Tải bản đầy đủ (.doc) (99 trang)

Báo cáo ĐTM Dự án Công ty TNHH Crystal Martin

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.89 MB, 99 trang )

Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án Công ty TNHH Crystal Martin (Việt Nam)

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT..................................4
DANH MỤC CÁC BẢNG..................................................................................5
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ.............................................................................6
MỞ ĐẦU............................................................................................................14
1. XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN...........................................................................14
2. CĂN CỨ PHÁP LUẬT VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG..................................................15
2.1. Các văn bản pháp luật và văn bản kỹ thuật..........................................15
2.2. Các tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng......................................................15
2.3. Nguồn tài liệu, dữ liệu do Chủ dự án tự tạo lập sử dụng trong quá trình
ĐTM............................................................................................................16
3. PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH ĐTM...................16
3.1. Các phương pháp ĐTM........................................................................16
3.2. Các phương pháp khác.........................................................................17
4. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐTM................................................................17
4.1. Tổ chức thực hiện và lập báo cáo ĐTM...............................................17
4.2. Danh sách những người trực tiếp tham gia lập báo cáo ĐTM.............18
CHƯƠNG I: MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN.......................................................19
1.1. TÊN DỰ ÁN............................................................................................19
1.2. CHỦ DỰ ÁN...........................................................................................19
1.3. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ CỦA DỰ ÁN................................................................19
1.4.1. Mục tiêu của Dự án...........................................................................21
1.4.2. Khối lượng và quy mô các hạng mục Dự án.....................................21
1.4.3. Mô tả biện pháp, khối lượng thi công xây dựng các công trình của dự
án.................................................................................................................21
1.4.4. Công nghệ sản xuất, vận hành...........................................................29
1.4.5. Danh mục máy móc thiết bị..............................................................31


1.4.6. Nguyên, nhiên, vật liệu và các chủng loại sản phẩm........................32
1.4.7. Tiến độ thực hiện Dự án....................................................................36
1.4.8. Vốn đầu tư.........................................................................................36
1.4.9. Tổ chức quản lý và thực hiện dự án..................................................37
.............................................................................................................................37
CHƯƠNG 2: ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ
HỘI KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN...........................................................38
2.1. ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN............................................38
2.1.1. Điều kiện về địa lý, địa chất..............................................................38
2.1.2. Điều kiện về khí tượng......................................................................40
2.1.3. Điều kiện về thủy văn........................................................................41
2.1.4. Hiện trạng chất lượng các thành phần môi trường vật lý..................42
2.1.5. Hiện trạng tài nguyên sinh học..........................................................48
2.2. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI.........................................................48
1


Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án Công ty TNHH Crystal Martin (Việt Nam)

2.2.1. Điều kiện về kinh tế...........................................................................48
2.2.2. Điều kiện về xã hội............................................................................50
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG..............................53
3.1. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG.......................................................................53
3.1.1. Đánh giá tác động trong giai đoạn chuẩn bị......................................53
3.1.2. Đánh giá tác động trong giai đoạn thi công xây dựng.......................53
3.1.2.1. Nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải..........................53
3.1.2.2. Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải....................60
3.1.3. Đánh giá tác động trong giai đoạn vận hành.....................................61
3.1.3.1. Nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải..........................61
3.1.3.2. Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải....................65

3.1.4. Tác động do những rủi ro, sự cố........................................................67
3.1.4.1. Trong giai đoạn thi công xây dựng.............................................67
3.1.4.2. Trong giai đoạn vận hành dự án.................................................68
3.2. NHẬN XÉT VỀ MỨC ĐỘ CHI TIẾT, ĐỘ TIN CẬY CỦA CÁC
ĐÁNH GIÁ.....................................................................................................69
3.2.1. Độ tin cậy của phương pháp sử dụng................................................69
3.2.2. Độ tin cậy của đánh giá thực hiện.....................................................70
CHƯƠNG 4: BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG
XẤU VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG................................................71
4.1. BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG XẤU DO
DỰ ÁN GÂY RA............................................................................................71
4.1.1. Trong giai đoạn chuẩn bị...................................................................71
4.1.2. Trong giai đoạn thi công xây dựng....................................................71
4.1.2.1. Biện pháp giảm thiểu đối với nguồn tác động có liên qua đến
chất thải...................................................................................................71
4.1.2.2. Biện pháp giảm thiểu đối với nguồn tác động không liên quan
đến chất thải.............................................................................................72
4.1.3. Trong giai đoạn vận hành hoạt động.................................................73
4.1.3.1. Biện pháp giảm thiểu tác động có liên quan đến chất thải.........73
4.1.3.2. Biện pháp giảm thiểu tác động không liên quan đến chất thải...77
4.2. BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ VỚI RỦI RO, SỰ CỐ.....79
4.2.1. Trong giai đoạn thi công xây dựng....................................................79
4.2.2. Trong giai đoạn vận hành..................................................................79
5.1. CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG..................................82
5.2. CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG................................89
5.2.1. Giám sát chất thải..............................................................................89
5.2.2. Giám sát môi trường xung quanh......................................................89
5.3. KINH PHÍ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG..............................................90
CHƯƠNG 6: THAM VẤN Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG......................................91
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT......................................................92

1. KẾT LUẬN................................................................................................92
2. KIẾN NGHỊ...............................................................................................92
3. CAM KẾT..................................................................................................93
2


Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án Công ty TNHH Crystal Martin (Việt Nam)

CÁC TÀI LIỆU, DỮ LIỆU THAM KHẢO....................................................94
PHỤ LỤC...........................................................................................................95
Phụ lục 1: Các văn bản pháp lý....................................................................95
Phụ lục 2: Các bản vẽ....................................................................................95
Phụ lục 3: Kết quả quan trắc hiện trạng môi trường khu vực Dự án......95
Phụ lục 4: Một số hình ảnh về hoạt động khảo sát, lấy mẫu.....................95

3


Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án Công ty TNHH Crystal Martin (Việt Nam)

DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
Chữ viết tắt, ký hiệu

Diễn giải

BTCT
BTNMT
BVMT
BYT
CNMT

CNV
ĐTM
KCN

PCCC
QCVN

TCVN
TNHH
TT
UBND

Bê tông cốt thép
Bộ Tài nguyên và Môi trường
Bảo vệ môi trường
Bộ Y tế
Công nghệ môi trường
Công nhân viên
Đánh giá tác động môi trường
Khu công nghiệp
Nghị định
Phòng cháy chữa cháy
Quy chuẩn Việt Nam
Quyết định
Tiêu chuẩn Việt Nam
Trách nhiệm hữu hạn
Thông tư
Uỷ ban nhân dân

4



Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án Công ty TNHH Crystal Martin (Việt Nam)

DANH MỤC CÁC BẢNG

5


Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án Công ty TNHH Crystal Martin (Việt Nam)

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

6


Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án Công ty TNHH Crystal Martin (Việt Nam)

1

TÓM TẮT BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

Dự án Công ty TNHH Crystal Martin (Việt Nam) (sau đây gọi tắt là Dự án) nằm
trong lô R (R1) của KCN Quang Châu thuộc xã Quang Châu, huyện Việt Yên, tỉnh
Bắc Giang; Khu vực thực hiện dự án có tổng diện tích 80.609m 2; chủ Dự án là Công ty
TNHH Crystal Martin (Việt Nam) - Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
(100% vốn nước ngoài). KCN Quang Châu nằm dọc theo quốc lộ 1A, cách trung tâm
thành phố Bắc Giang khoảng 18km về phía Bắc. Phía Tây và phía Nam khu đất là
đường giao thông nội khu công nghiệp có mặt cắt đường lớn nên thuận tiện cho việc
tiếp cận dự án; phía Bắc và Đông tiếp giáp các dự án công nghiệp khác.

1. Nội dung chính của dự án
Mục tiêu của dự án là xây dựng nhà máy sản xuất trang phục và trang phục dệt
kim, đan móc (trừ trang phục từ da, lông thú) với công suất khoảng 12.000.000 sản
phẩm/năm. Có công nghệ và thiết bị hiện đại phục vụ cho dây chuyền sản xuất. Quy
trình công nghệ sản xuất được tóm lược như sau: Nguyên vật liệu đầu vào được kiểm
định và kiểm tra thí nghiệm, nếu không đảm bảo về chất lượng thì sẽ trả lại hàng cho
nhà cung ứng. Sau đó, nguyên liệu sẽ được vận chuyển đến kho chứa, tại đây nguyên
liệu có chủng loại khác nhau sẽ được đặt tại các vị trí khác nhau. Tiếp theo, nguyên vật
liệu được đưa đến bộ phận cắt và may, trang trí. Sau khi hoàn chỉnh, sản phẩm được dò
tìm kim loại, kiểm tra và đóng gói và phân phối. Các loại máy móc thiết bị của dự án
bao gồm như: máy may, máy vắt sổ, máy dò kim loại, máy đóng hàng, bàn cắt, máy
cắt, máy đính cúc, máy zizac, máy bơm nước, đồ đạc văn phòng... Các hạng mục công
trình của dự án bao gồm: nhà xưởng, văn phòng, nhà xe, nhà ăn, nhà chuyên gia, bể
nước, trạm điện, bể chứa dầu, thiết bị làm lạnh, nhà máy nén khí, nhà bảo vệ, nhà chứa
rác, trạm bơm, khu xử lý nước thải...
Tổng vốn đầu tư của Công ty dự tính là 322.938.000.000 VND, tương đương 18
triệu USD. Nguồn vốn: Vốn chủ sở hữu: 2.000.000 USD; Vốn vay: 16.000.000 USD.
Tiến độ góp vốn, kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đầu tư: 2.000.000 USD góp chậm
nhất vào năm 2013; 16.000.000 USD góp đủ đảm bảo thực hiện đúng tiến độ Dự án.
2. Đánh giá tác động
Do địa điểm thực hiện dự án nằm trong khu công nghiệp nên không cần tiến hành
đền bù giải phóng mặt bằng, cũng như quá trình di dân tái định cư. Như vậy, việc đánh
giá tác động môi trường sẽ được đánh giá trong 02 giai đoạn là giai đoạn thi công xây
dựng và giai đoạn hoạt động của Dự án.
2.1. Tác động tích cực
Khi đi vào hoạt động, Dự án tạo công ăn việc làm và làm tăng thu nhập cho
người dân trong khu vực từ các hoạt động dịch vụ phát triển.
2.2. Tác động tiêu cực
- Tác động môi trường trong giai đoạn thi công:


7


Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án Công ty TNHH Crystal Martin (Việt Nam)

Trong giai đoạn thi công xây dựng Dự án, các nguồn gây ô nhiễm chủ yếu là từ
quá trình xây dựng các hạng mục của Dự án như nhà xưởng, văn phòng, nhà xe, nhà
ăn, nhà chuyên gia, trạm điện, nhà bảo vệ, khu xử lý nước thải, trạm bơm... cụ thể như
sau:
Nguồn
Phương tiện thi công, phương
tiện vận chuyển

Tác nhân tác động đến môi trường
Nhiệt, tiếng ồn; Bụi, đất, đá, cát; Muội khói; khí
thải: CO2, CO, NOx, SOx; Chất thải dầu mỡ bảo
dưỡng; hơi xăng, dầu...
Phương tiện thi công xây dựng cơ Nhiệt, tiếng ồn; Bụi, đất, đá, cát; Muội khói; khí
bản các hạng mục công trình:
thải: CO2, CO, NOx, SOx; Chất thải dầu mỡ bảo
- Vận chuyển vật tư xây dựng
dưỡng; Hơi xăng, dầu....
- Vận chuyển thiết bị, máy móc
- Phương tiện lắp đặt thiết bị
Lực lượng thi công: công nhân
Chất thải sinh hoạt, nước thải, chất thải, tệ nạn xã
lắp máy, công nhân xây dựng
hội
Lắp đặt các thiết bị tại các hạng
Tiếng ồn, độ rung: CO2, CO, NOx, SOx, ánh sáng

mục công trình
hồ quang, ozon; Chất thải bao bì, vỏ bao gói máy
móc thiết bị.
Trong giai đoạn này, khí thải phát sinh chủ yếu từ quá trình vận chuyển nguyên
vật liệu: xi măng, đất, cát, gạch, … đến công trường và các thiết bị máy móc thi công.
Các chất khí độc hại, bụi phát sinh trong quá trình thi công công trình sẽ ảnh hưởng
trực tiếp đến môi trường không khí khu vực dự án. Tuy nhiên, do khu vực dự án có vị
trí thông thoáng, nằm xa khu dân cư nên các tác động của các chất gây ô nhiễm không
khí trong giai đoạn này cũng bị hạn chế.
Dự án có quy mô hoạt động tương đối lớn, số lượng công nhân thường xuyên có
khoảng 150 người nên lượng nước thải sinh hoạt xả thải ra với khoảng 14,4 m 3/ngày.
Do hàm lượng các chất ô nhiễm có trong nước thải sinh hoạt là khá lớn nên đòi hỏi
phải có các biện pháp thu gom, xử lý nhằm giảm thiểu các tác động tiêu cực tới nguồn
tiếp nhận. Ngoài lượng nước thải phát sinh do sinh hoạt của công nhân cũng phải tính
đến lượng nước mưa chảy tràn trong khu vực dự án. Nước mưa chảy tràn trong khu
vực thi công có thể cuốn trôi vật liệu san nền, rác thải, dầu mỡ thải và các chất thải
khác trên mặt đất nơi chúng chảy qua gây tắc nghẽn hệ thống thoát nước, gây ngập
úng cục bộ và gây ô nhiễm môi trường xung quanh.
Các loại chất thải rắn phát sinh trong giai đoạn thi công bao gồm chất thải rắn xây
dựng; chất thải rắn sinh hoạt và chất thải nguy hại (như bóng đèn, giẻ lau dính dầu, pin
thải...). Chất thải này tác động trực tiếp đến môi trường đất và môi trường nước. Việc
đổ thải không hợp lý sẽ làm phát sinh nước rỉ rác, nước này ngấm xuống đất sẽ làm ô
nhiễm môi trường đất. Mặt khác, chất thải rắn nếu không được che chắn, nếu mưa rửa
trôi bề mặt sẽ làm tắc đường dẫn thoát nước và làm ô nhiễm nguồn nước tiếp nhận khi
thải ra môi trường.
Nguồn gây ồn từ các máy đóng cọc, máy trộn bê tông, tiếng ồn từ các máy ủi,
máy xúc, đầm, ... và từ các phương tiện phục vụ thi công; Rung động phát ra do hoạt
động của thiết bị thi công, các phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu. Tiếng ồn này
là tập hợp của nhiều nguồn phát sinh và rất khó kiểm soát, chúng tạo thành một phông
ồn liên tục có cường độ áp âm thăng giáng hoặc có chu kỳ lặp lại với mức độ áp âm rất

8


Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án Công ty TNHH Crystal Martin (Việt Nam)

cao. Tùy theo từng dạng mà tác động lên cơ quan thính giác của con người gây ra các
tác động xấu khác nhau. Vì vậy, chúng có ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của công nhân
trên công trường, tuy nhiên do dự án nằm ở xa khu vực dân cư nên ít ảnh hưởng đến
cộng đồng.
Trong quá trình thi công xây dựng Dự án, mật độ xe cộ đi lại trên đường tăng cao
do vận chuyển nguyên vật liệu, ảnh hưởng giao thông đi lại của người dân xung quanh
và công nhân làm việc trong KCN như khả năng gây tai nạn cao, vật liệu rơi vãi làm
tăng nồng độ bụi, ô nhiễm không khí...
Tác động tích cực về mặt xã hội như đã được đề cập ở trên, dự án sẽ tạo việc làm
và thúc đẩy phát triển dịch vụ trong khu vực xung quanh dự án. Tác động tiêu cực về
mặt xã hội trong giai đoạn này như mối quan hệ của công nhân xây dựng với người
dân xung quanh, trật tự an ninh xã hội khu vực, ....; Ảnh hưởng rủi ro cho người dân
tham gia giao thông do mật độ phương tiện tham gia giao thông tăng.
- Tác động trong giai đoạn vận hành:
Khí thải (các loại khí như khí SO 2, NOx, CO, CO2...) và bụi (bụi đất, cát...) phát
sinh do hoạt động giao thông ra vào khu vực dự án, khí thải từ máy phát điện dự phòng
khi xảy ra sự cố mất điện. Công nghệ sản xuất trang phục và trang phục dệt kim là một
công nghệ hiện đại.
Nước thải phát sinh từ các nguồn như nước thải sinh hoạt của các cán bộ công
nhân viên.
Chất thải rắn phát sinh từ khu vực hành chính (giấy loại, bìa mỏng, nhựa, thuỷ
tinh… rác thực phẩm); Khu vực nhà ăn chung của Công ty; Khu vực nhà xưởng sản
xuất (bao gồm các mảnh nhỏ, phần dư thừa và phần thải bỏ của sợi và vải. Ngoài ra,
còn có chất thải liên quan đến phần lưu trữ như các ống cuộn chỉ bằng cát tông. Các
phòng cắt xén các phần vải dư thừa sinh ra một lượng lớn các mẩu vải, phần này có

thể được tái sử dụng bằng cách tăng hiệu suất sử dụng vải trong khâu cắt và may.
Ngoài ra xưởng sản xuất còn phát sinh một số chất thải nguy hại như dầu mỡ bảo
dưỡng máy, bóng đèn hỏng, giẻ lau dính dầu, pin thải, ắc quy thải... Các loại chất thải
này tuy không gây ảnh hưởng trực tiếp nhiều đến môi trường và sức khoẻ của cán bộ
công nhân viên cũng như người dân vùng lân cận, nhưng chất thải rắn nếu không được
quản lý tốt qua thời gian sẽ là tác nhân gây nên ô nhiễm môi trường.
Tiếng ồn tác động lên con người ở 3 mức: Ảnh hưởng về mặt cơ học, như che
mất âm thanh cần nghe. Ảnh hưởng về mặt sinh học của cơ thể, chủ yếu đối với các bộ
phận thính giác và hệ thần kinh. Ảnh hưởng về hoạt động xã hội của con người.
Quá trình sản xuất vào mùa hè với nhiệt độ không khí cao, cùng với lượng nhiệt
tỏa ra từ các khâu của dây chuyền sản xuất sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe công nhân.
Nhiệt độ cao sẽ gây nên những biến đổi về sinh lý và cơ thể con người như mất mồ
hôi, kèm theo là mất mát một lượng muối khoáng như các muối iôn K +, Na+, Ca2+, I+,
Fe2+,… Nhiệt độ cao cũng làm cơ tim phải làm việc nhiều hơn, nặng có thể gây rối
loạn nhịp tim. Ngoài ra, có thể gặp một số triệu chứng như rối loạn sinh lý thường gặp
ở một số công nhân làm việc ở nhiệt độ cao là chứng say nóng và co giật, nặng hơn là
choáng nhiệt.
- Một số rủi ro, sự cố
9


Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án Công ty TNHH Crystal Martin (Việt Nam)

+ Trong giai đoạn thi công xây dựng:
Sự cố tai nạn lao động trong quá trình thi công, vận chuyển nguyên vật liệu phục
vụ xây dựng các hạng mục công trình của dự án.
Sự cố cháy nổ sinh ra từ các sự cố máy móc, nguyên vật liệu cháy nổ, điện, máy
công trình.
Sự cố gây ảnh hưởng chất lượng các thành phần môi trường do bão gió, lũ lụt
làm phân tán các nguyên vật liệu phục vụ xây dựng dự án.

+ Trong giai đoạn vận hành dự án:
Sự cố hỏa hoạn: Khi xảy ra hỏa hoạn nếu không có sự chuẩn bị và đề phòng cẩn
thận thì hậu quả sẽ vô cùng nghiêm trọng. Con người là tài sản quý giá nhất, vì thế
thiệt hại sinh mạng con người sẽ dẫn đến rất nhiều tác động về mọi mặt kinh tế, xã hội
và thậm chí cả về chính trị. Việc ngăn ngừa thiệt hại về người có ý nghĩa xã hội hết sức
sâu sắc và cần được quan tâm xác đáng. Bất cứ vụ cháy nào cũng gây thiệt hại về tài
sản. Do đó, tốn kém nhìn thấy được trước hết là phí tổn cho công tác sửa chữa, xây
dựng. Sau đó là tổn thất về tài sản của người ở trong công trình, gồm các thiết bị, máy
móc sản xuất, mạng đường điện thoại, điện lưới, các đường cấp nước, thoát nước,…
Ảnh hưởng trực tiếp của các đám cháy là khói bụi bốc lên từ đám cháy làm ô nhiễm
môi trường không khí khu vực Dự án và khu vực xung quanh, ảnh hưởng gián tiếp là
các chất thải do công tác chữa cháy. Ô nhiễm nguồn nước do dùng nước để dập tắt hỏa
hoạn, nước thải mang theo các loại hóa chất do quá trình cháy, hóa chất lưu giữ trong
công trình. Các ảnh hưởng này có thể ngắn hạn. Đó là các ô nhiễm do khói bụi của
đám cháy, sự bẩn thỉu, đổ nát của công trình. Ảnh hưởng tới tâm lý cán bộ công nhân
viên trong Công ty: khi xảy ra cháy thì tính mạng con người trong khu vực Công ty có
nguy cơ đe dọa cao. Gây tâm lý lo lắng cho cán bộ, công nhân viên trong khu vực
Công ty và khu vực xung quanh.
Sự cố do tai nạn lao động: trong quá trình làm việc sự cố tai nạn lao động xảy ra
là không thể tránh khỏi từ các hoạt động như mang vác hàng hóa, từ quá trình cắt may,
quá trình may...
3. Biện pháp giảm thiểu tác động
- Trong giai đoạn thi công
+ Biện pháp giảm thiểu đối với nguồn tác động có liên quan đến chất thải:
Các phương tiện vận chuyển phải được che phủ để tránh rơi vãi vật liệu. Phải che
chắn khu vực thi công để hạn chế bụi. Phun nước để đảm bảo độ ẩm bề mặt khu vực
thi công hạn chế bụi cuốn theo gió, hiệu quả giảm bụi của biện pháp này có thể đạt tới
95%. Tổ chức các đội chuyên trách thu dọn các vật liệu rơi vãi tại xung quanh khu vực
công trường và các khu vực phụ cận; Không chở vật liệu rời quá đầy, quá tải; Không
nổ xe máy trong thời gian chờ xếp dỡ nguyên vật liệu. Thường xuyên kiểm tra và bảo

trì các phương tiện vận chuyển, các loại máy móc đảm bảo tình trạng kỹ thuật tốt; Bảo
dưỡng định kỳ theo lịch bảo dưỡng. Quy định tốc độ xe, máy móc (<10km/h) khi hoạt
động trong khu vực dự án.
Nước thải sinh hoạt phát sinh từ sinh hoạt hàng ngày của công nhân xây dựng,
lượng nước thải này được tập trung và được xử lý bằng bể tự hoại 3 ngăn. Nước mưa,
nước thải thi công xây dựng được dẫn vào hệ thống thu gom riêng, xử lý qua song
10


Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án Công ty TNHH Crystal Martin (Việt Nam)

chắn rác, hố ga lắng cặn trước khi thoát vào hệ thống thoát nước trong khu vực. Không
để tạo ra các vũng nước trong khu vực công trường nhằm hạn chế quá trình phát triển
ruồi, muỗi, chuột bọ, để bảo vệ sức khỏe cho công nhân. Không bố trí đổ nguyên vật
liệu ở khu vực thoát nước. Thường xuyên kiểm tra, nạo vét, khơi thông không để phế
thải xây dựng xâm nhập vào đường thoát nước gây tắc nghẽn.
Làm vệ sinh khu vực thi công, thu dọn và vận chuyển các vật liệu thừa ra khỏi
khu vực sau từng giai đoạn. Tận dụng triệt để các loại phế liệu xây dựng như: gạch vỡ,
cát, xi măng tận dụng để phục vụ cho chính hoạt động xây dựng như san nền, đường
nội bộ và sân bãi. Các chất thải rắn như bao xi măng, chai lọ, gỗ vụn, sắt vụn… được
thu hồi trong quá trình phân loại có thể tái chế hoặc tái sử dụng trong các lĩnh vực
khác. Lập nội quy quy định vệ sinh tại các lán trại, giáo dục công nhân có ý thức giữ
gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường, tăng cường sử dụng nhân lực của địa phương để
giảm bớt lán trại. Toàn bộ rác thải sinh hoạt sẽ được thu gom hàng ngày và đổ thải
đúng nơi quy định. Trong quá trình thi công xây dựng, dầu mỡ và các phế thải từ các
phương tiện vận tải và máy móc thiết bị phục vụ thi công thừa được thải ra. Các phế
thải này phát sinh rất ít, sẽ được thu gom, vệ sinh triệt để và quản lý theo đúng quy
định hiện hành để tránh làm ô nhiễm môi trường. Quản lý ngăn chặn rò rỉ xăng dầu và
vật liệu độc hại do xe vận chuyển gây ra.
+ Biện pháp giảm thiểu đối với nguồn tác động không liên quan đến chất thải

Để giảm thiểu ô nhiễm trong quá trình thi công, các thiết bị máy móc được lựa
chọn có độ tự động hoá, cơ giới hoá cao, có độ ồn, độ rung thấp. Các phương tiện xây
dựng sử dụng trong Dự án này phải đảm bảo đạt mức rung quy định trong QCVN
27:2010/BTNMT. Lập kế hoạch thi công hợp lý để đạt mức độ ồn theo quy chuẩn cho
phép. Không để cùng một lúc trên công trường nhiều thiết bị, máy móc thi công có gây
độ ồn cùng một thời điểm để tránh hiện tượng cộng hưởng tiếng ồn. Trong điều kiện
cụ thể có thể sử dụng các giải pháp vận chuyển và thi công bằng thủ công để tránh
tiếng ồn do các phương tiện, thiết bị cơ giới có thể gây ra. Phổ biến các tài liệu hướng
dẫn thao tác vận hành máy móc an toàn. Cung cấp, phổ biến các địa chỉ liên hệ trong
trường hợp khẩn cấp. Cung cấp đầy đủ các trang thiết bị phòng hộ cá nhân như: Mũ
bảo hộ, găng tay, khẩu trang,.... và phải có những quy định nghiêm ngặt về sử dụng.
Lắp đặt thiết bị an toàn cho đường dây tải điện và thiết bị tiêu thụ điện.
- Trong giai đoạn vận hành
Chủ Dự án sẽ xây dựng hệ thống xử lý nước thải trong khu vực dự án, nước thải
sau khi qua hệ thống đảm bảo đạt tiêu chuẩn cho phép.
Nước mưa chảy tràn qua khu vực Dự án được thu gom vào hệ thống rãnh thoát
nước riêng. Chủ dự án sẽ xây dựng hệ thống rãnh thoát nước xung quanh các nhà
xưởng, nhà văn phòng,…để thu gom nước mưa. Dọc theo hệ thống rãnh thoát nước,
xây dựng các hố ga có lưới chắn rác để thu gom và lắng các chất rắn lơ lửng và thu
gom định kỳ lượng chất rắn lơ lửng này. Có rãnh thoát nước từ khu nhà văn phòng đến
cổng. Định kỳ kiểm tra, nạo vét hệ thống dẫn nước mưa, kiểm tra phát hiện hỏng hóc
để sửa chữa kịp thời. Đảm bảo duy trì các tuyến hành lang an toàn cho hệ thống thoát
nước mưa. Không để các loại rác thải, chất lỏng độc hại xâm nhập vào đường thoát
nước.

11


Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án Công ty TNHH Crystal Martin (Việt Nam)


Chủ dự án sẽ xây dựng kho lưu giữ tạm thời chất thải nguy hại và đăng kí chủ
nguồn thải chất thải nguy hại và sẽ hợp đồng với đơn vị có chức năng để thu gom, vận
chuyển và xử lý theo quy định.
Trang bị các công cụ an toàn về điện cho khu vực sản xuất và văn phòng. Hợp
đồng với công ty điện lực để kiểm tra định kỳ. Trang bị hệ thống báo cháy khi có sự
cố. Thường xuyên kiểm tra định kỳ an toàn các thiết bị sản xuất và chấp hành nghiêm
chỉnh những quy định về an toàn phòng cháy chữa cháy. Trang bị các dụng cụ phòng
cháy chữa cháy như máy bơm nước, vòi xịt nước, bình CO 2, ... Tuân thủ các quy phạm
của nhà chế tạo về việc vận hành, bảo trì, sửa chữa các thiết bị sản xuất và thiết kế hệ
thống điện đúng công suất để đảm bảo sự hoạt động an toàn và hiệu quả. Các máy móc
thiết bị trong dây chuyền sản xuất sẽ có hồ sơ lý lịch đi kèm và có đầy đủ các thông số
kỹ thuật thường xuyên được kiểm tra giám sát.
Chủ dự án sẽ lắp đặt hệ thống chống sét trong khu vực nhà xưởng theo đúng tiêu
chuẩn quy định hiện hành.
Chủ dự án sẽ thường xuyên kiểm tra nhằm đảm bảo chất lượng khí trong khu vực
làm việc đáp ứng yêu cầu của pháp luật Việt Nam; Xây dựng bê tông hóa các con
đường trong khu vực văn phòng và khu vực các nhà xưởng. Trồng cây xanh trong
khuôn viên dự án.
Để giảm ảnh hưởng của nhiệt độ cao tới sức khỏe công nhân, Chủ dự án lắp đặt
hệ thống, vật liệu cách nhiệt. Đồng thời trang bị thêm các quạt công nghiệp cục bộ và
quạt thông gió tại các nhà xưởng nhằm tăng cường khả năng thông gió, làm giảm nhiệt
độ và độ ẩm trong nhà xưởng sản xuất. Sử dụng các biện pháp thông gió nhân tạo đảm
bảo không tích tụ khí bẩn, hơi nước, nhiệt. Trồng bổ sung cây xanh xung quanh Dự án
để góp phần điều hòa không khí, cải thiện các điều kiện vi khí hậu.
Để hạn chế hết mức tiếng ồn, rung động; Chủ dự án lựa chọn và thực hiện các
biện pháp như tập trung áp dụng các biện pháp giảm thiểu từ nguồn. Các loại xe, máy
móc, trang thiết bị được bảo dưỡng thường xuyên đảm bảo trạng thái hoạt động tốt
nhất từ đó hạn chế được tiếng ồn, độ rung và khí thải tạo ra. Kiểm tra độ mòn chi tiết
và thay dầu bôi trơn cho máy định kỳ. Đặc biệt công nhân làm việc tại các bộ phận có
tiếng ồn lớn được trang bị đầy đủ các thiết bị và dụng cụ chống ồn cá nhân (mũ, chụp,

bịt tai, găng tay, ủng, quần áo bảo hộ lao động,…). Tổ chức kiểm tra sức khoẻ định kỳ
cho công nhân, đặc biệt là những người làm việc ở những nơi có độ ồn lớn, nhằm phát
hiện sớm các bệnh lý do tiếng ồn gây ra. Trồng cây xanh trong khu vực Dự án và trên
tuyến đường vận chuyển nhằm làm giảm tiếng ồn, bụi, và khí thải. Ngoài ra, trồng cây
xanh còn tạo môi trường trong lành và tăng vẻ đẹp mỹ quan.
4. Biện pháp phòng ngừa, ứng phó với rủi ro, sự cố
- Biện pháp phòng chống cháy nổ
Xây dựng các phương án phòng chống cháy nổ, nội quy an toàn cháy nổ. Trang
bị hệ thống báo cháy và chữa cháy; Xây dựng bể chứa nước dự trữ; Trang bị dụng cụ
chữa cháy cầm tay; Trang bị các bình dập lửa bằng khí CO 2; Tổ chức tập huấn PCCC
thường xuyên.
Hệ thống chống sét được lắp đặt tại các vị trí cao trong khu vực Dự án và từng
xưởng sản xuất. Các thiết bị thu sét và tiếp địa bao gồm bộ phận thu sét độc lập được
trang bị cho các thiết bị bên ngoài nhà. Hệ thống tiếp địa được lắp đặt cho các máy
12


Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án Công ty TNHH Crystal Martin (Việt Nam)

móc thiết bị công nghệ và các công trình trong Công ty. Điện trở tiếp địa được đảm
bảo không vượt quá 30 Ω. Hệ thống tiếp địa tổng hợp được dùng cho cả tiếp địa làm
việc và tiếp địa bảo vệ trong phòng điện.
- Biện pháp an toàn lao động
Chủ dự án phải thường xuyên tổ chức hướng dẫn cho cán bộ, công nhân kỹ thuật
vận hành máy móc, quy tắc về an toàn vệ sinh lao động. Trang bị đầy đủ các phương
tiện bảo hộ lao động cần thiết cho công nhân như: Quần áo bảo hộ lao động, mũ, găng
tay, .... Tăng cường công tác giáo dục về an toàn lao động: Hàng năm có những khóa
học nhằm tuyên truyền phổ biến cho công nhân viên về những sự cố, rủi ro trong sản
xuất và các thiệt hại của nó cũng như các biện pháp ngăn ngừa và xử lý.
- Biện pháp phòng chống ngập úng, lũ lụt

Thường xuyên nạo vét kiểm tra và nạo vét hệ thống thoát nước, kênh mương dọc
khu vực Dự án để đảm bảo thông thoát nước tốt.
- Biện pháp xử lý khi xảy ra sự cố tràn từ khu xử lý nước thải
Định kỳ bảo dưỡng máy móc thiết bị; Chủ dự án phải thường xuyên tổ chức
hướng dẫn cho cán bộ, công nhân kỹ thuật vận hành máy móc, hạn chế ảnh hưởng xấu
tới môi trường nếu xảy ra sự cố. Dự án có kho chứa chất thải nguy hại riêng và hợp
đồng với đơn vị có chức năng để thu gom vận chuyển xử lý theo quy định, không gây
ảnh hưởng tới môi trường. Thường xuyên nạo vét kiểm tra hệ thống bể xử lý nước
thải, kênh mương dọc khu vực dự án để đảm bảo thoát nước tốt. Dự án có cán bộ
chuyên phụ trách về môi trường để đảm bảo cho môi trường luôn xanh, sạch, không
gây tác động xấu tới môi trường xung quanh.
Trên đây là một số tóm lược về nội dung Dự án, đánh giá các tác động đến môi
trường tự nhiên, kinh tế xã hội; các biện pháp giảm thiểu các tác động xấu và chương
trình quản lý môi trường báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Công ty TNHH
Crystal Martin (Việt Nam). Để dự án hoạt động hiệu quả không gây tác động tiêu cực
tới môi trường xung quanh, Chủ dự án cam kết thực hiện các biện pháp bảo vệ môi
trường; Cam kết nếu xảy ra sự cố môi trường chủ dự án sẽ tạm ngừng hoạt động sản
xuất, thông báo ngay tới các cơ quan chức năng đồng thời phối hợp chặt chẽ với các
cơ quan này để giải quyết khắc phục kịp thời các sự cố.

13


Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án Công ty TNHH Crystal Martin (Việt Nam)

MỞ ĐẦU
1. XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN
Ngày 29 tháng 05 năm 2012, Tập đoàn Crystal đã giao quyền nắm giữ, quản lý
vốn điều lệ và thay Chủ sở hữu của Công ty TNHH may mặc Crystal (Việt Nam) từ
Công ty TNHH Crystal Crown cho Công ty TNHH Crystal Master. Theo đó thay đổi

tên Công ty TNHH may mặc Crystal (Việt Nam) thành Công ty TNHH Crystal Martin
(Việt Nam).
Dự án Công ty TNHH Crystal Martin (Việt Nam) được thực hiện tại lô R (R1),
Khu công nghiệp Quang Châu, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang; Chủ dự án là Công ty
TNHH Crystal Martin (Việt Nam). Ngành nghề kinh doanh là sản xuất trang phục dệt
kim, đan móc, may trang phục (trừ trang phục từ da, lông thú) theo Giấy chứng nhận
đầu tư số 202043000105 do Ban Quản lý các KCN tỉnh Bắc Giang cấp ngày
21/05/2010, chứng nhận thay đổi lần hai ngày 27 tháng 06 năm 2012. Sự đầu tư của dự
án nằm trong thế mạnh phát triển của Tập đoàn Crystal - là một tập đoàn may mặc
hàng đầu châu Á, chuyên về các sản phẩm như: sản xuất các sản phẩm may mặc bằng
vải bò và quần áo thông dụng, hàng dệt kim, đồ lót, áo len.... ; là tập đoàn thương mại
nổi tiếng đối với khách hàng chủ chốt tại Mỹ, châu Âu, châu Á vì chất lượng sản phẩm
và năng lực sản xuất tốt. Bên cạnh việc đầu tư theo thế mạnh hoạt động và theo nhu
cầu thị trường; Crystal phân tích và nhận thấy trình độ tay nghề của công nhân Việt
Nam có thể đáp ứng các yêu cầu cao trong kỹ thuật may đồ lót.
Hơn nữa việc thực hiện Dự án thành công cũng sẽ góp phần thực hiện mục tiêu
phát triển ngành Dệt may trở thành một trong những ngành công nghiệp trọng điểm,
mũi nhọn về xuất khẩu; đáp ứng ngày càng cao nhu cầu tiêu dùng trong nước; tạo
nhiều việc làm cho xã hội; nâng cao khả năng cạnh tranh, hội nhập vững chắc kinh tế
khu vực và thế giới theo Quyết định số 36/QĐ-TTg ngày 14/3/2008 của Thủ tướng
Chính phủ về phê duyệt Chiến lược phát triển ngành công nghiệp Dệt may Việt Nam
đến năm 2015, định hướng đến năm 2020. Với chủ trương khuyến khích mọi thành
phần kinh tế trong và ngoài nước đầu tư phát triển ngành dệt may để phục vụ nhu cầu
trong nước và xuất khẩu.
Dự án được triển khai không những đem lại lợi ích kinh tế cho khu vực mà còn
góp phần nâng cao uy tín môi trường đầu tư của khu công nghiệp Quang Châu nói
riêng và cho tỉnh Bắc Giang nói chung. Sự hiện diện của Dự án có công nghệ cao với
trình độ khoa học kỹ thuật hiện đại và quy mô sản xuất lớn mang tầm quốc tế tại khu
công nghiệp Quang Châu sẽ có sức hấp dẫn mạnh mẽ với hiệu quả cao tới quyết định
đầu tư của một loạt các nhà đầu tư khác trên toàn thế giới.

Do Dự án được thực hiện đầu tư mới tại lô R (R1) tại khu công nghiệp Quang
Châu nên theo Điều 12 của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18/4/2011 của Chính
phủ và Điều 10 của Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18/7/2011 của Bộ tài
nguyên và môi trường, Công ty lập Báo cáo Đánh giá tác động môi trường của Dự án
trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt trước khi triển khai dự án.

14


Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án Công ty TNHH Crystal Martin (Việt Nam)

2. CĂN CỨ PHÁP LUẬT VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ
TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
2.1. Các văn bản pháp luật và văn bản kỹ thuật
1. Luật Bảo vệ môi trường được Quốc hội Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005 và có hiệu lực ngày 1 tháng 7 năm 2006.
2. Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Thủ tướng Chính
phủ về việc hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật Bảo vệ môi trường;
3. Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/04/2007 của Chính phủ về Quản lý chất
thải rắn.
4. Nghị định 21/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 02 năm 2008 của Thủ tướng Chính
phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP, ngày 09
tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về việc Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một
số Điều của Luật Bảo vệ môi trường;
5. Thông tư 12/2011/TT-BTNMT ngày 14 tháng 4 năm 2011 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường quy định về Quản lý chất thải nguy hại;
6. Nghị định 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định
về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi
trường;
7. Thông tư 26/2011/TT-BTNMT ngày 18 tháng 7 năm 2011 quy định chi tiết

một số điều của Nghị định 29/2011/NĐ-CP, ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ
quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết
bảo vệ môi trường;
8. Quyết định số 698/QĐ-UBND ngày 26/4/2006 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc
Giang về việc thành lập KCN và phê duyệt dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở
hạ tầng KCN Quang Châu;
9. Quyết định số 1391/QĐ-BXD ngày 9/10/2006 của Bộ Xây dựng về việc xây
dựng quy hoạch chi tiết KCN Quang Châu tỉnh Bắc Giang;
10. Quyết định số 130/QĐ-UBND ngày 18/5/2012 của UBND tỉnh về việc Quy
định một số trình tự, thủ tục đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi
trường, cam kết bảo vệ môi trường đề án bảo vệ môi trường;
11. Quyết định số 2524/QĐ-BTNMT ngày 29 tháng 12 năm 2009 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường về việc phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự
án “Đầu tư Xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu Công nghiệp Quang Châu” tại
các xã Quang Châu, Vân Trung, Hoàng Ninh và thị trấn Nếnh, huyện Việt Yên, tỉnh
Bắc Giang.
12. Giấy chứng nhận đầu tư số 202043000105 của Trưởng Ban quản lý các khu
công nghiệp Bắc Giang cấp, đăng ký lần đầu ngày 21/05/2010, chứng nhận thay đổi
lần 01 ngày 30/01/2012, chứng nhận thay đổi lần 02 ngày 27/06/2012;
2.2. Các tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng

15


Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án Công ty TNHH Crystal Martin (Việt Nam)

1. Các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường được ban hành kèm theo
Thông tư số 16/2009/TT-BTNMT ngày 07/10/2009 của Bộ TN&MT. Cụ thể là các
Quy chuẩn sau đây được áp dụng:
- QCVN 05:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng môi

trường không khí xung quanh;
- QCVN 06:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về một số chất độc hại
trong không khí xung quanh;
2. Các Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về môi trường được ban hành kèm theo
Quyết định số 16/2008/QĐ-BTNMT ngày 31/12/2008 của Bộ TN&MT. Cụ thể là:
- QCVN 08:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước
mặt;
- QCVN 09:2008/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước
ngầm.
- QCVN 14:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải sinh hoạt.
3. Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về môi trường được ban hành kèm theo Thông tư
số 04/2008/TT-BTNMT ngày 18/7/2008 của Bộ TN&MT. Cụ thể là:
- QCVN 03:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về giới hạn cho phép
của kim loại nặng trong đất.
4. Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về môi trường được ban hành kèm theo Thông tư
số 39/2010/TT-BTNMT ngày 16/12/2010 của Bộ TN&MT. Cụ thể là các Quy chuẩn
sau đây được áp dụng:
- QCVN 26:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về tiếng ồn;
- QCVN 27:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về độ rung.
5. Các tiêu chuẩn vệ sinh lao động ban hành theo Quyết định số 3733/2002/QĐBYT, ngày 10 tháng 10 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế (Bao gồm 21 tiêu chuẩn vệ
sinh lao động, 5 nguyên tắc và 7 thông số vệ sinh lao động).
2.3. Nguồn tài liệu, dữ liệu do Chủ dự án tự tạo lập sử dụng trong quá trình ĐTM
1. Thuyết minh Thiết kế Dự án;
2. Hồ sơ Thành lập Công ty TNHH May mặc Crystal (Việt Nam);
3. Hồ sơ Điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư.
3. PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH ĐTM
3.1. Các phương pháp ĐTM
1). Phương pháp liệt kê
Nhằm liệt kê, mô tả có đánh giá mức độ các tác động đến môi trường do hoạt
động của dự án gây ra, bao gồm các tác động từ nước thải, khí thải, chất thải rắn, an

toàn lao động, cháy nổ, vệ sinh môi trường, trong khu vực dự án… Đây là một phương
pháp tương đối nhanh và đơn giản, cho phép phân tích các tác động của nhiều hoạt
động khác nhau lên cùng một nhân tố.
2). Phương pháp đánh giá nhanh
16


Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án Công ty TNHH Crystal Martin (Việt Nam)

Các phương pháp đánh giá nhanh do tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thiết lập được
dựa trên cơ sở hệ số ô nhiễm nhằm ước tính tải lượng các chất ô nhiễm sinh ra.
3). Phương pháp so sánh
Dùng để đánh giá tác động trên cơ sở các Quy chuẩn Việt Nam QCVN08,
09:2008/BNTMT,03:2008/BTNMT,QCVN05:2009/BTNMT,QCVN26:2010/BTNMT,
QCVN 27:2010/BTNMT và các tiêu chuẩn, quy chuẩn Việt Nam khác.
4). Phương pháp kế thừa
Khai thác và kế thừa các kết quả điều tra hiện trạng môi trường hàng năm; số liệu
về khí tượng thủy văn của tỉnh. Thu thập số liệu các yếu tố và nguồn lực phát triển
kinh tế xã hội tác động tới môi trường của tỉnh, huyện, xã.
5). Phương pháp dự báo
Trên cơ sở các số liệu thu thập được và dựa vào các tài liệu có thể dự báo thải
lượng ô nhiễm do Dự án gây ra trong quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng và trong quá
trình hoạt động của Dự án. Từ đó các chuyên gia tư vấn có những kế hoạch, biện pháp
đưa ra nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
3.2. Các phương pháp khác
Phương pháp lấy mẫu và phân tích mẫu môi trường
Khảo sát, quan trắc, lấy mẫu tại hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm
theo các Thông tư, Tiêu chuẩn (TCVN) và Quy chuẩn Việt Nam (QCVN):
- Thông tư số 28/2011/TT – BTNMT ngày 01 tháng 8 năm 2011 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường Quy định quy trình kỹ thuật quan trắc môi trường không khí

xung quanh và tiếng ồn;
- Thông tư số 29/2011/TT – BTNMT ngày 01 tháng 8 năm 2011 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường Quy định quy trình kỹ thuật quan trắc môi trường nước mặt lục
địa;
- Thông tư số 33/2011/TT-BTNMT ngày 01 tháng 8 năm 2011 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường Quy định quy trình kỹ thuật quan trắc môi trường đất.
4. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐTM
Chủ Dự án phối hợp với Trung tâm Tư vấn và Công nghệ môi trường – Tổng cục
Môi trường tiến hành các bước cần thiết để lập Báo cáo ĐTM của dự án.
4.1. Tổ chức thực hiện và lập báo cáo ĐTM
- Trình tự thực hiện gồm các bước sau:
1. Nghiên cứu Dự án.
2. Tổ chức thu thập số liệu về điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội của xã Quang
Châu, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang.
3. Tổ chức điều tra, khảo sát hiện trạng môi trường khu vực xây dựng Dự án,
hiện trạng môi trường các khu vực lân cận, có khả năng chịu tác động ảnh hưởng đến
môi trường của Dự án.
17


Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án Công ty TNHH Crystal Martin (Việt Nam)

4. Tiến hành khảo sát lấy mẫu, phân tích, đánh giá, chất lượng môi trường không
khí, môi trường đất và môi trường nước trong khu vực đã và đang thực hiện Dự án và
các vùng lân cận.
- Đơn vị tư vấn lập ĐTM: Trung tâm Tư vấn và Công nghệ môi trường – Tổng
cục Môi trường
+ Đại diện là: TS. Nguyễn Đức Toàn

Chức vụ: Giám đốc


+ Địa chỉ: Số 556 Nguyễn Văn Cừ – Long Biên – Hà Nội
+ Điện thoại: 043.8727438

Fax: 043.8727441

4.2. Danh sách những người trực tiếp tham gia lập báo cáo ĐTM
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9

Họ và tên

Học vị

Chuyên ngành

Nguyễn Đức Toàn

Tiến sỹ

CN&QLMT


Nguyễn Trọng Cửu

Thạc sỹ

KH&CNMT

Đàm Văn Vệ

Thạc sỹ

Hóa Môi trường

Ngô Minh Công

Thạc sỹ

KH&CNMT

Nguyễn Thị Dịu

Cử nhân

Nguyễn Trần Mạnh

Kỹ sư

Lại Văn Hùng

Cử nhân


Nguyễn Thị Lan
Hương

Cử nhân

Wong Hang Sang

Khoa học Môi
trường
Khoa học Môi
trường
Công nghệ Môi
trường
Financial
manager
Sr. Operation
manager

18

Đơn vị công tác
Giám đốc Trung tâm Tư vấn và
Công nghệ Môi trường
Trưởng phòng Công nghệ môi
trường - Trung tâm Tư vấn và
CNMT
Trung tâm Tư vấn và Công nghệ
Môi trường
Trung tâm Tư vấn và Công nghệ
Môi trường

Trung tâm Tư vấn và Công nghệ
Môi trường
Trung tâm Tư vấn và Công nghệ
Môi trường
Trung tâm Tư vấn và Công nghệ
Môi trường
Công ty TNHH Crystal Martin Việt
Nam
Công ty TNHH Crystal Martin Việt
Nam


Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án Công ty TNHH Crystal Martin (Việt Nam)

CHƯƠNG I: MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN
1.1. TÊN DỰ ÁN
Dự án Công ty TNHH Crystal Martin (Việt Nam)
1.2. CHỦ DỰ ÁN
Chủ dự án: CÔNG TY TNHH CRYSTAL MARTIN (VIỆT NAM)
Địa chỉ trụ sở chính: lô R (R1), KCN Quang Châu, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc
Giang.
Điện thoại: 0240.3818188
Người đại diện: LO Lok Fung, Kenenth
Chức vụ: Tổng giám đốc
Địa chỉ thường trú: Số 7 phố Black’s Link, vịnh Repulse, Hồng Kông
Người được ủy quyền đại diện theo pháp luật tại Việt Nam: Tang Yam Chun
Chức vụ: Giám đốc tài chính
Địa chỉ: lô R (R1), KCN Quang Châu, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang.
1.3. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ CỦA DỰ ÁN
Vị trí của Dự án Công ty TNHH Crystal Martin (Việt Nam) tại Lô R (R1), khu

công nghiệp Quang Châu, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. Tổng diện tích của Công ty
là 80.609 m2 . KCN Quang Châu nằm dọc theo quốc lộ 1A, cách trung tâm thành phố
Bắc Giang khoảng 18km về phía Bắc. Khu vực xây dựng công ty cách Hà Nội khoảng
45km về phía Đông Bắc và nằm gần quốc lộ 1 A; do vậy, khu vực này rất thuận lợi về
mặt giao thông (Địa điểm thực hiện dự án được thể hiện trên hình 1-1).
Phía Tây Bắc giáp đường nội bộ (đối diện bên kia đường là Công ty TNHH
Nichirin), phía Tây Nam giáp đường giao thông nội khu công nghiệp (đối diện bên kia
đường là khu đất trống), phía Đông và Đông Nam giáp đường nội bộ KCN (đối diện
bên kia đường là khu dự án của Công ty Wintek); Phía Đông Bắc tiếp giáp Công ty
TNHH Wintek.
Vị trí tọa độ lô đất là:
Tọa độ điểm A1:
Tọa độ điểm A2:
Tọa độ điểm A3:
Tọa độ điểm A4:

X=0615117
N: 21012’53,6”
X= 0615201
N: 21012’59,7”
X= 0315532
N: 21012’54,4”
X= 0615447
N: 21012’48,2”

19

Y= 2346334
E: 106006’33,1”
Y= 2346521

E: 106006’36,1”
Y= 2346362
E: 106006’40,5”
Y= 2346170
E: 106006’44,5”


Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án Công ty TNHH Crystal Martin (Việt Nam)

Hình 1- : Vị trí lô đất thực hiện dự án

Dự án thực hiện trong KCN Quang Châu nên mặt bằng xây dựng đã được san
lấp và đã có mặt bằng, hiện tại khu vực dự án là lô đất trống, chưa xây dựng (Một số
hình ảnh liên quan khu vực dự án được thể hiện trong Phụ lục 4). Hiện tại, một số hạ
tầng cơ sở của KCN liên quan đến dự án như sau:
- Hệ thống thoát nước mưa: hệ thống thoát nước mưa phân bổ đến từng hàng
rào khu vực dự án, là hệ thống cống bê tông cốt thép D = 600m được thiết kế trên
nguyên tắc tự chảy. Các tuyến cống được bố trí trên vỉa hẻ cách mép bó vỉa 2,5m (cách
hàng rào doanh nghiệp 3,5m); nước mưa trên mặt đường được thu vào hố thu cộng lề
đường, khoảng cách giữa các hố thu nước đặt cách nhau từ 40-50m.
- Hệ thống cấp nước: đường ống cấp nước chính là đường ống cấp nước sinh
hoạt và chữa cháy, chạy dọc theo các trục đường. Ống cấp nước sử dụng ống nhựa
uPVC đường kính D250, ống cấp nước được đặt trên vỉa hè cách chỉ giới xây dựng
(hàng rào doanh nghiệp) 1m, độ sâu từ mặt vỉa hè tính đến đỉnh ống là 1m.
- Hệ thống thoát nước thải: Dùng ống uPVC D300 được thiết kế trên nguyên tắc
tự chảy. Các tuyến cống được bố trí trên vỉa hè cách mép bó vỉa 3,5m (cách hàng rào
doanh nghiệp 2,5m); khoảng cách giữa các hố thu nước thải đặt cách nhau 40m.
- Hệ thống cấp điện: Lưới điện trung thế sử dụng điện áp 22kV. Cột điện li tâm
với dây dẫn là cáp nhôm trần lõi thép, tiết diện dây dẫn As 150/24. Khoảng cách giữa
các ột điện là 50 -60m.

20


Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án Công ty TNHH Crystal Martin (Việt Nam)

1.4. NỘI DUNG CỦA DỰ ÁN
1.4.1. Mục tiêu của Dự án
Xây dựng nhà máy sản xuất trang phục và trang phục dệt kim, đan móc (Trừ
trang phục từ da, lông thú) với công suất 12.000.000 sản phẩm/năm.
1.4.2. Khối lượng và quy mô các hạng mục Dự án
Tổng diện tích khu đất đầu tư xây dựng là: 80.609 m 2. Diện tích đường nội bộ
23.033m2, chiếm 28,6% tổng diện tích, diện tích khuôn viên cây xanh 17.232m 2, chiếm
21,4% tổng diện tích. Dưới đây là bảng cơ cấu sử dụng đất của dự án.
Bảng 1- : Cơ cấu sử dụng đất của dự án
Diện tích sử dụng đất (m2)

Tỷ lệ (%)

Công trình xây dựng

40.344

50,00

Đường nội bộ

23.033

28,6


Cây xanh

17.232

21,4

80.609

100

Loại đất

Tổng cộng

Nguồn: Thuyết minh Thiết kế dự án

1.4.3. Mô tả biện pháp, khối lượng thi công xây dựng các công trình của dự án
a). Khối lượng thi công các công trình
Tổng diện tích xây dựng là 40.344 m2. Mật độ xây dựng là 50%. Diện tích cây
xanh chiếm 17.232m2, tương đương 21,4% tổng diện tích dự án do đó đảm bảo tiêu
chuẩn cây xanh cho khu vực dự án. Cơ cấu sử dụng đất được thể hiện chi tiết trong
bảng dưới đây:
Bảng 1- : Khối lượng quy mô các hạng mục dự án

ST
T

Các hạng mục
Diện tích khu đất


Chiều dài
(m)

Chiều rộng
(m)

Số lượng

Diện tích
(m2)

377,5

213,75

1

80.609

126

65,08

3

24.600

Giai đoạn 1

126


65,08

1

8.200

Giai đoạn 2

126

65,08

1

8.200

Giai đoạn 3

126

65.08

1

8.200

50

12


1

600

I

Các hạng mục chính

1

Nhà xưởng

2

Văn phòng

3

Nhà xe

3.600

Giai đoạn 1

48,35

33,1

1


1.600

Giai đoạn 2

48,35

20,68

1

1.000

21


Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án Công ty TNHH Crystal Martin (Việt Nam)

Giai đoạn 3
4

48,35

1

Nhà ăn

1.000
3.300


Giai đoạn 1

48,35

31

1

1.500

Giai đoạn 2

48,35

18,6

1

900

48,35

18,6

1

900

24


14,55

1

350

23,5

60

4

5.640

2

300

6

Giai đoạn 3
Nhà điều dưỡng cán
bộ công nhân
Nhà phụ kiện

II

Các hạng mục phụ

7


Bể nước

5

20,68

Giai đoạn 1

20

7,5

1

150

Giai đoạn 2

20

7,5

1

150

19,75

12,65


1

250

5

5

1

25

8

Trạm điện

9

Bể chứa dầu

10

Thiết bị làm lạnh

19,75

10,1

1


200

11

Nhà máy nén khí

19,75

12,65

1

250

12

Nhà bảo vệ

4,5

3,5

4

83,85

13

Nhà chứa rác


30

8

1

240

14

Trạm bơm

8

5

1

40

15

Khu xử lý nước thải

30

30

1


900

16

Bãi để xe ô tô

7

28

1

200

17

Bãi để xe ô tô khách

5,8

20

1

120

Diện tích xây dựng

40.344

Nguồn: Thuyết minh Thiết kế dự án

Tổng mặt bằng khu vực dự án được thể hiện trong hình 2.1 của phụ lục 2.
Bảng 1- : Phân chia giai đoạn triển khai dự án

STT

Các hạng mục
GIAI ĐOẠN 1

1

Nhà xưởng số 1

2

Văn phòng

3

Nhà xe số 1

4

Nhà ăn (phase 1)
22


Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án Công ty TNHH Crystal Martin (Việt Nam)


5

Nhà điều dưỡng

6

Bãi đỗ xe ô tô

7

Bể nước 1

8

Trạm điện

9

Bể chứa dầu

10

Thiết bị làm lạnh

11

Nhà máy nén khí

12


Nhà bảo vệ số 1, 2

13

Nhà chứa rác

14

Trạm bơm

15

Đường nội bộ và hệ thống thoát nước

16

Khu xử lý nước thải

17

Hàng rào bao quanh nhà máy
GIAI ĐOẠN 2

1

Nhà xưởng giai đoạn 2

2

Nhà xe giai đoạn 2


3

Nhà ăn giai đoạn 2

4

Bể nước 2 giai đoạn 2

5

Cổng + nhà bảo vệ số 3

6

Đường nội bộ và hệ thống thoát nước
GIAI ĐOẠN 3

1

Nhà xưởng giai đoạn 3

2

Nhà xe giai đoạn 3

3

Cổng + nhà bảo vệ số 4


4

Nhà phụ kiện

5

Nhà ăn giai đoạn 3

6

Đường nội bộ và hệ thống thoát nước
Nguồn: Thuyết minh Thiết kế dự án

b). Giải pháp thiết kế kiến trúc
Các chỉ tiêu quy hoạch của công trình tuân thủ theo các chỉ tiêu trong khu công
nghiệp. Công trình được xây dựng theo đúng chỉ giới đường đỏ.
23


Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án Công ty TNHH Crystal Martin (Việt Nam)

Quy hoạch tổng mặt bằng như sau:
- Khu đất được lựa chọn để xây dựng có kích thước 377,5m x 213,75m.
- Toàn bộ dự án được quy hoạch chặt chẽ trong khuôn viên nêu trên.
- Bố cục quy hoạch như sau: bố trí 4 cổng từ 2 trục đường chính phía Tây và
Nam khu đất. Cổng số 1 tiếp cận gần phía khu nhà điều dưỡng và bãi đỗ xe công ty.
Cổng số 2 tiếp cận nhà Văn phòng và các xưởng sản xuất. Cổng số 3 và 4 tiếp cận từ
đường phía Nam bổ sung cho công suất hoạt động theo các giai đoạn.
Bảng 1- : Giải pháp thiết kế kiến trúc dự án


STT

1

2

3

4

5

6

7
8

Vật liệu hoàn thiện kiến trúc
Sàn
Tường
Mái
Cửa
Là công trình
Lát gạch
Xây
Lợp tôn
Cửa kim
chính, nằm ở trục
ceramic.
gạch, trát có lớp

loại kết
Nhà
trung tâm khu đất
Nền tầng 1
+ sơn
chống
hợp cửa
xưởng
đảm bảo hoạt động dùng lớp
nóng
nhôm
sản xuất chính của phủ bề mặt
kính
nhà máy.
tạo cứng
Đảm bảo hoạt
Lát gạch
Xây
BTCT đổ Cửa
động điều hành sản ceramic
gạch, trát tại chỗ có nhôm
Văn
xuất và nghiên cứu
+ sơn
các lớp
kính
phòng
mẫu mã sản xuất.
chống
hoặc cửa

nóng
nhựa
Để xe đạp, xe máy, Láng vữa
Mái tôn
Nhà xe
ô tô cho cán bộ
xm
CNV và khách
Là nơi nấu nướng
Lát gạch
Xây
Lợp tôn
Cửa
và phục vụ ăn
ceramic
gạch, trát có lớp
nhôm
Nhà ăn
uống cho cán bộ,
+ sơn
chống
kính
công nhân viên của
nóng
hoặc cửa
nhà máy.
nhựa
Là nơi nghỉ ngơi
Lát gạch
Xây

BTCT đổ Cửa
cho các cán bộ và
ceramic
gạch, trát tại chỗ có nhôm
công nhân của Nhà
+ sơn
các lớp
kính
Nhà điều
Máy trong trường
chống
hoặc cửa
dưỡng
hợp bị ốm, bệnh
nóng
nhựa
trước khi chuyển đi
bênh viện
Bê tông
Không
Không
Không
Bãi đỗ xe Dùng làm nơi đỗ
xây
làm mái
có cửa
ô tô công xe ô tô của công ty
tường
ty
Chứa nước sạch

Bể nước
phục vụ sản xuất
và sinh hoạt
Trạm điện Nhà trạm điện
Láng vữa
Xây
BTCT
Cửa sắt
xm
gạch, trát
KT
Các hạng
mục

Công năng

24


Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án Công ty TNHH Crystal Martin (Việt Nam)

+ sơn
9

Bể chứa
dầu

10

Thiết bị

làm lạnh

11

Nhà máy
nén khí

12

Nhà bảo
vệ

13

Nhà chứa
rác

14

Trạm
bơm

15

16

17

Xây bể chứa dầu
phục vụ kỹ thuật

sản xuất
Phục vụ kỹ thuật
sản xuất
Đặt máy nén khí
phục vụ hoạt động
sản xuất
Trực và bảo vệ an
ninh nhà máy

Bể bằng
thép

Chứa rác thải nhà
máy

Bê tông,
láng vữa

Xây
Tôn
gạch, trát,
sơn

Lát gạch
ceramic.
Nền tầng 1
dùng lớp
phủ bề mặt
tạo cứng
Bê tông


Xây
gạch, sơn
hoàn
thiện

tôn

Cửa kim
loại kết
hợp cửa
nhôm
kính

Không
xây
tường

Không
làm mái

Không
có cửa

Bơm nước cấp cho
sản xuất và sinh
hoạt
Khu xử lý Xử lý nước thải
nước thải của nhà máy
Lắp ghép các phụ

kiện cho sản phẩm
Nhà phụ
chính
kiện
Bãi để xe
ô tô
khách

Dùng làm nơi đỗ
xe ô tô của công ty

Xây
gạch, trát
+ sơn
Xây
gạch, trát
+ sơn

BTCT

Cửa sắt
KT

BTCT

Cửa
nhôm
kính
hoặc cửa
nhựa


Nguồn: Thuyết minh Thiết kế dự án

Hình thức kiến trúc: Hiện đại, đơn giản, phù hợp với ngôn ngữ kiến trúc công
nghiệp.
Sân vườn, đường dạo nội bộ, cây xanh, tiểu cảnh, hàng rào:
- Sân vườn trồng các loại cây cao thấp xen kẽ trên nền cỏ. Tạo khuôn viên trồng
cây bằng các bó vỉa. Có các đá non bộ kết hợp tạo thêm sự phong phú.
- Đường dạo nội bộ: lát gạch, đá tạo các lối đi nội bộ.
- Cây xanh: lựa chọn các loại cây bóng mát, cây tán thấp, cây hoa và thảm cỏ đan
xen sắp xếp thành khuôn viên có bố cục đẹp.
- Hàng rào: sử dụng hàng rào hoa sắt kết hợp xây gạch.
c). Giải pháp thiết kế kết cấu
25


×