Tải bản đầy đủ (.docx) (78 trang)

BƯỚC đầu NGHIÊN cứu đặc điểm NÔNG SINH HỌC CỦA một số mẫu GIỐNG HUỆ mưa VỤ HÈ THU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.54 MB, 78 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA NÔNG HỌC
------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:
BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM NÔNG SINH HỌC
CỦA MỘT SỐ MẪU GIỐNG HUỆ MƯA VỤ HÈ THU
NĂM 2016 TẠI GIA LÂM - HÀ NỘI

Người hướng dẫn

: TS. NGUYỄN HẠNH HOA

Bộ môn

: THỰC VẬT

Người thực hiện

: NGUYỄN THỊ NGỌC

Lớp

: KHCTE

Hà Nội - 2017

Khóa : 56



2


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành báo cáo tốt nghiệp này ngoài sự cố gắng nỗ lực hết sức của
bản thân, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ nhiệt tình từ các thầy cô, bạn be
và gia đình.
Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và lời cảm ơn chân thành
tới cô giáo TS. Nguyễn Hạnh Hoa – Bộ môn Thực Vật - Khoa Nông học - Học
Viện Nông nghiệp Việt Nam đã dành nhiều thời gian, tâm huyết, tận tình hướng
dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ, động viên và theo sát tôi về mọi mặt để tôi hoàn thành tốt
đề tài khóa luận này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý Thầy cô trong bộ môn Thực
Vật - Khoa Nông học - Học Viện Nông nghiệp Việt Nam đã quan tâm, giúp đỡ
và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thực hiện để tài.
Tôi cũng xin cảm ơn chân thành đến các thầy cô trong Khoa Nông học –
Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tạo mọi điều kiện cho tôi hoàn thành báo
cáo khóa luận tốt nghiệp.
Lời cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, bạn be đã động
viên, ủng hộ và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài này.
Hà Nội, ngày .... tháng .... năm 2017
Sinh viên

Nguyễn Thị Ngọc


2



MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN........................................................................................................i
MỤC LỤC.............................................................................................................ii
DANH MỤC BẢNG.............................................................................................v
DANH MỤC HÌNH.............................................................................................vi
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT...........................................................................vii
PHẦN I: MỞ ĐẦU................................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề........................................................................................................1
1.2 Mục đích và yêu cầu........................................................................................2
1.2.1Mục đích........................................................................................................2
1.2.2 Yêu cầu.........................................................................................................2
PHẦN II: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU.............................................................3
2.1 Các phương pháp phân loại thực vật...............................................................3
2.1.1 Phương pháp hình thái so sánh.....................................................................3
2.1.2 Phương pháp giải phẫu.................................................................................3
2.1.3 Phương pháp cổ thực vật học.......................................................................3
2.1.4 Phương pháp sinh hóa học...........................................................................4
2.1.5 Phương pháp địa lý học................................................................................4
2.1.6 Phương pháp cá thể phát triển.....................................................................4
2.1.7 Phương pháp miễn dịch...............................................................................4
2.1.8 Phương pháp chuẩn đoán huyết thanh.........................................................4
2.2 Nguồn gốc phân bố, vị trí phân loại và đặc điểm thực vật học của cây huệ mưa
.......................................................................................................................5
2.2.1 Nguồn gốc phân bố và vị trí phân loại.........................................................5
2.2.2 Đặc điểm thực vật học..................................................................................6

3


2.3 Yêu cầu sinh thái, kỹ thuật trồng trọt và chăm sóc huệ mưa...........................8

2.3.1 Yêu cầu sinh thái..........................................................................................8
2.3.2 Kỹ thuật trồng trọt và chăm sóc...................................................................9
2.3.3 Giá trị sử dụng và giá trị kinh tế của cây huệ mưa.....................................10
2.4 Tình hình sản xuất, tiêu thụ hoa cây cảnh trên thế giới và Việt Nam............11
2.4.1 Tình hình sản xuất, tiêu thụ hoa cây cảnh trên thế giới..............................11
2.4.2 Tình hình sản xuất, tiêu thụ hoa có củ tại Việt Nam..................................13
PHẦN III: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......................15
3.1 Đối tượng và vật liệu nghiên cứu..................................................................15
3.1.1 Đối tượng nghiên cứu.................................................................................15
3.1.2 Vật liệu nghiên cứu....................................................................................16
3.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu.................................................................17
3.2.1 Địa điểm.....................................................................................................17
3.2.2 Thời gian....................................................................................................17
3.3 Nội dung nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi...............................................18
3.3.1 Nội dung 1: Khảo sát sự sinh tưởng, phát triển của một số mẫu giống
huệ mưa vụ he thu năm 2016......................................................................18
3.3.2 Nội dung 2: Nghiên cứu đặc điểm thực vật học của các mẫu giống huệ
mưa thu thập được.......................................................................................19
3.4 Phương pháp nghiên cứu...............................................................................21
3.4.1 Phương pháp bố trí thí nghiệm...................................................................21
3.4.2 Phương pháp xử lý số liệu..........................................................................21
PHẦN IV: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN...........................................................22
4.1. Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển của một số mẫu giống hoa
Huệ mưa......................................................................................................22

4


4.1.1 Sự sinh trưởng sinh dưỡng của một số giống Huệ mưa.............................22
4.1.2 Sự sinh trưởng sinh thực của một số giống Huệ mưa...............................34

4.1.3 Đặc điểm hoa của một số giống Huệ mưa.................................................35
4.2 Nghiên cứu một số đặc điểm thực vật học của các mẫu giống huệ mưa thu
thập được.....................................................................................................41
4.2.1 Độ lan rộng và ăn sâu của bộ rễ................................................................41
4.2.2 Đường kính thân hành khi cây ra hoa........................................................43
4.2.3 Đặc điểm hình thái lá của một số mẫu giống Huệ mưa.............................43
4.2.4 Thế lá của các mẫu giống Huệ mưa...........................................................44
4.2.5 Đặc điểm giải phẫu rễ cây Huệ mưa..........................................................45
4.2.6 Đặc điểm cấu tạo giải phẫu lá cây Huệ mưa.............................................47
4.2.7 Một số đặc điểm về hạt phấn của các mẫu giống Huệ mưa.......................49
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ.................................................................51
5.1 Kết luận.........................................................................................................51
5.2 Đề nghị..........................................................................................................52
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................53
PHỤ LỤC............................................................................................................56

5


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Tình hình sản xuất các loài hoa có củ của một số nước trên thế
giới năm 2013.......................................................................................12
Bảng 4.1 Sự phát triển chiều cao cây của một số giống Huệ mưa trong vụ
he thu 2016...........................................................................................23
Bảng 4.2: Sự ra lá mới của một số giống Huệ mưa trong vụ he thu 2016..........26
Bảng 4.3: Sự phát triển kích thước thân hành của một số giống Huệ mưa
trong vụ he thu 2016.............................................................................29
Bảng 4.4: Sự đẻ nhánh của Huệ mưa..................................................................32
Bảng 4.5: Thời gian từ trồng đến khi ra hoa của một số giống Huệ mưa...........34
Bảng 4.6: Đặc điểm hoa của một số giống Huệ mưa..........................................35

Bảng 4.7: Độ lan rộng và ăn sâu của bộ rễ của một sốgiống Huệ mưa...............41
Bảng 4.8: Đường kính thân hành khi cây ra hoa.................................................43
Bảng 4.9: Góc tạo bởi phiến lá và trục thẳng đứng đi qua đỉnh thân hành.........44
Bảng 4.10: Kích thước các phần mô trong cấu tạo giải phẫu của rễ một số
mẫu giống Huệ mưa..............................................................................46
Bảng 4.11: Kích thước các phần mô trong cấu tạo giải phẫu lá một số mẫu
giống Huệ mưa......................................................................................48
Bảng 4.12: Kích thước và tỷ lệ hữu dục của hạt phấn ở các mẫu giống Huệ mưa.......49

6


DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1 Động thái tăng trưởng chiều cao cây của một số giống Huệ mưa vụ
he-thu 2016..............................................................................................24
Hình 4.2. So sánh sự tăng trưởng chiều cao cây của một số giống Huệ mưa.....24
Hình 4.3 Động thái ra lá của một số giống Huệ mưa trong vụ he thu 2016........27
Hình 4.4 So sánh sự tăng trưởng số lá mới của các mẫu giống Huệ mưa...........27
Hình 4.5 Động thái phát triển kích thước thân hành của một số giống huệ mưa.......30
Hình 4.6 So sánh sự tăng trưởng kích thước thân hành của một số giống Huệ mưa.
.................................................................................................................30
Hình 4.7 Động thái đẻ nhánh của một số giống Huệ mưa vụ he thu 2016.........32
Hình 4.8 So sánh sự tăng trưởng số nhánh của một số giống Huệ mưa..............33
Hình 4.9 So sánh chiều dài trục hoa và đường kính hoa của một số mẫu giống
Huệ mưa..................................................................................................35
Hình 4.10:Hình thái hoa của giống T30..............................................................36
Hình 4.11: Hình thái Hoa của giống T40............................................................37
Hình 4.12: Hình thái hoa của giống N29.............................................................37
Hình 4.13: Hình thái hoa của giống N29.............................................................37
Hình 3.14: Hình thái hoa của giống N31.............................................................38

Hình 4.15: Hình thái hoa của giống N35.............................................................38
Hình 4.16: Hình thái hoa của giống G1...............................................................39
Hình 4.17: Hoa của giống G3..............................................................................39
Hình 4.18: Hoa của giống G3..............................................................................39
Hình 4.19: Hoa của giống G4..............................................................................40
Hình 4.21: hoa của giống G8...............................................................................41
Hình 4.22: So sánh sự lan rộng và ăn sâu của bộ rễ của một số giống huệ mưa......42
Hình 4.23: Đặc điểm hình thái lá Huệ mưa.........................................................43
Hình 4.24: góc lá của giống N29 ........................................................................45
Hình 4.25: góc lá của giống N28........................................................................45
Hình 4.26: cấu tạo giải phẫu rễ cây Huệ mưa.....................................................45
Hình 4.27: Cấu tạo giải phẫu lá cây Huệ mưa.....................................................47

7


Hình 4.28: Hạt phấn của dòng G8 ở vật kính 10.................................................50

8


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
VK
CCC
ĐKTH
SL
ĐK
CD
TB
DL


:
:
:
:
:
:
:
:

Vật kính
Chiều cao cây
Đường kính thân hành
Số lượng
Đường kính
Chiều dài
Trung bình
Diệp lục

9


PHẦN I: MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Thiên nhiên đã ban tặng cho con người chúng ta từ rất lâu rồi, các loài hoa
với đủ hương thơm sắc mầu, tạo nên cuộc sống muôn màu và đầy hấp dẫn. Nét
đẹp trong các loài hoa hẳn không ai trong chúng ta có thể phủ nhận chúng, về
màu sắc, kết cấu hoa, hương thơm, độ bền và cái hồn của hoa. Cái đẹp của hoa
hấp dẫn tâm hồn người chơi hoa và giá trị kinh tế của hoa đã thu hút những
người trồng hoa phải say mê đến nó. Và trồng hoa đã trở thành một trong những

lĩnh vực trong nông nghiệp cho hiệu quả kinh tế cao, bởi khi cuộc sống vật chất
được đủ đầy thì nhu cầu về hoa lại càng cao hơn bao giờ hết.
Trên thế giới thì thị trường tiêu thụ hoa hết sức rộng lớn nhưng tập trung
chủ yếu ở những nước công nghiệp phát triển như: Anh, Pháp, Hà Lan, Đức,
Thụy Điển, Ý, Nhật. Ở Việt Nam với sự chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ mô hình
trồng lúa sang mô hình trồng hoa đã đem lại hiệu quả kinh tế cao. Trong những
năm gần đây, ngành trồng hoa mới thực sự khởi sắc, dành được nhiều sự quan
tâm đầu tư của các công ty lớn trong và ngoài nước. Ngành sản xuất và kinh
doanh hoa được đặc biệt quan tâm, hoa không chỉ dùng trong các ngày lễ, tết mà
còn thường xuyên có mặt trong đời sống hằng ngày của mỗi người dân đặc biệt
là ở các thành phố lớn.
Huệ mưa, một loài hoa mộc mạc, không kiêu sa, không kiểu cách nhưng
sức sống và vẻ đẹp của nó thì không tầm thường chút nào. Huệ mưa đúng với
cái tên của nó, hiên ngang trước mưa gió bão bùng và mạnh mẽ vươn lên sau
những cơn mưa, rực rỡ và hương thơm nhẹ nhàng mà quyến rũ hơn bao giờ hết.
Càng nhìn, càng ngắm thì lại càng yêu. Huệ mưa là loài cây lâu năm, lá màu
xanh và mỏng, thân hành, hoa có nhiều màu sắc thường được trồng để trang trí,
trồng trong nhà, văn phòng, làm viền cho các lối đi, trang trí sân vườn ngoại
thất... Huệ mưa không bền, nở đẹp nhất chỉ có một ngày nhưng bù lại, nó lại bền

10


bỉ và có sức sống mãnh liệt. Có khi người ta bỏ quên, không hề chú ý đến nó,
cũng không biết nó có tồn tại hay không. Rồi một ngày, huệ mưa bung cánh rực
rỡ khoe sắc.
Xuất phát từ những thực tế trên và tiếp cận với vấn đề chọn tạo giống hoa
cây cảnh và nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người về cái đẹp
cũng như sự yêu thích về hoa cây cảnh, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài:
“Bước đầu nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của một số mẫu giống huệ

mưa vụ hè thu năm 2016 tại Gia Lâm – Hà Nội”.
1.2 Mục đích và yêu cầu
1.2.1 Mục đích
Xác định được ưu, nhược điểm của từng mẫu giống huệ mưa trong thời
gian thí nghiệm từ việc nghiên cứu đặc điểm nông sinh học.
1.2.2 Yêu cầu
Tìm hiểu đặc điểm thực vật học, yêu cầu sinh thái, theo dõi đặc điểm sinh
trưởng phát triển, tình hình sâu bệnh hại của từng mẫu giống Huệ mưa trong thời
gian thí nghiệm.

11


PHẦN II: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1 Các phương pháp phân loại thực vật
Có rất nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau trong phân loại thực vật
kể cả việc sử dụng các kỹ thuật đơn giản đến các phương tiện thiết bị tối tân.
Các phương pháp chính dùng trong phân loại học bao gồm các phương pháp
hình thái so sánh, giải phẩu, sinh lý sinh hóa, địa lý, miễn dịch...
2.1.1 Phương pháp hình thái so sánh
Dựa vào đặc điểm hình thái, nhất là hình thái cơ quan sinh sản. Những
thực vật càng gần nhau thì cáng có nhiều đặc điểm hình thái giống nhau. Hiện
nay, ngoài những đặc điểm hình thái bên ngoài, người ta còn dùng cả những đặc
điểm vi hình thái (micromorphologie), tức là hình thái cấu trúc của tế bào, của
mô, kể cả cấu trúc siêu hiển vi, để phân loại. Ðây là phương pháp được sử dụng
chủ yếu.
2.1.2 Phương pháp giải phẫu
Phương pháp này bắt đầu được dùng từ thế kỷ XIX do sự phát triển và
hoàn thiện của kính hiển vi. Ðây là phương pháp chính xác và khách quan cho
phép xác lập mối quan hệ thân cận không những của các nhóm lớn (như lớp, bộ,

họ) mà còn cả các nhóm nhỏ (giống, loài...) và quan hệ chủng loại. Ví dụ: cây 2
lá mầm phân biệt với cây 1 lá mầm bởi cấu tạo và sự sắp xếp của mô dẫn truyền
trong thân.
Phương pháp này bổ sung thêm cho phương pháp hình thái so sánh.
2.1.3 Phương pháp cổ thực vật học
Dựa vào các mẫu hóa đá của thực vật để tìm quan hệ thân thuộc và nguồn
gốc của các nhóm mà các khâu trung gian hiện nay không còn nữa.
Những nghiên cứu về bào tử và phấn hoa, đặc biệt di tích của phấn hoa
trong các thời đại địa chất đã giúp xác định thành công quan hệ họ hàng của một

12


số thực vật và góp phần vào việc xây dựng hệ thống chủng loại phát sinh.
2.1.4 Phương pháp sinh hóa học
Các loài gần nhau thường chứa những hợp chất hoá học giống nhau: các
loài thuốc lá chứa nicotin, các loài họ Hoa môi chứa tinh dầu... Phương pháp này
có ý nghĩa thực tiển rất lớn, nó cho ta hướng tìm những hợp chất cần thiết trong
các loài gần gũi nhau.
2.1.5 Phương pháp địa lý học
Mỗi giống, mỗi loài thực vật trên thế giới đều có một khu phân bố nhất
định. Nghiên cứu khu phân bố của thực vật người ta có thể xác định được quan
hệ thân thuộc.
2.1.6 Phương pháp cá thể phát triển
Dựa trên cơ sở của qui luật phát triển cá thể: trong quá trình phát triển,
mỗi cá thể đều lặp lại những giai đoạn (những hình thức) chủ yếu mà tổ tiên nó
đã trãi qua. Theo dõi quá trình phát triển lịch sử của cây để xét đoán quan hệ
nguồn gốc của nó.
2.1.7 Phương pháp miễn dịch
Tính miễn dịch là tính không cảm thụ của cơ thể đối với một bệnh này

hay một bệnh khác. Tính miễn dịch ở một mức nào đó được kế thừa ở các thế hệ
và là đặc điểm của một họ hay một giống nhất định.
2.1.8 Phương pháp chuẩn đoán huyết thanh
Dựa trên phản ứng máu của những động vật máu nóng đối với những chất
ngoại lai. Kết quả thu được của những phản ứng giống nhau trên cơ thể một
động vật nào đó cho phép ta xác định mối quan hệ thân thuộc của các loài thực
vật thử nghiệm. Ví dụ: lấy dịch chiết của hai loài thực vật a và b cho vào máu của
cùng một loài động vật đem thí nghiệm, kết quả đều cho phản ứng máu giống nhau,
từ đó có thể suy ra hai loài a và b nói trên có quan hệ gần gũi với nhau.

13


Cùng với sự phát triển của khoa học, ngày càng có nhiều phương pháp
nghiên cứu mới, trong đó phải kể đến phương pháp tế bào học bao gồm cả
phương pháp di truyền: sử dụng hình thái và số lượng thể nhiễm sắc của tế bào,
hiện tượng đa bội thể, di truyền quần thể... đang được sử dụng rộng rãi vào Phân
loại học và mang lại những dẫn liệu chính xác và đáng tin cậy hơn.
Tuy nhiên, việc nghiên cứu phân loại không thể chỉ dựa vào một hai
phương pháp, mà phải dùng nhiều phương pháp khác nhau để giải quyết, như
vậy những kết luận mới thỏa đáng và gần với chân lý.
2.2 Nguồn gốc phân bố, vị trí phân loại và đặc điểm thực
vật học của cây huệ mưa
2.2.1 Nguồn gốc phân bố và vị trí phân loại
Huệ mưa gồm những loài cây hoa có củ thực vật thuộc 1 số chi như
Habranthus, Cooperia, Zephyzanthe, trong đó nhiều loài thuộc chi
Zephyzanthes, thuộc họ thủy tiên (Amaryllidaceae), và được trồng rộng rãi làm
cây cảnh. Chi Zephyzanthes được phát hiện bởi William Herbert (1821) với
khoảng 40 loài có nguồn gốc ở Nam Mỹ và được trồng rộng rãi làm cây cảnh.
Ngày nay số lượng loài trong chi Zephyzanthes đã được công nhận với hơn 70

loài, cũng như nhiều loài lai (Marbberly, DJ 1978; Hutchinson, 2003).
Meerow et al. (1952) cho rằng chi Zephyzanthes có nguồn gốc ở châu Mỹ,
sau đó được trồng rộng rãi và trở thành cây nhập tịch tại các vùng nhiệt đới trên
khắp thế giới. Một số loài đã tự nhiên hóa ở những nơi khác nhau như Hawaii,
Indonesia, Thái Lan. Trên thế giới, hoa huệ mưa được trồng ở nhiều nước như:
Mexico, Mỹ, Cuba, Thái Lan, Indonesia, Nhật Bản… Dưới đây là một số loài
hoa huệ mưa điển hình:
Zephyzanthes atamasca có màu trắng, thường biết đến với tên gọi chung
như Atamasco lily, Rain lily, Zephyr lily có nguồn gốc ở miền Trung Florida,
North Florida và miền đông nam Hoa Kỳ.

14


Zephyzanthes candida thường được gọi chung là huệ tiên trắng( White
Fairy lily), huệ mưa trắng( White Rain Lily) hoặc huệ tây trắng( White Zephyr
Lily), có nguồn gốc ở Argentina và Uruguay, chúng thường được tìm thấy nhiều
ở ven sông và các vùng đầm lầy.
Zephyzanthes citrine thường được gọi chung là Yellow Rain Lily; Yellow
Fairy Lily; Yellow Zephyr Lily, có nguồn gốc ở bán đảo Yucatan ở Mexico.
Zephyzanthes drummondii hoa có màu trắng, thường được biết đến với
tên goi Rain Lily drummondii, Giant Prarie Lily có nguồn gốc ở Texas và
Mexico.
Zephyzanthes flavissima thường được gọi chung là Yellow Rain Lily có
nguồn gốc ở miền nam Bzazil đến đông bắc Argentina.
Zephyzanthes grandifloria thường được gọi Pink Rain Lily có nguồn gốc
ở Trung Mỹ.
Zephyzanthes guatemalensis có nguồn gốc ở Guatemala.
Zephyzanthes lindleyana có nguồn gốc ở miền đông Sierra Madre,
Mexico.

Zephyzanthes minima có nguồn gốc từ Argentina, Bolivia( phân bố ở độ
cao lên tới 2600m), Uruguay, Paraguay và Bzazil.
Zephyzanthes straub có nguồn gốc ở miền đông nam Texas và phía đông
bắc Mexico.
Tại Việt Nam, hoa huệ mưa được biết đến với bốn loài là Zephyzanthes
rosea(Spreng. )Lindl.; Zephyzanthes carinata Herb.; Zephyzanthes ajax Hort. và
Zephyzanthes atamasco Herb. (theo Trần Hợp, 2000).
2.2.2 Đặc điểm thực vật học
- Củ: Có dạng hình tròn đều( hình cầu) hoặc tròn hơi dẹt hoặc hình bầu
dục hoặc hình bầu dục dài, các lớp trong của củ có màu trắng ngà hay màu xanh
non, giòn và mọng nước. Lớp ngoài cùng có màu nâu hay còn gọi là lớp áo bảo
vệ phần trong củ.

15


- Rễ: Thuộc loại rễ chùm, có màu vàng xám hoặc xám nâu nhạt, dạng sợi.
Rễ hoa huệ mưa có thể trữ dự trữ được nước nên cây có khả năng chịu được
hạn.
- Lá: Lá huệ mưa là lá đơn, mọc vòng, có màu xanh nhưng độ đậm nhạt
của các lá là khác nhau ở các dòng, giống. Lá có gân song song, mép nguyên với
nhiều hình dạng khác nhau: hình dải, hình kiếm, hình mũi mác, hơi khum thành
long máng.
- Hoa: Hoa nhỏ lưỡng tính, bao hoa đều, hình phễu mọc hướng thẳng lên.
Màu sắc hoa biến đổi từ khoảng trắng sang vàng và hồng ở các loài khác nhau.
Khi nở, sáu cánh hoa( ở một số loài có thể có 8 cánh hoặc nhiều hơn) có thể là
hình khum khum nhưng cũng có thể mở phẳng rộng hơn. Sáu cánh hoa chia
thành 2 lớp: lớp trong và lớp ngoài, mỗi lớp có 3 cánh và xếp đều đặn thành 2
vòng. Có những loài từ gốc cánh hoa hơi dính nhau thành một ống ngắn, có
những loài gốc cánh hoa không dính với nhau. Một số loài có thể cho hoa có

mùi hương dịu. Những bông hoa khi nở thường chỉ kéo dài trong khoảng một
đến hai ngày rồi tàn.
Các dòng, giống hoa huệ mưa thường nở hoa vào đầu he và kéo dài sang
đến mùa thu. Hoa thường nở vào một vài ngày sau mưa bão, nên vì vậy mà nó
thường được mệnh danh với cái tên phổ biến là huệ mưa hay lan báo vũ( Rain
lily). Hầu hết các dòng, giống hoa thường nở hoa một cách đồng loạt ở các giai
đoạn và trên mỗi cây chỉ có từ một đến hai hoa nở cùng thời điểm. Một trong
những dòng, giống hoa huệ mưa có thời gian nở kéo dài nhất là Z. primulima,
hoa nở từ tháng tư kéo dài đến tháng mười. Nhưng cũng có dòng, giống hoa chỉ
nở vào mùa xuân như Z. morisclintae.
Hầu hết các dòng, giống hoa huệ mưa được trồng sẽ khó nở hoa khi gặp
khí hậu, thời tiết khô hạn kéo dài, độ ẩm thấp.

16


- Nhị, nhụy và bao phấn: Có 6 chỉ nhị tương ứng với số cánh hoa, chỉ nhị
đính ở họng ống hoa hoặc dính từ họng ống hoa vào các gốc cánh. Vòi nhụy dài,
mảnh đầu nhụy chia 3 thùy rõ rệt. Bao phấn có 2 ô, hình trụ dài màu vàng.
- Quả: Quả nang mở 3 mảnh, mỗi mảnh gồm nhiều ô hạt xếp chồng lên
nhau. Vỏ quả khi chin chuyển từ xanh sang vàng nâu rồi tự tách ra.
- Hạt: hạt nhiều, dẹp, màu đen, nội nhũ bao lấy phôi nhỏ.
2.3 Yêu cầu sinh thái, kỹ thuật trồng trọt và chăm sóc
huệ mưa
2.3.1 Yêu cầu sinh thái
Điều kiện môi trường tác động đến sự sinh trưởng của cây hoa huệ mưa
bao gồm: khí hậu (ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm), thổ nhưỡng, yếu tố sinh vật tác
động. Về mặt sinh lý học, huệ mưa phản ứng mạnh với tác động của điều kiện
ngoại cảnh:
- Nhiệt độ: Hoa huệ mưa có nguồn gốc từ Trung và Nam Mỹ nên nhiệt độ

cao vào mùa he cũng không ảnh hưởng nhiều đến sinh trưởng, phát triển của
cây. Tuy nhiên nếu nhiệt độ quá cao thì nên chuyển cây vào bóng mát. Nếu trồng
ngoài trời thì dùng lưới đen che phủ. Nhiệt độ thích hợp ban ngày từ 20-28 oC,
ban đêm 13-17oC, dưới 5oC và trên 30oC cây sinh trưởng kém, hoa dễ bị mù.
Giai đoạn nhiệt độ thấp có lợi cho sự sinh trưởng của rễ và sự phân hóa hoa.
Nhiệt độ thích hợp cho sự ra rễ là 16-17 oC, cho sự ra hoa và sinh trưởng của nụ
hoa là 21oC - 23oC (Vũ Thị Hoài Anh, 2008).
- Ánh sáng: Huệ mưa là cây ưa cường độ ánh sáng trung bình, khoảng 7080% ánh sáng tự nhiên là tốt nhất, đặc biệt là cây con. Cường độ ánh sáng thích
hợp là từ 13000-15000 lux, nhất là giai đoạn cây cao 20-30cm.
- Nước: Nước ảnh hưởng trực tiếp đến sinh trưởng, phát dục của cây. Thời
kì đầu cây cần lượng nước lớn do bộ rễ chưa ổn định và đảm bảo đủ nước dự trữ
và khả năng hút nước. Nhiều nước dễ làm củ huệ mưa bị thôi, rụng lá và nụ hoa.

17


Cho nên khi cây ra hoa thì cẩn giảm lượng nước. Độ ẩm đất thích hợp nhất là
khoảng 70-85%, nếu độ ẩm biến động lớn dễ dẫn đến hiện tượng thối củ hoặc
cháy lá. Ngoài ra, huệ mưa cũng được biết đến như các loài cây có củ khác,
thích nghi với điều kiện hạn hán bằng cách chuyển từ quá trình sinh trưởng sinh
dưỡng sang quá trình sinh trưởng sinh thực. Lá cây sẽ mọc trở lại khi điều kiện
ngoại cảnh phù hợp.
- Đất: Huệ mưa có thể trồng trên nhiều loại đất, chịu được hầu hết các
điều kiện đất đai nên thường thấy huệ mưa không cần mất quá nhiều công chăm
sóc. Nhưng đất có thành phần cơ giới nhẹ như đất cát pha dễ ngấm và thoát
nước, giàu mùn là tốt nhất, đất nên tơi xốp, thoáng khí, không chứa mầm bệnh
( Vũ Thị Hoài Anh, 2008).
- Sâu bệnh hại: Huệ mưa là cây có ít sâu bệnh hại. Củ và các bộ phận
khác của huệ mưa chứa các alkaloid độc, lycorine, và các thành phần khác có
thể gây nôn mửa, tiêu chảy, co giật và đôi khi tử vong ở người và các động vật

khác. Mặc dù củ huệ mưa được coi là có độc tính thấp, nhưng người trồng cũng
nên cẩn thận với tiềm năng độc hại của chi Zephyzanthes, đặc biệt không nên để
trẻ nhỏ hoặc vật nuôi tiếp xúc với các bộ phận của cây huệ mưa. Tuy nhiên cũng
chính vì có những chất độc tố đó trên các cây trưởng thành, nó lại có tác dụng
hữu ích để giúp xua đuổi một số loại côn trùng, động vật ăn lá như: ốc sên, sâu
xanh bướm trắng … . Ngoài ra, huệ mưa hồng còn dễ bị rệp, chúng cũng dễ bị
tổn thương bởi nấm kí sinh Botrytis cinerea (Edwarf F. Gilman, 1999).
2.3.2 Kỹ thuật trồng trọt và chăm sóc
- Ánh sáng: Huệ mưa là cây ưa bóng, cần ánh sáng tỏa nhẹ, kỵ nắng gắt
chiếu trực tiếp. Nếu ánh sáng quá mạnh có thể làm cho lá cây trở nên khô vàng,
thậm trí chết khô. Bố trí trồng cây tại nơi có ánh sáng nhẹ hoặc ánh sáng tán xạ.
Nếu trồng tại nơi có ánh sáng mạnh, phải có lưới che phủ.
- Nhiệt độ: Ưa ấm áp, nhưng có thể chịu rét, nhiệt độ phù hợp cho phát
triển là khoảng15oC

18


- Nước: là loài cây cảnh ưa ẩm ướt, có yêu cầu tương đối cao đối với độ
ẩm không khí, cần thường xuyên phun bụi nước ở xung quanh, Trong mùa phát
triển cần thường xuyên tưới nước, nhưng không được để nước bị ứ đọng, vì như
vậy sẽ khiến gốc cây bị thối rữa.
- Đất: Thuộc loài thực vật ưa đất chứa canxi, nên trồng bằng loại đất cát
chứa vôi tơi xốp, đất thoát nước tốt, màu mỡ.
- Phân bón: Cứ khoảng 3-4 tuần bón phân một lần là đủ, nếu mầm phát
triển không được tốt có thể bón thêm khoảng 1 – 2 lần phân đạm.
* Phương pháp nhân giống huệ mưa
- Chủ yếu nhân giống bằng cách tách gốc. Vào mùa xuân, chọn những củ
mới chưa ra mầm đồng thời kết hợp với việc thay chậu. Chỉ cần đào gốc ở trong
chậu ra, lấy đi hết những phần đất cũ còn bám lại, chia gốc lớn đó thành nhiều

cụm gốc nhỏ, trồng vào những chậu khác nhau là được.
-Cách gieo hạt:
+ Hạt giống huệ mưa nên được gieo trong khay ươm trước khi chuyển ra
vườn hoặc chậu. Có thể gieo hạt trên đất xơ dừa, hoặc cát sạch. Để khay ươm ở
nơi có ánh sáng, nhưng không quá gắt. Có thể là ở ban công nhà. Chú ý mang
khay vào nhà, hoặc che đậy cẩn thận vào buổi tối để tránh bị chuột hoặc côn
trùng phá hoại.
+ Sau khoảng 2-4 tuần hạt sẽ nảy mầm. Khi cây được khoảng 4 lá thật,
các bạn có thể chuyển ra chậu để trồng, hoặc trồng ở ngoài vườn. Chú ý: trong
giai đoạn này, cây vẫn còn khá yếu, nên che chắn cho cây mỗi khi có mưa bão.
Tưới nước đều đặn hàng ngày. Không tưới quá đậm.
2.3.3 Giá trị sử dụng và giá trị kinh tế của cây huệ mưa
-Giá trị trang trí cảnh quan :
Hiện nay, Huệ mưa đang được người tiêu dùng ưa chuộng hơn cả và được
sử dụng làm hoa trong thiết kế cảnh quan. Cây hoa huệ mưa thích hợp với trồng
chậu, trồng thành bồn thảm, trồng viền, trồng thành bụi trong cảnh quan sân vườn.

19


- Giá trị biệt dược :
Huệ mưa không chỉ có vẻ đẹp quý phái, hương thơm dịu mát mà nó còn là
cây thuốc, có vị đắng, tính hàn, có tác dụng giải độc, tiêu viêm, hoạt huyết,
lương huyết. Ở Vân Nam (Trung Quốc), Huệ mưa được dùng để trị mụn nhọt, ghẻ
lở, đòn ngã sưng, rắn độc cắn, thổ huyết, băng huyết. Ở Việt Nam, Huệ mưa được
dùng để trị rụng tóc, giảm ho, trị sốt (Võ Văn Chi, 1999 ; Đỗ Tất Lợi, 2003).

- Giá trị kinh tế:
Huệ mưa được đánh giá cao trong sản xuất kinh tế nông nghiệp vì cây cho
hoa có màu sắc đẹp, đa dạng nên rất dễ tiêu thụ. Và vậy, Huệ mưa cũng là loại

cây có vị trí rất quan trọng trong nghề trồng hoa thương mại với mục đích dùng
làm hoa trồng thảm cảnh quan hoặc hoa trồng chậu
2.4 Tình hình sản xuất, tiêu thụ hoa cây cảnh trên thế
giới và Việt Nam.
2.4.1 Tình hình sản xuất, tiêu thụ hoa cây cảnh trên thế giới
2.4.1.1 Tình hình sản xuất, tiêu thụ hoa cây cảnh.
Sản xuất và kinh doanh hoa cây cảnh trên thế giới ngày càng phát triển
một cách mạnh mẽ và trở thành một ngành thương mại cao. Sản xuất hoa mang
lại lợi ích to lơn cho nền kinh tế của các nước trồng hoa cây cảnh, trong đó có
các nước châu Á. Diện tích trồng hoa trên thế giới là 1.100.000 ha. Trong đó
châu Á chiếm khoảng 80% diện tích, châu Âu 8%, châu Mỹ 10%, riêng châu Phi
với diện tích còn khiêm tốn chiếm 2%. Năm nước dẫn đầu về diện tích trồng hoa
là Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ, Nhật Bản và Hà Lan. Các thị trường xuất nhập khẩu
hoa lớn bao gồm: Tây Âu, Bắc Mỹ, Nhật Bản, … trong đó thị trường Nhật Bản
tăng mạnh nhất, thị trường Tây Âu đang bão hòa, thị trường châu Á tăng do thu
nhập của người dân ngày càng tăng.

20


Theo số liệu thống kê của WTO, sản lượng sản xuất hoa xuất khẩu năm
2006 chiếm hơn 13,362 tỷ USD, trong đó hoa cắt cành là 6,12 tỷ USD, hoa chậu
và hoa trồng thảm là 5,79 tỷ USD, loại dùng để trang trí là 893 triệu USD và các
loại hoa khác là 559 triệu USD (Lê Thị Thu Hương, 2009).

21


Bảng 2.1. Tình hình sản xuất các loài hoa có củ của một số nước trên thế
giới năm 2013

STT

Tên Quốc gia

1
2

Hà Lan
Anh

3

Pháp

4
5
6
7

Trung Quốc
Hoa Kỳ
Nhật Bản
Israel

8

Ba Lan

9
10

11
12
13
14
15
16
Tổng số

New Zealand
Chile
Nam Phi
Bzazil
Đức
Bỉ
Đan Mạch
Argentina

Diện
Loài cây có củ
tích (ha)
20.921 Tulip, Lily
4.660 Tulip, Thủy tiên, Lay ơn
Lily, Tulip, Iris, Lay ơn, Thủy tiên,
1.289
Thược dược
1.281 Thủy tiên, Tulip, Lily
995 Thủy tiên, Tulip, Lily, Lay ơn, Iris
883 Lily, Tulip, Lay ơn
456 Thủy tiên, Mao lương
Lily, Tulip, Lay ơn, Thủy tiên, Thược

335
dược
258 Tulip, Lily, Chi Vân Môn, Iris. Freesia
240 Lily, Tulip
200 Lan Huệ, Nerine, Lily, Tulip
200 Lay ơn, Lan Huệ
190 Tulip, Lay ơn, Thủy tiên
185 Thu hải đường, Lily
60 Tulip, Thủy tiên
47 Lay ơn, Tulip
32.153

Nguồn: JCM Buschman, International Flower Bulb Center,
PO Box 172 2180 AD Hillegom
Ngành trồng hoa trên thế giới đang có những chuyển biến mạnh mẽ với sự
mở rộng sản xuất hoa trồng thảm và hoa trồng chậu. Theo số liệu của Trung tâm
thương mại thì tổng lượng hoa tiêu thụ cắt chiếm 60%, hoa chậu, hoa thảm 30%
và các loại cây trang trí khác 10%. Các nước xuất khẩu hoa thảm, hoa chậu lớn
nhất thế giới là Hà Lan, Đan Mạch và Bỉ. (Trần Hoài Hương, 2008)
2.4.1.2 Tình hình sản xuất, tiêu thụ các loài hoa có củ.
Trên thế giới các loài hoa có củ được trồng ở nhiều nước và đang được sử
dụng dưới 2 dạng chính là trồng chậu và cắt cành. Hà Lan, Israel, Columbia và

22


Ecuador là các nước xuất khẩu hoa có củ lớn nhất thế giới, sản xuất khoảng 60%
nguồn cung của thế giới và củ hoa được sản xuất trên 22.000 ha đất. Hà Lan đã
sử dụng 103ha nhà kính để sản xuất, chiếm khoảng 1/3 diện tích trồng hoa của
cả nước để sản xuất Lan Huệ. Bên cạnh đó, các nước sản xuất các loài hoa có củ

mới như Guatemala, Chile, Uganda, Ấn Độ và Việt Nam cũng đang bắt đầu phát
triển. Bên cạnh đó, các nước sản xuất các loài hoa có củ mới như Guatemala,
Chile, Uganda, Ấn Độ và Việt Nam cũng đang bắt đầu phát triển. ( Nguyễn Thị
Kim Lý, 2009)
Hiện nay, việc sản xuất, nhập khẩu và tiêu thụ các loài hoa có củ chủ yếu
là tulip, lily, lan huệ, lay ơn, thủy tiên và một số loài hoa có củ khác.
2.4.2 Tình hình sản xuất, tiêu thụ hoa có củ tại Việt Nam
Việt Nam là đất nước có điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng thuận lợi thích
hợp cho nhiều loài hoa cây cảnh. Hiên nay, nước ta đang sở hữu một nguồn tài
nguyên hoa rất đa dạng, từ các loại hoa xứ nhiệt đới được trồng ở các vùng đồng
bằng đến hoa ôn đới được trồng trên các cao nguyên như Lâm Đồng, Pleiku và
các vùng núi như Sapa, Hoàng Liên Sơn, … Với tổng diện tích trồng hoa cây
cảnh khoảng 3500ha được phân bố tập trung ở ba vùng: miền Bắc (Hà nội, Vĩnh
Phúc, Lào cai, Sapa, Văn Giang-Hưng Yên, …), ngoại thành thành phố Hồ Chí
Minh và Lâm Đồng – Đà Lạt. (Đào Thanh Vân, 2007)
Sản xuất và tiêu thụ hoa cây cảnh đã phát triển mạnh trong những năm
gần đây. Tuy nhiên, hiệu quả sản xuất của ngành vẫn còn nhiều hạn chế do
thiếu kênh phân phối, tiêu thụ sản phẩm. So với năm 1995, diện tích trồng hoa,
cây cảnh năm 2013 đã tăng gần 5 lần, sản lượng tăng gần 27 lần. Xuất khẩu
xấp xỉ 40 triệu USD, thu nhập của người nông dân cũng tăng gần 5 lần. (Hữu
Vinh, 2013)
Ngoài thị trường sản xuất các loài hoa truyền thống như: cúc, hồng, cẩm
chướng .. thì hiện nay Việt Nam đang bước đầu sản xuất một số loài hoa có củ

23


×