Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

BẢN ĐĂNG ký THAM GIA đề tài KHCN CHƯƠNG TRÌNH NGHIÊN cứu xây DỰNG mô HÌNH THÍCH ỨNG BIẾN đổi KHÍ hậu cấp HUYỆN KHU vực NAM bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.5 KB, 9 trang )

BẢN ĐĂNG KÝ THAM GIA
ĐỀ TÀI KHCN CHƯƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG MÔ HÌNH THÍCH
ỨNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CẤP HUYỆN KHU VỰC NAM BỘ
CỦA VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
PHẦN I.
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ NHIỆM VỤ CỦA KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
I.1. BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ CHỦ TRƯƠNG CỦA NHÀ NƯỚC:
Tại hội thảo lần thứ 2 về "Xây dựng kế hoạch phòng tránh, khắc phục thiên tai,
ứng phó và giảm nhẹ tác động do biến đổi khí hậu" do Bộ Nông nghiệp và phát triển
nông thôn tổ chức ngày 30/8/2010 ở Vĩnh Phúc, các chuyên gia cho biết biến đổi khí hậu
đã tác động tiêu cực đến hầu hết lĩnh vực của nền kinh tế Việt Nam.
Các chuyên gia đã đưa ra nhiều giải pháp cụ thể như: nâng cấp hệ thống đê biển,
đê sông cao thêm 50cm vào năm 2020, nhất là hệ thống đê biển từ Quảng Ngãi đến Kiên
Giang, để ứng phó với mực nước biển đang dâng; trồng 300.000-350.000ha rừng ngập
mặn, rừng chống cát di động ven biển; phân phối sử dụng hợp lý và tiết kiệm nguồn nước
ngọt, cung cấp nước, vệ sinh môi trường cho những vùng bị nhiễm mặn, hải đảo, vùng
hạn hán, lũ lụt, ngập úng, xâm nhập mặn; áp dụng giống mới cho các vùng đặc thù mặn,
hạn, ngập, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cơ cấu giống để thích ứng với biến đổi khí hậu
Điều phối viên Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP) tại Việt Nam,
khẳng định: trước mắt, băng tan sẽ đe dọa hơn 40% dân số toàn thế giới. Mặt khác, biến
đổi khí hậu sẽ làm cho năng suất nông nghiệp giảm, thời tiết cực đoan tăng, thiếu nước
ngọt trầm trọng trên toàn thế giới, hệ sinh thái tan vỡ và bệnh tật gia tăng
Nhằm giúp Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu, UNDP sẽ cung cấp nhiều
thông tin cần thiết để các nhà hoạch định chính sách của Việt Nam đưa ra những chiến
lược thích ứng và giảm thiểu tác hại của biến đổi khí hậu vào chiến lược tổng thể phát
triển kinh tế xã hội của quốc gia.
Có thể nói rằng, Chính phủ Việt nam đang cố gắng làm hết sức mình để phòng
tránh, khắc phục thiên tai, ứng phó và giảm nhẹ tác động do biến đổi khí hậu gây ra.
Ngày nay, sự biến đổi khí hậu không còn là những khái niệm chung chung nữa, mà mỗi
người dân, từ thành thị đến nông thôn đều cảm nhận được qua thực tế hàng ngày. Nhiệt
độ không khí trung bình của cả Việt nam đã tăng lên một đến hai độ. Nước mặn đã đi sâu


vào đất liền, mưa nắng thất thường…khi thì úng lụt, khi thì khô hạn kéo dài.
Sự tổn thất của loài người trong các cơn bão, sóng thần hay lũ lụt trên thế giới cho
thấy rằng các biện pháp phòng tránh nhân tạo, dù trình độ khoa học kỷ thuật hiện đại và
nguồn tài chính khổng lồ đến mấy, cuối cùng cũng không ngăn được thiên tai.
Sự thay đổi khí hậu, có thể do con người, có thể do biến đổi chung của hệ mặt trời,
cũng có thể do sự chuyển động của vũ trụ- những điều mà cho đến nay, sự hiểu biết của
loài người còn rất ít. Tuy nhiên, có một điều mà chúng ta biết rất rõ, là trái đất đã tồn tại
hàng triệu năm, đã hứng chịu nhiều thảm họa của vũ trụ, có thể đã gần như diệt vong,
nhưng rồi vẫn tái sinh, vẫn tiến hóa và phát triển.
Rõ ràng, tự nhiên biết cách thích ứng, biết cách chống đỡ, biết cách phát triển phù
hợp với qui luật chung của vũ trụ. Dựa vào tự nhiên để phòng tránh, khắc phục các biến
cố của tự nhiên là phương pháp tối ưu nhất mà con người nên làm. Những bãi biển đẹp
của Nhật bản, Thái lan hay Indonesia, được xây dựng hoành tráng và nhiều tiền nhưng
cũng trở thành bình địa khi sóng thần tràn vào bờ.Trong khi đó, một làng nhỏ của Ắn độ,
dù nằm trong tâm của sóng thần, nhưng thiệt hại hầu như không đáng kể, vì họ có một
khu rừng ngập mặn che chở.
I.2. CÁC GIẢI PHÁP CỦA VIỆN KH&CN VIỆT NAM:
Các giải pháp của Viện KH&CN VN được thể hiện trong đề án “CHƯƠNG
TRÌNH NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG MÔ HÌNH THÍCH ỨNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
CẤP HUYỆN KHU VỰC NAM BỘ”
Trong đề án đó có các các giải pháp cụ thể như:
2.2. Xây dựng các mục tiêu - giải pháp cụ thể
2.2.2. Mục tiêu 2:
- Nghiên cứu phát triển sản xuất những vật liệu mới ứng dụng cho các công trình trong
môi trường ngập mặn, lợ như: bê tông cốt thép ngập mặn, sơn chông rỉ cho môi trường
ngập mặn, vật liệu composite…
- Ứng dụng các công nghệ mới cho sản xuất xanh hơn, sạch hơn, giúp giữ môi trường
sạch và phát triển bền vững.
- Ổn định, phát triển các vùng rừng ngập mặn (đước, mắm,…)
Căn cứ vào tiềm lực khoa học công nghệ và khả năng chuyên môn của mình,

chúng tôi xin được đăng ký tham gia vào chương trình của đề án với đề tài : Nghiên cứu
chuyển hóa nguồn sinh khối từ rừng ngập mặn thành nhiên liệu mới (sunfuel) và vật
liệu mới (Green composite)
PHẦN II.
NỘI DUNG CHÍNH CỦA ĐỀ TÀI ĐĂNG KÝ.
I. Thông tin về cá nhân đề xuất và đơn vị:
- Họ tên cá nhân đề xuất: HỒ SƠN LÂM; Chức danh khoa học: PGS.TS; Năm
sinh: 1950
- Đơn vị công tác: VIỆN KHOA HỌC VẬT LIỆU ỨNG DỤNG
II. Thông tin về đề tài
1. Tên đề tài: Nghiên cứu chuyển hóa nguồn sinh khối từ rừng ngập mặn
thành nhiên liệu mới (sunfuel) và vật liệu mới (Green composite)
Tên tiếng Anh: Research conversion from biomass resources of mangroves
into a new fuel (sunfuel) and new materials (composite Green)
2. Thuộc đề án “CHƯƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG MÔ HÌNH
THÍCH ỨNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CẤP HUYỆN KHU VỰC NAM BỘ” do
Viện KH&CN VN chủ trì,
3. Tính cấp thiết, yêu cầu và sự cần thiết tiếng hành đề tài:
Lý do thứ nhất: Đề tài “Nghiên cứu chuyển hóa nguồn sinh khối từ rừng ngập mặn
thành nhiên liệu mới (sunfuel) và vật liệu mới(Green composite)” được đặt ra trong bối
cảnh sự biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến toàn bộ trái đất của chúng ta.
Theo các nhà khoa học, biến đổi khí hậu tác động chủ yếu làm nước biển dâng gây ngập
lụt, nhiệt độ tăng cao, thời tiết diễn biến bất thường (mưa, bão, lũ lụt, hạn hán nhiều biến
động), suy giảm nguồn tài nguyên nước Riêng tại khu vực ĐBSCL, biến đổi khí hậu
càng có nhiều tác động xấu do việc ngập lụt, xâm nhập mặn, thiếu nước tác động đến sản
xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, sinh thái rừng ngập mặn… Nước biển dâng sẽ làm
tăng ngập lụt ở phần lớn diện tích vùng châu thổ sông Cửu Long, trong đó có nhiều vùng
thấp ven biển (khoảng 15.000-20.000km
2
) bị ngập hoàn toàn. Trong đó nếu theo kịch bản

mực nước biển dâng 1m tại Nam bộ thì các tỉnh có tỷ lệ ngập cao từ 45-50% gồm: Bạc
Liêu, Bến Tre, Hậu Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh, Vĩnh Long.
Để ứng phó với tác động của biến đổi khí hậu, các nhà khoa học kêu gọi Nhà
nước, các địa phương ĐBSCL phải lập kế hoạch và hành động ngay từ bây giờ để giảm
thiểu tác hại và tìm cách thích ứng dần để sống chung với biến đổi khí hậu.
Các giải pháp cụ thể được đề xuất như xây dựng đê bao kiên cố khu vực ven biển,
quy hoạch khu vực hồ chứa nước ngọt trong mùa mưa để sử dụng cho mùa khô, nghiên
cứu phát triển các giống cây, mô hình nuôi thủy sản phù hợp trong vùng ngập mặn, cải
tạo hệ thống thủy lợi thoát lũ, tiêu úng, nghiên cứu các vật liệu nhẹ, bền để làm nhà, khu
dân cư trong môi trường nước lợ, mặn… đã được các nhà khoa học thảo luận để tìm ra
giải pháp thích hợp nhất.
Việt nam là một trong năm nước được dự báo sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất, cũng vì
vậy, Chính phủ, các ban ngành từ Trung ương đến địa phương đang nổ lực tìm kiếm các
giải pháp để hạn chế và sống chung với tình trạng ngập lụt trên diện rộng. Một trong các
biện pháp đó là việc trồng các loại cây có khả năng giữ đất vùng ven biển. Trong chương
trình của Ủy ban quốc gia về khắc phục biến đổi khí hậu, có dự án trồng 300.000 ha rừng
loại này, trong đó có cây đước, sú, vẹt, cây dừa nước.
Các loại cây trên ở Việt nam đã có hàng ngàn năm nay và góp phần vào việc bảo
vệ đất ở những nơi có kênh rạch và vùng giáp biển. Giá trị sử dụng của các loại cây đước,
sú, vẹt chưa có công trình nào nghiên cứu. Giá trị sử dụng của cây dừa nước cho đến nay
vẫn đang ở tình trạng tự phát và chưa cao. Ngoài các việc lấy quả để uống, lấy lá lợp nhà
lấy thân lá làm củi, người ta chưa thấy hết giá trị kinh tế của nó.
Vì vậy, để người dân tích cực trồng các loại cây phòng hộ ven biển nói trên,ngoài
việc phải giúp đỡ về giống và phương thức trồng, cần thiết phải tạo ra các loại hàng hóa
có giá trị kinh tế cao hơn từ chúng để người dân có thể yên tâm sống, bảo vệ, chăm bón
chúng như là nguồn thu nhập chính của mình.
Lý do thứ hai: Trong các biện pháp khắc phục biến đổi khí hậu, người ta quên mất
vấn đề năng lượng. Khi biến đổi khí hậu xẩy ra, các nguồn năng lượng tái tạo như điện
mặt trời, điện gió và ngay cả điện hạt nhân cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Vấn đề năng
lượng sẽ trở nên bức xúc nếu như giá dầu mỏ tiếp tục tăng cao, khả năng cung ứng nhiên

liệu giảm xuống, làm ảnh hưởng đến nhiều mặt của đời sống xã hội.
Giải pháp tốt nhất trong tình huống này vẫn sẽ là các máy phát điện có công suất
vừa và nhỏ cho các cụm dân cư sử dụng nhiên liệu lỏng. Ngoài ra, loại nhiên liệu này còn
là giải pháp tốt nhất cho người dân, khi phương tiện đi lại chủ yếu là các loại xuồng máy,
ghe, thuyền. Nghiên cứu sản xuất nhiên liệu lỏng từ biomass sẽ góp phần giải quyết nạn
khan hiếm dầu mỏ, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường vì nó không phải qua khâu
chế biến từ dầu mỏ.
4. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là nguồn sinh khối của các loại rừng ngập
mặn hiện có và sẽ trồng ven biển, ven sông như cây đước, sú, vẹt hay cây dừa nước- là
nhưng cây có dự án trồng trong chương trình chống biến đổi khí hậu.
Sản phẩm chính của chúng là vật liệu cao phân tử, được gọi là composite xanh và
nhiên liệu đi từ biomass gọi là sunfuel.
Nhiên liệu là nguồn cung cấp năng lượng quan trọng cho nền kinh tế và đời sống
của nhân loại. Từ 200 năm nay, con người sử dụng nhiên liệu sản xuất từ tài nguyên hóa
thạch là chính. Những năm 40 của thế kỷ 20, nguồn nguyên liệu mới là các chất phóng xạ
được đưa vào sử dụng để sản xuất năng lượng. Tiếp theo là năng lượng từ thủy điện,
năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng từ lòng đất, năng lượng từ sinh khối…
gọi chung là năng lượng tái tạo( renewable energy)
Nguyên liệu hóa thạch( than, dầu mỏ, khí đốt) ngày càng khó khai thác nên giá cả
biến động. Đặc biệt, khai thác nó đã gây ô nhiễm nghiêm trọng cho môi trường, chế biến
nó thành nhiên liệu càng tạo ra nhiều chất độc cho môi trường hơn và tiêu hao một phần
năng lượng sinh ra.
Năng lượng từ hạt nhân có vẻ như sạch và rẻ nhất, nhưng trong bối cảnh biến đổi
khí hậu như hiện nay, năng lượng hạt nhân đang đứng trước sự xem xét nghiêm ngặt, vì
vậy, các chi phí cho nguồn năng lượng này sẽ rất cao nhưng vẫn không bảo đảm tính an
toàn.
Các dạng năng lượng khác như mặt trời, gió đang được xem là các nguồn năng
lượng sạch và cũng đang được đầu tư mạnh. Tuy nhiên, trong bối cảnh biến đổi khí hậu,
các nguồn năng lượng này hoàn toàn phụ thuộc vào thiên nhiên, mà con người không thể

chế ngự được, nên đã xẩy ra nhiều vấn đề như gió bão, không gió, mây che phủ…làm
ảnh hưởng đến hiệu suất sử dụng của chúng. Các vấn đề về môi trường cũng được cân
nhắc cho nên nguồn năng lượng này chưa thể phát triển nhanh và mạnh.
Năng lượng từ sinh khối là nguồn năng lượng cổ nhất, lâu đời nhất trên trái đất.
Hiện nay năng lượng từ sinh khối đang được sử dụng theo bốn cách sau đây:
- Sử dụng trực tiếp như xưa( khu vực kém phát triển) như củi, cành cây, lá rơm
rạ đốt trực tiếp hay xay nhỏ ép viên thay củi( khu vực đang phát triển)
- Sinh khối kết hợp với phế thải chăng nuôi để tạo thành Biogas.
- Các loại tinh bột hay sinh khối(xenlulose) thành đường và sau đó thành
Bioetanol pha với xăng từ dầu mỏ.
- Dầu béo trong các loại hạt, mỡ động vật thành Biodiesel để trộn với diesel dầu
mỏ.
Trong các dạng nhiên liệu sinh học trên đây, bioetanol đi từ tinh bột làm ảnh
hưởng đến vấn đề lương thực. Ngoài ra, năng lượng đầu tư cho sản xuất tinh bột, chuyển
hóa tinh bột thành đường rồi chuyển từ dung dịch đường sang dung dịch etanol (Từ 10-
15% đến >90%) rất lớn.
Tương tự như vậy, khi chuyển hóa sinh khối thành đường ,người ta chỉ nhận được
dung dịch etanol 10%. Việc chưng cất etanol lên >90% đòi hỏi phải hao tốn nhiều năng
lượng.
Biodiesel đã được nghiên cứu bằng công nghệ không bả thải nên hiệu quả cao và
giá thành thấp. Tuy nhiên chỉ phù hợp nơi có thể trồng cây cho dầu.
Việc ép sinh khối dạng viên hay đốt trực tiếp để chạy máy phát điện bằng động cơ
hơi nước, là những công nghệ củ, chỉ có tính tạm thời và không có hiệu quả.
Việc chuyển sinh khối bằng con đường khí hóa (CO2, H2) để sản xuất etanol hay
metanol theo công nghệ hóa dầu cũng không giải quyết được bài toán năng lượng.
Hàng chục thập niên qua, nhiều nhà khoa học và Trường, Viện trên thế giới tập
trung vào việc chuyển hóa cellulose thành hydrocarbon lỏng, đã có một số kết quả nhưng
cũng chỉ dừng ở nghiên cứu cơ bản, chưa áp dụng vào sản xuất lớn.
5. Mục tiêu của đề tài:
Mục tiêu của đề tài là xây dựng được một xưởng sản xuất nhiên liệu, vật liệu mới

quy mô cấp huyện có công suất từ 500-1000 m
2
vật liệu composit và 300-500 lít xăng
(diesel)/tháng từ sinh khối rừng ngập mặn.
6. Những nội dung nghiên cứu chủ yếu:
6.1. Giai đoạn nghiên cứu trong phòng thí nghiệm( 2013-2014):
6.1.1: Nghiên cứu sơ bộ về cấu tạo chất của một số cây như đước, sú, dừa nước:
- Hàm lượng nước, xenlulose thô, hemixenlulose thô, lignin trong thân , lá và vỏ
quả
6.1.2: Nghiên cứu sử dụng cấu trúc sợi tự nhiên của các loại cây trên:
- Nghiên cứu hàm lượng nước trong thân lá, cấu trúc sợi và lỗ xốp, tỷ trọng và các tính
chất cơ học của sợi.
- Nghiên cứu trao đổi chất trong cấu trúc thân lá (thay nước bằng các polyme phân
hủy sinh học)
- Nghiên cứu chế tạo tấm composit
- Nghiên cứu chế tạo Vật liệu giả gỗ
6.1.3: Nghiên cứu biến tính sợi để sản xuất vật liệu composit xanh
- Nghiên cứu qui trình công nghệ tách các chất trong cây như xenlulose thô,
hemixenlulose thô, lignin và một số chất khác.
- Nghiên cứu qui trình công nghệ biến tính sợi, chất độn và polyme nền phù hợp
để sản xuất Tấm lợp ,Vách ngăn dạng coposite.
6.1.4: Nghiên cứu công nghệ chuyển hóa phần biomass phế thải thành hydrocarbon
lỏng
làm nhiên liệu.
- Chuyển hóa toàn bộ biomass phế thải trong các giai đoạn trên thành xenlulose
thô
- Hoàn thiện qui trình tổng hợp xúc tác raney-nikel và oxit kim loại màu có cấu
trúc nano làm xúc tác cho phản ứng chuyển hóa xenlulose thành hydrocacbon.
- Hoàn thiện công nghệ và thiết bị chuyển hóa biomass trong phòng thí nghiệm.
- Chế tạo thiết bị bao gồm: Xúc tác oxit kim loại có cấu trúc nano (1kg), chế tạo

lò phản ứng và thiết bị cấp sinh khối có công suất 5kg Celuluse/giờ, Chế tạo
thiết bị ngưng tụ và thu hồi sản phẩm. Sản phẩm trên thiết bị này là hydrocarbon
mạch thẳng(sunfuel) (>90 %)
- Chế tạo thiết bị áp suất (3-4) at, có dung tích 10 lít để chuyển hóa cellulose thô
thành hydrocarbon mạch vòng (diesel)
- Nghiên cứu công nghệ và các điều kiện tối ưu : Xúc tác, nhiệt độ, thời gian
phản ứng, tỷ lệ xúc tác/nguyên liệu, thời gian làm việc của xúc tác, khả năng tái
sinh xúc tác, tiêu tốn năng lượng chung cho các qui trình…
6.1.5: Những sản phẩm, kết quả chính dự kiến:
- Thiết bị chuyển hóa sinh khối thành xăng, có công suất 5kg celulose thô/ giờ
- Thiết bị chuyển hóa sinh khối thành hydrcarbon mạch vòng (diesel) 10lit/mẻ.
- Thuyết minh qui trình công nghệ 2 thiết bị nói trên và điều kiện tối ưu của
công nghệ.
6.1.6: Th ờ i gian th ự c hi ệ n: từ Tháng 3/2013 đến tháng 12/2014(20 tháng)
6.1.7: Kinh phí d ự ki ế n: 750 triệu đồng VN.( Bảy trăm năm mươi triệu VNĐ)
6.2. Giai đoạn nghiên cứu hoàn thiện công nghệ và triển khai SXTN:
6.2.1:Chế tạo thiết bị đồng bộ và hoàn thiện qui trình công nghệ sản xuất 500-1000m
2

vật liệu composit xanh/tháng.
- Tấm lợp composit xanh đạt tiêu chuẩn kỷ thuật VN.
- Vách ngăn composite xanh đạt tiêu chuẩn ván ép bền nước ( chưa có ở VN)
- Các loại gỗ gép đạt TCVN
- Tổng công suất: 500-1000 m
2
/tháng.
6.2.2: Chế tạo thiết bị và hoàn thiện qui trình công nghệ sản xuất nhiên liệu từ biomass
có công suất 300-500 lít Bio oil/tháng.
- Sản phẩm đạt tiêu chuẩn Bio-oil thế giới( VN chưa có)
6.2.3:Thời gian thực hiện:

- Từ tháng 1/2014- 12/2015( 24 tháng)
6.2.4:Kinh phí thực hiện: 4,250 Tỷ( Bốn tỷ hai trăm năm mươi triệu VND).
( Phần nhà xưởng và cơ sở hạ tầng như điện nước do địa phương nơi tiếp nhận
thiết bị và công nghệ lo)
7. Tổng kinh phí của đề tài: 5.000.000.000,0 VND ( 5 tỷ VND)
TPHCM, ngày 7 tháng 01 năm 2013
(Cá nhân đăng ký đề tài ký tên)
BẢN ĐĂNG KÝ THAM GIA
ĐỀ TÀI KHCN CHƯƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU THÍCH ỨNG BIẾN ĐỔI KHÍ
HẬU
CỦA VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM & BỘ TÀI NGUYÊN,
MÔI TRƯỜNG.
Tên đề tài dự án Chủ nhiệm &
cơ quan chủ
trì
Cấp quản lý Thời gian và
kinh phí
Mục tiêu Kết quả
2 3 4 5 6 7
Nghiên cứu
chuyển hóa
nguồn sinh khối
từ rừng ngập mặn
(cây đước, sú,
vẹt, dừa nước)
thành nhiên liệu
mới (sunfuel) và
vật liệu mới
(Green omposite)
PGS.TS

Hồ Sơn Lâm
Viện KHVLUD
Viện
KH&CN VN
Từ tháng 3/2013-
12/20115
( 33 tháng)
5,00TỷVNĐ
Năm tỷ VND
Mục tiêu của
đề tài là xây
dựng được một
xưởng sản xuất
nhiên liệu, vật
liệu mới quy
mô cấp huyện
có công suất từ
500-1000 m
2

vật liệu
composit và
300-500 lít Bio
oil/ tháng từ
sinh khối rừng
ngập mặn.
Tấm lợp composit
xanh đạt tiêu
chuẩn kỷ thuật
VN.

Vách ngăn
composite xanh
đạt tiêu chuẩn ván
ép bề nước ( chưa
có ở VN)Tổng
công suất: 500-
1000 m
2
/tháng.
Chế tạo thiết bị
hoàn thiện qui
trình công nghệ
sản xuất nhiên liệu
từ biomass có
công suất 300-500
lít Bio oil /tháng

×