Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Thay đổi họ tên dân tộc làm thế nào

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (44.4 KB, 2 trang )

Thay đổi họ tên dân tộc làm thế nào?
Tôi dân tộc Kinh, vợ dân tộc Tày. Con gái chúng tôi sinh năm 1999, làm khai sinh cho cháu
theo dân tộc bố. Nay muốn khai lại cho cháu theo dân tộc mẹ thì làm thế nào?
Trả lời có tính chất tham khảo
1. Theo Nghị định số 83/1998/NĐ-CP ngày 10/10/1998 của Chính phủ về đăng ký hộ
tịch thì thẩm quyền đăng ký việc xác định lại dân tộc thuộc UBND cấp tỉnh, thành phố nơi
cư trú hoặc nơi đăng ký khai sinh của người có đơn yêu cầu.
Theo văn bản này, người xin thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc phải nộp đơn và
xuất trình các giấy tờ sau :
a. Bản chính giấy khai sinh;
b. Sổ hộ khẩu gia đình của người có đơn yêu cầu;
c. Chứng minh nhân dân;
d. Các giấy tờ cần thiết khác chứng minh đủ điều kiện theo quy định tại Điều 29 của Bộ luật
Dân sự (đối với trường hợp xin thay đổi họ, tên), và Điều 30 của Bộ luật Dân sự (đối với
trường hợp xin xác định lại dân tộc).
Trong trường hợp không có đủ các giấy tờ theo quy định tại điểm a, b, c trên đây thì phải có
giấy tờ hợp lệ thay thế.
Đơn xin thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc phải nói rõ lý do và các nội dung xin
thay đổi, cải chính, có xác nhận của UBND cấp xã nơi người có đơn yêu cầu cư trú. Trong
trường hợp xin thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc tại UBND cấp xã không phải
nơi đã đăng ký khai sinh, thì phải có xác nhận của UBND cấp xã nơi đã đăng ký khai sinh
trước đây.
Việc thay đổi, cải chính hộ tịch, đối với người dưới 18 tuổi được thực hiện theo đơn yêu cầu
của cha mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp. Đối với người từ đủ 9 tuổi trở lên phải có sự
đồng ý của người đó.
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, nếu xét thấy việc xin thay đổi, cải
chính hộ tịch, xác định lại dân tộc không trái với các quy định của pháp luật, thì chủ tịch
UBND cấp tỉnh ký và cấp cho đương sự một bản chính quyết định cho phép thay đổi, cải
chính hộ tịch, xác định lại dân tộc. Căn cứ vào quyết định của UBND cấp tỉnh, sở tư pháp
ghi rõ nội dung thay đổi vào sổ đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch và bản chính giấy khai
sinh của đương sự. Sở tư pháp có trách nhiệm gửi một bản sao quyết định cho phép thay


đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc cho cơ quan công an cùng cấp và UBND cấp xã
nơi đã đăng ký khai sinh để ghi chú nội dung thay đổi vào sổ đăng ký khai sinh của đương
sự. Bản sao và số lượng bản sao quyết định được cấp theo yêu cầu của đương sự.
2. Bộ luật Dân sự quy định vấn đề thay đổi họ tên, xác định dân tộc như sau
Điều 29. Quyền thay đổi họ, tên
1- Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi họ,
tên trong các trường hợp sau đây:
a. Theo yêu cầu của người có họ, tên mà việc sử dụng họ, tên đó gây nhầm lẫn, ảnh hưởng
đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của mình;
b. Theo yêu cầu của cha, mẹ nuôi về việc thay đổi họ, tên cho con nuôi hoặc khi người con
nuôi thôi không làm con nuôi và người này hoặc cha, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại họ, tên mà cha,
mẹ đẻ đã đặt;
c. Theo yêu cầu của cha, mẹ hoặc người con khi xác định cha, mẹ cho con;
d. Thay đổi họ cho con từ họ của cha sang họ của mẹ hoặc ngược lại;
đ. Thay đổi họ, tên của người bị lưu lạc từ nhỏ mà tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình;


e. Các trường hợp khác do pháp luật quy định.
2- Việc thay đổi họ, tên cho người từ đủ chín tuổi trở lên phải có sự đồng ý của người đó.
3- Việc thay đổi họ, tên không làm thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự được xác lập
theo họ, tên cũ.
Điều 30. Quyền xác định dân tộc
1- Cá nhân khi sinh ra được xác định dân tộc theo dân tộc của cha, mẹ. Trong trường hợp
cha và mẹ thuộc hai dân tộc khác nhau, thì dân tộc của người con được xác định là dân tộc
của người cha hoặc dân tộc của người mẹ theo tập quán hoặc theo thoả thuận của cha,
mẹ.
2- Người đã thành niên có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định lại
dân tộc trong các trường hợp sau đây:
a. Xác định lại theo dân tộc của người cha hoặc người mẹ, nếu cha, mẹ thuộc hai dân tộc
khác nhau;

b. Xác định lại theo dân tộc của cha đẻ, mẹ đẻ trong trường hợp làm con nuôi của người
thuộc dân tộc khác.



×