Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

Báo cáo ĐTM dự án Đầu tư xây dựng Công ty dệt Hopex, Hải Dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (457.75 KB, 33 trang )

Báo cáo đánh giá tác động môi trường – Dự án đầu tư xây dựng Công ty Dệt Hopex, Hải Dương

MỞ ĐẦU
A. XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN
1. Hoàn cảnh ra đời của dự án
Trong những năm gần đây, công tác ĐTM đối với các dự án phát triển đã được quan
tâm rất nhiều. Nhiều văn bản của Nhà nước, Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường
cũng như yêu cầu của các cấp chính quyền địa phương là cơ sở pháp lý để đòi hỏi các
dự án phát triển, các dự án đầu tư, các cơ sở sản xuất đang hoạt động phải thực hiện
báo cáo ĐTM và các biện pháp khống chế giảm thiểu ô nhiễm môi trường, nhằm đảm
bảo một nền kinh tế phát triển bền vững.
Thực hiện chủ trương thu hút đầu tư phát triển nhanh công nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp, nâng cao tỷ trọng công nghiệp trong cơ cấu kinh tế của huyện, công ty Dệt
Hopex đã được cấp phép đầu tư cơ tại Khu công nghiệp Lai Cách, thị trấn Lai Cách,
huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương theo công văn số 33/GP-HD ngày 19/6/2003. Đây
là môi trường thuận lợi cho đầu tư do có khả năng thu hút lao động tại chỗ, địa điểm
thuận lợi giao thông, thông thương với khu vực tam giác kinh tế trọng điểm phía Bắc
là điều kiện rất tốt để phát triển sản xuất.
Mục tiêu của dự án là xây dựng một công ty hoạt động trong lĩnh vực may mặc. Đây
là một trong những ngành nghề sản xuất được ưu tiên do tạo được việc làm cho nhiều
đối tượng lao động, có tỷ trọng xuất khẩu cao, thu về ngoại tệ cho đất nước. Hiện tại,
nguồn nguyên liệu đầu vào cho sản xuất của công ty khá phong phú và thị trường tiêu
thụ sản phẩm cũng được đảm bảo, do đó việc đầu tư cơ sở sản xuất trong khu công
nghiệp là rất cần thiết.
Thực hiện nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành Luật BVMT năm 2006, Công ty Dệt Hopex với sự tư vấn
của Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST), Trường Đại học Bách khoa Hà
nội đã tiến hành xây dựng báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) và đề xuất các
phương án phòng chống ô nhiễm đối với Dự án “ Đầu tư xây dựng Công ty Dệt
Hopex" tại thị trấn Lai Cách, huyện Cẩm Giàng, Tỉnh Hải Dương.
2. Cơ quan duyệt dự án đầu tư


Dự án “Đầu tư xây dựng Công ty Qualytex" được UBND tỉnh Hải Dương ký Quyết
định số 33/GP – HD ngày 19 tháng 6 năm 2003, sau đó được đổi tên thành Công ty dệt
Hopex theo Quyết định số 33/GPĐC1-HD ngày 17 tháng 02 năm 2005. Địa điểm thực
hiện dự án: Cụm Công nghiệp Lai Cách, thị trấn Lai Cách, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải
Dương.
B. TÀI LIỆU VÀ SỐ LIỆU LÀM CĂN CỨ CHO BÁO CÁO
1. Căn cứ pháp lý của việc thực hiện ĐTM
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 8693551

1


Báo cáo đánh giá tác động môi trường – Dự án đầu tư xây dựng Công ty Dệt Hopex, Hải Dương

Báo cáo ĐTM “Đầu tư xây dựng Công ty Dệt Hopex" tại CCN Lai Cách, thị trấn
Lai Cách, huyện cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương được xây dựng dựa trên những cơ sở
pháp lý sau:
- Luật Bảo vệ môi trường nước CHXHCN Việt Nam khoá XI thông qua tại kỳ họp
thứ 8 ngày 29/11/2005 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2006 (Luật BVMT
2006).
- Nghị định 80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành Luật BVMT năm 2006.
- Nghị định 81/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ quy định xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực BVMT.
- Thông tư số 08/2006/TT-BTNMT ngày 08/9/2006 của Bộ Tài Nguyên và Môi
trường hướng dẫn lập và thẩm định báo cáo Đánh giá Môi trường chiến lược, Đánh
giá tác động môi trường và Cam kết bảo vệ Môi trường.
- Nghị định số 21/2008/ND-CP ngày 28/2/2008 về việc sửa đổi, bổ xung một số điều
của Nghị định số 80/2006/ND-CP về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành
một số điều luật BVMT.

- Các Tiêu chuẩn Việt Nam về Môi trường hiện hành.
- Quyết định số 22/2006/QĐ-BTN&MT ngày 18/12/2006 của Bộ TN&MT về việc
bắt buộc áp dụng Tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường
- Nghị định 59/2007/NDD-CP ngày 9/4/2007 về quản lí chất thải rắn.
- Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT ngày 26/12/2006 của Bộ TNMT về việc ban
hành Danh mục chất thải nguy hại;
- Quyết định số 12/2006/QĐ-BTN&MT ngày 8/9/2006 của Bộ TN&MT về việc nhập
khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất .
- Quyết định số 155/1999/QĐ-TTg ngày 16/7/1999 về việc ban hành Quy chế quản lý
chất thải nguy hại.
- Quyết định số 36/2008/QĐ-TTG ngày 10/3/2008 về việc phê duyệt chiến lược phát
triển ngành công nghiệp Dệt – May Việt Nam dến năm 2015, định hướng đến năm
2020.
- Các văn bản pháp lý của Nhà nước phê duyệt dự án “Đầu tư xây dựng “Công ty Dệt
Hopex" tại CCN Lai Cách, thị trấn Lai Cách, huyện cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương.
2. Căn cứ kỹ thuật của việc thực hiện ĐTM
Để lập báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án, báo cáo sử dụng các tài liệu
sau làm cơ sở kỹ thuật:
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 8693551

2


Báo cáo đánh giá tác động môi trường – Dự án đầu tư xây dựng Công ty Dệt Hopex, Hải Dương

-

Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án: “Đầu tư xây dựng Công ty Dệt Hopex" tại
CCN Lai Cách, thị trấn Lai Cách, huyện cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương


- Các tài liệu thống kê về điều kiện địa lý, tự nhiên, khí tượng, thủy văn, tình hình
kinh tế xã hội của địa điểm thực hiện dự án là Thị trấn Lai Cách, huyện Cẩm Giàng
tỉnh Hải Dương.
- Các số liệu đo đạc, phân tích các chỉ tiêu môi trường tại khu vực dự án.
- Các tài liệu về công nghệ xử lý và giảm thiểu chất ô nhiễm (nước, khí và chất thải
rắn) trong và ngoài nước.
C. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án “Đầu tư xây dựng Công ty Dệt
Hopex" tại CCN Lai Cách, thị trấn Lai Cách, huyện cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương do
Công Ty Dệt Hopex chủ trì và do Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) Trường ĐH Bách khoa Hà Nội số 1 Đại Cồ Việt Hà Nội là cơ quan tư vấn.
Các thành viên trực tiếp tham gia lập báo cáo ĐTM gồm có:
TT

Họ và tên

Cơ quan công tác

2.

GS. TS. Đặng Kim Chi

Phó Viện trưởng Viện Khoa học và Công
nghệ Môi trường, Trường Đại học Bách
Khoa Hà nội

3.

Ths. Thịnh Thương Thương

Cán bộ Viện KH&CN Môi trường


4.

Ths. Nguyễn Thúy Nga

Cán bộ Viện KH&CN Môi trường

5.

CN. Lê Đạo

Cán bộ Viện KH&CN Môi trường

1.

Và sự hợp tác giúp đỡ của Phòng Quản lí môi trường - Sở TN&MT Hải Dương,
UBND thị trấn Lai Cách, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương cũng như các chuyên gia
về môi trường, nhóm công tác đã tiến hành thực hiện những hoạt động sau:
-

Thu thập các tài liệu, số liệu liên quan đến hoạt động của dự án như những văn bản
pháp lí, hồ sơ thuê đất, tài liệu mô tả dự án, các tài liệu kỹ thuật liên quan đến các
dự án tương tự

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 8693551

3


Báo cáo đánh giá tác động môi trường – Dự án đầu tư xây dựng Công ty Dệt Hopex, Hải Dương


-

Thu thập các tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của khu vực thực hiện
dự án đến phạm vi xã

-

Tiến hành khảo sát hiện trường, lấy mẫu phân tích hiện trạng các thành phần môi
trường tại địa điểm thực hiện dự án

-

Tổ chức tham vấn cộng đồng, trao đổi với UBND, ủy ban mặt trận tổ quốc thị trấn
Lai Cách về ảnh hưởng của hoạt động dự án đến cộng đồng

-

Trao đổi với các chuyên gia kỹ thuật và chuyên gia môi trường

-

Tập hợp tài liệu và viết báo cáo tuân thủ theo hướng dẫn của thông tư 08/2006/TTBTNMT. Báo cáo ĐTM được trình bày trong 9 chương, có minh hoạ bằng các
bảng biểu và hình ảnh thu được từ thực tế tại khu vực thực hiện dự án. Bố cục sắp
xếp như sau:
Mở đầu
Chương 1: Mô tả tóm tắt dự án
Chương 2: Điều kiện tự nhiên, môi trường và kinh tế-xã hội
Chương 3: Đánh giá các tác động môi trường
Chương 4: Biện pháp giảm thiểu tác động xấu, phòng ngừa và ứng phó sự cố môi

trường
Chương 5: Cam kết thực hiện biện pháp bảo vệ môi trường
Chương 6: Các công trình xử lý môi trường, chương trình quản lý và giám sát môi
trường.
Chương 7: Dự toán kinh phí cho các công trình môi trường
Chương 8: Tham vấn ý kiến cộng đồng
Chương 9: Chỉ dẫn nguồn cung cấp số liệu, dữ liệu và phương pháp đánh giá
Kết luận và kiến nghị

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 8693551

4


Báo cáo đánh giá tác động môi trường – Dự án đầu tư xây dựng Công ty Dệt Hopex, Hải Dương

CHƯƠNG 1
MÔ TẢ SƠ LƯỢC DỰ ÁN VÀ KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN
1.1.

TÊN DỰ ÁN
” Đầu tư xây dựng Công ty dệt Hopex”

1.2.

CHỦ DỰ ÁN

Chủ đầu tư thứ Park Jung Man
nhất: (tư nhân)
Quốc tịch


Hàn Quốc

Số hộ chiếu:

7020017 tại Seoul Hàn Quốc, ngày 26/5/2003

Địa chỉ thường trú

Khách sạn Nikko – Hà Nội

Chủ đầu tư thứ hai:

Công ty Hopex, Inc

Trụ sở chính:

110 East, 09th stress # A-759 Los Angeles, Ca 90079

Giấy phép DKKD số:

95-4411953 tại Los Angeles - Mĩ

Tel

1-213-688-9665-8

Đại diện bởi Ông:

Mike Park Chung Seung


Fax : 1-213-688-0896

Công ty Dệt Hopex là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Vốn điều lệ của Công ty là
5.000.000 USD. Ngành nghề kinh doanh chính của Công ty:
-

Gia công, giặt mài các sản phẩm dệt may.

-

Dệt vải, dệt kim.

-

Xử lý hoàn tất và cắt, may quần áo dệt kim xuất khẩu và xuất khẩu các chế
phẩm vải dệt kim.

1.3. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ CỦA DỰ ÁN
1.3.1. Vị trí địa lý
Công ty Dệt Hopex dự kiến được xây dựng trên diện tích đất thuê nằm ở Cụm CN Lai
Cách - Huỵện Cẩm Giàng – Tỉnh Hải Dương, cách khu dân cư gần nhất 300 m.
Tổng diện tích đất dự kiến sử dụng của Công ty là 58.072 m2 và được phân ranh giới:
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 8693551

5


Báo cáo đánh giá tác động môi trường – Dự án đầu tư xây dựng Công ty Dệt Hopex, Hải Dương


-

Phía đông giáp Đường 5 vào ga Cao Xá

-

Phía tây giáp cánh đồng.

-

Phía nam giáp khu nghĩa địa thị trấn Lai Cách

-

Phía bắc giáp công ty Tân Lạp, sản xuất bít tất dệt kim xuất khẩu.

Khu vực xây dựng công ty cách Hà Nội khoảng 70km về phía Đông và nằm gần
đường quốc lộ 5 Hà nội- Hải Phòng, do vậy, khu vực này rất thuận lợi về mặt giao
thông. Mặt khác, do đặc thù địa lý của khu vực, nhiều dự án khác cũng đã và sẽ được
triển khai tại Cụm công nghiệp với nhiều ngành nghề khác nhau, tạo ra một khu vực
sản xuất mới, kéo theo nhiều dịch vụ đi kèm, qua đó tạo điều kiện phát triển kinh tế
khu vực. Địa điểm thực hiện dự án được thể hiện trên hình 1- phần phụ lục.
1.3.2. Bố trí mặt bằng
Công ty nằm trong Cụm CN Lai Cách - Huỵện Cẩm Giàng – Tỉnh Hải Dương nên
không cần giải phóng mặt bằng.
Mặt bằng của dự án được thiết kế theo các nguyên tắc:
-

Đáp ứng được yêu cầu của công nghệ sản xuất.


-

Hệ thống đường giao thông nội bộ, sân bãi phải đảm bảo cho việc vận chuyển
và bốc dỡ nguyên liệu cũng như sản phẩm.

-

Bố trí các hạng mục hợp lý.

-

Tận dụng được các điều kiện tự nhiên của mặt bằng như hướng bố trí các thiết
bị xử lý môi trường, nhằm hạn chế đến mức tối đa tác động từ dây chuyền sản
xuất đến các khu vực bên trong và bên ngoài công ty.

Phân bố cơ cấu diện tích đất cho các khu chức năng được đưa ra trong bảng 1.1.
Bảng 1.1. Cơ cấu diện tích đất cho các phân khu chức năng của Công ty

TT Hạng mục
1

Khu văn phòng

Quy hoạch
Diện tích xây dựng (m2)
770

Nhà ăn

1.050


Xưởng giặt mài

3.520

Xưởng dệt kim

6.000

Xưởng may

6.300

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 8693551

6


Báo cáo đánh giá tác động môi trường – Dự án đầu tư xây dựng Công ty Dệt Hopex, Hải Dương

TT Hạng mục

3

Quy hoạch
Diện tích xây dựng (m2)

Phòng thường trực

40


Nhà để xe

500

Nhà vệ sinh

330

Tháp nước

25

Trạm biến áp

125

Tec dầu

78

Bể chứa nước, nồi hơi, đường
nội bộ, khu xử lý nước.

25.428

Cây xanh môi trường

13.905


Tổng

58.072

Phương án bố trí tổng mặt bằng của Công ty được thể hiện trong sơ đồ mặt bằng tổng
thể Công ty (hình 2 - phần phụ lục).
1.4. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA DỰ ÁN
1.4.1. Phương án đầu tư
Tổng vốn đầu tư của Dự án là 5.000.000 USD. Trong đó:
-

Vốn pháp định là : 1.500.000 USD.

-

Vốn vay là: 3.500.000 USD.

Các hạng mục đầu tư bao gồm:
-

Xây dựng nhà xưởng: 500.000 USD.

-

Thuê đất, giải phóng mặt bằng: 120.000 USD.

-

Xây dựng, trang bị thiết bị văn phòng: 100.000 USD.


-

Xây dựng, trang bị dụng cụ nhà ăn: 80.000 USD.

-

Trang bị máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất: 3.500.000 USD.

-

Vốn cố định khác: 200.000 USD.

-

Vốn lưu động: 500.000 USD.

1.4.2. Nhân lực và cơ cấu tổ chức quản lý sản xuất

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 8693551

7


Báo cáo đánh giá tác động môi trường – Dự án đầu tư xây dựng Công ty Dệt Hopex, Hải Dương

Công ty có một Tổng giám đốc - là người lãnh đạo cao nhất và chịu trách nhiệm chung
về toàn bộ các mặt sản xuất kinh doanh của công ty.
Hiện tại, công ty có 256 cán bộ công nhân viên đang làm việc, sau khi hoàn thành dự
án và đi vào sản xuất ổn định công ty có 1.499 cán bộ công nhân viên, trong đó :
-


Người Việt Nam: 1494 người.

-

Người nước ngoài:

5 người.

Nguồn nhân công: Trừ những cán bộ kỹ thuật, nghiệp vụ, số lao động còn lại được
tuyển dụng từ nguồn nhân lực sẵn có tại địa phương. Theo dự kiến, khi dự án đi vào
hoạt động ổn định, Công ty sẽ tiến hành lớp đào tạo tay nghề cho cán bộ công nhân
viên trong Công ty, từ người lao động chưa có tay nghề đến kỹ thuật viên, chuyên viên
người Việt Nam. Mỗi năm có kế hoạch đào tạo nâng cao thêm 2 lần/năm.
Chế độ làm việc: Thời gian làm việc thực hiện theo đúng qui định của luật lao động,
ngày làm việc 8 tiếng, số ngày làm việc trong một năm là 305 ngày. Trong trường hợp
do yêu cầu sản xuất phải tăng ca, công nhân làm tăng giờ sẽ được thanh toán tiền công
thỏa đáng theo quy định hiện hành của Nhà nước. Có hai hình thức trả lương, thứ nhất
là lương theo sản phẩm (Đơn giá lương sản phẩm, căn cứ vào quy định mức lương tối
thiêu do nhà nước ban hành), thứ hai là lương theo thời gian cố định.
1.4.3. Công nghệ sản xuất
Sơ đồ quy trình sản xuất, gia công giặt mài các sản phẩm dệt may được trình bày trong
hình 1.1
Vải bò

Cắt may

Máy bắn cát
Nước Giaven,
acetic, Na2CO3


Mài cát

Giặt

Sấy
Không đạt về màu

Sản phẩm

Na

Mài tay

Hình 1.1. Quy trình công đoạn sản xuất gia công giặt mài các sản
phẩm dệt may

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 8693551

8


Báo cáo đánh giá tác động môi trường – Dự án đầu tư xây dựng Công ty Dệt Hopex, Hải Dương

Quy trình sản xuất gia công giặt mài các sản phẩm dệt may được thuyết minh tóm tắt
như sau:
Vải bò được cắt, may trên hệ thống máy cắt, may công nghiệp, sau đó được mài trắng
bằng máy bắn cát. Sau khi mài cát sản phẩm được giắt bằng dung dịch nước Giaven,
acetic và Na2CO3, và sấy để thu được sản phẩm cuối cùng. Sau công đọan sấy, các sản
phẩm nào không đạt về màu được mài bằng tay, sau đó được đưa trở lại công đoạn

giặt. Phần dung dịch thải từ các công đoạn giặt được đưa vào hệ thống xử lý nước
thải.
Sơ đồ quy trình dệt kim các loại được trình bày trong hình 1.2
Sợi màu

Dệt

Hoàn tất

Cắt

May

Sản phẩm

Hình 1.2. Quy trình dệt kim các loại
Quy trình công đoạn dệt kim các loại: Nguyên liêu đầu vào là sợi màu các loại qua các
máy dệt kim ra các vải hình ống có kích thước và màu sắc phụ thuộc yêu cầu của sản
phẩm, sau đó được cắt, may thành các loại thành phẩm khác nhau. Nguyên liệu đầu
vào là sơi màu nên không qua khâu nấu, tẩy bằng hóa chất.
1.4.4. Thiết bị trong dây chuyền công nghệ
Để đảm bảo tính hiện đại và tiên tiến của dây chuyền sản xuất, Công ty sẽ nhập khẩu
các thiết bị từ nước ngoài, bao gồm máy may từ Trung Quốc và Hàn Quốc, Máy giặt
và máy sấy từ Hàn Quốc. Các loại máy móc thiết bị của các dây chuyền sản xuất được
liệt kê trong bảng 1.2.
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 8693551

9



Báo cáo đánh giá tác động môi trường – Dự án đầu tư xây dựng Công ty Dệt Hopex, Hải Dương

Bảng 1.2. Các máy móc, thiết bị của dự án
TT Tên máy móc, thiết Loại
bị

Hiện trạng

Nước sản xuất

Số lượng
(bộ)

Đợt 1 (11/2003)
1

Máy giặt tự động D 00
vải bò Denim

Mới

Hàn Quốc

12

2

Máy giặt tự động D 00
vải Cotton


Mới

Hàn Quốc

02

3

Máy giặt tự động D 50
vải cotton

Mới

Hàn Quốc

01

4

Máy giặt tự dộng
vải bò

Mới

Hàn Quốc

01

5


Máy sấy tự động

D 100

Mới

Hàn Quốc

14

Máy vắt nước vải bò
Denim

D 48

Mới

Hàn Quốc

01

Máy vắt nước vải bò D 48
cotton

Mới

Hàn Quốc

01


7

Máy phun cát

Mới

Hàn Quốc

03

8

Máy hút bụi

Mới

Hàn Quốc

01

9

Máy nén khí

100 HP Mới

Hàn Quốc

01


10

Máy nén khí

75 HP

Mới

Hàn Quốc

01

11

Máy phun hóa chất

Mới

Hàn Quốc

02

12

Thiết bị nồi hơi

01

13


Thiết bị nén khí

01

6

Đợt 2 (9/2006)
14

Máy may o1 kim KM
thường
250A

Mới

Hàn Quốc

50

15

Máy may 01 kim cắt KM
chỉ tự động
250

Mới

Hàn Quốc

12


Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 8693551

10


Báo cáo đánh giá tác động môi trường – Dự án đầu tư xây dựng Công ty Dệt Hopex, Hải Dương

A7S
16

Máy may 02 kim cơ KM 7 Mới
động
97

Hàn Quốc

12

17

Máy may o2 kim cố KM 7 Mới
định
57

Hàn Quốc

06

18


Máy may 01 kim KM 5 Mới
vừa may vừa xén
06

Hàn Quốc

12

19

Máy di bọ tự động

SPS/C Mới
B1 201
M

Hàn Quốc

08

20

Máy đính cúc tự SPS/C Mới
động
B1 202
01

Hàn Quốc


01

Hàn Quốc

06

Hàn Quốc

01

Đợt 3 (12/2007)
21

Máy giặt tự động D 500
vải bò Denim

Mới

22

Máy giặt tự động D600
vải bò Denim

Mới

23

Máy sấy tự động

D200


Mới

Hàn Quốc

03

24

Máy sấy tự động

D 100

Mới

Hàn Quốc

05

25

Máy vắt nước vải bò D48
Denin

Hàn Quốc
Mới

02

26


Máy tạo nhãn

Mới

Hàn Quốc

01

27

Máy là phẳng

Mới

Hàn Quốc

01

28

Máy giặt tự động
vải màu

Hàn Quốc
Mới

10

29


Máy phun hóa chất

Mới

Hàn Quốc

10

30

Máy lọc nước

Mới

Hàn Quốc

01

31

Xe nâng hàng

Mới

Hàn Quốc

01

1.4.5. Nhu cầu về nguyên vật liệu, năng lượng và nước

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 8693551

11


Báo cáo đánh giá tác động môi trường – Dự án đầu tư xây dựng Công ty Dệt Hopex, Hải Dương

1.4.5.1. Nhu cầu về nguyên vật liệu, hoá chất
Nguyên vật liệu dùng của công ty là sợi vải màu các loại dùng để dệt ra các vải hình
ống, phù hợp vói kích cỡ yêu cầu. Hiện tại nguồn cung cấp nguyên liệu chủ yếu là
nhập khẩu từ nước ngoài.
Các vật liệu phục vụ sản xuất gồm:
-

Hoá chất nhuộm vải.

-

Cát mài trắng vải bò.

Nhu cầu về nguyên liệu, hoá chất cho quá trình sản xuất của Công ty được đưa trong
bảng 1.3.
Bảng 1.3. Nguyên vật liệu, hoá chất sử dụng cho Công ty
TT

Tên nguyên liệu

I

Hóa chất các loại


1

Tẩy hồ -LT 1000

2

Hồ mềm (CS-100P)
Chất chống
(Pan-100)
Chất chống
(ERS-100)

3
4
5

Xà phòng A100

6

Axit axetic

lem

4.113

8

17


Tên nguyên liệu

Số
lượng
(kg/năm)

Axit Oxalic

6

374

18

Salt medicine

72

369

19

Màu vàng GBLD

31

5.332

20


Màu đỏ Red

2

298

21

Màu nâu đỏ BRL

7

3.708

22

Màu vàng Yellow

168

23

Màu nơ 4BK

9

24

Màu cam TGL


10

Enzim trung tính
1.202
Bot(Neo-CelLXT)
Enzim nước (Biotex
2.262
Ultra)

7

16

lem

Số lượng TT
(kg/năm)

9

H2O2

6.571

25

Màu đen VSF

43


10

Soda

8.228

26

Màu black FX

10

11

Javel

68.700

27

Blue 4GL

12

12

Thuốc tím

942


28

Blue lá cây

23

13

Na2S2O3

3.582

29

Da cam INDO

4.200

14

Na2SO4

15.516

30

Đá giặt

9.600


15

Na2SiO3+H2O2

226

31

Cát bắn trắng

40.000

NaOH

602

16

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 8693551

12


Báo cáo đánh giá tác động môi trường – Dự án đầu tư xây dựng Công ty Dệt Hopex, Hải Dương

II

Nguyên liệu


1

Sợi màu các loại

1.000.000

1.4.5.2. Nhu cầu tiêu thụ năng lượng
Than dùng đốt lò hơi cung cấp hơi cho quá trình hấp nhuộm được mua trong nước, tại
Quảng Ninh, tổng lượng khoảng 1.000 tấn/năm.
Nguồn điện cung cấp cho Công ty lấy từ điện lưới quốc gia. Theo tính toán thiết kế,
tổng lượng điện cần cấp cho hoạt động sản xuất, sinh hoạt và chiếu sáng của Công ty
Dệt Hopex là khoảng 9 triệu KWh/năm.
1.4.5.3. Hệ thống cấp và thoát nước
a. Cấp nước
Nhu cầu tiêu thụ nước của Công ty gồm nước sản xuất công nghiệp (nước sử dụng cho
các công đoạn giặt, tẩy…), nước sinh hoạt cho công nhân, nước tưới cây và nước
phòng cháy chữa cháy. Nước cấp dự kiến cho toàn bộ hoạt động sản xuất của Nhà máy
được lấy từ sông Sặt thuộc địa bàn xã Tứ Minh, thành phố Hải Dương. Dự tính nhu
cầu cung cấp nước được đưa ra trong bảng 1.4.
Bảng 1.4. Nhu cầu tiêu thụ nước của Công ty
TT Mục đích
1.
2.

Lượng tiêu
thụ (m3/ngày)

Nước cấp cho sản xuất (sử dụng cho các công đoạn giặt tẩy, 485
vệ sinh thiết bị, nhà xưởng… )
Nước phục vụ cho sinh hoạt, tưới cây, rửa đường, phòng cháy

115
chữa cháy
Tổng cộng:
600

Sơ đồ cấp nước được thể hiện ở hình 4 - phần phụ lục.
b. Thoát nước
Nước thải sản xuất chảy vào bể chứa có thể tích 72 m 3, được làm lắng sau đó qua hệ
thống xử lý, chảy theo hệ thống cống thoát nước thải ra mương của khu công nghiệp.
Nước sinh hoạt của cán bộ công nhân viên được xử lý bằng bể fose, chảy theo hệ
thống cống ra mương của khu công nghiệp.
Nước mưa được thu gom từ mái nhà máy, bề mặt, đổ vào mương thoát nước mưa
(mương hở) rồi đổ vào mương của khu công nghiệp. Sơ đồ thoát nước mưa của nhà
máy được đưa trong hình 5 - phần phụ lục.
1.4.5. Hệ thóng xử lý nước thải
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 8693551

13


Báo cáo đánh giá tác động môi trường – Dự án đầu tư xây dựng Công ty Dệt Hopex, Hải Dương

Hiện tại công ty đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải với công suất 1200 m 3/ngày.
đêm, bao gồm hai hệ thống bể chính là các bể xử lý nước thải và các bể xử lý bùn cặn.
Bể tiếp nhận có nhiện vụ tiếp nhận nước từ đường cống thu gom chung. Sau đó chảy
vào tháp tản nhiệt làm giảm nhiệt độ nước. Từ tháp tản nhiệt, nước chảy xuống bể điều
hòa nhằm điều hòa lưu lượng và thành phần chất ô nhiễm trong nước thải. Nước chảy
qua bể điều chinh pH để đưa pH nước thải về giá trị tối ưu cho quá trình xử lý hoá lý
phía sau. Bể phản ứng có nhiệm vụ tạo môi trường cho quá trình phản ứng của các
chất trong nước thải và hóa chất keo tụ, sau đó nước thải chảy qua bể tạo bông , các

bông cặn lớn được hình thành. Nước thải khi chảy qua bể lắng bông cặn lắng xuống
nhờ quá trình lắng trọng lực. Tiếp tục, nước thải chảy qua bể xử lý sinh học yếu khí, có
nhiệm vụ oxy hoá các chấy hữu cơ trong nước nhờ vi sinh vật hiếu khí. Hỗn hợp bùn
và nước sinh ra được đưa qua bể lắng 2 nhằm tách bùn và nước thải, sau đó nước thải
chảy vào bề khử trùng, có nhiệm vụ tiêu diệt các vi sinh vật gây bệnh có trong nước
thải.
Sơ đồ khối công nghệ xử lý được trình bày trong hình 1.3

NƯỚC THẢI

BỂ TIẾP NHẬN

THÁP GIẢI NHIỆT
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 8693551

14


Báo cáo đánh giá tác động môi trường – Dự án đầu tư xây dựng Công ty Dệt Hopex, Hải Dương

Nước dư

BỂ ĐIỀU HOÀ

BỂ ĐIỀU CHỈNH PH

AXIT

PHÈN


BỂ PHẢN ỨNG

POLYMER

BỂ TẠO BÔNG
Bùn cặn

BỂ LẮNG 1

KHÔNG KHÍ

Bùn tuần hoàn

BỂ AROTANK

BỂ THU BÙN

BỂ LẮNG 2

Bùn dư
BỂ KHỬ TRÙNG

CHLORINE

SÂN PHƠI BÙN

RA

CHÔN LẤP HỢP VỆ SINH


Hình 1.3. Sơ đồ khối công nghệ xử lý nước thải
1.5. SẢN PHẨM VÀ THỊ TRƯỜNG
Sản phẩm chính của Công ty Dệt Hopex được đưa ra trong bảng 1.5.
Bảng 1.5. Các sản phẩm chính của Công ty Hopex
Stt
I

Tên sản
phẩm
Giặt mài
Giặt
thường
Phun cát

Năm thứ nhất và thứ hai
Số lượng
Đơn giá Thành tiền
(cái)
(USD)
(USD)
4.500.000

Năm sản xuất ổn định
Số lượng Thành tiền
(cái)
(USD)
4.500.000

2.400.000


0,15

360.000

2.400.000

360.000

900.000

0,60

540.000

900.000

540.000

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 8693551

15


Báo cáo đánh giá tác động môi trường – Dự án đầu tư xây dựng Công ty Dệt Hopex, Hải Dương

II

Giặt đá
1.2000.000
Sản

phẩm dệt
0
kim các
loại
Tổng

0,85

1.020.000

1.200.000

1.020.000

5.000.000

10.000.000

1.920.000

11.920.000

Sản phẩm của Công ty được tiêu thụ chủ yếu tại thị trường Mĩ, ngoài ra còn có thị
trường Nhật Bản, Hàn Quốc và Đông Âu.
1.6. CHI PHÍ CHO DỰ ÁN VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ
-

Tổng vốn đầu tư của dự án

-


: 5.000.000 USD trong đó:

Vốn pháp định

: 1.500.000 USD

Vốn vay

: 3.500.000 USD

Hiệu quả kinh tế trong 1 năm: Tính sau 1 năm kể từ khi đi vào sản xuất ổn định,
theo tính toán của phía cơ sở .
Bảng 1.6. Chi phí và hiệu quả kinh tế của dự án
STT

Các yếu tố

Số tiền (USD)

I

Doanh thu

11.920.000

II

Chi phí


11.850.000

1

Chi phí nguyên liệu

8.550.000

2

Chi phí năng lượng

250.000

3

Chi phí tiền lương

4

Chi phí khấu hao thiết bị, nhà xưởng

700.000

5

Chi phí quản lý

300.000


3

Chi phí lãi xuất tín dụng

200.000

7

Chi phí khác

200.000

III

Lãi xuất

70.000

1.550.000

1.7. TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN DỰ ÁN
Sau khi dự án được cấp giấy phép đầu tư, Chủ đầu tư sẽ tiến hành ngay các công việc
cần thiết để chuẩn bị cho Dự án.
Dự án Công ty Dệt Hopex được thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng 6/2003 đến
12/2008 tính từ ngày lập dự án và trình duyệt đến khi nghiệm thu bàn giao.Tính đến
tháng 9/2008 các hạng mục cơ bản đã được hoàn thành, công ty đã đi vào sản xuất,chỉ

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 8693551

16



Báo cáo đánh giá tác động môi trường – Dự án đầu tư xây dựng Công ty Dệt Hopex, Hải Dương

còn xưởng may 1 và xưởng may 2 đang dược thi công, dự kiến đến tháng 12/2008 sẽ
hoàn thành..Tiến độ thực hiện dự án được đưa cụ thể trong bảng 1.7.
Bảng 1.7. Tiến độ thực hiện dự án
Thời gian hoàn thành
TT

Các hạng mục

1

Hoàn thành các thủ tục
hành chính liên quan đến
việc hình thành và hoạt
động của dự án

2

Xây dựng văn phòng và
nhà xưởng

3

Lắp đặt thiết bị giặt mài

4


Lắp đặt máy dệt, may

6

Xây dựng hệ thống xử lý
nước thải

5

Hoạt động chính thức

62004
10/2003

2005

2006

2007

2008

1.8. Ý NGHĨA KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA DỰ ÁN
Hiện nay, thị trường Mĩ có nhu cầu rất lớn về các sản phẩm như quần Jean các loại,
quần Twill, các sản phẩn dệt kim. Đây là cơ sở quan trọng để Công ty tiến hành đầu tư
phát triển kinh doanh mặt hàng này. Dự án đầu tư xây dựng Công ty Dệt Hopex mang
lại hiệu quả kinh tế - xã hội như sau:
- Giải quyết công ăn việc làm cho hơn 1.400 lao động địa phương với mức thu
nhập bình quân 1.000.000 đồng/tháng.
- Đào tạo tay nghề và tác phong công nghiệp cho người lao động, thay đổi bộ mặt

nông thôn, góp phần ổn định trật tự xã hội. Dự án đi vào hoạt động cùng với sự
phát triển của cụm công nghiệp sẽ tạo ra môi trường sản xuất kinh doanh mang

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 8693551

17


Báo cáo đánh giá tác động môi trường – Dự án đầu tư xây dựng Công ty Dệt Hopex, Hải Dương

tính công nghiệp, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế đẩy nhanh qua strình phát
triển kinh tế huyện Cẩm Giàng theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa.
- Góp phần thu về một lượng ngoại tệ không nhỏ cho đất nước thông qua xuất
khẩu sản phẩm.
- Đóng góp ngân sách Nhà nước mỗi năm hàng trăm triệu đồng tiền thuế.

CHƯƠNG 2
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾ XÃ HỘI
2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
2.1.1. Vị trí địa lí và địa hình, địa chất
Công ty dệt Hopex nằm tại Cụm công nghiệp Lai Cách, thị trấn Lai Cách, huyện Cẩm
Giàng, tỉnh Hải Dương. Phía Phía đông giáp Đường 5 vào ga Cao Xá, phía tây giáp
cánh đồng, phía nam giáp khu nghĩa địa thị trấn Lai Cách, phía bắc giáp công ty Tân
Lạp.
Tổng diện tích đất của Công ty là 58.072 m2, các hạng mục xây dựng và sử dụng đất
cụ thể được trình bày trong phần phụ lục.
Địa điểm của dự án có nhiều điều kiện thuận lợi sau:
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 8693551

18



Báo cáo đánh giá tác động môi trường – Dự án đầu tư xây dựng Công ty Dệt Hopex, Hải Dương

- Nằm kề đường tỉnh lộ 5 nên khá thuận lợi cho việc vận chuyển nguyên liệu và
đưa sản phẩm đi tiêu thụ.
- Nằm gần các cơ sở kinh tế khác nên thuận lợi cho việc cung ứng điện, nước,
nhân lực đảm bảo cho quá trình sản xuất.
- Đây là khu vực có lực lượng nhân công rất dồi dào, do vậy thuận lợi về nhân
công sản xuất, giải quyết được nhiều công ăn việc làm cho người dân địa
phương, đặc biệt là phụ nữ.
Đặc điểm địa hình
Địa hình của khu vực dự án mang đặc điểm địa hình của huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải
Dương. Hải Dương thuộc đồng bằng Bắc bộ, địa hình khá bằng phẳng và đồng nhất.
Cốt đất trung bình 1,6-2m so với mặt biển, tuy nhiên độ cao tương đối chênh nhau
không nhiều, địa hình bằng phẳng, độ dốc trung bình < 1%, độ nghiêng theo hướng từ
Tây Bắc xuống Đông Nam. Với thế mạnh của một tỉnh nằm trung tâm tam giác phát
triển Hà Nội- Hải Phòng- Quảng Ninh. Thuận lợi về giao thông cũng như có nguồn
cung cấp lao động dồi dào nên đã thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến lập
dự án đầu tư ngày một nhiều.
Đặc điểm địa chất
Huyện Cẩm Giàng có mặt bằng tương đối bằng phẳng, độ cao trung bình 2 m.Độ sâu
trung bình từ 0,8 – 1 m là các lớp á sét, sét pha, sét bùn nằm xen kẽ.
Nằm trong khu vực vùng trầm tích đệ tứ, được hội tụ bở hệ thống sông Hồng và sông
Thái Bình. Quy luật cấu trúc của trầm tích đệ tứ như sau:
Quy luật cấu trúc theo chiều thẳng đứng từ trên xuống có:
- Hệ tầng Thái Bình, tuổi Holocen muộn (Q23 tb).
- Hệ tầng Hải Hưng, tuổi Holocen sớm – giữa (Q21-2hh).
Quy luật cấu trúc theo chiều ngang có đặc điểm:
- Hệ tầng Thái Bình, chỉ phân bố thành những dải hẹp, dọc theo các con sông,

suối và hồ cổ.
- Hệ tầng Hải Hưng phân bố khá rộng rãi trong các đồng bằng và thung lũng,
dưới dạng các khối nâng, dải nâng tương đối tân kiến tạo. Mặt cắt địa chất công trình
đại diện cho hệ tầng Hải Hưng với độ sâu lỗ khoan 8 m, từ trên xuống dưới gồm các
lớp như sau:
+ Lớp 1: Đất đắp, dầy từ 0,3 – 0,4 m.
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 8693551

19


Báo cáo đánh giá tác động môi trường – Dự án đầu tư xây dựng Công ty Dệt Hopex, Hải Dương

+ Lớp 2: Sét pha, màu nâu vàng, loang xám xanh, trạng thái dẻo cứng đến dẻo
mềm, đầy từ 0,7 – 1,2 m.
+ Lớp 3: Sét pha, màu ghi xám, xám vàng, trạng thái dẻo chảy, dầy từ 0,8 –
1,3m.
+ Lớp 4: Bùn sét pha xen kẹp cát pha, màu xám đen, xám ghi, dầy từ 5,5 –
5,7m.
Bảng 2.1. Thành phần độ hạt trung bình của hệ tầng Hải Hưng
Cát
Lớp

1,0 – 0,5

0,5 – 0,25

Bụi
0,25 – 0,1


0,1 – 0,05

0,05 – 0,01

6

19

30

%
2
3

3

13

27

22

4

7

21

30


11

Bảng 2.2. Đặc điểm cơ lý đất khác của hệ tầng Hải Hưng
Lớp Độ
ẩm
tự
nhiê
n

Khối
lượng
thể
tích

Khối Khối Hệ
Độ Độ
lượng lượng số
lỗ
bão
thể
riêng rỗng rỗng hòa
tích
khô

Giới Giới Chỉ
hạn hạn số
chảy dẻo dẻo

Độ
sệt


Hệ số
nén
lún

W

γ

γc

LS

a1-2

%

g/cm3 g/cm3 g/cm3

2

29,9

1,86

1,43

2,70

0,89 47,1 90,5 36,7 21,0 15,7 0,56


0,027

3

34,1

1,81

1,35

2,69

0,99 49,6 92,7 35,8 22,5 13,3 0,86

0,051

4

42,1

1,74

1,22

2,67

1,18 54,1 95,2 40,2 26,3 13,9 1,14

0,082


eo

n

G

WL

WP

LP

%

%

%

%

%

cm2/kg

Nguồn: Cục địa chất và khoáng sản Việt Nam -2006
2.1.2 Điều kiện khí tượng, thuỷ văn
2.1.2.1. Các yếu tố khí tượng

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 8693551


20


Báo cáo đánh giá tác động môi trường – Dự án đầu tư xây dựng Công ty Dệt Hopex, Hải Dương

Nằm trong địa bàn huyện Cẩm Giàng, đây là một khu vực thuộc đồng bằng Bắc bộ nên vị trí xây dựng dự án chịu ảnh hưởng trực tiếp của khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm.
Thời tiết trong năm chia thành hai mùa: mùa mưa và mùa khô.
Theo số liệu khí tượng thủy văn trung bình hàng năm tính từ 2000-2006 (Nguồn: trạm khí
tượng Hải Dương) cho thấy:
- Nhiệt độ trung bình trong năm:

23,4 - 24,20C.

- Độ ẩm tương đối

:

83-87 %.

- Lượng mưa trung bình

:

1400-1600 mm.

- Tốc độ gió trung bình :

2-3 m/s.


- Hướng gió chủ đạo: Đông - Đông Nam (tháng 5, 6, 7, 8, 9)
Đông Bắc - Bắc (tháng 11, 12, 1, 2, 3)
- Tổng số giờ nắng trung bình trong năm là: 1340-1760 giờ.
- Tổng lượng bức xạ trung bình hàng năm là 120 kcal/cm2.năm
- Bão và áp thấp nhiệt đới xảy ra hàng năm chủ yếu trong khoảng thời gian từ
tháng 5 đến tháng 10, mang theo mưa to, gió lớn, gây lũ lụt và làm ảnh hưởng tới
hoạt động sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.
+ Nhiệt độ:
Tháng nóng nhất là tháng 6 và tháng 7 (có ngày nhiệt độ lên tới 35-37 oC). Tháng lạnh
nhất là tháng 12 và tháng 1 (có ngày nhiệt độ xuống tới mức 7 oC-8oC). Nhiệt độ trung
bình hàng năm là 23,4 - 24,20C. Nhiệt độ trung bình các tháng trong năm 2006 giao
động từ17,8oC đến 29,7oC được thể hiện trên hình 3.1 theo niêm giám thống kê tỉnh Hải
Dương năm 2006

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 8693551

21


Báo cáo đánh giá tác động môi trường – Dự án đầu tư xây dựng Công ty Dệt Hopex, Hải Dương

+ Độ ẩm: Độ ẩm không khí trung bình trong năm luôn dao động ở mức 83-87 %. Thời
kỳ ẩm ướt nhất từ tháng 2 đến tháng 4, và vào mùa bão tháng 8 (88%), thời gian khô
nhất từ tháng 11 đến tháng 1 năm. Biểu đồ dưới đây cho thấy sự thay đổi độ ẩm trung
bình các tháng trong năm 2006 theo niêm giám thống kê tỉnh Hải Dương năm 2006
%

100
95
90

85
80
75
70
65
60

1

2

3

4

5

6

7

8

9 10 11 12

Tháng

Hình 3.2. Sự thay đổi độ ẩm trung bình trong năm 2006
(NGTK Hải Dương 2006)


+ Mưa:
Lượng mưa trung bình trong năm dao động trong khoảng từ 1400 - 1600 mm/năm. Số
ngày mưa trong năm trên 100 ngày.
mm
600
500
400
300
200
100
0
1

2

3

4

5

6

7

8

9

10


11

12

Th¸ng


nh 3.3. L î ng m a trung b×
nh c¸c th¸ng trong n¨m2006 (NGTK
H¶i D ¬ng 2006)

+ Gió:
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 8693551

22


Báo cáo đánh giá tác động môi trường – Dự án đầu tư xây dựng Công ty Dệt Hopex, Hải Dương

Gió tại khu vực Hải Dương thay đổi theo mùa. Trong năm thường có 2 mùa gió chính.
Mùa đông gió Đông Bắc và Bắc thịnh hành, thổi mạnh từ tháng 10 đến tháng 4 năm
sau. Từ tháng 4 đến tháng 10, hướng gió chủ đạo là hướng gió Đông và Đông Nam.
Sức gió cấp 2 đến cấp 3, có khi lên đến cấp 6 - 7 và có bão.
Tốc độ gió trung bình trong năm thay đổi không nhiều, dao động trong khoảng 2-3 m/s
* Các hiện tượng thời tiết đặc biệt đáng chú ý trong khu vực
- Bão: Bão thường xuất hiện từ tháng 6 đến tháng 10, trong đó tháng 8 là tháng có
nhiều bão nhất.
- Mưa phùn: nằm trong khu vực hay có mưa phùn, nhưng lượng mưa không nhiều
(trung bình 30 mm/tháng). Mưa phùn nhiều nhất vào tháng 2 và tháng 3 với mức

độ 10-15 ngày/tháng.
- Gió tây khô nóng: hiện tượng này thường xảy ra trong tháng 6 và tháng 7 làm độ
ẩm trung bình có thể giảm xuống đến 60-70% tương đối.
2.1.2.2 Chế độ thuỷ văn
Nước mặt
Sông Sặt là một nhánh của sông Thái Bình và chảy qua khu vực dự án, không chỉ giữ
vai trò quan trọng đối với sản xuất nông nghiệp mà còn đối với cung cấp nước sản
xuất và là tuyến giao thông thủy quan trọng trong khu vực. Sông Sặt có mùa lũ từ
tháng 6 đến tháng 10, chiếm 70 - 80 % lượng nước của cả năm. Các tháng 1, 2, 3 có
dòng chảy nhỏ nhất, chỉ chiếm 5 - !0 % tổng lượng nước của cả năm
Nước dưới đất
Tầng chứa nước trong các trầm tích Đệ Tứ bao gồm: Cuội, sỏi, sạn, sét trầm tích màu
xám vàng, xám nâu, trên diện rộng thuộc huyện Cẩm Giàng. Nước trong các trầm tích
này khá phong phú và là nguồn cung cấp cho đời sống dân sinh, trồng trọt và phục vụ
một phần các hoạt động công nghiệp trong vùng.
Nguồn cung cấp cho tầng này là nước mưa, nước theo nguồn sông, mương máng và
lượng tàng trữ nước ngầm trong phạm vi các trầm tích có mặt trong vùng. Đặc điểm
nước trong, không mùi, không vị. Kiểu nước bicarbonat-canxi, magiê.
2.1.3 Tài nguyên thiên nhiên và hệ sinh thái.
Thực vật trong vùng chiếm đa số là các cây lương thực, hoa màu: lúa, ngô, khoai...,
ngoài ra là các cây bụi, cây gỗ trong vườn nhà và dọc đường đi. Một số cây ăn quả
cũng được trồng tại vườn của các hộ dân như: chuối, ổi, na.... Thời gian gần dây, một
số diện tích đất ruộng đã bị san lấp lấy mặt bằng xây dựng cơ sở hạ tầng.
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 8693551

23


Báo cáo đánh giá tác động môi trường – Dự án đầu tư xây dựng Công ty Dệt Hopex, Hải Dương


Động vật trong vùng chủ yếu là các loài gia súc, gia cầm được chăn thả và các động
vật gặm nhấm, động vật hoang dã rất ít (chỉ có các loại chim nhỏ như: Chào mào,
chích choè, chim sâu, cu gáy, ... ). Không có các loài thú quý hiếm trong sách đỏ. Các
loài thủy sinh có cùng nguồn gốc với các loài phân bố ở các khu vực thuộc hệ thống
lưu vực sông Hồng, trong đó có 6 bộ, 20 loài cá, 16 loài và nhóm động vật đáy, khoảng
50 loài động vật nổi.
Ngoài nguồn nước ngầm và quỹ đất ở đây có đặc trưng đầy đủ hệ sinh thái nông
nghiệp vùng đồng bằng.
2.1.4. Hiện trạng các thành phần môi trường
2.1.4.1. Hiện trạng môi trường không khí
Để xem xét hiện trạng môi trường không khí của công ty, việc lấy mẫu không khí đã
được thực hiện nhằm phân tích đánh giá chất lượng môi trường.
Các thiết bị đo và phân tích mẫu không khí được sử dụng là các thiết bị chuyên dụng
thuộc Phòng thí nghiệm Nghiên cứu và triển khai công nghệ môi trường thuộc Viện
Khoa học và Công nghệ Môi trường:
- Bơm mẫu lấy khí Kimoto (Nhật)
- Cân phân tích điện tử AE 240 Meller ( Thuỵ Sỹ)
- Thiết bị lấy mẫu bụi Sibata (Nhật)
- Máy đo tiếng ồn Quest (Mỹ)
Vị trí các điểm lấy mẫu được thể hiện trong phụ lục, kết quả phân tích ở bảng 2.1.
Bảng 2.1 Kết quả phân tích chất lượng môi trường khí tại công ty
Ngày lấy mẫu:01/4/08
Đặc điểm khí tượng:Trời nắng, gió nhẹ
TT

Chỉ
tiêu

Đơn vị


1
2
3
4
6

Bụi
CO
NO2
SO2
THC

mg/m3
mg/m3
mg/m3
mg/m3
mg/m3

Kết quả
K1
0,10
3,78
0,010
0,016
<0,01

K2
0,15
3,62
0,014

0,013
<0,01

K3
0,013
3,33
0,011
0,014
<0,01

K4
0,23
8,33
0,021
0,098
0,12

K5
0,11
4,11
0,011
0,024
<0,01

TCVN
5937
-2005

TCBYT
3733/2002

/QĐBYT

0,3
30
0,2
0,35
5*

4
20
5
5
-

Ghi chú:

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 8693551

24


Báo cáo đánh giá tác động môi trường – Dự án đầu tư xây dựng Công ty Dệt Hopex, Hải Dương




K1: Vị trí cổng công ty
K2: Vị trí ngoài sân, cuối hường gió, phía trong công ty





K3: Vị trí ngoài hàng rào công ty, phía đông.
K4: Vị trí sau lò hơi



K5: Vị trí trong xưởng giặt là

TCVN 5937 - 2005: Tiêu chuẩn chất lượng môi trường không khí xung quanh
*: TCVN 5938 - 2005: Nồng độ tối đa cho phép của một số chất độc hại trong môi
trường không khí xung quanh.
TCBYT 3733/2002/QĐBYT: Tiêu chuẩn chất lượng môi trường không khí trong khu
vực làm việc
So sánh kết quả phân tích với TCVN cho thấy:
Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng môi trường không khí xung quanh và trong khu vực
làm việc đều nằm trong giới hạn cho phép.
Tóm lại, qua các số liệu phân tích nhận thấy: môi trường không khí trong và ngoài khu
vực dự án chưa bị ô nhiễm, các chỉ tiêu nhìn chung đều dưới TCCP. Các hoạt động sản
xuất của Công ty cũng phần nào tác động đến môi trường không khí. Tuy nhiên mức
độ ảnh hưởng không nghiêm trọng.
2.1.4.2. Các thống số vi khí hậu và mức âm

Để đánh giá tác động do ảnh hưởng của tiếng ồn tại khu vực dự án, các thông số quan
trắc được lấy theo quy định của TCVN 5964-1995.
-

Mức ồn tương đương trung bình: LAeq (dBA)

-


Mức ồn cực đại: LAeq (dBA)

-

Mức ồn theo các dải âm tần

Phương pháp đo được thực hiện theo TCVN 5964-1995 và ISO: vị trí đặt máy ở độ
cao 1,5 m. Thiết bị đo và phân tích tiếng ồn Quest (Mỹ). Kết quả đo đạc được trình
bày trong bảng 2.2.
Kết quả quan trắc và phân tích tiếng ồn
Nhận xét: Qua các kết quả đã đo được có thể nhận thấy rằng mức ồn trung bình tại tất
cả các điểm đo trong khu vực dự án đều thấp hơn giới hạn tối đa cho phép theo quy
định của TCVN 5949-1998 đối với khu dân cư nằm xen kẽ trong khu vực thương mại,
dịch vụ, sản xuất lớn hơn 75 dBA. Kết quả đo ở vị trí K3 và K4 được so sánh với tiêu
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 8693551

25


×