Tải bản đầy đủ (.docx) (84 trang)

Đánh giá đặc điểm nông sinh học, của 1 số dòng chè mới chọn lọc bằng phương pháp gây đột biến, tại phú hộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.13 MB, 84 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA NÔNG HỌC

KHÓA

LUẬN TỐT

NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI: ĐÁNH GIÁ ĐẶC ĐIỂM NÔNG SINH
HỌC CỦA MỘT SỐ DÒNG CHÈ MỚI CHỌN LỌC
BẰNG PHƯƠNG PHÁP GÂY ĐỘT BIẾN, TẠI PHÚ HỘ

Người Hướng Dẫn

: TS . Nguyễn Đình Vinh

Bộ môn:

: Cây Công Nghiệp

Sinh viên thực hiện

: Hán Đình Đông

Lớp

: Khoa học cây trồng A

Khóa


: K58

HÀ NỘI -2016


0983772100

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp,
tôi đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của nhiều tập thể, cá nhân.
Trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo TS.
NguyễnĐình Vinh,người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong quá
trình thực tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn toàn thể các thầy giáo, cô giáo, các cán bộ
công nhân viên trong Bộ môn Cây công nghiệp, Khoa Nông học, Học Viện
Nông Nghiệp Việt Nam đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu khoa
học và hoàn chỉnh khóa luận tốt nghiệp.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới Ban lãnh đạoViện Khoa học Kỹ Thuật
Nông Lâm nghiệp miền núi phía Bắc, đặc biệt là T.S. Nguyễn Thị Minh Phương
PGĐ Trung tâm nghiên cứu và phát triển Chè, K.S. Nguyễn Thị Xuyến và cán
bộ bộ môn Chọn tạo và nhân giống - Trung tâm nghiên cứu và phát triển Chè Viện Khoa học Kỹ Thuật Nông Lâm nghiệp miền núi phía Bắc đã giúp đỡ tôi
hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Nhân dịp này, tôi cũng xin bày tỏ lòng cảm ơn tới những người thântrong
gia đình, bạn bè đã giúp đỡ động viên và khuyến khích tôi trong suốtthời gian
học tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2016
Sinh viên

Hán Đình Đông


MỤC LỤC


0983772100

LỜI CẢM ƠN........................................................................................................i
MỤC LỤC.............................................................................................................ii
DANH MỤC BẢNG............................................................................................iv
DANH MỤC HÌNH..............................................................................................v
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT................................................vi
PHẦN I : MỞ ĐẦU...............................................................................................1
1.1.Đặt vấn đề....................................................................................................1
1.2. Mục đích nghiên cứu của đề tài..................................................................3
1.3. Yêu cầu của đề tài.......................................................................................3
1.4. Ý nghĩa của đề tài........................................................................................3
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học.....................................3
1.4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất...........................................................3
PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU.....................................................................4
2.1. Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài........................................................4
2.1.1. Cơ sở sinh học.......................................................................................4
2.1.2. Cơ sở sinh lý học...................................................................................4
2.1.3. Cơ sở thực tiễn của sản xuất chè...........................................................5
2.2. Giá trị của cây chè.......................................................................................5
2.2.1. Gía trị kinh tế của cây chè.....................................................................5
2.2.2. Gía trị dinh dưỡng của cây chè.............................................................6
2.2.3. Gía trị y học...........................................................................................7
2.3. Sản xuất và tiêu thụ chè trên thế giới và ở Việt Nam..................................8
2.3.1. Sản xuất và tiêu thụ chè trên thế giới....................................................8
2.4.2. Sản xuất và tiêu thụ chè ở Việt Nam.....................................................9
2.4. Tình hình nghiên cứu về giống chè trên thế giới và ở việt nam................11

2.4.1.Tình hình nghiên cứu về giống chè trên thế giới.................................11
2.5.2. Tình hình nghiên cứu chè trong nước.................................................12


0983772100

2.5.3. Những nhận định tổng quát về tình hình nghiên cứu trong và ngoài
nước về chọn tạo giống chè...........................................................................14
PHẦN III.............................................................................................................15
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................15
3.1 Đối tượng nghiên cứu.................................................................................15
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu:............................................................16
3.3. Nội dung nghiên cứu:................................................................................16
3.4. Phương pháp nghiên cứu:.........................................................................16
3.4.1. Bố trí thí nghiệm:................................................................................16
3.4.2 Các chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp lấy mẫu đo đếm..................17
3.4.3. Phương pháp điều tra thu thập số liệu:................................................21
3.5.Phương pháp xử lý số liệu..........................................................................21
PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.................................22
4.1. Nghiên cứu đặc điểm hình thái của các dòng chè đột biến.......................22
4.1.1. Đặc điểm hình thái thân cành của các dòng chè đột biến...................22
4.2.2. Đặc điểm hình thái lá của các dòng chè đột biến................................23
4.2.3. Đặc điểm hình thái búp của các dòng chè đột biến.............................26
4.3. Nghiên cứu về khả năng sinh trưởng của các dòng chè đột biến..............28
4.3.1. Nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh trưởng của các dòng chè đột biến. . .28
4.3.1. Khả năng sinh trưởng búp của các dòng chè đột biến........................29
4.4. Đánh giá mức độ nhiễm sâu hại của các dòng chè đột biến......................32
4.5. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các dòng chè đột biến..35
4.6. Nghiên cứu chất lượng chè nguyên liệu và chè thành phẩm của các........37
PHẦN 5 : KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ................................................................44

5.1. Kết luận.....................................................................................................44
5.2. Đề nghị......................................................................................................45
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................46
DANH MỤC BẢNG


0983772100

Bảng 2.1 Diện tích chè trên thế giới năm 2009-2014.....................................................9
Bảng 2.2: Diện tích, năng suất, sản lượng chè ở Việt Nam trong những năm gần đây
.................................................................................................................... 11
Bảng 4.1: Đặc điểm hình thái thân cành của các dòng chè đột biến.............................22
Bảng 4.2: Đặc điểm kích thước số đôi gân lá, số đôi răng cưa, lá của các chè đột
biến.............................................................................................................24
Bảng 4.3: Một số đặc điểm hình thái lá các dòng chè đột biến....................................25
Bảng 4.4: Đặc điểm hình thái búp của các dòng chè đột biến......................................26
Bảng 4.5. Một số chỉ tiêu sinh trưởng của các dòng chè đột biến................................28
Bảng 4.6: Động thái tăng trưởng chiều dài búp của các dòng chè đột biến trong vụ
Hè Thu 2016 (cm).......................................................................................29
Bảng 4.7: Thời gian hình thành lá của các dòng chè đột biến trong vụ Hè Thu 2016
.................................................................................................................... 31
Bảng 4.8: Mức độ nhiễm sâu hại của các dòng chè đột biến........................................33
Bảng 4.9. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các dòng chè khảo
nghiệm........................................................................................................35
Bảng 4.10: Thành phần cơ giới búpcủa các dòng, giống chè đột biến (%)......................37
Bảng 4.11: Kết quả phân tích thành phần sinh hoá các dòng chè đột biến...................39
Bảng 4.12: Đánh giá chất lượng chè xanh bằng phương pháp thử nếm cảm quan......41


0983772100


DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1: Động thái tăng trưởng chiều dài búp của các dòng chè đột biến trong vụ hè
........................................................................................................................... 30
Hình 4.2: Năng suất thực thu của các dòng chè đột biến.............................................36


0983772100

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
CS

: Cộng sự

CTV

: Cộng tác viên

D/R

: Dài / rộng

FAO

: Food Agriculture Oganization

KHKT

: Khoa học kỹ thuật


PGĐ

: Phó giám đốc

NN & PTNT : Nông nghiệp và phát triển nông thôn
NXB

: Nhà xuất bản

PP

: Phương pháp

SXKD

: Sản xuất kinh doanh

TCVN

: Tiêu chuẩn Việt Nam

Tr

: Trang

TQLN

: Trung Quốc lá nhỏ

V%


: Độ biến động

WTO

: Tổ chức Thương mại Thế giới


0983772100

PHẦN I : MỞ ĐẦU
1.1.Đặt vấn đề
Cây chè (Camellia Sinensis(L)) là cây công nghiệp dài ngày có giá trị
kinh tế cao, nó có vị trí quan trọng trong đời sống sinh hoạt và đời sống kinh tế ,
văn hóa của con người. Cây chè có nguồn gốc từ khu vực nhiệt đới nóng ẩm ,
chè được trồng khá phổ biến trên thế giới, tiêu biểu là một số quốc gia thuộc khu
vực Châu Á như: Trung Quốc, Nhật Bản,Việt Nam,....Cây chè đã đi vào đời
sống của con người một cách sâu sắc. Mọi người có thói quen uống trà để thể
hiện nét văn hóa của vùng miền hay quốc gia nào đó, phong cách của mỗi người,
góp phần tạo nên không khí ấm cúng, gần gũi và thoải mái. Chè được sử dụng là
một thức uống giải khát, bên cạnh chức năng giải khát thông thường, chè có tác
dụng sinh lý rõ rệt đối với sức khỏe của con người, được dùng để phòng trị và
chữa nhiều loại bệnh khác nhau như: bệnh đường ruột, bệnh thương hàn, bệnh
sỏi thận, bệnh sỏi bàng quang,bệnh chảy máu dạ dày,bệnh cao huyết áp,.. Chè
còn chứa nhiều vitamin A,B1,,B2 và chứa nhiều nhất là vitamin C.
Cây chè là cây trồng nhiệt đới rất thích hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí
hậu nóng ẩm mưa nhiều, ở Việt Nam tạo cho cây chè tổng hợp được nhiều chất
thơm tự nhiên và đặc trưng. Ngoài ra độ cao và địa hình cũng có ảnh hưởng đến
chất lượng chè. Kinh nghiệm sản xuất chè lâu đời của thế giới cho thấy các loại
danh trà chủ yếu là được trồng trên vùng núi cao. Chè Việt Nam có chất lượng

cao là chè Shan Tuyết được trồng trên núi Tây Côn Lĩnh, chè Suối Giàng ở Văn
Chấn Yên Bái, chè Tà Sùa ở Sơn La. Các vùng này có nhiệt độ thấp, độ ẩm cao,
ánh sáng tán xạ cao, biên độ ngày đêm cao...Nhân tố điều kiện tự nhiên có ảnh
hưởng rất lớn đến phát triển sản xuất chè. Các yếu tố như lượng mưa, khí hậu,
nhiệt độ, đất đai,... là các yếu tố quan trọng có tác động đến chất lượng chè. Ở
Việt Nam cây chè đang có mặt trên 5 vùng sinh thái lớn: Trung du miền núi Bắc
Bộ, Tây Bắc, Đông Bắc, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên.


0983772100

Trong những năm gần đây cây chè Việt Nam đã phát triển theo hướng
tăng dần cả về diện tích và sản lượng. Song giá trị xuất khẩu so với thị trường
thế giới chưa cao. Bởi chất lượng chè Việt Nam còn nhiều hạn chế, một trong
những nguyên nhân cơ bản là chúng ta chưa có đủ giống tốt, đặc biệt là giống có
chất lượng cao để cung cấp cho sản xuất. Do vậy chọn tạo giống mới có năng
suất cao và chất lượng tốt là nhiệm vụ trọng tâm của các nhà nghiên cứu về chè.
Theo Tổng cục thống kê Việt Nam( sơ bộ năm 2014), cả nước hiện có
khoảng 132.100 ha đất trồng chè. Trong đó, diện tích chè đang cho thu hoạch là
115.400 ha, sản lượng chè búp đạt 962.500 tấn . Trong năm 2014, Việt Nam có
khoảng 500 cơ sở sản xuất chế biến chè, với tổng công suất trên 500.000 tấn chè
khô/năm. Trong số 180.000 tấn chè khô của năm 2014, Việt Nam xuất khẩu
được 130.000 tấn, kim ngạch đạt 230 triệu USD. Với sản lượng và kim ngạch
xuất khẩu trên, Việt Nam tiếp tục đứng ở vị trí thứ 5 trên thế giới sau Trung
Quốc, Ấn Độ, Kenya và Srilanka, và ngang hàng với Indonesia, nhưng giá trị
xuất khẩu chè của nước ta vẫn còn khá thấp so với mặt bằng chung của thế giới.
Vì vậy, phát triển sản xuất và chọn tạo giống chè góp phần đáng kể cải thiện
chất lượng cuộc sống của người dân trồng chè, đặc biệt là đồng bào dân tộc sinh
sống ở vùng trung du và miền núi phía Bắc, Tây Nguyên.
Tuy xuất khẩu với số lượng lớn nhưng chè Việt Nam vẫn chưa có chỗ

đứng trên thị trường thế giới, giá chè sản xuất tại Việt Nam bao giờ cũng thấp
hơn so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường, Bởi sản phẩm chè xuất khẩu
của ta có chất lượng chưa cao. Để cải thiện chất lượng chè ở Việt Nam, đa dạng
hoá sản phẩm, tăng sức cạnh tranh trên thị trường chè thế giới, trong những năm
gần đây, viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm Nghiệp miền núi phía Bắc đã tiến
hành đồng bộ các phương pháp chọn tạo ra được nhiều giống chè mới tuy nhiên
vẫn chưa đủ giống tốt, đặc biệt là các giống có chất lượng cao phục vụ cho sản
xuất và tiêu dùng. Với mục tiêu chọn các dòng, giống chè mới góp phần nâng
cao giá trị sản xuất chè xanh.


0983772100

Xuất phát từ các vấn đề nêu trên, từ nhu cầu thực tiễn, nhận thấy giá trị to
lớn mà cây chè mang lại cho người dân, tận dụng những điều kiện thuận lợi của
vùng chúng tôi tiến hành nghiên cứu về:“ Đánh giá đặc điểm nông sinh học, của
1 số dòng chè mới chọn lọc bằng phương pháp gây đột biến, tại Phú Hộ”
1.2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
- Từ các kết quả nghiên cứu về đặc điểm nông sinh học, năng suất và chất
lượng để góp phần xác định những dòng, giống chè mới thích hợp cho sản xuất các
loại chè, bổ sung vào cơ cấu giống sản xuất chè hiện nay. Phục vụ cho chủ trương
đa dạng hoá sản phẩm, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất chè hiện nay.
1.3. Yêu cầu của đề tài
- Đánh giá được đặc điểm hình thái thực vật học, của các dòng chè mới.
- Đánh giá được khả năng sinh trưởng, phát triển của các dòng chè mới.
- Đánh giá được khả năng cho năng suất và chất lương của các dòng chè mới.
- Đánh giá khả năng chống chịu sâu bệnh hại chính của các dòng mới.
1.4. Ý nghĩa của đề tài
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
Qua quá trình thực hiện đề tài, sinh viên sẽ được thực hành việc nghiên

cứu khoa học, biết phương pháp phân bổ thời gian hợp lý và khoahọc trong công
việc đểđạt hiệu quả cao trong quá trình làm việc. Đồng thời là cơ sở để củng cố
những kiến thức đã học trong nhà trường và hoạt động thực tiễn
1.4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất
Các dòng, giống chè đột biến giúp nâng cao năng suất, chất lượng và làm
đa dạng bộ giống chè của Việt Nam nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng, nhu cầu của
thị trường trong và ngoài nước, mang lại chỗ đứng vững chắc cho ngành chè
nước ta trên thị trường Thế Giới


0983772100

PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài
2.1.1. Cơ sở sinh học
Chè là loại cây giao phấn, nếu trồng bằng hạt thì tỷ lệ đồng đều của cây
con rất thấp, có tới 95% cây con không giống cây mẹ về các đặc điểm hình thái,
các tính trạng về năng suất và chất lượng. Đây là đặc điểm có ý nghĩa lớn về tính
đa dạng sinh học, là nguồn vật liệu khởi đầu trong công tác chọn tạo giống, đồng
thời là điều chúng ta cần lưu ý trong sản xuất đặc biệt là trong việc nhân giống.
Cây chè từ khi tuyển chọn đến lúc tạo thành giống mới, đưa ra sản xuất là thời
gian dài. Do đó các nghiên cứu chè là sự kế thừa và phát triển nối tiếp nhau, từ
lựa chọn các cá thể tốt đến đánh giá khảo nghiệm về năng suất chất lượng và qui
trình trồng trọt chế biến không thể tách rời mà phải liên hoàn và kế tiếp nhau.
Để gây đột biến tạo ra các nguồn vật liệu cho chọn tạo giống chè mới, các nước
áp dụng nhiều phương pháp khác nhau như: đột biến cá thể, đột biến cây đầu
dòng...trong đó phương pháp gây đột biến hạt được chú ý và tạo ra nhiều giống
có năng suất cao chất lượng tốt.
2.1.2. Cơ sở sinh lý học
Chè là cây lâu năm, có chu kỳ sống rất dài có thể đạt 100 năm hoặc lâu hơn,

chia làm 2 chu kỳ phát triển là: chu kỳ phát triển lớn và chu kỳ phát triển nhỏ.
- Chu kỳ phát triển lớn bao gồm suốt cả đời sống cây chè, tính từ khi noãn
được thụ tinh bắt đầu phân chia đến khi cây chè chết. Theo tác giả Trang Vãn
Phương (1960) và Nguyễn Ngọc Kính (1979) đã chia chu kỳ phát triển lớn của
cây chè làm 5 giai đoạn: giai đoạn phôi thai, giai đoạn cây con, giai đoạn cây
non, giai đoạn chè lớn, giai đoạn chè già cỗi.
- Chu kỳ phát triển nhỏ (hàng năm) gồm 2 giai đoạn sinh trưởng và tạm ngừng
sinh trưởng. Trong giai đoạn sinh trưởng, các loại mầm dinh dưỡng sẽ phát triển


0983772100

hình thành búp, lá non và những đợt búp chè mới; các mầm sinh thực phát triển
hình thành nụ, hoa và quả. Sinh trưởng dinh dưỡng cũng như sinh trưởng sinh
thực phụ thuộc vào giống, tuổi của cây, điều kiện ngoại cảnh, trình độ quản lý
chăm sóc. Giai đoạn sinh trưởng dài hay ngắn chủ yếu phụ thuộc vào điều kiện
khí hậu, thời tiết mỗi vùng. Trong giai đoạn tạm ngừng sinh trưởng các bộ phận
trên mặt đất không xuất hiện các lá non mới, song bộ rễ của cây chè lại sinh
trưởng để tạo nên các rễ non mới. Trong điều kiện ở Phú Hộ, cây chè thường bắt
đầu sinh trưởng từ tháng 2 đến tháng 11 và tạm ngừng sinh trưởng từ tháng 12
đến tháng 2 hàng năm.
2.1.3. Cơ sở thực tiễn của sản xuất chè
Nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm là mục tiêu đầu tiên của tất cả
các ngành sản xuất nói chung và ngành sản xuất chè nói riêng, ở Việt Nam với
diện tích 131.500 ha chè thì có 47,8% diện tích được trồng bằng giống mới. Với
cơ cấu giống như hiện nay thì việc cải tạo năng suất chè của Việt Nam còn rất
nhiều khó khăn. Bên cạnh yếu tố năng suất, khi nhu cầu thị hiếu của con người
ngày càng tăng cao thì chất lượng chè cũng là chỉ tiêu đặc biệt quan trọng.
Nhiều giống chè có năng suất không cao nhưng chất lượng tốt vẫn được chấp
nhận và phát triển trong sản xuất. Mà để tạo nên chất lượng chè thành phẩm, yếu

tố giống quyết định đến 50%, còn yếu tố độ cao, chăm sócquyết định 30%, yếu
tố công nghệ chế biến, thiết bị chỉ chiếm 20% . Nhưng trong thực tế sản xuất,
một số địa phương trong kế hoạch phát triển vẫn còn tiếp tục đưa các loại giống
đã được khuyến cáo là nên hạn chế phát triển vào sản xuất. Cần lai tạo, đột biến
ra nhiều giống chè mới để mở rộng diện tích, thay thế dần các giống chè cũ năng
suất, chất lượng thấp ở Việt Nam.
2.2. Giá trị của cây chè
2.2.1. Gía trị kinh tế của cây chè
Chè là cây công nghiệp lâu năm, có chu kỳ kinh tế lâu dài, mau cho sản
phẩm, cho hiệu quả kinh tế cao. Ngoài ra chè còn là sản phẩm có thị trường


0983772100

quốc tế ổn định, rộng lớn và ngày càng được mở rộng. Ở nước ta, chè là một
trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu truyền thống quan trọng. Chè còn có
một ý nghĩa lớn về việc phân bố sản xuất và lao động. Với nước ta việc phát
triển trồng chè ở Trung du và miền núi vừa làm thay đổi cơ cấu sản xuất nông
nghiệp vừa tận dụng được đất đai - nguồn tài nguyên quý báu - vừa là biện pháp
có hiệu quả để phân bố lại lực lượng lao động giữa các vùng làm cho nền kinh tế
nước ta phát triển toàn diện, nâng cao đời sống vật chất và văn hoá cho nhân
dân, đặc biệt là vùng trung du và miền núi phía bắc nơi có tỷ lệ các hộ nghèo
cao nhất của cả nước .
2.2.2. Gía trị dinh dưỡng của cây chè
Những thành phần sinh hóa chủ yếu trong búp chè gồm có:
Nước: nước là thành phần chủ yếu trong búp chè: nước có quan hệ đến
quá trình biến đổi sinh hóa trong búp chè và đến sự hoạt động của các men, là
chất quan trọng không thể thiếu được để duy trì sự sống của cây. Hàm lượng
nước trong búp chè thay đổi tùy theo giống, tuổi cây, đất đai, kỹ thuật canh tác,
thời gian hái và tiêu chuẩn hái v.v... Trong búp chè (tôm + 3 lá) hàm lượng nước

thường có từ 75 - 82%.
Tanin: tanin là một trong những thành phần chủ yếu quyết định đến phẩm
chất chè. Tanin còn gọi chung là hợp chất fenol, trong đó 90% là các dạng
catechin.
Ancaloit: trong chè có nhiều loại ancaloit nhưng nhiều nhất là cafein.
Hàm lượng cafein ở trong chè có từ 3 - 5% thường nhiều hơn cafein ở trong lá
cà phê từ 2 - 3 lần.
Axít amin: ngày nay người ta đã tìm thấy trong chè có 17 axít amin.
Gluxít : trong lá chè chứa rất ít gluxít hòa tan, trong khi đó các gluxít
không hòa tan lại chiếm tỷ lệ lớn.
Vitamin: các loại vitamin có trong chè rất nhiều. Chính vì vậy giá trị dược
liệu cũng như giá trị dinh dưỡng của chè rất cao. Theo các tài liệu của Trung


0983772100

Quốc, hàm lượng một số vitamin trong chè tính theo mg/1.000g chất khô như
sau: vitamin A: 54,6; B1: 0,70; B2: 12,20; PP: 47,0; C: 27,0 v.v...
Dầu thơm: dầu thơm ở trong chè rất ít, hàm lượng của chúng trong lá chè
tươi: 0,007% - 0,009% và trong chè bán thành phẩm: 0,024 - 0,025%.
Chất tro: hàm lượng tro trong chè tươi từ 4-5% và trong chè khô từ 5-6%.
Men: trong búp chè non có hầu hết các loại men, nhưng chủ yếu gồm hai
nhóm chính: nhóm thủy phân: men amilaza, glucoxidaza, proteaza và một số
men khác, nhóm ôxi hóa khử: Chủ yếu là hai loại men: peroxidaza và
polifenoloxidaza.
2.2.3. Gía trị y học
Từ các thành phần hóa học của chè mà chúng ta biết được tác dụng của
chè đối với sức khỏe của con người.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, trà có khả năng phòng chống ung thư, ngăn
chặn sự tổn thương ADN. Việc uống trà thường xuyên giúp giảm 50% nguy cơ

ung thư dạ dày, 40% nguy cơ ung thư da (tỷ lệ này có thể lên đến 70% nếu uống
trà với chanh). Hợp chất Florua có trong trà có tác dụng ngăn ngừa sâu răng.
Catechin và các chất chống oxy hóa có thể tiêu diệt vi khuẩn giúp ngăn ngừa
chứng hôi miệng. Trong trà cũn cú canxi và magiờ, hai chất này tác động với
nhau có tác dụng làm cho răng chắc khỏe. Vitamin D có trong trà có tác dụng
giúp xương chắc khỏe.
Chè là một thức uống lý tưởng và có nhiều giá trị về dược liệu. Tác dụng
chữa bệnh và chất dinh dưỡng của nước chè đã được các nhà khoa học xác định:
Caffein và một số hợp chất ancaloit khác có trong chè là những chất có khả năng
kích thích hệ thần kinh trung ương, kích thích vỏ đại não làm cho tinh thần minh
mẫn, tăng cường sự hoạt động của các cơ trong cơ thể, nâng cao năng lực làm
việc, giảm bớt mệt nhọc sau những giờ làm việc căng thẳng. Hỗn hợp tanin
trong chè có khả năng giải khát, chữa một số bệnh đường ruột. Nhiều thầy thuốc
còn dùng nước chè đặc biệt là chè xanh để chữa bệnh sỏi thận, sỏi bàng quang


0983772100

và chảy máu dạ dày. Theo xác nhận của M.N.Zaprometop thì hiện nay chưa tìm
ra được chất nào lại có tác dụng làm vững chắc các mao mạch tốt như catechin
của chè. Chè còn chứa nhiều loại vitamin như vitamin A, B1, B2, B6, vitamin
PP và nhiều nhất là vitamin C. Một giá trị đặc biệt của chè được phát hiện gần
đây là tác dụng chống phóng xạ, điều này đã được các nhà khoa học Nhật Bản
thông báo qua việc chứng minh chè có tác dụng hạn chế ñược tác hại của chất
Stronti (Sr) 90 là một đồng vị phóng xạ rất nguy hiểm đối với cơ thể con người .
2.3. Sản xuất và tiêu thụ chè trên thế giới và ở Việt Nam
2.3.1. Sản xuất và tiêu thụ chè trên thế giới
Chè hiện chiếm khoảng 1/3 lượng tiêu dùng của thị trường đồ uống nóng
trên thế giới, nhưng chỉ chiếm 20% tổng giá trị của thị trường này. điều này cho
thấy chè là loại đồ uống rẻ nhất trong các loại đồ uống nóng. Theo đánh giá của

các chuyên gia trong nhóm các nước sản xuất kinh doanh chè thuộc Tổ chức
Nông Lương của Liên hiệp quốc (FAO), đến những năm cuối thế kỷ 20 đã có
trên một nửa dân số thế giới uống chè. Hầu hết các nước đều có người uống chè
trong đó khoảng 160 nước có nhiều người uống chè. Mức tiêu thụ chè bình quân
đầu người một năm trên toàn thế giới là 0,5kg/người/năm và con số này sẽ còn
tăng lên trong thời gian tới .Chè được sản xuất và tiêu thụ ở gần 40 nước trên thế
giới với khối lượng lớn nhưng chủ yếu được trồng tại Châu Á, đây chính là cái
nôi với mọi điều kiện đất đai, khí hậu...phù hợp cho sự sinh trưởng và phát triển
của cây chè.
Thị trường chè thế giới chịu ảnh hưởng chi phối bởi một số quốc gia sản
xuất chính, chủ yếu ở Châu Á. Hiện nay trên thế giới có khoảng 140 nước nhập
khẩu chè, bình quân 1,1 - 1,3 triệu tấn/năm. Tuy thị trường chè không biến động
mạnh như cà phê song những biến động của nó cũng khiến các nhà sản xuất xuất khẩu chè phải lo ngại. Thương mại chè thế giới bị ảnh hưởng bởi rất nhiều
thay đổi, do nhiều nước nhập khẩu chè đứng trước những cuộc suy thoái kinh tế,
khủng hoảng chính trị liên tục


0983772100

Bảng 2.1 Diện tích chè trên thế giới năm 2009-2014

Trung Quốc

2009
1327980

2010
1426060

Năm

2011
1644660

Ấn Độ
Srilanka
Kenya
Việt Nam
Myanmar
Thế giới

579000
221969
158294
111400
77975
3050639

579000
221969
171916
113200
78746
3149609

600000
221969
187855
114399
78604
3412539


Nước

2012
1735200

2014
1750000

605000
221969
190600
115964
79000
3517384

563980
221969
198600
122400
121649
3521221

2.4.2. Sản xuất và tiêu thụ chè ở Việt Nam
Việt Nam được coi là quê hương của cây chè, tuy nhiên cây chè chỉ được
thực sự phát triển vào đầu thế kỷ 20. Lịch sử phát triển chè ở Việt Nam được
chia làm các thời kỳ sau :
Thời kỳ trước Pháp thuộc: theo các tài liệu Hán Nôm về nông nghiệp Việt
Nam và Vân Đài loại ngữ của Lê Quí Đôn thì từ thời các Vua Hùng dựng nước,
các dân tộc Việt Nam đã để lại cho ngày nay 2 vùng chè lớn là: vùng chè tươi ở

châu thổ Sông Hồng và vùng chè rừng của đồng bào các dân tộc Dao, Tày,
Nùng, H'Mông ở miền núi cao phía Bắc
Thời kỳ Pháp thuộc (1882 - 1945): ngay sau khi chiếm Đông Dương
người Pháp đã phát triển sản xuất chè, nhằm khai thác tiềm năng phát triển cây
trồng nhiệt đới ở Việt Nam.Năm 1890, Đồn điền sản xuất chè đầu tiên được
thành lập tại Tĩnh Cương - Phú Thọ với diện tích là 60ha, sản xuất chè xuất khẩu
sang Châu Âu. Năm 1918 trạm nghiên cứu Nông nghiệp đầu tiên được thành lập
tại Phú Hộ - Phú Thọ, nghiên cứu về phát triển chè là chính, các kỹ thuật nông
nghiệp và công nghệ chế biến chè của Indonexia, Srilanca đã được nghiên cứu
áp dụng với nhiều thiết bị chế biến nhập từ Anh.
Đến 8-1945 Việt Nam đã có 13.505 ha chè, hàng năm sản xuất ra 6000 tấn
chè khô, chè đen xuất khẩu sang thị trường Bắc Phi (Angiêria, Tuynizi,


0983772100

Marốc...). Chất lượng chè của Việt Nam được đánh giá tốt, tương đương với chè
Ấn Độ, Srilanca và Trung Quốc .
Thời kỳ 1945 - 1990: đây là thời kỳ có thể coi là suy thoái của ngành sản
xuất chè Việt Nam. Do ảnh hưởng của chiến tranh, các vườn chè bị bỏ hoang,
sản xuất chè đình trệ, làm cho diện tích chè, sản lượng chè đều giảm sút.
Thời kỳ 1990 đến nay: sau năm 1990 do biến động tại thị trường Liên Xô
cũ và Đông Âu sản xuất chè ở Việt Nam gặp nhiều khó khăn, thị trường truyền
thống (Liên Xô và Đông Âu) giảm sút, thị trường mới chưa được mở ra hoặc
công nghệ chưa kịp đổi mới nên chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường mới
(Tây Âu). Từ năm 1995 trở lại cùng với sự đổi mới về quản lý ngành chè, nhiều
hình thức liên doanh, liên kết được hình thành (với các nhà sản xuất Nhật Bản,
Đài Loan, Bỉ...) cơ chế quản lý được đổi mới, nhiều công nghệ tiên tiến được
đầu tư, đã khắc phục và phát triển ngành chè trở lại, diện tích, năng suất, sản
lượng và giá trị xuất khẩu chè ngày càng tăng.

Hiện nay Việt Nam là quốc gia đứng thứ 5 về diện tích và đứng thứ 6 về
sản lượng chè trên thế giới. Chè Việt Nam đã được xuất sang 107 thị trường trên
thế giới, trong đó có 68 thị trường thuộc các quốc gia thành viên của Tổ chức
Thương mại Thế giới (WTO) điều đó đã mang lại rất nhiều thuận lợi nhưng
cũng không ít những thách thức cho xuất khẩu chè Việt Nam. Vì vậy, trong
tương lai Việt Nam cần tiếp tục củng cố giữ vững các thị trường chủ lực trong
xuất khẩu chè như thị trường Pakistan, Đài Loan, Irắc, Nga, Nhật Bản, Trung
Quốc...và tăng cường xuất khẩu vào các thị trường tiềm năng như Philipin.

Bảng 2.2: Diện tích, năng suất, sản lượng chè ở Việt Nam
trong những năm gần đây
Năm

Diện tích

Năng suất

Sản lượng

Xuất khuẩu


0983772100

2007
2008
2009
2010
2011
2012

2013

(nghìn ha)
129.600
130.475
130.500
131.500
124.000
129.100
127.800

(tạ khô/ha)
12.4
12.6
13.00
13.31
13.56
14.00
14.58

(nghìn tấn)
160.70
164.40
169.65
180.700
165.000
178.000
183.000

(nghìn tấn)

110.000
96.700
134.000
135.000
141.400
146.700
133.900

2.4. Tình hình nghiên cứu về giống chè trên thế giới và ở việt nam
2.4.1.Tình hình nghiên cứu về giống chè trên thế giới
Trung Quốc là quốc gia sản xuất chè hàng đầu thế giới.Nghiên cứu sử
dụng giống chè tốt trong sản xuất được các nhà khoa học Trung Quốc quan tâm
từ rất sớm.Ngay từ đời nhà Tống ,Trung Quốc đã có 7 giống chè tốt ở Vũ Di
Sơn.Các giống chè Thủy Tiên (1821-1850),Đại Bạch Trà (1850),Thiết Quan Âm
đã có từ hơn 200 năm về trước và đều là những giống chè chiết cành.Năm 1956
Trần Khôi Dũ đưa ra phương pháp chọn giống 100 điểm đối với cây ăn quả và
phương pháp này được phát triển theo chiều sâu.Giống chè được đột biến, khảo
nghiệm đánh giá bằng cách xác định mối tương quan giữa các yếu tố hình thái,
sinh trưởng của cây chè với sản lượng hoặc dựa trên mối tương quan giữa các
yếu tố đó với nhau.
Ngoài những giống nổi tiếng từ lâu dời, hiện nay Trung Quốc có nhiều
giống chè cho năng suất cao, chất lượng rất tốt cho cả chế biến chè xanh và chè
đen như: Phúc Vân Tiên(1957-1971),Hoa Nhật Kim, Hùng Đinh Bạch (Phúc
Kiến), Phú Thọ 10 ( Vân Nam) Long Vân 2000( Triết Giang).
Srilacnca rất chú ý đến công tác chọn dòng, kết hợp dong có sản lượng cao và
có khả năng chống hạn và chống bệnh.Trong những năm 1940 đã chọn ra các dòng
chè TRI2020, trong đó có các giống nổi tiếng như TRI777, TRI2043.Trong những
năm 1950, 1960 Siralanca đã chọn ra các dòng chè triển vọng như TRI14, DT,DN,
DP và DV.Hiện nay diện tích trồng chè bằng các giống chè được nhân giống vô
tính đạt trên 40% diện tích trồng chè cả nước.



0983772100

Theo Satoshi Yamagushi,Jitanaka (1995) , giống chè chủ yếu ở Nhật Bản
là giống chè lá nhỏ, phù hợp với chế biền chè xanh.Công tác chọn dòng cũng
được đặc biệt chú ý ở Nhật Bản, nhiều giống chè mới đã được đưa vào sản cuất,
trong đó giống Yabukita được trồng phổ biến nhất chiếm tới 70% diện tích chè ở
Nhật bản.
Kenia mới chỉ bắt đầu sản xuất chè vào những năm 1925-1927 tùy nhiên
do có diều kiện tự nhiên phù hợp cho cây chè sinh trưởng và phát triển, do chú
trọng đầu tư và áp dụng các yieens bộ kĩ thuật vào sản xuất cho nên Kenia là
một trong những quốc gia có năng suất chè cao nhất thế giới, đạt trên 1500 kg
chè khô/ha. Kenia lần đầu tiên nhập giống chè vào năm 1903 và trồng thành
công ở limuri với diện tích ban đầu là 0,81ha, cho đến nay công tác giống được
quan tâm rất nhiều ở Kenia.Các giống chè đột biến bằng phương pháp giâm
cành cho năng suất cao hơn giống chè đại tà tới 20%.Diện tích chè được trồng
bằng các giống đột biến giâm cành chiếm tới 67% ở khu vực tiểu nông và chiếm
tới 33% diện tích chè ở các đồn điền lớn.
2.5.2. Tình hình nghiên cứu chè trong nước
Theo Dupasquier (1923) dẫn theo Đỗ Ngọc Quỹ (1991) thì đến năm 1923
Việt Nam đã trồng được 10,368 ha chè đầu tiên với các giống chè thuộc thứ chè
Trung Quốc là to, chè Shan và chè Ấn Độ, đã thu thập được tập đoàn gồm :43
giống chè trong đó chủ yếu là chè Trung Quốc lá to .Từ năm 1918-1927 Việt
Nam đã nhập 13 giống chè từ Ấn Độ, Mianma,Trung Quốc, Lào. Năm 1923 khi
nghiên cứu tập đoàn giống chè nhập nội: Dupasquier cho rằng: Manipur và
Asamica đã tỏ ra thích hợp với khả năng sinh trưởng tốt ở Việt Nam, Dupasquire
cũng cho rằng: Giống chè Trung Quốc đòi hỏi ít nhất, chịu đất xấu , tỷ lệ lẫn tạp
cao, có đặc tính hình thái sinh lý khác nhau, đa số các cây chè ra hoa, kết quả
sớm, do vậy cần phải tiến hành đột biến.Về chọn giống Dupasquier đã đề ra tiêu

chuẩn giống chè tốt như sau:Chọn cây khỏe, cành mọc đều, liên tục, ít hoa quả,
hình dáng cân đối, búp có tuyết, các cá thể trong giống phải giống nhau. Sau hòa
bình lập lại, công tác nghiên cứu chè được tiến hành trở lại: theo Đỗ Nhọc Quỹ
(1980) trạm nghiên cứu chè Phú Hộ ( nay là Trung tâm nghiên cứu phát triển


0983772100

chè –Viện KHKT Nông lâm nghiệp Miền núi phía Bắc) đã tiến hành hai cuộc
điều tra ở các vùng chè miền Bắc (1969-1970) và ở miền Nam(1978) và ở
Grudia thuộc Liên Xô cũ (1978) kết quả các cuộc điều tra qua nhiều năm nghiên
cứu, Viện nghiên cứu chè đã ứng dụng thống kê sinh học qua phân tích tương
quan dực vào các đặc trưng hình thái để lựa chọn nhanh các loại hình chè có
triển vọng khi cây chè 2-3 tuối.
Bằng phương pháp đột biến cá thể, năm 1972 Viện nghiên cứu Chè (nay
là Viện Khoa học kỹ thuật Nông Lâm nghiệp miền núi phía Bắc) đã chọn được
giống PH1 có năng suất cao phổ biến ra sản xuất.
Về lai tạo giống trong các giai đoạn khác nhau khi sử dụng phương pháp
lai trung tâm nghiên cứu phát triển chè-Viện KHKT Nông lâm Miền núi phía
Bắc đã chọn tạo một số giống chè tốt như: N08950,N089401,N08819 . Năm
1988 đã đột biến được các cá thể nổi bật đó là LDP1, LDP2, CDP. Sau 10 năm
giám định, so sánh giống đã thu được kết quả tốt. Hai dòng LDP1 và LDP2 là 2
dòng lai sinh trưởng khoẻ, năng suất cao, chất lượng tốt được Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn công nhận giống tạm thời, năm 1994 cho phép mở rộng
ra sản xuất, giống LDP1 đã được công nhận là giống quốc gia năm 2003 và
giống LDP2 được công nhận năm 2006.
Đột biến bằng phương pháp gây đột biến Năm 1989 - 1990, Viện Nghiên
cứu Chè đã tiến hành chọn giống chè bằng xử lý consixin hạt và mầm chè và xử
lý tia gamma với liều lượng khác nhau lên hạt chè đã thu được một số kết quả
bước đầu. Năm 1994, tác giả Lê Mệnh và cộng sự đã thông báo kết quả nghiên

cứu ảnh hưởng của bức xạ gamma lên hạt chè giống PH1 và TRI777, kết quả thu
được nhiều đột biến mới lạ, đặc biệt dòng 5.0 từ xử lý bức xạ trên hạt giống
TRI777 có năng suất cao, chất lượng thơm ngon có nhiều triển vọng . Qua khảo
nghiệm so sánh giống đã chọn ra dòng TRI777- 5.0 và TRI777 - 4.0 có năng
suất cao (tuổi 11 đạt 10,79- 11,30 tấn/ha) cao gấp 2 lần so với TRI777 đối chứng
(đạt 5,34 tấn/ha), có chất lượng chè xanh tốt, có điểm thử nếm đánh giá cảm
quan đạt 16,74- 17,04 điểm, tương đương với giống đối chứng TRI777. Ngoài
ra, những năm gần đây Viện Khoa học kỹ thuật Nông Lâm nghiệp miền núi phía


0983772100

Bắc chọn tạo giống bằng phương pháp xử lý tác nhân gâyđột biến là hướng đi
mới, có thể tạo ra nguồn vật liệu khởi đầu với số lượng lớn, nguồn biến dị rất
phong phú. Tạo ra một số giống chè triển vọng như 6 dòng chè được tạo ra bằng
phương pháp đột biến 2.0, 3.5-1, 3.5-2, 4.0 và 5.0 để tạo ra 2.000 cá thể lai đưa
vào đánh giá và bước đầu tuyển chọn được 20 cá thể, đã chọn tạo được 1 giống
sản xuất thử TRI5.0 và nhiều dòng đột biến có triển vọng khác như dòng ĐBK1,
ĐBK2, ĐBK5, ĐBK6, ĐBK11, ĐBK12, ĐBK23, ĐBK25.
2.5.3. Những nhận định tổng quát về tình hình nghiên cứu trong và ngoài
nước về chọn tạo giống chè
Công tác nghiên cứu giống: Các nước trồng chè trên thế giới và Việt Nam
việc đột biến lai tạo nhằm tạo nên giống mới đã được đặc biệt quan tâm và chú
trọng. Trong quá trình đột biến, lai tạo thì các chỉ tiêu về sản lượng, chất lượng,
khả năng chống chịu và thích ứng của giống với từng vùng sinh thái được các
nhà chọn tạo giống đặc biệt quan tâm. Như vậy, sản xuất, nghiên cứu chè trên
thế giới và ở Việt Nam cho thấy công tác chọn tạo giống mới luôn gắn liền với
các loại sản phẩm chè theo hướng chất lượng cao để cung cấp nguyên liệu chế
biến tạo ra những sản phẩm chè đặc biệt, nổi tiếng trong nước và trên thế giới.
Với mục tiêu góp phần chọn các dòng, giống chè mới góp phần nâng cao giá trị

sản xuất chè xanh tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Đánh giá đặc điểm nông
sinh học của 1 số dòng chè mới đột biến bằng phương pháp gây đột biến, tại Phú
Hộ”

PHẦN III
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng nghiên cứu


0983772100

- Các dòng chè đột biến: ĐBK53, ĐBK54, ĐBK55, ĐBK56, ĐBK57,
ĐBK58 và giống Kim Tuyên( đối chứng).
- Trong đó :
+) ĐBK53: dòng chè gây đột biến bằng tác nhân vật lý tia gamma trên
hạt nảy mầm của giống Kim Tuyên ở liều lượng 2,0 kr.
+) ĐBK54: dòng chè gây đột biến bằng tác nhân vật lý tia gamma trên hạt
nảy mầm của giống Kim Tuyên ở liều lượng 2,0kr.
+) ĐBK55: dòng chè gây đột biến bằng tác nhân vật lý tia gamma trên hạt
nảy mầm của giống Kim Tuyên ở liều lượng 2,5 kr.
+) ĐBK56: dòng chè gây đột biến bằng tác nhân vật lý tia gamma trên hạt
nảy mầm ở của giống Kim Tuyên liều lượng 3,0 kr.
+) ĐBK57: dòng chè gây đột biến bằng tác nhân vật lý tia gamma trên
hạt nảy mầm của giống Kim Tuyên ở liều lượng 3,0 kr.
+) ĐBK58: dòng chè gây đột biến bằng tác nhân vật lý tia gamma trên
hạt nảy mầm của giống Kim Tuyên ở liều lượng 3,0 kr.
+) Giống chè Kim Tuyên (đối chứng): Nguồn gốc: Là giống chè Đài Loan
được lai tạo bằng phương pháp lai hữu tính giữa mẹ là Olong lá to của địa
phương với bố là giống Raiburi Ấn Độ. Nhập vào Việt Nam năm 1994. Giống
đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận là giống Quốc gia

năm 2007.
Đặc điểm: Có năng suất khá và chất lượng cao, đặc biệt nguyên liệu có
thể chế biến được chè xanh, chè Ôlong một sản phẩm có giá trị kinh tế cao và
đang được thị trường ưa chuộng.

3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu:
- Địa điểm: “Tại gò Trại Khế, Trung tâm nghiên cứu và phát triển Chè
Viện khoa học kỹ thuật- Nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc”
xã Phú Hộ - thị xã Phú Thọ - tỉnh Phú Thọ.


0983772100

- Thời gian nghiên cứu: : Thí nghiệm được thực hiện từ tháng 7/2016 đến
tháng 12/2016. Chúng tôi có kế thừa các kết quả nghiên cứu tại Trung tâm
nghiên cứu và phát triển Chè trước đây.
3.3. Nội dung nghiên cứu:
Nghiên cứu các đặc điểm hình thái,khả năng sinh trưởng, phát triển, năng
suất, chất lượng búp, khả năng chống chịu sâu bệnh hại của các dòng chè đột
biến: ĐBK53, ĐBK54, ĐBK55, ĐBK56, ĐBK57, ĐBK58.
3.4. Phương pháp nghiên cứu:
3.4.1. Bố trí thí nghiệm:
-Thí nghiệm: so sánh các dòng giống trên đồng ruộng để đánh giá khả
năng sinh trưởng phát triển, năng suất,chất lượng, khả năng chống chịu sâu bệnh
của các dòng giống chè đột biến.
- Trên mỗi giống chè bố trí 3 lần nhắc lại, bố trí theo kiểu khối hoàn toàn
ngẫu nhiên RCB, các giống trồng hàng đơn.
- Số công thức thí nghiệm 7 dòng, giống tương ứng với 7 công thức
- Số ô thí nghiệm : 7 ( công thức ) * 3 ( lần nhắc lại ) = 21 ô
-Mỗi ô lấy mẫu theo dõi 10 cây cố định, theo dõi định kì10 ngày một lần.

- Sơ đồ công thức :
Sơ đồ công thức thí nghiêm
CT1
CT2
CT3

CT2
CT4
CT5

CT3
CT6
CT4

CT4
CT3
CT7

CT5
CT7
CT6

CT6
CT1
CT2

CT7
CT5
CT1


Chú ý:
CT1 là ĐBK53
CT4 là ĐBK56
CT2 là ĐBK54
CT5 là ĐBK57
CT3 là ĐBK55
CT6 là ĐBK58
CT7 là giống Kim Tuyên
3.4.2 Các chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp lấy mẫu đo đếm
Đánh giá đặc điểm hình thái, khả năng sinh trưởng, phát triển, năng suất
của các dòng chè đột biến 2 tuổi (Theo QCVN 744:2011)
3.4.2.1 Các chỉ tiêu về hình thái


0983772100

* Hình thái thân cành:
- Độ cao phân cành (cm): đo từ cổ rễ cách mặt đất 1cm đến điểm phân
cành đầu tiên.
- Số cành các cấp (cành/cây): đếm các cành phát sinh trên thân chính là
cành cấp 1,
* Cấu tạo, hình thái lá:
- Chiều dài lá và chiều rộng lá (cm): Mỗi ô lấy 3 cây, mỗi cây lấy 30 lá
trưởng thành để đo chiều dài và chiều rộng lá. Không lấy lá cá, lá dị hình để đo.
Chiều dài lá: đo từ đầu lá đến gốc lá sát với cuống theo chiều dọc của
gân chính.
Chiều rộng lá: đo vị trí rộng nhất theo chiều ngang của lá.
Chiều dài, chiều rộng là giá trị trung bình của 90 lá mỗi ô.
- Diện tích lá (cm2/lá): Công thức:
Diện tích lá (cm2) = Chiều dài x Chiều rộng x 0,7 (diện tích lá trung bình

là sốtrung bình của 90 lá).
- Góc đính lá (độ): Góc đính lá là góc tạo bởi cuống lá và cành chè
Lấy mẫu: Mỗi ô lấy 3 cây, mỗi cây đo 30 lá ngẫu nhiên
PP: Dùng thước đo độ đo góc tạo bởi các lá trên cành với trục chính của cành
- Số đôi gân lá (đôi/lá): đếm những đôi gân nổi rõ và xuất phát từ gân
chính đến mép lá.
* Cấu tạo hình thái búp:
- Màu sắc búp
- Mức độ lông tuyết: Quan sát trên búp chè xem mức độ lông tuyết
ít,trung bình hay nhiều.
- Chiều dài búp 1 tôm 2 lá và búp 1 tôm 3 lá (cm): đo từ vết hái đến đỉnh
sinh trưởng. Đo liên tiếp 10 búp/cây rồi lấy trị số trung bình, với 3 lần nhắc lại.


0983772100

- Khối lượng búp 1 tôm 2 lá và búp 1 tôm 3 lá (gam): Trên 3 điểm đại
diện của ô thí nghiệm, mỗi điểm lấy 100 búp 1 tôm 2 lá hoặc búp 1 tôm 3 lá, cân
số lượng búp và tính ra khối lượng búp bình quân theo công thức:
M1 búp (gam)= M100búp/ 100
- Đường kính gốc cuống búp: dùng thước panme đo ở gốc cuống búp, đo
10

búp/ cây liên tiếp với 3 lần nhắc lại.

3.4.2.2. Các chỉ tiêu về sinh trưởng phát triển của các dòng chè đột biến 2 tuổi
(theo QCVN 744:2011)
- Chiều cao cây (cm/cây):
+ Chiều cao cây đo từ bề mặt đất sát cổ rễ đến bề mặt một khung vuông
đặt nằm ngang trên mặt tán và song song với bề mặt tán.

- Chiều rộng tán (cm/cây): Dùng 2 thước dựng đứng song song hai bên
mép tán đo độ rộng giữa hai thước ta được độ rộng tán chè.
- Đường kính gốc: đo bằng thước panme cách mặt đất 5 cm
- Động thái sinh trưởng của búp là chiều dài của búp trong một khoảng
thời gian nhất định.Trên bề mặt tán của mỗi cây chè chọn 5 búp cố định theo
đường chéo trên tán để đo chiều dài búp. Chiều dài búp được đo từ nách lá nơi
phân cành đến đỉnh sinh trưởng.
- Thời gian hình thành búp đủ tiêu chuẩn hái (ngày): Tính từ khi bật mầm
đến lúc đủ 5 lá thật (vụ xuân) và 4 lá thật (vụ hè).
- Đợt sinh trưởng tự nhiên: Cố định cành chè trên cây chè sinh trưởng tự
nhiên (không thu hái búp), theo dõi các đợt lộc ra trong 1 năm kể từ khi cây bắt
đầu bật mầm đến khi kết thúc sinh trưởng.
- Thời gian bắt đầu sinh trưởng: Từ khi có 10% cành nảy mầm sau đốn.
- Thời gian kết thúc sinh trưởng: Khi cành chè ngừng sinh trưởng.
3.4.2.3. Các chỉ tiêu về năng suất và chất lượng của các dòng chè đột biến 2
tuổi (theo QCVN 744:2011)


×