Tải bản đầy đủ (.doc) (78 trang)

Thiết kế và xây dựng mạng lan cho công ty cổ phần chứng khoán hải phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.77 MB, 78 trang )

LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên em xin gởi lời cảm ơn chân tình đến tất cả giảng viên khoa Công
Nghệ Thông tin , những người đã dạy dỗ, truyền tải nhiều kiến thức, kinh nghiệm
bổ ích, quý báo cho em trong suốt bốn năm qua. Chính quý thầy cô là người đã
trang bị hành trang, cung cấp cho em những kiến thức cơ bản làm nền tảng để em tự
tin bước vào đời. Đạt được kết quả như ngày hôm nay đối với em là sự thành công
lớn của cả một quá trình cố gắng miệt mài, trau dồi của bản thân, trong đó phải kể
đến công ơn dạy dỗ, chỉ dẫn, giúp đỡ, ủng hộ của biết bao nhiêu người, những công
ơn này em xin ghi nhớ mãi.
Ngoài ra, để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, công lao to lớn mà em mãi
không quên là của thầy LÊ VĂN CHUNG. Mặc dù có rất nhiều công việc bận rộn
nhưng thầy đã dành thời gian hướng dẫn, hiệu chỉnh và chỉ bảo tận tình cho em
trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Bên cạnh đó, em cũng xin chân thành cảm ơn các ban lãnh đạo và toàn thể
công nhân viên Công ty Cổ phần Chứng Khoán Hải Phòng (HASECO) đã tạo điều
kiện cho em vào thực tập tại đây, đặc biệt, đối với tất cả các anh, chị trong phòng
An ninh Mạng. Thêm vào đó, các anh, chị ở đây còn tạo cơ hội cho em tiếp xúc,
tham gia vào các công việc thực tế để có thêm nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực
Mạng Máy tính.
Tiếp theo, em xin gởi lời cảm ơn đến tất cả những bạn bè đã ủng hộ, giúp đỡ
em vượt qua những khó khăn trong quá trình học tập. Em cũng xin cảm ơn những ý
kiến quý báo mà các bạn đã đóng góp giúp em hoàn chỉnh hơn cho khóa luận của
mình.
Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn và cầu chúc cho tất cả mọi người đều
vui, khỏe, gặp nhiều may mắn và thành công trong cuộc sống!

Sinh viên

-- 1 --



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan :
.1

Những nội dung trong đồ án này là do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn
trực tiếp của thầy NGUYỄN VĂN CHUNG

.2

Mọi tài liệu dùng trong đồ án đều được tham khảo từ những tài liệu đã
được công bố

.3

Mọi sao chép không hợp lệ, vi phạm quy chế đào tạo, hay gian trá,
tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Sinh viên

-- 2 --


MỤC LỤC
MỤC LỤC..............................................................................................................................3
1. CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU...........................................................................5
LỜI MỞ ĐẦU......................................................................................................................11
Chương I..............................................................................................................................12
TỔNG QUAN VỀ MẠNG MÁY TÍNH..............................................................................12
1. LỊCH SỬ RA ĐỜI MẠNG MÁY TÍNH...................................................................12
2. KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA MẠNG MÁY TÍNH..................................................12
3. KIẾN THỨC CƠ BẢN CỦA MẠNG LAN.............................................................13

Chương II.............................................................................................................................15
TỔNG QUAN VỀ MẠNG LAN VÀ THIẾT KẾ MẠNG LAN.........................................15
1. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN....................................................................................15
1.1. Cấu trúc topo của mạng.....................................................................................15
1.2. Mạng hình sao (Star topology)..........................................................................15
1.3. Mạng hình tuyến Bus (Bus topology)................................................................16
1.4. Mạng dạng vòng (Ring topology)......................................................................17
1.5. Mạng dạng kết hợp:...........................................................................................17
1.6. Mô hình OSI......................................................................................................18
1.7. Mô hình TCP/IP.................................................................................................23
2. CÁC PHƯƠNG PHÁP TRUY NHẬP ĐƯỜNG TRUYỀN :...................................32
2.1. GIAO THỨC CSMA/CD (Carrier Sense Multiple Access with Collision
Detection).....................................................................................................................32
2.2. GIAO THỨC TRUYỀN THẺ BÀI....................................................................34
2.3. GIAO THỨC FDDL..........................................................................................34
3. CÁC KỸ THUẬT CHUYỂN MẠCH TRONG MẠNG LAN..................................35
3.1. PHÂN ĐOẠN MẠNG LAN.............................................................................35
3.2. CÁC CHẾ ĐỘ CHUYỂN MẠCH TRONG LAN.............................................40
4. MÔ HÌNH THIẾT KẾ MẠNG LAN........................................................................41
4.1. MÔ HÌNH PHÂN CẤP (Hierarchical models).................................................41
4.2. MÔ HÌNH AN NINH........................................................................................42
Chương III............................................................................................................................44
THIẾT KẾ MẠNG LAN.....................................................................................................44
Giới thiệu sơ lược về Công ty Cổ phần Chứng khoán Hải Phòng:.................................44
1. PHÂN TÍCH YÊU CẦU ĐẶT RA...........................................................................46
1.1. Mục đích lựa chọn đề tài:..................................................................................46
1.2. Yêu cầu đề tài:...................................................................................................47
1.3. Khảo sát vị trí lắp đặt các thiết bị trong văn phòng công ty..............................48
1.4. Điều kiện thi công và chủng loại vật liệu thi công:...........................................51
1.5. Lựa chọn giải pháp và mô hình thiết kế............................................................51

2. THIẾT KẾ SƠ ĐỒ MẠNG:......................................................................................52
2.1. Thiết kế sơ đồ mạng ở tầng vật lý:....................................................................52
2.2. Sơ đồ tổng thể mạng LAN xây dựng.................................................................53
2.3. Sơ đồ chi tiết mạng LAN xây dựng...................................................................55
2.4. Lựa chọn thiết bị................................................................................................58
2.5. Lựa chọn phần mềm..........................................................................................58
2.6. Thiết bị bảo vệ điện áp.......................................................................................58
2.7. Lập kế hoạch thực hiện:.....................................................................................59
Chương IV: CÀI ĐẶT KIỂM THỬ LAN............................................................................60
3.1. CÀI ĐẶT HỆ ĐIỀU HÀNH CHO SERVER....................................................60
3.2. CÀI ĐẶT CÁC DỊCH VỤ MẠNG VÀ CÁC GIAO THỨC............................60
3.3. NÂNG CẤP DOMAIN TRÊN WINSERVER 2003.........................................69

-- 3 --


3.4. LẮP ĐẶT MÁY TÍNH VÀ CÁC THIẾT BỊ NGOẠI VI:.................................74
3.5. CHIA SẺ TÀI NGUYÊN MÁY CON:..............................................................75
3.6. KIỂM TRA QUA SỰ KẾT NỐI VẬN HÀNH GÓI TIN QUA THIẾT BỊ
SWITCH......................................................................................................................75
KẾT LUẬN ĐỀ TÀI............................................................................................................76
1. ĐÁNH GIÁ CHUNG................................................................................................76
1.1. Về mặt lý thuyết :..............................................................................................76
1.2. Về mặt ứng dụng việc mở rộng hệ thống mạng sau này...................................76
2. HƯỚNG PHÁT TRIỂN, MỞ RỘNG CỦA ĐỀ TÀI...............................................76
3. Định hướng nghiên cứu.............................................................................................76
LỜI KẾT..............................................................................................................................77
A. TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................78
B. BẢNG CHI TIẾT THIẾT BỊ.......................................................................................78
C. BẢNG DỰ TRÙ THIẾT BỊ LẮP ĐẶT.......................................................................79


-- 4 --


.1

CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
1. PC (Personal Computer): Máy tính cá nhân.
2. ICT (Information Communication Technology): Ngành công nghệ thông
tin - truyền thông.
3. PDA (Personal Digital Assistant): Thiết bị số hổ trợ cá nhân.
4. CP (Computer Programmer): Người lập trình máy tính.
5. CPU (Central Processing Unit): Đơn vị xữ lý trung tâm trong máy tính.
6. BIOS (Basic Input/Output System): Hệ thống nhập/xuất cơ sở.
7. CMOS (Complementary Metal Oxide Semiconductor): Bán dẫn bù Oxít
Kim loại, Họ các vi mạch điện tử thường được sử dụng rộng rải trong
việc thiết lập các mạch điện tử.
8. I/O (Input/Output): Cổng nhập/xuất.
9. COM (Computer Output on Micro):
10.

CMD (Command): Dòng lệnh để thực hiện một chương trình nào đó..

11.

OS (Operating System): Hệ điều hành máy tính.

12.

OS Support (Operating System Support): Hệ điều hành được hổ trợ.


13.

BPS (Bits Per Second): Số bít truyền trên mỗi giây.

14.

RPM (Revolutions Per Minute): Số vòng quay trên mỗi phút.

15.

ROM (Read Only Memory): Bộ nhớ chỉ đọc, không thể ghi - xóa.

16.

RAM (Random Access Memory): Bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên.

17.

SIMM (Single Inline Memory Module).

18.

DIMM (Double Inline Memory Modules).

19.

RIMM (Ram bus Inline Memory Module).

20.


SDRAM (Synchronous Dynamic Random Access Memory): RAM

đồng bộ.
21.

SDR - SDRAM (Single Data Rate SDRAM).

-- 5 --


22.

DDR - SDRAM (Double Data Rate SDRAM).

23.

HDD (Hard Disk Drive): Ổ Đĩa cứng - là phương tiện lưu trữ chính.

24.

FDD (Floppy Disk Drive): Ổ Đĩa mềm - thông thường 1.44 MB.

25.

CD - ROM (Compact Disc - Read Only Memory): Đĩa nén chỉ đọc.

26.

Modem (Modulator/Demodulator): Điều chế và giải điều chế -


chuyển đổi qua lại giữa tín hiệu Digital và Analog.
27.

DAC (Digital to Analog Converted): Bộ chuyển đổi từ tín hiệu số

sang tín hiệu Analog.
28.

MS - DOS (Microsoft Disk Operating System): Hệ điều hành đơn

nhiệm đầu tiên của Microsoft (1981), chỉ chạy được một ứng dụng tại
một thời điểm thông qua dòng lệnh.
29.

NTFS (New Technology File System): Hệ thống tập tin theo công

nghệ mới - công nghệ bảo mật hơn dựa trên nền tảng là Windows NT.
30.

FAT (File Allocation Table): Một bảng hệ thống trên đĩa để cấp phát

File.
31.

SAM (Security Account Manager): Nơi quản lý và bảo mật các thông

tin của tài khoản người dùng.
32.


AGP (Accelerated Graphics Port): Cổng tăng tốc đồ họa.

33.

VGA (Video Graphics Array): Thiết bị xuất các chương trình đồ họa

theo dãy dưới dạng Video ra màn hình.
34.

IDE (Integrated Drive Electronics): Mạch điện tử tích hợp trên ổ đĩa

cứng, truyền tải theo tín hiệu theo dạng song song (Parallel ATA), là một
cổng giao tiếp.
35.

PCI (Peripheral Component Interconnect): Các thành phần cấu hình

nên cổng giao tiếp ngoại vi theo chuẩn nối tiếp.
36.

ISA (Industry Standard Architecture): Là một cổng giao tiếp.

37.

USB (Universal Serial Bus): Chuẩn truyền dữ liệu cho BUS (Thiết

bị) ngoại vi.

-- 6 --



38.

SCSI (Small Computer System Interface): Giao diện hệ thống máy

tính nhỏ - giao tiếp xữ lý nhiều nhu cầu dữ liệu cùng một lúc.
39.

ATA (Advanced Technology Attachment): Chuẩn truyền dữ liệu cho

các thiết bị lưu trữ.
40.

SATA (Serial Advanced Technology Attachment): Chuẩn truyền dữ

liệu theo dạng nối tiếp.
41.

PATA (Parallel ATA): Chuẩn truyền dữ liệu theo dạng song song.

42.

FSB (Front Side Bus): BUS truyền dữ liệu hệ thống - kết nối giữa

CPU với bộ nhớ chính.
43.

HT (Hyper Threading): Công nghệ siêu phân luồng.

44.


S/P (Supports): Sự hổ trợ.

45.

PNP (Plug And Play): Cắm và chạy.

46.

EM64T (Extended Memory 64 bit Technology): CPU hổ trợ công

nghệ 64 bit.
47.

IEEE (Institute of Electrical and Electronics Engineers): Học Viện

của các Kỹ Sư Điện và Điện Tử.
48.

OSI (Open System Interconnection): Mô hình liên kết hệ thống mở -

chuẩn hóa quốc tế.
49.

ASCII (American Standard Code for Information Interchange): Hệ

lập mã, trong đó các số được qui định cho các chữ.
50.

APM (Advanced Power Manager): Quản lý nguồn cao cấp (tốt) hơn.


51.

ACPI (Advanced Configuration and Power Interface): Cấu hình cao

cấp và giao diện nguồn.
52.

MBR (Master Boot Record): Bảng ghi chính trong các đĩa dùng khởi

động hệ thống.
53.

RAID (Redundant Array of Independent Disks): Hệ thống quản lý

nhiều ổ đĩa cùng một lúc.
54.

Wi - Fi (Wireless Fidelity): Kỹ thuật mạng không dây.

-- 7 --


55.

LAN (Local Area Network): Mạng máy tính cục bộ.

56.

WAN (Wide Area Network): Mạng máy tính diện rộng.


57.

NIC (Network Interface Card): Card giao tiếp mạng.

58.

UTP (Unshielded Twisted Pair): Cáp xoắn đôi - dùng để kết nối mạng

thông qua đầu nối RJ45.
59.

STP (Shielded Twisted Pair): Cáp xoắn đôi có vỏ bọc.

60.

BNC (British Naval Connector): Đầu nối BNC dùng để nối cáp đồng

trục.
61.

ADSL (Asymmetric Digital Subscriber Line): Đường thuê bao bất

đối xứng - kết nối băng thông rộng.
62.

TCP/IP (Transmission Control Protocol/Internet Protocol): Giao thức

mạng.
63.


IP (Internet Protocol): Giao thức giao tiếp mạng Internet.

64.

DHCP (Dynamic Host Configuration Protocol): Hệ thống giao thức

cấu hình IP động.
65.

DNS (Domain Name System): Hệ thống phân giải tên miền thành IP

và ngược lại.
66.

RIS (Remote Installation Service): Dịch vụ cài đặt từ xa thông qua

LAN.
67.

ARP (Address Resolution Protocol): Giao thức chuyển đổi từ địa chỉ

Logic sang địa chỉ vật lý.
68.

ICS (Internet Connection Sharing): Chia sẽ kết nối Internet.

69.

MAC (Media Access Control): Khả năng kết nối ở tầng vật lý.


70.

CSMA/CD (Carrier Sense Multiple Access with Collision Detection):

Giao thức truyền tin trên mạng theo phương thức lắng nghe đường truyền
mạng để tránh sự đụng độ.

-- 8 --


71.

AD (Active Directory): Hệ thống thư mục tích cực, có thể mở rộng

và tự điều chỉnh giúp cho người quản trị có thể quản lý tài nguyên trên
mạng một cách dễ dàng.
72.

DC (Domain Controller): Hệ thống tên miền.

73.

OU (Organization Unit): Đơn vị tổ chức trong AD.

74.

DFS (Distributed File System): Hệ thống quản lý tập tin luận lý, quản

lý các Share trong DC.

75.

HTML (Hyper Text Markup Language): Ngôn ngữ đánh dấu siêu văn

bản
76.

ISP (Internet Service Provider): Nhà cung cấp dịch vụ Internet.

77.

ICP (Internet Content Provider): Nhà cung cấp nội dung thông tin

trên Internet.
78.

IAP (Internet Access Provider): Nhà cung cấp cỗng kết nối Internet.

WWW (World Wide Web): Hệ thống Web diện rộng toàn cầu.
79.

HTTP (Hyper Text Transfer Protocol): Giao thức truyền tải File dưới

dạng siêu văn bản.
80.

URL (Uniform Resource Locator): Dùng để định nghĩa một Website,

là đích của một liên kết.
81.


FTP (File Transfer Protocol): Giao thức truyền tải File.

82.

E_Mail (Electronic Mail): Hệ thống thư điện tử.

83.

E_Card (Electronic Card): Hệ thống thiệp điện tử.

84.

ID (Identity): Cở sở để nhận dạng.

85.

SMS (Short Message Service): Hệ thống tin nhắn ngắn - nhắn dưới

dạng ký tự qua mạng điện thoại.
86.

MSN (Microsoft Network): Dịch vụ nhắn tin qua mạng của

Microsoft.
87.

MSDN (Microsoft Developer Network): Nhóm phát triển về công

nghệ mạng của Microsoft.


-- 9 --


88.

Acc User (Account User): Tài khoản người dùng.

89.

POP (Post Office Protocol): Giao thức văn phòng, dùng để nhận Mail

từ Mail Server.
90.

SMTP (Simple Mail Transfer Protocol): Giao thức dùng để gửi Mail

từ Mail Client đến Mail Server.
91.

CC (Carbon Copy): Đồng kính gửi, người nhận sẽ nhìn thấy tất cả

các địa chỉ của những người nhận khác (Trong E_Mail).
92.

BCC (Blind Carbon Copy): Đồng kính gửi, nhưng người nhận sẽ

không nhìn thấy địa chỉ của những người nhận khác.
93.


ISA Server (Internet Security & Acceleration Server): Chương trình

hổ trợ quản lý và tăng tốc kết nối Internet dành cho Server.
94.

ASP/ASP.NET (Active Server Page): Ngôn ngữ viết Web Server.

95.

SQL (Structured Query Language): Ngôn ngữ truy vấn cấu trúc - kết

nối đến CSDL.
96.

IE (Internet Explorer): Trình duyệt Web “Internet Explorer” của

Microsoft.
97.

MF (Mozilla Firefox): Trình duyệt Web “Mozilla Firefox”.

98.

CAD (Computer Aided Design): Thiết kế với sự trợ giúp của máy

tính.
99.

CAM (Computer Aided Manufacturing): Sản xuất với sự trợ giúp của


máy tính.
100. CAL (Computer Aided Learning): Học tập với sự trợ giúp của máy
tính.
101. DPI (Dots Per Inch): Số chấm trong một Inch, đơn vị đo ảnh được
sinh ra trên màn hình và máy in.

-- 10 --


LỜI MỞ ĐẦU
Có thể nói ngày nay trong khoa học máy tính không lĩnh vực nào có thể
quan trọng hơn lĩnh vực nối mạng. Mạng máy tính là hai hay nhiều máy tính được
kết nối với nhau theo một cách nào đó sao cho chúng có thể trao đổi thông tin qua
lại với nhau, dung chung hoặc chia sẽ dữ liệu thông qua việc in ấn hay sao chép qua
đĩa mềm, CDROM….
Vì vậy hạ tầng mạng máy tính là phần không thể thiếu trong các tổ chức hay
các công ty. Trong điều kiện kinh tế hiện nay hầu hết đa số các tổ chức hay công ty
có phạm vi sử dụng bị giới hạn bởi diện tích và mặt bằng đều triển khai xây dựng
mạng LAN để phục vụ cho việc quản lý dữ liệu nội bộ cơ quan mình được thuận
lợi, đảm bảo tính an toàn dữ liệu cũng như tính bảo mật dữ liệu mặt khác mạng
LAN còn giúp các nhân viên trong tổ chức hay công ty truy nhập dữ liệu một cách
thuận tiện với tốc độ cao. Một điểm thuận lợi nữa là mạng LAN còn giúp cho người
quản trị mạng phân quyền sử dụng tài nguyên cho từng đối tượng là người dùng
một cách rõ ràng và thuận tiện giúp cho những người có trách nhiệm lãnh dậo công
ty dễ dang quản lý nhân viên và điều hành công ty.

-- 11 --


CHƯƠNG I

TỔNG QUAN VỀ MẠNG MÁY TÍNH
.1

LỊCH SỬ RA ĐỜI MẠNG MÁY TÍNH
Vào giữa những năm 50, những hệ thống máy tính đầu tiên ra đời sử dụng bóng

đèn điện tử nên kích thước rất cồng kềnh và tiêu tốn nhiều năng lượng. Việc nhập
dữ liệu vào máy tính được thực hiện thông qua các bia đục lỗ và kết quả được đưa
ra máy in,điều này làm mất rất nhiều thời gian và bất tiện cho người sử dụng.
Đến giữa những năm 60, cùng với sự phát triển của các ứng dụng trên máy
tính và nhu cầu trao đổi thông tin với nhau , một số nhà sản xuất máy tính đã
nghiên cứu chế tạo thành công các thiết bị truy cập từ xa tới các máy tính của họ,
và đây chính là những dạng sơ khai của hệ thống máy tính.
Đến đầu những năm 70, hệ thống thiết bị đầu cuối 3270 của IBM ra đời
cho phép khả năng tính toán của các trung tâm máy tính đến các vùng ở xa. Đến
giữa những năm 70, IBM đã giới thiệu một loạt các thiết bị đầu cuối được thiết kế
chế tạo cho lĩnh vực ngân hàng, thương mại. Thông qua dây cáp mạng các thiết bị
đầu cuối có thể truy cập cùng một lúc đến một máy tính dùng chung. Đến năm
1977, công ty Datapoint Corporation đã tung ra thị trường hệ điều hành mạng của
mình là”Attache Resource Computer Network” (Arcnet) cho phép liên kết các máy
tính và các thiết bị đầu cuối lại bằng dây cáp,và đó chính là hệ điều hành mạng đầu
tiên.

.2

KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA MẠNG MÁY TÍNH
Nói một cách cơ bản, mạng máy tính là hai hay nhiều máy tính được kết nối

với nhau theo một cách nào đó sao cho chúng có thể trao đổi thông tin qua lại với
nhau.

Mạng máy tính ra đời xuất phát từ nhu cầu muốn chia sẻ và dùng chung dữ liệu
.Không co hệ thống mạng thì dữ liệu trên các máy tính độc lập muốn chia sẻ với
nhau phải thông qua việc in ấn sao chép qua đĩa mềm, CDROM.. gây rất nhiều bất
tiện cho người dùng. Các máy tính được kết nối thành mạng cho phép các khả năng:
+ Sử dụng chung các công cụ tiện ích

-- 12 --


+Chia sẻ kho dữ liệu dùng chung
+ Tăng độ tin cậy của hệ thống
+ Trao đổi thông điệp, hình ảnh
+ Dùng chung các thiết bị ngoại vi(máy in, máy vẽ, Fax, modem...)
+ Giảm thiểu chi phí và thời gian đi lại

.3

KIẾN THỨC CƠ BẢN CỦA MẠNG LAN
Mạng cục bộ (Lan) là hệ thống tốc độ cao được thiết kế để kết nối các máy

tính và các thiết bị xử lý dữ liệu khác cùng hoạt động với nhau trong một khu vực
địa lý nhỏ như một tầng của tòa nhà, hoặc trong một tòa nhà... Một số mạng Lan có
thể kết nối lại với nhau trong một khu vực làm việc.
Các mạng Lan trở nên thông dụng vì nó cho phép những người sử dụng
dùng chung những tìa nguyên quan trọng như máy in màu, ổ đĩa CDROM ,các phần
mềm ứng dụng và những thông tin cần thiết khác. Trước khi phát triển công nghệ
Lan các máy tính là độc lập với nhau, bị hạn chế bởi số lượng các chương trình tiện
ích, sau khi kết nối mạng rõ ràng hiệu quả của chúng tăng lên gấp bội.
Mạng diện rộng WAN (Wide area network) là mạng dữ liệu được thiết kế để kết
nối giữa các mạng đô thị (mạng MAN - Metropolitan Area Network) giữa các khu

vực địa lý cách xa nhau.
INTERNET là một hệ thống thông tin toàn cầu có thể được truy nhập công cộng

gồm các mạng máy tính được liên kết với nhau. Hệ thống này truyền thông tin theo
kiểu nối chuyển gói dữ liệu (packet switching) dựa trên một giao thức liên mạng đã
được chuẩn hóa (giao thức IP). Hệ thống này bao gồm hàng ngàn mạng máy tính
nhỏ hơn của các doanh nghiệp, của các viện nghiên cứu và các trường đại học,
của người dùng cá nhân, và các chính phủ trên toàn cầu.
Mạng Internet mang lại rất nhiều tiện ích hữu dụng cho người sử dụng, một trong
các tiện ích phổ thông của Internet là hệ thống thư điện tử (email), trò chuyện trực
tuyến (chat), máy truy tìm dữ liệu (search engine), các dịch vụ thương mãi và
chuyển ngân, và các dịch vụ về y tế giáo dục như là chữa bệnh từ xa hoặc tổ chức
các lớp học ảo. Chúng cung cấp một khối lượng thông tin và dịch vụ khổng lồ trên
Internet.
-- 13 --


Nguồn thông tin khổng lồ kèm theo các dịch vụ tương ứng chính là hệ thống
các trang Web liên kết với nhau và các tài liệu khác trong WWW (World Wide
Web). Trái với một số cách sử dụng thường ngày, Internet và WWW không đồng
nghĩa. Internet là một tập hợp các mạng máy tính kết nối với nhau bằng dây
đồng, cáp quang, v.v.; còn WWW, hay Web, là một tập hợp các tài liệu liên kết với
nhau bằng các siêu liên kết (hyperlink) và các địa chỉ URL, và nó có thể được truy
nhập bằng cách sử dụng Internet. Trong tiếng Anh, sự nhầm lẫn của đa số dân
chúng về hai từ này thường được châm biếm bằng những từ như "the intarweb".
Các cách thức thông thường để truy cập Internet là quay số, băng rộng, không
dây, vệ tinh và qua điện thoại cầm tay.

INTRANET là mạng LAN chỉ sử dụng các kỹ thuật INTERNET


-- 14 --


CHƯƠNG II
TỔNG QUAN VỀ MẠNG LAN VÀ THIẾT KẾ MẠNG
LAN
.1

CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1.1.

Cấu trúc topo của mạng

Cấu trúc topo (network topology) của mạng LAN là kiến trúc hình học thể hiện
cách bố trí các đường dây cáp, sắp xếp các máy tính để kết nối thành mạng hoàn
chỉnh. Hầu hết các mạng LAN ngày nay đều được thiết kế để hoạt động dựa trên
một cấu trúc mạng định tuyến, dạng vòng cùng với những cấu trúc kết hợp của
chúng.

1.2.

Mạng hình sao (Star topology)

Mạng hình sao bao gồm một bộ kết nối trung tâm và các nút. Các nút này là
các trạm đầu và cuối, các máy tính và các thiết bị khác của mạng. Bộ nối trung tâm
của mạng điều phối mọi hoạt động trong mạng.
Mạng hình sao cho phép kết nối các máy tính và một bộ trung tâm (Hub) bằng
cáp, giải pháp này cho phép nối trực tiếp máy tính với Hub không cần thông qua
trục Bus, tránh được các yếu tố gây ngưng trệ mạng.


Hình 2.1: Cấu trúc mạng hình sao
Mô hình kết nối mạng hình sao ngày nay đã trở nên hết sức phổ biến. Với việc
sử dụng các bộ tập trung hoặc chuyển mạch, cấu trúc mạng hình sao có thể được
mở rộng mạng bằng cách tổ chức nhiều mức phân cấp, do vậy dễ dàng trong việc
quản lý và vận hành.

* Những ưu điểm của mạng hình sao

-- 15 --


- Hoạt động theo nguyên lý nối song song nên có một thiết bị nào đó ở một nút
thông tin bị hỏng thì mạng vẫn hoạt động bình thường.
- Cấu trúc mạng đơn giản và các thuật toán điều khiển ổn định
- Mạng có thể dễ dàng mở rộng hoặc thu hẹp
* Những nhược điểm của mạng hình sao
- Khả năng mở rộng mạng hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng của thiết bị
- Trung tâm có sự cố thì toàn mạng ngưng hoạt động
- Mạng yêu cầu nối độc lập riêng rẽ từng thiết bị ở các nút thông tin đến trung
tâm , khoảng cách từ máy trung tâm rất hạn chế (100 m)

1.3. Mạng hình tuyến Bus (Bus topology)
Thực hiện theo cách bố trí hành lang, các máy tính và các thiết bị khác – các nút
mạngđều được nối với nhau trên một trục đường dây cáp chính để chuyển tải
tín hiệu. Tất cả các nút đều sử dụng chung đường dây cáp chính này.
Phía hai đầu dây cáp được bịt bởi một thiết bị gọi là terminator. Các tín hiệu và
dữ liệu khi truyền đi dây cáp đều mang theo địa chỉ của nơi đến.

Hình 2. 2: Mô hình mạng hình tuyến
* Những ưu điểm của mạng hình tuyến

- Loại hình mạng này dùng dây ít nhất, dễ lắp đặt, giá rẻ.
* Những nhược điểm của mạng hình tuyến
- Sự ùn tắc giao thông khi di chuyển dữ liệu với dung lượng lớn.
- Khi có sự hỏng hóc ở một bộ phận nào đó thì rất khó phát hiện
- Ngừng trên đường dây để sửa chữa thì phải ngưng toàn bộ hệ thống nên cấu
trúc này ngày nay ít được sử dụng.

-- 16 --


1.4.

Mạng dạng vòng (Ring topology)

Mạng dạng này, được bố trí theo dạng xoay vòng, đường dây cáp được thiểt kế
làm thành một vòng khéo kín, tín hiệu được chạy theo một chiều nào đó. Các nút
truyền tín hiệu cho nhau mỗi thời điểm chỉ có một nút mà thôi. Dữ liệu truyền đi
phải kèm theo một địa chỉ cụ thể của mỗi trạm tiếp nhận.
* Ưu điểm của mạng dạng vòng
- Mạng dạng vòng có thuận lợi là nó có thể mở rộng mạng ra xa hơn, tổng
đường dây cần thiết ít hơn so với hai kiểu trên.
- Mỗi trạm có thể đạt được tốc độ tối đa khi truy nhập.
* Nhược điểm của mạng dạng vòng
- Đường dây phải khép kín, nếu bị ngắt ở một thời điểm nào dó thì toàn hệ
thống cũng bị ngưng.

Hình 2. 3: Mô hình mạng dạng vòng
Token ring

1.5. Mạng dạng kết hợp:

Kết hợp hình sao và tuyến (Star/ Bus topology) . Cấu hình mạng dạng này có bộ
phận tách tín hiệu (Spiter) giữ vai trò thiết bị trung tâm, hệt hống dây cáp mạng có
thể chọn hoặc Ring topology hoặc Linear Bus topology. Lợi điểm của cấu hình này
là mạng có thể gồm nhiều nhóm làm việc ở cách xa nhau, ARCNET là mạng dạng
kết hợp Star/ Bus Topology . Cấu hình dạng này đưa lại sự uyển chuyển trong việc
bố trí các đường dây tương thích dễ dàng với bất cứ toà nhà nào.
Kết hợp hình sao và vòng (Star/ Ring topology). Cấu hình dạng kết hợp Star/
Ring topology), có một thẻ bài liên lạc (Token) được chuyển vòng quanh một cái
Hub trung tâm. Mỗi trạm làm việc (Workstation) được nối với Hub – là cầu nối giữa
các trạm làm việc và để tăng khoảng cách cần thiết.

-- 17 --


1.6. Mô hình OSI
Mô hình OSI (Open Systems Interconnection Reference Model, viết ngắn
là OSI Model hoặc OSI Reference Model) - tạm dịch là Mô hình tham chiếu kết nối
các hệ thống mở - là một thiết kế dựa vào nguyên lý tầng cấp, lý giải một cách trừu
tượng kỹ thuật kết nối truyền thông giữa các máy vi tính và thiết kế giao thức mạng
giữa chúng. Mô hình này được phát triển thành một phần trong kế hoạch Kết nối
các hệ thống mở (Open Systems Interconnection) do ISO và IUT-T khởi xướng. Nó
còn được gọi là Mô hình bảy tầng của OSI.
Mô hình OSI phân chia chức năng của một giao thức ra thành một chuỗi các
tầng cấp. Mỗi một tầng cấp có một đặc tính là nó chỉ sử dụng chức năng của tầng
dưới nó, đồng thời chỉ cho phép tầng trên sử dụng các chức năng của mình. Một hệ
thống cài đặt các giao thức bao gồm một chuỗi các tầng nói trên được gọi là "chồng
giao thức" (protocol stack). Chồng giao thức có thể được cài đặt trên phần cứng,
hoặc phần mềm, hoặc là tổ hợp của cả hai. Thông thường thì chỉ có những tầng thấp
hơn là được cài đặt trong phần cứng, còn những tầng khác được cài đặt trong phần
mềm.

Mô hình OSI này chỉ được ngành công nghiệp mạng và công nghệ thông tin tôn
trọng một cách tương đối. Tính năng chính của nó là quy định về giao diện giữa các
tầng cấp, tức qui định đặc tả về phương pháp các tầng liên lạc với nhau. Điều này
có nghĩa là cho dù các tầng cấp được soạn thảo và thiết kế bởi các nhà sản xuất,
hoặc công ty, khác nhau nhưng khi được lắp ráp lại, chúng sẽ làm việc một cách
dung hòa (với giả thiết là các đặc tả được thấu đáo một cách đúng đắn). Trong cộng
đồng TCP/IP, các đặc tả này thường được biết đến với cái tên RFC (Requests for
Comments, dịch sát là "Đề nghị duyệt thảo và bình luận"). Trong cộng đồng OSI,
chúng là các tiêu chuẩn ISO (ISO standards).
Thường thì những phần thực thi của giao thức sẽ được sắp xếp theo tầng cấp,
tương tự như đặc tả của giao thức đề ra, song bên cạnh đó, có những trường hợp
ngoại lệ, còn được gọi là "đường cắt ngắn" (fast path). Trong kiến tạo "đường cắt
ngắn", các giao dịch thông dụng nhất, mà hệ thống cho phép, được cài đặt như một
thành phần đơn, trong đó tính năng của nhiều tầng được gộp lại làm một.
Việc phân chia hợp lí các chức năng của giao thức khiến việc suy xét về chức
năng và hoạt động của các chồng giao thức dễ dàng hơn, từ đó tạo điều kiện cho
-- 18 --


việc thiết kế các chồng giao thức tỉ mỉ, chi tiết, song có độ tin cậy cao. Mỗi tầng cấp
thi hành và cung cấp các dịch vụ cho tầng ngay trên nó, đồng thời đòi hỏi dịch vụ
của tầng ngay dưới nó. Như đã nói ở trên, một thực thi bao gồm nhiều tầng cấp
trong mô hình OSI, thường được gọi là một "chồng giao thức" (ví dụ như chồng
giao thức TCP/IP).
Mô hình tham chiếu OSI là một cấu trúc phả hệ có 7 tầng, nó xác định các yêu
cầu cho sự giao tiếp giữa hai máy tính. Mô hình này đã được định nghĩa bởi Tổ
chức tiêu chuẩn hoá quốc tế (International Organization for Standardization)
trong tiêu chuẩn số 7498-1 (ISO standard 7498-1). Mục đích của mô hình là cho
phép sự tương giao (interoperability) giữa các hệ máy (platform) đa dạng được cung
cấp bởi các nhà sản xuất khác nhau. Mô hình cho phép tất cả các thành phần của

mạng hoạt động hòa đồng, bất kể thành phần ấy do ai tạo dựng. Vào những năm
cuối thập niên 1980, ISO đã tiến cử việc thực thi mô hình OSI như một tiêu chuẩn
mạng.
Tại thời điểm đó, TCP/IP đã được sử dụng phổ biến trong nhiều năm. TCP/IP là
nền tảng của ARPANET, và các mạng khác - là những cái được tiến hóa và trở
thành Internet. (Xin xem thêm RFC 871 để biết được sự khác biệt chủ yếu giữa
TCP/IP và ARPANET.)
Hiện nay chỉ có một phần của mô hình OSI được sử dụng. Nhiều người tin rằng
đại bộ phận các đặc tả của OSI quá phức tạp và việc cài đặt đầy đủ các chức năng
của nó sẽ đòi hỏi một lượng thời gian quá dài, cho dù có nhiều người nhiệt tình ủng
hộ mô hình OSI đi chăng nữa.
Tầng 1: Tầng ứng dụng (Application layer)
Tầng ứng dụng là tầng gần với người sử dụng nhất. Nó cung cấp phương tiện
cho người dùng truy nhập các thông tin và dữ liệu trên mạng thông qua chương
trình ứng dụng. Tầng này là giao diện chính để người dùng tương tác với chương
trình ứng dụng, và qua đó với mạng. Một số ví dụ về các ứng dụng trong tầng này
bao gồmTelnet, Giao thức truyền tập tin FTP và Giao thức truyền thư điện
tử SMTP, HTTP, X.400 Mail remote
Tầng 2: Tầng trình diễn (Presentation layer)

-- 19 --


Lớp trình diễn hoạt động như tầng dữ liệu trên mạng. lớp này trên máy tính
truyền dữ liệu làm nhiệm vụ dịch dữ liệu được gửi từ tầng Application sang dạng
Fomat chung. Và tại máy tính nhận, lớp này lại chuyển từ Fomat chung sang định
dạng của tầng Application. Lớp thể hiện thực hiện các chức năng sau: - Dịch các mã
kí tự từ ASCII sang EBCDIC. - Chuyển đổi dữ liệu, ví dụ từ số interger sang số dấu
phảy động. - Nén dữ liệu để giảm lượng dữ liệu truyền trên mạng. - Mã hoá và giải
mã dữ liệu để đảm bảo sự bảo mật trên mạng.

Tầng 3: Tầng phiên (Session layer)
Tầng phiên kiểm soát các (phiên) hội thoại giữa các máy tính. Tầng này thiết
lập, quản lý và kết thúc các kết nối giữa trình ứng dụng địa phương và trình ứng
dụng ở xa. Tầng này còn hỗ trợ hoạt động song công (duplex) hoặcbán song
công (half-duplex) hoặc đơn công (Single) và thiết lập các qui trình đánh dấu điểm
hoàn thành (checkpointing) - giúp việc phục hồi truyền thông nhanh hơn khi có lỗi
xảy ra, vì điểm đã hoàn thành đã được đánh dấu - trì hoãn (adjournment), kết thúc
(termination) và khởi động lại (restart). Mô hình OSI uỷ nhiệm cho tầng này trách
nhiệm "ngắt mạch nhẹ nhàng" (graceful close) các phiên giao dịch (một tính chất
của giao thức kiểm soát giao vận TCP) và trách nhiệm kiểm tra và phục hồi phiên,
đây là phần thường không được dùng đến trong bộ giao thức TCP/IP.
Tầng 4: Tầng giao vận (Transport Layer)
Tầng giao vận cung cấp dịch vụ chuyên dụng chuyển dữ liệu giữa các người
dùng tại đầu cuối, nhờ đó các tầng trên không phải quan tâm đến việc cung cấp dịch
vụ truyền dữ liệu đáng tin cậy và hiệu quả. Tầng giao vận kiểm soát độ tin cậy của
một kết nối được cho trước. Một số giao thức có định hướng trạng thái và kết nối
(state and connection orientated). Có nghĩa là tầng giao vận có thể theo dõi các gói
tin và truyền lại các gói bị thất bại. Một ví dụ điển hình của giao thức tầng 4 là TCP.
Tầng này là nơi các thông điệp được chuyển sang thành các gói tin TCP hoặc UDP.
Ở tầng 4 địa chỉ được đánh là address ports, thông qua address ports để phân biệt
được ứng dụng trao đổi.
Tầng 5: Tầng mạng (Network Layer)
Tầng mạng cung cấp các chức năng và qui trình cho việc truyền các chuỗi dữ
liệu có độ dài đa dạng, từ một nguồn tới một đích, thông qua một hoặc nhiều mạng,

-- 20 --


trong khi vẫn duy trìchất lượng dịch vụ (quality of service) mà tầng giao vận yêu
cầu. Tầng mạng thực hiện chức năng định tuyến, .Các thiết bị định tuyến (router)

hoạt động tại tầng này — gửi dữ liệu ra khắp mạng mở rộng, làm cho liên mạng trở
nên khả thi (còn có thiết bị chuyển mạch (switch) tầng 3, còn gọi là chuyển mạch
IP). Đây là một hệ thống định vị địa chỉ lôgic (logical addressing scheme) – các giá
trị được chọn bởi kỹ sư mạng. Hệ thống này có cấu trúc phả hệ. Ví dụ điển hình của
giao thức tầng 3 là giao thức IP.
Tầng 6: Tầng liên kết dữ liệu (Data Link Layer)
Tầng liên kết dữ liệu cung cấp các phương tiện có tính chức năng và quy trình
để truyền dữ liệu giữa các thực thể mạng, phát hiện và có thể sửa chữa các lỗi trong
tầng vật lý nếu có. Cách đánh địa chỉ mang tính vật lý, nghĩa là địa chỉ (địa chỉ
MAC) được mã hóa cứng vào trong các thẻ mạng (network card) khi chúng được
sản xuất. Hệ thống xác định địa chỉ này không có đẳng cấp (flat scheme). Chú ý: Ví
dụ điển hình nhất là Ethernet. Những ví dụ khác về các giao thức liên kết dữ liệu
(data link protocol) là các giao thức HDLC; ADCCP dành cho các mạng điểm-tớiđiểm hoặc

mạng chuyển

mạch

gói (packet-switched

networks)



giao

thức Aloha cho các mạng cục bộ. Trong các mạng cục bộ theo tiêu chuẩn IEEE 802,
và một số mạng theo tiêu chuẩn khác, chẳng hạn FDDI, tầng liên kết dữ liệu có thể
được chia ra thành 2 tầng con: tầng MAC (Media Access Control - Điều khiển Truy
nhập Đường truyền) và tầng LLC (Logical Link Control - Điều khiển Liên kết

Lôgic) theo tiêu chuẩn IEEE 802.2.
Tầng liên kết dữ liệu chính là nơi các cầu nối (bridge) và các thiết bị chuyển
mạch (switches) hoạt động. Kết nối chỉ được cung cấp giữa các nút mạng được nối
với nhau trong nội bộ mạng. Tuy nhiên, có lập luận khá hợp lý cho rằng thực ra các
thiết bị này thuộc về tầng 2,5 chứ không hoàn toàn thuộc về tầng 2.
Tầng 7: Tầng vật lí (Physical Layer)
Tầng vật lí định nghĩa tất cả các đặc tả về điện và vật lý cho các thiết bị. Trong
đó bao gồm bố trí của các chân cắm (pin), các hiệu điện thế, và các đặc tả về cáp
nối (cable). Các thiết bị tầng vật lí bao gồm Hub, bộ lặp (repeater), thiết bị tiếp hợp
mạng (network adapter) và thiết bị tiếp hợp kênh máy chủ (Host Bus Adapter)-

-- 21 --


(HBA dùng trong mạng lưu trữ (Storage Area Network)). Chức năng và dịch vụ căn
bản được thực hiện bởi tầng vật lý bao gồm:
Thiết lập hoặc ngắt mạch kết nối điện (electrical connection) với một phương
tiện truyền thông (transmission medium).
Tham gia vào quy trình mà trong đó các tài nguyên truyền thông được chia sẻ
hiệu quả giữa nhiều người dùng. Chẳng hạn giải quyết tranh chấp tài
nguyên (contention) và điều khiển lưu lượng.
Điều biến (modulation), hoặc biến đổi giữa biểu diễn dữ liệu số (digital data)
của các thiết bị người dùng và các tín hiệu tương ứng được truyền qua kênh truyền
thông (communication channel).
Cáp (bus) SCSI song song hoạt động ở tầng cấp này. Nhiều tiêu chuẩn khác
nhau của Ethernet dành cho tầng vật lý cũng nằm trong tầng này; Ethernet nhập
tầng vật lý với tầng liên kết dữ liệu vào làm một. Điều tương tự cũng xảy ra đối với
các mạng cục bộ như Token ring, FDDI và IEEE 802.11.
Các giao diện


Ngoài các tiêu chuẩn đối với từng giao thức về truyền tải dữ liệu, còn có các
tiêu chuẩn giao diện cho các tầng cấp khác nhau hội thoại với tầng cấp ở trên hoặc ở
dưới nó (thường phục thuộc vào hệ điều hành cụ thể đang được sử dụng). Ví
dụ, Winsock của Microsoft Windows, Berkeley sockets của Unix và Giao diện tầng
chuyển tải (Transport Layer Interface) của System V là những giao diện giữa các
trình ứng dụng (tầng 5 trở lên) và tầng giao vận (tầng 4). NDIS (Network Driver
Interface Specification - Đặc tả Giao diện Điều vận Mạng) và ODI (Open DataLink Interface - Giao diện Liên kết Dữ liệu Mở) là các giao diện giữa phương tiện
truyền (media) (tầng 2) và giao thức mạng (tầng 3). thong tin nay co chinh xac hay
khong vay

1.7. Mô hình TCP/IP
Bộ giao thức TCP/IP, ngắn gọn là TCP/IP (tiếng Anh: Internet protocol
suite hoặc IP suite hoặc TCP/IP protocol suite - bộ giao thức liên mạng), là một bộ
các giao thức truyền thông cài đặt chồng giao thức mà Internet và hầu hết các mạng

-- 22 --


máy tính thương mại đang chạy trên đó. Bộ giao thức này được đặt tên theo hai giao
thức chính của nó là TCP (Giao thức Điều khiển Giao vận) và IP (Giao thức Liên
mạng). Chúng cũng là hai giao thức đầu tiên được định nghĩa.
Như nhiều bộ giao thức khác, bộ giao thức TCP/IP có thể được coi là một tập
hợp các tầng, mỗi tầng giải quyết một tập các vấn đề có liên quan đến việc truyền
dữ liệu, và cung cấp cho các giao thức tầng cấp trên một dịch vụ được định nghĩa rõ
ràng dựa trên việc sử dụng các dịch vụ của các tầng thấp hơn. Về mặt lôgic, các
tầng trên gần với người dùng hơn và làm việc với dữ liệu trừu tượng hơn, chúng
dựa vào các giao thức tầng cấp dưới để biến đổi dữ liệu thành các dạng mà cuối
cùng có thể được truyền đi một cách vật lý.
Mô hình OSI miêu tả một tập cố định gồm 7 tầng mà một số nhà sản xuất lựa
chọn và nó có thể được so sánh tương đối với bộ giao thức TCP/IP. Sự so sánh này

có thể gây nhầm lẫn hoặc mang lại sự hiểu biết sâu hơn về bộ giao thức TCP/IP.
Các tầng trong chồng giao thức của bộ giao thức TCP/IP

Bộ giao thức IP dùng sự đóng gói dữ liệu hòng trừu tượng hóa (thu nhỏ lại quan
niệm cho dễ hiểu) các giao thức và các dịch vụ. Nói một cách chung chung, giao

-- 23 --


thức ở tầng cao hơn dùng giao thức ở tầng thấp hơn để đạt được mục đích của mình.
Chồng giao thức Internet gần giống như các tầng cấp trong mô hình của Bộ quốc
phòng Mỹ:
4 Tầng ứng dụng

DNS, TFTP, TLS/SSL, FTP, HTTP, IMAP, IRC, NNTP, POP3, SIP, SMTP, SNMP, SSH, TELNET, ECHO,BitTorrent, RTP, PNRP, rlogi

Các giao thức định tuyến như BGP và RIP, vì một số lý do, chạy trên TCP và UDP - theo thứ tự từng cặp: BGP dùng TCP, RIP dùng UDP
là một phần của tầng ứng dụng hoặc tầng mạng.

3 Tầng giao vận

TCP, UDP, DCCP, SCTP, IL, RUDP, …

Các giao thức định tuyến như OSPF (tuyến ngắn nhất được chọn đầu tiên), chạy trên IP, cũng có thể được coi là một phần của tần

mạng. ICMP (Internet control message protocol| - tạm dịch là Giao thức điều khiển thông điệp Internet) và IGMP (Internet group mana
dịch là Giao thức quản lý nhóm Internet) chạy trên IP, có thể được coi là một phần của tầng mạng.

2 Tầng mạng


IP (IPv4, IPv6)

ARP (Address Resolution Protocol| - tạm dịch là Giao thức tìm địa chỉ) và RARP (Reverse Address Resolution Protocol - tạm dịch là
ngược lại) hoạt động ở bên dưới IP nhưng ở trêntầng liên kết (link layer), vậy có thể nói là nó nằm ở khoảng trung gian giữa hai tầng.

1 Tầng liên kết

Ethernet, Wi-Fi, Token ring, PPP, SLIP, FDDI, ATM, Frame Relay, SMDS, …

Những tầng gần trên nóc gần với người sử dụng hơn, còn những tầng gần đáy
gần với thiết bị truyền thông dữ liệu. Mỗi tầng có một giao thức để phục vụ tầng
trên nó, và một giao thức để sử dụng dịch vụ của tầng dưới nó (ngoại trừ giao thức
của tầng đỉnh và tầng đáy).
Cách nhìn các tầng cấp theo quan niệm: hoặc là cung cấp dịch vụ, hoặc là sử
dụng dịch vụ, là một phương pháp trừu tượng hóa để cô lập các giao thức của tầng
trên, tránh quan tâm đến thực chất của vấn đề, như việc truyền tải từng bit
qua Ethernet chẳng hạn, và phát hiện xung đột (collision detection), trong khi
những tầng dưới không cần phải biết đến chi tiết của mỗi một chương trình ứng
dụng và giao thức của nó.
Sự trừu tượng hóa này cho phép những tầng trên cung cấp những dịch vụ mà
các tầng dưới không thể làm được, hoặc cố ý không làm. Chẳng hạn IP được thiết
kế với độ đáng tin cậy thấp, và được gọi là giao thức phân phát với khả năng tốt
nhất (thay vì với "độ tin cậy cao" hoặc "đảm bảo nhất"). Điều đó có nghĩa là tất cả
các tầng giao vận đều phải lựa chọn, hoặc là cung cấp dịch vụ đáng tin cậy, hoặc là
không, và ở mức độ nào. UDP đảm bảo sự toàn vẹn của dữ liệu (bằng cách
dùng kiểm tra tổng (checksum)), song không đảm bảo sự phân phát dữ liệu tới đích;
-- 24 --


TCP cung cấp cả hai, sự toàn vẹn của dữ liệu, và đảm bảo sự phân phát dữ liệu tới

đích (bằng cách truyền tải lại gói dữ liệu, cho đến khi nơi nhận nhận được gói dữ
liệu).

Trong liên kết đa điểm, với hệ thống điền địa chỉ riêng của mình (ví dụ
như Ethernet), một giao thức để đối chiếu địa chỉ (address mapping protocol) là một
cái cần phải có. Những giao thức như vậy được coi là ở dưới tầng IP, song lại ở trên
hệ thống liên kết hiện có.
ICMP và IGMP hoạt động bên trên IP song không truyền tải dữ liệu
như UDP hoặc TCP.
Thư viện SSL/TLS hoạt động trên tầng giao vận (sử dụng TCP) song ở dưới các
giao thức trình ứng dụng.
Ở đây, tuyến liên kết được coi như là một cái hộp kín. Nếu chúng ta chỉ bàn
về IP thì việc này hoàn toàn có thể chấp nhận được (vì bản chất của IP là nó có thể
truyền tải trên bất cứ cái gì), song nó chẳng giúp được gì mấy, khi chúng ta cân
nhắc đến mạng truyền thông như một tổng thể.
Ví dụ thứ ba và thứ tư có thể được giải thích rõ hơn dùng mô hình OSI, trong
khi hai ví dụ đầu tiên còn nhiều vấn đề phải đề cập đến.
So sánh với mô hình OSI
Bộ giao thức IP (và chồng giao thức tương ứng) đã được sử dụng, trước khi mô
hình OSI được thành lập, và từ đó, rất nhiều lần trong sách in cũng như trong lớp
học, chồng giao thức IP đã được so sánh với mô hình OSI rất nhiều lần. Các tầng
cấp của OSI cũng thường được dùng để diễn tả chức năng của các thiết bị mạng.

-- 25 --


×