Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Công ty chậm làm sổ bảo hiểm cho nhân viên hướng giải quyết

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (38.29 KB, 2 trang )

Công ty chậm làm sổ bảo hiểm cho nhân viên hướng giải quyết?
Tôi làm việc cho một công ty cổ phần (trước năm 2005 là doanh nghiệp nhà nước) được 13
tháng. Hằng tháng công ty vẫn trừ tiền lương của tôi để đóng BHXH, BHYT nhưng mỗi lần
đi khám bệnh tôi phải tự bỏ tiền túi ra vì chưa có thẻ bảo hiểm, đem hóa đơn về nộp thì
công ty không thanh toán lại cho tôi.
Khi tôi có ý kiến, nhân viên bảo hiểm tiền lương bảo công ty chậm đóng BHXH và BHYT
cho tất cả nhân viên của công ty (chỉ đóng đến tháng 10-2007). Tôi phải làm gì để đòi lại
quyền lợi cho mình? Nếu phải nộp đơn khiếu nại thì tôi cần phải có những chứng cứ
gì? Nếu tôi xin thôi việc, theo luật thì bao lâu tôi mới nhận được sổ bảo hiểm (vì công ty
chưa đóng tiền nên chưa thể chốt sổ)?
Theo hợp đồng lao động (HĐLĐ) đã ký với công ty thì lương khoán của tôi là 3 triệu đồng,
lương theo bậc là 1,263 triệu. Hằng tháng công đoàn đều trừ từ lương của tôi 30.000 đồng
(trừ 1% lương thực lĩnh). Xin hỏi công đoàn trừ lương như vậy có đúng luật không? Nếu tôi
xin nghỉ việc thì trợ cấp thôi việc của tôi là theo lương 3 triệu đồng hay lương theo hệ số
(đóng bảo hiểm theo lương hệ số cơ bản)? Trợ cấp cho 1 năm làm việc là 1 tháng hay 1/2
tháng lương?
Trả lời có tính chất tham khảo
Điều 2 Luật BHXH quy định người lao động tham gia BHXH bắt buộc là công dân Việt Nam
bao gồm: người làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn, HĐLĐ có thời hạn từ đủ ba
tháng trở lên. Người sử dụng lao động tham gia BHXH bắt buộc bao gồm: doanh nghiệp,
hợp tác xã…
Điều 91 Luật BHXH quy định hằng tháng người lao động đóng bằng 5% mức tiền lương,
tiền công vào quỹ hưu trí, tử tuất. Điều 92 Luật BHXH quy định hằng tháng người sử dụng
lao động đóng trên quỹ tiền lương, tiền công đóng BHXH của người lao động như sau: 3%
vào quỹ ốm đau và thai sản; 1% vào quỹ tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp, 11% vào quỹ
hưu trí tử tuất.
Khi người lao động tham gia BHXH bắt buộc thì được nhận lương hưu và các khoản trợ cấp
BHXH đầy đủ, kịp thời (điều 151 BLLĐ, khoản 2 điều 15 Luật BHXH).
Điều 3 điều lệ BHYT (ban hành kèm theo nghị định số 63/2005/NĐ-CP ngày 16-5 -2005 của
Chính phủ), BHYT bắt buộc được áp dụng đối với những đối tượng sau: người lao động
Việt Nam làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên và HĐLĐ không xác định


thời hạn trong các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, tổ chức sau:
a) Doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật doanh nghiệp nhà nước;
b) Doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật doanh nghiệp.
Điều 15 điều lệ BHYT quy định mức phí BHYT hằng tháng của người lao động bằng 3% tiền
lương, tiền công, trong đó người sử dụng lao động đóng 2%, người lao động đóng 1%.
Theo điều 16 điều lệ BHYT, người sử dụng lao động quản lý người lao động trích tiền đóng
BHYT và thu tiền đóng BHYT theo tỉ lệ hoặc mức đóng được quy định tại điều 15 của điều
lệ BHYT nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội định kỳ hằng tháng đối với những đối tượng vừa
thực hiện BHXH vừa thực hiện BHYT.
Khi người lao động tham gia BHYT bắt buộc thì được hưởng chế độ BHYT khi khám, chữa
bệnh ngoại trú và nội trú ở các cơ sở y tế nhà nước và tư nhân có hợp đồng với cơ quan
BHXH khám, chữa bệnh cho người bệnh BHYT (điều 16 điều lệ BHYT).
Chiếu theo quy định pháp luật nêu trên, việc hằng tháng công ty bạn vẫn trừ tiền lương của
bạn để đóng BHXH, BHYT nhưng chưa tiến hành thủ tục lập hồ sơ tham gia BHXH bắt
buộc, đóng BHXH, BHYT đối với bạn để bạn được hưởng các quyền lợi về BHXH, BHYT
nên đã gây ra thiệt hại cho bạn.
Để bảo quyền lợi, bạn có quyền trực tiếp yêu cầu giám đốc công ty giải quyết quyền lợi, bồi


thường toàn bộ thiệt hại cho bạn do công ty không tham gia đóng BHXH, BHYT cho bạn.
Nếu giám đốc công ty không chấp nhận yêu cầu của bạn thì theo quy định tại khoản 2 điều
151, 160, 165a,166 BLLĐ; điều 31 điều lệ BHYT, bạn có quyền làm đơn yêu cầu hội đồng
hòa giải lao động cơ sở của công ty hoặc yêu cầu Phòng Lao động - thương binh & xã hội
cấp huyện nơi công ty bạn có trụ sở chính cử hòa giải viên lao động (nếu công ty bạn không
có hội đồng hòa giải) để tiến hành hòa giải tranh chấp về BHXH, BHYT giữa bạn với công
ty. Nếu qua hòa giải nhưng không thành, bạn có quyền làm đơn khởi kiện công ty tại Tòa án
nhân dân cấp huyện nơi công ty bạn có trụ sở chính để xét xử tranh chấp về BHXH, BHYT.
Khi bạn khiếu nại, khởi kiện về tranh chấp BHXH, BHYT với công ty, bạn cần phải có những
chứng cứ sau:
+ CMND, hộ khẩu (sổ tạm trú) của bạn;

+ Hợp đồng lao động, quyết định tuyển dụng;
+ Bảng lương hằng tháng của bạn (nếu có).
Trường hợp bạn xin thôi việc, theo quy định tại điểm c khoản 1 điều 18 Luật BHXH, công ty
bạn phải có trách nhiệm trả sổ BHXH ngay cho bạn khi bạn không còn làm việc tại công ty.
Còn việc công ty bạn chưa đóng tiền BHXH cho tổ chức BHXH thì thuộc về trách nhiệm của
công ty. Nếu công ty chậm trả sổ BHXH cho bạn, theo quy định tại điều 130 Luật BHXH,
bạn có quyền làm đơn khiếu nại công ty.
Trường hợp hằng tháng công đoàn đều trừ tiền lương của bạn 30.000 đồng (trừ 1% lương
thực lĩnh) để trích nộp kinh phí công đoàn, theo quy định tại mục 2 phần I thông tư liên tịch
số: 119/2004/TTLT/BTC-TLĐLĐVN ngày 8-12-2004 của Bộ Tài chính - Tổng liên đoàn Lao
động Việt Nam (hướng dẫn trích nộp kinh phí công đoàn) thì các doanh nghiệp trích, nộp
kinh phí công đoàn bằng 2% quỹ tiền lương, tiền công phải trả cho người lao động và các
khoản phụ cấp lương (nếu có).
Theo quy định tại mục 2 phần II thông tư liên tịch số: 119/2004/TTLT/BTC-TLĐLĐVN thì đối
với các doanh nghiệp: khoản trích, nộp kinh phí công đoàn được hạch toán vào giá thành
hoặc phí lưu thông và quyết toán theo quy định hiện hành.
Chiếu theo quy định pháp luật nêu trên thì đối với các doanh nghiệp, việc trích, nộp kinh phí
công đoàn thuộc về trách nhiệm của doanh nghiệp. Doanh nghiệp được hạch toán kinh phí
công đoàn vào giá thành hoặc phí lưu thông và quyết toán theo quy định của pháp luật hiện
hành nên hằng tháng công đoàn trừ 1% tiền lương của bạn để trích nộp kinh phí công đoàn
là chưa đúng theo nội dung hướng dẫn tại thông tư liên tịch số: 119/2004/TTLT/BTCTLĐLĐVN.
Về tiền trợ cấp thôi việc, theo điều 15 nghị định số 144/2002/NĐ-CP của Chính phủ (quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của BLLĐ về tiền lương): Tiền lương làm
căn cứ để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương theo HĐLĐ, được tính bình quân của 6 tháng
liền kề trước khi thôi việc, gồm tiền lương cấp bậc, chức vụ, phụ cấp khu vực, phụ cấp chức
vụ (nếu có).
Chiếu theo quy định pháp luật nêu trên thì tiền lương làm căn cứ để tính trợ cấp thôi việc
cho bạn là tiền lương theo HĐLĐ mà bạn thực nhận bao gồm tiền lương cấp bậc, chức vụ,
phụ cấp khu vực, phụ cấp chức vụ (nếu có) và được tính bình quân của 6 tháng lương liền
kề trước khi bạn thôi việc.

Theo quy định tại điều 42 BLLĐ thì tiền trợ cấp thôi việc cho mỗi năm làm việc là nửa tháng
lương, cộng với phụ cấp lương (nếu có).
Luật sư TRỊNH VĂN HIỆP



×