Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Bộ đề thi giáo viên dạy giỏi cấp trường tiểu học ( câu hỏi tình huống và trắc nghiệm)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (261.97 KB, 27 trang )

Đề thi tình huống
Tình huống 1:
Thầy (cô) phê bình 1 học sinh, sau đó phát hiện em đó không có lỗi . Thầy (cô)
sẽ ứng xử thế nào?
Tình huống 2 :
Trong giờ ra chơi em học sinh trong lớp bị một bạn lớn hơn đánh. Em học sinh
bị đánh chạy về nhà gọi anh ra đán h bạn đã đánh mình. Nếu gặp phải tình huống này
thầy (cô) sẽ xử lý thế nào ?
Tình huống 3 :
Trong lớp thầy (Cô), có một học sinh khuyết tật nên thường bị các bạn trêu
ọc.
Bạn
ấy dần dần mặc cảm và xa lánh các bạn trong lớp, ít nói chuyện với mọi
ch
người. Trong trường hợp này thầy (Cô) sẽ làm gì để giúp em thoát khỏi mặc cảm và
hòa đồng với bạn bè, đồng thời bạn bè cũng không còn trêu chọc em nữa?
Tình huống 4:
Từ một HS xuất sắc, nay em A học sa sút, tinh thần uể oải, có hôm em ngồi
ngủ gật trong lớp( giờ học ). Nếu A là HS của lớp thầy (cô), thì thầy (cô) sẽ làm gì ?
Tình huống 5:
Trong giờ học, thầy (cô) phát hiện A ăn quà vặt trong lớp và vì vậy không trả
lời được câu hỏi của thầy (cô). Thầy (cô) sẽ xử lý và giáo dục em như thế nào ?
Tình huống 6:
Trong giờ dạy môn Đạo đức cho học sinh lớp 5, bất chợt có 2 học sinh trong
ớp
do
dành nhau đồ chơi là một khẩu súng nhựa nên đã gây ồn trong lớp. Trong tình
l
huống này thầy (Cô) sẽ giải quyết tình huống như thế nào?
Tình huống 7:
Trong một tiết thao giảng, bạn có đưa ra một câu hỏi và gọi một học sinh trả


lời. Em học sinh này đứng lên nhưng không trả lời mà chỉ đứng im, mắt hướng nhìn
về phía bạn. Trước tình huống này, bạn sẽ làm gì và tại sao bạn lại làm như vậy ?
Tình huống 8:
Em A từ lớp 1 đến lớp 4 đạt học sinh giỏi trường nhưng sang lớp 5, lực học của
ảm
em gi sút, đi học không chuyên cần, đến lớp với nét mặt buồn, lo âu. Nếu là giáo
viên chủ nhiệm, anh(chị) làm thế nào để giúp đỡ em học sinh đó?
Tình huống 8:
Một lần vì có việc bận đột xuất nên bạn đã đ ến muộn 5 phút. Khi vừa bước đến
cửa lớp đã nghe rõ tiếng học sinh trong lớp reo hò vì tưởng cô giáo không đến dạy.
Gặp tình huống này bạn xử lý thế nào?

1


ĐỀ THI TRẮC NGHIỆM
Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT ngày 30/12/2010 về Điều lệ trường tiểu học

a)
b)
c)
d)

Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng
Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ Trường Tiểu học, quy định Hội đồng
trường họp thường kì ít nhất mấy lần trong một năm học?
1 lần
2 lần
3 lần
4 lần


a)
b)
c)
d)

Thông tư số 41/2010/TT -BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng
Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ Trường Tiểu học, quy định trình độ
chuẩn được đào tạo của giáo viên tiểu học là:
Tốt nghiệp Sơ cấp sư phạm
Tốt nghiệp Trung cấp sư phạm
Tốt nghiệp Cao đẳng sư phạm
Tốt nghiệp Đại học sư phạm

a)
b)
c)
d)

Thông tư số 41/2010/TT -BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng
Bộ Giáo dục và Đào tạo b an hành Điều lệ Trường Tiểu học, quy định nhiệm kì
của Hội đồng trường là:
5 năm
4 năm
3 năm
2 năm

a)
b)
c)

d)

Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng
Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ Trường Tiểu học, quy định tuổi của
học sinh tiểu học:
Tuổi của học sinh tiểu học từ 6 đến 11 tuổi
Tuổi của học sinh tiểu học từ 6 đến 14 tuổi
Tuổi của học sinh tiểu học từ 7 đến 11 tuổi
Tuổi của học sinh tiểu học từ 7 đến 14 tuổi

a)
b)
c)
d)

Thông tư số 41/2010/TT -BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng
Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ Trường Tiểu học, quy định mỗi lớp
học có:
Không quá 35 học sinh
Không quá 30 học sinh
Không quá 25 học sinh
Không quá 40 học sinh

Câu 1:

Câu 2:

Câu 3:

Câu 4:


Câu 5:

Câu 6:

a)
b)

c)
d)

Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng
Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ Trường Tiểu học, qui định hệ thống
sổ sách phục vụ hoạt động giáo dục của giáo viên trong trường phổ thông gồm:
Giáo án; Sổ ghi chép sinh hoạt chuyê n môn; Sổ chủ nhiệm (đối với giáo viên
làm công tác chủ nhiệm).
Giáo án; Sổ ghi chép sinh hoạt chuyên môn và dự giờ; Sổ chủ nhiệm (đối với
giáo viên làm công tác chủ nhiệm); Sổ công tác Đội (đối với giáo viên Tổng
phụ trách Đội).
Giáo án; Sổ ghi chép sinh ho ạt chuyên môn và dự giờ; Sổ chủ nhiệm (đối với
giáo viên làm công tác chủ nhiệm); Sổ thống kê.
Giáo án; Sổ ghi chép sinh hoạt chuyên môn và dự giờ; Sổ chủ nhiệm (đối với


giáo viên làm công tác chủ nhiệm); Sổ tự học.

a)
b)
c)
d)


Thông tư số 41/2010/TT -BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng
Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ Trường Tiểu học, quy định trẻ em có
hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trẻ em ở nước ngoài về nước có thể vào học lớp 1
ở độ tuổi:
Từ 7 đến 8 tuổi
Từ 7 đến 9 tuổi
Từ 7 đến 10 tuổi
Từ 7 đến 11 tuổi

a)
b)
c)
d)

Thông tư số 41/2010/TT -BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng
Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ Trường Tiểu học, quy định Tổ
chuyên môn có tổ phó khi Tổ có:
Từ 4 thành viên trở lên
Từ 5 thành viên trở lên
Từ 6 thành viên trở lên
Từ 7 thành viên trở lên

a)
b)
c)
d)

Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng
Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ Trường Tiểu học, quy định trẻ em

khuyết tật có thể vào học lớp 1 ở độ tuổi:
Từ 7 đến 8 tuổi
Từ 7 đến 14 tuổi
Từ 7 đến 10 tuổi
Từ 7 đến 11 tuổi

a)
b)
c)
d)

Thông tư số 41/2010/TT -BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng
Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ Trường Tiểu học, quy định Quan hệ
giữa nhà trường, gia đình và xã hội ở Điều mấy?
Điều 47
Điều 48
Điều 49
Điều 50

a)
b)
c)
d)

Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng
Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ Trường Tiểu học, quy định Tổ
chuyên môn có:
Ít nhất 3 thành viên
Ít nhất 4 thành viên
Ít nhất 5 thành viên

Ít nhất 6 thành viên

Câu 7:

Câu 8:

Câu 9:

Câu 10:

Câu 11:

Câu 12:
a)
b)
c)
d)
Câu 13:

a)
b)
c)

Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng
Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ Trường Tiểu học, quy định Hội đồng
trường tiểu học có:
2 nhiệm vụ và quyền hạn
3 nhiệm vụ và quyền hạn
4 nhiệm vụ và quyền hạn
5 nhiệm vụ và quyền hạn

Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng
Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ Trường Ti ểu học, quy định Tổ
chuyên môn:
Sinh hoạt định kì mỗi tuần một lần
Sinh hoạt định kì hai tuần một lần
Sinh hoạt định kì ba tuần một lần


d) Sinh hoạt định kì mỗi tháng một lần
Câu 14: Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ Trường Tiểu học, quy định Quyết nghị
của Hội đồng trường được thông qua và có hiệu lực khi được ít nhất:
a) Một phần hai số thành viên có mặt nhất trí
b) Hai phần ba số thành viên có mặt nhất trí
c) Ba phần tư số thành viên có mặt nhất trí
d) 100% số thành viên có mặt nhất trí
Câu 15: Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ Trường Tiểu học, quy định viên chức làm
công tác Thư viện , thiết bị giáo dục được bố trí vào tổ công tác:
a) Tổ chuyên môn
b) Tổ văn phòng
c) Tổ chuyên môn, tổ văn phòng
d) Tổ chuyên môn, tổ văn phòng, tổ công đoàn
Câu 16: Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ Trường Tiểu học, quy định Các Hội đồng
được thành lập trong trường tiểu học công lập:
a) Hội đồng trường; Hội đồng thi đua khen thưởng; Hội đồng tư vấn
b) Hội đồng sư phạm; Hội đồng trường; Hội đồng thi đua khen thưởng
c) Hội đồng thi đua khen thưởng; Hội đồng tư vấn; Hội đồng quản trị
d) Hội đồng kỷ luật.

Câu 17: Thông tư số 41/2010/TT -BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ Trường Tiểu học, quy định Ngày truyền
thống của trường tiểu học là ngày:
a) Ngày Khai giảng năm học
b) Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
c) Ngày Tổng kết năm học
d) Ngày do mỗi trường tự chọn
Câu 18: Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ Trường Tiểu học, quy định Tổ nào có nhiệm
vụ: “Tham gia đánh giá, xếp loại giáo viên theo quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo
viên tiểu học”?
a) Tổ chuyên môn
b) Tổ công đoàn
c) Tổ văn phòng
d) Tổ Ban giám hiệu
Câu 19: Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ Trường Tiểu học, quy định Tổ nào có nhiệm
vụ đánh giá, xếp loại viên chức làm công tác Kế toán?
a) Tổ văn phòng
b) Tổ công đoàn
c) Tổ chuyên môn
d) Tổ Ban giám hiệu
Câu 20: Thông tư số 41/2010/TT -BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ Trường Tiểu học, quy định 6 hành vi giáo
viên không được làm được quy định tại điều mấy?
a) Điều 35
b) Điều 36


c) Điều 37

d) Điều 38
Câu 21: Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng
Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ Trường Tiểu học, quy định tên
trường, biển trường và phân cấp quản lý ở điều mấy?
a) Điều 3 và điều 4
b) Điều 4 và điều 5
c) Điều 5 và điều 6
d) Điều 7 và điều 8
Câu 22: Thông tư số 41/2010/TT -BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng
Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ Trường Tiểu học, quy định nhiệm vụ,
quyền hạn của giáo viên tại điều mấy?
a) Điều 30 và điều 31
b) Điều 32 và điều 3 3
c) Điều 34 và điều 35
d) Điều 36 và điều 37
Câu 23: Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng
Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ Trường Tiểu học, quy định hành vi,
ngôn ngữ ứng xử, trang phục và các hành vi không được làm của giáo viên tại
điều mấy?
a) Điều 33 và điều 34
b) Điều 35 và điều 36
c) Điều 37 và điều 38
d) Điều 39 và điều 40
Câu 24: Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng
Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ Trường Tiểu học, quy định nhiệm vụ
của học sinh tại điều 41, học sinh có mấy nhiệm vụ?
a) 3 nhiệm vụ
b) 4 nhiệm vụ
c) 5 nhiệm vụ
d) 6 nhiệm vụ

Câu 25: Thông tư số 41/2010/TT -BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng
Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ Trường Tiểu học, quy định tại điều
42, học sinh có mấy quyền?
a) 4 quyền
b) 5 quyền
c) 6 quyền
d) 7 quyền
Câu 26: Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng
Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ Trường Tiểu học, quy đị nh tại điều
34, Giáo viên có mấy nhiệm vụ?
a) 3 nhiệm vụ
b) 4 nhiệm vụ
c) 5 nhiệm vụ
d) 6 nhiệm vụ
Câu 27: Thông tư số 41/2010/TT -BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng
Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ Trường Tiểu học, quy định tại điề 35,
giáo viên có mấy quyền?
a) 3 quyền


b) 4 quyền
c) 5 quyền
d) 6 quyền
Câu 28: Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng
Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ Trường Tiểu học, quy định khen
thưởng và xử lý vi phạm của gi áo viên được quy định tại điều mấy?
a) Điều 36
b) Điều 37
c) Điều 38
d) Điều 39

Câu 29: Thông tư số 41/2010/TT -BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng
Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ Trường Tiểu học, có mấy chương,
mấy điều?
a) 6 chương 45 điều
b) 6 chương 50 điều
c) 7 chương 45 điều
d) 7 chương 50 điều


ĐỀ THI TRẮC NGHIỆM
QUY ĐỊNH VỀ ĐẠO ĐỨC NHÀ GIÁO
(Ban hành kèm theo Quyết định số 16/2008/QĐ-BGDĐT
ngày 16 tháng 4 năm2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
Câu 1: Những quy định cụ thể về đạo đức nhà giáo ban hành kèm theo Quyết định số
16/2008/QĐ-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo gồm:
a) Phẩm chất chính trị ; Đạo đức nghề nghiệp
b) Đạo đức nghề nghiệp ; Lối sống, tác phong ; Giữ gìn, bảo vệ truyền thống đạo đức
nhà giáo
c) Phẩm chất chính trị ; Đạo đức nghề nghiệp; Giữ gìn, bảo vệ truyền thống đạo đức
nhà giáo
d) Phẩm chất chính trị; Đạo đức nghề nghiệp; Lối sống, tác phong; Giữ gìn, bảo vệ
truyền thống đạo đức nhà giáo
Câu 2: Theo quy định về đạo đức nhà giáo ban hành kèm theo Quyết định số 16/2008/QĐBGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, quy định về đạo đức nghề nghiệp
có mấy nội dung ?
a) Có 3 nội dung
b) Có 4 nội dung
c) Có 5 nội dung
d) Ý b đúng
Câu 3: Một trong những nội dung quy định về đạo đức nghề nghiệp ban hành kèm theo
Quyết định số 16/2008/QĐ-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo là:

a)
Thực hiện phê bình và tự phê bình thư ờng xuyên, nghiêm túc;
b)

Thường xuyên học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin
học để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự
nghiệp giáo dục.

c)

Thực hiện phê bình và tự phê bình thư ờng xuyên, nghiêm túc; thường xuyên
học tập nâng cao trình đ ộ chuyên môn nghiệp vụ.

d)

Thực hiện phê bình và tự phê bình thường xuyên, nghiêm túc; thường xuyên
học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học để hoàn thành
tốt nhiệm vụ được giao, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục.

Câu 4: Theo quy định về Đạo đức nhà giáo ban hành kèm theo Quyết định số 16/2008/QĐBGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, quy định về Lối sống tác phong có
mấy nội dung ?
a) Có 3 nội dung
b) Có 4 nội dung
c) Có 5 nội dung
d) Có 6 nội dung


Câu 5: Một trong những nội dung quy định về Lối sống tác phong ban hành kèm theo Quyết
định số 16/2008/QĐ-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo là:
a)

Trang phục, trang sức khi thực hiện nhiệm vụ phải giản dị, gọn gàng, lịch sự,
phù hợp với nghề dạy học
b)
c)

Trang phục, trang sức khi thực hiện nhiệm vụ phải giản dị, gọn gàng, lịch sự.
Khi thực hiện nhiệm vụ phải giản dị, gọn gàng, lịch sự, phù hợp với nghề dạy
học, không gây phản cảm và phân tán sự chú ý của người học.

d) Trang phục, trang sức khi thực hiện nhiệm vụ phải giản dị, gọn gàng, lịch sự, phù
hợp với nghề dạy học, không gây phản cảm và phân tán sự chú ý của người học.

Câu 6 : Trong Quy định về đạo đức nhà giáo ban hành kèm theo Quyết định số 16/2008/QĐBGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, nội dung: “Đoàn kết, giúp đỡ đồng
nghiệp cùng hoàn thành tốt nhiệm vụ; đấu tranh, ngăn chặn những hành vi vi phạm
pháp luật và các quy định nghề nghiệp. Quan hệ, ứng xử đúng mực, gần gũi với nhân
dân, phụ huynh học sinh, đồng nghiệp và người học; kiên quyết đấu tranh với các
hành vi trái pháp luật." là quy định về:
a)
b)
c)
d)

Phẩm chất chính trị
Đạo đức nghề nghiệp
Giữ gìn, bảo vệ truyền thống đạo đức nhà giáo
Lối sống, tác phong

Câu 7: Theo quy định về Đạo đức nhà giáo ban hành kèm theo Quyết định số 16/2008/QĐBGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, quy định về Giữ gìn, bảo vệ truyền
thống đạo đức nhà giáo có mấy nội dung ?
a) Có 6 nội dung

b) Có 7 nội dung
c) Có 10 nội dung
d) Có 11 nội dung

Câu 8 : Trong Quy định về đạo đức nhà giáo ban hành kèm theo Quyết định số 16/2008/QĐBGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, nội dung: “Không tổ chức dạy
thêm, học thêm trái với quy định." là quy định về:
a)
b)
c)
d)

Phẩm chất chính trị
Đạo đức nghề nghiệp
Lối sống, tác phong
Giữ gìn, bảo vệ truyền thống đạo đức nhà giáo


Câu 9 : Trong Quy định về đạo đức nhà giáo ban hành kèm theo Quyết định số 16/2008/QĐBGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, nội dung: “Không hút thuốc lá,
uống rượu, bia trong công sở, trong trường học và nơi không được phép hoặc khi thi
hành nhiệm vụ giảng dạy và tham gia các hoạt động giáo dục của nhà trường." là
quy định về:
a)
b)
c)
d)

Phẩm chất chính trị
Đạo đức nghề nghiệp
Lối sống, tác phong
Giữ gìn, bảo vệ truyền thống đạo đức nhà giáo


Câu 10: Một trong những nội dung quy định về Giữ gìn, bảo vệ truyền thống đạo đức nhà
giáo ban hành kèm theo Quyết định số 16/2008/QĐ-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo
dục và Đào tạo là:
a) Không xâm phạm thân thể, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người học, đồng
nghiệp, người khác.
b) Không xâm phạm thân thể, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người học.
c) Không xâm phạm thân thể, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người học, đồng
nghiệp, người khác. Không làm ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt của đồng
nghiệp.
d) Không xâm phạm thân thể, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người học, đồng
nghiệp, người khác. Không làm ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt của đồng nghiệp
và người khác.

Câu 11: Một trong những nội dung quy định về Giữ gìn, bảo vệ truyền thống đạo đức nhà
giáo ban hành kèm theo Quyết định số 16/2008/QĐ-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo
dục và Đào tạo là:
a) Không gây bè phái, cục bộ địa phương, làm mất đoàn kết trong tập thể.
b) Không gây bè phái, cục bộ địa phương, làm mất đoàn kết.
c) Không gây bè phái, làm mất đoàn kết trong tập thể.
d) Không gây bè phái, cục bộ địa phương, làm mất đoàn kết trong tập thể và trong sinh
hoạt tại cộng đồng


Câu 12: Một trong những nội dung quy định về Giữ gìn, bảo vệ truyền thống đạo đức nhà
giáo ban hành kèm theo Quyết định số 16/2008/QĐ-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo
dục và Đào tạo là:
a) Không trốn tránh trách nhiệm, thoái thác nhiệm vụ, tự ý bỏ việc.
b) Không vi phạm quy chế chuyên môn làm ảnh hưởng đến kỷ cương, nề nếp của nhà
trường.

c) Không trốn tránh trách nhiệm, thoái thác nhiệm vụ, tự ý bỏ việc; không đi muộn về
sớm, bỏ giờ, bỏ buổi dạy, cắt xén, dồn ép chương trình.
d) Không trốn tránh trách nhiệm, thoái thác nhiệm vụ, tự ý bỏ việc; không đi muộn về
sớm, bỏ giờ, bỏ buổi dạy, cắt xén, dồn ép chương trình, vi phạm quy chế chuyên
môn làm ảnh hưởng đến kỷ cương, nề nếp của nhà trường.


PHẦN I: CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Quyết định số 14/2007/QĐ -BGDĐT, ngày 04/5/2007 của BGD ĐT
Ban hành quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học
Câu 1: Theo Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 14/2007/QĐ -BGDĐT, ngày 04/5/2007 của
Bộ Giáo dục-Đào tạo về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học, t hầy (cô) hiểu thế nào về chuẩn nghề
nghiệp giáo viên tiểu học?
a) Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học là hệ thống các yêu cầu cơ bản về phẩm chất chính
trị, đạo đức lối sống; kiến thức; kĩ năng sư phạm mà giáo viên tiểu học cần phải đạt được
nhằm đáp ứng mục tiêu của giáo dục tiểu học.
b) Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học là quy trình đánh giá, xếp loại giáo viên tiểu học
được áp dụng với mọi loại hình giáo viên tiểu học tại các cơ sở giáo dục phổ thông trong
hệ thống giáo dục quốc dân.
c) Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học là cơ sở đề xuất chế độ, chính sách đối với giáo
viên tiểu học về mặt nghề nghiệp đi kèm với các điều kiện về văn hóa -xã hội.
d) Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học là cơ sở để đề xuất khen thưởng nhà giáo.
Câu 2: Theo Quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học ban hành kèm theo Quyết định số
14/2007/QĐ-BGDĐT, ngày 04/5/2007 của Bộ Giáo dục-Đào tạo, thành phần tham gia đánh giá xếp
loại giáo viên gồm :
a) Giáo viên tự đánh giá, tổ chuyên môn, hiệu trưởn g.
b) Tổ chuyên môn, hiệu trưởng, hội đồng trường .
c) Tổ chuyên môn, tổ công đoàn, hiệu trưởng .
d) Hiệu trưởng .
Câu 3: Quyết định số 14/2007/QĐ -BGDĐT, ngày 04/5/2007 của Bộ Giáo dục-Đào tạo về Chuẩn

nghề nghiệp giáo viên tiểu học ban hành Quy định:
a) Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học.
b) Trình độ đào tạo của giáo viên tiểu học .
c) Năng lực hiểu biết của giáo viên tiểu học.
d) Chuẩn đạo đức giáo viên tiểu học .
Câu 4: Phạm vi điều chỉnh trong Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 14/2007/QĐ-BGDĐT,
ngày 04/5/2007 của Bộ Giáo dục-Đào tạo về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học là:
a) các yêu cầu về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; kiến thức; kĩ năng s ư phạm và tiêu
chuẩn xếp loại; quy trình đánh giá, xếp loại giáo viên tiểu học .
b) các yêu cầu về phẩm chất chính trị, đạo đức , lối sống; kiến thức; kĩ năng sư phạm .
c) các yêu cầu về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; kiến thức; kĩ năng sư phạm và tiêu
chuẩn xếp loại giáo viên .
d) các yêu cầu về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; kiến thức; kĩ năng sư phạm và tiêu
chuẩn xếp loại; đánh gía giáo viên tiểu học.
Câu 5: Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 14/2007/QĐ-BGDĐT, ngày 04/5/2007 của Bộ
giáo dục và đào tạo về C huẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học quy định các lĩnh vực của
Chuẩn gồm có mấy lĩnh vực, là những lĩnh vực nà o?
a) 3 lĩnh vực, đó là: phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; kiến thức; kỹ năng sư phạm .
b) 2 lĩnh vực, đó là: phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; kiến thức, kỹ năng sư phạm .
c) 3 lĩnh vực, đó là: phẩm chất chính trị; đạo đức, lối sống; kiến thức, kỹ năng sư phạm .
d) 4 lĩnh vực, đó là: phẩm chất chính trị; đạo đức, lối sống; kiến thức; kỹ năng sư phạm .
Câu 6: Trong Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 14/2007/QĐ-BGDĐT, ngày 04/5/2007
của Bộ giáo dục và đào tạo về C huẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học, mỗi l ĩnh vực của
Chuẩn có bao nhiêu yêu cầu?
a) 5 yêu cầu
b) 4 yêu cầu
c) 6 yêu cầu
d) 3 yêu cầu



Câu 7: Trong Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 14/2007/QĐ-BGDĐT, ngày 04/5/2007
của Bộ giáo dục và đào tạo về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học, mỗi yêu cầu của
Chuẩn có bao nhiêu tiêu chí?
a) 4 tiêu chí
b) 5 tiêu chí
c) 6 tiêu chí
d) 3 tiêu chí
Câu 8: Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 14/2007/QĐ-BGDĐT, ngày 04/5/2007 của Bộ
giáo dục và đào tạo về C huẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học quy định các yêu cầu thuộc
lĩnh vực kiến thức gồm:
a) Kiến thức cơ bản; kiến thức về tâm lí học sư phạm và tâm kí học lứa tuổi, giáo dục học
tiểu học; kiến thức về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh; k iến
thức phổ thông về chính trị, xã hội và nhân văn, kiến thức liên quan đến ứng dụng công
nghệ thông tin, ngoại ngữ, tiếng dân tộc; kiến thức địa phương về nhiệm vụ chính trị,
kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh, huyện, xã nơi giáo viên công tác.
b) Kiến thức về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh. Kiến thức địa
phương về nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh, huyện, xã nơi giáo viên
công tác
c) Lập được kế hoạch dạy học; biết cách soạn giáo án theo hướng đổi mới
d) Cả a, b đều đúng
Câu 9: Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 14/2007/QĐ -BGDĐT, ngày 04/5/2007 của Bộ
giáo dục và đào tạo về C huẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học quy định các yêu cầu thuộc lĩnh vực kĩ
năng sư phạm gồm:
a) Lập được kế hoạch dạy học ; biết cách soạn giáo án theo hướng đổi mới. Tổ chức và thực
hiện các hoạt động dạy học trên lớp phát huy được tính năng động sáng tạo của học sinh.
Công tác chủ nhiệm lớp; tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Thực hiện
thông tin hai chiều trong quản lý chất lượng giáo dục; hành vi trong giao tiếp, ứng xử c ó
văn hóa và mang tính giáo dục. Xây dựng, bảo quản và sử dụng có hiệu quả hồ sơ giáo
dục và giảng dạy.
b) Kĩ năng làm công tác chủ nhiệm lớp, tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp .

c) Kĩ năng giao tiếp, ứng xử. Kĩ năng lập, bảo quản, sử dụng hồ sơ giáo dục, giảng dạy .
d) Cả a, b, c.
Câu 10: Tiêu chí: “Tổ chức các buổi ngoại khóa hoặc tham quan học tập, sinh hoạt tập thể thích
hợp; phối hợp với Tổng phụ trách, tạo điều kiện để Đội thiếu niên , Sao nhi đồng thực hiện các hoạt
động tự quản” trong Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học thuộc yêu cầu nào ?
a) Yêu cầu 3 của lĩnh vực kỹ năng sư phạm: Công tác chủ nhiệm lớp; tổ chức các hoạt động
giáo dục ngoài giờ lên lớp .
b) Yêu cầu 2 của lĩnh vực phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống: Chấp hành quy chế của
ngành, quy định của nhà trường, kỉ luật lao động
c) Yêu cầu 4 của lĩnh vực kỹ năng sư phạm: Thực hiện thông tin hai chiều trong quản lí chất
lượng giáo dục; hành vi trong giao tiếp, ứng xử có văn hóa và mang tính giáo dục.
d) Yêu cầu 5 của lĩnh vực kỹ năng sư phạm : Tổ chức và thực hiện các hoạt động dạy học
trên lớp phát huy được tính năng động sáng tạo của học sinh.
Câu 11: Tiêu chí: “Hết lòng giảng dạy và giáo dục học sinh bằng tình thương yêu, sự công bằng và
trách nhiệm của một nhà giáo” thuộc yêu cầu nào trong Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học ?
a) Yêu cầu 5 của lĩnh vực phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống: Trung thực trong công
tác; đoàn kết trong quan hệ đồng nghiệp; phục vụ nhân dân và học sinh .
b) Yêu cầu 3 của lĩnh vực phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống: Nhận thức tư tưởng chính
trị với trách nhiệm của một công dân, một nhà giáo .
c) Yêu cầu 2 của lĩnh vực phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống: Chấp hành quy chế của
ngành, quy định của nhà trường, kỉ luật lao động
d) Yêu cầu 1 của lĩnh vực phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống: Đạo đức, nhân cách và lối
sống lành mạnh, trong sáng của nhà giáo
Câu 12: Tiêu chí: “Họp phụ huynh học sinh đúng quy định, có sổ liên lạc thông báo kết quả học tập
của từng học sinh, tuyệt đối không phê bình học sinh trước lớp hoặc toàn thể phụ huynh; lắng nghe


và cùng phụ huynh điều chỉnh biện pháp giúp đỡ học sinh tiến bộ” trong Chuẩn nghề nghiệp giáo
viên tiểu học thuộc yêu cầu nào ?
a) Yêu cầu 4 của lĩnh vực kỹ năng sư phạm: Thực hiện thông tin hai chiều trong quản lí chất

lượng giáo dục; hành vi trong giao tiếp, ứng xử có văn hóa và mang tính giáo dục.
b) Yêu cầu 5 của lĩnh vực phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống: Chấp hành quy chế của
ngành, quy định của nhà trường, kỉ luật lao động.
c) Yêu cầu 3 của lĩnh vực kỹ năng sư phạm: Công tác chủ nhiệm lớp; tổ chức các hoạt động
giáo dục ngoài giờ lên lớp .
d) Yêu cầu 2 của lĩnh vực kỹ năng sư phạm: Lập được kế hoạch dạy học.
Câu 13: Tiêu chí: “Có tinh thần tự học, phấn đấu nâng cao phẩm chất, đạo đức, trình độ chính trị,
chuyên môn nghiệp vụ; thường xuyên rèn luyện sức khỏe ” trong Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu
học thuộc yêu cầu nào ?
a) Yêu cầu 4 của lĩnh vực phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống: Đạo đức, nhân cách và lối
sống lành mạnh, trong sáng của nhà giáo; tinh thần đấu tranh chống các biểu hiện tiêu
cực; ý thức phấn đấu vươn lên trong nghề nghiệp; sự tín nhiệm của đồng nghiệp, học sinh
và cộng đồng.
b) Yêu cầu 3 của lĩnh vực phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống: Chấp hành quy chế của
ngành, quy định của nhà trường, kỉ luật lao động
c) Yêu cầu 1 của lĩnh vực phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống: Chấp hành pháp luật,
chính sách của nhà nước .
d) Yêu cầu 4 của lĩnh vực kiến thức: Kiến thức về tâm lí học sư phạm và tâm lí học lứa tuổi,
giáo dục học tiểu học.
Câu 14: Tiêu chí: “Có hiểu biết v ề tin học, hoặc ngoại ngữ, hoặc tiếng dân tộc nơi giáo viên công
tác, hoặc có báo cáo chuyên đề nâng cao chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ ” trong Chuẩn nghề
nghiệp giáo viên tiểu học thuộc yêu cầu nào ?
a) Yêu cầu 4 của lĩnh vực kiến thức: Kiến thức phổ thông về chính trị, xã hội và nhân văn,
kiến thức liên quan đến ứng dụng công nghệ thông tin, ngoại ngữ, tiếng dân tộc .
b) Yêu cầu 2 của lĩnh vực kiến thức: Kiến thức địa phương về nhiệm vụ chính trị, kinh tế,
văn hóa, xã hội của tỉnh, huyện, xã nơi giáo viên công tác
c) Yêu cầu 4 của lĩnh vực phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống: Chấp hành pháp luật,
chính sách của nhà nước
d) Yêu cầu 5 của lĩnh vực kiến thức: Kiến thức về tâm lí học sư phạm và tâm lí học lứa tuổi,
giáo dục học tiểu học

Câu 15: Trong Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học, một trong những tiêu chí của yêu cầu về
“Đạo đức, nhân cách và lối sống lành mạnh, trong sáng của nhà giáo ; tinh thần đấu tranh chống các
biểu hiện tiêu cực; ý thức phấn đấu vươn lên trong nghề nghiệp; sự tín nhiệm của đồng nghiệp , học
sinh và cộng đồng” là:
a) Không làm các việc vi phạm phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; không xúc phạm
danh dự, nhân phẩm đồng nghiệp, nhân dân và học sinh .
b) Tham gia đóng góp xây dựng các hoạt động của xã hội
c) Có tinh thần chia sẻ công việc với đồng nghiệp
d) Cả a và b
Câu 16: Trong Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học, một trong những tiêu chí của yêu cầu về
“Chấp hành quy chế của ngành, quy định của nhà trường, kỉ luật lao động ” là:
a) Đảm bảo ngày công; lên lớp đúng giờ, không tùy tiện bỏ lớp học, bỏ tiết dạy; chịu trách
nhiệm về chất lượng giảng dạy và giáo dục ở lớp được phân công .
b) Chấp hành đầy đủ các quy định của pháp luật, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà
nước.
c) Chấp hành các quyết định của pháp luật, đoàn kết xây dựn g đời sống văn hóa gia đình và
khu vực.
d) Thực hiện nghiêm túc các quy định của địa phương .
Câu 17: Trong Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học, một trong những tiêu chí của yêu cầu về
“Kiến thức về tâm lí học sư phạm và tâm lí học lứa tuổi, giáo dục học tiểu học ” là:
a) Thực hiện phương phá p giáo dục học sinh cá biệt có kết quả.
b) Nắm vững trình tự bài giảng vững vàng
c) Soạn giảng đảm bảo đầy đủ nội dung và kiến thức ở các môn học


d) Lên lớp đúng giờ quy định
Câu 18: Trong Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học, một trong những tiêu chí của yêu cầu v ề
“Trung thực trong công tác; đoàn kết trong quan hệ đồng nghiệp; phục vụ nhân dân và học sinh ” là:
a) Hết lòng giảng dạy và giáo dục học sinh bằng tình thương yêu, sự công bằng và trách
nhiệm của một nhà giáo .

b) Không có những biểu hiện tiêu cực trong cuộc sốn g, trong giảng dạy và giáo dục
c) Tham gia đóng góp xây dựng và nghiêm túc thực hiện quy chế hoạt động của nhà trường
d) Phối hợp với gia đình và các đoàn thể ở địa phương để làm công tác giáo dục học sinh
Câu 19: Trong Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học, một trong những tiêu chí của yêu cầu về
“Xây dựng, bảo quản và sử dụng có hiệu quả hồ sơ giáo dục và giảng dạy ” là:
a) Sắp xếp hồ sơ một cách khoa học, đúng thực tế và có giá trị sử dụng cao
b) Phối hợp với gia đình và các doàn thể ở địa phương để theo dõi, làm công tác giáo dục
học sinh .
c) Bảo quản tốt giáo án lên lớp .
d) Sử dụng có hiệu quả sổ liên lạc .
Câu 20: Tiêu chí: “Yêu nghề, tận tụy với nghề; sẵn sàng khắc phục khó khăn hoàn thành tốt nhiệm
vụ giáo dục học sinh” thuộc yêu cầu nào trong Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học ?
a) Nhận thức tư tưởng chính trị với trách nhiệm của một công dân, một nhà giáo đối v ới
nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
b) Chấp hành pháp luật chính sách của nhà nước .
c) Công tác chủ nhiệm lớp, tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
d) Tổ ch ức và thực hiện các hoạt động dạy học trên lớp phát huy được tính năng động sáng
tạo của học sinh.
Câu 21: Tiêu chí: “Đoàn kết với mọi người; có tinh thần chia sẻ công việc với đồng nghiệp trong
các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ” thuộc yêu cầu nào trong Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu
học ?
a) Trung thực trong công tác; đoàn kết trong quan hệ đồng nghiệp; phục vụ nhân dân và học
sinh.
b) Chấp hành quy chế của ngành, quy định của nhà trường, kỉ luật lao động
c) Tổ chức và thực hiện các hoạt động dạy học trên lớp phát huy được tính năng động sáng
tạo của học sinh.
d) Chấp hành pháp luật, chính sách của nhà nước .
Câu 22: Tiêu chí: “Phục vụ nhân dân với thái độ đúng mực, đáp ứng nguyện vọng chính đáng của
phụ huynh học sinh” thuộc yêu cầu nào trong Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học ?
a) Trung thực trong công tác; đoàn kết trong quan hệ đồng nghiệp; phục vụ nhân dân và học

sinh
b) Chấp hành pháp luật, chính sách của nhà nước
c) Chấp hành quy chế của ngành, quy định của nhà trường, kỉ luật lao động
d) Đạo đức, nhân cách và lối sống lành mạnh, trong sáng của nhà giáo
Câu 23: Tiêu chí: “Thực hiện phương pháp giáo dục học sinh cá biệt có kết quả” thuộc yêu cầu nào
trong Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học ?
a) Kiến thức về tâm lí học sư phạm và tâm lí học lứa tuổi, giáo dục học tiểu học .
b) Kiến thức cơ bản .
c) Kiến thức về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh .
d) Tổ chức và thực hiện các hoạt động dạy học trên lớp phát huy được tính năng động sáng
tạo của học sinh.
Câu 24: Theo Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 14/2007/QĐ-BGDĐT, ngày 04/5/2007
của Bộ giáo dục và đào tạo về C huẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học, xếp loại chung cuối năm của
giáo viên gồm có các loại:
a) Xuất sắc; Khá; Trung bình; Kém
b) Tốt; Khá; Trung bình; Yếu
c) Tốt; Khá; Trung bình; Kém
d) Đạt yêu cầu; Chưa đạt
Câu 25: Điểm tối đa ở mỗi tiêu chí trong Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học là:
a) 10
b) 40


c) 100
d) 200
Câu 26: Điểm tối đa ở mỗi yêu cầu trong Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học là:
a) 40
b) 10
c) 100
d) 200

Câu 27: Điểm tối đa ở mỗi lĩnh vực trong Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học là:
a) 200
b) 10
c) 40
d) 100
Câu 28: Tiêu chuẩn xếp loại chu ng cuối năm học trong Quy đị nh Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu
học, loại kém là những giáo viên vi phạm một trong mấy trường hợp ?
a) Vi phạm một trong bảy trường hợp .
b) Vi phạm một trong sáu trườn g hợp.
c) Vi phạm một trong năm trường hợp .
d) Vi phạm một trong bốn trường hợp .
Câu 29: Trong trường hợp chưa đồng ý với kết luận của hiệu trưởng về kết quả xếp loại giáo viên
cuối năm được quy định trong Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học , giáo viên có quyền khiếu nại :
a) Với Hội đồng trường.
b) Với Ban chấp hành công đoàn .
c) Với Tổ chuyên môn .
d) Với Ban giám hiệu nhà trường.

-----------------------------------------------


CÂU HỎI TRẮC NHIỆM
NGHỊ ĐỊNH 138/2013/NĐ-CP NGÀY 22/10/2013 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ
QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC
Câu 1: Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh v ực giáo dục được quy định bởi văn bản
pháp quy nào sau đây?
a) Nghị định số 49/2016/NĐ-CP ngày 27/5/2016 của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam
b) Quyết định số 16/2008/QĐ-BGDĐT ngày 16/4/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo
c) Luật giáo dục 38/2005/QH11 ngày 14/6/2 005 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ

nghĩa Việt Nam
d) Nghị định số 138/2013/NĐ-CP ngày 22/10/2013 của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam

Câu 2: Theo Nghị định số 138/2013/NĐ -CP ngày 22/10/2013 của Chính phủ quy định thì phạm vi
điều chỉnh bao gồm:
a) Hành vi vi phạm, hình thức xử phạt, mức xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính trong
lĩnh vực giáo dục.
b) Biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục.
c) Biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền xử phạt, thẩm quyền lập biên bản đối với hành vi
vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục.
d) Hành vi vi phạm, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm
quyền xử phạt, thẩm quyền lập biên bản đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực
giáo dục.

Câu 3: Nghị định số 138/2013/NĐ-CP ngày 22/10/2013 của Chính phủ quy định đối tượng áp dụng
bao gồm:
a) Tổ chức, cá nhân Việt Nam có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục trên lãnh
thổ Việt Nam
b) Tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá n hân nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính
trong lĩnh vực giáo dục trên lãnh thổ Việt Nam
c) Người có thẩm quyền lập biên bản, xử phạt vi phạm hành chính và cá nhân, tổ chức khác có
liên quan.
d) Cả b và c

Câu 4: Biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định của Nghị định số 138/2013/NĐ-CP ngày
22/10/2013 của Chính phủ là:
a) Buộc hủy bỏ sách, giáo trình, bài giảng, tài liệu, thiết bị dạy học có nội dung không phù
hợp, xuyên tạc, kích động bạo lực, ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục của dân tộc.
b) Buộc khôi phục tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do hành vi viết thêm, sửa nội dung bài thi,

học bạ, sổ điểm, phiếu điểm hoặc các tài liệu có liên quan đến việc đánh giá kết quả học tập
và rèn luyện của người học.
c) Buộc đảm bảo quyền lợi của thí sinh đối với hành vi làm mất bài thi.
d) Cả a, b và c

1


Câu 5: Nghị định số 138/2013/NĐ-CP ngày 22/10/2013 của Chính phủ quy định có mấy biện pháp
khắc phục hậu quả ?
a) Có 8 biện pháp khắc phục
b) Có 9 biện pháp khắc phục
c) Có 10 biện pháp khắc phục
d) Có 12 biện pháp khắc phục

Câu 6: Một trong những biện pháp khắc phục hậu quả (theo Nghị định số 138/2013/NĐ -CP ngày
22/10/2013 của Chính phủ) theo quy định là:
a) Buộc trả lại cho người học số tiền đã thu và nộp về ngân sách nhà nước số tiền do hành vi vi
phạm mà có.
b) Buộc trả lại cho người học số tiền đã thu hoặc nộp về ngân sách nhà nước số tiền do hành vi
vi phạm mà có.
c) Buộc trả lại cho người học số tiền đã thu và chịu mọi chi phí tổ chức trả lại.
d) Buộc trả lại cho người học số tiền đã thu và c hịu mọi chi phí tổ chức trả lại; trường hợp
không thể trả lại được thì nộp về ngân sách nhà nước số tiền do hành vi vi phạm mà có.

Câu 7: Một trong những biện pháp khắc phục hậu quả (theo Nghị định số 138/2013/NĐ -CP ngày
22/10/2013 của Chính phủ) theo quy định là:
a) Buộc khôi phục tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do hành vi viết thêm, sửa nội dung bài thi,
học bạ, sổ điểm.
b) Buộc khôi phục tình trạng ban đầu.

c) Buộc khôi phục tình trạng ban đầu đã bị thay đổi có liên quan đến việc đánh giá kết qu ả học
tập và rèn luyện của người học.
d) Buộc khôi phục tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do hành vi viết thêm, sửa nội dung bài thi,
học bạ, sổ điểm, phiếu điểm hoặc các tài liệu có liên quan đến việc đánh giá kết quả học tập
và rèn luyện của người học.
Câu 8: Hành vi tổ chức hoạt động dạy thêm khi chưa được cấp phép (theo Nghị định số
138/2013/NĐ-CP ngày 22/10/2013 của Chính phủ ) được quy định mức phạt như thế nào?
a) Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng.
b) Đình chỉ hoạt động dạy thêm t ừ 12 đến 24 tháng.
c) Buộc trả lại cho người học các khoản tiền đã thu và chịu mọi chi phí trả lại .
d) Cả a, b

Câu 9: Nghị định số 138/2013/NĐ-CP ngày 22/10/2013 của Chính phủ quy định mức phạt như
thế nào đối với hành vi không có đủ hồ sơ, sổ sách theo quy định hoặc không sử dụng
thiết bị dạy học đã được trang bị theo quy định ?
a) Phạt cảnh cáo
b) Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 3 00.000 đồng
c) Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng
d) Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng

2


Câu 10: Hành vi không dạy đủ số tiết trong chương trình đào tạo của một môn học (theo Nghị
định số 138/2013/NĐ -CP ngày 22/10/2013 của Chính phủ ) được quy định mức phạt như
thế nào ?
a) Phạt cảnh cáo đối với vi phạm dưới 5 tiết;
b) Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với vi phạm từ 5 tiết đến dưới 10 tiết;
Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với vi phạm từ 10 tiết đến dưới 15
tiết;

c) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với vi phạm từ 15 tiết t rở lên.
d) Cả a, b và c.

Câu 11: Nghị định số 138/2013/NĐ-CP ngày 22/10/2013 của Chính phủ quy định biện pháp
khắc phục hậu quả như thế nào đói với hành vi không dạy đủ số tiết trong chương trình
đào tạo của một môn học ?
a) Đình chỉ đào tạo từ 6 đến 12 tháng
b) Buộc chuyển người học đủ điều kiện trúng tuyển đã nhập học sang cơ sở giáo dục khác.
c) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng
d) Buộc bổ sung nội dung môn học hoặc chương trình đào tạo còn thiếu
Câu 12: Hành vi viết thêm hoặc sử a chữa nội dung bài thi hoặc sửa điểm bài thi trái quy định
(theo Nghị định số 138/2013/NĐ-CP ngày 22/10/2013 của Chính phủ) được quy định
mức phạt nào ?
a) Phạt tiền t ừ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
b) Phạt tiền t ừ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
c) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng.
d) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng

Câu 13: Hành vi đánh tráo bài thi (theo Nghị định số 138/2013/NĐ-CP ngày 22/10/2013 của
Chính phủ) được quy định mức phạt nào ?
a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
c) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng.
d) Phạt tiền t ừ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng

Câu 14: Hành vi làm mất bài thi (theo Nghị định số 138/2013/NĐ-CP ngày 22/10/2013 của
Chính phủ) được quy định mức phạt nào ?
a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
b) Phạt tiền t ừ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
c) Phạt tiền t ừ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

d) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng

3


Câu 15: Hành vi làm lộ bí mật hoặc làm mất đề thi (theo Nghị định số 138/2013/NĐ-CP ngày
22/10/2013 của Chính phủ ) được quy định mức phạt nào ?
a) Phạt tiền t ừ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
b) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
c) Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
d) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng

Câu 16: Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng (theo Nghị định số 138/2013/NĐ-CP
ngày 22/10/2013 của Chính phủ) là quy định mức phạt áp dụng đối với hành vi nào sau
đây ?
a) Hành vi để xảy ra việc sửa chữa học bạ, sổ điểm
b) Hành vi để xảy ra việc sửa chữa học bạ, sổ điểm của người học
c) Hành vi để xảy ra việc sửa chữa học bạ, sổ điểm, phiếu điểm của người học
d) Hành vi để xảy ra việc sửa chữa học bạ, sổ điểm, phiếu điểm hoặc các tài liệu có liên
quan đến việc đánh giá kết quả học tập của người học

Câu 17: Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng (theo Nghị định số 138/2013/NĐ -CP
ngày 22/10/2013 của Chính phủ ) là quy định mức phạt áp dụng đối với hành vi nào sau
đây ?
a) Hành vi không lập đầy đủ hồ sơ quản lý người học theo quy định.
b) Hành vi không lập hồ sơ quản lý người học
c) Hành vi lập không đầy đủ hồ sơ quản lý người học theo quy định.
d) Hành vi không lập hoặc lập không đầy đủ hồ sơ quản lý người học theo quy định.

Câu 18: Hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, ngược đãi, xâm phạm thân thể người học (theo

Nghị định số 138/2013/NĐ-CP ngày 22/10/2013 của Chính phủ) được quy định mức
phạt nào ?
a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
b) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
c) Đình chỉ giảng dạy từ 1 tháng đến 6 tháng
d) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng; phạt bổ sung: Đình chỉ giảng dạy từ
1 tháng đến 6 tháng

Câu 19: Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng (theo Nghị định số
138/2013/NĐ-CP ngày 22/10/2013 của Chính phủ) là quy định mức phạt áp dụng đối
với hành vi nào sau đây ?
a) Hành vi xúi giục không đi học
b) Hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, ngược đãi, xâm phạm thân thể người học
c) Hành vi xúi giục không đi học hoặc xúi giục bỏ học
d) Hành vi xúi giục không đi học hoặc xúi giục bỏ học đối với người học các cấp học phổ
cập

4


Câu 20: Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng (theo Nghị định số
138/2013/NĐ-CP ngày 22/10/2013 của Chính phủ) là quy định mức phạt áp dụng đối
với hành vi nào sau đây ?
a) Hành vi cản trở việc đi học của người học
b) Hành vi cản trở không đi học
c) Hành vi cản trở người học
d) Hành vi cản trở việc đi học của người học các cấp học phổ cập

5



Văn bản hợp nhất số 03/VBHN -BGDĐT ngày 28/9/2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục
và Đào tạo ban hành Thông tư quy định đánh giá học sinh tiểu học
Câu 1: Việc t hực hiện đánh giá học sinh tiểu học được áp dụng theo văn bản nào dưới đây:
a) Văn bản hợp nhất số 03/VBHN-BGDĐT ngày 28/9/2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và
Đào tạo ban hành Thông tư quy định đánh giá học sinh tiểu học.
b) Thông tư số 22/2016/TT-BGD&ĐT ngày 22/9/2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy
định đánh giá học sinh tiểu học ban hành k èm theo thông tư 30/2014/TT-BGDĐT ngày
28/8/2014 của Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo .
c) Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28/8/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban
hành quy định đánh giá học sinh tiểu học.
d) Cả a, b đều đúng.
Câu 2: Hiệu lực thi hành của Văn bản hợp nhất số 03/VBHN-BGDĐT ngày 28/9/2016 của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành thông tư quy định đánh giá học sinh tiểu học từ
thời gian nào sau đây:
a) Từ ngày 06 tháng 11 năm 2016 theo Điều 4 của Thông tư số 22/2016/TT -BGD&ĐT ngày
22/9/2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành
kèm theo thông tư 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28/8/2014 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT .
b) Từ ngày 15 tháng 10 năm 2014 theo điề u 2 của Thông tư 30/2014/TT -BGDĐT ngày
28/8/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định đánh giá học sinh tiểu
học.
c) Từ ngày 28/9/2016 theo ngày xác thực Văn bản hợp nhất số 03/VBHN-BGDĐT nói trên.
d) Từ 22/9/2016, ngày ban hành Thông tư số 22/2016/TT -BGD&ĐT.
Câu 3: Văn bản hợp nhất số 03/VBHN-BGDĐT ngày 28/9/2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và
Đào tạo ban hành Thông tư quy định đánh giá học sinh tiểu học được hợp nhất bởi những
văn bản nào sau đây:
a) Hai thông tư, đó là: Thông tư 30/2014/TT-BGD&ĐT ngày 28/8/2014 của Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định đánh giá học sinh tiểu học và Thông tư số
22/2016/TT-BGDĐT ngày 22/9/2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định đánh giá
học sinh tiểu học ban hành k èm theo thông tư 30/2014/TT-BGDĐT vừa nêu trên.

b) Chỉ Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28/8/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
ban hành quy định đánh giá học sinh tiểu học.
c) Chỉ Thông tư số 22/2016/TT -BGDĐT ngày 22/9/2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của
Quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành k èm theo thông tư 30/2014/TT-BGDĐT ban
hành quy định đánh giá học sinh tiểu học.
d) Thông tư ban hành quy định đánh giá học sinh tiểu học và Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT
ngày 28/8/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định đánh giá học
sinh tiểu học.

Câu 4: Mục đích đánh giá học sinh tiểu học theo quy định (Ban hành kèm theo Văn bản hợp nhất
số 03/VBHN-BGDĐT ngày 28/9/2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
thông tư quy định đánh giá học sinh tiểu học ) là:
a) Tất cả các mục b, c , d dưới đây .
b) Giúp giáo viên điều chỉnh, đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động dạy học, hoạt
động trải nghiệm ngay trong quá trình và kết thúc mỗi giai đoạn dạy học, giáo dục; kịp thời
phát hiện những cố gắng, tiến bộ của học sinh để động viên, khích lệ và phát hiện những
khó khăn chưa thể tự vượt qua của học sinh để hướng dẫn, giúp đỡ; đưa ra nhận định đúng
những ưu điểm nổi bật và những hạn chế của mỗi học sinh để có giải pháp kịp thời nhằm
nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động học tập, rèn luyện của học sinh; góp phần thực
1


hiện mục tiêu giáo dục tiểu học.
c) Giúp học sinh có khả năng tự đánh giá, tham gia đánh giá; tự học, tự điều chỉnh cách học;
giao tiếp, hợp tác; có hứng thú học tập và rèn luyện để tiến bộ.
d) Giúp cha mẹ học sinh hoặc người giá m hộ (sau đây gọi chung là cha mẹ học sinh) tham gia
đánh giá quá trình và kết quả học tập, rèn luyện, quá trình hình thành và phát triển năng lực,
phẩm chất của con em mình; tích cực hợp tác với nhà trường trong các hoạt động giáo dục
học sinh.
- Giúp cán bộ quản lí giáo dục các cấp kịp thời chỉ đạo các hoạt động giáo dục, đổi mới

phương pháp dạy học, phương pháp đánh giá nhằm đạt hiệu quả giáo dục.
Câu 5: Theo Văn bản hợp nhất số 03/VBHN-BGDĐT ngày 28/9/2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục
và Đào tạo ban hành thông tư quy định đánh giá học sinh tiểu học, “Giúp học sinh có khả
năng tự nhận xét, tham gia nhận xét ; tự học, tự điều chỉnh cách học; giao tiếp, hợp tác; có
hứng thú học tập và rèn luyện để tiến bộ ” là thuộc quy định về:
a) Mục đích đánh giá học sinh tiểu học
b) Cách đánh giá học sinh tiểu học
c) Nguyên tắc đánh giá học sinh tiểu học
d) Cả a, b, c đều đúng.

Câu 6: Theo Văn bản hợp nhất số 03/VBHN-BGDĐT ngày 28/9/2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục
và Đào tạo ban hành thông tư quy định đánh giá học sinh tiểu học, Điều 4 có tên gọi là:
a) Yêu cầu đánh giá
b) Nguyên tắc đánh giá
c) Mục đích đánh giá
d) Yêu cầu đánh giá học sinh tiểu học.
Câu 7: Quy định ban hành kèm theo Văn bản hợp nhất số 03/VBHN-BGDĐT ngày 28/9/2016 của
Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo quy định có mấy yêu cầu đánh giá học sinh tiểu học?
a) Có 4 yêu cầu
b) Có 3 yêu cầu
c) Có 2 yêu cầu
d) Có 5 yêu cầu
Yêu cầu đánh giá học sinh tiểu học (Ban hành kèm theo Văn bản hợp nhất số 03/VBHN BGDĐT ngày 28/9/2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành thông tư quy định
đánh giá học sinh tiểu học) nêu trong Quy định này là:
a) - Đánh giá vì sự tiến bộ của học sinh; coi trọng việc động viên, khuyến khích sự cố gắng
trong học tập, rèn luyện của học sinh; giúp học sinh phá t huy nhiều nhất khả năng; đảm bảo
kịp thời, công bằng, khách quan.
- Đánh giá toàn diện học sinh thông qua đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng và
một số biểu hiện năng lực, phẩm chất của học sinh theo mục tiêu giáo dục tiểu học.
- Đánh giá thường xuyên bằng nhận xét, đánh giá định kì bằng điểm số kết hợp với nhận

xét; kết hợp đánh giá của giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh, trong đó đánh giá của giáo
viên là quan trọng nhất.
- Đánh giá sự tiến bộ của học sinh, không so sánh học sinh này với học sinh khác, không
tạo áp lực cho học sinh, giáo viên và cha mẹ học sinh.
b) - Đánh giá và xếp loại căn cứ theo chuẩn kiến thức, kĩ năng và yêu cầu về thái độ trong
Chương trình giáo dục phổ thông cấp Tiểu học và các nhiệm vụ của học sinh.
- Kết hợp đá nh giá định lượng và định tính; kết hợp giữa đánh giá của giáo viên với tự đánh
giá của học sinh.
- Thực hiện công khai, công bằng, khách quan, chính xác và toàn diện.
- Đánh giá và xếp loại kết quả đạt được và khả năng phát triển từng mặt của học sinh; co i

Câu 8:

2


trọng việc động viên, khuyến khích sự tiến bộ của học sinh; không tạo áp lực cho cả học
sinh và giáo viên.
c) - Đánh giá vì sự tiến bộ của học sinh; coi trọng việc động viên, khuyến khích tính tích cực
và vượt khó trong học tập, rèn luyện của học sinh; giúp học sinh phát huy tất cả khả năng;
đảm bảo kịp thời, công bằng, khách quan.
- Đánh giá toàn diện học sinh thông qua đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng và
một số biểu hiện năng lực, phẩm chất của học sinh theo mục tiêu giáo dục tiểu học.
- Kết hợp đánh giá của giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh, trong đó đánh giá của học sinh
là quan trọng nhất.
- Đánh giá sự tiến bộ của học sinh, không so sánh học sinh này với học sinh khác, không
tạo áp lực cho học sinh, giáo viên và cha mẹ học sinh.
d) - Đánh giá vì sự tiến bộ của học sinh; coi trọng việc động viên, khuyến khích tính tích cực
và vượt khó trong học tập, rèn luyện của học sinh; giúp học sinh phát huy tất cả khả năng;
đảm bảo kịp thời, công bằng, khách quan.

- Đánh giá toàn diện học sinh thông qua đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng
- Kết hợp đánh giá của giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh, trong đó đánh giá của cha mẹ
học sinh là quan trọng nhất.
- Đánh giá sự tiến bộ của học sinh, không so sánh học sinh này với học sinh khác.
Câu 9: Trong thông tư ban hành quy định đánh giá học sinh tiểu học kèm theo Văn bản hợp nhất số
03/VBHN-BGDĐT ngày 28/9/2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, những điều nào
trước đây của Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28/8/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục
và Đào tạo ban hành quy định đánh giá học sinh tiểu học đã được sửa đổi, bổ sung?
a) Cả b và c
b) Điều 4, Điều 6, Điều 10, Điều12, Điều 13.
c) Các điều từ Điều 15 đến hết Điều 20.
d) Tất cả có 11 Điều được sửa đổi, bổ sung.
Câu 10: Trong Văn bản hợp nhất số 03/VBHN -BGDĐT ngày 28/9/2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo
dục và Đào tạo ban hành thông tư quy định đánh giá học sinh tiểu học, những khoản nào,
điều nào của Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28/8/2014 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT
ban hành quy định đánh giá học sinh tiểu học đã được bãi bỏ?
a) Cả b, c và d
b) Khoản 3 Điều 5.
c) Điều 7, Điều 8, Điều 9.
d) Điều 11.
Câu 11: Nội dung đánh giá học sinh tiểu học theo Văn bản hợp nhất số 03/VBHN-BGDĐT ngày
28/9/2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo có:
a) Hai nội dung, đó là : Đánh giá quá trình học tập , sự tiến bộ và kết quả học tập của học sinh
theo chuẩn kiến thức, kĩ năng từng môn học và hoạt động giáo dục khác theo chương trình
giáo dục phổ thông cấp tiểu học; sự hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất của học
sinh.
b) Ba nội dung, đó là: năng lực; phẩm chất ; các môn học và hoạt động giáo dục .
c) Ba nội dung, đó là: Đánh giá quá trình học tập theo chuẩn kiến thức, kĩ năng từng môn học
và hoạt động giáo dục; sự hình thành và phát triển năng lực; sự hình thành và phát triển
phẩm chất.

d) Hai nội dung, đó là: các môn học và hoạt động giáo dục; năng lực và phẩm chất của học
sinh.

3


Câu 12: Đánh giá thường xuyên học sinh tiểu học ban hành kèm theo Văn bản hợp nhất số
03/VBHN-BGDĐT ngày 28/9/2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo nghĩa là:
a) Cả b và c.
b) Đánh giá trong quá trình học tập, rèn luyện về kiến thức, kĩ năng, thái độ và một số biểu
hiện năng lực, phẩm chất của học sinh, được thực hiện theo tiến trình nội dung của các môn
học và các hoạt động giáo dục.
c) Đánh giá thường xuyên cung cấp thông tin phản hồi cho giáo viên và học sinh nhằm hỗ trợ,
điều chỉnh kịp thời, thúc đẩy sự tiến bộ của học sinh theo mục tiêu giáo dục tiểu học.
d) Đánh giá thường xuyên là đánh gi á trong quá trình học tập, rèn luyện, của học sinh, được
thực hiện theo tiến trình nội dung của các môn học và các hoạt động giáo dục khác, trong đó
bao gồm cả quá trình vận dụng kiến thức, kĩ năng ở nhà trường, gia đình và cộng đồng.
Câu 13: Để đánh giá thường xuyên về học tập, theo quy định ban hành kèm theo Văn bản hợp nhất
số 03/VBHN -BGDĐT ngày 28/9/2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, giáo viên
cần làm và hướng dẫn học sinh cần làm gì?
a) Tất cả b, c và d
b) Giáo viên dùng lời nói chỉ ra cho học sinh biết được chỗ đúng, chưa đúng và cách sửa chữa;
viết nhận xét vào vở hoặc sản phẩm học tập của học sinh khi cần thiết, có biện pháp cụ thể
giúp đỡ kịp thời;
c) Học sinh tự nhận xét và tham gia nhận xét sản phẩm học tập của bạn, nhóm bạn trong qu á
trình thực hiện các nhiệm vụ học tập để học và làm tốt hơn;
d) Khuyến khích cha mẹ học sinh trao đổi với giáo viên về các nhận xét, đánh giá học sinh
bằng các hình thức phù hợp và phối hợp với giáo viên động viên, giúp đỡ học sinh học tập,
rèn luyện.
Câu 14: Theo Văn bản hợp nhất số 03/VBHN-BGDĐT ngày 28/9/2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục

và Đào tạo, đánh giá định kỳ nghĩa là:
a) Đánh giá kết quả giáo dục của học sinh sau một giai đoạn học tập, rèn luyện, nhằm xác định
mức độ hoàn thành nhiệm vụ học tập của học sinh so với chuẩn kiến thức, kĩ năng quy đ ịnh
trong chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học và sự hình thành, phát triển năng lực,
phẩm chất học sinh.
b) Đánh giá kết quả học tập của học sinh định kỳ một năm học bốn lần.
c) Đánh giá kết quả học tập và sự hình thành năng lực, phẩm chất của học sinh định kỳ một
năm học bốn lần.
d) Đánh giá kết quả học tập và sự hình thành năng lực, phẩm chất của học sinh định kỳ một
năm học bốn lần: giữa học kỳ I, cuối học kỳ I, giữa học kỳ II, cuối năm học .
Câu 15: Để đánh giá định kỳ về học tập, theo Văn bản hợp nhất số 03/VBHN-BGDĐT ngày
28/9/2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo giáo viên cần làm gì?
a) Tất cả b, c và d
b) Vào giữa học kì I, cuối học kì I, giữa học kì II và cuối năm học, g iáo viên căn cứ vào quá
trình đánh giá thường xuyên và chuẩn kiến thức, kĩ năng để đánh giá học sinh;
c) Đánh giá học sinh đối với từng môn học, hoạt động giáo dục theo các mức:
- Hoàn thành tốt: thực hiện tốt các yêu cầu học tập của môn học hoặc hoạt động giá o dục;
- Hoàn thành: thực hiện được các yêu cầu học tập của môn học hoặc hoạt động giáo dục;
- Chưa hoàn thành: chưa thực hiện được một số yêu cầu học tập của môn học hoặc hoạt
động giáo dục;
d) Vào cuối học kì I và cuối năm học, đối với các môn học: Tiếng Việt, Toán, Khoa học, Lịch
4


sử và Địa lí, Ngoại ngữ, Tin học, Tiếng dân tộc có bài kiểm tra định kì;

Câu 16:
a)
b)


c)

d)

Đối với lớp 4, lớp 5, có thêm bài kiểm tra định kì môn Tiếng Việt, môn Toán vào giữa học
kì I và giữa học kì II;
Theo Văn bản hợp nhất số 03/VBHN-BGDĐT ngày 28/9/2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục
và Đào tạo, những nội dung nào được đánh giá định kỳ và đánh giá theo những mức nào?
b và c
Từng môn học, hoạt động giáo dục theo các mức sau:
- Hoàn thành tốt: thực hiện tốt các yêu cầu học tập của môn học hoặc hoạt động giáo dục;
- Hoàn thành: thực hiện được các yêu cầu học tập của mô n học hoặc hoạt động giáo dục;
- Chưa hoàn thành: chưa thực hiện được một số yêu cầu học tập của môn học hoặc hoạt
động giáo dục;
Sự hình thành và phát triển từng năng lực, phẩm chất của mỗi học sinh, tổng hợp theo các
mức sau:
a) Tốt: đáp ứng tốt yêu cầu giáo dục, biểu hiện rõ và thường xuyên;
b) Đạt: đáp ứng được yêu cầu giáo dục, biểu hiện nhưng chưa thường xuyên;
c) Cần cố gắng: chưa đáp ứng được đầy đủ yêu cầu giáo dục, biểu hiện chưa rõ.”
Từng môn học, hoạt động giáo dục; sự phát triển năng lực; sự phát triển phẩm chất theo các
mức sau: Hoàn thành tốt; Hoàn thành; Chưa hoàn thành.

Câu 17: Để đánh giá định kỳ, theo Văn bản hợp nhất số 03/VBHN-BGDĐT ngày 28/9/2016 của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thì vào những thời điểm nào , những môn học nào được
đánh giá thông qua bài kiểm tra định kỳ ?
a) b và c
b) Vào cuối học kì I và cuối năm học, đối với các môn học: Tiếng Việt, Toán, Khoa học, Lịch
sử và Địa lí, Ngoại ngữ, Tin học, Tiếng dân tộc.
c) Vào giữa học kì I và giữa học kì II, đối với lớp 4, lớp 5, có thêm bài kiểm tra định kì môn
Tiếng Việt, môn Toán.

d) Vào giữa học kì I, cuối học kì I, giữa học kì II và cuối năm học, đối với các môn học: Tiếng
Việt, Toán, Khoa học, Lịch sử và Địa lí, Ngoại ngữ, Tin học, Tiếng dân tộc.
Câu 18: Theo Văn bản hợp nhất số 03/VBHN-BGDĐT ngày 28/9/2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục
và Đào tạo, để chấm bài kiểm tra định kỳ, giáo viên cần làm gì?
a) Giáo viên sửa lỗi, nhận xét, cho điểm theo thang 10 điểm, không cho điểm 0, không cho
điểm thập phân và được trả lại cho học sinh.
b) Giáo viên nhận xét những ưu điểm và góp ý những hạn chế, cho điểm theo thang điểm 10
(mười), không cho điểm 0 (không) và điểm thập phân.
c) Giáo viên sửa lỗi, nhận xét, góp ý, cho điểm theo thang điểm 10 (mười), không cho điểm 0
(không) và điểm thập phân.
d) Giáo viên sửa lỗi, nhận xét và góp ý những hạn chế, và ghi điểm .

Câu 19: Theo Văn bản hợp nhất số 03/VBHN-BGDĐT ngày 28/9/2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và
Đào tạo, nếu kết quả bài kiểm tra cuối học kì I và cuối năm học bất thường so với đánh giá
thường xuyên giáo viên cần làm gì?
a) Đề xuất với nhà trường có thể cho học sinh làm bài kiểm tra khác để đánh giá đúng kết quả
học tập của học sinh.
b) Giáo viên lập kế hoạch, trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ từng học sinh; đánh giá bổ sung để xét
5


×