Tải bản đầy đủ (.doc) (44 trang)

NGHIÊN CỨU ƯƠNG GIỐNG TÔM CÀNG XANH (Macrobrachium rosenbergii) BẰNG CÔNG NGHỆ BIOFLOC Ở CÁC MẬT ĐỘ KHÁC NHAU TỪ GIAI ĐOẠN PL10 ĐẾN PL40

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 44 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN

NGHIÊN CỨU ƯƠNG GIỐNG TÔM CÀNG XANH
(Macrobrachium rosenbergii) BẰNG CÔNG NGHỆ
BIOFLOC Ở CÁC MẬT ĐỘ KHÁC NHAU TỪ
GIAI ĐOẠN PL10 ĐẾN PL40
MÃ SỐ: TSV2014-68
Thuộc nhóm ngành khoa học:
Tên nhóm ngành: Thủy Sản
Mã phân loại: NLNY.03
Mô tả:Nuôi trồng thủy sản

Cần Thơ, 3/2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN

NGHIÊN CỨU ƯƠNG GIỐNG TÔM CÀNG XANH
(Macrobrachium rosenbergii) BẰNG CÔNG NGHỆ
BIOFLOC Ở CÁC MẬT ĐỘ KHÁC NHAU TỪ
GIAI ĐOẠN PL10 ĐẾN PL40
MÃ SỐ: TSV2014-68
Thuộc nhóm ngành khoa học:


Tên nhóm ngành: Thủy Sản
Mã phân loại: NLNY.03
Mô tả:Nuôi trồng thủy sản
Sinh viên thực hiện: Phạm Chí Nguyện
Nam
Dân tộc: Kinh
Lớp, khoa: TS1113T1, Khoa Thủy sản
Năm thứ: 4/Số năm đào tạo: 4,5
Ngành học: Nuôi trồng thủy sản tiên tiến khóa 37
Người hướng dẫn: TS. Châu Tài Tảo

Cần Thơ, 3/2015


NHỮNG THÀNH VIÊN THAM GIA NGHIÊN CỨU

Đơn vị công tác
TT

Họ và tên



lĩnh

vực

Nội dung nghiên cứu cụ thể được giao

chuyên môn

Lớp Nuôi trồng - Lập thuyết minh, dự toán và đề cương

1

Phạm Chí
Nguyện

thủy

sản

tiến

K37

tiên - Chuẩn bị kinh phí và các trang thiết bị,
– tôm giống, thức ăn, hóa chất,... phục vụ

TS1113T1

nghiên cứu

MSSV: 3112881 - Bố trí thí nghiệm
- Xử lý số liệu, viết báo cáo và báo cáo

Lớp Nuôi trồng
Mã Thanh
2

Quốc Trí


thủy

sản

tiến

K37

tiên


TS1113T1
MSSV: 3118268

Lớp Nuôi trồng
Ngô
3

Hoàng
Việt Trinh

4

thủy

sản

tiến


K37

tiên


TS1113T1
MSSV: 1117622

nghiệm thu
- Lập thuyết minh, dự toán và đề cương
- Chuẩn bị kinh phí và các trang thiết bị,
tôm giống, thức ăn, hóa chất,... phục vụ
nghiên cứu
- Bố trí thí nghiệm
- Xử lý số liệu, viết báo cáo và báo cáo
nghiệm thu
- Lập thuyết minh, dự toán và đề cương
- Chuẩn bị kinh phí và các trang thiết bị,
tôm giống, thức ăn, hóa chất,... phục vụ
nghiên cứu
- Bố trí thí nghiệm
- Xử lý số liệu, viết báo cáo và báo cáo

Nguyễn

nghiệm thu
Lớp Nuôi trồng - Lập thuyết minh, dự toán và đề cương

Hoàng


thủy

sản

Giang

tiến

K37

TS1113T1

tiên - Chuẩn bị kinh phí và các trang thiết bị,
– tôm giống, thức ăn, hóa chất,... phục vụ
nghiên cứu

MSSV: 3112850 - Bố trí thí nghiệm
- Xử lý số liệu, viết báo cáo và báo cáo
i

Chữ ký


nghiệm thu
Lớp Nuôi trồng - Lập thuyết minh, dự toán và đề cương

5

Phạm Thị
Minh Trúc


thủy

sản

tiến

K37

TS1113T1

tiên - Chuẩn bị kinh phí và các trang thiết bị,
– tôm giống, thức ăn, hóa chất,... phục vụ
nghiên cứu

MSSV: 3112929 - Bố trí thí nghiệm
- Xử lý số liệu, viết báo cáo và báo cáo
nghiệm thu

ii


MỤC LỤC
NHỮNG THÀNH VIÊN THAM GIA NGHIÊN CỨU..................................................i
MỤC LỤC.................................................................................................................... iii
DANH SÁCH BẢNG....................................................................................................v
DANH SÁCH HÌNH....................................................................................................vi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.......................................................................................vii
THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI............................................viii
THÔNG TIN VỀ SINH VIÊN.......................................................................................x

PHẦN 1: MỞ ĐẦU.......................................................................................................1
1.1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU....................................................................................1
1.1.1 Đặc điểm sinh học của tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii)...........1
1.1.1.1 Hình thái cấu tạo và phân loại................................................................1
1.1.1.2 Phân bố...................................................................................................2
1.1.1.3 Đời sống của tôm càng xanh...................................................................2
1.1.1.4 Đặc tính sinh trưởng...............................................................................3
1.1.1.5. Đặc điểm dinh dưỡng.............................................................................4
1.1.1.6 Yếu tố môi trường.....................................................................................4
1.1.2 Tình hình nuôi tôm càng xanh trên thế giới và Việt Nam..............................5
1.1.2.1 Tình hình nuôi tôm càng xanh trên thế giới............................................5
1.1.2.2 Tình hình nuôi tôm càng xanh ở Việt Nam..............................................6
1.1.3. Công nghệ bioflocs và ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản.........................8
1.1.3.1. Công nghệ biofloc..................................................................................8
1.1.3.2. Ứng dụng biofloc trong nuôi trồng thủy sản........................................10
1.2. Tính cấp thiết của đề tài....................................................................................12
1.3. Mục tiêu của đề tài............................................................................................13
1.4. Nội dung của đề tài...........................................................................................13
1.5. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................13
1.5.1. Thời gian và địa điểm thực hiện đề tài........................................................13
1.5.2. Vật liệu nghiên cứu.....................................................................................13
1.5.3. Hóa chất......................................................................................................14
1.5.4. Phương pháp thí nghiệm.............................................................................14
1.5.5. Phương pháp xử lý số liệu..........................................................................18
PHẦN 2: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN......................................................................19
2.1. CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG.........................................................................19
2.1.1. Nhiệt độ......................................................................................................19
iii



2.1.2. pH............................................................................................................... 19
2.1.3. TAN............................................................................................................19
2.1.4 Nitrit............................................................................................................19
2.1.5. Độ kiềm......................................................................................................20
2.2. CÁC CHỈ TIÊU BIOFLOC...............................................................................20
2.2.1. Thể tích biofloc (FVI).................................................................................20
2.2.2. Tổng vật chất lơ lững (TSS).......................................................................21
2.2.3. Tổng vật chất hữu cơ dễ bay hơi (VSS)......................................................21
2.2.4. Tổng cacbon hữu cơ (TOC)........................................................................21
2.2.5. Tổng nitơ (TN)...........................................................................................21
2.2.6. Tỷ lệ TOC/TN.............................................................................................21
2.3. CÁC CHỈ TIÊU VI SINH.................................................................................22
2.3.1. Vi khuẩn Vibrio...........................................................................................22
2.3.2. Vi khuẩn tổng cộng.....................................................................................22
2.4. TĂNG TRƯỞNG VỀ CHIỀU DÀI...................................................................23
2.5. TĂNG TRƯỞNG VỀ KHỐI LƯỢNG..............................................................24
2.6. TỶ LỆ SỐNG CỦA TÔM CÀNG XANH........................................................25
2.7. HỆ SỐ THỨC ĂN VÀ NĂNG SUẤT CỦA TÔM CÀNG XANH...................26
2.7.1. Hệ số thức ăn..............................................................................................26
2.7.2. Năng suất....................................................................................................26
PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT.........................................................................28
3.1. KẾT LUẬN.......................................................................................................28
3.2. ĐỀ XUẤT.........................................................................................................28
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................29

iv


DANH SÁCH BẢNG
Trang

Bảng 1.1: Chu kỳ lột xác của tôm ở các giai đoạn khác nhau........................................3
Bảng 1.2: Diện tích và sản lượng tôm càng xanh nuôi ở các tỉnh ĐBSCL năm 2012....8
Bảng 1.3: Thành phần sinh hóa của biofloc...................................................................9
Bảng 2.1: Các yếu tố môi trường của các nghiệm thức................................................20
Bảng 2.2: Các chỉ tiêu biofloc của các nghiệm thức....................................................22
Bảng 2.3: Các chỉ tiêu vi sinh của các nghiệm thức.....................................................23
Bảng 2.4: Các chỉ tiêu theo dõi chiều dài tôm ở các nghiệm thức................................24
Bảng 2.5: Các chỉ tiêu theo dõi khối lượng tôm ở các nghiệm thức.............................25
Bảng 2.6: Hệ số thức ăn (FCR) và năng suất tôm càng xanh ở các nghiệm thức.........27

v


DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 1.1 Tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) (de Man).........................1
Hình 1.2 Chu trình nitơ trong ao sử dụng công nghệ biofloc................................10
Hình 1.3 Hệ thống thí nghiệm...............................................................................14
Hình 1.4 Quá trình tạo biofloc...............................................................................15
Hình 1.5 Bổ sung bột mì cho hệ thống biofloc......................................................16
Hình 2.1 Phân tích các chỉ tiêu vi sinh..................................................................22
Hình 2.2 Đo chiều dài của tôm .............................................................................24
Hình 2.3 Cân trọng lượng của tôm........................................................................25
Hình 2.4 Tỷ lệ sống của tôm ở các nghiệm thức...................................................26

vi


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BFT:


Biofloc technology

CFU:

Colony forming unit

ĐBSCL:

Đồng Bằng Sông Cửu Long

DLG:

Daily length gain

DO:

Dissolved oxygen

DWG:

Daily weight gain

EMS:

Early mortality syndrome

FAO:

Food and Agriculture Organization of the United Nations


FCR:

Feed conversion ratio

FVI:

Floc volume index

HDPE:

High density polyethylene

HP:

Horse power

L:

Lít

NT

Nghiệm thức

PHB:

Poly-b-hydroxybutyrate

PL:


Postlarvae

ppm:

part per million

ppt:

part per thousand

SGR:

Specific growth rate

TAN:

Total amonium nitrogen

TCBS:

Thiosulfate Citrate Bile salts

TN:

Total nitrogen

TNHH:

Trách nhiệm hữu hạn


TOC:

Total organic carbon

TSA:

Tryptone casein soy agar

TSS:

Total suspended solid

VSS:

Volatile suspended solid

vii


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1. Thông tin chung
- Tên đề tài: “Nghiên cứu ương giống tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii)
bằng công nghệ biofloc ở các mật độ khác nhau từ giai đoạn PL10 đến PL40”.
- Sinh viên thực hiện: Phạm Chí Nguyện
- Lớp: Nuôi trồng thủy sản tiên tiến khóa 37 (TS1113T1)
-Khoa Thủy Sản

- Năm thứ: 4
-Số năm đào tạo: 4,5 năm
- Người hướng dẫn: TS. Châu Tài Tảo
2. Mục tiêu đề tài:
Mục tiêu của đề tài nhằm xác định mật độ ương tôm càng xanh (Macrobrachium
rosenbergii) thích hợp nhất trong hệ thống biofloc để tạo ra con giống với kích cỡ tôm lớn, và
khỏe mạnh, đồng thời giảm chi phí, tăng tỉ lệ sống, hạn chế rủi ro do biến đổi khí hậu – thời
tiết, và đặc biệt chủ động được nguồn con giống chất lượng cao để nuôi thương phẩm.
3. Tính mới và sáng tạo:
Ứng dụng công nghệ mới trên thế giới trong ương nuôi tôm-biofloc vào ương giống
tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii).
4. Kết quả nghiên cứu:
- Ở các nghiệm thức các chỉ tiêu như FVI dao động từ 4,1-7,2 mL/L; TSS dao động từ
94-152 mg/L; TN dao động từ 4,7- 5,3 mg/L; TOC dao động từ 54,6-55,5 mg/L đều nằm
trong khoảng thích hợp cho quá trình ương giống tôm càng xanh.
- Các chỉ tiêu vi sinh như mật độ vi khuẩn Vibrio ở các nghiệm thức dao động từ
0,88×103-1,29×103CFU/ml; vi khuẩn tổng dao động từ 2,43×10 5- 4,07×105CFU/ml và nằm
trong khoảng thích hợp cho nuôi tôm.
- Tăng trưởng về khối lượng của tôm cao nhất ở nghiệm thức 3.000 con/m 3
(0,35±0,19g) và thấp nhất là ở nghiệm thức 1.000 con/m3(0,24±0,08g).
- Tỷ lệ sống của tôm khi kết thúc thí nghiệm dao động trong khoảng 55,3-69,1% trong
đó cao nhất là ở nghiệm thức 1.000 con/m3 và thấp nhất là ở nghiệm 4.000 con/m3.
- Chỉ số FCR giữa các nghiệm thức trong thí nghiệm dao động từ 0,62-0,81, trong đó
cao nhất là ở nghiệm thức 4.000 con/m3 và thấp nhất là ở nghiệm 3.000 con/m3.
viii


- Năng suất (con/m3) giữa các nghiệm thức dao động từ 691-2.212 con/m3 trong đó cao
nhất là ở nghiệm thức 4.000 con/m3 và thấp nhất là ở nghiệm 1.000 con/m3.
- Sinh khối (g/m3) giữa các nghiệm thức dao động từ 164,95-648,51 (g/m 3) trong đó

cao nhất là ở nghiệm thức 4.000 con/m3 và thấp nhất là ở nghiệm 1.000 con/m3.
5. Đóng góp về mặt kinh tế - xã hội,giáo dục và đào tạo, an ninh, quốc phòng và khả
năng áp dụng của đề tài:
- Kết quả của đề tài có thể áp dụng vào việc ương giống tôm càng xanh góp phần chủ
động nguồn tôm giống để nuôi thương phẩm.
6. Công bố khoa học của sinh viên từ kết quả nghiên cứu của đề tài (ghi rõ tên tạp chí nếu
có) hoặc nhận xét, đánh giá của cơ sở đã áp dụng các kết quả nghiên cứu (nếu có):
Đã gửi 1 bài cho tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn từ tháng 1/2015 cho đến nay
vẫn chưa có kết quả của cán bộ phản biện.
Ngày

tháng

năm 2015

Sinh viên chịu trách nhiệm chính
thực hiện đề tài

Nhận xét của người hướng dẫn về những đóng góp khoa học của sinh viên thực hiện đề
tài: Trong suốt thời gian thực hiện đề tài nhóm nghiên cứu rất chịu khó và chủ động mọi công
việc có liên quan đến đề tài, chủ động xử lý số liệu và viết bài báo cáo. Kết quả của đề tài có ý
nghĩa tham khảo tốt.

Ngày
Xác nhận của Trường Đại học Cần Thơ

tháng

năm 2015


Người hướng dẫn

ix


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

THÔNG TIN VỀ SINH VIÊN
CHỊU TRÁCH NHIỆM CHÍNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
I. SƠ LƯỢC VỀ SINH VIÊN:
Ảnh 4x6

Họ và tên: Phạm Chí Nguyện
Sinh ngày: 09 tháng 09 năm

1993

Nơi sinh: Sóc Trăng
Lớp: Nuôi trồng thủy sản tiên tiến (TS1113T1)

Khóa: 37

Khoa Thủy sản
Địa chỉ liên hệ: Ấp Mỹ Tây A, xã Mỹ Quới, thị xã Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng
Điện thoại: 01645634632

Email:

II. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP

* Năm thứ 1:
Ngành học: Nuôi trồng thủy sản tiên tiến

Khoa Thủy sản

Kết quả xếp loại học tập: học kì 1 (HK1) : Giỏi ; học kì 2 (HK2) : Khá
Sơ lược thành tích:
HK1 : Điểm trung bình (DTB) : 3.53 ; điểm rèn luyện (DRL) : 80
HK2 : DTB : 3.0 ; DRL : 81
* Năm thứ 2:
Ngành học: Nuôi trồng thủy sản tiên tiến

Khoa Thủy sản

Kết quả xếp loại học tập: HK1: Xuất sắc; HK2 : Giỏi
Sơ lược thành tích:
HK1 : DTB : 3.74; DRL: 90
HK2 : DTB: 3.85 ; DRL : 85
* Năm thứ 3:
Ngành học: Nuôi trồng thủy sản tiên tiến

Khoa Thủy sản

Kết quả xếp loại học tập: HK1: Xuất sắc ; HK2: Xuất sắc
Sơ lược thành tích:
HK1 : DTB: 3.63; DRL : 91
HK2 : DTB : 3.92; DRL : 93
* Năm thứ 4:
x



Ngành học: Nuôi trồng thủy sản tiên tiến

Khoa Thủy sản

Kết quả xếp loại học tập: HK1: Giỏi
Sơ lược thành tích:
HK1 : DTB: 3.53; DRL : 98
Ngày
Xác nhận của Trường Đại học Cần Thơ

tháng

năm 2015

Sinh viên chịu trách nhiệm chính
thực hiện đề tài

xi


PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1.1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1.1 Đặc điểm sinh học của tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii)
1.1.1.1 Hình thái cấu tạo và phân loại
Tôm càng xanh là loài có kích cỡ lớn nhất trong nhóm tôm nước ngọt và là một
trong những loài giáp xác quan trọng trong nghề nuôi trồng và khai thác thủy sản. Tôm
càng xanh có vị trí phân loại như sau:
Ngành:


Arthropoda

Ngành phụ: Crustacea
Lớp:

Malacostraca

Bộ:

Decapoda
Họ:

Palaemonidae

Giống:
Loài:

Macrobrachium
Macrobrachium rosenbergii (de Man, 1879)

Hình 1.1: Tôm càng xanh Macrobrachium rosenbergii (de Man, 1879)
Có thể phân biệt tôm càng xanh với các nhóm tôm khác ở hình dạng và màu sắc
của chúng. Tôm càng xanh có cơ thể thon dài, đối xứng hai bên. Cơ thể gồm có 2 phần
là phần đầu ngực phía trước và phần bụng phía sau. Phần đầu ngực lớn, có dạng hơi
giống hình trụ, bao gồm phần đầu với 5 đốt liền nhau, mang 5 đôi phụ bộ và phần
ngực với 8 đốt liền nhau mang 8 đôi phụ bộ. Phần đầu ngực được bao dưới tấm vỏ dày
gọi là giáp đầu ngực. Phần bụng gồm có 6 đốt có thể cử động và 1 đốt đuôi. Mỗi đốt
mang một đôi phụ bộ gọi là chân bơi. Mỗi đốt bụng có tấm vỏ bao. Tấm vỏ trước
1



chồng lên tấm vỏ sau. Tuy nhiên, tấm vỏ của đốt bụng thứ hai phủ lên cả hai tấm vỏ
trước và sau. Cơ thế có dạng hơi cong như dấu phẩy, to ở phần đầu và thon nhỏ về
phía sau. Chủy có 11-16 răng trên chủy (2-3 răng sau hốc mắt) và 10-15 răng dưới
chủy (New, 2002).
1.1.1.2 Phân bố
Trong tự nhiên, tôm càng xanh phân bố rộng ở các vùng nhiệt đới và á nhiệt
đới, tập trung ở khu vực Ấn Độ Dương và Tây Nam Thái Bình Dương, chủ yếu khu
vực từ Châu Úc đến Tân Guinea, Trung Quốc và Ấn Độ. Tôm phân bố ở hầu hết các
thủy vực nước ngọt trong nội địa như sông, hồ, ruộng, đầm hay cả các thủy vực nước
lợ khu vực cửa sông. Ngoài các vùng phân bố tự nhiên trên, tôm còn được di nhập và
nuôi ở nhiều nơi trên thế giới (New, 2000). Ở Việt nam, tôm càng xanh phân bố tự
nhiên chủ yếu các tỉnh Nam Bộ, đặc biệt là vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long. Ở các
thủy vực độ mặn 18‰ hay đôi khi cả 25‰ vẫn có thể tìm thấy tôm xuất hiện
(Nguyễn Việt Thắng, 1985).
1.1.1.3 Đời sống của tôm càng xanh
Chu kỳ sống của tôm càng xanh có 4 giai đoạn là trứng, ấu trùng, hậu ấu trùng
và tôm trưởng thành.
Thời kỳ phát triển phôi: Trứng thành thục sẽ được thụ tinh khi có sự giao vĩ
giữa tôm đực và tôm cái. Trứng thụ tinh sẽ được ấp ở phần bụng của con cái cho đến
khi nở thành ấu trùng.
Thời kì ấu trùng (larvae): Ấu trùng mới nở ra sống phù du, có tính hướng
quang mạnh và cần nước lợ (6-16‰) để sống và phát triển. Ấu trùng sẽ chết sau 3-4
ngày nếu không được sống trong nước lợ. Ấu trùng bơi lội chủ động, bụng ngửa và
đuôi ở phía trước. Ấu trùng có tính hướng quang mạnh, chúng bơi lội gần sát mặt nước
thành từng đám, ăn liên tục. Thức ăn bao gồm các loại động vật phù du, giun nhỏ, ấu
trùng các động vật thủy sinh. Ấu trùng trải qua 11 lần lột xác và biến thái để hình
thành hậu ấu trùng.
Thời kỳ hậu ấu trùng (Post-larvae): Tôm có hình dạng và tập tính sống như
tôm lớn. Chúng bắt đầu sống đáy, bám vào nền, vật bám hay cây cỏ. Postlarvae bắt

mồi chủ động. Thức ăn bao gồm các loại côn trùng thủy sinh, giun nước, các miếng
nhỏ nhuyễn thể như ốc, sò, mực, tôm cá, xác bã động thực vật. Giai đoạn hậu ấu trùng
(18-30mm) có thể nhận biết thông qua những sọc ngang trên carapace. Đây là điểm
2


đặc trưng của loài. Các sọc này sẽ biến mất khi tôm đạt kích cỡ 75-90mm, tuy nhiên,
các vệt như vòng đai màu sậm xuất hiện trên các đốt bụng và tồn tại đến tôm trưởng
thành (Ling, 1969).
1.1.1.4 Đặc tính sinh trưởng
Trong quá trình lớn lên, tôm trải qua nhiều lần lột xác. Chu kỳ lột xác của tôm
tùy thuộc vào nhiều yếu tố như kích cỡ của tôm, nhiệt độ, thức ăn, giới tính, và điều
kiện sinh lý của chúng.
Bảng 1.1 Chu kỳ lột xác của tôm ở các giai đoạn khác nhau (ở nhiệt độ 28oC)
Trọng lượng tôm (g)
2-5

Chu kỳ lột xác (ngày)
9,0

6-10

13,5

11-15

17,0

16 - 20


18,5

21 - 28

20,0

26 - 35

22,0

35-60
(Sandifer và Smith, 1985)

22-42

Quá trình lột xác của tôm được chia thành các giai đoạn như sau:
- Giai đoạn tiền lột xác: Chất canxi ở vỏ cũ bị hấp thu làm cho vỏ mềm đi. Vỏ
mới bắt đầu hình thành dưới lớp vỏ cũ. Giai đoạn này mất vài giờ đến 3-5 ngày tùy
giai đoạn của tôm.
- Giai đoạn lột xác: Vỏ cũ nứt ra trên mặt lưng nơi tiếp giáp giữa đầu ngực và
phần bụng. Phần đầu ngực và các phụ bộ đầu ngực và tiếp theo là toàn bộ cơ thể rút ra
khỏi vỏ cũ. Quá trình lột vỏ mất khoảng 10 phút. Thời gian này, cơ thể hấp thu nhiều
nước qua mang làm tăng nhanh kích cỡ.
- Giai đoạn hậu lột xác: Là quá trình làm cứng vỏ mới nhờ sự canxi hóa. Ngay
sau khi lột vỏ, vỏ còn mềm. Gai chủy chưa cứng. Tôm không thể cử động đôi càng nếu
đưa ra khỏi nước. Giai đoạn sau, vỏ và gai chủy cứng dần. Tuy nhiên, sắc tố trên viềng
của giai chủy và tấm bụng chưa hình thành. Giai đoạn này mất vài giờ đến 3-5 ngày
tùy theo kích cỡ của tôm.
- Giai đoạn giữa chu kỳ lột xác: Giai đoạn này kéo dài. Nước trong cơ thể dần
dần được thay thế bởi sự phát triển của cơ. Các chất khoáng và chất vô cơ khác cũng

dần dần được tích lũy. Vỏ cứng, sắc tố hình thành trên viềng bên của các đốt bụng.
3


Thời gian của giai đoạn này thay đổi lớn tùy theo giai đoạn của tôm. Sự tăng trưởng
của tôm tùy thuộc nhiều vào giai đoạn, giới tính, điều kiện ương nuôi như môi trường,
mật độ nuôi và dinh dưỡng. Tôm nhỏ có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn tôm lớn. Tôm
đực lớn nhanh hơn tôm cái, đặc biệt là về giai đoạn sau. Tôm được bổ sung thức ăn
động vật sẽ lớn nhanh và chậm thành thục hơn so với tôm thức ăn công nghiệp hoàn
toàn. Trong điều kiện nuôi, tôm có thể đạt 35-40g sau 6 tháng nuôi và 70-100g sau 8
tháng nuôi.
1.1.1.5. Đặc điểm dinh dưỡng
D’Abramo (1998) và D’Abramo và New (2000) đã tổng hợp rất phong phú về
các nghiên cứu liên quan đến nhu cầu dinh dưỡng của tôm càng xanh. Đối với chất
đạm, đây là thành phần quan trọng trong thức ăn của tôm. Mức đạm tối ưu trong thức
ăn tôm càng xanh từ 27-35%. Đối với postlarvae, tỷ lệ giữa đạm động vật và đạm thực
vật tốt nhất là 3:1. Đối với tôm bố mẹ, thức ăn cung cấp cần có độ đạm từ 40-45%.
Nguồn cung cấp chất đạm chủ yếu từ bột tôm, bột cá có đạm cao và bột đậu nành. Đối
với chất béo, yêu cầu dao động trong khoảng 6-7,5%. Hàm lượng chất béo cần bổ sung
vào tôm bố mẹ khoảng 8-10%, với tỷ lệ dầu mực và dầu bắp (hoặc dầu đậu nành) là
2:1. Hàm lượng chất béo không nên vượt quá 10% trọng lượng thức ăn. Ngoài ra, hàm
lượng cholesterol 0,5-1% cũng rất cần thiết cho tôm con. Vitamin giữ vai trò quan
trọng trong dinh dưỡng, đặc biệt, hàm lượng vitamin C cần thiết cho tôm càng xanh ở
giai đoạn giống khoảng 100-500mg/kg thức ăn. Nhu cầu về khoáng cho giáp xác dao
động trong khoảng từ 2-19,5% tính theo trọng lượng khô, trong đó tỉ lệ hàm lượng C:P
là 0,76:1 đến 4:1.
1.1.1.6 Yếu tố môi trường
Sandifer và Smith (1985); Rao và Troipathy (1993); Boyd và Zimmermann
(2000) đã trình bày chi tiết về các yêu cầu chất lượng nước cho các giai đoạn của tôm
càng xanh như sau.

Nhiệt độ thích hợp cho hầu hết các giai đoạn của tôm dao động trong khoảng
26- 31°C, tốt nhất là 28-30°C. Khi nhiệt độ ngoài khoảng 22-33°C, hoạt động, sinh
trưởng và sinh sản của tôm sẽ bị suy giảm. Nhiệt độ cao thường làm cho tôm sớm
thành thục và kích cỡ nhỏ.
Giai đoạn ấu trùng cần độ mặn 6-16‰, tốt nhất 10-12‰. Các giai đoạn tôm lớn
hơn cần độ mặn thấp dưới 6‰. Ở độ mặn 2-5‰ tôm lớn tương đối nhanh hơn so với ở
4


0‰ và nhanh hơn nhiều so với ở 15‰. Trong ao nuôi tôm, độ mặn tốt nhất nhỏ hơn
10‰.
Nhu cầu oxy cho hô hấp của tôm tùy thuộc vào nhiều yếu tố như giai đoạn của
tôm, nhiệt độ, độ mặn... Đối với tôm con, oxy tối thiểu phải trên 2,1 ppm ở nhiệt độ
23°C trên 2,9 ppm ở 28°C và 4,7 ppm ở 33°C. Tôm lớn cần nhiều oxy hơn tôm nhỏ.
Trong sản xuất giống, oxy nên được duy trì trên 5ppm, trong nuôi thịt, oxy nên giữ trên
3ppm. Đạm Amon và đạm Nitrite rất độc đối với tôm càng xanh và các loài thủy sản
nói chung. Hàm lượng đạm nên được duy trì ở mức dưới 0,1ppm đối với đạm Nitrite và
dưới 1ppm đối với đạm Amôn.
Độ pH thích hợp nhất cho sinh trưởng của tôm từ 7,0-8,5. pH dưới 6,5 hay trên
9,0 kéo dài không tốt cho tôm ở tất cả các giai đoạn.
1.1.2 Tình hình nuôi tôm càng xanh trên thế giới và Việt Nam
1.1.2.1 Tình hình nuôi tôm càng xanh trên thế giới
Trong nuôi tôm thịt, hiện nay có nhiều hình thức nuôi khác nhau như nuôi tôm
trên ruộng, nuôi trong ao, nuôi trong mương vườn, hay nuôi trong đăng và lồng; nuôi
đơn hay nuôi ghép với cá… với các mức độ nuôi tôm quảng canh, bán thâm canh và
thâm canh. Theo Valen và New (2000); New (2002), có 3 mức độ thâm canh như sau:
- Nuôi tôm quảng canh : Tôm được nuôi trong ao, ruộng lúa, hồ chứa… với mật
độ thả từ 1-4 con/m2. Tôm giống có thể là tôm sản xuất nhân tạo hay tôm tự nhiên.
Năng suất nuôi dưới 500kg/ha/năm. Tôm được cho ăn bổ sung thức ăn không thường
xuyên và bón phân để gây thức ăn tự nhiên.

- Nuôi tôm bán thâm canh: Tôm được nuôi trong ao với mật độ thả từ 5-20
con/m2. Tôm giống chủ yếu là tôm sản xuất nhân tạo. Năng suất nuôi từ 500
kg/ha/năm đến dưới 5 tấn/ha. Ao nuôi được quản lý tốt như kiểm soát chất lượng nước,
ngăn ngừa địch hại, theo dõi sinh trưởng của tôm thường xuyên. Bón phân và kết hợp
cho ăn thức ăn viên hay tươi sống. Hình thức này được áp dụng phổ biến ở các quốc
gia nằm trong vùng nhiệt đới.
- Nuôi tôm thâm canh: Tôm được nuôi chủ yếu trong các ao có diện tích nhỏ
hay ao bằng xi măng có diện tích tối đa là 0,2 ha. Mật độ nuôi lớn hơn 20 con/m 2 và
chủ yếu là tôm giống sản xuất nhân tạo. Năng suất nuôi hơn 5 tấn/ha/năm. Ao nuôi
được xây dựng hoàn chỉnh, có sục khí và trao đổi khí liên tục. Dùng thức ăn chất

5


lượng cao, quản lý tốt môi trường nước và địch hại. Tuy nhiên, hình thức nuôi này
chưa được đề nghị ứng dụng rộng rãi.
Theo FAO (2014), năm 1984, sản lượng tôm càng xanh nuôi trên thế giới đạt
5.246 tấn, năm 2003 đạt trên 167.519 tấn, và 2012 đạt 220.254 tấn. Hầu hết sản lượng
tôm càng xanh trên thế giới được nuôi ở Châu Á.
1.1.2.2 Tình hình nuôi tôm càng xanh ở Việt Nam
Trong nuôi thương phẩm, các mô hình luôn thay đổi và cải tiến theo thời gian.
Trước đây, các mô hình nuôi tôm phổ biến ở vùng nước ngọt, với các hình thức như
nuôi tôm luân canh với lúa đạt 500-2.000 kg/ha/vụ, nuôi tôm kết hợp với lúa đạt năng
suất bình quân 50-500 kg/ha/vụ; nuôi ao đạt 1-3 tấn/ha/vụ và nuôi đăng quầng trên
sông đạt bình quân 4,12 tấn/ha/vụ (Phuong et al, 2006). Trong những năm gần đây,
tôm càng xanh được nuôi ở cả vùng nước ngọt và nước lợ với các mô hình sau (Trần
Ngọc Hải, Dương Nhựt Long, 2013):
- Nuôi tôm càng xanh luân canh với lúa trên ruộng ở vùng nước ngọt (Đồng Tháp)
Kết quả khảo sát năm 2012, các mô hình nuôi tôm càng xanh luân canh với lúa
ở Đồng Tháp cho thấy, vụ nuôi được bắt đầu từ tháng 4-5, qua hết mùa lũ, và thu

hoạch sau 6-7 tháng. Do ruộng nuôi rộng, mức nước sâu (1-1,5m), nuôi tôm đơn với
mật độ cao (trung bình 15 con/m2), chăm sóc, cho ăn, thỏa mãn chủ yếu bằng thức ăn
viên công nghiệp, nên năng suất cao, đạt trung bình 1.742 kg/ha. Thu nhập từ mô hình
này cũng rất cao so với lúa, đạt lãi trên 64 triệu đồng/ha/vụ, so với lúa đạt trung bình
12 triệu đồng/ha/vụ.
- Nuôi tôm càng xanh kết hợp với lúa trên ruộng sau vụ tôm sú ở vùng nước lợ
(Bến Tre và Bạc Liêu)
Trên cơ sở vận dụng mô hình tôm sú-lúa luân canh truyền thống ở vùng nước lợ
trước đây, trong những năm qua, tôm càng xanh được đưa vào nuôi rộng rãi ở các tỉnh
ven biển theo mô hình tôm càng xanh kết hợp với lúa trong mùa mưa, sau vụ tôm sú
vào mùa khô. Với tiềm năng diện tích lớn, mô hình này đã được nhân rộng nhanh
chóng. Tôm càng xanh giống sau khi ương, được thả nuôi kết hợp với lúa ở mật độ
thấp, trung bình chỉ 1-2 con/m2. Trong quá trình nuôi, cho ăn rất ít với các loại thức ăn
sẵn có ở địa phương (rau, củ, cá tạp…). Năng suất tôm đạt trung bình 110 kg/ha/vụ. So
với lợi nhuận từ lúa và tôm sú trong mô hình, lợi nhuận từ nuôi tôm càng xanh khoảng
6,5 triệu đồng/ha là khá tốt, góp phần quan trọng vào tổng lợi nhuận chung của hệ
6


thống nuôi trong năm, nhất là đối với những vùng nhiễm phèn-mặn như ở Bạc Liêu,
Cà Mau, Bến Tre.
- Nuôi tôm càng xanh luân canh với tôm sú thâm canh trong ao ở vùng nước lợ
(Trà Vinh)
Mô hình này được bắt đầu phát triển ở vùng nước lợ, nhất là ở Trà Vinh trong
vài năm qua. Mùa nắng nuôi tôm sú thâm canh, mùa mưa nuôi tôm càng xanh bán
thâm canh trong ao. Vụ nuôi tôm càng xanh bắt đầu khi độ mặn giảm còn khoảng 4‰,
sau khi nuôi giảm dần xuống 0‰ và cuối vụ có độ mặn tăng lên 7-8‰. Đây là hình
thức nuôi tôm bán thâm canh mật độ thấp (4-5 con/m 2), cho ăn bằng thức ăn công
nghiệp và thức ăn tươi sống; năng suất đạt trung bình 977 kg/ha/vụ. Mặc dù lợi nhuận
từ vụ nuôi tôm càng xanh đạt trung bình 55 triệu/ha/vụ, thấp hơn so với tôm sú (147

triệu đồng/ha/vụ) vào thời điểm khảo sát (2011), tuy nhiên, đây là sự luân chuyển và
nguồn thu nhập rất quan trọng, góp phần đảm bảo nghề nuôi thủy sản bền vững.
Ngoài ra, còn có nhiều mô hình nuôi thử nghiệm tôm càng xanh ở các địa
phương với kết quả rất khả quan như:
- Nghiên cứu xây dựng mô hình nuôi tôm càng xanh thâm canh trong ao đất ở
Long An, mật độ nuôi 40 con/m2 và năng suất đạt 3.250 kg/ha, lợi nhuận đạt 115 triệu
đồng /ha (Dương Nhựt Long, 2004)
- Nghiên cứu xây dựng mô hình nuôi tôm càng xanh thâm canh trong ao đất ở
Bến Tre, với mật độ thả nuôi 40 con/m 2 và năng suất cao nhất 3,53 tấn/ha (Dương
Nhựt Long, 2006)
- Nghiên cứu thực nghiệm nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa với các mật độ
khác nhau ở huyện Tam Nông tỉnh Đồng Tháp, cho kết quả mật độ nuôi tốt nhất là 12
con/m2 với năng suất bình quân 2.043 kg/ha, lợi nhuận 83,6 triệu đồng/ha (Dương
Nhựt Long và ctv.,2009)
- Thực nghiệm nuôi tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) trong mương
vườn dừa tại huyện Bình Đại tỉnh Bến Tre, cho năng suất đạt từ 502-705 kg/ha, lợi
nhuận đạt từ 10,265-38,022 triệu đồng /ha. Tỉ suất lợi nhuận dao động trong khoảng
25-82% Dương Nhựt Long, 2010)
- Thực nghiệm xây dựng mô hình nuôi tôm càng xanh thương phẩm trong ao
đất (ao cá tra đã bỏ) ở tỉnh An Giang, cho năng suất đạt 2,85-3,53 tấn/ha. Lợi nhuận
dao động từ 195-297 triệu đồng/ha (Dương Nhựt Long, 2012).
7


- Thực nghiệm xây dựng mô hình nuôi tôm sú (Penaeus monodon) và tôm càng
xanh (Macrobrachium rosenbergii) trong ruộng lúa theo tiêu chuẩn GAP tại huyện
Hồng Dân tỉnh Bạc Liêu, với nhiều nông hộ, cho kết quả năng suất tôm nuôi dao động
32-230 kg/ha. Lợi nhuận dao động từ 1,27-24,3 triệu đồng/ha (Dương Nhựt Long,
2013).
- Xây dựng mô hình sản xuất thử nghiệm tôm càng xanh trong ruộng lúa nâng

cao năng suất và lợi nhuận ở huyện Thoại Sơn tỉnh An Giang, đạt năng suất tôm dao
động từ 1.340-1.633 tấn/ha, lợi nhuận từ 79,2-110,7 triệu đồng/ha/vụ.
Theo thống kê, năm 2008, ĐBSCL có tổng diện tích nuôi tôm càng xanh là
7.512 ha, đạt 8.134 tấn; năm 2012, diện tích nuôi tăng vọt đến 17.820 ha, nhưng sản
lượng chỉ đạt 5.580 tấn, do diện tích nuôi tôm bán thâm canh trên ruộng ở Đồng Tháp
giảm, và diện tích nuôi quảng canh kết hợp với lúa tăng ở các tỉnh ven biển. (Cục nuôi
trồng thủy sản-Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2009)
Bảng 1.2 Diện tích và sản lượng tôm càng xanh nuôi ở các tỉnh ĐBSCL năm 2012
Tỉnh

Diện tích (ha)

Sản lượng (tấn)

Vĩnh Long
20
Đồng Tháp
1275
Cần Thơ
70
An Giang
390
Hậu Giang
10,3
Long An
28
Bến Tre
6930
Trà Vinh
1200

Sóc Trăng
229
Bạc Liêu
7168
Cà Mau
500
Tổng cộng
17.820
(Tổng cục Thủy sản, 2012)

6
1765
70
390
3,3
28
1400
1044
99,5
700
75
5580,8

Năng suất
(tấn/ha)
0,3
1,4
1,0
1,0
0,3

1,0
0,2
0,9
0,4
0,1
0,2
0,3

Theo Nguyễn Thanh Phương (2003), ương giống tôm càng xanh trong ao, giai
hay bể mật độ từ 100-1.500 con/m2 sau 4-6 tuần, tôm đạt 3-5 cm và tỉ lệ sống trung
bình 70-80%, tuy nhiên ương trong giai, bể phải thay nước mỗi ngày 30-50% và mật
độ ương tương đối thấp.
1.1.3. Công nghệ bioflocs và ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản
1.1.3.1. Công nghệ biofloc
Bio-flocculation hay viết tắt là biofloc (bông cặn sinh học) được nghiên cứu
8


và ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản trong thời gian gần đây (Conquest and Tacon,
2006), biofloc là phức hệ bao gồm: phiêu sinh vật, vi khuẩn dị dưỡng, nguyên sinh
động vật, giun tròn, vi tảo, mùn bã hữu cơ; chúng thường chiếm 35-50% hàm lượng
đạm, 0,6-12% chất béo và 21- 32% trọng lượng tro (Nguyễn Văn Hòa, 2009); theo
Avnimelech (2006) biofloc bao gồm các loại amino-acids thiết yếu, vitamins và
khoáng vi lượng để bổ sung trong thức ăn thủy sản.
Bảng 1.3 Thành phần sinh hóa của biofloc
Thành phần sinh hóa
Đạm thô (crude protein)
Chất bột, đường (carbohydrate)
Tro, khoáng (ash)
Mỡ thô (crude fat)

Xơ thô (crude fiber)
Ca (calcium)
P (phosphorus)
Na (sodium)
K (potassium)
Mg (magnesium)
Kẽm (zinc)
Đồng (copper)
Mn (manganese)

Hàm lượng
49,0 ±1,5 g/100g
36,4 ±0,9 g/100g
13,4 ±0,6 g/100g
1,13 ±0,09 g/100g
12,6 ±0,1 g/100g
1,28 ±0,07 g/100g
1,29 ±0,08 g/100g
1,27 ±0,03 g/100g
0,75 ±0,03 g/100g
0,41 ±0,05 g/100g
181 ±1 mg/kg
92,5 ±3,0 mg/kg
35,0 ±0,5 mg/kg

(Kuhn et al., 2009)
Chất bột, đường (carbohydrate) = 100 - (đạm thô + tro + mỡ thô + ẩm độ)
Ích lợi chính của việc ứng dụng công nghệ biofloc (Hình 1.2) là tiết giảm được
hàm lượng NH3 và NO2- sản sinh trong môi trường nuôi tôm cá, nên có thể giảm thiểu
việc sử dụng hệ thống lọc sinh học để xử lý môi trường nước (Avnimelech, 2006). Để

duy trì biofloc trong hệ thống nuôi, các nguồn cacbon rẻ tiền như mật đường, các loại
bột, cám gạođược sử dụng để duy trì tỉ lệ C/N trong khoảng 20/1 (Animelech, 2009).
Thêm vào đó, việc ứng dụng công nghệ biofloc đòi hỏi hệ thống nuôi phải trang bị sục
khí với công suất 28 HP/ha, hệ thống ao nuôi cần trải bạt (HDPE), người nuôi cần được
tập huấn đầy đủ các kỹ thuật để vận hành hệ thống có hiệu quả.
9


Hình 1.2: Chu trình nitơ trong ao sử dụng công nghệ biofloc: trong đó chất
bột/đường (nguồn cacbon) đưa vào cùng với chất đạm thải ra sẽ chuyển hóa thành
những hạt biofloc và được cá sử dụng như là nguồn thức ăn bổ sung. (Crap et al.,
2007)
1.1.3.2. Ứng dụng biofloc trong nuôi trồng thủy sản
Trên thế giới, công nghệ biofloc đã được ứng dụng trong quy trình nuôi các đối
tượng nước lợ mặn như tôm thẻ chân trắng, cá rô phi (Avnimelech, 2005, 2006; Crab
et al., 2009), tôm sú (Wasielesky et al., 2006), và được ứng dụng quy mô thương mại
đầu tiên trong nuôi tôm thẻ chân trắng tại Belize bởi Belize Aquaculture, sau đó được
phổ biến ở các nước Châu Á như Indonesia và Australia (Nyan Taw, 2010), đều cho
thấy lợi ích kiểm soát các yếu tố môi trường, các nghiên cứu chỉ ra khả năng làm giảm
thấp hàm lượng TAN xuống 0,01 mg/L, thấp hơn gấp nhiều lần so với các hệ thống nuôi
thông thường (0,5-3,0 mg/L); bổ sung nguồn thức ăn có giá trị từ biofloc và kết quả thí
nghiệm chỉ ra rằng sau khi bổ sung nguồn bột/đường vào môi trường nuôi đã thúc đẩy
việc sản xuất nguồn đạm vi khuẩn làm thức ăn cho tôm nuôi, nhờ đó làm giảm nguồn
đạm trong thức ăn từ 40% xuống 25% mà không ảnh hưởng đến năng suất tôm nuôi.
Công nghệ Biofloc đã trở thành một công nghệ phổ biến trong nuôi tôm thẻ
chân trắng (Litopenaeus vannamei). Công nghệ cơ bản được phát triển bởi Tiến sĩ
Yoram Avnimelech ở Israel và bước đầu thực hiện thương mại ở Belize bởi Belize
10



Aquaculture. Nó cũng đã được áp dụng thành công trong nuôi tôm ở Indonesia và
Australia. Sự kết hợp của hai công nghệ, thu hoạch từng phần và biofloc, đã được
nghiên cứu ở miền bắc Sumatra, Indonesia (Nyan Taw, 2010). Công nghệ Biofloc
(BFT) là một giải pháp hiệu quả để cải thiện môi trường và cung cấp thức ăn tốt cho
loài nuôi (De Schryver et al., 2008.); (Avnimelech, 2012). Các yêu cầu cơ bản cho hệ
thống biofloc bao gồm mật độ cao với 130-150 PL10/m 2, hệ thống sục khí cao 28-32
mã lực/ha, ao phải được lót bạt high-density polyethylene (HDPE) hoặc bằng bê tông,
và ngũ cốc dạng viên hoặc mật đường (nguồn carbon) được bổ sung vào môi trường
nước nuôi. Năng suất tôm đạt 20-25 tấn/ha/vụ là bình thường đối với các hệ thống
biofloc. Năng suất tối đa gần 50 tấn/ha đã đạt được trong ao nhỏ ở Indonesia (Nyan
Taw, 2010).
Thực tế khả năng sử dụng biofloc làm thức ăn tùy thuộc tập tính dinh dưỡng của
từng loài, giai đoạn phát triển của đối tượng nuôi, kích cỡ hạt biofloc cùng mật độ hạt
biofloc trong môi trường nuôi (Avnimelech, 2009)
Ưu điểm chính của công nghệ biofloc là giảm thay nước và không cần hệ thống
xử lý nước phụ trợ (bên ngoài) cho hệ thống nuôi, công nghệ này có thể áp dụng cho
các quy trình nuôi thâm canh hoặc quảng canh, giúp tăng năng suất lên 5-10%, tăng
trọng của tôm nuôi cao hơn hệ thống thông thường, hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR)
thấp, dao động từ 1-1,3 và chi phí sản xuất giảm 15-20%, mặt khác vi khuẩn dị dưỡng
trong hệ thống còn được quy cho có khả năng kiểm soát mầm bệnh trong ao nuôi và các
kết quả nghiên cứu ban đầu trong phòng thí nghiệm cho thấy có sự hiện diện của chất
poly--hydroxybutyrate (PHB) trong biofloc và với sự hiện diện của PHB cho thấy khả năng
làm giảm tác hại của vi khuẩn gây bệnh trong nuôi trồng thủy sản (Defoirdt et al.,
2007; Halet et al., 2007 trích dẫn theo Crab et al., 2007).
Ở Việt Nam, Nguyễn Thị Thu Hiền và Nguyễn Văn Huấn (2013) cho rằng ứng
dụng công nghệ Biofloc trong nuôi thâm canh tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus
vannamei) mang lại nhiều lợi ích. Tôm nuôi sau 90 ngày cho thấy trọng lượng tôm, tỷ
lệ sống, tốc độ tăng trưởng của ao nuôi công nghệ BFT đều cao hơn so với ao đối
chứng, hệ số chuyển hóa thức ăn thấp hơn so với ao đối chứng góp phần tăng năng
suất và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Tại Khoa Thủy Sản, Đại học Cần Thơ cũng đã thành công trong ương nuôi tôm
thẻ chân trắng thâm canh và siêu thâm canh áp dụng công nghệ Bioflocs. Nhiều nghiên
11


cứu đã được thực hiện trong ương nuôi tôm chân trắng thâm canh và siêu thâm canh
trên bể trong nhà kính và ngoài trời được thực hiện. Tôm ương nuôi trên bể, áp dụng
công nghệ Bioflocs cho tỷ lệ sống cao và năng suất đạt được từ 2-4kg/m 3 đối với tôm
giống hay tôm thương phẩm. Sản phẩm tôm nuôi thương phẩm đạt 20-25g/con, có
màu sắc đẹp và chất lượng rất tốt (Khoa Thủy Sản-Đại học Cần Thơ, 2014).
Ngoài ra, còn có các nghiên cứu nuôi cá rô phi bằng công nghệ biofloc góp
phần tăng năng suất và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (Viện 1). Ương tôm thẻ
chân trắng bằng công nghệ biofloc đã góp phần nâng cao tỷ lệ sống, hạn chế được dịch
bệnh EMS bùng phát (Công ty TNHH Khoa Kỹ Sinh Học Thăng Long).
Hơn nữa, theo Tạ Văn Phương và ctv (2014), nuôi tôm thẻ chân trắng theo quy
trình biofloc bằng cách sử dụng nguồn bột gạo với thời gian thủy phân là 48 giờ và bổ
sung theo thức ăn có kết quả tốt nhất. Nuôi tôm chân trắng áp dụng công nghệ biofloc
ở độ mặn 15‰ và mật độ 100-300 con /m3 cho kết quả tốt nhất trong tỷ lệ sống (79,1100%).
1.2. Tính cấp thiết của đề tài
Tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) là loài tôm nước ngọt có kích
thước lớn, thịt thơm ngon có giá trị dinh dưỡng cao, được ưa chuộng và được nuôi
nhiều nước trên thế giới (FAO, 2010). Diện tích và sản lượng tôm càng xanh nuôi
không ngừng tăng nhanh trên thế giới, nhất là các nước Châu Á (New, 2005). Sản
lượng tôm càng xanh toàn cầu năm 2012 đạt 220.254 tấn (FAO, 2014). Trong số
những quốc gia nuôi tôm càng xanh, các nước Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan,
Bangladesh, Indonesia, Việt Nam là những nước có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất hiện
nay (FAO, 2014). Đối với Việt Nam, Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng
trọng điểm nuôi tôm càng xanh của cả nước. Theo thống kê, năm 2014, ĐBSCL gồm
cả các tỉnh nuôi vùng nước ngọt và nước lợ có tổng cộng 12.851 ha nuôi tôm càng
xanh, đạt sản lượng 6.695 tấn (Tổng cục Thủy sản, 2014). Theo kế hoạch của ngành

thủy sản đến năm 2020 thì diện tích nuôi tôm càng xanh cả nước là 32.060 ha và sản
lượng đạt 60.000 tấn, tăng bình quân 11,6%/năm (Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông
thôn, 2009). Tuy nhiên, việc chủ động nguồn giống cho nuôi tôm thương phẩm cả về
chất lượng và số lượng chưa đạt hiệu quả cao. Các mô hình ương tôm hiện nay như
ương trong ao, vèo, bể xi măng,… còn nhiều hạn chế như mật độ thấp (1001.500con/m2), tiêu tốn nhiều nước, chi phí thức ăn cao, không đảm bảo an toàn sinh
12


×