Tải bản đầy đủ (.docx) (106 trang)

Bước đầu nghiên cứu nhân giống vô tính một số dòng giống hoa lan huệ vụ hè thu năm 2016 tại gia lâm – hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.65 MB, 106 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA NÔNG HỌC
----------------------

BÁO CÁO TÓM TẮT
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI: BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU NHÂN GIỐNG
VÔ TÍNH MỘT SỐ DÒNG GIỐNG HOA LAN HUỆ
VỤ HÈ THU NĂM 2016 TẠI GIA LÂM - HÀ NỘI

Người hướng dẫn : TS. NGUYỄN HẠNH HOA
1


Bộ môn

: THỰC VẬT

Người thực hiện

: LÊ THỊ DUNG

Lớp

: KHCTB

Chuyên ngành

: KHOA HỌC CÂY TRỒNG


HÀ NỘI - 2017

2

Khóa: 58


LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành báo cáo tốt nghiệp này, ngoài sự nỗ lực cố gắng của bản
thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ, chỉ đạo tận tình của các cá nhân và tập thể.
Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô giáo TS. Nguyễn
Hạnh Hoa – Bộ môn Thực vật - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình
hướng dẫn, chỉ bảo cặn kẽ và theo sát tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài tốt
nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn đến các Thầy cô cùng toàn thể các cán bộ nhân
viên trong bộ môn Thực vật – Khoa Nông học – Học viện Nông nghiệp Việt
Nam, đã quan tâm giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thực
hiện đề tài.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Thầy cô trong Khoa Nông
học – Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tạo mọi điều kiện cho tôi hoàn thành
báo cáo tốt nghiệp.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến giađình, bạn bè đã luôn động
viên, ủng hộ và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện báo cáo tốt nghiệp.

Hà Nội, ngày 18 tháng 1 năm 2017
Sinh viên

3



LÊ THỊ DUNG

MỤC LỤC

4


DANH MỤC BẢNG

5


DANH MỤC HÌNH

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

6

CT

: Công thức

LH

: Lan huệ

RRCM

: Thuốc kích thích ra rễ cực mạnh N3M



PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Kinh tế - Xã hội ngày càng được phát triển mạnh mẽ dẫn tới đời sống của
người dân ngày một được nâng cao hơn.Vì vậy, chúng ta không chỉ quá quan
tâm về đời sống vật chất mà còn quan tâm rất nhiều về đời sống tinh thần.Trong
đời sống tinh thần đó, người ta không thể không kể đến giá trị của các loài
hoa.Hoa là một loại sản phẩm đặc biệt vừa mang lại giá trị kinh tế vừa là món ăn
tinh thần không thể thiếu trog đời sống con người. Hoa đem lại cho con người
những cảm xúc thẩm mĩ cao quý mà không một món quà nào có được. Hoa cây
cảnh đã đi vào cuộc sống như một nét đẹp, một thú chơi thể hiện một phần hồn
của dân tộc Việt Nam. Trong số đa dạng chủng loại của các loài hoa, họ Hành
(Liliaceae) được đánh giá cao không chỉ ở mặt thẩm mỹ mà còn mang giá trị y
học, dược liệu. Trên thế giới, chi Hippeastrum hiện có khoảng 90 loài và hơn
600 dạng lai, được phân bố ở các vùng nhiệt đới Châu Á, Châu Mỹ. Ở Việt
Nam, chi Hippeastrum còn nghèo nàn về màu sắc và ra hoa muộn. Chủ yếu là 2
loài Hippeastrum equestre (Aiton) Herb - cây nguyên sản ở Nam Mỹ được gọi
với tên Lan Huệ hay Loa kèn đỏ và Hippeastrum reticulatum (Aiton) Herb - cây
nguyên sản ở Braxin được gọi là Lan Huệ Mạng.
Lan huệ có sức sống rất mạnh mẽ, sinh trưởng khỏe mạnh ngay trong cả
những điều kiện khắc nghiệt về dinh dưỡng và ánh sáng. Hiện nay, Lan Huệ
chưa được chú ý nhiều do thời gian ra hoa và số lượng là chủng loại còn khá ít.
Vì vậy, việc cung cấp các loài hoa của thuộc chi Lan Huệ của nước ta còn hạn
chế về mặt số lượng, nên chưa đáp ứng được nhu cầu trong nước.Vì vậy, muốn
phát triển được Lan huệ ở Việt Nam thì chúng ta cần nghiên cứu làm sao để tăng
độ đa dạng về màu sắc hoa và chọn tạo giống có thời gian ra hoa phù hợp với
nhu cầu tiêu dùng trên thị trường Việt Nam. Mặt khác , các cá thể Lan huệ có

7



nhiều ưu điểm được lựa chọn cần phải được nhân nhanh nhằm đáp ứng nhu cầu
của người tiêu dùng. Để nhân giống vô tính cây Lan huệ có thể sử dụng 3
phương pháp chính: Tách củ nhỏ từ cụm cây mẹ, kỹ thuật cắt lát và phương
pháp nhân giống in vitro.
Trong đó phương pháp nhân giống in vitro đòi hỏi cơ sở vật chất, kinh phí
và trình độ chuyên môn nên chưa được áp dụng nhiều. Việc tìm ra phương thức
nhân giống vô tính cây hoa lan huệ ít tốn kinh phí, thực hiện dễ dàng, cho hệ số
nhân giống cao là rất cần thiết.
Vì những lí do đã nêu trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài :“Bước
đầu nghiên cứu nhân giống vô tính một số dòng giống hoa Lan Huệ vụ hè
thu năm 2016 tại Gia Lâm – Hà Nội”.
2. Mục đích và yêu cầu
2.1. Mục đích
-

Đánh giá tỉ lệ sống của các dòng giống hoa Lan Huệ sau nhân giống vô tính.
Đánh giá đặc điểm sinh trưởng, phát triển và tình hình nhiễm sâu bệnh trên từng
dòng giống hoa Lan Huệ sau nhân giống vô tính nghiên cứu ở vụ hè thu năm
2016 tại Gia Lâm- Hà Nội.
2.2. Yêu cầu

-

Nắm được yêu cầu sinh thái, kĩ thuật chăm sóc, các loại sâu bệnh hại cây Lan

-

Huệ và biện pháp phòng trừ.

Nắm được các phương pháp quan trắc, thống kê thông dụng trong theo dõi đánh

-

giá các đặc điểm sinh trưởng, phát triển.
Theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng, tình hình nhiễm sâu bệnh hại của cây Lan Huệ
trong từng thí nghiệm.

8


PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Giới thiệu về chi Hippeastrum
2.1.1. Vị trí phân loại, nguồn gốc và phân bố
a Vị trí phân loại:
Chi Hippeastrum thuộc Họ Hành (Liliaceae), bộ Hành (Liliales), phân lớp
Hành (Liliidae), lớp thực vật một lá mầm (Liliopsida) (Nguyễn Tiến Bân, 1997;
Dương Đức Tiến,Võ Văn Chi, 1978). Chi Hippeastrum hiện có 90 loài và hơn
600 dạng lai, phân bố ở vùng nhiệt đới Châu Á, châu Mỹ. Ở Việt Nam, họ Hành
có khoảng 50 chi và 100 loài (Trần Hợp, 1993). Thực vật họ Hành rất đa dạng
và phân bố ở nhiều nơi.
Thực vật họ Hành được con người sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau
nhưng tập trung nhất vào 2 lĩnh vực: Chơi hoa, cây cảnh và làm thuốc chữa
bệnh.(Trích theo Hà Bích Ngọc, 2006).
b Nguồn gốc
Trong tiếng Hy Lạp, “Hippeastrum” có nghĩa là “ngôi sao kỵ sĩ”, ngày
nay nó cũng được biết đến với cái tên “ngôi sao của chàng hiệp sĩ” và đã được
đặt tên từ năm 1837 bởi mục sư William Herbert. Lý do tại sao vị mục sư lại lựa
chọn tên này không ai biết đến mặc dù người ta cho rằng cụm hoa khi chưa nở

được bao bọc bởi 2 lá mo trông rất giống mắt ngựa và khi hoa nở trông rất giống
ngôi sao. Sự mua bán các cây hoa thuộc chi Hippeastrum diễn ra lần đầu khi
những người trồng hoa ở Hà Lan nhập khẩu một vài loài từ Mexico và Nam Mỹ.
Quá trình nhân giống và lai tạo được diễn ra trong suốt thế kỉ 18, sau đó loài hoa

9


này được chú ý đến ở Bắc Mỹ vào đầu thế kỷ 19. Năm 1946 hai người trồng hoa
ở Hà Lan mang cây hoa này đến Nam Phi và bắt đầu trồng trọt tại đây.
Mặc dù hầu hết các cây hoa thuộc chi Hippeastrum đều xuất phát từ Hà
Lan và Nam Phi nhưng ngày nay chúng lại rất phát triển ở Anh, Nhật, Isarel, Ấn
Độ, Brazil và Autralia. Chúng được du nhập vào Việt Nam từ Nhật Bản, Hàn
Quốc và các nước Châu Âu từ thế kỷ 20 với nhiều màu sắc khác nhau.
c Phân bố
Ở Việt Nam, chi Hippeastrum có 2 loài, 1 thứ, được nhập làm cảnh (Võ
Văn Chi 2004, Từ điển thực vật thông dụng, NXB khoa học và kĩ thật Hà Nội,
Nguyễn Thị Đỏ 2007, Thực vật chí Việt Nam, NXB khoa học và kĩ thật Hà Nội).
Hiện chưa có nhiều loài trong chi Hippeastrum nhưng sự phân bố của chúng là
khá đa dạng, có thể bắt gặp các giống hoa Lan Huệ ở khắp nơi trong cả nước từ
Bắc vào Nam, từ vùng núi đến đồng bằng. Ở miền Nam các loài hoa thuộc chi
này nhiều hơn miền Bắc, việc trồng trọt, nhân giống, mua bán các loại cây này
cũng diễn ra khá phổ biến trong khi đó ở miền Bắc còn chưa nhiều. Ngày nay,
với sự xuất hiện đa dạng về hình dáng, màu sắc cũng như kích thước hoa mà
Lan Huệ dần dần được ưa chuộng trên thị trường trong nước. Đặc biệt là mọi người
rất quan tâm đến vấn đề điều khiển cho cây ra hoa vào đúng dịp tết, tuy nhiên quy
mô và diện tích trồng còn nhỏ lẻ, chỉ trong phạm vi vườn cây cảnh ở nhà.
2.1.2. Đặc điểm thực vật học của Chi Lan Huệ (Hippeastrum Herb.)
Là những cây thảo có thân hành. Dạng thân hành, hình cầu, có áo mỏng
bao ngoài. Lá tập trung ở gốc gần như thành 2 dãy, phiến lá hình dải, hình

kiếm,hoặc hình mũi mác, hơi khum thành lòng máng, dài, cứng, có nhiều gân
song song.

10


Hoa lan huệ mọc ra từ một cuống tròn to, cuống mọc lên từ nách lá (cao
20 – 30 cm). Mỗi cành thường có 4 nụ hoa nên còn gọi là huệ tứ diện. Hoa lan
huệ từ khi nở đến khi tàn khoảng 5 – 10 ngày, lúc đầu nở 2 nụ vài ngày sau nở 2
nụ còn lại. Cụm hoa tán có từ 2 đến nhiều hoa.Trục hoa (cành mang hoa) hình
trụ,thẳng đứng, rỗng. Lá bắc tổng bao dạng mo, gồm 2 cái, mỏng, tồn tại. Hoa to
đều, lưỡng tính, màu sắc sặc sỡ, có cuống. Bao hoa hình phễu, nằm ngang hoặc
rũ xuống, 6 mảnh, dạng tràng, phần dưới dính nhau thành ống, ngắn, họng có
1vòng vảy ngắn hoặc một vòng tràng phụ cụp vào trong, phần trên 6 thuỳ, xếp 2
vòng, các thùy bằng nhau hoặc các thuỳ vòng trong hẹp hơn. Nhị 6; chỉ nhị đính
ở họng ống bao hoa; bao phấn 2 ô, đính lưng, hướng trong, mở bằng khe dọc.
Bầu hạ, 3 ô, đính noãn trung trụ, mỗi ô nhiều noãn; vòi nhụy dài, mảnh; đầu
nhụy dạng đầu hoặc 3 thuỳ. Quả nang hình cầu hoặc hình thuôn, mở ở khe lưng
thành 3 mảnh. Hạt nhiều, dẹp, màu đen nội nhũ nạc bao lấy phôi nhỏ (Trích theo
Nguyễn Thị Đỏ, 2007).
2.1.3. Đặc điểm sinh trưởng phát triển của loài hoa Lan Huệ.
Ở nước ta, các loài trong chi Hippeastrum thường ra hoa vào khoảng giữa
tháng 2 cho đến hết tháng 5, nở tập trung nhất vào cuối tháng 3 đầu tháng 4
(Trích theo Nguyễn Thị Đỏ, 2007).
Cây thân hành đẻ nhánh nhanh, có thể nhanh chóng lan ra khắp khu đất
trồng. H.equestre có khả năng duy trì bộ lá xanh quanh năm nên vẫn giữ được
màu xanh trong suốt mùa đông. H.equestre không thích hợp với nhiệt độ thấp.
Vào những tháng có nhiệt độ xuống thấp cây vẫn có thể được trồng ngoài trời
nhưng nên phủ rơm rạ, lá khô quanh gốc để hạn chế tác hại.
Nhìn chung, từ lần ra hoa thứ 2 củ lan huệ có khả năng cho ra hoa nhiều

hơn 1 ngồng, nhưng còn phụ thuộc vào giống. Một số củ nhỏ có thể cho 2 ngồng

11


trong khi nhiều củ có kích thước to lại chỉ cho 1 ngồng duy nhất. Thực tế cho
thấy, khi lan huệ được trồng trong điều kiện tối ưu và được chăm sóc tốt đã cho
tới 3 ngồng trong một vụ hoa.Củ phải ra ít nhất 4 lá to và khỏe ở năm trước thì
mới có hoa vào năm sau. Có vài trường hợp, một củ cho 2 ngồng hoa cùng 1 lúc
nhưng thông thường thì chúng ra lệch nhau. Ngồng thứ hai có thể ra lệch hơn
ngồng thứ nhất vài ngày cho đến vài tuần, có những trường hợp cá biệt cách
nhau đến vài tháng. Ngồng sau thường ra ít hoa hơn ngồng trước, thường có 2
đến 3 hoa trên ngồng trong khi ngồng thứ nhất có đến 4 hoa.
Các cây trong chi Hippeastrum có một đặc điểm là không ra lá trước khi
cây ra hoa. Nhiều khi bộ lá tàn lụi hẳn cây mới bắt đầu nhú ngồng hoa. Các củ
hoa Hà Lan thường ra hoa trước, đến khi hoa tàn thì mới bắt đầu ra lá. Còn các
củ hoa từ Nam Phi thì lại ra lá cũng với sự xuất hiện của ngồng hoa (Trích theo
Nguyễn Thị Kim Oanh, 2014).
Hầu hết các cây có thân hành hoặc giò ngầm đều có thời kỳ ngủ nghỉ
dưới đất và đây cũng là thời kỳ cần ít sự quan tâm chăm sóc nhất trong năm. Các
loài thuộc chi Hippeastrum cũng như hầu hết các cây họ hành khác đều yêu cầu
đất thoáng khí, thoát nước tốt. Điều này vô cùng quan trọng vì thân hành sẽ dễ
bị thối vào thời kỳ ngủ nghỉ nếu đất quá ẩm và kém thoáng khí.
Nhiều giống thuộc chi Hippeastrum sinh trưởng và phát triển tốt hơn khi
được che bóng nhẹ. Vì vậy, có thể trồng cây dưới tán cây lớn, che nắng bằng
lưới đen hoặc đưa chậu trồng cây vào ban công, hiên nhà cây vẫn sinh trưởng,
phát triển tốt.
2.1.4. Yêu cầu sinh thái của cây hoa Lan Huệ
Lan Huệ là một loại cây trồng khá dễ tính và có một sức sống cực kỳ
mạnh mẽ. Chúng có thể chịu mọi chế độ khắc nghiệt về dinh dưỡng và ánh sáng.

Tuy nhiên, khi gặp những điều kiện bất thuận như vậy, nó sẽ làm ảnh hưởng đến
xấu đến năng suất hoa. Điển hình là cây sẽ cho ít hoa trên cụm hoa hơn, hoa

12


thường có kích thước nhỏ và độ bền của hoa cũng giảm. Nếu muốn trồng hoa
với mục đích thương mại hay “chơi” hoa thì những điều kiện ngoại cảnh để tạo
cho Lan Huệ sinh trưởng, phát triển tốt ta cần phải quan tâm, chú ý và có chế độ
chăm sóc phù hợp.
2.1.5. Nhiệt độ
Lan Huệ cũng như các loài hoa thuộc chi Hippeastrum có thể chịu được
nhiệt độ tương đối cao do có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới Nam Mỹ nơi mà mùa
hè thường có nhiệt độ khá cao. Tuy nhiên nhiệt độ thích hợp cho sinh trưởng và
phát triển của Lan Huệ là 20 – 22 oC trong điều kiện đầy đủ dinh dưỡng, nước
tưới và ánh sáng. Nhiệt độ có ảnh hưởng lớn đến sự phân hóa mầm hoa cần cho
củ Lan Huệ trong điều kiện ánh sáng trung bình và có nhiệt độ khoảng 7 – 13 oC
(Trích theo Quách Thị Phương, 2009).
Vào mùa đông, ở các nước xứ lạnh người ta thường đem chậu cây vào
trong nhà để lấy ánh sáng, nhiệt độ thoải mái đối với người là vừa đủ cho cây.
Nếu trồng ngoài trời thì nên lấy rơm rạ, lá khô phủ quanh gốc để tránh rét cho
cây (Trích theo Tô Thị Mai Dung, 2008).
2.1.6. Ánh sáng
Để sinh trưởng phát triển tốt các cây hoa thuộc chi Hippeastrum cần được
chiếu sáng đầy đủ và thường xuyên, Lan Huệ thích hợp trồng cả những nơi bóng
râm hay những nơi có nắng. Tuy nhiên nên trồng ở những nơi có nắng nhẹ vào
buổi sáng và đảm bảo thời gian chiếu sáng khoảng 6 giờ/ngày. Khi thấy cây xuất
hiện ngồng hoa nên đưa cây ra ngoài ánh sáng trực tiếp, ánh sáng mặt trời sẽ
giúp cây cứng cáp, ngồng hoa mập mạp khỏe mạnh và đứng thẳng. Trồng ở
ngoài nắng hoa sẽ mọc nhanh hơn và trổ hoa sớm hơn trong bóng râm. Chú ý


13


ngồng hoa sẽ bị cong không đẹp nếu trồng Lan Huệ nơi thiếu ánh sáng và ánh
sáng bị lệch (Trích theo Tô Thị Mai Dung, 2008).
2.1.7. Đất và dinh dưỡng
Các loại đất thích hợp trong trồng Lan Huệ cần có thành phần cơ giới nhẹ,
đất tơi xốp, nhiều mùn, thoát nước nhanh nhưng giữ ẩm tốt, độ pH hơi chua từ
6,0 – 6,5 như đất phù sa, thịt nhẹ; không nên trồng Lan Huệ trên đất thịt nặng
khó thoát nước vì dễ làm thối củ vào mùa mưa. Đất cát là loại giá thể lý tưởng
cho các cây họ hành nói chung và chi Hippeastrum nói riêng, do loại đất này có
khả năng thoát nước nhanh, ấm lên nhanh khi vào mùa xuân và khô khi vào mùa
hè. Trên đất cát nhiều mùn thì năm đầu tiên không cần phải bón phân cho cây.
Cần phải cung cấp dinh dưỡng đầy đủ, thường xuyên cho cây như bón phân hữu
cơ, phân vi sinh. Ngoài ra cần cung cấp dinh dưỡng qua lá cho cây, nhất là giai
đoạn cây ra hoa, giúp cho hoa có màu sắc tươi đẹp và độ bền lâu hơn (Trích theo
Quách Thị Phương, 2009).
2.1.8. Nước
Cây Lan Huệ có củ để giữ nước và dinh dưỡng nên không cần tưới
thường xuyên, hơn nữa Lan Huệ là cây rất sợ úng. Tưới nhiều nước hoặc khi gặp
mưa nhiều úng nhiều củ Lan Huệ sẽ bị thối. Đặc biệt là khi chuyển từ bầu để
trồng xuống đất. Khi việc cung cấp nước thường xuyên giúp cho cây khỏe mạnh
và không bị héo, nhất là thời kỳ cây ra hoa đây là thời kỳ cây cung cấp nước
nhiều nhất, thiếu nước trong giai đoạn này ngồng hoa chậm phát triển, còi cọc,
cánh hoa mỏng và yếu ớt. Vào mùa đông cây cần cung cấp ít nước hơn.
Ở thời kỳ mới trồng củ xuống đất, rễ chưa bén cần cung cấp ít nước, nếu
tưới nước nhiều hoặc khi trồng gặp mưa nhiều củ Lan huệ có thể bị thối. Chúng
ta nên tưới cây vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát là thích hợp nhất để tránh nắng


14


to. Vào mùa khô cần phủ gốc bằng vật liệu hữu cơ để giữ ẩm cho cây (Trích
theo Nguyễn Thị Ánh, 2015).
Giống như những cây khác, muốn ra hoa Lan Huệ cũng đòi hỏi phải có
một thời gian khô hạn để phân hóa mầm hoa. Vì thế trong điều kiện tự nhiên,
vào mùa khô cây sẽ bị thiếu nước lá héo khô, cây sẽ phân hóa mầm hoa, khi mùa
mưa đến có nước, cây sẽ ra lá và trổ hoa.
2.2. Kĩ thuật trồng và chăm sóc cây hoa Lan Huệ.
2.2.1. Kĩ thuật trồng.
a Chuẩn bị: Chọn chậu hoặc bầu: Dựa vào hình dạng và kích thước của củ mà
chọn chậu (bầu) cho thích hợp. Đối với những củ có đường kính trung bình thì
-

nên chọn chậu (bầu) có đường kính 15 – 20cm, phải có lỗ thoát nước.
Chọn đất trồng: Độ pH thích hợp là 6,0 – 6,5, đất giàu chất hữu cơ sẽ giúp tăng
trưởng tốt nhất, đất pha cát hoặc đất sét cũng được nhưng cần phải thoát nước

-

tốt.
Chú ý: không pha trộn vỏ thông vào đất (vì vỏ thông tạo sự biến đổi độ pH

-

không thích hợp với Lan Huệ).
Chọn vị trí trồng: Nên trồng Lan Huệ ở những nơi có nhiều nắng, nhưng nắng
vào buổi sáng là tốt nhất. Nên có chút bóng râm nếu chỗ trồng nhận nhiều nắng.
Trồng những nơi thiếu nắng cây vẫn sống nhưng khả năng cho bông giảm hoặc


-

không ra bông mỗi năm.
Phân bón: Dùng phân tan chậm (slow – release fertilizer) 5-10-10 hoặc 6-12-12,
tốt nhất là dùng dạng phân lỏng (water – soluble fertilizer) (Trích theo Nguyễn
Thị Ánh, 2015).
b Kỹ thuật trồng
- Nếu bắt đầu trồng từ củ mới đào lên hoặc mua củ giống chưa trồng vào đất, tách
bỏ lớp vỏ khô, rễ hỏng, cố gắng không làm tổn thương củ, để củ chỗ khô ráo mát
mẻ, không khí lưu thông ít nhất vài ngày giúp cho vết cắt khô lại nhằm tránh bị
thối rễ hoặc thối củ Lan Huệ.

15


- Nếu là củ khô (củ tồn trữ) nên ngâm rễ củ trong nước 1 ngày cho rễ hút nước
trước khi trồng xuống đất, chỉ dùng nước bình thường không có pha thêm dinh
dưỡng.
- Nếu bắt đầu từ củ tồn trữ bảo quản trong tủ lạnh: để củ Lan Huệ trong nước ấm vài
giờ (chú ý lượng nước chỉ ngập rễ mà không ngập củ để tránh thối củ).
- Không cần trộn phân bón vào trong đất trước khi trồng, nếu cần thiết thì chỉ nên
trộn một lượng nhỏ phân NPK (khoảng ½ thìa cà phê) vào lớp đất phía đáy
chậu, sau đó phải phủ thêm một lớp đất không có pha trộn phân bón lên trên sao
cho rễ không chạm vào lớp phân bón (lớp đất 10cm sẽ vừa vặn với sự phát triển
-

của bộ rễ).
Đặt củ ở vị trí chính giữa chậu (bầu), chèn đất vòng xung quanh sao cho 2/3 củ
chìm xuống đất (phần cổ củ phải trên mặt đất sao cho nước không đọng ở đọt

làm thối củ) (Trích theo Nguyễn Thị Ánh, 2015).
2.2.2. Chăm sóc

-

Có khoảng 85-90% các loài trong chi Hippeastrum là giống có thể trồng trong
nhà có mái che, tuy nhiên nếu cho rằng cây không cần điều kiện chiếu sáng
trong suốt thời gian trước khi ra hoa là hoàn toàn sai lầm. Chỉ nên đưa cây vào
trong nhà khi nhiệt độ ngoài trời quá thấp và để thưởng thức khi cây ra hoa. Cây
cần điều kiện chiếu sáng vài giờ trong ngày, tuy nhiên nếu để cây ở ngoài nắng
suốt mùa hè thì nhiệt độ và ánh sáng trực xạ có thể gây cháy lá. Do đó tốt nhất
nên để cây dưới giàn có mái che (Trích theo Nguyễn Thị Kim Oanh, 2014). Chú
ý tưới nước đều đặn, có thể kết hợp tưới phân hòa tan hoặc rắc phân đã được

-

nghiền nhỏ cho cây (Trích theo Tô Thị Mai Dung, 2008).
Vào tháng 9, bắt đầu giảm lượng nước tưới cho cây (trừ khi nhiệt độ còn quá
cao), điều này sẽ làm giảm nguy cơ bị thối rễ đồng thời củ hoa cũng bước vào
thời kỳ nghỉ ngơi nên đòi hỏi lượng nước không nhiều. Vào thời gian có mưa
nhiều nên đưa cây vào nơi ít chịu ảnh hưởng như hiên nhà, hành lang. Người ta
thường tiến hành chuyển cây vào khoảng tháng 10 cho đến đầu tháng 11. Với

16


cây trồng chậu có thể chuyển sang chậu lớn hơn khi củ đã trưởng thành và đẻ
nhánh. Nên tách các củ con đã có rễ trồng ra nơi khác để tránh cạnh tranh dinh
dưỡng. Khi nhổ củ nên cần quan sát kỹ bộ rễ để phát hiện vật ký sinh, bệnh hoặc
thối nhũn. Một bộ rễ hở mạnh có nhiều rễ mập, màu trắng, ít bị xơ. Mỗi lần thay

chậu, yêu cầu thay toàn bộ lượng đất mới, không dùng lại đất cũ đã bị khô xác,
-

nghèo dinh dưỡng và có thể mang các nguồn bệnh.
Trong suốt thời gian từ sau khi trồng cho tới khi cây nảy lộc mới cần giữ ẩm và
bón lượng dinh dưỡng cần thiết, sau đó việc tưới nước có thể không cần thường
xuyên. Khi tưới cần chú ý phun thật nhẹ nước lên lớp đất trồng xung quanh củ,
không tưới trực tiếp lên đỉnh ngọn cây, dễ làm thối củ (Trích theo Cao Thị Thoa,

-

2010).
Yêu cầu sử dụng phân bón của cây Lan Huệ cũng không cao. Sau khi trồng, khi
đã thấy lá mới xuất hiện, cung cấp phân bón 2 lần 1 tuần, bón phù hợp với nhu
cầu của cây về các yếu tố dinh dưỡng vi lượng và đa lượng. Vào mùa xuân chỉ

-

bón một ít lúc cây ra hoa, để cho củ to kỳ ra hoa bón 1- 2 lần P,K.
Trong mùa sinh trưởng cần phải tưới nước, nhưng phải xới xáo để đất được

-

thông thoáng tránh củ và rễ bị thối. Mỗi năm phải thay chậu 1 lần.
Sau khi cây ra hoa phải cắt bỏ những hoa tàn, làm giảm bớt sự tiêu hao dinh
dưỡng. Chú ý tránh làm tổn thương bộ lá. Đối với những cây trồng trong chậu,

-

sau khi cắt những hoa tàn nên cho củ tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.

Thường xuyên kiểm tra những dấu hiệu của sâu bệnh, phát hiện sớm và có
những dấu hiệu phòng tránh kịp thời (Trích theo Nguyễn Thị Ánh, 2015).
2.2.3. Sâu, bệnh hại và biện pháp phòng trừ

a Sâu hại
- Chủ yếu là sâu hại bộ cánh vảy: Sâu khoang, sâu xanh… Nhưng trong đó có một
loại sâu phá hại vô cùng nghiêm trọng, đó là Brithys crini, là loại sâu hại chính
trên cây Trinh nữ hoàng cung. Sâu thường xuất hiện và gây hại khi cây bắt đầu

17


ra hoa. Là loại sâu biến thái hoàn toàn, cơ thể hình ống dài, mình phủ đầy lông,
trên mỗi đốt của cơ thể có 2 hàng vân trắng.
+ Triệu chứng: Sâu tuổi nhỏ ăn phần thịt lá và để lại lớp biểu bì phía trên. Sâu tuổi
lớn ăn khuyết lá non, ngọn non, mầm non, khi cây có nụ sâu ăn đến nụ và làm
hỏng nụ, hoa. Khi chúng đã ăn hết lá, nụ và hoa, loại sâu này tiến xuống phần củ
để ăn. Sức ăn của sâu tuổi lớn khỏe hơn gấp nhiều lần so với sâu tuổi nhỏ (Đào
-

Thu Lan, 2015).
Ngoài loại sâu nguy hiểm Brithys crini còn có loại sâu Xám phá hoại cây. Sâu
Xám có tên khoa học Agrotis ipsilon, thuộc ngài đêm (Noctuidae), bộ cánh vảy
(Lepidoptera). Sâu non màu xám đen hoặc nâu xám, dọc theo hai bên thân có 1
dãy đen mờ, đầu mầu nâu sẫm. Trên mỗi đốt thân phía trên có 4 u lông nhỏ, phía
dưới có 4 u lông lớn. Đốt cuối cùng của mảnh lưng có 2 vệt màu nâu đậm. Sâu
Xám là loài sâu đa thực. Cây ở giai đoạn cây non thường bị phá hoại nghiêm
trọng, gây mất cây trên ruộng, làm giảm năng suất.
+ Triệu chứng: Sâu non mới nở sống ở trên lá cây, ăn phần mô lá tạo nên những
vết thủng li ti trên bề mặt lá. Cắt đứt ngang thân cây kéo xuống mặt đất. Sâu non

có tính giả chết, sau khi bị đụng vào chúng cuộn mình lại lăn ra giả chết (Trích
theo Nguyễn Thị Ánh, 2015).
b Bệnh hại
Lan Huệ thường bị một loại nấm (Stagonospora curtsii) ký sinh và gây
nên những vết màu đỏ trên lá và hoa. Bệnh phát triển mạnh trong điều kiện độ
ẩm cao, đặc biệt vào những hôm mưa, bị ngập úng. Bệnh có khả năng lây lan từ
cây này sang cây khác, sau 1 thời gian bị hại, trên lá sẽ có nhiều vết nâu đỏ, khô
đi sau đó lá bị rụng. Nếu bệnh xuất hiện trên củ sẽ làm củ thối rữa.
Lan Huệ còn có thể bị nhiễm một số bệnh khác do tác nhân virus gây ra là
Hippeastrum mosaic virus (HiMV) gây bệnh khảm lá,Vallota speciosa virus
(ValSV) gây bệnh đốm hình nhẫn (Đào Thu Lan, 2015).

18


Bệnh do virus thường lây lan qua côn trùng như rệp hoặc thông qua cơ
học bằng cách sử dụng cùng một công cụ để cắt các cây lây nhiễm bệnh và khỏe
mạnh.
c Biện pháp phòng trừ
- Đối với sâu Brithys crini, khi sâu mới chớm xuất hiện với số lượng sâu ít hoặc ít
cây bị phá hoại có thể bắt bằng tay. Nếu số lượng sâu nhiều thì phải sử dụng
Supracide 40 Nd liều lượng 10-15ml/bình 8 lít, Pegasus 500 Sc liều lượng 7 –
10ml/bình 8 lít, Ofatox 40 EC liều lượng 8 – 10ml/ bình 8 lít, Actara, Regon
-

25WP liều lượng 1g/ bình 8 lít (Nguyễn Thị Kim Oanh, 2014).
Đối với sâu Xám (Agrotis ipsilon), ta nên làm sạch cỏ để mất nơi cư trú, ẩn nấy
của chúng. Sâu thường hoạt động vào khoảng thời gian từ chiều mát đến sáng
sớm hôm sau, vì vậy có thể dùng tay bới đất quanh gốc cây bị sâu cắn để bắt.
Dùng bẫy chua ngọt gồm 4 đường + 4 dấm + 1 rượu + 1 nước. Cho vào bình đậy


-

kín sau 3 – 4 ngày thì cho thêm 1% lượng thuốc trừ sâu.
Để hạn chế sự xâm nhập của nấm ký sinh (Stagonospora curtsii), khi chăm sóc
cần tránh làm tổn thương tới cây, dụng cụ cắt phải được sát trùng. Khi phát hiện
các cây bị nhiễm bệnh khảm lá hoặc đốm hình nhẫn cần hủy bỏ. Bệnh do nấm
gây ra thì việc tưới nước có thể làm thúc đẩy sự phát triển nhanh của Fusarium.
Fusarium và bệnh nấm khác có thể được ngăn ngừa bằng cách tránh độ ẩm cao.
Có thể phun oxychloride đông (0.75%) hoặc bằng cách sử lý củ trong nước ấm

-

43.50C trong 2 giờ.
Để ngăn chặn sự lây lan của bệnh do virus cần tiêu diệt côn trùng bằng cách
phun thuốc phòng trừ định kỳ và làm sạch cỏ dại xung quanh có thể chứa
virus(Nguyễn Thị Kim Oanh, 2014).
2.2.4. Ưu, nhược điểm của cây trồng nhân giống bằng phương pháp nhân
giống vô tính.
 Ưu điểm:

19


-

Tỷ lệ thành công trong nhân giống cao. Tỷ lệ nhân giống đạt 50 – 100 %, hiện
nay người ta dùng các thuốc kích thích sinh trưởng để kích thích ra rễ , tỷ lệ ra

-


rễ đạt 100%.
Cây con giữ được các đặc tính quý của cây mẹ, tạo được cây giống đồng đều

-

với số lượng lớn.
Thời gian tạo cây giống nhanh. Thông thường thời gian tạo cây giống mới chỉ

-

từ vài ngày đến vài tháng
Tạo cây giống có kích thước lớn hơn nhiều so với phương pháp nhân giống in

-

vitro
Thao tác và trang thiết bị đơn giản, rất dễ áp dụng cho mọi đối tượng lao động

trong nghề làm vườn
Nhân giống bằng củ: cây nhanh ra hoa, giữ được các đặc tính tốt của cây mẹ.
 Nhược điểm:
Cây không đồng đều nếu không được phân loại tốt
- Hệ số nhân giống thấp
Dễ bị lan truyền các loại nấm bệnh ( Vũ Quang Sáng, 2007 )
2.3. Tình hình nghiên cứu về chọn tạo giống Lan huệ ở trên thế giới và ở
Việt Nam
2.3.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Epharath và cộng sự (2001) đã sử dụng 7 phương pháp cắt củ, chia củ mẹ
thành 2, 4, 8, 12, 16, 32 và 48 lát cắt, mỗi lát cắt đều mang 1 phần đế củ và

giâm vào túi nilon có chứa chất khoáng bón cho cây. Các túi này được đặt trong
điều kiện nhiệt độ 23ᵒC trong 4 tháng. Kết quả cho thấy, khi cắt củ thành 48
phần thì số lượng chồi thu được là cao nhất 34 chồi/mẫu.
Năm 1991, O’Rourke và cộng sự đã cắt củ nhỏ in vitro tạo ra từ vảy củ
đôi trên môi trường tạo củ của loài Hippeastrum hybridum "Apple Blossom”
thành 2 hoặc 4 phần và tiếp tục nuôi cấy trong 10 - 12 tuần. Sau 26 - 28 tuần
nuôi cấy, hệ số nhân thu được đã tăng lên 100 chồi/mẫu ban đầu . Bằng phương

20


pháp cắt củ này, Slabbert và cộng sự (1993) cũng đã thu được 700 - 1000 cây từ
1 củ ban đầu sau 12 tháng, cây con thu được khỏe, có sức sống cao
2.3.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam .
Ở nước ta chỉ có hai loài thuộc chi Hippeastrum. Loài Hippeastrumequestre
(Aiton) Herb. , là cây nguyên sản ở Nam Mỹ, tên Việt Nam gọi là Lan Huệ hay
Loa kèn đỏ. Loài thứ hai là Hippeastrum reticulatum (Aiton) Herb., là cây
nguyên sản ở Braxin, tên Việt Nam còn gọi là Lan Huệ Mạng. Cả hai loài Lan
Huệ được nhập trồng làm cảnh ở nhiều nơi của nước ta. Hoa rất đẹp, thường nở
vào xuân hè, tuy nhiên chưa thấy chúng hình thành quả. Người ta trồng chúng trong
vườn, trong chậu và nhân giống bằng cây con (Nguyễn Thị Kim Oanh, 2014).
Nguyễn Hạnh Hoa và cs.(2014) đã nghiên cứu xây dựng quy trình nhân
nhanh in vitro sáu dòng Lan Huệ lai (Hippeastrum equestre). Kết quả xác định
được môi trường khởi động thích hợp nhất đối với vật liệu vào mẫu là vảy củ
đôi của 6 dòng lai ( H1, H3, H5, H37, H85, H12) như sau: MS + 2-3mg/l BA +
1,0mg/l kinetin + 0,25mg/l αNAA. Hệ số nhân đạt 2,79 – 3,875 chồi/mẫu. Môi
trường tối ưu khi sử dụng vật liệu là củ nhỏ invitro được bổ làm 4 phần, mỗi
phần đều dính một phần đế củ là: MS + 3 – 5mg/l BA + 1,0mg/l kinetin +
0,25mg/l αNAA. Hệ số nhân đạt 4,23 – 5,65 chồi/mẫu. Môi trường tạo rễ cho
chồi là: MS + 1,5 – 2,0mg/l αNAA, giá thể thích hợp để ra cây là cát: trấu hun tỷ

lệ 3:1(Nguyễn Hạnh Hoa và cs., 2014).
Trong thực tế sản xuất củ giống hiện nay ở Việt Nam, lan huệ được nhân
giống chủ yếu từ củ con sinh ra từ củ mẹ. Tùy từng giống/loài mà một củ trưởng
thành trong một năm có thể sinh ra 10-15 củ con, tuy nhiên đối với các giống
mới nhập nội, hoa đẹp thì số củ con ít (trung bình đạt 0,9-5 củ con/củ mẹ/năm,
thậm chí có giống không tạo củ mới. Cây lan huệ có khả năng sinh sản hữu tính
tốt nhưng phương pháp này chỉ được áp dụng khi tạo vật liệu khởi đầu cho công

21


tác chọn tạo giống do có sự phân ly về hình dạng, màu sắc hoa ở cây con. Ở
nước ta, các nghiên cứu nhân giống vô tính lan huệ bằng phương pháp chẻ củ
chưa được thực hiện. Xuất phát từ các phân tích trên Phạm Thị Minh Phượng và
Trần Thị Minh Hằng thuộc Khoa Nông học, Trường Đại học Nông nghiệp Hà
Nội đã tiến hành nghiên cứu kỹ thuật nhân giống vô tính cây lan huệ
(Hippeastrum sp.) bằng phương pháp chẻ củ. Các thí nghiệm được thực hiện
trên cây hoa lan huệ với 3 mẫu giống gồm cam sọc, hồng đào và đỏ sọc trắng.
Các giống này đã được thu thập và trồng trong điều kiện Gia Lâm, Hà Nội.
Chúng có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt tại nơi nghiên cứu với chu vi củ
giống 28 – 30 cm, cây không sâu bệnh.

22


PHẦN III: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu là các dòng, giống hoa Lan Huệ
Giống: Green dragon(XNCM)

Dòng: 32, 46, 52, 64, 50, 51, I46, I52, 3, 4, 5, 6, A21.
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Địa điểm: Nhà lưới số 6, Vườn tiêu bản bộ môn Thực vật, khoa Nông Học, Học
Viện Nông Nghiệp Việt Nam.
- Thời gian: 1/7/2016 – 15/1/2017
3.3. Vật liệu
- Dụng cụ: Cuốc, dầm, bình tưới nước, xô, gáo, thước thẳng...
- Các loại phân bón sử dụng trong quá trình chăm sóc cây Lan huệ như:
+

Phân DAP: DAP là viết tắt của cụm từ hóa học Di amoon phốt phát có CT
(NH4)2HPO4.DAP được sản xuất từ quặng apatit, moniac và axit. Đây là loại
phân có 2 thành phần 18% đạm, 46% lân.

o Công dụng: Phân DAP có thể sử dụng để bón cho nhiều loại cây trồng khác

nhau. Phân có thể sử dụng để bón lót hoặc bón thúc. Phân DAP thường được sử
dụng cho cây ăn trái và rau lá trong giai đoạn cây kiến tạo bộ rễ và ra chồi đâm
nhánh mới. Phân có tác dụng làm tăng đường kính củ Lan huệ.

23


+ Phân Growmore 20:20:20: Hoạt chất: N 20%, P205 20%, K20 20%
-

Công dụng: Giúp tăng trưởng bộ rễ, gia tăng sức đề kháng. Kích thích ra hoa, trổ
nhiều, chống rụng hoa, trái non. Tăng năng suất, tăng chất lượng cây ăn quả, rau
cải, cây CN; lúa trổ đều, tăng kích thước hạt, thân đứng, năng suất cao


-

Túi bầu( kích thước: 23x18), xỉ than, các chất để phối trộn giá thể trồng Lan Huệ

như: xơ dừa, trấu hun, đất phù sa.
- Thuốc chống nấm Daconil 75WP: Hoạt chất: Chrolothalonil 75%
+ Công dụng: thuốc ở dạng bột hòa nước, phổ tác dụng rộng, dùng để trừ nhiều loại
bệnh hại trên cây. Ở thí nghiệm chúng ta sử dụng để phòng chống nấm.
-

Thuốc kích thích ra rễ cực mạnh N3M: Thành phần: N : 11%; K2O : 2,5%; B :
0,02%; Cu, Zn, Mn, Fe mỗi loại 0,2
+ Công dụng: Tưới gốc để tăng cường bộ rễ; nhúng cành giâm, thoa vào chỗ chiết
để kích thích ra rễ; ngâm hạt giống để kích thích nảy mầm; phun lên lá làm cây

-

đâm tược mới, lá lớn, chống rụng hoa, tăng đậu trái.
Kinetin: Kinetin là một loại cytokinin, một loại hoocmon thực vật thúc đẩy phân
chia tế bào. Được phân lập từ DNA tinh trùng cá trích được thanh trùng và nó
có khả năng kích thích sự phân chia tế bào hay sự phân bào. Kinetin thường
được sử dụng trong nuôi cấy mô thực vật để gây hình thành mô sẹo và tái sinh
chồi mô từ mô sẹo
3.4 Nội dung và phương pháp nghiên cứu các chỉ tiêu
3.4.1 Nội dung nghiên cứu
Thí nghiệm 1: Nhân giống vô tính bằng phương pháp tách củ con
CT1: củ con đã có rễ

24



CT2: củ con chưa có rễ
Các củ con sau khi tách được trồng vào bầu với giá thể đất: cát: xơ
dừa=1:1:1, chú ý để hở 1/3 phần trên của thân hành, lót dưới túi bầu có lớp xỉ
than tổ ong dày khoảng 2cm). Ngay sau trồng tưới đẫm dung dịch ra rễ cực
mạnh (pha theo hướng dẫn ghi trên bao bì). Sau đó chỉ tưới khi thấy giá thể
trồng bị khô ( vẫn tưới dung dịch ra rễ cực mạnhcho đến 1 tháng sau trồng). Khi
cây con có sự ra lá mới cần sử dụng Growmore 20:20:20 bón qua lá, 7 ngày/lần.
Khi cây con có sự tăng trưởng đường kính thân hành cần sử dụng phân DAP bón
1g/cây; 1 tháng/lần.
Thí nghiệm 2: Nhân giống vô tính bằng phương pháp cắt lát (bổ củ)
CT1: Bổ củ thành 4 phần
CT2: Bổ củ thành 4 phần, tách thành các mảnh có phần đế củ với 2 vảy củ
CT3: Bổ củ thành 6 phần
CT4: Bổ củ thành 6 phần, tách thành các mảnh có phần đế củ với 2 vảy củ
Củ giống có đường kính 4 cm lấy từ cây khỏe, không bị sâu bệnh, được
cắt bỏ lá, rễ, rửa sạch dưới vòi nước chảy, bóc bỏ các vảy củ màu đen và màu
nâu bên ngoài, rửa lại 1 lần nữa bằng xà phòng diệt khuẩn, để vào rổ cho ráo
nước. Dùng dao sắc (đã diệt khuẩn bằng cồn tuyệt đối trước khi sử dụng) bổ củ
và tách thành các mảnh trong từng công thức như đã nêu ở trên. Ngâm các mảnh
củ vào dung dịch thuốc trừ nấm Daconil(20g/10l nước sạch) trong 15 phút hoặc
nước Javen, sau đó vớt ra để ráo.
Chuẩn bị giá thể: Giá thể gồm có xơ dừa (đã được xử lí với thuốc trừ
nấm): cát=1:1, được trộn đều và đưa vào hộp xốp có lỗ thoát nước. Độ dày giá

25


×