Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Nghiên cứu khoa học " Kết quả bước đầu nghiên cứu nhân giống trám đen bằng phương pháp ghép " docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159 KB, 6 trang )

Kết quả bước đầu nghiên cứu nhân giống trám đen bằng phương pháp ghép
Trung tâmứng dụng KHKT Lâm nghiệp
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
Trám đen (Canarium nigrum Engler) là cây gỗ bản địa có chiều cao từ 20 m -30
m, đường kính ngang ngực có thể đạt 50 cm – 70 cm, thân tròn thẳng, tán lá rộng
và xanh quanh năm. Trám đen là cây đa mục đích có thể làm nhà cửa, nguyên liệu
gỗ dán, đóng đồ thông thường Ngoài ra cây Trám đen còn cung cấp một số sản
phẩm phụ có giá trị và rất gần gũi với nhân dân.
Theo kết quả điều tra tại một số xã của huyện Tân Lạc tỉnh Hoà Bình và một số xã
của huyện Ba Vì tỉnh Hà Tây, hàng năm mỗi cây Trám đen từ 10 – 15 tuổi có thể
cho từ 50 – 70 kg quả. Theo giá thị trường hiện nay tại 2 vùng trên là 3000
đồng/kg, tính trung bình mỗi năm người dân thu được từ 150.000 đồng đến
200.000 đồng/cây. Như vậy có thể nói cây Trám đen không những đáp ứng được
mục tiêu của chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng mà còn góp phần cải thiện đời
sống cho người dân làm nghề rừng.
Để cải thiện hơn nữa khả năng cho quả của cây Trám đen, năm qua Trung tâm
ứngdụng KHKT lâm nghiệp đã được giao đề tài "Nghiên cứu trồng rừng Trám đen
phục vụ mục tiêu lấy quả". Đề tài có 2 phần lớn là: nghiên cứu nhân giống cây
trám đen bằng phương pháp ghép và xây dựng mô hình trồng rừng trám đen phục
vụ mục tiêu lấy quả. Trong bài viết này chúng tôi giứo thiệu kết quả bước đầu về
nghiên cứu nhân giống trám đen bằng phương pháp ghép.
1 - Vật liệu và phương pháp nghiên cứu:
1.1 Vật liệu nghiên cứu.
+ Cây mẹ trong các vườn hộ gia đình đã nhiều năm ra hoa kết quả tại 3 xã của 3
vùng khác nhau. Cụ thể tại:
- Xã Thanh Hối – Huyện Tân Lạc – Tỉnh Hoà Bình.
- Xã Cúc Phương – Huyện Nho Quan – Tỉnh Ninh Bình.
- Xã Ba Trại – Huyện Ba vì - Tỉnh Hà Tây.
+ Gốc ghép đã được gieo từ hạt đạt 24 tháng tuổi, cây sinh trưởng khỏe mạnh, có
đường kính gốc từ 0,8 cm trở lên.
+ Cành ghép được lấy từ những cây trội đã qua tuyển chọn.


1.2- Phương pháp nghiên cứu:
- Tuyển chọn cây trội bằng phương pháp phỏng vấn những chủ cây, mục trắc kết
hợp với đo đếm các chỉ tiêu như: Năng suất, chiều cao, đường kính…sau đó áp
dụng phương pháp 5 cây so sánh. Cây trội được chọn phải có đủ thông tin ít nhất
là 3 vụ quả, trong đó 2 vụ sản lượng quả phải vượt trội, đồng thời các chỉ tiêu về
sinh trưởng và khả năng kháng bệnh tốt.
- Gốc ghép là cây con được gieo từ hạt sinh trưởng tốt, đường kính tối thiểu đạt
0,8 cm, không bị sâu bệnh, không có u bướu, thân thẳng. Tiến hành bố trí thí
nghiệm ghép vào các mùa trong năm theo 3 phương pháp ghép khác nhau là: Ghép
nêm đỉnh sinh trưởng, ghép áp bên thân và ghép mắt nhỏ có gỗ. Thí nghiệm được
bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ, lặp lại 3 lần, mỗi ô thí nghiệm có 40 cây.
Các số liệu nghiên cứu được xử lý thống kê bằng chương trình Excels trên máy vi
tính.
2- Kết quả nghiên cứu
2.1- Tuyển chọn cây trội:
Năm 2003, trong 3 địa điểm nghiên cứu chúng tôi đã tuyển chọn được 15 cây
Trám đen trội về sản lượng quả, các cây trội có độ vượt trội so với giá trị trung
bình của 5 cây so sánh trên 150%. Những cây trội được chọn đều có tuổi cao nên
có sản lượng quả đã ổn định và là những cây có các chỉ tiêu sinh trưởng tốt. Số
cây trội điển hình được thống kê, mô tả ở biểu 1:
Biểu 01: Biểu thống kê cây Trám đen trội về sản lượng quả.
Số hiệu cây
trội
DGốc
( cm)
Hvn
( m)
DTán TB
(m)
SL

quả
(kg)
Độ vượt trội

(%)
Đ
ịa điểm
01 45 16 8,5 120 171 Ba Tr
ại
02 57 16,5 9,7 150 214 Ba Tr
ại
03 71 19 12 210 300 Ba Tr
ại
04 67 17 10,5 182 260 Ba Tr
ại
05 48 15 9 162 231
Cúc Phương
06 55 16 9,5 190 271
Cúc Phương
07 62 17 10 172 245
Cúc Phương
08 68 17 11 168 240
Cúc Phương
09 62 15 11 145 207
Cúc Phương
10 89 18 13,5 200 285
Thanh H
11 76,5 17 12 158 225
Thanh H
12 59,7 14,5 9,5 137 195

Thanh H
13 60 13 9 160 228
Thanh H
14 51 10 8 112 160
Thanh H
15 69 12 9 110 157
Thanh H
2.2- Kết quả ghép cây trám đen.
Dưới đây là kết quả thử nghiệm ghép cây Trám đen được thực hiện vào vụ Thu
(Tháng 9 và tháng 10 – 2003) với 3 phương pháp ghép khác nhau. Kết quả cụ thể
được thống kê ở biểu 02 dưới đây:
Biểu 02: Tỷ lệ cây ghép ra chồi và sống.
Tỷ lệ cây ghép ra chồi và sống
14 ngày 21 ngày 28 ngày 35 ngày
PP
ghép
Số cây
ghép
Sống % Sống % Sống % Sống %

Nêm 120 7 5,8 18 15 32 26,6 37
30,8
áp 120 5 4,2 13 10,8 25 20,8 29
24,16
Mắt 120 0 0 0 0 0 0 0 0
Biểu 03: Chiều dài chồi trung bình của cây ghép.
Chiều dài chồi trung bình của cây ghép( cm)
PP
ghép
Số cây

ghép
14 ngày 21 ngày 28 ngày 35 ngày

Nêm 120 0,54 1,0 1,96 5,87
áp 120 0,43 0,78 1,67 5,62
Mắt 120 0 0 0 0
Kết quả ở biểu 02 và 03 cho thấy:
- Số cây ghép tạo thành và sống ở 2 phương pháp ghép nêm và ghép áp là có triển
vọng. Đặc biệt là phương pháp ghép nêm ở đỉnh sinh trưởng tỷ lệ sống đạt 30,8%
sau 42 ngày ghép. Phương pháp ghép áp bên thân có tỷ lệ sống thấp hơn, đạt
25,8% sau 42 ngày ghép. Ghép mắt không đạt cây nào (0%). Như vậy bước đầu có
thể khẳng định đối với cây Trám đen có thể nhân giống vô tính bằng phương pháp
ghép nêm ở đỉnh sinh trưởng và ghép áp bên thân.
- Sinh trưởng của chồi ghép mới hình thành ở phương pháp ghép nêm vượt trội
hơn hẳn phương pháp ghép áp bên thân. Chiều dài trung bình của chồi cành ghép
ở phương pháp ghép nêm đạt tới 7,56 cm (ở thời điểm 42 ngày sau khi ghép), vượt
chỉ tiêu này ở phương pháp ghép áp bên thân là 1,38.
3- Kết luận:
- Cây Trám đen có thể nhân giống vô tính bằng phương pháp ghép nêm đỉnh sinh
trưởng và ghép áp bên thân.
- Với các cây trội về sản lượng quả đã qua tuyển chọn có độ vượt trội cao và ổn
định, nên sử dụng chúng để lấy cành ghép nhân giống dùng cho thí nghiệm khảo
nghiệm dòng vô tính.
- Đây mới là kết quả bước đầu, cần có thời gian và kinh phí tiếp tục theo dõi để có
kết luận đầy đủ hơn.

×