Tải bản đầy đủ (.docx) (78 trang)

Điều tra thành phần và khả năng khống chế quần thể nhện đỏ của một số loài nhện bắt mồi họ phytoseiidae trên rau vùng hà nội và phụ cận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.87 MB, 78 trang )

0983772100

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA NÔNG HỌC
----------------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
“ĐIỀU TRA THÀNH PHẦN VÀ KHẢ NĂNG
KHỐNG CHẾ QUẦN THỂ NHỆN ĐỎ CỦA MỘT
SỐ LOÀI NHỆN BẮT MỒI HỌ PHYTOSEIIDAE
TRÊN RAU VÙNG HÀ NỘI VÀ PHỤ CẬN”

Người hướng dẫn : TS. NGUYỄN ĐỨC TÙNG
Bộ môn

: Côn Trùng

Người thực hiện

: ĐỖ KIỀU TRANG

Lớp

: BVTVA

HÀ NỘI - 2017

Khóa: 58



LỜI CÁM ƠN
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi
đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của Ban chủ nhiệm khoa Nông Học, các
thầy cô giáo trong Bộ môn Côn Trùng, gia đình và cùng toàn thể bạn bè trong
và ngoài trường
Tôi xin đặc biệt cảm ơn TS. Nguyễn Đức Tùng, người đã hết sức tận
tình, chu đáo trực tiếp hướng dẫn, động viên, chỉ bảo, truyền đạt những kiến thức,
kinh nghiệm và tạo điều kiện tốt nhất giúp tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô Bộ môn Côn
Trùng, Khoa Nông Học, Học viện Nông Nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tôi
trong quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành khóa luận .
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến những người thân
trong gia đình, bạn bè đã động viên, giúp đỡ và tạo mọi điều điện thuận lợi để
có thể yên tâm trong suốt quá trình học tập và thực tập tốt nghiệp!
Hà Nội, ngày 16 tháng 1 năm 2017
Sinh viên

Đỗ Kiều Trang

22


MỤC LỤC

33


DANH MỤC BẢNG


44


DANH MỤC HÌNH

55


PHẦN MỘT: MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Bên cạnh sự phát triển và hội nhập của đất nước, thời kì công nghiệp hóa
hiện đại hóa ngày càng phát triển thì nền nông nghiệp của nước nhà cũng đang
dần được hoàn thiện và hiện đại hơn. Một trong những mục tiêu của nền nông
nghiệp nước nhà đang hướng tới đó là sản xuất nông sản sạch, an toàn với môi
trường như vẫn đảm bảo chất lượng và giá thành sản phẩm. Tuy nhiên sự phát
triển của các loại thuốc bảo vệ thực vật đã có ảnh hưởng tới sự đảm bảo về thực
phẩm sạch. Sự lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật gây dư lượng thuốc trong nông
sản cao, làm mất an toàn thực vật bên cạnh đó là làm xuất hiện các loài sâu
kháng thuốc và xuất hiện các bệnh hại mới cho cây trồng. Từ thực tế đó mà các
nhà khoa học về cây trồng đang nghiên cứu và đề ra các biện pháp mới cho hiệu
quả cao hơn về năng suất nhưng đảm bảo được chất lượng sản phẩm. Trong các
biện pháp được đề ra thì biện pháp sinh học được đề cao nhất.
Trong thời gian gần đây, trên các loại cây trồng bị ảnh hưởng bởi sự phá hại
của nhện hại khá nặng nề. Các cây rau không phải ngoại lệ, sự xuất hiện của các
loại nhện đỏ hại nghiêm trọng tới năng suất, sự sinh trưởng phát triển của câu
rau. Chúng dùng kim chích vào mô cây, hút dịch cây làm cho cây còi cọc, làm
chết đỉnh sinh trưởng, rụng hoa, lá…hoặc có thể truyền virus nguy hiểm cho
cây. Trong nền nông nghiệp thâm canh như hiện nay người sản xuất cũng đã có
những hiểu biết nhất định tuy nhiên nhện hại rất nhỏ bé và khó phát hiện giai
đoạn đầu. Khi điều kiện thuận lợi số lượng nhện hại bùng nổ gây hại nặng cho

cây rất lớn. Một vấn đề được đề ra là làm cách nào để trừ các loại nhện hại này
được hiệu quả và đảm bảo chất lượng năng suất sản phẩm? Trên thế giới đã có
những biện pháp sinh học phòng trừ nhện đỏ như sử dụng nhện bắt mồi
N.longis, N.californicus...Nhưng ở Việt Nam liệu biện pháp đó có được sử dụng
là áp dụng rộng rãi?

66


Xuất phát từ yêu cầu trên, được sự phân công của Bộ môn Côn trùng khoa
Nông học Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam dưới sự hướng dẫn trực tiếp của
giảng viên TS. Nguyễn Đức Tùng tôi thực hiện đề tài:”Điều tra thành phần và
khả năng khống chế quần thể nhện đỏ của một số loài nhện bắt mồi họ
Phytoseiidae trên rau vùng Hà Nội và phụ cận”.
1.2 Mục đích và yêu cầu của đề tài
1.2.1 Mục đích
Điều tra thành phần nhện bắt mồi, đi sâu nghiên cứu đặc điểm sinh học loài
nhện bắt mồi ăn nhện đỏ phổ biến nhất trên rau.
1.2.2 Yêu cầu
- Điều tra thành phần nhện bắt mồi trên rau.
- Điều tra diễn biến mật độ nhện đỏ và loài nhện bắt mồi nhện đỏ phổ biến
nhất.
- Nhân nuôi quần thể các loài nhện bắt mồi thu được và tiến hành đánh giá
khả năng ăn nhện đỏ trong phòng thí nghiệm của loài nhện bắt mồi phổ biến nhất.
- Đi sâu nghiên cứu thời gian phát dục, sức sinh sản và sức tăng quần thể
của loài nhện bắt mồi phổ biến nhất trên nhện đỏ.

77



PHẦN 2: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC
VÀ NGOÀI NƯỚC
2.1 Tình hình nghiên cứu ngoài nước
2.1.1 Tình hình nghiên cứu ngoài nước về nhện hại
Nhện hại là các đối tượng gây hại nghiêm trọng trên nhiều loài cây trồng
ở nhiều vùng trên thế giới, chúng là điểm thu hút của nhiều nhà khoa học.
Nhện hại cây trồng là những loài động vật nhỏ đến rất nhỏ nằm trong
Bộ Ve bét (Acarina)
Lớp hình nhện (Arachnida)
Ngành chân khớp (Arthropoda).
Cơ thể tập trung hình thành một khối hình ovan, mặt lưng có tấm mai
kitin phát triển, không có râu, phần phụ miệng biến đổi thành kìm. Chúng thở
bằng hệ thống khí quản và thở bằng túi phổi. Tận cùng bên ngoài khí quản là các
lỗ thở thường nằm ở phía dưới bụng. Nhện thường có 4 đôi chân. Quá trình phát
triển trải qua các giai đoạn: trứng, nhện non các tuổi và nhện trưởng thành.
Ở Châu Á, Thái Lan, Philipines bước đầu nghiên cứu về loài nhện hại,
các tác giả phân loại họ và giống nhện. Một số tác phẩm không chỉ đề cập đến
phân loại mà còn đề cập tới tác hại và khả năng phòng trừ nhện hại. Các kết
quả tiêu biểu là: ở vùng Bắc Mỹ đã phát hiện được hơn 2500 loài, tại Trung
Quốc các nhà nghiên cứu đã phát hiện và mô tả được hơn 900 loài. Ở Nhật Bản,
Hokeirynkan, 1971, Takeo yaginuma, 1986 đã mô tả được 1233 loài chúng
thuộc 52 họ. Ở Châu Úc đã phát hiện trên 2000 loại nhện và định tên cho 1876
loài. Trên quần đảo Anh đã phát hiện 570 loài nhện chúng thuộc 24 họ…
Từ các số liệu trên ta thấy thành phần nhện là tương đối lớn và đa dạng.
Messelink (2008) và một số nhà côn trùng học cho rằng nhện hại được
cho là loài dịch hại thứ 2 trong nông nghiệp. Nhưng chúng thực sự trở thành
đối tượng dịch hại quan trọng từ khi dùng DDT, một số thuốc trừ dịch hại được

88



phun nhiều làm tăng khả năng sinh sản của nhện cái đồng thời còn tiêu diệt
nhện bắt mồi trên đổng ruộng.
Nhện không những gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất cây trồng
mà còn là môi giới truyền bệnh cho cây. Đặc biệt là bệnh virus như bệnh virus
Y trên cây khoai tây do nhện đỏ T.urticae là vecto truyền bệnh…
Cho đến nay, nhóm nhện nhỏ hại cây trồng nằm chủ yếu trong bốn họ
thuộc hai tổng họ Tetranychoidae và Eriophyoidae.
Hiện nay vẫn còn rất nhiều loài nhện hại đã và đang được nghiên cứu
trên thế giới. Hy vọng những năm tiếp theo các nhà nghiên cứu sẽ phát hiện ra
nhiều kết quả mới và đưa ra được các biện pháp phòng trừ hiệu quả.
2.1.2 Tình hình nghiên cứu ngoài nước về nhện bắt mồi
Kẻ thù tự nhiên của nhện hại cây gồm các nhóm chính: vi sinh vật, côn
trùng và nhện bắt mồi. Trong đó nhện bắt mồi sống chủ yếu trong đất mùn, rác,
nơi mà chúng dễ săn bắt các loài chân đốt, tuyến trùng hoặc các loài Ve bét
khác. Đặc điểm của nhóm này là chân dài, chuyển động nhanh nhẹn và có kìm
dạng châm. Ngoài tác dụng phòng trừ nhện hại nhiều loài nhện còn có tác dụng
to lớn trong chu trình tuần hoàn vật chất, phân hủy các chất hữu cơ làm tăng độ
phì của đất.
Nhện bắt mồi thuộc họ ve bét gồm 3 họ chính là Phytoseiidae, họ
Stigmaeidae, họ Anystidae, Cheyletidae, Erythraeidae. Đây là nhóm kẻ thù tự
nhiên quan trọng của nhện hại.
Trong các họ có họ Phytoseiidaevới các thành viên sống tự do trên cạn
không thấy sống kí sinh. Đặc điểm về mặt hình thái của họ này là con cái có lỗ
để đưa túi tinh và lỗ sinh dục riêng biệt nằm ngang ở phần đốt chân IV. Lỗ
phóng tinh của con đực nằm giữa đôi chân III và IV, cấu tạo kìm của con cái và
con đực có nét riêng biệt đặc trưng cho từng loài. Họ Phytoseiidae có 4 giống
với trên 1200 loài.

99



Bên cạnh họ Phytoseiidae còn có họ Stigmaeidae 2 giống trong họ này
tấn công nhiều nhện hại chăng tơ Tetranychidae và một số nhện hại khác. Đặc
điểm khác biệt của họ này là trên lưng có 8 tấm trong đó nổi rõ và to hơn cả là
2 tấm lưng và tấm trước sinh dục.
Họ Anystidae, Cheyletidae, Erythraeidae đặc diểm chung là cơ thể mềm
có ít lông trên lưng và không có lông cảm giác phía trước lưng. Những loài
thuộc họ này đa số thuộc loài nhện bắt mồi đa năng.
Loài nhện bắt mồi đầu tiên được phát hiện là Scheuten năm 1857. Sau đó
là Phytoseiulus macropilis Banks năm 1905. Nhện bắt mồi đa phần thuộchọ
Phytoseiidae. Đến nay đã có hơn 1700 loài nhện bắt mồi thuộc 50 giống được
ghi nhận.Một số tác giả cũng đưa ra kết quả của việc phòng trừ nhện bằng việc
sử dụng nhện bắt mồi và côn trùng bắt mồi trong phòng trừ sinh học. Trong
nửa cuối thế kỉ XX sự quan tâm về vai trò của nhện bắt mồi ngày càng mạnh
mẽ chỉ tính trong 15 năm từ 1970-1985 đã có 500 công trình nghiên cứu được
công bố về vấn đề này. Hiện có khoảng 20 loài nhện bắt mồi được nhân nuôi
hàng loạt để phục vụ công tác phòng trừ dịch hại.
Lorado đã công bố kết quả sử dụng thành công loài nhện Thanatus
flavidus Simol để trừ rệp Cimex hại người ở các trại tị nạn Hy Lạp. Nhện băt
mồi lý tưởng sử dụng trong đấu tranh sinh học. Mcmurtry (2013) đã mô phỏng hệ
thống hóa phân loại họPhytoseiidae và ghi nhận các sự kiện lịch sử trong việc
điều tra định loại 20 loài quan trọng có thể sử dụng trong phòng chống nhện hại.
Châu Phi là nguồn gốc của nhện bắt mồiPhytoseiulus longiper là thiên
địch của nhện hai chấm. Ở Nhật Bản loài Amblyseius deloni Muma là thiên
địch của nhện hại Panonychus ulmi.
2.1.3 Một số loài nhện bắt mồi Amblyseius sp. được nghiên cứu
Nhện bắt mồi Amblyseius sp. là động vật rất nhỏ bé, mắt thường chúng ta
không quan sát được các đặc điểm hình thái của nó mà phải trực tiếp quan sát
dưới kính hiển vi điện tử hoặc kính lúp điển tử.

1010


Nhện bắt mồi Amblyseius sp.thuộc họ Phytoseiidae. Con trưởng thành
hình ovan màu nâu nhạt xen lẫn màu trắng vàng. Trưởng thành cái phần bụng
tròn to, phần cuối bụng hơi cong hơn so với con đực.
Nhện non tuổi 1 (larva) có 3 đôi chân, cơ thể có màu trắng vàng, lột xác
một lần có 4 đôi chân.
Trứng của nhện bắt mồi Amblyseius sp.có hình trứng ngỗng màu hơi đậm.
2.1.3.1 Những nghiên cứu về loại Amblyseius cucumeris
* Vị trí, phân loại
Ngành :Chân đốt (Arthroppoda)
Lớp: Nhện (Arachinidae)
Bộ : Ve bét (Acarina)
Họ : Phytoseiidae
Loài : Amblyseius cucumeris.
Tại Trung Quốc, năm 2000, cuốn “ Công bố về hệ thống và ứng dụng
ngành nhện” trong đó có viết “Tiềm năng của của loài Amblyseius cucumeris
(Phytoseiidae) một tác nhân khống chế sinh học chống lại nhện
ScizoTetranychus nanjigensis (Acari: Tetranychidae) tại Fujian, Trung Quốc”
các tác giả Yan X. Z, Zhi – Qiang Zhang, Lin Jian Zhen, JiE Ji thuộc Viện
nghiên cứu Bảo vệ thực vật, Phúc Kiến, Trung Quốc. Nhóm đã nghiên cứu thành
công trong việc sử dụng nhện bắt mồiAmblyseiuscucumeris để khống chế số
lượng nhện SchizoTetranychus nanjingensis hại trên cây trúc sào tại tỉnh Phúc
Kiến. Loài A. Cucumeris cũng được sử dụng để trừ nhện đỏ hại cam chanh, nhện
hại tre trúc và bọ trĩ . Ngoài ra, nhóm tác giả trên còn nhận thấy trên cam quýt
mật độ nhện đỏ tăng nhanh vào đầu vụ xuân, trong khi mật độ thiên địch của
nhện đỏ và bọ trĩ lại tăng rất chậm. Từ đó, các tác giả đã đề xuất giải pháp đơn
giản là cắt và cho thêm những cành sồi xanh có nhiều thiên địch lên cây cam
quýt. Với cách đó, mật độ nhện bắt mồi Phytoseius, Amblyseius tăng lên gấp đôi

và khống chế được dịch hại.
1111


Tại châu Âu và đông Mỹ, vấn đề xảy ra là nhện bắt mồi A.cucumeris bắt đầu
diapause trong điều kiện ngày ngắn và mát. Tuy nhiên loài nhện không diapause
được lựa chọn ở Newzeland bởi nhà khoa học người Hà Lan. Hiện nay chúng có
giá trị kinh tế cao và vẫn kiểm soát rất tốt lượng bọ trĩ trong mùa đông.
2.1.3.2 Những nghiên cứu về nhện bắt mồiAmblyseius swirskii
* Vị trí, phân loại
Ngành:Chân đốt (Arthroppoda)
Lớp: Nhện (Arachinidae)
Bộ: Ve bét (Acarina)
Họ: Phytoseiidae
Loài: Amblyseius swirskii.
Theo Sabelis và Frank (1992). Giống như những loài nhện khác,
A. swirskii có năm giai đoạn phát triển: trứng, nhện non tuổi 1, nhện non tuổi 2,
nhện non tuổi 3 và nhện trưởng thành.
Trứng: Trứng hình bầu dục, màu trắng nhạt và dài khoảng 0,15
mm. Amblyseiusswirskii đẻ trứng ở mặt dưới của lá cây, chủ yếu là tại các giao
điểm của sườn chính và ngang. Con cái thích đẻ trứng trên lông lá (trichomes) gần
gân lá, mà cũng có thể đó là một sự thích nghi để tránh những kẻ săn mồi trứng.
Nhện non: Tuổi 1 màu trắng nhạt gần như trong suốt và chỉ có ba đôi
chân. Các nhện non tuổi 2 và tuổi 3 có bốn đôi chân và cũng sẫm hơn so với tuổi 1.
Trưởng thành: Trưởng thành là hình quả lê, cơ thể dài khoảng 0,5 mm
(1/50 inch) và bốn cặp chân; con đực có thể nhỏ hơn con cái một chút.
Amblyseiusswirskii thích nghi với khí hậu nhiệt đới nóng và ẩm ướt và
kém phát triển trong điềukiện mát và độ ẩm tương đối thấp. Sự phát
triển A.Swirskii bị ảnh hưởng bởi các loại thức ăn như con mồi, phấn hoa, các
1212



dịch tiết từ thực vật, thức ăn và điều kiện môi trường sẵn có. Nhện phát triển từ
18°C đến 36°C ở độ ẩm tương đối 60% .
Amblyseius swirskii ăn vật mồi sống phát triển nhanh hơn và đẻ trứng
nhiều hơn khi so với khi ăn phấn hoa. Tỷ lệ thời gian phát triển, sinh sản, sự tồn
tại và giới tính được xác định cho các loài ăn tạp A. swirskii lúc nhiệt độ không
đổi (13°C, 15°C, 18°C, 20°C, 25°C,30°C, 32°C, 34°C và 36°C) vào đĩa lá ớt với
cattail, Typha latifolia, phấn cho thực phẩm. Những dữ liệu này được sử dụng để
lấy thông số bảng sống ở nhiệt độ không đổi. Không phát triển đã được quan sát
thấy ở 13°C. Ngưỡng phát triển thấp hơn, dựa trên sự phù hợp với phần tuyến
tính của đường cong phát triển, là 11,3°C. Ngưỡng phát triển trên là 37,4 ±
1,12°C, và nhiệt độ tối ưu đã được tính toán là 31,5°C. Sức sinh sản trung bình
trong đời dao động từ mức thấp là 1,3 ± 0,24 trứng/cái ở 15°C đến16.1±0,34
trứng/cái ở 25°C, và rm là lớn nhất ở 32°C. Những giá trị này cho thấy quần thể
A. swiskii nên phát triển một cách nhanh chóng để đáp ứng với thực phẩm sẵn có
phấn hoa từ 20°C đến 32°C, những điều đó, đặc biệt là dưới 20°C, tốc độ tăng
trưởng quần thể có thể được làm chậm và ảnh hưởng đến quần thể con mồi nên
được theo dõi cẩn thận.
Họ Phytoseiidaecó 4 giống với trên 1200 loài : giống Typhlodromus
Scheutenvới 275 loài, Amblyseius Berlesecó 800 loài, Phytoseius Ribagecó 400
loài vàPhytoseiulusEvans có 4 loài.
Amblyseius swirskii có nguồn gốc Israel, Ý, Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp và Ai
Cập, và có thể được tìm thấy trên các loại cây trồng khác nhau như táo, mơ,
cam, chanh, rau và bông. Tại Bắc Mỹ, lần đầu tiên được phát hành vào năm
1983 đểkiểm soát sâu hại cây có múi ở California. Kể từ năm
2005, Amblyseius swirskii đã được phát hành hoặc kiểm tra như một tác nhân
kiểm soát sinh học tại nhiều quốc gia châu Âu, cũng như Bắc Mỹ, Bắc Phi,
1313



Trung Quốc, Nhật Bản và Argentina (Van de Vrie, McMurtry và Huffaker
(1972)). Do

đó,

trong

những

năm

gần

đây,

hàng

loạt

nhện

loài

Amblyseius swirskii đã được nhân nuôi đáng kể trong khu vực có điều kiện khí
hậu thích hợp với sự phát triển của chúng.
Theo Nguyen Duc Tung et al., (2012) phát triển, tồn tại và sinh sản của
nhện săn mồi A.swirskii (Athias- Henriot) (Acari: phytoseiidae) được đánh giá
khi cho ăn với phấn hoa (Typha latifolia L.), nhện kho (Carpogliphus lactis L.),
hoặc trên hai chế độ ăn nhân tạo. Các chế độ ăn nhân tạo cơ bản (AD1) được lấy

từ mật ong, sucrose, tryptone, chiết suất nấm men và long trứng đỏ. Chế độ ăn
uống này đã được làm giàu (tuyến AD2) bằng sự gia tăng (r m) của A.swirskii là
cao nhất trên tuyến AD2 và C. lactis, tiếp theo là phấn hoa và AD1.
Ngày nay trên thếgiới đã có một số công trình nghiên cứu đề cập tới việc
sử dụng nhện bắt mồi trong phòng trừ nhện hại. Những công trình này đã cho
thấy vai trò của nhóm kẻ thù tự nhiên trong việc phòng chống nhện hại. El-Deen
và Abdallah (2003) đã đưa ra kết quả của việc sử dụng nhện bắt mồi và côn
trùng bắt mồi trong phòng trừ sinh học.Ghoosta vàPourmirza(2013), cho biết có
2 loài nhện bắt mồi là Phytoseulus spvà Amblyseius sp. Đối với biện pháp sinh
học, quan trọng nhất là nhện nhỏ thuộc họ Phytoseiidae. Phần lớn các loài của
họ này là những loài bắt mồi ăn thịt nhện nhỏ hại cây, một số ít dùng các côn
trùng nhỏ(bọ phấn, rệp sáp, bọ trĩ ...) làm con mồi. Trong họ này có nhiều loài là
thiên địch quan trọng trong phòng trừ nhện nhỏ hại cây và côn trùng nhỏ (Bọ trĩ).
2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước
2.2.1 Một số nghiên cứu về nhện hại cây trồng
Ở nước ta hiện nay môn Động vật hại nông nghiệp đã được đưa vào
giảng dạy chính thức tại trường Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam giúp cho
sinh viên hiểu thêm về hình thái sinh học, đặc điểm gây hại của một số loài
chuột hại, ốc bươu vàng, nhện hại nhỏ. Giáo trình “Nhện nhỏ hại cây trồng”

1414


của Nguyễn Văn Đĩnh (2004) và “Nhện nhỏ hại cây trồng và biện pháp phòng
chống” (2002) cung cấp thông tin cơ bản về nhện nhỏ hại và các biện pháp
phòng chống chúng.
Nhện nhỏ hại cây trồng đã xuất hiện và gây hại kể từ những năm 50 ở
nước ta. Khi thâm canh cao, trồng thuần cây bông, chè, cam chanh…Nhện hại
từ những loài thứ yếu trở nên phổ biến và trở thành loài nguy hiểm nhất. Theo
Nguyễn Thị Kim Oanh (2003) nhận định nhện đỏ T.cinnabarinus hại trên hoa

hồng tại Hà Nội. Trên báo Nông nghiệp Việt Nam ra ngày 20/10/2004, trên nho
nhện nhỏ hại nặng vào cuối vụ và bộ lá có thể bị hỏng hoàn toàn, cây suy
yếu,năng suất giảm sút. Theo Lưu Thị Thùy Giang (2010), nhện đỏ 2 chấm
Tetranychus urticae Kock gây hại trên cây hoa hồng tại Hà Nội vụ xuân hè.
Các đặc tính gây hại của nhện hại, thành phần các loài nhện hại cây
trồng, đặc điểm sinh thái học của một số loài nhện hại được Nguyễn Văn Đĩnh
trình bày trong tài liệu. Các nghiên cứu này có vai trò quan trọng trong công
tác phòng chống nhện hại cây trồng.
2.2.2 Một số nghiên cứu về nhện bắt mồi
Ngoài hệ sinh thái nông nghiệp ngoài tác động của thời tiết khí hậu từng
vùng sự phát triển số lượng quần thể nhện hại còn liên quan đến vai trò hoạt
động của số lượng quần thể thiên địch cụ thể là nhện bắt mồi. Nhằm hướng tới
sự phát triển của biện pháp sinh học một số tác giả đã tập trung nghiên cứu xác
định thành phần thiên địch và khả năng lợi dụng chúng trong phòng trừ nhện
hại cây trồng.
Hiện nay,có loài nhện bắt mồi Amblyseius sp. (Acarina: Phytoseiidae) có
khả năng kìm hãm số lượng nhện hại dưới ngưỡng gây hại kinh tế (Nguyễn Văn
Đĩnh và Nguyễn Thị Kim Oanh, 2005). Loài Amblyseius sp. là kẻ thù tự nhiên
khá lý tưởng: có sức tấn công con mồi mạnh, sức ăn vật chủ cao,sống được
trong điều kiện bất lợi, có nơi ở và sự ưa thích ký chủ giống như con mồi (Cao
Thị Hằng, 2006)...
1515


Ở Việt Nam, Nguyễn Văn Đĩnh (1994) đã đi sâu nghiên cứu đặc điểm
của 3 loài nhện bắt mồi P. persimilis, A.anonymus và A. idaeus và khả năng
khống chế nhện đỏ của chúng. Tác giả cho đó là những tác nhân sinh học rất
hứa hẹn trong việc hạn chế số lượng quần thể nhện hại trên đổng ruộng. Vì vậy
chúng cần được quan tâm nghiên cứu nhân nuôi và sử dụng trong hệ quản lí
phòng trừ dịch hại tổng hợp đối với nhện hại trên cây trồng.

Tại trường Học viện Nông Nghiệp Việt Nam loài nhện bắt mồi
Phytoseiulus persimilis Athias-Henriot (nhập từ Hà Lan) đã được nhập nội và
nhân thả thành công, loài này có tỉ lệ tăng tự nhiên rất cao r> 0,3 và khả năng
ăn nhện hại cao, hoàn toàn có thể khống chế được nhện đỏ hại cây trồng.
Năm 2001, phát hiện ra hai loài nhện bắt mồi họ Phytoseiidae trên cây
khoai tây và cây đơn buốt ở Hà Nội. Loài Amblyseius sp. có khả năng kìm hãm
nhện trắng khá tốt. Năm 2003, đã xác định được 8 loài côn trùng và nhện bắt
mồi của nhóm nhện hại cam quýt vùng đồi Hòa Bình trong thời gian từ 19982001. Nghiên cứu gần đây nhất của Nguyễn Thị Kim Oanh, Nguyễn Văn Đĩnh
còn mở ra một hướng mới về nhân nuôi nhện bắt mồi trên những loại thức ăn
khác nhau.
Trong tạp chí KHKT nông nghiệp năm 2013, nhóm tác giả, Phạm Thị
Hiếu, Phạm Văn Khánh và Lê Ngọc Anh, đã đi sâu nghiên cứu về khả năng phát
triển của quần thể của nhện bắt mồi Amblyseius victoriensis Womersley, một
loại thiên địch quan trọng của nhện đỏ son Tetranychus cinnabarinus Koch và
bọ trĩ Thrips palmy Karny. Nhóm tác giả đã cho thấy khả năng ăn mồi của nhện
bắt mồi và khả năng phát triển quần thể của nhện bắt mồi trên nhện đỏ và bọ trĩ.
Loài A.victoriensis Womersley, là loài mới được phát hiện ở Việt Nam, chúng có
khả năng kìm hãm số lượng nhện đỏ son Tetranychus cinnabarinus và bọ trĩ
thrips palmy cao. Loài A.victoriensis có tỉ lệ tăng tự nhiên (r) cao, tương ứng ở
25°C và 30°C là 0,247 và 0,262.

1616


Theo Nguyễn Thị Kim Oanh cho biết tùy theo diện tích, số lượng cây và
mật độ loài gây hại mà đưa số lượng nhện bắt mồi tương ứng để khống chế số
lượng loài gây hại. Tận dụng những điều kiện tự nhiên trong trồng trọt ở nước
ta, các nhà khoa học của Học viện Nông nghiệp Việt Nam thực hiện nhân nuôi
nhện bắt mồi. Qua điều tra cho thấy, loài nhện bắt mồi Amblyseius sp. xuất hiện
rất phổ biến trên các cây trồng bị nhện đỏ và bọ trĩ gây hại ở Việt Nam, kết quả

nhân nuôi trong phòng thí nghiệm và ngoài đồng ruộng đều cho thấy loài này có
tỷ lệ tăng tự nhiên cao, có sức ăn nhện hại lớn và hoàn toàn có khả năng khống
chế số lượng nhện đỏ gây hại ngoài tự nhiên. Đặc biệt, việc nhân nuôi nhện bắt
mồi lại rất thuận lợi với khí hậu miền bắc, từ tháng 2 cho tới tháng 11 hàng năm.
Phòng nhân nuôi nhện bắt mồi nằm tạm trong khu thí nghiệm của bộ môn
Côn trùng. Quy trình nhân nuôi nhện bắt mồi do Nguyễn Văn Đĩnh, chủ nhiệm
khoa Nông học và nhóm nghiên cứu thực hiện.
Như vậy trong công tác phòng trừ nhện hại cây trồng ở nước ta, vấn đề
nhức nhối vẫn là việc lạm dụng thuốc hóa học. Ngoài ảnh hưởng trực tiếp tới
sức khỏe của người sản xuất và tiêu dùng, việc sử dụng thuốc hóa học quá mức
còn gây ô nhiễm môi trường, dể lại dư lượng thuốc trên nông sản. Cân bằng
sinh học bị phá vỡ, những chủng nòi nhện hại mới xuất hiện đồng thời thuốc
hóa học đã làm suy giảm số lượng quần thể thiên địch tự nhiên vốn là nhân tố
quan trọng trong điều chỉnh số lượng dịch hại trên cây trồng. Từ đó thấy việc
áp dụng biện pháp sinh học và quản lí dịch hại tổng hợp đã và đang được phát
triển tại Việt Nam. Trong đó việc sử dụng thiên địch dịch hại là một hướng đi
đúng đắn.

1717


PHẦN 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.1 Đối tượng nghiên cứu
- Nhện bắt mồi họ Phytoseiidae.
- Nhện đỏ hại rau.
3.1.2 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài được tiến hành từ tháng 5 năm 2016 đến tháng 1 năm 2017 tại
phòng Bio-control của bộ môn Côn trùng khoa Nông học Học viện Nông
Nghiệp Việt Nam.

3.2 Vật liệu và dụng cụ nghiên cứu
- Vật liệu: cây dưa chuột, cây cà, cây đậu cove...
- Dụng cụ: lam kính, lamen, đĩa peptri, bút lông gắp nhện, kim gắp
trứng, khay nhựa nuôi nguồn,nước, kính hiển vi, đèn chiếu sáng, túi bóng kính,
giấy,kính lúp soi nổi, mút xốp, hộp nhựa vuông,…
3.3 Nội dung nghiên cứu
- Điều tra thành phần sâu nhện hại và thiên địch trên rau.
- Điều tra diễn biến mật độ nhện đỏ và loài nhện bắt mồi nhện đỏ phổ
biến nhất.
- Nhân nuôi quần thể các loài nhện bắt mồi thu được và tiến hành đánh giá
khả năng ăn nhện đỏ trong phòng thí nghiệm của loài nhện bắt mồi phổ biến nhất.
3.4 Phương pháp nghiên cứu
3.4.1 Phương pháp điều tra thành phần thiên địch và dịch hại
Điều tra bất kì 10 điểm trên ruộng điều tra. Quan sát và thu thập mẫu để
xác định mức độ phổ biến của từng thành phần trên đồng ruộng.

1818


3.4.2 Phương pháp điều tra thành phần nhện bắt mồi (NBM)
Phương pháp điều tra thành phần của nhện bắt mồi được tiến hành theo
QCVN 01-38:2010/ BNNPTNT. Điều tra thành phần nhện bắt mồi trên cây ký
chủ của nhện đỏ như dưa chuột, đậu cove,cà,... theo định kỳ 7 ngày/lần. Trên mỗi
cây trồng, điều tra theo 10 điểm ngẫu nhiên nằm trên đường chéo của khu vực
điều tra, mỗi điểm lấy ngẫu nhiên 10 lá cho vào túi nilon đóng kín và kiểm tra
dưới kính hiển vi soi nổi trong phòng thí nghiệm. Điểm điều tra phải cách bờ ít
nhất 1 luống hoặc hàng. Mẫu nhện bắt mồi thu được được tiến hành làm mẫu lam
và giám định mẫu theo sách phân loại của Wu và ctv.,2009.
3.4.3 Phương pháp điều tra mật độ nhện bắt mồi
Trên cây tiến hành điều tra định kì 7 ngày/lần theo phương pháp 10

điểm chéo góc, mỗi điểm điều tra 10 lá. Mười lá của từng điểm cho vào nilon
riêng bọc kín mang về phòng thí nghiệm. Sau đó soi dưới kính hiển vi để đếm
số lượng nhện bắt mồi trên từng điểm điều tra.
Công thức tính:
Mật độ (con/ lá ) =
3.4.4 Phương pháp điều tra mật độ nhện đỏ
Tương tự phương pháp điều tra mật độ nhện bắt mồi.
3.4.5 Phương pháp nuôi nguồn nhện đỏ
Thu bắt nhện đỏ trên câyrau thả trên cây đậu đỗ đã trồng trong nhà lưới
để tăng số lượng quần thể nhện đỏ tạo lượng lớn thức ăn cho nhện bắt mồi.
Trồng đậu đỗ trong nhà lưới:
- Ngâm hạt đậu đỗ trong 12h
- Tạo các bầu đất nhỏ (bầu nilong màu đen có đường kính 15cm, chiều
cao 10cm).
- Gieo hạt trong bầu đất, làm ẩm đất.

1919


- Hàng ngày tưới nước cho cây,khi cây được 5 lá bỏ 2 lá bánh tẻ để cây
phát triển ngọn. Khi cây cao, làm giàn cho cây leo.
- Thả nhện đỏ lên cây đậu đỗ để nuôi nguồn nhện đỏ.

Hình 3.1:Cây đỗ dùng để lây và nuôi nguồn nhện đỏ
3.4.6 Phương pháp nuôi nguồn nhện bắt mồi
Sau khi thu mẫu ngoài đồng ruộng, bắt nhện bắt mồi thả vào trong các
đĩa lá để nuôi trong điều kiện phòng. Hằng ngày cung cấp nhện đỏ cho nhện bắt
mồi ăn. Thay lá cho nhện bắt mồi 4-5 ngày 1 lần.
Cách làm đĩa lá:
- Dụng cụ: hộp nhựa chữ nhật(17x11x5 cm), mút xốp(11x5x1 cm), lá

đậu đỗ, bông, nước.
- Cách thực hiện:
+ Làm ướt mút xốp, đặt mút xốp trong hộp nhựa có nước.
+ Đặt lá đậu đỗ lên trên mút xốp (để mặt dưới của lá đỗ ngửa lên trên).

2020


+ Quấn bông xung quanh viền lá vá bọc kín cuống lá để giữ lá tươi lâu
và không cho nhện trốn thoát.

Hình 3.2: Đĩa lá nuôi nguồn nhện bắt mồi
3.4.7 Phương pháp đánh giá sức ăn của các loại nhện bắt mồi nhện đỏ trên
cây họ bầu bí
Thả 15 con nhện bắt mồi trưởng thành vào trong một đĩa lá mới sạch đã
được đánh số thứ tự không có nhện đỏ. Sau khi bỏ đói 24h, thả từng cá thể nhện
bắt mồi vào một đĩa lá đã được thả 40 quả trứng nhện đỏ. Sau 24h sau quan sát
số lượng trứng nhện đỏ còn lại trong mỗi đĩa lá.

Hình3.3: Thí nghiệm thử sức ăn của nhện bắt mồi

2121


Cách làm đĩa lá:
- Dụng cụ: khay nhựa vuông, mút xốp(5x5x1 cm), lá đậu đỗ được cắt
nhỏ(3x3 cm),nước, giấy.
- Cách làm đĩa lá:
+ Làm ướt mút xốp, đặt mút xốp trong khay nhựa có nước.
+ Đặt lá đậu đỗ trên mút xốp(đặt mặt dưới của lá đậu đỗ lên trên).

+ Dùng giấy bao quanh các cạnh lá để giữ lá tươi và không cho nhện
trốn thoát.

Hình 3.4: Đĩa lá để thử sức ăn
3.4.8 Phương pháp đo kích thước nhện
Các bước tiến hành khi chụp các pha phát dục của NBM trên kính hiển vi
(kính hiển vi điện tử được đặt tại phòng BioControl, khoa Nông học, Học viện
Nông nghiệp Việt Nam).
Bước 1: Khởi động nguồn.
Bước 2: Đặt lồng (hoặc hộp) nuôi nhện kính quan sát, bật phần mềm
NMS hiển thị trên màn hình vi tính. Chỉnh kính từ độ phóng đại nhỏ nhất. Chỉnh
tiêu cự cho ảnh nét rồi xoay núm tăng độ phóng đại dần lên cao hơn, song song
chỉnh tiêu cự cho ảnh nét. Đến độ phóng đại có thể quan sát rõ các đặc điểm của
nhện ta nhấn nút Capture chụp lại ảnh nhện. Có các độ phóng đại: 1,2,3,4,5,6, 6.5,
7, 7.5, 8. Bài khóa luận này chụp nhện trên mức phóng đại 8.

2222


Bước 3: Đặt 1 thước 1mm lên kính chụp1 cùng với độ phóng đại khi
chụp ảnh nhện mức 8.
Bước 4: lấy ảnh đã chụp đem xử lý trên phần mềm AxioVision Rel. 4.8.
Bước 5: mở phần AxioVision Rel. 4.8 lên, kích vào Open image =>chọn
ảnh cần đo. Sau đó kích vào mục Measure trên thanh công cụ chọn Scalings =>
New => File => ảnh thước 1mm chụp cùng mức phóng đại với ảnh nhện =>
Next => chọn Single distance (X =Y) => kéo hết chiều dài ảnh thước => Next.
Trong mục X- direction chon 1 mm => Finish. Hộp thoại mới hiện ra đặt tên
thước. Nhấn OK 2 lần liên tiếp.
Bước 6: Trở lại màn hình ảnh nhện, chọn Measure => Length => kéo hết
chiều dài và chiều rộng nhện. Kích vào Scaling trong hộp thoại Workarea chọn

thước ta đã làm ở bước 5 kích lần lượt vào Active và Aply to image. Ghi lại kích
thước nhện.
3.4.9 Phương pháp nuôi sinh học nhện bắt mồi
Thả 30 con nhện bắt mồi trưởng thành vào trong một đĩa lá có cung cấp
đầy đủ thức ăn. Sau 8h đầu thu gắp trứng ra một đĩa lá mới. Sau 8h đầu nếu
chưa thu được 60 quả trứng tiến hành thu gắp trứng sau 8h tiếp theo. 60 quả
trứng thu được, gắp riêng từng quả cho vào từng đĩa lá đã chuẩn bị(cách làm
đĩa lá giống thí nghiệm thử sức ăn). Trong mỗi đĩa lá có thả 3-4 con nhện đỏ
trưởng thành để chúng đẻ trứng tạo nguồn thức ăn cho nhện bắt mồi khi chúng
nở.Thay lá 2 ngày 1 lần, cung cấp thức ăn cho nhện bắt mồi trong mỗi đía lá.
Sau khi nhện trong từng đĩa lá phát triển đến pha trưởng thành, tiến
hành bắt cặp cho nhện bắt mồi. Nhện bắt mồi trưởng thành đẻ trứng, hàng ngày
gắp trứng ra đĩa lá riêng.Trứng được thu hàng ngày và tất cả trứng của cá thể cái
cùng một tuổi được chuyển vào lồng nuôi với thức ăn tương tự thức ăn của
trưởng thành cái để xác định tỷ lệ đực cái của thế hệ thứ 2. Nhện được quan sát
mỗi ngày một lần để xác định thời gian phát dục các pha, thời gian tiền đẻ trứng,

2323


số lượng trứng đẻ và tuổi thọ của trưởng thành cái. Các thí nghiệm được thực
hiện trong điều kiện phòng.
Phương pháp tính sức tăng quần thể:
Sức tăng quần thể (rm) đã được tính toán theo công thức của Lotka
(1907) và Birich (1948):
=1
Trong đó x là tuổi của nhện cái (ngày), lx là tỷ lệ sống sót của nhện cái ở
độ tuổi x và mx là số nhện cái được sinh ra bởi mỗi con cái ở độ tuổi x. Tham số
thứ hai thu được bằng cách nhân số lượng trung bình của mỗi con cái đẻ trứng
bằng tỷ lệ con con cái sản xuất ở độ tuổi x. Các thủ tục Jakknife được sử dụng

theo Meyer et al. (1996) và Hulting et al. (1990) để tính sai số chuẩn của rm. Các
thông số khác tính (Maia et al., 2000) là thời gian thế hệ T, tức có nghĩa là
khoảng thời gian giữa ngày sinh của cá thể của một thế hệ và của các thế hệ tiếp
theo (ngày),
T=
Và tỷ lệ sinh sản ròng, R0, tức là số lượng trung bình của con cái sản
xuất ra trên con cái (cái/cái)
R0 =
3.4.10 Các chỉ tiêu theo dõi
Công thức tính tỉ lệ trứng nở, tỉ lệ đực/cái, tỉ lệ cái
Tỉ lệ trứng nở = (%)
Công thức tính tỉ lệ đực/cái
Tỉ lệ đực/cái =
Công thức tính tỉ lệ cái
Tỉ lệ cái= (%)
Công thức xác định thời gian phát dục của một cá thể:

2424


N

X=

∑ X .n
i

i =1

i


N
Trong đó: X : thời gian phát dục trung bình
xi: thời gian phát dục ở ngày thứ i
ni: số cá thể phát dục ở ngày thứ i
N: tổng số cá thể theo dõi
S .tα
∆=

n
* Độ lệch chuẩn:
Trong đó : n : Dung lượng mẫu

S : Phương sai mẫu
tα: Giá trị t-student với α=n-1
* Phương pháp tính tỉ lệ tăng tự nhiên của nhện bắt mồi
- Từ số liệu trong quá trình nuôi sinh học cá thể nhện hại có thể tính
được các chỉ số sinh học để đánh giá tỷ lệ tăng tự nhiên của nhện hại.
- Khả năng phát triển quần thể của các loài nói chung được đánh giá
thông qua tổng hợp của một loạt các yếu tố bao gồm tốc độ phát triển, khả
năng sinh sản, tỷ lệ đực cái và tỷ lệ sống sót của con cái trong một môi trường
nào đó. Ở đây là môi trường không hạn chế về không gian, thức ăn dư thừa,
không có ảnh hưởng của cá thể khác hoặc kẻ thù tự nhiên. Với môi trường tối
ưu này, khả năng tăng quần thể là cao nhất, được đặc trưng bởi một trị số quan
trọng là tỷ lệ tăng tự nhiên. Trị số này cũng được gọi là chỉ số môi trường.
Chỉ số môi trường này được tính theo công thức
r.N =
DN: Số lượng chủng quần gia tăng trong thời gian dt
N: Số lượng chủng quần ban đầu
DT: Thời gian tăng đôi quần thể với DT = ln(2)/rm

Hay r = b - d, trong đó: b: Tỷ lệ sinh
d: Tỷ lệ chết
Hoặc dạng: Nt = No.e-rt = 1

(1)

2525


×