Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

SKKN Nâng cao hiệu quả trong giờ thực hành tin học lớp 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.02 KB, 22 trang )

CẤU TRÚC SÁNG KIẾN

PHẦN MỞ ĐẦU................................................................................................2
1. Lý do chọn đề tài........................................................................................2
2. Mục đích nghiên cứu..................................................................................2
3. Phương pháp nghiên cứu............................................................................2
4. Phạm vi nghiên cứu....................................................................................3
PHẦN NỘI DUNG............................................................................................4
I. Tình hình thực tế trước khi thực hiện đề tài................................................4
II. Một số biện pháp phát huy năng lực của học sinh nhằm nâng cao hiệu
quả giờ thực hành...........................................................................................4
1. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh......................................................4
2. Một số biện pháp..................................................................................5
a) Phát huy năng lực tự học..................................................................5
b) Phát triển năng lực đặt và giải quyết vấn đề.....................................8
c) Nhận xét, đánh giá giờ thực hành...................................................14
d) Phân loại học sinh...........................................................................15
III. Kết quả....................................................................................................16
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..............................................................17
1. Bài học kinh nghiệm................................................................................17
2. Hạn chế và phạm vi áp dụng....................................................................17
3. Hướng phát triển......................................................................................17
4. Kiến nghị đề xuất.....................................................................................18
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................19

1


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay môn Tin học đã trở thành môn học bắt buộc trong nhà trường


phổ thông. Đây là một thuận lợi rất lớn cho việc tiến hành giảng dạy. Học
sinh sẽ nghiêm túc hứng thú và có trách nhiệm hơn khi học môn Tin học.
Một trong những đặc thù của môn Tin học đó là lí thuyết gắn liền với
thực hành. Rất nhiều bài học được diễn đạt hoàn toàn thông qua các thao tác
thực hành trên máy tính. Đồng thời, sau mỗi tiết lí thuyết, lại có bài thực hành
để học sinh củng cố và nâng cao kĩ năng thực hành. Do vậy dạy thực hành tin
học là yếu tố không thể thiếu khi giảng dạy môn tin học.
Tuy nhiên, qua quá trình giảng dạy, tôi nhận thấy việc tổ chức cho học
sinh thực hành còn chưa đạt hiệu quả cao do nhiều yếu tố tác động. Một trong
các yếu tố đó là sự tổ chức giờ thực hành còn thiếu khoa học, chưa phát huy
hết được tính tích cực, chủ động của học sinh.
Là một giáo viên được giảng dạy môn tin học tại trường, tôi cũng nhiều
lần băn khoăn, suy nghĩ làm sao để nâng cao được hiệu quả thực hành môn
Tin học, đặc biệt giúp các em nâng cao kĩ năng, năng lực thực hành lập trình
Pascal trong chương trình tin học lớp 11. Do vậy tôi viết kinh nghiệm “Một
số biện pháp phát huy năng lực của học sinh nâng cao hiệu quả trong giờ
thực hành tin học 11” với mong muốn đóng góp một phần rất nhỏ về
phương pháp dạy thực hành môn tin học, cùng chia sẻ kinh nghiệm với các
bạn đồng nghiệp.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu tổ chức dạy học thực hành tin học nhằm phát huy năng lực
và nâng cao chất lượng của học sinh trong giờ thực hành tin học lớp 11.
3. Phương pháp nghiên cứu
Khảo sát thực trạng, tiến hành thực nghiệm qua tiết dạy thực tế, có đối
chứng kết quả trước và sau khi thực hiện.

2


4. Phạm vi nghiên cứu

- Thời gian nghiên cứu:

Tháng 9/2013 đến tháng 2/2016.

- Đối tượng nghiên cứu:

Học sinh khối 11

- Địa điểm nghiên cứu:

Trường THPT Nguyễn Siêu.

3


PHẦN NỘI DUNG
I. Tình hình thực tế trước khi thực hiện đề tài
Một thực trạng phổ biến hiện nay là giờ thực hành, giáo viên sau khi
khởi động máy tính lại phải đợi học sinh gõ văn bản chương trình mất rất
nhiều thời gian, sau đó hướng dẫn sửa lỗi được 1, 2 nhóm là hết giờ. Trong
khi đó các nhóm khác, học sinh không biết phải làm gì, không biết khắc phục
lỗi như thế nào, thậm chí còn không biết là mình có sai hay không? Đa số học
sinh không tự sửa được lỗi, nếu học sinh có hỏi, giáo viên cũng không đủ thời
gian sửa lỗi cho tất cả các máy. Đặc biệt học sinh gặp khó khăn trong các
trường hợp mà bài tập thực hành chưa có chương trình cụ thể mà mới được
giáo viên mô tả giải thuật và lúng túng không biết viết các lệnh nhằm giao
tiếp giữa người và máy được dễ dàng.
Một số học sinh không thể thực hành được nhiệm vụ của giờ thực hành
nên chán nản, gây mất trật tự hoặc quay sang thực hiện các thao tác ngoài nội
dung bài học. Do đó, các giờ thực hành thường không đạt được mục đích, yêu

cầu đã đề ra.
II. Một số biện pháp phát huy năng lực của học sinh nhằm nâng cao hiệu
quả giờ thực hành.
Để nâng cao chất lượng dạy học thì một trong các biện pháp là phải thực
hiện hiệu quả các giờ thực hành trên phòng máy. Trải qua quá trình giảng dạy,
tôi xin đề xuất một số biện pháp sau nhằm nâng cao hiệu quả các giờ thực
hành:
1. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
Giáo viên:
Tổ chức vào lớp: Do vị trí phòng thực hành trên tầng 3, nên việc cho
học sinh di chuyển lên phòng thực hành mất khá nhiều thời gian. Do vậy, cần
cho các em lên phòng thực hành trước khoảng 3 đến 5 phút.
Chuẩn bị tốt phương tiện dạy học như phòng máy, máy tính hoạt động
tốt, đầy đủ chuột, bàn phím, các phần mềm học tập, máy chiếu, phông chiếu
(nếu cần).
4


Phổ biến và thực hiện nghiêm túc nội quy thực hành trong phòng máy.
Học sinh:
Học sinh cần học kĩ lý thuyết, làm bài tập về nhà, đọc và tìm hiểu trước
bài thực hành. Thực hiện nghiêm túc nội quy phòng thực hành.
2. Một số biện pháp
a) Phát huy năng lực tự học
Sáng tạo là một vấn đề quan trọng của đổi mới phương pháp giảng dạy
và giáo dục. Từ đó, người ta đặt ra vấn đề giải phóng tiềm năng sáng tạo cho
mỗi người ở bất kỳ xã hội nào, thế hệ nào. Đây là một tư tưởng đầy nhân văn
và dân chủ. Trong mối tương quan như vậy, đổi mới phương pháp giáo dục
nói chung và đổi mới phương pháp dạy học nói riêng thực sự có một ý nghĩa
vô cùng to lớn. Dạy học không chỉ đơn thuần là thông báo kiến thức đến học

sinh mà cái quan trọng nhất là dạy cách tự học để học sinh không chỉ học tốt
mà còn chuẩn bị một tâm thế để "học suốt đời" sau này.
Đối với môn Tin học, hình thành cho học sinh thói quen tự học là một
việc rất cần thiết, bởi nếu học sinh chỉ học trên lớp, chỉ tiếp thu kiến thức
thầy cô giáo giảng trên lớp thì khó có thể nắm bắt hết nội dung một cách kĩ
càng bởi lượng kiến thức yêu cầu trong một tiết học trên lớp rất nhiều. Chính
vì vậy, với mỗi bài học, tôi thường yêu cầu học sinh tự đọc bài, tự tìm hiểu
bài ở nhà. Đặc biệt, đối với các bài thực hành, các em tự đọc yêu cầu, đọc
chương trình, hiểu từng câu lệnh trong chương trình. Khi đến lớp, học sinh sẽ
hỏi các bạn hoặc thầy cô nội dung mà mình chưa hiểu, hoặc chạy chương
trình trên máy để kiểm nghiệm rút ra kết luận, từ đó học sinh hiểu sâu hơn,
chắc hơn kiến thức.
Ví dụ trong bài thực hành 3, yêu cầu học sinh đọc trước bài ở nhà, tìm
hiểu yêu cầu bài thực hành, đọc trước đề bài, chương trình thực hành trong
sách giáo khoa.
Bài 1. Tạo mảng A gồm n (n<=100) số nguyên, mỗi số có giá trị tuyệt
đối không quá 300. Tính tổng các phần tử của mảng là bội số của một số
nguyên dương k cho trước.
Khi đọc yêu cầu của bài, học sinh cần hiểu được yêu cầu của bài
5


Input. Cho dãy số nguyên gồm N số A1, A2…AN, số nguyên k
Output. Tổng các số nguyên là bội số của k
Giả sử ta có dãy gồm 7 số nguyên là 7,6,5,9,11,23,30 và k=5. Khi đó ta
có kết quả tổng cần tính là 35.
Chương trình
Type Arrint = array[1..100] of Integer;
Var A: Arrint;
I, n, k, s: Integer ;

Begin
Randomize;
Write(‘ Nhap n=’):
Readln(n); { Tạo ngẫu nhiên mảng A gồm N số nguyên}
For i:=1 to n do a[i]:=random(300) – random(300):
For i:=1 to n do write(a[i]:5); { In ra mảng vừa tạo}
Writeln(‘nhap k=’);
Readln(k);
S:=0;
For i:= 1 to n do
If a[i] mod k =0 then s:=s+a[i];
Writeln(‘ Tong can tinh la ‘, s);
Readln
End.
Học sinh sẽ tự đọc chương trình, tìm hiểu ý nghĩa từng câu lệnh. Với các
thủ tục và hàm mới, sách giáo khoa đã chú thích rõ ràng, đa số các em học
sinh khá giỏi có thể tự hiểu. Tuy nhiên với các em học sinh trung bình, yếu,
có thể chưa hiểu các em sẽ đặt ra cho mình các câu hỏi như
Thủ tục Randomize có ý nghĩa gì?
6


Câu lệnh For i:=1 to n do a[i]:=random(300) – random(300); dùng để
làm gì?
Tại sao lại phải kiểm tra a[i] mod k=0 ?
Từ việc đặt ra các câu hỏi như vậy sẽ kích thích học sinh tìm hiểu câu
trả lời, từ đó các em sẽ hiểu hơn, nhớ lâu hơn kiến thức.
Đối với các em khá giỏi, đã hiểu chương trình ở câu a, các em sẽ đi đến
tìm hiểu yêu cầu câu b)
Hãy đưa các câu lệnh sau đây vào những vị trí cần thiết nhằm sửa đổi

chương trình trong câu a) để có được chương trình đưa ra số các số
dương và số các số âm trong mảng
posi, neg : Integer;
posi:=0; neg:=0;
If a[i] >0 then posi:= posi+1
Else if a[i]<0 then neg:=neg +1;
writeln( posi: 4, neg:4) ;
Để thực hiện được yêu cầu ở câu b, học sinh cần hiểu được ý nghĩa từng
câu lệnh để tìm được vị trí thích hợp
Câu lệnh posi, neg : Integer; nghĩa là gì? Đa phần các em sẽ hiểu được
đây là câu lệnh khai báo hai biến posi và neg và biết đặt câu lệnh này sau từ
khóa var
Câu lệnh posi:=0; neg:=0; dùng để làm gì? Đây là câu lệnh khởi tạo giá
trị cho biến posi và neg, ta có thể đặt câu lệnh này ở bất kì vị trí nào trước
vòng lặp tính giá trị posi và neg.
Câu lệnh
If a[i] >0 then posi:= posi+1
Else if a[i]<0 then neg:=neg +1;
Đây là câu lệnh đếm số posi và số neg, nhận xét rằng để kiểm tra được
hết các phần tử trong mảng A có là số dương hay âm không thì ta phải đặt câu
lệnh này trong vòng lặp for i:=1 to n do
7


Câu lệnh write( posi: 4, neg:4) ; là câu lệnh hiển thị posi và neg lên màn
hình nên ta sẽ đặt câu lệnh này ở cuối chương trình trước câu lệnh readln.
Để kích thích các em tự học ở nhà, tôi thường kiểm tra vào đầu tiết học,
khen ngợi, cho điểm các em có tinh thần tự học, chuẩn bị bài tốt. Khích lệ,
nhắc nhở các em chưa tích cực tự tìm hiểu ở nhà, để các em tích cực hơn vào
các tiết học sau.

Tôi nhận thấy việc yêu cầu các em tự học ở nhà giúp các em có tinh thần
tự giác trong việc học, chuẩn bị bài trước khi đến lớp, hiểu bài hơn. Khi đến
giờ học, giáo viên sẽ giải đáp các thắc mắc, câu hỏi của học sinh, giảng giải
cho các em nội dung còn chưa hiểu, phân tích giảng giải các nội dung khó
hơn, giáo viên đi hết nội dung của bài mà vẫn đạt hiệu quả.
b) Phát triển năng lực đặt và giải quyết vấn đề
Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề là phương pháp dạy học trong
đó giáo viên tạo ra những tình huống có vấn đề, điều khiển học sinh phát hiện
vấn đề, hoạt động tự giác, tích cực, chủ động sáng tạo để giải quyết vấn đề và
thông qua đó chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện kĩ năng và đạt được những mục
đích học tập khác.
Tình huống có vấn đề là một tình huống gợi ra cho học sinh những khó
khăn về lí luận hay thực tiễn mà họ thấy cần và có khả năng vượt qua, nhưng
không phải ngay tức khắc bằng một thuật giải mà phải trải qua quá trình tích
cực suy nghĩ, hoạt động để biến đổi đối tượng hoạt động hoặc điều chỉnh kiến
thức có sẵn.
Việc lập trình Pascal trong môn tin học lớp 11 là một chuỗi các tình
huống có vấn đề, việc giúp các em đặt ra được các tình huống có vấn đề và
giải quyết chúng giúp các em hiểu bài sâu hơn.
Ví dụ 1, khi cho các em thực hành bài 1 trong bài thực hành 3, giáo viên
yêu cầu học sinh nhập các giá trị n và k khác nhau và nhận xét kết quả thu
được.

8


Tình huống 1. Nếu cho k=2 thì bài toán có thể phát biểu lại như thế
nào?
Giáo viên mong muốn học sinh trả lời được Viết chương trình tính tổng
các phần tử chẵn trong mảng.

Tình huống 2. Em hãy sửa để chương trình tính tổng các số lẻ trong
mảng A
Học sinh sẽ suy nghĩ, phân tích để thấy được các số lẻ là các số không
chia hết cho 2 nên ta thay đoạn chương trình tính tổng các số là bội của k
bằng đoạn chương trình sau.
For i:=1 to n do
If a[i] mod 2 <> 0 then s:= s+a[i];
Tình huống 3. Em hãy sửa chương trình để đếm số các phần tử là bội
của k
Giáo viên gợi ý
Vậy để đếm số phần tử là bội của k thì ta sửa chương trình thế nào?
Ta có cần giữ lại biến s không? Dùng biến nào để lưu trữ giá trị đếm
được?
Khi có một giá trị thỏa mãn thì ta lưu trữ giá trị như thế nào?
Học sinh trả lời và giải quyết vấn đề
Ta có thể bỏ đi biến s, thay vào đó ta sử dụng biến Dem để lưu trữ giá trị
đếm được.
9


Mỗi lần có một phần tử thỏa mãn điều kiện là bội của k thì ta cộng vào
biến Dem 1 đơn vị bằng câu lệnh Dem:= Dem + 1;
Như vậy để kiểm tra và đếm hết các phần của mảng A có thỏa mãn điều
kiện hay không ta viết đoạn lệnh sau
For i:=1 to n do
If a[i] mod k = 0 then dem:= dem +1;
Tình huống 4. Em hãy sửa lại chương trình để nhập dữ liệu từ bàn
phím.
Từ việc phân tích đoạn lệnh nào là đoạn lệnh tạo ra mảng A, học sinh sẽ
biết được để nhập dữ liệu từ bàn phím ta xóa đoạn lệnh tạo mảng A tự động,

thay vào đoạn lệnh nhập các phần tử của mảng A từ bàn phím.
Thay đoạn lệnh
For i:=1 to n do a[i]:=random(300) – random(300);
Bằng đoạn lệnh
For i:=1 to n do
Begin
Write(‘Nhap phan tu thu ‘, I, ‘ :’);
Readln(a[i]);
End;
Như vậy qua phần phân tích chương trình, chạy thử, và các tình huống
mà giáo viên đặt ra, học sinh có thể giải quyết, mở rộng bài thực hành.
Ví dụ 2, trong bài thực hành 3,
Bài 2. Viết chương trình tìm phần tử có giá trị lớn nhất của mảng và
đưa ra màn hình chỉ số và giá trị của phần tử tìm được. Nếu có nhiều
phần tử có cùng giá trị lớn nhất thì đưa ra phần tử có chỉ số nhỏ nhất.
Chương trình
Const Nmax=100;
Type MyArray = array[1..Nmax] of integer;
10


Var A: MyArray;
N,I,j: integer;
Begin
Write(‘ Nhap so luong phan tu cua day so, N=’);
Readln(N);
For i:=1 to N do
Begin
Write(‘Nhap phan tu thu ‘, I, ‘ :’);
Readln(a[i]);

End;
J:=1;
For i:=2 to N do if A[i] > A[j] then j:=I;
Write(‘Chi so : ‘,j , ‘Gia tri : ‘, a[j]:4);
Readln
End.
Đặt vấn đề, chương trình trên thực hiện công việc gì?
Giáo viên gợi ý
Em hãy suy nghĩ về vai trò của biến j qua câu lệnh khởi gán giá trị cho
biến j trước khi duyệt từng phần tử của mảng bằng vòng lặp for – do, qua câu
lệnh if – then dung để kiểm tra phần tử thứ I của mảng và lưu trữ chỉ số này
trong biến j.
Em hãy chạy thử chương trình trên giấy để thấy giá trị của biến j thay
đổi với bộ dữ liệu thực tế
Học sinh suy nghĩ, thực hiện
Giả sử với bộ dữ liệu mảng A bao gồm các phần tử 8, 5, 13, 50, 45 ta chạy
thử chương trình như sau
J=1

11


I=2 Xét ai < aj
I=3 xét ai=13>aj=8 nên j=3
I=4 xét ai=50> aj=13 nên j=4
I=5 xét aiChi so : 4, Gia tri: 50
Kết luận được sau khi thực hiện, chương trình cho kết quả là chỉ số và giá trị
của phần tử lớn nhất trong mảng.
Tình huống 1. Em hãy sửa chương trình để tìm phần tử nhỏ nhất của mảng

Học sinh suy nghĩ và thấy được để tìm phần tử nhỏ nhất ta chỉ cần thay dấu >
thành dấu < trong câu lệnh sau
For i:=2 to N do if A[i] < A[j] then j:=I;
Tình huống 2. Em hãy sửa chương trình để đưa ra phần tử lớn nhất với chỉ
số lớn nhất.
Giáo viên cũng gợi ý học sinh tìm hiểu với bộ dữ liệu thực tế
Giả sử ta có bộ dữ liệu như 8, 50, 13, 50,45
Thì kết quả thu được sẽ là Chi so: 4, Gia tri : 50
Vậy cần chỉnh sửa câu lệnh
if A[i] > A[j] then j:=I;
thành câu lệnh
do if A[i] >= A[j] then j:=I;
Tình huống 3. Chỉnh sửa chương trình để đưa ra chỉ số của các phần tử có
cùng giá trị lớn nhất.
Giáo viên gợi ý
Chương trình có cần giữ lại đoạn tìm phần tử lớn nhất không?
Để đưa ra tất cả các chỉ số của các phần tử đạt giá trị lớn nhất đó có cần duyệt
lại tất cả các phần tử trong mảng không?

12


Những chương trình có được ở bài 1 cũng duyệt qua các phần tử trong mảng,
mỗi phần tử duyệt đến đã được kiểm tra theo một điều kiện để quyết định
một xử lí liên quan đến phần tử này. Điều đó có gợi cho em cách giải quyết
không?
Qua việc trả lời các câu hỏi gợi ý trên, học sinh giải quyết vấ đề như sau
Ta giữ nguyên đoạn lệnh tìm phần tử lớn nhất.
Sau đó duyệt lại toàn bộ các phần tử của mảng, so sánh với phần tử lớn nhất
để đưa ra được chỉ số của các phần tử lớn nhất.

Đoạn lệnh như sau
J:=1;
For i:=2 to N do if A[i] > A[j] then j:=I;
Writeln(‘ Chi so cua cac phan tu lon nhat la :’);
For i:=1 to N do
If A[i]= A[j] then write (i:5);
Đặc biệt, khi các em gõ và chạy thử chương trình, các em sẽ gặp phải
các lỗi cú pháp, cũng như các lỗi về ngữ nghĩa. Việc các em gặp các lỗi cũng
là các tình huống có vấn đề mà các em cần phải giải quyết hoặc nhờ sự trợ
giúp của các bạn và thầy cô giáo.
Ví dụ: Trong bài tập 5a trang 51: Viết chương trình tính tổng y=n/(n+1)
với n lần lượt nhận giá trị từ 1 đến 50.
Khi thực hành viết chương trình này, học sinh hay gặp những lỗi sau:
Lỗi 1: Giá trị biến đếm không phù hợp.
Phân tích: Chỉ cho học sinh thấy con trỏ đang chỉ ở biến n. Vậy có lỗi
sai liên quan đến biến n. Biến n ở đây đóng vai trò là biến đếm. Hỏi biến
đếm có kiểu dữ liệu là gì? Khi đó học sinh sẽ nhìn ngay thấy ở phần khai báo,
biến n được khai báo kiểu real là sai.

13


Lỗi 2: Đa số học sinh viết câu lệnh nhập giá trị n từ bàn phím. Trong khi
biến n được nhận giá trị từ 1 đến 50. Nếu viết thêm câu lệnh này vào thì
chương trình không sai, nhưng không cần thiết.
Lỗi 3: Không khởi tạo giá trị ban đầu cho biến y. Việc không khởi tạo
giá trị ban đầu đôi khi sẽ làm kết quả chương trình bị sai lệch.
Lỗi 4: Khởi tạo giá trị ban đầu cho biến y không đúng

Ở đây do ban đầu biến y chưa có giá trị gì nên cần khởi tạo là 0.

Lỗi 5: Viết sai cú pháp câu lệnh for-do

Khi viết dấu chấm phẩy sau câu lệnh for-do, chương trình dich không
báo lỗi, tuy nhiên khi học sinh chạy chương trình lại ra kết quả sai mà học
sinh không hiểu tại sao.

Lỗi 6: Thay đổi giá trị của biến đếm trong vòng lặp For-do

c) Nhận xét, đánh giá giờ thực hành.
Sau mỗi giờ thực hành, giáo viên dành ra ít phút nhận xét về giờ thực
hành, các lỗi mà học sinh thường gặp trong giờ thực hành đó. Có khen, chê rõ

14


ràng, đặc biệt phân tích đánh giá, so sánh giữa các chương trình của các em.
Cho điểm hệ số 1 đối với những em thực hành tốt.
Ví dụ: Khi lập trình giải phương trình bậc 2, học sinh có hai thuật giải
như sau:
a. Khai báo biến và gán giá trị cho delta (delta = sqr(b) - 4*a*c)
b. Viết biểu thức: "sqr(b) - 4*a*c" trong biểu thức điều kiện câu lệnh
IF...THEN hoặc trong các biểu thức tính nghiệm.
Giáo viên chỉ rõ các phép toán mà mỗi chương trình phải thực hiện và
học sinh tự nhận xét về mặt hình thức chương trình a sử dụng nhiều câu lệnh
và nhiều biến hơn nhưng lại tối ưu hơn chương trình b, vì máy phải tính biểu
thức delta có một lần. Qua đó, học sinh ý thức được rằng không những chỉ
dừng ở mức độ giải quyết bài toán mà phải tiến đến tìm những thuật toán "tối
ưu".
d) Phân loại học sinh
Trong giờ thực hành, tuỳ thuộc nhận thức của học sinh mà hoạt động

giữa thầy và trò trong giờ thực hành được chia thành nhiều cấp độ.
Cấp độ 1: Đối với nhóm học sinh yếu, các em chỉ gõ lại các chương
trình có sẵn một cách máy móc. Biện pháp đối với nhóm học sinh này là giáo
viên phân tích, giúp học sinh hiểu các câu lệnh trong chương trình, cùng học
sinh sửa các lỗi nếu có và giúp học sinh thực hiện chương trình của giáo viên
đưa ra.
Cấp độ 2: Đối với nhóm học sinh khá, trung bình, giáo viên phân tích
yêu cầu bài tập, học sinh tự viết chương trình và chạy thử dưới sự kiểm soát
và hướng dẫn chặt chẽ của giáo viên.
Cấp độ 3: Đối với học sinh giỏi, học sinh phải độc lập trong giờ thực
hành, giáo viên chỉ gợi ý, bổ sung các yêu cầu mới, để học sinh phát huy
được tính sáng tạo hoặc phân tích bài toán, giúp học sinh có thể làm mịn
chương trình và đánh giá thuật toán, chẳng hạn số byte bộ nhớ phải sử dụng,
số phép toán phải thực hiện...

15


III. Kết quả.
Qua quá trình áp dụng những kinh nghiệm trên vào các bài thực hành,
tôi nhận thấy các em học sinh rất thích học, hứng thú, tích cực trong giờ thực
hành tin học. Đồng thời kết quả học tập cũng nâng cao hơn trước.
Dưới đây là kết quả thực nghiệm qua các năm
Từ 5 đến
dưới 6.5
điểm

Từ 6.5 đến
Từ 8.0 đến
dưới 8.0

10 điểm
điểm

Lớp

Sĩ số

Dưới 5
điểm

11A6

44

9%

66%

23%

2%

11A9

36

47%

50%


3%

0%

11A4

41

0%

39%

54%

7%

11A9

37

27%

54%

19%

0%

11A4


43

2%

50%

42%

8%

11A6

36

4%

57%

33%

6%

11A9

39

10%

66%


24%

0%

Năm học
2012 – 2013
(trước khi thực
hiện)
2013 – 2014
(sau khi thực
hiện)

2014 – 2015
(sau khi thực
hiện)

16


PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Bài học kinh nghiệm
Để thực hiện tốt một tiết dạy thực hành tin học cần thực hiện tốt các vấn
đề sau:
Giáo viên và học sinh cần chuẩn bị tốt cho giờ thực hành.
Thiết kế bài dạy phù hợp với từng đối tượng học sinh.
Tổ chức tốt mọi hoạt động trong giờ thực hành.
Hướng dẫn tỉ mỉ, cẩn thận, chi tiết cho các em ngay từ những tiết thực
hành đầu tiên để các em dần hình thành được kỹ năng lập trình, từ đó có sự
ham mê, yêu thích môn lập trình.
Động viên tinh thần, khích lệ các em thông qua việc nhận xét cuối buổi

thực hành và cho điểm hệ số 1 đối với các em thực hành tốt, nghiêm túc nhắc
nhở các em có ý thức thực hành chưa tốt.
2. Hạn chế và phạm vi áp dụng
Qua thực tế quá trình giảng dạy môn tin học 11, việc áp dụng những
kinh nghiệm trên trong các giờ thực hành đã góp phần nâng cao hiệu quả giờ
thực hành, đồng thời kích thích sự hứng thú, yêu thích thực hành tin học 11
của các em học sinh. Tăng số lượng học sinh khá giỏi, giảm số lượng học
sinh yếu kém.
Tôi nhận thấy đề tài của tôi có thể áp dụng thực hiện rộng rãi trong các
giờ thực hành môn tin học lớp 11.
Tuy nhiên, do chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc viết và trình bày
sáng kiến nên vẫn còn nhiều thiếu sót trong trình bày và nội dung.
3. Hướng phát triển
Để phát triển đề tài tốt hơn nữa, tôi mong muốn xây dựng thêm các hệ
thống bài tập củng cố để các em có thể rèn luyện tốt hơn nữa về thuật toán và
khả năng lập trình. Phân tích nhiều ví dụ chi tiết hơn trong tất cả các giờ thực
hành.

17


4. Kiến nghị đề xuất.
Tôi rất mong muốn nhà trường mua thêm nhiều sách tham khảo cho
giáo viên và học sinh.
Tăng cường thời gian truyền đạt kiến thức cho học sinh thông qua các
buổi sinh hoạt chuyên đề, ngoại khóa về lập trình Pasal.
Tôi rất mong sự đóng góp ý kiến ủng hộ của các đồng nghiệp và các em
học sinh để tôi có thể hoàn thành tốt hơn đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Khoái Châu, ngày 25tháng 2 năm 2016

Người viết sáng kiến

Lương Thị Hiền

18


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa tin học 11

Hồ Sĩ Đàm

chủ

2. Sách giáo viên tin học 11

Hồ Sĩ Đàm

chủ

biên
biên
3. Bài tập ngôn ngữ lập trình Pascal

Quách Tuấn Ngọc

4. Và một số thông tin, tài liệu tham khảo trên Internet.

19



Ý KIẾN NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA TỔ TOÁN - TIN
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
Tổng điểm:………………………Xếp loại:………………………………..

XÁC NHẬN CỦA TỔ TRƯỞNG CHUYÊN MÔN
(Ký, ghi rõ họ và tên)

20


Ý KIẾN NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA TRƯỜNG
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................

........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
Tổng điểm:………………………Xếp loại:………………………………..

XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
TRƯỜNG THPT NGUYỄN SIÊU
TM. HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
CHỦ TỊCH
(Ký, ghi rõ họ và tên, đóng dấu)

21


Ý KIẾN NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA SỞ GD&ĐT
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................

........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................

22



×