cũng thúc đẩy sự tự tin và hợp tác
giữa các thành viên trong gia đình và các hộ trong ấp. Hộ tham gia sẽ rất thích thú và
tự hào khi đánh dấu vào các ô hành động đăng ký cải thiện mà họ đã làm được, bằng
nổ lực của chính mình. Và TTV có thể đo lường được kết quả trong quá trình thay đổi
của hộ bằng những hành động cụ thể, thay vì chỉ cung cấp kiến thức hoặc thông tin
một cách chung chung. Trong thực tế, người tham gia được yêu cầu để tìm ý tưởng
sáng tạo và cải tiến những hành động có sẵn trong Bảng ĐKHĐ sau khi đã có kinh
nghiệm thực tế từ việc thực hành các hành động có sẵn trong bảng ĐK và chia sẻ cho

những hộ chung quanh.
Do đó, khâu thiết kế Bảng ĐKHĐ bằng PP GDHĐ là bước quan trọng đầu tiên. Chúng
ta cần chuyên gia hỗ trợ để tìm và chụp các hình ảnh (bao gồm hình ảnh hiện trạng và
các hình ảnh cải thiện phù hợp tại địa phương để làm tài liệu và so sánh tiến trình thay
đổi trong quá trình thực hiện mô hình GDHĐ tại địa phương). Chuyên gia sẽ đi cùng với
các cán bộ địa phương như Y tế xã, Hội phụ nữ, Hội nông dân, chính quyền địa
phương và hướng dẫn chúng ta làm bảng ĐKHĐ, thống nhất với nhóm về các vấn đề
ưu tiên cần cải thiện đối với từng địa phương để đưa vào bảng ĐKHĐ hộ gia đình.
Điều quan trọng là nên bắt đầu bằng các giải pháp giá rẻ, dễ làm để tạo sự tự tin cho
hộ. Khi người làm và người đến tham quan thấy dễ làm thì họ có động lực về thực
hiện được tại gia đình họ. Những giải pháp đơn giản nên được khuyến khích mọi người
cải thiện ngay, còn các giải pháp lớn như trồng rừng …thì cần có thời gian, sự tham gia
của toàn cộng đồng và nguồn kinh phí lớn thì các hộ mới có thể thực hiện được.
Các hình ảnh mẫu cải thiện sẽ đóng vai trò quan trọng trong PP GDHĐ. Toàn bộ khoá
tập huấn phụ thuộc rất lớn vào các hình ảnh mẫu một cách rõ ràng, vì vậy tốt nhất là
giảng viên nên là người chụp các hình ảnh đó để hiểu hết giá trị của sự cải thiện nằm
trong các hình ảnh đó.
Sử dụng máy chụp ảnh kỹ thuật số chụp các hình ảnh để làm hình ảnh mẫu. Trước khi
chụp cần phải hiểu chính xác “thông điệp”. Hình ảnh của PP GDHĐ cung cấp cho mọi
người hình ảnh thực tế, tập trung vào điểm chính để giúp mọi người dễ nhận ra điểm
tích cực từ đó đưa ra giải pháp thực hiện. Không nên đưa hình ảnh phức tạp có nhiều
chi tiết làm cho mọi người hiểu theo nhiều khía cạnh khác nhau. Cũng cần xin phép
người dân và giải thích cho họ về mục đích chụp ảnh để họ đồng ý và hợp tác tốt.
Người dân vùng nông thôn thường rất thích được chụp ảnh và sẵn sàng hợp tác với

Quy trình thực hiện chương trình PAOT về GNRRTT & TƯ BĐKH
17

bạn. Ngoài ra, vai trò Giới của các nhóm khác nhau cũng cần được quan tâm khi chọn
lựa các hình ảnh mẫu. Thí dụ: sự tham gia của cả nam và nữ, trẻ em và người cao tuổi,

người khuyết tật, người dân tộc v.v… vào các hành động nhằm loại bỏ các định kiến.
Lựa chọn những bức ảnh phù hợp nhất để đưa vào hình ảnh mẫu trong bảng ĐKHĐ
của hộ gia đình, các hình ảnh khác vẫn có thể sử dụng cho các giải pháp khác nhau
trong quá trình tập huấn.
Tất cả tài liệu như: bảng kiểm định hộ gia đình, sổ tay tuyên truyền viên cần phải in đầy
đủ cho cuộc tập huấn TTV.
Các hình ảnh cũng như các số liệu hiện có của xã, ấp về các công trình cơ sở hạ tầng,
sản xuất, tài nguyên, môi trường cũng là những dữ liệu quan trọng ban đầu cho chúng
ta trong hội thảo hay làm báo cáo để chứng minh sự cải tiến do quá trình thực hiện mô
hình GDHĐ tại mỗi địa phương.
Việc hướng dẫn hộ gia đình cách sử dụng và cách treo Bảng ĐKHD trong nhà cũng
cần nhắc nhở các TTV quan tâm.
Bƣớc 8: Lựa chọn và tập huấn cho nhóm tập huấn viên và tuyên truyền
viên.
Cần tổ chức một cuộc họp để thảo luận kỹ với chính quyền xã, các đại diện của Hội
phụ nữ, Hội nông dân, Y tế … về mục tiêu của chương trình, các hoạt động, theo dõi
hỗ trợ để tất cả mọi người nắm được, tham gia đóng góp ý kiến và lựa chọn các tập
huấn viên nguồn (ToT) và Tuyên Truyền Viên (TTV) thực hiện. Cần quán triệt cho mọi
người hiểu về tính bền vững của các hoạt động sau khi không có sự hỗ trợ của dự án.
Tập huấn viên nguồn (ToT) được chọn cần có kinh nghiệm sử dụng phương pháp tập
huấn có sự tham gia như: kỹ năng lập kế hoạch, xây dựng môi trường học tập, hướng
dẫn, cung cấp thông tin … biết sử dụng các công cụ hỗ trợ, sử dụng ngôn ngữ hình
thể, lời nói, thái độ, khả năng lắng nghe, quan sát, hỏi – đáp …Các THV này sẽ tập
huấn lại cho các tuyên truyền viên cấp cơ sở (xã, ấp). Tập huấn viên cần có khả năng
nhận dạng các vấn đề tồn tại trong học viên là những người có trình độ có thể có hạn
chế nhất định ở vùng nông thôn. Các tập huấn viên nguồn (ToT) là cán bộ cấp tỉnh,
huyện, xã sẽ được các chuyên gia PAOT tập huấn tập trung tại tỉnh trong 4 – 5 ngày.
Các chuyên gia PAOT này cũng sẽ theo sát và tham gia tư vấn cho nhóm TOT tại các
lớp tập huấn mẫu ban đầu cho tuyên truyền viên cấp xã, ấp nhằm củng cố các kiến
thức, kỹ năng tập huấn theo phương pháp PAOT với mỗi khoá trong 3 ngày. Sau các

lớp mẫu này, nhóm TOT có thể tự tập huấn lại cho mạng lưới TTV cấp xã ấp mà không
còn sự hỗ trợ của chuyên gia.









Ảnh 7: Tập huấn cho nhóm tập
huấn viên và tuyên truyền viên


18
Quy trình thực hiện chương trình PAOT về GNRRTT & TƯ BĐKH

Các TTV nên chọn là những người tâm huyết, có uy tín, năng động, muốn cải thiện
năng lực giảm nhẹ rủi ro thiên tai và thích ứng BĐKH tại gia đình mình và hỗ trợ các hộ
xung quanh cùng thực hiện. Hơn hết, phẩm chất của tập huấn viên là người có thái độ
tích cực chấp nhận hoặc tìm hiểu càng nhiều điểm tốt nhất có thể có trong cộng đồng
càng tốt.
Khoá tập huấn cho tuyên truyền viên cấp xã, ấp sẽ được nhóm tập huấn viên nguồn
(TOT) chọn lọc từ những người được chuyên gia/ giảng viên đánh giá có năng lực và
kinh nghiệm trực tiếp hướng dẫn tại huyện hoặc xã. Trong đó TTV vừa được tập huấn
kiến thức, kỹ năng, đóng vai ở lớp, thăm hộ gia đình để điền vào bảng ĐKHĐ vừa được
thực hiện tổ chức điều hành cuộc họp mẫu với các hộ gia đình.














Ảnh 8: Các tuyên truyền viên tham gia khóa tập huấn
Sau khi được tập huấn những TTV này phải là những người gương mẫu thực hiện
trước và sẽ tổ chức các cuộc họp với các hộ xung quanh ngay tại nhà mình hoặc chọn
một gia đình thực hiện tốt để họp. Việc chọn họp tại gia đình là có mục đích tiện lợi cho
các thành viên các hộ gia đình khác quan sát và chia sẻ kinh nghiệm.
Các TTV cần hiểu rõ nhiệm vụ của mình trước khi tham gia lớp tập huấn. Khi họ hiểu
vai trò nhiệm vụ của họ thì họ mới tập trung vào các nội dung của cuộc tập huấn và chú
ý đến những việc họ sẽ phải làm sau khi tập huấn.
Nội dung tập huấn:
 Mô tả công việc của công tác viên;
 Cung cấp các kiến thức và kỹ năng truyền thông cho cộng đồng và cách sử dụng
các tài liệu, công cụ truyền thông;
 Cung cấp các kiến thức liên quan đến các chuyên đề giảm nhẹ rủi ro thiên tai,
giảm nhẹ biến đổi khí hậu, thích ứng biến đổi khí hậu tại địa phương và vùng
đồng bằng sông Cửu Long;
 Nhận dạng các hành động cải thiện của hộ gia đình, của cộng đồng để
GNRRTT, GN BĐKH và Tư BĐKH phù hợp;

Quy trình thực hiện chương trình PAOT về GNRRTT & TƯ BĐKH

19

 Hướng dẫn quy trình thực hiện Chương trình Giáo dục Hành động.
Bƣớc 9: Tổ chức các cuộc họp và thăm hộ gia đình
Sau khi được tập huấn, các tuyên truyền viên sẽ chủ động tổ chức các cuộc họp với
các hộ gia đình mà mình phụ trách. Mỗi cuộc họp nên mời khoảng 10 hộ (nếu mời
được cả chồng và vợ cùng tham gia thì sẽ tốt hơn) và cuộc đầu tiên sẽ làm ở nhà TTV.
Những cuộc họp sau sẽ được tổ chức ở hộ gia đình nào có nhiều cải thiện nhất với
mục đích là vừa tiện lợi cho sự đi lại của các hộ gia đình và vừa tiện cho việc quan sát
các mô hình đã cải thiện để chia sẻ kinh nghiệm tại chỗ.














Ảnh 9: Tuyên truyền viên tổ chức họp và thăm hộ gia đình
Cách tiến hành một cuộc họp, TTV đã đƣợc tập huấn ở lớp, bao gồm các bƣớc
sau:
i. Chào hỏi, giới thiệu mục đích cuộc họp;
ii. Giới thiệu các nội dung trong bảng ĐKHĐ hộ gia đình;
iii. Tham quan các mô hình trong hộ gia đình và so sánh với bảng ĐKHĐ

iv. Thảo luận chia sẻ kinh nghiệm quá trình cải thiện.
v. Hướng dẫn các hộ điền thực tế các hành động của gia đình mình vào bảng
ĐKHĐ và đăng ký cải thiện. Tuyên truyền viên ghi chép vào sổ tay theo dõi.
vi. Thông báo kế hoạch thăm hộ gia đình khuyến khích các hộ chia sẻ kinh nghiệm
với các hộ xung quanh.
Các tập huấn viên PP GDHĐ cần cẩn thận quan sát các vấn đề tồn tại trong mỗi hộ gia
đình và sẵn sàng trợ giúp mọi người trong các hành động cải thiện của họ; đặc biệt là
tìm ra “các hành động tích cực” của họ. Không bao giờ nêu ra các điểm “xấu/ dở/yếu”
của họ.Trong PP GDHĐ, từ ngữ “ cần được cải thiện” luôn luôn được sử dụng khi nói
về những vấn đề của hộ gia đình. Chúng ta luôn khuyến khích mỗi người tham gia
được mạnh dạn nói lên những ý kiến riêng, nói lên những cách làm mang tính cải thiện

20
Quy trình thực hiện chương trình PAOT về GNRRTT & TƯ BĐKH

của họ dù đó là những hành vi đơn giản miễn sao cách làm đó vẫn tích cực/tốt hơn
hành vi trước đây của gia đình họ. Bảng ĐKHĐ với danh mục các hành động mẫu và
hình ảnh kèm theo là một công cụ thiết thực để định hướng các hộ gia đình đưa ra các
giải pháp thực tế. TTV không cần giải thích nhiều, mà nên tạo điều kiện cho mỗi người
tham gia tự suy nghĩ ra cách giải quyết các vấn đề của riêng họ. Sau đó, THV lắng
nghe họ trình bày cách làm của họ và khuyến khích, giúp đỡ họ không chỉ thực hành
lần đầu mà kể cả cho sự duy trì, cải tiến tiếp tục của họ. Không bao giờ áp đặt các ý
tưởng của TTV hoặc thống trị các cuộc thảo luận nhóm.
Trong cuộc họp nhóm hộ, TTV luôn khuyến khích các thành viên tham gia thảo luận để
tìm ra “điểm tốt/hay” của mỗi hành động cải thiện bằng các câu hỏi gợi ý sau:
 Hành động này có những điểm gì hay?
 Hành động này có dễ làm không?
 Hành động này có tốn kém không? (tiền bạc, thời gian, công sức)












Ảnh 10: Tuyên truyền viên thăm hộ gia đình để động viên, nhắc nhở thực hiện
Dựa vào sự đăng ký cải thiện của các hộ mà TTV ghi chép trong cuốn sổ tay ở cuộc
họp, TTV sẽ sắp xếp thời gian đi thăm các hộ gia đình để động viên, nhắc nhở thực
hiện. Thông qua thăm hộ, TTV cũng có thể giới thiệu, chia sẻ các mô hình cải thiện
giữa các hộ để các hộ có thể tự đi tham quan học tập cách làm. Khi đi thăm hộ TTV
nhớ ghi nhận sự cải thiện vào sổ theo dõi để báo cáo lên cán bộ phụ trách chương
trình cấp xã. Nội dung thăm viếng hộ gồm:
 Động viên, nhắc nhở thực hiện;
 Trao đổi về những giải pháp có thể thực hiện cải thiện của hộ gia đình;
 Giới thiệu, chia sẻ các mô hình cải thiện giữa các hộ để các hộ có thể tự tham
quan học tập cách làm;
 Quan sát và ghi chép sự cải thiện của gia đình vào sổ theo dõi;
 Báo cáo kết quả thăm hộ lên cán bộ phụ nữ xã.

Quy trình thực hiện chương trình PAOT về GNRRTT & TƯ BĐKH
21

Bƣớc 10: Giám sát – đánh giá, hỗ trợ hoạt động và báo cáo.
Hai vấn đề quan trọng là giám sát cả tiến trình thực hiện mô hình GDHĐ và ghi nhận,
báo cáo kết quả sự cải thiện của hộ gia đình tham gia chương trình GDHĐ (PAOT).
Hoạt động giám sát cũng bao gồm việc hỗ trợ kinh phí cũng như hỗ trợ cách tổ chức

thực hiện cho mạng lưới tuyên tuyền viên cấp xã, ấp để bảo đảm các dữ liệu được thu
thập một cách thường xuyên trong quá trình thực hiện PAOT được ghi chép trong các
sổ tay theo dõi của TTV . Những dữ liệu cần thu thập như số hộ đăng ký cải thiện, số
hành động cải thiện và thời gian thực hiện cho các cải thiện đó của mỗi hộ gia đình
(ngắn hạn: 1 – 3 tháng và dài hạn: trên 3 tháng). Sổ tay theo dõi của TTV không nên
quá phức tạp và không quá khó ghi chép. Nội dung ghi chép của TTV được dùng làm
thông tin trong các cuộc họp như tuyên dương hộ gia đình đã có các hành động cải
thiện tích cực, chia sẻ kinh nghiệm thực hành các giải pháp và khuyến khích các hộ cải
thiện tốt hơn. Đồng thời, là cơ sở để báo cáo cho đơn vị quản lý cấp xã (thí dụ hội phụ
nữ xã)
Đơn vị quản lý chương trình PAOT (Thií dụ: Hội Phụ nữ) cấp tỉnh, huyện và Ban QL dự
án nên có một bảng giám sát - đánh giá các hoạt động của TTV cấp cơ sở và cần được
tiến hành ít nhất 2 lần trong năm nhằm đánh giá hiệu quả của hoạt động chương trình
PAOT và vừa có tác dụng điều chỉnh kế hoạch truyền thông PAOT , cũng như chuẩn bị
cho hội thảo chia sẻ hằng năm. Bảng khảo sát này bao gồm cả những dữ liệu định
lượng như số lượng các hành động cải thiện và cả những dữ liệu định tính (như phỏng
vấn các hộ gia đình) nhằm để tìm ra các yếu tố tích cực và chưa tích cực của chương
trình GDHĐ.
Hoạt động giám sát với mục đích tìm ra các vấn đề nào hoạt động tốt, hoạt động nào
hoạt động chưa tốt và vì sao sẽ giúp cho việc điều chỉnh nội dung cho phù hợp và hiệu
quả hơn. Từ đó, đưa ra kế hoạch cụ thể (thí dụ tập huấn bổ sung cho TTV…).
Các cuộc họp TTV định kỳ hàng tháng/ quý: đơn vị quản lý cấp xã (thí dụ: HPN xã)
định kỳ hàng tháng hoặc hàng quý nên tổ chức họp các TTV trong phạm vi quản lý của
mình để chia sẻ kinh nghiệm hoạt động của TTV và tổng hợp các ý kiến của TTV để
báo cáo cho HPN huyện. Ngoài ra, đơn vị quản lý có thể phối hợp với các ban ngành
chức năng (Ban chỉ huy PCLB, TNMT…) để cung cấp các thông tin, kiến thức liên quan
đến thiên tai và biến đổi khí hậu cho TTV.
Đánh giá: Cần phải có báo cáo đánh giá toàn bộ hoạt động chương trình GDHĐ và
những kết quả đó sẽ được trình bày ở hội thảo đánh giá (có thể kết hợp tập huấn bổ
sung với hội thảo vào một ngày để giảm chi phí và thời gian). Hội thảo này cũng là thời

gian quan trọng cho các đơn vị đang thực hiện lập kế hoạch hoạt động tiếp theo và
cũng cho đơn vị đầu mối lập kế hoạch nhân rộng mô hình GDHĐ này ra các địa bàn
khác.
Vì PP GDHĐ là phương pháp tập trung vào thực hành nên khi cán bộ đi thực địa cần
có máy ảnh kỹ thuật số chụp ghi nhận lại những cải thiện để so sánh sự cải thiện của
người dân theo thời gian.
Lƣu ý: Báo cáo trình bày tại hội thảo bao gồm cả số lượng cải thiện và các hình ảnh
minh hoạ, không cần nhiều lời mà cần nhiều hình ảnh.
Hệ thống báo cáo: Với mô hình GDHĐ chúng tôi đã thiết kế một mẫu báo cáo thống
nhất, đơn giản dễ thực hiện. Mẫu báo cáo này tùy thuộc vào các vấn đề trong bảng
ĐKHĐ hộ gia đình và được TTV ghi chép trong quá trình thực hiện. Lịch báo cáo tuỳ
thuộc vào đơn vị quản lý – điều phối chương trình GDHĐ (Thí dụ: HPN) quyết định và
nên lồng ghép vào hệ thống báo cáo hoạt động hằng năm của đơn vị để có tính bền

×