Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

VỊNH HẠ LONG – DI SẢN THIÊN NHIÊN THẾ GIỚI VẤN ĐỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (878.31 KB, 13 trang )

S¶n phÈm vËn dông tÝch hîp liªn
m«n
SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO BẮC NINH
PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO GIA BÌNH
----------

HỒ SƠ DỰ THI
VẬN DỤNG TÍCH HỢP LIÊN MÔN
TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG

Đơn vị: Trường THCS Đông Cứu
Địa chỉ: Đông Cứu - Gia Bình - Bắc Ninh
Điện thoại: 02413.868.783

Email:

1. Họ và tên: Nguyễn Thị Lan
Ngày sinh: 09/04/2000

Lớp: 9A

2. Học và tên: Nguyễn Thị Thuỳ
Sinh ngày: 10/01/2000

Lớp: 9A

-1-


S¶n phÈm vËn dông tÝch hîp liªn


-2-

m«n
Năm học: 2014 - 2015
1 .Tên sản phẩm
VỊNH HẠ LONG – DI SẢN THIÊN NHIÊN THẾ GIỚI
VẤN ĐỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
2. Mục tiêu giải quyết tình huống
- Giới thiệu cho mọi người hiểu được giá trị của di sản thiên nhiên thế giới
vinh Hạ Long để thấy cần thiết phải bảo vệ.
- Đề xuất những vấn đề bảo vệ tài nguyên môi trường vùng vịnh Hạ Long
và một số biện pháp ứng phó, giảm thiểu tác hại của biến đổi khí hậu.
3. Tổng quan về việc nghiên cứu liên quan đến hình huống :
- Tham gia học tập theo dự án tích hợp liên môn do cô Nguyễn Thị Khải
tổ chức
- Tìm kiếm những thông tin trên internet về vịnh Hạ Long và biến đổi khí hậu, ô
nhiễm môi trường, xăng sinh học.
- Đi tham quan, thực địa tại vịnh Hạ Long
- Viết bài báo cáo thu hoạch về đề tài đã chọn.
- Tham dự cuộc thi báo cáo bài thu hoạch trước cả lớp
4. Giải pháp giải quyết tình huống
Làm bài dự thi : Trong chuyến đi học tập thực địa của lớp tại vịnh Hạ
Long, bằng hiểu biết và kiến thức đã học bạn hãy đóng vai trò là một báo cáo
viên giới thiệu về những giá trị của di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long và
vấn đề bảo vệ môi trường cũng như việc ứng phó trước những biến đổi khí hậu
liên quan đến nước ta và vùng vịnh Hạ Long.
5. Thuyết minh về tiến trình giải quyết tình huống
a. Tìm tư liệu trên các bài học, sách báo, Internet và chuyến đi học tập thực
địa ở Hạ Long.
b. Dựa vào hướng dẫn của cô giáo để viết bài dự thi

- Thi báo cáo thuyết trình


S¶n phÈm vËn dông tÝch hîp liªn
m«n
- Các tư liệu, thiết bị bao gồm : Bài học của lớp dự án tích hợp liên môn,
tranh ảnh minh họa, tư liệu liên quan đến vùng vịnh Hạ Long và biến đổi khí
hậu toàn cầu.

-3-


S¶n phÈm vËn dông tÝch hîp liªn

-4-

m«n
c. Nội dung bài viết
Vịnh Hạ Long là một vịnh nhỏ nằm ở phía tây của Vịnh Bắc Bộ. Vịnh có
tổng diện tích 1553 km2 với 1969 hòn đảo, vùng trung tâm (Vùng lõi) của vịnh
rộng 434 Km2 với 775 hòn đảo lớn nhỏ.
Về nguồn gốc hình thành xưa kia vịnh là một vùng đồi núi gắn liền với lục
địa phía Bắc của nước ta. Trong quá trình vận động địa chất, vịnh đã bị xụt lún,
những nơi trũng bị nước biển phủ ngập, các đỉnh núi cao nhô lên thành những
hòn đảo.
Các đảo ở Hạ Long được cấu trúc bằng đá vôi hoặc phiến thạch, quá trình
phong hóa lâu đời đã tạo lên những dạng địa hình có đường nét và dáng vẻ khác
nhau. Từ trên nhìn xuống, toàn vịnh tựa một lòng chảo khổng lồ với vô vàn hòn
đảo nổi lên như một kỳ quan, tạo nguồn cảm hứng cho nhiều áng thơ ca tuyệt tác :
"Đường đến Vân Đồn lắm núi sao

Kỳ quan đất dựng giữa trời cao"
(Nguyễn Trãi- Bài thơ Nhập Lộ Vân Đồn)
"Biển rộng mênh mang, nước dâng đầy
Núi chìm xuống nước, nước tràn mây
Bàn tay tạo hóa sao khéo dựng
Cảnh đẹp thần tiên, một chốn này”
(Trịnh Cương – Họa thơ vua Lê Thánh Tông)


S¶n phÈm vËn dông tÝch hîp liªn

-5-

m«n
(Ảnh vịnh Hạ Long – Quản Ninh)
Địa hình đá vôi tồn tại lâu đời, dưới tác dụng của nước mưa và khí hậu
nhiệt đới ẩm gió mùa, quá trình ăn mòn hóa học xảy ra, tạo nên các hang
động thạch nhũ, đỉnh núi lởm chởm nhọn sắc như tai mèo, sườn núi vách
thành dựng đứng. Đó là nét độc đáo của vùng núi đá vôi mà người ta gọi đó là
dạng địa hình cacxtơ.
Với sự gọt rũa công phu của tạo hóa diễn ra hàng chục triệu năm đã tạo
cho Hạ Long rất nhiều hang động đẹp như hang Sửng Sốt, động Thiên Cung,
hang Bồ Nâu, hang Đầu Gỗ,… và nhiều đảo có hình thù độc đáo. Có đảo
giống như cánh buồm đang rẽ sóng ra khơi, có đảo giống như mâm xôi, hòn
Lã Vọng giống như một ông già đang ngồi câu cá… Giữa biển nước mênh
mông, hòn trống mái hiên lên như một huyền thoại, phần thân khổng lồ cao
tới hơn chục mét, phần chân thắt nhỏ, thế đứng chênh vênh tưởng chừng có
thể đổ ập xuống bất cứ lúc nào. Nhưng không, hình ảnh thủy chung của đôi
trống mái vẫn tồn tại hàng triệu năm nay và đã trở thành biểu tượng của du
lịch Hạ Long.



S¶n phÈm vËn dông tÝch hîp liªn

-6-

m«n
(Ảnh Hòn Trống Mái – vịnh Hạ Long)
Bước vào động thiên cung ta ngỡ như lạc vào một cõi tiên, những khối
thạch nhũ có hình thù kỳ vĩ, màu sắc lung linh huyền ảo. Có khối giống như một
cô tiên, có khối giống như những trà hoa đá xếp bên nhau, có khối giống như
một chú voi nằm phủ phục… Cảnh đẹp muôn hình muôn vẻ tùy theo cảm nhận
của khách đến thăm.

(ảnh động Thiên Cung)
Hang Sửng Sốt lại càng hấp dẫn. Nằm ở trung tâm của vịnh, hang rộng và
đẹp vào bậc nhất của Hạ Long. Đường lên hang luồn dưới tán lá rừng, nhiều bậc
đá ghép treo leo khiến du khác cảm giác như đang leo lên trời. Hang gồm nhiều
ngăn rộng thênh thang. Ngăn đầu lộng lẫy như một tòa lâu đài nguy nga tráng lệ,
trần hang được phủ một lớp thảm nhung óng mượt, có vô số khối thạch nhũ rủ
xuống như những trùm đèn bằng đá sáng long lanh. Cảnh vật ở đây vô cùng


S¶n phÈm vËn dông tÝch hîp liªn

-7-

m«n
phong phú với những chú voi đá, hải cầu; Hoa lá, cỏ cây dường như rung rinh
sống động khiến du khách sửng sốt ngỡ ngàng không biết thực hay mơ.


(Ảnh Hang Sửng Sốt – vịnh Hạ Long)
Bước vào ngăn thứ hai, du khách lại được chiêm ngưỡng một khung cảnh
hoàn toàn mới lạ. Hang rộng có thể chứa được hàng ngàn người, cây đa cổ thụ,
tán lá xum xuê, những chú khủng long cao lớn bên cạnh những chú gẩu biển, hải
cẩu,… một luồng ánh sáng lùa vào rực rỡ xua tan không khí lành lạnh trong
hang. Đi tới đỉnh hang, một khu vườn thượng uyển mở ra trước mắt, có hồ nước
trong vắt với phong cảnh sơn thủy hữu tình, muôn vàn cỏ cây hoa lá chim
muông sinh sống…
Ngoài đảo đá vôi với các dạng địa hình cacxtơ đặc sắc, những đảo phiến
thạch ở Hạ Long lại có dáng vẻ mềm mại, đỉnh tròn sườn thoải với hệ sinh thái
rừng rậm xanh quanh năm. Dưới tán rừng xum xuê mát rượi, những lối mòn uốn
lượn quanh co, tiếng chim hót véo von khi trầm khi bổng, tiến thú kêu lảnh lót


S¶n phÈm vËn dông tÝch hîp liªn

-8-

m«n
gần xa. Đến thăm những đảo này ta cảm nhận được vẻ đẹp yên tĩnh hoang sơ
của cảnh rừng nhiệt đới ẩm.
Cũng là đảo phiến thạch nhưng Tuần Châu lại được khai thác và xây dựng
thành khu nghỉ dưỡng, ẩm thực, vui chơi giải trí rất hấp dẫn mang tầm quốc tế
với nhiều khách sạn năm sao, nhiều khu biệt thự, nhiều món ăn mang phong
cách Á – Âu, nhiều trò chơi hấp dẫn và bãi tắm trong xanh…
Ngoài giá trị du lịch, vịnh Hạ Long còn có ý nghĩa quan trọng trong lịch sử.
Hang Đầu Gỗ là mơi quân dân nhà Trần đã cất dấu cọc gỗ trước khi đóng xuống
lòng sông Bạch Đằng, nhờ mưu kế và chiến lược tài tình của Trần Hưng Đạo và
tướng sĩ đã diệt gọn binh thuyền của giặc trước khi chúng kéo vào Thăng Long,

góp phần cho chiến thắng chống quân xâm lược Nguyên Mông thế kỷ XIII.
‘Bạch Đằng song vỗ lưu kỳ tích
Đầu Gỗ âm vang vọng chiến công’
(Bài thơ Hạ Long – Nguyễn Duy Nghĩa)
Hệ sinh thái ở Hạ Long cũng vô cùng phong phú, đa dạng bao gồm rừng
kín thường xanh trên các đảo phiến thạch, rừng cây bụi trên núi đá khô, rừng
ngập mặn, rừng cửa sông, các rạn san hô, động thực vật phù du, động thực vật
đáy biển, hàng nghìn loài cá, tôm, cua. Trong đó có nhiều loài động thực vật đặc
hữu… Đây là một kho tàng phong phú lưu giữ nhiều nguồn gen thực động vật
Đến với Hạ Long quả là một điều kỳ thú, ngoài du lịch khám phá, tham
quan, du khách có thể tham gia nhiều hoạt động khác như tắm biển, bơi thuyền,
lướt ván, thả dù, lặn biển, nghiên cứu khoa học ở nhiều lĩnh vực như: Khảo cổ,
địa chất địa mạo, đa dạng sinh học và còn được thưởng thức nhiều món ăn đặc
sản rất thú vị.
Với những giá trị đó, Hạ Long không chỉ là di sản thiên nhiên của Việt
Nam mà còn là di sản thiên nhiên thế giới. Năm 1994, Hạ Long đã được
UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới về giá trị thẩm mĩ với vô vàn
cảnh đẹp kỳ thú. Đến năm 2000 lại được công nhận lần thứ hai là di sản thiên
nhiên thế giới về giá tri địa chất địa mạo với các dạng địa hình cacxtơ độc đáo.


S¶n phÈm vËn dông tÝch hîp liªn

-9-

m«n
Hiện nay đang lập hồ sơ đề nghị công nhận di sản thiên nhiên thế giới về đa
dạng sinh học và đã bốn lần được bình chọn là một trong tốp bẩy kỳ quan thiên
nhiên nổi tiếng thế giới.
Vịnh Hạ Long quả là một tài nguyên quý giá, là một niềm tự hào của đất

nước Việt Nam. Tuy nhiên tài nguyên đó cần được bảo tồn trong một sự phát
triển tổng hợp và bền vững. Điều đó phụ thuộc vào ý thức trách nhiệm của mỗi
người, mỗi ngành có liên quan và sự chung tay góp sức của cộng đồng xã hội.
Khu vực biển ven bờ lục địa là khu vực gần dân cư đông đúc, gần bến
cảng và gần các khu công nghiệp (đặc biệt là khu vực khai thác, chế biến, xuất
khẩu than) môi trường dễ bị ô nhiễm. Vì vậy rác thải, nước thải trong sinh hoạt
và sản xuất công nghiệp cần phải được xử lý một cách triệt để, vấn đề quản lý
môi trường và an toàn vệ sinh trên cảng cần phải được chú ý tránh xảy ra mọi
sự cố ô nhiễm, nhất là ô nhiễm dầu. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học cho
thấy: Hàm lượng dầu trên cảng Cái Lân và cảng tàu du lịch có những thời điểm
cao gấp nhiều lần so với mức cho phép, điều đó làm ảnh hưởng đến hệ sinh
thái vùng vịnh và môi trường du lịch Hạ Long. Nguyên nhân chủ yếu là do
nguồn nước thải có lẫn dầu được thải ra từ các tàu ra vào cảng Cái Lân và các
tàu du lịch trên vịnh, nhất là những tàu cỡ nhỏ còn sử dụng những động c ơ cũ,
lạc hậu. Váng dầu đã làm chết các sinh vật phù du, làm thiếu oxi trong nước
biển ảnh hưởng đến sự sống của nhiều loài sinh vật trong biển…Vậy vấn đề đặt
ra là phải có biện pháp thu gom và xử lý nước thải trên các tàu cho hợp lý, cấm
trực tiếp đổ nước thải chưa qua xử lý xuống biển. Khuyến khích và tiến tới bắt
buộc các tàu du lịch phải sử dụng nguồn nhiên liệu sạch (xăng sinh học) khi
tham gia hoạt động trên vịnh. Việc thẩm định chất lượng, cấp phép hoạt động
cho các tàu du lịch cần phải chú ý đến vấn đề bảo vệ môi trường và an toàn
giao thông; việc kiểm tra đánh giá, xử lý các tình trạng gây ô nhiễm trên vịnh
cũng là vấn đề quan trọng nhằm giảm thiểu đến mức thấp nhất tình trạng ô
nhiễm dầu trên vịnh nói riêng và vùng biển nước ta nói chung.


S¶n phÈm vËn dông tÝch hîp liªn

- 10 -


m«n
- Các rừng ngập mặn ở ven biển có vai trò chắn sóng, chắn gió bão, bảo vệ
bờ biển. Song sự lấn biển để xây dựng các khu đô thị đã làm thu hẹp diện tích
rừng ngập mặn, gây ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh thái tự nhiên. Vì vậy
việc xây dựng phát triển cần phải có quy hoạch hợp lý.
Lượng cát bùn từ sông suối đổ ra cũng làm ô nhiễm nước biển, gây lắng
đọng đáy biển, ảnh hưởng đến sự sống của sinh vật tầng đáy và các rạn san hô,
vì vậy việc trồng rừng và bảo vệ rừng đầu nguồn là vấn đề rất quan trọng.
Sự hình thành các hang động là một quá trình tác dụng hóa học giữa nước,
CO2 và đá vôi diễn ra trong hàng chục triệu năm, đó là tài nguyên không thể phục
hồi. Các hệ sinh thái trên cạn, dưới nươc, những khu bảo tồn thiên nhiên vừa có giá
trị du lịch khám phá, vừa có giá trị nghiên cứu khoa học, lưu giữ và phát triển
nguồn gen sinh học… vì vậy việc tham quan, khám phá, nghiên cứu cũng như việc
khai thác hải sản ở Hạ Long phải được tiến hành đúng quy định của ban quản lý
khu du lịch Hạ Long cấm khai thác hải sản trái quy định, cấm tự ý phá bẻ sản vật,
cấm đổ bùn và chất thải xuống vịnh, bỏ rác và đi vệ sinh đúng nơi quy định…
Hiện nay, trước sự biến đổi của khí hậu toàn cầu, nhiệt độ trái đất tăng lên,
băng ở hai cực tan chảy nhiều hơn, nước biển dâng cao, ảnh hưởng đến những
vùng trũng ven biển và các đảo. Dự kiến đến cuối thế kỷ XXI, nước biển thế
giới có thể tăng cao them từ 0.28 – 0.34m. Việt Nam là một trong bốn nước ảnh
hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu, nước biển Việt Nam có thể dâng cao
trên 0,5m, những vùng trũng ở đồng bằng song Cửu Long của nước ta và một số
đảo nhỏ có nguy cơ chìm ngập trong nước biển.
Biến đổi khí hậu còn gây ra các nhiễu loạn khí tượng (VD như hiện tượng
ELNINO và LANINA gây mưa, gió, bão hoặc hạn hán bất thường, ảnh hưởng
đến khí hậu của những khu vực ven bờ Thái Bình Dương trong đó có nước ta và
vùng vịnh Hạ Long.
Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học cho rằng: nguyên nhân của biến đổi
khí hậu toàn cầu chủ yếu là do tác động của con người. Do phát triển sản xuất công
nghiệp và gia tăng phương tiện giao thông đã sinh ra nhiều khí thải (CO2, N2O,



S¶n phÈm vËn dông tÝch hîp liªn

- 11 -

m«n
CFCs, CH4,…) làm tăng hiệu ứng nhà kính, làm cho nhiệt độ trái đất tăng lên, nhất
là những ngành sử dụng nguồn nhiên liệu hóa thạch (dầu mỏ, khí đốt, than…). Loại
khí CFCs sinh ra từ công nghệ làm lạnh và công nghệ hóa mỹ phẩm là loại khí thải
độc hại có khả năng gây ô nhiễm và tăng hiệu ứng nhà kính cao gấp nhiều lần so
với khí CO2. Lượng khí thải ra từ các nước công nghiệp phát triển chiếm một tỷ lệ
khá cao (tới 70% lượng khí thải toàn thế giới). Việc chặt phá rừng bừa bãi cũng là
một nguyên nhân lớn gây nên biến đổi khi hậu toàn cầu.
Để ứng phó với biến đổi khí hậu, vấn đề đặt ra là phải tìm mọi cách để
giảm thiểu lượng khí thải độc hại sinh ra. Trước tình hình đó, nhiều nước trên
thế giới đã ký nghị định thư KIOTO nhằm giảm thiểu lượng khí thải gây ô
nhiễm. Trong khoa học công nghệ: người ta nghiên cứu và chế tạo các loại máy
móc, phương tiện tiết kiệm nhiên liệu, khuyến khích sử dụng các nguồn năng
lượng sạch như: xăng sinh học E 5, E10, năng lượng mặt trời, năng lượng gió thay
thế cho việc sử dụng nguồn nhiên liệu hóa thạch. Trong nông lâm nghiệp việc
trồng rừng và bảo vệ rừng, trồng cây xanh là vấn đề rất quan trọng vừa giảm
thiểu khí CO2 vừa làm giầu O2 trong không khí. Bởi vậy rừng và cây xanh được
coi là lá phổi xanh của trái đất.
Ở nước ta, mặc dù lượng khí thải sinh ra chưa nhiều so với các nước phát
triển, song gần đây sự gia tăng nhiều phương tiện giao thông và sự phát triển
công nghiệp cũng làm cho khí thải tăng lên làm ảnh hưởng đến khí hậu toàn cầu.
Ngoài ra, hiện tượng đốt rơm rạ ở các vùng sản xuất nông nghiệp cũng sinh ra
khí thải CO2 và làm nhiệt độ trái đất tăng lên. Vì vậy cần phải có các giải pháp
xử lý và ứng phó phù hợp.

Tại các khu công nghiệp cần thưc hiện vấn đề xử lý chất thải một các
nghiêm túc. Khuyến khích sử dụng các loại máy móc tiết kiệm năng lượng và
nhiên liệu. Tăng cường sử dụng các loại nhiên liệu sạch như sức nước, năng
lượng gió, năng lượng mặt trời và năng lượng sinh học (xăng sinh học)…
Tại các vùng nông thôn, nên sử dụng rơm dạ để sản xuất nấm ăn, bã rác sau
khi nuôi trồng nấm lại trở thành nguồn phân mùn hữu cơ rất tốt.


S¶n phÈm vËn dông tÝch hîp liªn

- 12 -

m«n
Trong giao thông vận tải không sử dụng loại phương tiện quá cũ vừa mất
an toàn, vừa hao tốn nhiên liệu, vừa sinh ra nhiều khí thải ô nhiễm.
Khuyến khích tham gia giao thông bằng các phương tiện công cộng (xe
buýt, xe công ty) xe đạp, xe điện nhằm giảm tiêu hao nhiên liệu và giảm thiểu
lượng khí thải sinh ra.
Theo dõi diễn biến của khí tượng nhiều năm, tìm ra quy luật của thời tiết,
nghiên cứu và dự báo chính xác các hiện tượng tiêu cực về thời tiết để có biện
pháp ứng phó kịp thời, giảm thiểu thiệt hại.
Để chung tay góp sức bảo vệ, xây dựng và phát triển Hạ Long nói riêng,
đất nước Việt Nam nói chung mỗi chúng ta cần phải tích cực hưởng ứng các
hoạt động vì môi trường xanh – sạch – đẹp, thực hiện tốt những quy định về vệ
sinh môi trường và trật tự an toàn xã hội ở mọi lúc mọi nơi. Hãy làm mọi điều
có thể để Hạ Long mãi mãi là niềm tự hào của đất nước Việt Nam.
***
6.Ý nghĩa:
Qua học tập bộ môn địa lý đặc biệt là qua dự án dạy học tích học liên môn
của cô Nguyễn Thị Khải, chúng em đã lựa chọn tình huống:Vịnh Hạ Long – Di

sản thiên nhiên thế giới trước vấn đề bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi
khí hậu toàn cầu.Đây là một tình huống có ý nghĩa cả trong thực tiến học tập và
trong thực tiến cuộc sống xã hội.
*) Trong học tập
Ở Địa lí lớp 7, chúng em đã được học bài ô nhiễm môi trường có đề cập
đến nguyên nhân, hậu quả của quá trình tăng hiệu ứng nhà kính và biến đổi khí
hậu. Ở lớp 8, chúng em được học bài đặc điểm khí hậu Việt Nam và được biết
Việt Nam là một nước chịu ảnh hưởng sâu sắc của biến đổi khí hậu và các hiện
tượng nhiễu loạn khí tượng (ELNINO và LANINA). Ở lớp 9 qua phần dự án
tích hợp liên môn chúng em được học bài phát triển kinh tế và bảo vệ tài nguyên
môi trường biển - đảo.


S¶n phÈm vËn dông tÝch hîp liªn

- 13 -

m«n
Cuộc thi tích hợp vận dụng liên môn đã thôi thúc chúng em tìm kiếm các
thông tin trên mạng internet để mở mang kiến thức và hiểu biết của mình.
*) Trong thực tiến cuộc sống
Vịnh Hạ Long là một tài nguyên vô cùng quý giá mà thiên nhiên đã ban tặng
cho Việt Nam, song tài nguyên này cần được bảo vệ trước sự suy giảm của môi
trường xung quanh, đặc biệt là vấn đề biến đổi khí hậu. Qua đó chúng em lên
tiếng kêu gọi các ngành các cấp liên quan và cộng đồng xã hội chung tay bảo vệ
Vịnh Hạ Long – Một di sản thiên nhiên – Một tài nguyên quý giá của đất nước .
Đông Cứu,ngày 24 tháng 11 năm 2014
Nhóm học sinh thực hiện

Nguyễn Thị Lan ,Nguyễn Thị Thùy




×