Tải bản đầy đủ (.docx) (1 trang)

Công ty khó khăn có được giảm tiền lương cơ bản của NLĐ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (32.2 KB, 1 trang )

Công ty khó khăn có được giảm tiền lương cơ bản của NLĐ?
Tôi là nhân viên một công ty cổ phần. Trong thời gian qua, do gặp nhiều khó khăn trong kinh
doanh, công ty đã chủ động cắt giảm nhân sự, giảm giờ làm từ 44 giờ/tuần xuống còn 40
giờ để giảm lương của nhân viên.
Mới đây, công ty đã chủ động bắt nhân viên ký kết Phụ lục hợp đồng lao động (HĐLĐ) trong
đó quy định về việc giảm tiền lương cơ bản của người lao động (NLĐ) xuống còn 70% so
với tiền lương thực lãnh.
Xin hỏi công ty có thể thực hiện được việc này không? Nếu tôi ký phụ lục HĐLĐ thì quyền
lợi về bảo hiểm xã hội (BHXH) của tôi sẽ như thế nào? Nếu tôi không chịu ký phụ lục
HĐLĐ thì công ty có thể cho tôi nghỉ việc không? Trong trường hợp này tôi có thể nhờ cơ
quan nhà nước nào bảo vệ quyền lợi?
Trả lời có tính chất tham khảo
Theo quy định tại Ðiều 33 Bộ Luật lao động (đã được sửa đổi, bổ sung), trong quá trình
thực hiện HĐLĐ, nếu bên nào có yêu cầu thay đổi nội dung hợp đồng thì phải báo cho bên
kia biết trước ít nhất 3 ngày. Việc thay đổi nội dung hợp đồng bằng cách sửa đổi, bổ sung
hợp đồng đã giao kết hoặc gia kết HĐLĐ mới.
Trường hợp hai bên không thỏa thuận được việc sửa đổi, bổ sung hoặc giao kết HĐLĐ mới
thì tiếp tục thực hiện HĐLĐ đã giao kết hoặc thỏa thuận chấm dứt HĐLĐ cũ.
Như vậy, việc công ty bạn đề nghị bạn ký kết phụ lục hợp đồng là phù hợp với quy định
pháp luật và bạn có quyền đồng ý hoặc không đồng ý ký phụ lục HĐLĐ. Nếu không đồng ý
ký phụ lục HĐLĐ, bạn có quyền yêu cầu công ty tiếp tục thực hiện HĐLĐ đã ký.
Theo quy định tại Khoản 1 Ðiều 5 Luật BHXH thì mức hưởng BHXH được tính trên cơ sở
mức đóng, thời gian đóng BHXH và có chia sẻ giữa những người tham gia BHXH. Như vậy,
nếu bạn đồng ý ký phụ lục HĐLĐ thì quyền lợi được hưởng bảo hiểm của bạn sẽ bị ảnh
hưởng, vì mức hưởng BHXH được tính trên cơ sở mức đóng BHXH.
Nếu vì lý do bạn không đồng ý ký phụ lục HĐLĐ mà công ty cho bạn nghỉ việc, bạn có thể
yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền bảo vệ quyền lợi của bạn.
Theo quy định tại Ðiều 165 Bộ Luật lao động (đã được sửa đổi, bổ sung) thì cơ quan có
thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân bao gồm: Hội đồng hòa giải lao động cơ
sở được thành lập trong các doanh nghiệp có công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành công
đoàn lâm thời hoặc hòa giải viên lao động do cơ quan lao động huyện, quận, thị xã, thành


phố thuộc tỉnh cử để tiến hành hòa giải; tòa án nhân dân cấp huyện giải quyết các tranh
chấp lao động cá nhân mà hội đồng hòa giải lao động cơ sở hoặc hòa giải viên lao động
hòa giải không thành hoặc không giải quyết trong thời hạn quy định.
Luật sư VÕ HOÀNG TUYÊN



×