Tải bản đầy đủ (.docx) (91 trang)

Đánh giá khả năng sinh trưởng và phát triển của một số giống lạc trong diều kiện không tưới nước, vụ hè thu năm 2016 tại gia lâm hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.21 MB, 91 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA NÔNG HỌC
---------------***---------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:
ĐÁNH GIÁ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA
MỘT SỐ GIỐNG LẠC TRONG ĐIỀU KIỆN KHÔNG
TƯỚI NƯỚC, VỤ HÈ THU NĂM 2016
TẠI GIA LÂM – HÀ NỘI

Người hướng dẫn

:

Th.S NGUYỄN THỊ PHƯƠNG

DUNG
Bộ môn

:

Người thực hiện
Lớp

SINH LÝ THỰC VẬT
:

:


LÊ THỊ THÚY

K58 – CGCTA

Khóa: 58


0983772100

Hà Nội , 2017

2


0983772100

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình thực tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp, ngoài
sự nỗ lực cố gắng, phấn đấu của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt
tình của nhiều tập thể và cá nhân.
Trước hết tôi xin bày tỏ lời cảm ơn đến Ban chủ nhiệm khoa cùng các
quý thầy, cô trong khoa Nông học, đặc biệt các thầy cô trong bộ môn Sinh lý
thực vật đã tạo điều kiện giúp đỡ và có nhiều ý kiến quý báu giúp tôi xây dựng
và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới ThS. Nguyễn Thị Phương
Dung đã tận tâm hướng dẫn và giúp đỡ trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn
thành khóa luận tốt nghiệp.
Qua đây tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các cán bộ công nhân viên
của Bộ môn Sinh lý thực vật đã giúp đỡ và chia sẻ nhiều kinh nghiệm quý báu
đồng thời tạo nhiều điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.

Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc,chân thành tới gia đình, bạn
bè đã động viên giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày … tháng …năm 2016
Sinh viên

LÊ THỊ THÚY


0983772100

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN........................................................................................................i
MỤC LỤC.............................................................................................................ii
DANH MỤC BẢNG.............................................................................................v
DANH MỤC ĐỒ THỊ, HÌNH..............................................................................vi
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT...........................................................................vii
PHẦN I MỞ ĐẦU.................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề.......................................................................................................1
1.2. Mục đích và yêu cầu.......................................................................................2
1.2.1 Mục đích.......................................................................................................2
1.2.2 Yêu cầu.........................................................................................................2
PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU.....................................................................3
2.1. Tình hình sản xuất lạc trên thế giới và ở Việt Nam........................................3
2.1.1. Tình hình sản xuất lạc trên thế giới.............................................................3
2.2 Một số kết quả nghiên cứu về giống lạc trên thế giới và ở Việt Nam...........10
2.2.1 Một số kết quả nghiên cứu về giống lạc trên thế giới................................10
2.2.2 Một số kết quả nghiên cứu về giống lạc ở Việt Nam.................................12
2.2 Nghiên cứu về ảnh hưởng của hạn đối với cây trồng....................................17
2.2.1 Tác hại của hạn đối với sinh trưởng và phát triển của cây trồng................17

2.2.2 Ảnh hưởng của hạn đến sinh trưởng và phát triển của cây lạc...................18
2.3. Cơ sở sinh lý, sinh hóa và di truyền của tính chịu hạn ở thực vật................19
2.3.1 Cơ sở sinh lý của tính chịu hạn..................................................................19
2.3.2 Cơ sở sinh hóa và di truyền của tính chịu hạn............................................20
2.4 Các cơ chế chịu hạn của cây trồng................................................................22
2.4.1 Trốn hạn......................................................................................................22
2.4.2 Tránh hạn....................................................................................................23
2.4.3 Chịu hạn.....................................................................................................23


0983772100

2.5 Yêu cầu đất - dinh dưỡng của cây lạc...........................................................24
2.5.1 Đất trồng lạc...............................................................................................24
2.5.2 Yêu cầu dinh dưỡng của cây lạc.................................................................25
PHẦN III NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...........................27
3.1 Đối tượng và vật liệu nghiên cứu..................................................................27
3.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu.................................................................28
3.3 Quy trình kĩ thuật canh tác............................................................................28
3.3.1 Làm đất.......................................................................................................28
3.3.2 Bón phân.....................................................................................................28
3.3.3 Chăm sóc....................................................................................................28
3.4 Nội dung và phương pháp nghiên cứu..........................................................29
3.4.1 Bố trí thí nghiệm.........................................................................................29
2.4.2 Chỉ tiêu theo dõi và phương pháp theo dõi................................................29
2.4.3 Phương pháp xử lý số liệu..........................................................................32
PHẦN IV. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN...........................................................33
4.1 Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của các giống lạc thí nghiệm................33
4.1.1 Thời gian và tỷ lệ mọc mầm của các giống lạc thí nghiệm........................33
4.1.2 Thời gian sinh trưởng của các giống lạc thí nghiệm..................................35

4.1.3 Động thái tăng trưởng chiều cao thân chính của các giống lạc thí nghiệm......37
4.1.4. Động thái tăng trưởng chiều dài cành cấp 1..............................................41
4.1.5. Động thái ra lá trên thân chính..................................................................43
4.1.6 Động thái ra hoa của các giống lạc thí nghiệm..........................................45
4.2 Một số chỉ tiêu về sinh lý của các giống lạc thí nghiệm...............................50
4.2.1 Diện tích lá và chỉ số diện tích lá (LAI) của các giống lạc thí nghiệm......50
4.2.2 Chỉ số SPAD của các dòng, giống lạc thí nghiệm......................................52
4.2.3 Khả năng tích lũy chất khô của các giống..................................................54
4.2.4. Khối lượng rễ khô và tỷ lệ khối lượng rễ/ toàn cây (R/TC)......................56
4.2.5 Khả năng hình thành nốt sần của các giống lạc thí nghiệm.......................58


0983772100

4.3 Mức độ nhiễm sâu bệnh của các giống.........................................................60
4.4 Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất................................................62
4.4.1 Các yếu tố cấu thành năng suất..................................................................62
4.1.2 Năng suất của các giống lạc thí nghiệm………………………………....65
4.5. Một số đặc điểm hình thái của các giống.....................................................67
PHẦN V KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ.................................................................70
5.1 Kết luận.........................................................................................................70
5.2. Đề nghị.........................................................................................................71
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................72


0983772100

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Diện tích, năng suất, sản lượng lạc trên thế giới giai đoạn 2002-2013.......4
Bảng 2.2: Diện tích, năng suất, sản lượng lạc ở một số quốc gia trên thế giới

năm 2011 - 2013....................................................................................5
Bảng 2.3 Diện tích, năng suất, sản lượng lạc ở Việt Nam giai đoạn 2002 - 2013.......7
Bảng 2.4 : Diện tích, năng suất và sản lượng lạc phân theo địa phương..............9
Bảng 4.1: Thời gian và tỷ lệ mọc mầm của các giống lạc thí nghiệm................34
Bảng 4.2: Thời gian sinh trưởng của các giống lạc thí nghiệm...........................36
Bảng 4.3: Động thái tăng trưởng chiều cao thân chính của các dòng, giống
lạc thí nghiệm......................................................................................40
Bảng 4.4: Động thái tăng trưởng chiều dài cành cấp 1 của các giống lạc...........42
Bảng 4.5: Động thái ra lá trên thân chính............................................................44
Bảng 4.6 Động thái ra hoa của các giống lạc thí nghiệm....................................48
Bảng 4.7: Diện tích lá và chỉ số diện tích lá(LAI) của các giống lạc thí nghiệm......51
Bảng 4.8: Chỉ số diệp lục (SPAD) của các giống lạc thí nghiệm........................53
Bảng 4.9: Khả năng tích lũy chất khô của các giống lạc thí nghiệm..................55
Bảng 4.10 Khối lượng rễ khô và tỷ lệ khối lượng rễ/ toàn cây (R/TC)...............57
Bảng 4.11 Số lượng và khối lượng nốt sần của các giống lạc thí nghiệm..........59
Bảng 4.12: Mức độ nhiễm sâu, bệnh của các giống lạc thí nghiệm....................61
Bảng 4.13 Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất.....................................63
Bảng 4.14: Năng suất của các giống lạc thí nghiệm...........................................65
Bảng 4.15 Đặc điểm hình thái của các giống lạc thí nghiệm..............................68


0983772100

DANH MỤC ĐỒ THỊ, HÌNH

Hình 4.1: Động thái tăng trưởng chiều cao thân chính của một số giống lạc
trong thí nghiệm......................................................................................39
Hình 4.2: Động thái tăng trưởng chiều dài cành câp 1 của một số giống lạc
trong thí nghiệm......................................................................................43
Hình 4.3: Động thái ra lá trên thân chính của một số giống lạc thí nghiệm........45

Hình 4.4: Động thái ra hoa trên thân chính của một số giống thí nghiệm..........47
Hình 4.4: Năng suất thực thu của các giống thí nghiệm.....................................67


0983772100

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
FAO

: Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc

LA

: Diện tích lá

LAI

: Chỉ số diện tích lá

P100 hạt

: Khối lượng 100 hạt

SPAD

: Chỉ số diệp lục

ICRISAT

: Viện nghiên cứu cây trồng nhiệt đới bán khô hạn


NSG

: Ngày sau gieo

ĐVT

: Đơn vị tính

TK

: Thời kì

NSCT

: Năng suất cá thể

CS

: Cộng sự


0983772100

PHẦN I. MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Cây lạc, tên khoa hoc Arachis hypogae L.còn gọi là cây “Đậu phộng” có
nguồn gốc tại Trung và Nam Mỹ. Lạc là cây công nghiệp ngắn ngày,thân
thảo, thuộc giống họ đậu có giá trị kinh tế và dinh dưỡng cao đ ược tr ồng
phổ biến ở nhiều nước trên thế giới:Ấn Độ,Trung Quốc,Mỹ …

Hiện nay cây lạc được xếp thứ 2 sau cây đậu tương về diện tích và sản
lượng, xếp thứ 13 trong các cây thưc phẩm quan trọng, xếp thứ 14 về nguồn dầu
thực vật và xếp thứ 13 về nguồn dầu protein cung cấp cho người. Bên cạnh đó
lạc còn là một mặt hang cũng cấp nông sản xuất khẩu đem lại kinh ngạch cao
cho nhiều nước trên thế giới như: Ấn Độ, Trung Quốc, Mỹ, Châu Á… Riêng
đối với nước ta, cây lạc đang là thế mạnh trong sản suất và ngày càng được quan
tâm về nhiều khía cạnh như năng suất, chất lượng, mẫu mã…
Cây lạc được gieo trồng phổ biến ở hơn 100 nước với diện tích 22
triệu ha. Hạt lạc là một trong những nguồn thực phẩm chứa nhiều ch ất
béo và protein cần thiết cho khẩu phần ăn của con người. Ngoài ra, h ạt l ạc
còn chứa các vitamin nhóm B và một lượng hydratcacbon nhất đ ịnh. H ạt
lạc là nguyên liệu chính để sản xuất dầu ăn, bánh kẹo, fomát... và là m ặt
hàng xuất khẩu có giá trị. Các phụ phẩm của lạc (khô dầu, thân, lá) dùng
làm thức ăn cho gia súc hay phân bón đều tốt và rẻ tiền
Ngoài giá trị sử dụng như là một nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng và có
giá trị kinh tế cao, cây lạc còn là một cây trồng có giá trị cải tạo và bồi dưỡng
đất. Cây lạc có mặt trong hệ thống luân canh, đặc biệt là trên đất bạc màu nghèo
dinh dưỡng. Bộ rễ lạc có khả năng cải tạo khu hệ vi khuẩn đất, nhất là làm
phong phú hơn hệ vi khuẩn hảo khí, tạo cơ sở cho việc tăng năng suất cây
trồng. Chính vì vậy mà diện tích trồng lạc không ngừng tăng lên.


0983772100

Ở Việt Nam, cây lạc đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu cây nông
nghiệp, đặc biệt ở những nơi khí hậu thường xuyên biến động và điều
kiện canh tác còn gặp nhiều khó khăn. Năm 2005, năng suất bình quân đạt
18 tạ/ha, sản lượng đạt 485,610 nghìn tấn, so v ới 1995 năng su ất m ới ch ỉ
là 13 tạ/ha. Tuy nhiên, sản xuất lạc ở nước ta vẫn còn nhiều y ếu tố h ạn
chế, một trong những nhân tố chính có ảnh hưởng đến năng suất và ch ất

lượng lạc là khô hạn . Để hạn chế ảnh hưởng của hạn t ới năng suất cây
trồng nói chung, cây lạc nói riêng, ngoài các biện pháp tưới tiêu h ợp lý c ần
sử dụng các giống có khả năng chịu hạn cao, đặc biệt ở những vùng đất
không chủ động nước. Vì thế,nghiên cứu khả năng chịu hạn của các gi ống
lạc là rất cần thiết. Từ những thực tế trên, chúng tôi đã tiến hành thực
hiện đề tài:
‘‘Đánh giá khả năng sinh trưởng và phát triển của một số giống
lạc trong diều kiện không tưới nước, vụ hè thu năm 2016 tại Gia Lâm
Hà Nội”.
1.2. Mục đích và yêu cầu
1.2.1 Muc đich
- Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống lạc trong
điều kiện không tưới nước. Để từ đó đề xuất những giống lạc có triển vọng,
thích hợp với các vùng đất hạn tại Gia Lâm - Hà Nội.
1.2.2 Yêu câu
- Đánh giá được khả năng sinh trưởng, phát triển của các giống lạc trong điều
kiện không tưới nước trong hè thu 2016 tại Gia Lâm - Hà Nội.
- Đánh giá được mức độ nhiễm sâu bệnh hại của các giống lạc trong điều
kiện không tưới nước trong hè thu 2016 tại Gia Lâm - Hà Nội.
- Đánh giá năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các giống lạc
trong điều kiện không tưới nước trong vụ hè thu 2016 tại Gia Lâm - Hà Nội.

PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Tình hình sản xuất lạc trên thế giới và ở Việt Nam
2.1.1. Tình hình sản xuất lạc trên thế giới


0983772100

Cây lạc (Arachis hypogaea L.) là cây công nghiệp chiếm vị trí quan trọng

trong nền kinh tế thế giới. Mặc dù nghề trồng lạc đã có từ lâu đời, nhưng tầm
quan trọng kinh tế của nó chỉ mới được xác định trong khoảng 125 năm trở lại
đây, khi công nghiệp ép dầu lạc được phát triển ở Pháp (bắt đầu nhập cảng lạc từ
Tây Phi để ép dầu, mở đầu thời kỳ dùng lạc đầu tiên trên quy mô lớn).
Trong các cây họ đậu, cây lạc có diện tích và sản lượng đứng thứ hai trên
thế giới, sau cây đậu tương. Nhu cầu sử dụng và tiêu thụ lạc ngày càng tăng đã
và đang khuyến khích nhiều nước đầu tư phát triển sản xuất với quy mô ngày
càng mở rộng.
Theo thống kê của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc
(FAO), từ năm 2002 đến nay, diện tích, năng suất và sản lượng lạc trên thế giới
có sự biến động đáng kể do đa số các nước trên thế giới đã áp dụng các tiến bộ
khoa học kĩ thuật trong sản xuất như sử dụng các giống lạc mới, các công thức
luân canh hợp lí,…
Về diện tích: năm 2002, diện tích trồng lạc của thế giới là 23,02 triệu ha,
tăng lên 1,02 triệu ha vào năm 2005 (24,04 triệu ha), nhưng từ năm 2006 trở đi diện
tích trồng lạc có xu hướng giảm (21,53 triệu ha) và tăng dần trở lại trong những
năm gần đây. Năm 2013, diện tích trồng lạc toàn thế giới đạt 25,45 triệu ha.
Về năng suất: năng suất lạc trung bình thế giới có xu hướng tăng qua các
năm, từ 14,40 tạ/ha (năm 2002) lên 17,77 tạ/ha (năm 2013). Cùng với sự tăng
lên của diện tích và việc áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật, sử dụng
những giống mới đã góp phần làm tăng năng suất lạc. Trong tương lai, năng suất
này vẫn có khả năng tăng lên nếu chúng ta áp dụng các giống tốt có năng suất
cao kết hợp với các kỹ thuật trồng trọt tiên tiến.
Cùng với sự gia tăng về năng suất, sản lượng lạc trung bình thế giới tăng
dần đến năm 2005 sau đó giảm mạnh ở năm 2006 và tăng trở lại những năm gần
đây. Năm 2013, sản lượng lạc thế giới đạt cao nhất là 45,23 triệu tấn.


0983772100


Bảng 2.1: Diện tích, năng suất, sản lượng lạc trên thế giới giai
đoạn 2002-2013
Diện tích

Năng suất

Sản lượng

2002

(triệu ha)
23,02

(tạ/ha)
14,40

(triệu tấn)
33,13

2003

23,07

15,74

36,32

2004

23,70


15,38

36,45

2005

24,04

16,02

38,52

2006

21,53

15,49

33,35

2007

22,66

16,39

37,13

2008


24,22

15,90

38,50

2009

23,97

15,50

37,15

2010

25,48

16,77

42,73

2011

24,74

16,46

40,57


2012

25,59

16,46

40,48

2013

25,45

Năm

17,77
45,23
Nguồn: FAOSTAT, 2015

Tính đến năm 2013, trên toàn thế giới có 113 nước trồng lạc, trong đó tập
trung tại các nước: Ấn Độ, Trung Quốc, Nigieria, Suđăng... (Bảng 2.2). Trong số
này, Ấn Độ là quốc gia có diện tích sản xuất lạc lớn nhất trên thế giới. Do lạc
được trồng chủ yếu ở những vùng khô hạn và bán khô hạn nên năng suất lạc rất
thấp và thấp hơn năng suất trung bình thế giới. Năm 2013, diện tích trồng lạc
của Ấn Độ là 5,25 triệu ha, chiếm 20,63% diện tích trồng lạc trên thế giới, năng
suất đạt 18,04 tạ/ha và sản lượng đạt 9,47 triệu tấn.
Trung Quốc là quốc gia đứng thứ hai về diện tích trồng lạc nhưng sản
lượng lạc lại cao nhất thế giới. Năm 2013, diện tích trồng lạc của Trung Quốc là
4,66 triệu ha, chiếm 18,3% tổng diện tích lạc toàn thế giới. Trong khi đó năng
suất lạc trung bình của nước này là 36,18 tạ/ha, cao gấp đôi năng suất trung bình

của toàn thế giới. Sản lượng lạc của nước này đạt cao nhất năm 2013 với 16,86


0983772100

triệu tấn, chiếm gần 40% tổng sản lượng lạc trên toàn thế giới. Có được thành
tựu này là do Trung Quốc đặc biệt quan tâm đến công tác nghiên cứu và chuyển
giao tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nhiều năm qua.
Nigeria là nước có diện tích và năng suất lạc khá ổn định, sản l ượng
đứng thứ ba sau Ấn Độ và Trung Quốc. Năm 2013, diện tích lạc hàng năm
của quốc gia này là 2,36 triệu ha, năng suất đạt 12,71 tạ/ha và s ản l ượng
đạt 3,00 triệu tấn.
Bảng 2.2: Diện tích, năng suất, sản lượng lạc ở một số quốc gia
trên thế giới năm 2011 - 2013
Diện tích

Năng suất

Sản lượng

(triệu ha)
2011 2012 2013
5,31 4,77
5,25

2011
13,11

(tạ/ha)
2012

9,84

2013
18,04

Trung Quốc

4,58

4,70

4,66

35,03

35,75

36,18

Nigeria
Sudan
Myanmar
Senegal
Cộng hòa

2,34
0,68
0,89
0,87


2,42
0,71
0,88
0,84

2,36
0,74
0,89
0,77

12,65
6,98
15,78
6,09

12,69
6,37
15,59
9,49

12,71
8,17
15,45
9,22

(triệu tấn)
2011 2012 2013
6,96
4,70 9,47
16,8

16,05 16,80
6
2,96
3,07 3,00
1,19
1,03 1,77
1,40
1,37 1,38
0,53
0,67 0,71

0,68

0,71

0,74

9,65

9,65

10,61

0,65

0,54

0,65

0,52


22,50

22,36

22,16 1,21
1,25 1,15
Nguồn: FAOSTAT, 2015

Tên nước
Ấn Độ

Tanzania
Inđônêxia

0,81

0,79

Tính đến năm 2013, trên toàn thế giới có 113 nước trồng lạc, trong đó tập
trung tại các nước: Ấn Độ, Trung Quốc, Nigieria, Suđăng... (Bảng 2.2). Trong số
này, Ấn Độ là quốc gia có diện tích sản xuất lạc lớn nhất trên thế giới. Do lạc
được trồng chủ yếu ở những vùng khô hạn và bán khô hạn nên năng suất lạc rất
thấp và thấp hơn năng suất trung bình thế giới. Năm 2013, diện tích trồng lạc
của Ấn Độ là 5,25 triệu ha, chiếm 20,63% diện tích trồng lạc trên thế giới, năng
suất đạt 18,04 tạ/ha và sản lượng đạt 9,47 triệu tấn.


0983772100


Trung Quốc là quốc gia đứng thứ hai về diện tích trồng lạc nhưng sản
lượng lạc lại cao nhất thế giới. Năm 2013, diện tích trồng lạc của Trung Quốc là
4,66 triệu ha, chiếm 18,3% tổng diện tích lạc toàn thế giới. Trong khi đó năng
suất lạc trung bình của nước này là 36,18 tạ/ha, cao gấp đôi năng suất trung bình
của toàn thế giới. Sản lượng lạc của nước này đạt cao nhất năm 2013 với 16,86
triệu tấn, chiếm gần 40% tổng sản lượng lạc trên toàn thế giới. Có được thành
tựu này là do Trung Quốc đặc biệt quan tâm đến công tác nghiên cứu và chuyển
giao tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nhiều năm qua.
Nigeria là nước có diện tích và năng suất lạc khá ổn định, sản lượng đứng
thứ ba sau Ấn Độ và Trung Quốc. Năm 2013, diện tích lạc hàng năm của quốc
gia này là 2,36 triệu ha, năng suất đạt 12,71 tạ/ha và sản lượng đạt 3,00 triệu
Việc áp dụng chưa đồng bộ dẫn tới sự chênh lệch năng suất khá lớn giữa các
nước đang phát triển và các nước phát triển. Nguyên nhân là do các nước đang
phát triển chưa vận dụng được thành tựu khoa học kĩ thuật mới vào sản xuất, các
giống lạc năng suất cao còn ít. Những năm tới cần cải tiến kỹ thuật canh tác và
mở rộng diện tích ở các nước nhiệt đới và á nhiệt đới, đặc biệt các nước đang
phát triển. Chú trọng đến công tác chọn tạo giống mới có năng suất cao hơn,
phẩm chất tốt, phù hợp với từng điều kiện sinh thái, hình thành vùng sản suất
hàng hoá, cơ giới hoá sản suất.
2.1.2 Tình hình sản xuất lạc ở Việt Nam
Ở Việt Nam, cây lạc là một loại cây công nghiệp quan trọng hàng đầu.
Cây lạc đã được trồng từ lâu đời trên nhiều loại đất khác nhau, phân bố khắp từ
vĩ tuyến 360 Bắc đến 360 Nam. Lạc có thể thích nghi từ vùng nhiệt đới nóng ẩm
và nóng khô, tới vùng nhiệt đới có nhiều mưa và tương đối ẩm.
Cây lạc không chỉ là nguồn cung cấp thực phẩm cho con người, cho các
ngành công nghiệp chế biến mà nó còn phục vụ cho công cuộc xuất khẩu. Do
giải quyết được vấn đề lương thực nên các địa phương có điều kiện chuyển đổi
cơ cấu cây trồng, đặc biệt là những nơi trồng lúa khó khăn, năng suất thấp và



0983772100

bấp bênh sang trồng các loại rau mầu, cây công nghiệp, có giá trị kinh tế cao.
Trong đó, cây lạc nhờ vào khả năng thích nghi rộng, yêu cầu kĩ thuật canh tác và
đầu tư không quá cao, giá trị và thị trường ổn định, có nhiều giống lạc có tiềm
năng năng suất cao và đồng thời có khả năng cải tạo đất nên có vai trò quan
trọng trong định hướng cây trồng ở nhiều địa phương.
Bảng 2.3 Diện tích, năng suất, sản lượng lạc ở Việt Nam giai đoạn
2002 - 2013
Năm
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010
2011
2012
2013

Diện tích
(1000 ha)
246,7
243,8
263,7
269,6
246,7

254,5
255,3
245,0
231,4
223,8
220,5
216,3

Năng suất
Sản lượng
(tạ/ha)
(triệu tấn)
16,2
400,4
16,7
406,2
17,8
469,0
18,1
489,3
18,7
462,5
20,0
510,0
20,8
530,2
20,9
510,9
21,1
487,2

20,9
468,7
21,3
470,6
22,8
492,6
Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam, 2015

Số liệu thống kê cho thấy, diện tích trồng lạc của Việt Nam trong những
năm qua có sự tăng mạnh và đạt cao nhất năm 2005 (269,6 nghìn ha) sau đó
giảm dần do tốc độ đô thị hóa mạnh và hiện này chỉ còn 216,3 nghìn ha (năm
2013). Trái ngược với sự giảm diện tích, năng suất lạc tăng đáng kể qua các
năm: từ 16,2 tạ/ha (năm 2002) lên 22,8 tạ/ha năm 2013 (tăng 6,6 tạ/ha). Nhờ đi
theo hướng thâm canh tăng năng suất, công tác nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ
kĩ thuật vào trồng lạc nên cây lạc ở nước ta đạt năng suất cao. Thông qua
chương trình hợp tác với Viện nghiên cứu cây trồng nhiệt đới bán khô hạn


0983772100

(ICRISAT), Việt Nam đã tiếp cận và học được nhiều kinh nghiệm quý báu về
nghiên cứu, phát triển, sản xuất lạc của khu vực và trên thế giới.
Cùng với sự tăng năng suất, sản lượng lạc cũng tăng theo qua các năm và
đạt cao nhất vào năm 2008 với 530,2 triệu tấn do diện tích vẫn còn duy trì cao.
Tuy nhiên đến năm 2013, mặc dù năng suất tăng nhưng diện tích giảm nên sản
lượng chỉ đạt 492,6 triệu tấn.
Lạc được trồng rộng rãi ở hầu hết các tỉnh thành trong cả nước, trong đó
tập trung tại các tỉnh như: Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa, Bắc Giang, Quảng
Nam, Bình Định… (Bảng 2.4).
Nghệ An là tỉnh có diện tích và sản lượng lạc đứng đầu cả nước, năm

2013, diện tích trồng lạc ở tỉnh này là 19,6 nghìn ha, với sản lượng đạt 44,5
tạ/ha.
Về năng suất, năng suất lạc cuả các tỉnh thành có xu hướng tăng. Một số
tỉnh tuy có diện tích trồng lạc nhỏ nhưng lại có năng suất lạc cao như Trà Vinh,
Nam Định, Long An,… Năm 2013, Trà Vinh có diện tích trồng lạc gần nhỏ nhất
trong cả nước, chỉ có 4,6 nghìn ha, nhưng năng suất lại đứng đầu trong các tỉnh
thành, đạt 47 tạ/ha.


0983772100

Bảng 2.4 : Diện tích, năng suất và sản lượng lạc phân theo địa
phương

Năm
Cả nước
Hà Nội
Vĩnh Phúc
Nam Định
Ninh Bình
Hà Giang
Tuyên
Quang
Thái Nguyên
Bắc Giang
Phú Thọ
Hoà Bình
Thanh Hoá
Nghệ An
Hà Tĩnh

Quảng Bình
Quảng Trị
Quảng Nam
Quảng Ngãi
Bình Định
Bình Thuận
Đắk Lắk
Đắk Nông
Tây Ninh
Long An
Trà Vinh

Diện tích
(1000ha)
Sơ bộ
2012
2013
219,2
216,3
5,0
4,7
3,3
3,4
6,3
6,3
4,7
4,9
7,3
7,8


Năng
suất(tạ/ha)
Sơ bộ
2012
2013
21,4
22,8
19,4
20,4
19,1
18,2
39,2
39,7
24,0
25,5
18,1
19,7
26,0

26,3

Sản lượng (triệu
tấn)
Sơ bộ
2012
2013
468,5
492,6
9,7
9,6

6,3
6,2
24,7
25,0
11,3
12,5
13,2
15,4

4,7

4,8

12,2

12,6

4,3
11,8
5,0
4,5
11,4
20,1
17,1
5,3
4,5
9,9
5,8
9,0
5,6

7,8
6,4
9,4
7,0
4,7

4,3
15,6
15,6
6,7
6,7
11,7
24,0
24,6
28,3
28,8
5,1
18,6
19,0
9,3
9,7
4,5
14,7
17,1
6,6
7,7
13,5
18,2
20,4
25,6

27,6
19,6
19,8
22,7
39,7
44,5
17,3
20,9
23,6
35,8
40,8
5,4
18,7
20,6
9,9
11,1
4,3
18,0
19,8
8,1
8,5
10,8
18,3
19,8
18,1
21,4
5,9
21,0
21,7
12,2

12,8
10,2
28,6
29,4
25,7
30,0
5,7
14,8
15,3
8,3
8,7
7,6
13,2
15,1
10,3
11,5
3,7
18,6
21,9
11,9
8,1
6,3
31,5
34,9
29,6
23,4
8,1
28,9
29,4
20,2

23,8
4,6
47,0
50,4
22,1
23,2
Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam năm 2015


0983772100

2.2 Một số kết quả nghiên cứu về giống lạc trên thế giới và ở Việt Nam
2.2.1 Một số kết quả nghiên cứu về giống lạc trên thế giới
Việc cải tiến giống lạc, tạo ra những giống mới có năng suất cao, phẩm
chất tốt, thời gian sinh trưởng ngắn, kháng được sâu bệnh, thích ứng với điều
kiện ngoại cảnh, đã góp phần đáng kể vào việc tăng năng suất và sản lượng lạc
trên thế giới. Do đó, việc nghiên cứu chọn tạo giống lạc đang ngày càng được
chú trọng trên thế giới.
Viện nghiên cứu cây trồng nhiệt đới bán khô hạn (ICRISAT) là cơ sở lớn
nhất nghiên cứu về lạc. Từ năm 1993 đến nay, Viện đã thu thập được 13.915
mẫu lạc từ 99 nước trên thế giới, trong đó Châu Phi 4.078, Châu Á 4.609, Châu
Âu 53, Châu Mĩ 3.905, Châu Úc và Châu Đại Dương 59, còn 1.245 giống chưa
rõ nguồn gốc (Mengesha ,1993). Toàn bộ số mẫu đó thuộc loại lạc trồng, ngoài
ra cũng có khá nhiều loại dại cũng đang được bảo quản tại ICRISAT.
Trong số 13.915 mẫu giống đã thu thập, bằng các đặc tính hình thái- nông
học, sinh lý- sinh hóa và khả năng chống chịu sâu bệnh, ICRISAT đã phân lập
theo các nhóm tính trạng khác nhau phục vụ cho nghiên cứu chọn tạo giống như:
nhóm kháng bệnh, nhóm chống chịu hạn, nhóm hàm lượng dầu cao, nhóm chín
trung bình, nhóm chín muộn, nhóm chín sớm... trong đó các nhóm chín sớm
điển hình là Chico, 91176,91776, ICGS.

Ấn Độ đã lai tạo và chọn được giống lạc thương mại mang tính đặc trưng
của từng vùng. Mỗi bang của Ấn Độ trồng các giống khác nhau.Tại Ấn Độ,
năng suất lạc chưa cao, nhưng đã chú trọng nghiên cứu áp dụng giống mới vào
sản xuất. Minh chứng cho điều này là một số viện nghiên cứu lớn ở Ấn Độ như
ICRISAT, QRCG đã thu được nhiều thành tựu quan trọng, các giống lạc tốt được
áp dụng ở Ấn Độ là: B95, ICGV 86235, ICGS_ 37. Ấn Độ cũng đã đạt được
nhiều thành tựu to lớn trong công tác chọn giống. Bằng con đường thử nghiệm
các giống lạc của ICRISAT, Ấn Độ đã phân lập và phát triển được giống lạc chín
sớm BSR phục vụ rộng rãi trong sản xuất.


0983772100

Các nhà khoa học Mỹ đã không ngừng cải tiến kỹ thuật, cơ cấu giống lạc
và đã chọn tạo được nhiều giống có năng suất cao, chất lượng tốt, có khả năng
kháng sâu bệnh như: Giống lai F2VA93B chín sớm hạt to năng suất cao, giống
Florigant được trồng rộng rãi ở nhiều vùng, VGP9 là giống có khả năng kháng
bệnh thối thân trắng, bệnh thối quả. Giống NC12C là giống hạt to, có khả năng
kháng bệnh đốm lá, gỉ sắt và héo xanh vi khuẩn, năng suất cao 30 – 50tạ/ha
(Cofelt và cs, 1994).
Thái Lan cũng đã chọn và đưa vào sản xuất những giống lạc với những
đặc tính chín sớm, chịu hạn và kháng bệnh gỉ sắt, đốm lá, kích thước hạt lớn
(SanunJogloy và CS, 1996), năng suất cao như Khon Kean 60-3, Khon Kean 602, Khon Kean 60-1 và Tainan 9 (Sanun Jogloy và cs, 1996).
Ở Indonexia, công tác chọn tạo giống cũng được tập trung vào các mục
tiêu như: năng suất cao, chín sớm, kháng bệnh héo xanh vi khuẩn, bệnh đốm lá,
gỉ sắt và phẩm chất tốt. Các giống có triển vọng và khuyến cáo đưa vào sản xuất
như Mahesa, Badak, BiaWar và Koinodo.
Philipin đã đưa vào sản xuất nhiều giống như UPLO n6, UPLP n8 và
BPIP n8 có kích thước hạt lớn, kháng bệnh gỉ sắt và bệnh đốm lá, đồng thời có
2- 3 hạt trên quả phù hợp với việc sử dụng gia đình (Perdido and Lopez, 1996).

Hiện nay ở Trung Quốc, việc cải tiến giống đã đóng góp một phần rất lớn
cho việc tăng sản lượng lạc. Ở Trung Quốc có 160 viện, trường và trung tâm
nghiên cứu triển khai các hướng nghiên cứu trên cây lạc. Trong thời gian 1982 –
1995, các nhà khoa học Trung Quốc đã cung cấp 82 giống lạc mới với nhiều ưu
điểm nổi bật như: năng suất cao, thời gian sinh trưởng ngắn, chống chịu sâu
bệnh, chống chịu phèn, thích ứng rộng. Thông qua mạng lưới khuyến nông rộng
rãi, nhiều giống lạc mới và nhiều biện pháp kỹ thuật thâm canh cho năng suất
cao được nông dân chấp nhận và được áp dụng rộng rãi. Hơn 200 giống có năng
suất cao đã được phát triển và phổ biến cho cho sản xuất từ những năm cuối thập
kỉ 50 của thế kỉ 20. Kết quả ghi nhận là các giống lạc được trồng ở các vùng đạt


0983772100

tới 5,46 triệu ha. Trong số đó có những giống có năng suất cao là Haihua 1, Hua
37, Luhua 9, 11, 14, và 8130, tiềm năng năng suất của mỗi giống tới 7,5 tấn/ha.
Các giống lạc có chất lượng hạt tốt bao gồm: Baisha 1016, Hua 11, Hua 17, đã
sản xuất chủ yếu để xuất khẩu. Một số kháng cao với bệnh héo xanh vi khuẩn và
bệnh gỉ sắt như: Luahua3, Zhonghua2, Zhonghua 4...đã được sử dụng rộng rãi ở
các vùng có nguy cơ nhiễm bệnh cao, nhờ đó mà năng suất luôn được ổn định
(Theo Ngô Thế Dân, 1999).
2.2.2 Một số kết quả nghiên cứu về giống lạc ở Việt Nam
Công tác chọn tạo giống tại Việt Nam chủ yếu tập trung vào các mục tiêu:
năng suất cao, thích ứng rộng, chống chịu sâu bệnh, thời gian sinh trưởng khác
nhau phù hợp với công thức luân canh cây trồng, giống có chất lượng cao phục
vụ ép dầu và xuất khẩu. Công tác nghiên cứu, chọn tạo giống và áp dụng các
tiến bộ khoa học kỹ thuật trong thâm canh cây lạc đã thu được nhiều thành tựu
đáng chú ý, tạo ra các giống mới có năng suất cao hơn hẳn giống địa phương.
Theo Trần Đình Long và Nguyễn Thị Chinh (2005) trước năm 1986 sự quan tâm về
phát triển cây lạc nói chung chưa được đúng mức các giống lạc sử dụng chủ yếu là

các giống địa phương năng suất thấp. Tuy nhiên, từ năm 1986 trở lại đây, công tác
nghiên cứu chọn tạo giống lạc cũng như sản xuất lạc đã được quan tâm hơn.
Kết quả đánh giá năng suất và một số đặc tính nông học của 8 giống lạc
triển vọng từ Viện nghiên cứu Quốc tế các cây trồng nhiệt đới vùng bán khô hạn
(ICRISAT) tại Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Nghiệp Việt Nam cho thấy, có 5
giống: ICGV 86055, ICGS35,.., JL24, ICGS 44 chịu được hạn và có năng suất
trung bình 2,7 – 2,9 tấn/ha, cao hơn 10 – 15% so với giống lạc đối chứng Sen
Nghệ An.
Từ năm 1974, Bộ môn Cây Công Nghiệp – Trường Đại học nông nghiệp
Hà Nội đã bắt đầu nghiên cứu chọn tạo giống lạc bằng phương pháp lai hữu tính
và phương pháp đột biến phóng xạ. Các giống được chọn bằng phương pháp
đột biến: Từ giống Bạch sa, sử dụng phương pháp đột biến phóng xạ tạo ra


0983772100

giống B5000 có hạt to, vỏ lụa màu hồng, năng suất cao, ổn định (Lê Song Dự,
Nguyễn Thế Côn và cs, 1996).
Giống lạc Sen lai 75/23 được chọn từ việc lai hữu tính 2 giống Mộc Châu
Trắng và Trạm Xuyên có năng suất cao, sinh trưởng mạnh, tương đối chịu rét,
vỏ lạc màu hồng, hạt to phù hợp cho xuất khẩu (Lê Song Dự và cs, 1996).
Giống L12 được chọn tạo từ tổ hợp lai giữa V79 và ICGV87157, có năng
suất trung bình là 30,0 tạ/ha, chịu hạn khá, nhiễm trung bình một số bệnh như
đốm nâu, đốm đen, gỉ sắt, khối lượng 100 hạt 50-60 gam(Nguyễn Văn Thắng và
cs, 2002).
Từ năm 1991 đến nay, Trung tâm nghiên cứu và thực nghiệm đậu đỗ Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam với mục đích chọn tạo giống
khác nhau, đã chọn tạo ra một số giống điển hình như V79, tỷ lệ dầu cao, đáp
ứng cho nhu cầu sản xuất dầu ăn. L05 là giống ngắn ngày có thời gian sinh
trưởng 115 ngày trong vụ xuân, ngắn hơn Sen Nghệ An từ 5 – 7 ngày, dài hơn
Cúc Nghệ An 10 ngày, chỉ số diện tích lá, khả năng tích lũy chất khô ở hai thời kỳ

đầu tốt hơn hai dòng đối chứng. Giống L05 có năng suất cao hơn Cúc Nghệ An là
34%, khối lượng 100 hạt đạt 56,7 – 61,4 (gam) vỏ hạt màu hồng sang, hợp thị
hiếu người tiêu dùng và xuất khẩu. Giống L05 nhiễm các bệnh chính ở mức trung
bình như Cúc Nghệ An, khá hơn Sen Nghệ An (Nguyễn Thị Chinh và cs, 1998).
Kết quả đánh giá các đặc điểm nông sinh học của các giống lạc địa
phương làm vật liệu cho công tác chọn tạo giống mới chống chịu tốt và chất
lượng cao cho thấy các giống lạc địa phương có đặc điểm riêng biệt như kích
thước lá, hình dạng mỏ quả, khối lượng quả, hạt, màu sắc quả. Giống Bắc Ninh
và Ninh Bình có khối lượng quả lớn. Các giống Bắc Ninh, Đỏ Bắc Giang, Đỏ
Tuyên Quang có khối lượng hạt lớn. Những giống có hạt màu đỏ: Đỏ Bắc
Giang, Đỏ Tuyên Quang, Đỏ Hòa Bình. Các giống lạc địa phương còn khác
nhau về khả năng sinh trưởng, diện tích lá, LAI, khả năng tích luỹ chất khô, tỷ lệ


0983772100

quả chắc, các yếu tố cấu thành năng suất, năng suất hạt, hàm lượng đường, dầu
và hàm lượng protein (Bùi Xuân Sửu và cs, 2010).
Từ năm 1986 đến năm 1990, Viện Khoa học Nông Nghiệp Miền Nam đã
xử lý đột biến 3 giống: Lỳ, Bạch Sa 77, Trạm Xuyên đã chọn lọc được các dòng
triển vọng là: L15-2-1, L25-4-1, TX15-1-2, TX10-7-2BS 1-1-1. Giống 4329
được chọn tạo từ xử lý đột biến giống Hoa 17, giống có nguồn gốc Trung Quốc, có
thời gian sinh trưởng 130 - 140 ngày, năng suất đạt trên 20 tạ/ha, tỷ lệ hạt cao.
Giống lạc LVT có nguồn gốc từ Trung Quốc do Viện nghiên cứu ngô tuyển chọn và
được công nhận là gống tiến bộ kỹ thuật năm 1999. Thời gian sinh trưởng vụ Xuân
125 – 130 ngày, vụ Thu đông 110 ngày, khối lượng 100 hạt từ 50 – 55g, tỷ lệ nhân
70 – 72%. Năng suất trung bình 25 – 32 tạ/.ha, vỏ lụa màu hồng nhạt .
Giai đoạn 1996 - 2004 Chương trình giống Quốc Gia đã chọn tạo được 16
giống lạc, trong đó có giống lạc có năng suất vượt trội là L18, L14, giống có khả
năng kháng bệnh héo xanh vi khuẩn, năng suất khá MD7, giống chất lượng cao L08,

giống chịu hạn L12 hiện đang phát triển mạnh ở các tỉnh phía Bắc. Các giống lạc
VD1, VD2 năng suất cao hơn giống Lỳ địa phương phù hợp cho các tỉnh phía Nam.
Giống L08: Được chọn lọc theo phương pháp chọn lọc quần thể từ dòng lạc
mang tên QĐ2 trong tập đoàn nhập nội từ Trung Quốc năm 1996. Giống L08
được công nhận là giống tiến bộ kỹ thuật năm 2004. Giống L08 có đặc điểm nổi
bật so với các giống khác là có tỷ lệ nhân, khối lượng 100 quả, khối lượng 100
hạt cao, hạt to đều, vỏ lụa màu cánh sen, đủ tiêu chuẩn để xuất khẩu, năng suất
trung bình đạt 30 tạ/ha, kháng sâu chích hút, bệnh hại lá và bệnh héo xanh vi
khuẩn ở mức trung bình (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2003).
Giống L03: Do Viện Khoa học kĩ thuật Nông nghiệp (KHKTNN) lai tạo và chọn
lọc từ tổ hợp giữa giống lạc ICGV 87157 (chịu hạn, năng suất cao, dài ngày của
Viện Nghiên cứu cây trồng Quốc tế vùng nhiệt đới bán khô hạn – ICRISAT) với
giống địa phương Sen Nghệ An (Trung tâm khảo nghiệm giống cây trồng Trung
ương, 2006).


0983772100

Giống L12: thời gian sinh trưởng vụ Xuân 110 - 120 ngày, vụ Thu đông
95 - 110 ngày. Đặc điểm chính: cây cao 40- 60 cm, dạng cây nửa đứng, lá có
màu xanh nhạt, gân quả mờ, eo quả trung bình, tỷ lệ nhân 70 - 75%, hạt đều,
khối lượng 100 hạt đạt 50 - 53 gam, vỏ hạt có màu hồng sáng. Năng suất trung
bình đạt 30 - 35 tạ/ha. Khả năng chống chịu: kháng bệnh lá (đốm nâu, đốm đen,
gỉ sắt) trung bình, tỷ lệ khối lượng quả trung bình, chịu hạn khá (Bộ Nông
nghiệp và PTNT, 2006).
Giống LDH01: Thời gian sinh trưởng vụ xuân 95 - 100 ngày, vụ hè 90
ngày. Đặc điểm: khối lượng 100 quả đạt 125 gam, tỷ lệ nhân đạt 70%, năng suất
đạt 35 - 40 tạ/ha, có khả năng chống chịu kháng bệnh héo xanh vi khuẩn trung
bình, chịu hạn tốt, thích hợp cho vùng duyên hải Nam Trung Bộ (Ngô Lam
Giang và CS, 1999).

Từ năm 1993 – 1998, Sở Khoa học Công nghệ môi trường(KHCNMT)
TP. Hồ Chí Minh phối hợp với tỉnh Tây Ninh và Viện ICRISAT chọn tạo thành
công hai giống lạc VD-1 và VD-5 có năng suất cao, ổn định thích hợp cho các
tỉnh phía Nam. Cả hai giống này đã được phép khu vực hóa và đưa vào sản xuất
năm 1999.
Từ năm 1993 – 1998, Sở KHCNMT TP. Hồ Chí Minh phối hợp với tỉnh
Tây Ninh và Viện ICRISAT chọn tạo thành công hai giống lạc VD-1 và VD-5 có
năng suất cao, ổn định thích hợp cho các tỉnh phía Nam. Cả hai giống này đã
được phép khu vực hóa và đưa vào sản xuất năm 1999.
Vụ Xuân năm 2006, 3 giống lạc L23, L24, TK10 được khảo nghiệm tại
Trung tâm khảo nghiệm giống quốc gia (Nguyễn Tiên Phong và CS, 2007).
Bằng nhiều phương pháp chọn tạo khác, các nhà chọn tạo giống Việt Nam đã có
được những giống lạc mới có triển vọng theo mục đích chọn tạo như giống chịu
hạn tốt phù hợp cho vùng nước trời, giống cho vùng cát ven biển, giống chín
sớm, giống cho vùng thâm canh cao như:
Với đặc tính chịu hạn khá, các giống như V79, 9202-2, 11516,
86055NA, V79-87157, 11505, 9204-4, NC-38, 9205b, SL87157 (H5), X96,


0983772100

9207-7, 9211-61, 90114 rất thích hợp để canh tác ở vùng nước trời, không chủ
động được nước tưới (Ngô Thị Lam Giang, 1999).
Thích hợp cho vùng thâm canh cao có các giống TQ3 (NS 45,2 tạ/ha),
TQ6 (NS39,7 tạ/ha), QĐ1 (NS37,7 tạ/ha), QĐ6 (NS 52,7 tạ/ha), QĐ3 (NS 48,6
tạ/ha), QĐ7 (NS 39,6 tạ/ha), QĐ4 (NS 50,6 tạ/ha), QĐ8 (NS 44,1 tạ/ha), QĐ5
(NS 50,8 tạ/ha), QĐ9 (NS 43,4 tạ/ha), QĐ2 (NS 33,6 tạ/ha), Đài Loan 1 (NS
39.8 tạ/ha), Trạm Xuyên (NS 35,0 tạ/ha).
Giống chín sớm có một số giống như: DT2, L05, Chico, JL24…
Giống có triển vọng trên vùng đất cát biển và có thể phát triển đại trà trên vùng

đất cát là: ĐL02, L14, VĐ2, VĐ6.
Một số kết quả khảo nghiệm, so sánh và điều tra về giống trong nước
cho thấyKết quả thí nghiệm so sánh một số giống lạc mới lai tạo trong nước và
nhập nội từ Trung Quốc cho thấy: Các giống lạc có năng suất cao, khối lượng
100 hạt lớn, tỷ lệ nhân cao là 77/35 vỏ gân, 77/35 vỏ nhẵn, 77/43 và 77/50.
Trong đó giống có thời gian sinh trưởng ngắn nhất là 77/35 (131 ngày).
Trong giai đoạn 2002 - 2003 Trung tâm khuyến nông tỉnh Thái Bình đã
tiến hành khảo nghiệm 5 giống lạc vụ xuân với giống đối chứng là giống lạc đỏ
Thái Bình. Kết quả cho thấy giống lạc L14 có triển vọng nhất, hạt căng đều, tỷ
lệ nhẵn/quả đạt 72 - 73%, vỏ lụa hồng rất thích hợp với thị hiếu người tiêu dùng.
Giống có năng suất cao đạt 39,7 tạ/ha, vượt 1,5 lần so với giống đối chứng
(22,13 tạ/ha).).
Tóm lại, tiến bộ kỹ thuật về giống là tiềm năng quan trọng để lạc phát
triển. Các giống lạc mới có tiềm năng năng suất cao, chống chịu với sâu bệnh đang
được sản suất tiếp nhận và ngày càng được mở rộng. Công tác chọn tạo và bồi dục
giống vẫn đang được các nhà khoa học tiến hành nhằm tạo ra những giống mới đáp
ứng nhu cầu sản xuất ngày càng tăng của nước.


×